Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.5 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG






Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ĐÀM THỊ PHONG BA MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
Mssv: 4031514
Lớp: Ngoại Thương 01
Khóa: 29





Cần thơ - 2007
_i_

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em đã tiếp thu những
kiến thức quý báu mà thầy cô truyền đạt. Bên cạnh đó, suốt thời gian thực tập tại
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) Quận Cái Răng
em cũng được các cô, chú và các anh, chị trong ngân hàng tận tình giúp đỡ. Do đó,
luận văn tốt nghiệp của em là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn mà em đã học
được trong thời gian qua. Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích thực trạng và
định hướng kinh doanh dịch vụ tại NHNo&PTNT Quận Cái Răng” cũng là những
kinh nghiệm mà em đã góp nhặt được trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & QTKD trường Đại
Học Cần Thơ, đặc biệt là cô Đàm Thị Phong Ba đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú và các anh, chị tại NHNo&PTNT Quận
Cái Răng đã tạo mọi điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại ngân hàng.
Cuối cùng, em kính chúc quý thầy cô khoa Kinh tế & QTKD trường Đại Học
Cần Thơ luôn dồi dào sức khoẻ. Các cô, chú và các anh, chị tại NHNo&PTNT
Quận Cái Răng thành đạt trong cuộc sống và có những thành tựu mới trong công
việc. Em chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện


Mai Thị Đào Duyên









_ii_

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện


Mai Thị Đào Duyên























_iii_

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP





































Ngày …. tháng …. năm 2007
Thủ trưởng đơn vị










_iv_

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN






































Ngày …. tháng …. năm 2007
Giáo viên hướng dẫn








_v_

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
































Ngày …. tháng …. năm 2007
Giáo viên phản biện


_vi_


MỤC LỤC
&&&
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 02
1.2.1. Mục tiêu chung 02
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 02
1.3. Phạm vi nghiên cứu 03
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan 03
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận 04
2.1.1. Tồng quan về ngân hàng thương mại 04
2.1.2. Các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại 04
2.1.3. Các nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại 08
2.1.4. Một số nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại 17
2.1.5. Một số định nghĩa và chỉ tiêu đánh giá 18
2.1.6. Ý nghĩa của việc tăng doanh thu cho ngân hàng 19
2.2. Phương pháp nghiên cứu 19
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 19
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ TẠI
NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG
3.1. Khái quát về TP Cần Thơ, Q. Cái Răng, NHNo&PTNT Q. Cái Răng 21
3.1.1. Khái quát về Thành Phố Cần Thơ 21
3.1.2. Một số nét chính về tình hình dân cư, kinh tế Q.Cái Răng 22
3.1.3. Giới thiệu về NHNo&PTNT Q. Cái Răng 24
3.2. Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT Q.Cái Răng 34
3.2.1. Một số loại hình kinh doanh dịch vụ 34

3.2.2. Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT Q.Cái Răng
qua 03 năm 2004- 2006 36
3.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT
_vii_

Quận Cái Răng 47
3.2.4. Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ theo quý 50
3.2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ 53
3.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ 56
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG
4.1. Định hướng phát triển 59
4.2. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ tại
NHNo&PTNT quận Cái Răng 60
4.2.1. Thuận lợi 60
4.2.2. Khó khăn 60
4.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHNo&PTNT
Quận Cái Răng 61
4.4.1. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 61
4.4.2. Thay đổi hình thức trả lương cho nhân viên 61
4.4.3. Đánh thức nhu cầu của khách hàng 62
4.4.4. Thực hiện chiến lược “Ngân hàng đến với khách hàng” 62
4.4.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ 62
4.4.6. Thay đổi hình ảnh của ngân hàng 63
4.4.7. Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng 63
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 64
5.2. Kiến nghị 64
5.2.1. Đối với ngân hàng cấp trên 64
5.2.2. Đối với NHNo&PTNT Quận Cái Răng 64

5.2.3. Đối với khách hàng 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC




_viii_

DANH MỤC BIỂU BẢNG
&&&
Trang
Bảng 1: Tình hình kinh doanh dịch vụ trên dịa bàn Thành phố Cần Thơ 22
Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp và công nghiệp Quận Cái Răng 22
Bảng 3: Tình hình dân cư Quận Cái Răng 23
Bảng 4: Tình hình nhân sự của ngân hàng 28
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 29
Bảng 6: Phí dịch vụ chuyển tiền điện tử trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam 34
Bảng 7: Tình hình doanh thu kinh doanh dịch vụ 36
Bảng 8: So sánh thu nhập hoạt động dịch vụ với các loại thu nhập khác 38
Bảng 9: Tình hình cho vay cầm cố của NHNo&PTNT Quận Cái Răng 40
Bảng 10: Doanh thu về hoạt động thanh toán của ngân hàng 42
Bảng 11: Doanh thu về hoạt động kinh doanh ngoại hối 44
Bảng 12: Doanh số thu lãi và hoa hồng thu lãi 45
Bảng 13: Chi phí hoạt động dịch vụ và ngân quỹ 48
Bảng 14: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ 48
Bảng 15: So sánh hoạt động kinh doanh dịch vụ với các hoạt động khác 50
Bảng 16: Thu nhập hoạt động kinh doanh dịch vụ theo quý 51
Bảng 17: Tổng hợp thu nhập hoạt động kinh doanh dịch vụ theo quý 52
Bảng 18: Tỉ lệ % từng khoản mục thu nhập 53

Bảng 19: Chỉ tiêu lợi nhuận ròng / thu nhập 55
Bảng 20: Chỉ tiêu tổng chi phí / tổng thu nhập 55
Bảng 21: So sánh chỉ tiêu và doanh thu dịch vụ 56
Bảng 22: Định hướng cơ cấu kinh tế Thành phố Cần Thơ 2004 – 2006 59







_ix_

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
&&&
Trang
Biểu đồ 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Quận Cái Răng
qua 3 năm 30
Biểu đồ 2: Tình hình doanh thu về kinh doanh dịch vụ 37
Biểu đồ 3: So sánh thu nhập về dịch vụ với tổng các loại thu nhập khác 39
Biểu đồ 4: Tình hình cho vay cầm cố qua 3 năm 40
Biểu đồ 5: Doanh thu hoạt động thanh toán của ngân hàng 42
Biểu đồ 6: Doanh thu hoạt động kinh doanh ngoại hối qua 3 năm 44
Biểu đồ 7: Doanh số thu lãi và hoa hồng cho vay hộ nông dân 46
Biểu đồ 8: Doanh số thu lãi và hoa hồng cho vay cán bộ công nhân viên 46
Biểu đồ 9: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng qua 3 năm 49
Biểu đồ 10: So sánh tình hình kinh doanh dịch vụ theo quý 52
Biểu đồ 11: So sánh tỉ lệ % từng khoản mục thu dịch vụ 53


















_x_

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1a: Thanh toán séc chuyển khoản tại cùng một ngân hàng…………………
Sơ đồ 1b: thanh toán séc chuyển khoản tại ngân hàng khác nhau…………………
Sơ đồ 2: Quy trình thanh toán séc bảo chi…………………………………………
Sơ đồ 3a: Thanh toán uỷ nhiệm chi cùng một ngân hàng…………………………
Sơ đồ 3b: Thanh toán uỷ nhiệm chi tại ngân hàng khác nhau………………………
Sơ đồ 4: Quy trình thanh toán qua thư tín dụng……………………………………
Sơ đồ 5: Quy trình thanh toán bằng thẻ thanh toán………………………………
Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Quận Cái Răng………………………


















_xi_

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
DV dịch vụ
TNBT thu nhập bất thường.
CVCC cho vay cầm cố
TT thứ tự.
RRTD rủi ro tín dụng
CBCNV cán bộ công nhân viên
Tiếng Anh
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).






















_xii_

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh doanh dịch
vụ tai NHNo&PTNT quận Cái Răng” nhằm nghiên cứu về hoạt động kinh doanh dịch
vụ nằm ngoài hoạt động tín dụng và huy động vốn. Đề tài sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu qua các năm, xem xét hiệu quả của hoạt động dịch vụ trong 03 năm
(2004-2006).
Nội dung chính xoay quanh phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ của
ngân hàng bao gồm: phân tích khái quát về thu nhập dịch vụ trong 03 năm (2004-

2006), phân tích về tình hình kinh doanh ngoại hối, hoạt động thanh toán của ngân
hàng, so sánh thu nhập của hoạt động kinh doanh dịch vụ với thu nhập các hoạt động
khác, phân tích tính thời vụ của hoạt động dịch vụ theo thu nhập từng quý và đánh giá
hoạt động dịch vụ thông qua các chỉ tiêu.
Thông qua nội dung phân tích, rút ra được nguyên nhân chính ảnh hưởng đến
tình hình kinh doanh dịch vụ và đề ra giải pháp khắc phục tình trạng đó.



Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_1_

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hoạt động của các ngân hàng nhằm hổ trợ nguồn vốn cho các thành phần kinh
tế, bao gồm cả kinh doanh cá thể và sản xuất hộ gia đình. Trong đó, hoạt động tín
dụng là hoạt động cơ bản nhất của ngân hàng thương mại, vai trò của ngân hàng góp
phần quan trọng không thể thiếu vào sự phát triển và phồn vinh của đất nước Hoạt
động và vai trò của ngân hàng không phải là bất biến mà liên tục phát triển theo điều
kiện kinh tế xã hội khác nhau. Ngân hàng đã có từ lâu đời nhưng những hoạt động của
nó luôn hữu dụng cho xã hội cũng như các tầng lớp dân cư, chúng ta không thể phủ
nhận rằng mạng lưới của các ngân hàng hoạt động khá hiệu quả và luôn để lại dấu ấn
tốt đẹp cho sự phát triển của xã hội như: quỹ tín dụng vì người nghèo, chương trình
xoá đói giảm nghèo của chính phủ được ngân hàng thực hiện…. Trong quá trình hội
nhập WTO vào năm 2006, nước ta có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài
vào nền kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng ngoại quốc. Tình hình đó buộc các ngân
hàng trong nước phải nổ lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và năng lực canh tranh quan trọng nhất hiện nay là các ngân

hàng phải tự làm mới mình, đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động thì mới đứng vững
được.
Ngày nay, các ngành dịch vụ phát triển nhanh và rộng hơn các tầng lớp dân cư
cũng tiêu dùng và đầu tư ngày càng nhiều hơn. Cùng vơi sự phát triển của xã hội, các
ngành dịch vụ phát triển là một nhu cầu tất yếu. Bên cạnh việc chuyên môn hoá, tự
động hoá các bộ máy sản xuất, các hoạt động dịch vụ góp phần làm tăng giá trị cho
các ngành có nhu cầu phân phối và thanh toán nhanh. Hơn nữa người dân ngày càng
đòi hỏi sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc thanh toán qua ngân hàng họ muốn có
ngay một lượng tiền mặt nhất định nào đó trong vòng vài phút cũng như muốn tiết
kiệm tiền có thể sinh lợi mà không cần kinh doanh… Từ đó hoạt động của ngân hàng
thêm đa dạng và phong phú.
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Cái Răng là một trong
những cơ sở nằm trong hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam, hoạt động theo cơ chế hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
nằm ngay tại trung tâm quận Cái Răng, ngân hàng cũng có một số thuận lợi đáng kể

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_2_

trong quá trình hoạt động nhưng cũng tồn tại một số khó khăn. Trong những năm gần
đây, cùng với sự phát triển đời sống của người dân địa phương ngân hàng đã mở ra
một số dịch vụ mới nằm ngoài hoạt động tín dụng. Đây là vấn đề mới cần có sự quan
tâm của ngân hàng nhằm làm tăng doanh thu nhiều hơn, lĩnh vực này cũng góp phần
quan trọng làm lưu thông tiền tệ trong dân cư dễ dàng hơn. Đó là lý do em chọn đề tài
“Phân tích thực trạng và định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ tại Ngân Hàng
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh quận Cái Răng”.
Trên thực tế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trong các
tầng lớp dân cư là nhu cầu chính đáng. Mức sống của dân cư ngày càng cao, nhu cầu
đòi hỏi cũng ngày càng cao hơn cuộc sống của họ cũng cần được quan tâm chăm sóc

toàn diện hơn đời sống sinh hoạt ngày càng tiện nghi, an toàn, có sự gắn kết giữa lĩnh
vực này với lĩnh vực khác. Sự tiện lợi của việc mua sắm tiêu dùng đi liền với việc
người dân tăng thu nhập và có xu hướng tổ chức lại lối sống, thay đổi lối sống cũ
bằng lối sống hiện đại, mang lại thoả mãn cao hơn. Do đó sự kết hợp giữa ngân hàng
và dân cư cũng như các tổ chức kinh tế là một dấu hiệu tốt đẹp cho sự phát triển của
xã hội. Nhu cầu thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ cũng gia tăng khi nước ta hội nhập
kinh tế với các nước khác.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ bản các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chú trọng
lĩnh vực ngoài hoạt động tín dụng để so sánh với thực tế và từ đó đề ra phương
hướng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan về hoạt động của ngân hàng
- Mục tiêu 2: Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ của ngân hàng để có thể
kết luận về hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
- Mục tiêu 3: Đề ra phương hướng phát triển cho các hoạt động dịch vụ đó.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: nghiên cứu tại địa bàng quận Cái Răng – Thành Phố Cần Thơ.
- Thời gian: trong 3 năm qua (2004 - 2006) và định hướng phát triển trong thời
gian tới.
- Đối tượng nghiên cứu: các lĩnh vực hoạt động dịch vụ.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_3_

1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, GS.TS Lê Văn Tư, NXB Tài chính 2005. Nội
dung: Tổng quan về ngân hàng thương mại, sử dụng phương pháp phân tích sâu về

các nghiệp vụ của ngân hàng được đúc kết qua quá trình nghiên cứu, đưa ra đánh giá
từng khía cạnh khác nhau, những mặt tích cực, hạn chế của nghiệp vụ ngân hàng
thương mại và đề xuất giải pháp để giảm những mặt còn thiếu sót trong hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam.
- Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Th.s Thái Văn Đại, tủ sách trường Đại Học
Cần Thơ, xuất bản 2003. Nội dung: sử dụng phương pháp tổng hợp, tổng kết rút gọn
nghiệp vụ của ngân hàng thương mại, thông qua việc nghiên cứu tham khảo các tài
liệu đã nghiên cứu vấn đề về ngân hàng thương mại trước đó. Từ đó tác giả đã đúc kết
các nghiệp vụ ngân hàng thương mại thật cô đọng để sinh viên dể dàng tiếp thu hơn.
- Bài: “Chi Nhánh Cần Thơ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, tác giả Lê Văn
Thơ, Giám Đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Cần Thơ. Nội dung:
phân tích sự ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Thành Phố Cần Thơ trong
việc phát triển ngân hàng nông nghiệp thành phố Cần Thơ và phương hướng năm
2007.
- Bài: “AgriBank phải làm gì khi bước vào hội nhập WTO?”, trích bài phát biểu
của PGS.TS Đỗ Tất Ngọc, chủ tịch hội đồng quản trị AgiBank, báo thông tin của
Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, 2007. Nội dung: phân
tích những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra giải pháp phòng ngừa rủi ro cho Ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam khi nước ta gia nhập WTO.
- Quản trị Ngân Hàng, Th.s Thái Văn Đại, khoa kinh tế Quản trị kinh doanh Đại
Học Cần Thơ. Nội dung: trình bày các cách đánh giá Ngân hàng thương mại đối với
từng lĩnh vực hoạt động của Ngân Hàng thương mại có bịên pháp quản trị tương ứng
giúp người quản trị ngân hàng có cái nhìn tổng quan và có định hướng tốt hơn.








Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_4_

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu
và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng
số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Ngân hàng thương mại cũng có tư cách pháp nhân, có vốn tự có riêng, bộ máy
quản lý và hoạt động của nó cũng nhằm mục đích lợi nhuận. Nhưng khác với doanh
nghiệp khác, Ngân hàng thương mại không trực tiếp tham gia sản xuất và lưu thông
hàng hoá, nhưng nó góp phần phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp vốn
tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tài chính và dịch vụ khách
hàng. Đối tượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại là “quyền sử dụng vốn tiền
tệ” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của ngân hàng.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập
vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt
động kinh doanh, mà nó còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân nói chung
2.1.2 Các chức năng cơ bản của Ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn nhàn rỗi tạm thời của các chủ
thể trong nền kinh tế để hình thành vốn để cho vay, mặt khác trên cơ sở vốn đã huy
động được, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất xây dựng, tiêu dùng

của các chủ thể kinh tế góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của guồng máy kinh tế
xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, ngân hàng thương mại vừa là người đi
vay vừa là người cho vay, nói cách khác nghiệp vụ tín dụng đi vay là kinh tế cho vay.
Ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian tín dụng đứng ra tập trung và
phân phối lại vốn tiền tệ, điều hoà cung cầu và vốn trong các doanh nghiệp của nền

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_5_

kinh tế, góp phần điều tiết nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất xây dựng
của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Tín dụng ngân hàng vừa giúp cho doanh
nghiệp rút ngắn được thời gian tích lũy vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản
xuất, vừa góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích lũy vốn cho nền kinh tế.
Vai trò trung gian của ngân hàng thương mại còn thể hiện ở chổ ngân hàng tập
hợp tài lực của khách hàng này và đem cho người khác sử dụng theo phương thức
kinh doanh “đi vay để cho vay”. Giúp giảm thiểu những chi phí thông tin và chi phí
giao dịch trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng còn là một trong những nguồn hình
thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, điều hoà vốn trong nền kinh tế.
2.1.2.2. Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lí các phương tiện
thanh toán
Khi khách hàng thiếu tiền thanh toán ngân hàng sẽ chi trả hộ, khoản đó trở
thành khoản vay của khách hàng. Đối với ngân hàng thương mại, chức năng trung
gian thanh toán gắn bó chặt chẽ hữu cơ với chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng
dùng số tiền gửi của người này để cho người khác vay. Ngân hàng có đủ điều kiện
thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Khi khách hàng
gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực
hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có
giá trị lớn, ở mọi địa phương mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và
không an toàn.

Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng đã tạo ra những công cụ lưu
thông tín dụng và độc quyền quản lí các công cụ đó (séc, giấy chuyển ngân, thẻ thanh
toán…) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân
chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Ngoài ra, việc thực hiện chức
năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp qua việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đã
tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ cho vay.
Ở các nước phát triển, phần lớn công việc được thực hiện bằng séc thông qua
ngân hàng thương mại nên việc làm trung gian thanh toán ngày càng chiếm vị trí quan
trọng. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngân hàng thương mại
từng bước được trang bị đầy đủ hơn, giảm bớt chi phí và có độ chính xác cao.



Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_6_

2.1.2.3. Chức năng tạo ra tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp.
Quá trình tạo tiền của ngân hàng thương mại được thực hiện thông qua hoạt
động tín dụng và thanh toán trong ngân hàng bằng “bút tệ”. Quá trình tạo ra tiền “bút
tệ” được thực hiện như sau:
Đó là khả năng biến mức tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng đầu tiên nhận tiền
gởi thành một khoản tiền lớn hơn gấp nhiều lần khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,
thanh toán qua ngân hàng. Một ngân hàng này cho vay xong là hết vốn, thì số vốn đó
chuyển sang ngân hàng khác trở thành vốn tiển gởi và làm tăng vốn tiền gởi của các
ngân hàng khác. Bây giờ chúng ta quan sát quá trình tạo tiền của ngân hàng khi nó bắt
đầu cho vay.
Người đến vay tiền của ngân hàng đem về sẽ chi tiêu vào các mục đích đã định
của ông ta, không ai đi vay tiền của ngân hàng mà đem về nhà cất để chịu lãi. Số tiền
của ông ta chi tiêu qua tay người thứ hai. Người này có thể quyết định rằng nên gởi số

tiền vừa nhận được vào ngân hàng để có lãi mỗi ngày hơn là giữ nó ở nhà không tạo
ra được một lợi ích nào khác, số tiền được gởi trở lại ngân hàng theo tài khoản của
người này. Đổi lại, giống như khách hàng đầu tiên đã gởi tiền vào ngân hàng, ngân
hàng xuất cho người gởi tiền thứ hai một chứng thư xác nhận về việc ông ta đã gởi
tiền vào ngân hàng. Chứng thư này cũng là tiền của ngân hàng (Bank Notes) như là
cái mà người gởi tiền thứ nhất đã sở hữu. Nó có thể dùng để mua bán, giao dịch…
như vậy ngân hàng đã tạo ra được hai đợt tiền.
Dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, Ngân hàng thương mại chỉ tạo ra
tiền “bút tệ” trong một giới hạn nhất định. Chức năng tạo tiền của Ngân hàng thương
mại chỉ được thực hiện nếu vốn của ngân hàng huy động đã cho vay được và số tiền
cho vay đó phải luân chuyển trong hệ thống của Ngân hàng thương mại. Do đó, nếu
Ngân hàng thương mại không tạo được tiền có nghĩa là Ngân hàng thương mại đã
không tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và trong nhiều trường hợp
sản xuất không thực hiện được, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận và các nguồn vốn
khác bị hạn chế. Các đơn vị sản xuất còn có khả năng phải gánh chịu tình trạng ứ
đọng do dư thừa vốn tạm thời.
Chúng ta có thể xác định số tiền gởi mở rộng bằng công thức của
P.F.LEHAMAN


Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_7_

1
Tiền gởi mở rộng = x Tiền gửi ban đầu
a + b + r

Trong đó:
- a: Tỉ lệ dự trữ pháp định

- b: Tỉ lệ dự trữ tiền mặt trên tiền gởi thanh toán.
- r: Tỉ lệ dự trữ dư thừa trên tiền gởi thanh toán không cho vay hết.
2.1.2.4. Chức năng làm dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác:
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có những
điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin, quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Với
các điều kiện đó, ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính và đầu tư cho các doanh
nghiệp, làm đại lí phát hành cổ phiếu, trái khoán, đảm bảo hiệu quả cao và tiết kiệm
chi phí.
Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ khác:
- Dịch vụ bảo quản an toàn vật có giá cho khách hàng: đây là chức năng cơ bản
của ngân hàng thương mại, thường chỉ thực hiện ở những ngân hàng lớn vì đòi hỏi
phải xây dựng kiên cố và được trang bị hệ thống bảo quản hiện đại. Dịch vụ này bao
gồm: Dịch vụ cho thuê két sắt, bảo quản kí thác và trực tiếp bảo quản các giấy tờ có
giá.
- Dịch vụ cho thuê két ngân buổi tối (night safe): ngân hàng lắp đặt hệ thống két
đặc biệt trước cửa ngân hàng, khách hàng thuê dịch vụ này được phép cất giữ tiền mặt
hay séc để đảm bảo an toàn vào buổi tối khi ngân hàng đã đóng cửa.
- Dịch vụ tín thác hoặc ủy thác ngân hàng (trust services) có hai hình thức:
+ Dịch vụ tín thác đối với cá nhân: bao gồm việc thực hiện các dịch vụ đại diện
phục vụ như người bảo vệ và bảo quản tài sản, đại diện cho người ở tuổi vị thành
niên. Một người giám hộ được chỉ định nắm giữ tài sản, đảm bảo cho lợi ích của
người vị thành niên, thông thường trách nhiệm này được giao cho bộ phận tín thác
của ngân hàng thương mại thực hiện.
+ Dịch vụ ủy thác thanh lí tài sản: Ngân hàng thực hiện theo di chúc của người
chết để lại. Di chúc của người chết thường yêu cầu văn phòng ủy thác Ngân hàng
thương mại đứng ra thực hiện di chúc đó.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_8_


Ngoài ra ngân hàng thương mại còn có chức năng tài trợ ngoại thương, mở rộng
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng cho hoạt động ngoại thương.
2.1.3. Các nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Nghiệp vụ tạo vốn và quản lí vốn
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm vốn tự có và vốn huy động.
a. Vốn tự có: hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng bao gồm giá trị thực
có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác theo quy định của ngân
hàng trung ương.
- Vốn điều lệ: là số vốn được ghi trong điều lệ của Ngân hàng thương mại, phụ
thuộc vào mức góp vốn của các chủ sở hữu ngân hàng, nhưng không được mức vốn
pháp định mà chính phủ quy định. Vốn điều lệ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng
nguồn vốn hoạt động của ngân hàng nhưng có ý nghĩa rất lớn: là căn cứ pháp lí để
thành lập ngân hàng, là cơ sở để xác định quy mô năng lực hoạt động của ngân hàng.
- Quỹ dự trữ: Các quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại được hình thành và tạo
lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất
định.
- Các nguồn vốn khác: một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của ngân
hàng bao gồm lợi nhuận giữ lại, thu nhập lớn hơn chi phí, khấu hao tài sản cố định…
Vốn tự có là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là căn cứ pháp lí để tính toán
các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
b. Vốn huy động
* Vốn tiền gởi
- Tiền gởi của các tổ chức kinh tế: là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh được gởi tại ngân hàng bao gồm các hành vi sau:
+ Tiền gởi không kì hạn (tiền gởi thanh toán): Là loại tiền mà khi gởi vào,
khách hàng gởi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân
hàng, khách hàng được hưởng lãi suất góp phần tăng thêm lợi nhuận cho khoản tiền
gởi đó.
+ Tiền gởi có kì hạn: là loại tiền gởi mà khi khách hàng gởi tiền vào có sự thoả

thuận về thời hạn rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Đây là nguồn vốn mang tính
ổn định, ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn kinh doanh.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_9_

- Tiền gởi của dân cư: là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gởi tại
ngân hàng bao gồm:
+ Tiền gởi tiết kiệm: là khoản tiền gởi của cá nhân được gởi vào tài khoản tiền
gởi tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của tổ chức nhận tiền gởi tiết kiệm.
Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng.
+ Tiền gởi cá nhân: do các cá nhân mở tài khoản tiền gởi để thực hiện các giao
dịch, thanh toán qua ngân hàng.
+ Tiền gởi khác: như tiền gởi vốn chuyên dùng, tiền gởi của các tổ chức tín
dụng khác, tiền gởi của kho bạc nhà nước…
* Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá:
Các ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ như kì phiếu ngân hàng có
mục đích, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gởi để huy động vốn ngắn hạn và dài
hạn vào ngân hàng.
c. Nguồn vốn đi vay: bao gồm vay của các tổ chức tín dụng và vay của ngân hàng
trung ương.
Ngoài ra, nguồn vốn của ngân hàng còn được hình thành từ nguồn vốn thanh toán
và các nguồn vốn khác khi ngân hàng thực hiện các dịch vụ.
Để kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng thì
cần phải tổ chức quản lí nguồn vốn. Việc quản lí nguồn vốn của ngân hàng được thực
hiện trên cơ sở kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch này phải đảm bảo cân đối giữa nguồn
vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng.
2.1.3.2. Nghiệp vụ tín dụng
a. Tín dụng ngắn hạn: là những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng,

các hình thức cho vay ngắn hạn gồm:
- Cho vay bổ sung vốn lưu động: khi khách hàng phát sinh nhu cầu bổ sung vốn
lưu động thì ngân hàng sẽ giải quyết cho vay.
- Bảo lãnh: là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
và quyền lợi nếu người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết
đối với bên yêu cầu bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh là các ngân hàng thương mại quốc
doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và các chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_10_

- Chiết khấu các chứng từ có giá: ngân hàng thương mại đứng ra trả tiền trước
cho các hối phiếu hoặc các chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán theo yêu cầu của
người sở hữu bằng cách khấu trừ nhau một số tiền nhất định gọi là tiền chiết khấu,
tính theo giá trị chứng từ, thời hạn chiết khấu, lãi suất và các tỉ lệ chiết khấu khác, còn
lại bao nhiêu mới thanh toán cho người thụ hưởng.
- Nghiệp vụ tín dụng thấu chi: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu
động nhằm cân đối ngân quỹ hằng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
b. Tín dụng trung và dài hạn: bao gồm cho vay dự án đầu tư và cho thuê tài chính:
- Cho vay dự án đầu tư: ngân hàng thương mại hỗ trợ cho khách hàng có đủ
nguồn lực tài chính thực hiện các dự án đầu tư mà thời gian thu hồi vốn không vượt
quá 12 tháng.
- Cho thuê tài chính: nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mua, đổi mới máy móc, trang
thiết bị cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới công nghệ đầu tư mở rộng.
2.1.3.3. Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
a. Thanh toán bằng tiền mặt: có 3 hình thức:
- Thanh toán tiền mặt tại các ngân hàng cơ sở: các doanh nghiệp và cá nhân
thường chỉ giữ một lượng tiền mặt đủ để chi dùng theo yêu cầu của họ, số còn lại họ

gởi tại ngân hàng và khi phát sinh nhu cầu tiền mặt họ lại đến ngân hàng yêu cầu rút
ra.
- Thanh toán chi tiền mặt: khách hàng mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng, trong
phạm vi hiện có khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng cho trích chuyển tài khoản hay
rút tiền mặt để thoã mãn nhu cầu chi dùng. Trường hợp tài khoản tiền gởi hết số dư,
khách hàng có thể nhu cầu ngân hàng cho vay tiền mặt.
- Thanh toán tiền mặt qua hệ thống ngân hàng: các ngân hàng chi tiền mặt cho
nhau thông qua tài khoản tiền gởi tại ngân hàng nhà nước.
b. Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng thương mại
*Khái niệm: Thanh toán không dùng tiền mặt là việc thanh toán tiền hàng hóa,
dịch vụ và các khoản thanh toán khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng
cách trích tài khoản trong hệ thống ngân hàng hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng
tiền mặt.
* Đặc điểm:

Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_11_

- Thanh toán không dùng tiền mặt là sử dụng tiền ghi sổ hay còn gọi là tiền bút
tệ.
- Trong thanh toán không dùng tiền mặt, mỗi khoản thanh toán ít nhất có 3 bên
tham gia: người trả tiền, người nhận tiền và các trung gian thanh toán.
- Khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt phải sử dụng các
chứng từ thanh toán riêng.
* Ý nghĩa:
- Thúc đẩy nhanh quá trình vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế quốc
dân, dẫn đến giảm thấp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa, tăng lợi nhuận cho
quá trình sản xuất.
- Góp phần giảm thấp tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí lưu

thông cho xã hội, tạo ra sự chuyển hoá thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản.
- Tập trung nguồn vốn tín dụng vào ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế.
* Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt:
- Thanh toán bằng séc: séc là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu
in sẵn do ngân hàng nơi khách hàng mở tài khoản, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình
trích tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc
hay cầm tờ séc đó.
+ Các loại séc thông dụng ở Việt Nam hiện nay:
. Séc lãnh tiền mặt: là loại séc chỉ được dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng nơi
đơn vị mở tài khoản.
. Séc dùng thanh toán chuyển khoản: là loại séc do chủ tài khoản phát hành và
giao trực tiếp cho người thụ hưởng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và các khoản
thanh toán khác.









Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN
_12_

Quy trình thanh toán séc chuyển khoản:
Trường hợp hai chủ tài khoản tại cùng một chi nhánh ngân hàng:

(1)


(3) (2)
(4)


Sơ đồ 1a: THANH TOÁN SÉC CHUYỂN KHOẢN TẠI CÙNG MỘT
NGÂN HÀNG

(1) Người trả tiền kí phát séc và giao cho người thụ hưởng.
(2) Người thụ hưởng sẽ tiếp nhận séc, sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của
tờ séc, lập các biên bản kê nộp séc vào ngân hàng để được thanh toán.
(3) Ngân hàng kiểm tra tờ séc, nếu đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền
gửi của người trả tiền và gửi giấy báo nợ cho họ.
(4) Ngân hàng ghi “có” vào tài khoản của bên thụ hưởng và gửi báo cáo cho họ.
Trường hợp các chủ thể thanh toán mở tài khoản tại ngân hàng khác nhau:

(1)

(4) (2) (6)
(3)

(5)
Sơ đồ 1b: THANH TOÁN SÉC CHUYỂN KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG
KHÁC NHAU

(1) Người trả tiền phát hành séc và giao cho người thụ hưởng.
(2) Người thụ hưởng sau khi kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của tờ séc, lập các
biên bản kê nộp séc vào ngân hàng phục vụ mình để để được thanh toán.
Ngân hàng
Người trả tiền Người thụ hưởng

Người trả tiền
NH bên trả tiền NH bên thụ hưởng
Người thụ hưởng

×