Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn tới sự giúp
đỡ tận tình về chuyên môn và mọi mặt của cô giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thuý Hà.
Sau hơn một năm làm đề tài, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu từ Ban lãnh
đạo nhà trƣờng, các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo trong khoa
Nông học, trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn của em không
tránh khỏi những khiếm khuyết, vậy em kính mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến
để luận văn của em đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu nói trên để
luận văn của em hoàn thành đúng tiến độ và nội dung đề ra./.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2010
Học viên
Nguyễn Thị Mai Hƣơng












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong các nghiên cứu khác.
Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ, đồ thị

MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài
4
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
4
1.1.2. Cơ sở lý luận
5
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và vai trò của sản xuất rau trong

nền kinh tế quốc dân
14
1.3. Sơ lƣợc tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới và
Việt Nam
18
1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ rau trên thế giới
18
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam
22
1.3.3. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vùng
thực hiện nghiên cứu đề tài
28
1.4. Vấn đề ô nhiễm trong sản xuất rau, các mô hình kỹ
thuật và phƣơng hƣớng sản xuất rau sạch ở Việt Nam
trong tƣơng lai
31
1.4.1. Khái niệm về rau sạch
31
1.4.2. Các nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới độ an toàn của rau
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.4.3 Mô hình kỹ thuật trong sản xuất rau sạch tại Việt Nam
36
1.4.4. Phƣơng hƣớng sản xuất rau an toàn trong hiện tại và
tƣơng lai
39
1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cải xanh
41
1.5.1. Kỹ thuật trồng rau trên giá thể

41
1.5.2. Kỹ thuật sử dụng phân lân
45
1.5.3. Kỹ thuật sử dụng phân bón lá
46
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
47
2.1. Đối tƣợng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu
47
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
47
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
47
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
50
2.2. Địa điểm, và thời gian tiến hành
50
2.3. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu
51
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
51
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
51
2.3.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi
54
Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
56
3.1. Một số nét chính về thời tiết vụ thu đông, đông xuân
năm 2009-2010 vùng thực hiện đề tài

56
3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến
khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng
rau cải xanh trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên
58
3.2.1. Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến các giai đoạn
sinh trƣởng phát triển của rau cải xanh tại Thái Nguyên
58
3.2.2. Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến tình hình
sâu hại trên rau cải xanh trái vụ trồng trong giá thể tại
Thái Nguyên
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.2.3. Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm
lƣợng NO
3
-
trong cây cải xanh tại Thái Nguyên
70
3.2.4. Hiệu quả kinh tế
72
3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của các chế phẩm phân bón lá
đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của rau cải xanh
trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên
74
3.3.1. Ảnh hƣởng của các chế phẩm phân bón lá đến các
giai đoạn sinh trƣởng phát triển của rau cải xanh
75
3.3.2. Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tình hình

sâu hại trên rau cải xanh trái vụ trồng trong giá thể tại
Thái Nguyên
85
3.3.3. Ảnh hƣởng của các chế phẩm phân bón lá đến năng
suất và hàm lƣợng NO
3
-
trong cây cải xanh tại Thái Nguyên
87
3.3.4. Hiệu quả kinh tế
88
3.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân lân đến khả năng
sinh trƣởng phát triển, năng suất và chất lƣợng của rau cải
xanh trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên.
89
3.4.1. Ảnh hƣởng các lƣợng phân lân khác nhau đến các
giai đoạn sinh trƣởng phát triển của cây rau cải xanh tại
Thái Nguyên
90
3.4.2. Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến
tình hình sâu hại trên rau cải xanh trái vụ trồng trong giá thể
tại Thái Nguyên
100
3.4.3. Ảnh hƣởng của các lƣợng lân khác nhau đến năng suất
và hàm lƣợng NO
3
-
trong cây cải xanh tại Thái Nguyên
102
3.4.4. Hiệu quả kinh tế

103
Chƣơng 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
105
4.1. Kết luận
105
4.2. Đề nghị
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tài liệu tiếng việt

Tài liệu nƣớc ngoài

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng
Nội dung
Trang
1.1
Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
19
1.2
Diện tích, năng suất và sản lƣợng rau quả Việt Nam
23
1.3.

Tình hình sản xuất rau năm 2007, 2008 tại tỉnh Thái Nguyên
30
1.4
Hàm lƣợng Nitơrat trên một số loại rau vào thời điểm sử dụng
32
3.1
Số liệu khí tƣợng tại Thái Nguyên trong vụ đông xuân 2009 - 2010
57
3.3
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến động thái
tăng trƣởng chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
59
3.4
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến tốc độ tăng trƣởng
chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
61
3.5
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến động thái ra lá của cây
cải xanh tại Thái Nguyên
63
3.6
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến tốc độ ra lá của cây cải
xanh tại Thái Nguyên
64
3.7
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến động thái tăng trƣởng
đƣờng kính tán
67
3.8
Tình hình sâu bệnh hại trên giống cải xanh trồng trong các giá thể

69
3.9
Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm lƣợng NO
3
-

trong cải xanh
71
3.10
Hiệu quả kinh tế của giống cải xanh trồng trên các giá thể
73
3.11
Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng
chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên.
75
3.12
Ảnh hƣởng của loại phân bón lá đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao
cây cải xanh tại Thái Nguyên
77
3.13
Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của cây
cải xanh tại Thái Nguyên
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3.14
Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến tốc độ ra lá của cây cải
xanh tại Thái Nguyên
81
3.15

Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến động thái tăng trƣởng
đƣờng kính tán
84
3.16
Tình hình sâu bệnh hại trên cây cải xanh trồng trong thí nghiệm
đánh giá ảnh hƣởng của các loại phân bón lá
86
3.17
Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất và hàm
lƣợng NO
3
-

trong cải xanh tại Thái Nguyên
87
3.18
Hiệu quả kinh tế của giống cải xanh trồng trên giá thể sử dụng
các loại phân bón lá
88
3.19
Ảnh hƣởng các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái tăng
trƣởng chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
90
3.20
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến tốc độ tăng
trƣởng chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
93
3.21
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái ra lá
của cây cải xanh tại Thái Nguyên

95
3.22
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến tốc độ ra lá
của cây cải xanh tại Thái Nguyên
97
3.23
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái
tăng trƣởng đƣờng kính tán
99
3.24
Tình hình sâu bệnh hại trên giống cải xanh trồng trong khay bầu
ở các lƣợng phân lân khác nhau
101
3.25
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến năng suất và
hàm lƣợng NO
3
-

trong cải xanh
102
3.26
Hiệu quả kinh tế của giống cải xanh trồng trên các giá thể ở các
lƣợng phân lân khác nhau
104








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







DANH MỤC HÌNH

Hình
Nội dung
Trang
3.1
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến động thái tăng trƣởng
chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
59
3.2
Ảnh hƣởng của các giá thể khác nhau đến động thái ra lá của cây
cải xanh tại Thái Nguyên
63
3.3
Ảnh hƣởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái tăng
trƣởng chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên.
76
3.4
Ảnh hƣởng của các chế phẩm phân bón lá đến động thái ra lá của
cây cải xanh tại Thái Nguyên

80
3.5
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái tăng
trƣởng chiều cao cây cải xanh tại Thái Nguyên
91
3.6
Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái ra lá
của cây cải xanh tại Thái Nguyên
95










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên








DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


Ký hiệu viết tắt
Diễn giải nội dung viết tắt
Đ/C
Đối chứng
BVTV
Bảo vệ thực vật
FAO
Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực thế giới
IPM
Phòng trừ dịch hại tổng hợp
STT
Số thứ tự
VSATTP
Vệ sinh an toàn thực phẩm
ĐBSCL
Đồng bằng sông cửu long
CV
Coeffcienct of varianci (Hệ số biến động)
LSD
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
HCBVTV
Hoá chất bảo vệ thực vật
RS
Rau sạch
RSCĐ
Rau sạch cộng đồng
RAT sông Hồng
Chƣơng trình phát triển sản xuất rau an toàn các tỉnh
đồng bằng sông Hồng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên








TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Mai Phƣơng Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi (1996), Rau và trồng rau,
Giáo trình cao học nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Atlat côn trùng hại cây trồng nông
nghiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp 2003.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Tuyển tập tiêu chuẩn bảo
vệ thực vật, quyển 3.
4. Tạ Thị Thu Cúc (1991), “Ảnh hƣởng của liều lƣợng đạm đến năng suất
giống cải bắp KKCros”, Tạp chí KHKTNN (6), trang 11.
5. Tạ Thị Thu Cúc (1994), “Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hàm lượng
Nitrate và năng suất một số cây rau ở ngoại thành Hà Nội”, Hội nghị khoa
học bƣớc một về đề tài rau sạch thành phố Hà Nội, Sở KHCN và Môi
trƣờng Hà Nội.
6. Tạ Thị Thu Cúc và CS (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
7. Đaiđoanket.vn, Trồng rau sạch không cần đất.
8. Nguyễn Văn Đàn, Lê Công Nguyên (1983), “Sử dụng thuốc trừ sâu trong

nông nghiệp”, Tạp chí hoạt động khoa học, Uỷ ban khoa học nhà nƣớc,
trang 1-5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9. Trần Đáng, Nguyễn Thanh Phong, Bùi Hoàng Tuấn (2001), “Khảo sát tình
trạng ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trên một số loại rau ở Hà Nội năm
1999-2000”, Báo cáo hội nghị khoa học chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm lần thứ nhất, Viện Vệ sinh y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 312-314.
10. TS Nguyễn Nhƣ Hà, Giáo trình bón phân cho cây trồng. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
11. Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
12. Phạm Công Hội (1993), “Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam”,
Tập san y học lao động và vệ sinh môi trường, (5), trang 15-20.
13. Trần Quang Hùng (1999), Thuốc bảo vệ thực vật, Nhà xuất bản nông nghiệp.
14. Bùi Văn Ích (1990), “Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm”, Tạp chí hoạt động khoa học, uỷ ban
khoa học nhà nước, trang 78-80.
15. Nguyễn Tiến Mạnh (1999) “Kết quả điều tra hiệu quả kinh tế sản xuất rau
tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển
nông thôn (4), trang 25.
16. Niemgiamnongnghiep.vn, Kỹ thuật trồng rau trên giá thể.
17. Phạm Bích Ngân (2002), “Tác động của thuốc trừ sâu tới sức khoẻ ngƣời
phun thuốc”, Báo cáo khoa học Hội nghị thường niên lần thứ 18 của Tổ
chức An toàn - Vệ sinh lao động khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Hà
Nội, trang 746-748.
18. Nguyễn Văn Nguyên (1989), “Những rối loạn chức năng trong nhiễm độc
lân hữu cơ”, Tư liệu y học quân sự, Học viện Quân y, trang 60-62.
19. Nhanong.net, Trồng rau an toàn bằng giá thể GT05.

20. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông (2009), “Bài giảng Dinh dưỡng cây trồng”
21. Rauhoaqua.vn, HTD chế phẩm sinh học xua đuổi côn trùng trên rau hoa.
22. Rauhoaquavietnam.vn, Xuất khẩu rau hoa quả 4 tháng đầu năm 2009.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23. Rausach.com.vn, Kỹ thuật trồng rau an toàn theo hướng GAP.
24. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo kết
quả sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2008.
25. Cao Thuý Tạo và CS (2001), “Nguy cơ nhiễm độc HCBVTV trên ngƣời sử
dụng ở một số vùng chuyên canh”, Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học y
học lao động toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội.
26. Tchdkh.org.vn. Trồng rau trên giá thể theo hướng công nghiệp.
27. Lê Bích Thắng, Lê Bích Thuỷ (2002), “Tình hình ô nhiễm môi trƣờng do
các hoá chất và các biện pháp xử lý ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo vệ môi
trường, (3), trang 10-15.
28. Trần Khắc Thi (2003), Kỹ thuật trồng rau sạch tập I, II, Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
29. Nguyễn Quang Thọ (10-1991), “Tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực
vật ở nƣớc ta hiện nay”, Tài liệu tập huấn phòng chống nhiễm độc hoá chất
bảo vệ thực vật, Hà Nội, trang 1-5.
30. Phạm Thị Thuỳ (2005), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), Nhà xuất bản nông nghiệp.
31. Trạm Khí tƣợng thuỷ văn Thái Nguyên, Số liệu khí tượng tại Thái Nguyên
vụ đông xuân năm 2009-2010.
32. Lê Văn Trịnh (1998), Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái của một số sâu
hại rau họ thập tự vùng đồng bằng sông hồng và biện pháp phòng trừ. Luận
án tiến sĩ nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam.
33. Trung tâm thông tin Nông nghiệp và CNTP, (1992), Trồng trọt không dùng
đất trong nghề làm vườn. Trang 20-69.
34. Bùi Cách Tuyến (1998), “Nghiên cứu hàm lƣợng nitrate trên các loại rau

phổ biến tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tập san KHKT nông lâm nghiệp,
Trƣờng ĐH Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Văn Uyển (1995), Vùng rau sạch - Một thí nghiệm diện rộng nông
nghiệp sinh thái cấp bách. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 71 trang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

36. Viện Bảo vệ thực vật (2005), Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Nhà xuất bản
Nông nghiệp Hà Nội.
37. Vndgkhktnn.vietnamgateway.org, Thái Nguyên hỗ trợ 40% kinh phí cho
nông dân sản xuất rau an toàn.
38. Bùi Quang Xuân (1997), Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất rau và
hàm lượng NO
3
-
trong rau trên đất phù xa Sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông
nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.



II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
39. Abbott (1925), A method of computing the effectiveness of an insecticide, J.
Econ Entomol, 18, 265 -267.
40. Crawford Fund/Adelaide University Plant Nutrition Workshop, 2001, Thai
Nguyen University of Agriculture anh Forestry.
41. Faostat. Fao. Org (Database Results), 2009
42. Fallcon L.A. (1978), Safety aspects of baculovirutes as biological
insecticides. Edited by Miltenburger H. G. Sym. Proc. Bonn, pag 27-46.
43. Franz, J.M (1991), Biological control of pests in Europe. Ann. Rew.
Entomopl Vol 6, pag 183 – 200.
44. Hoang Thi Viet, Luong Thanh Cu, Tran Dinh Pha, Pham Anh Tuan,

Nguyen Thi Bac (2003), “Results of research in application of biopesticides
Bt, V-Bt for insect pest control on vegetables”, 5
th
Pacific rim conference
on the biotechnology of Bacillus thuringiensis and its environmental impact
17
th -
21
st
November 2003, Hanoi, Vietnam, pag 56.
45. Huang k. R. and P.H.Calkin.
Sharpuddin, A.F.M, and M.A.Siddique
Vegetable Sciene (Bengali)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

46. Lee W.S. et al (2002), Using a Plug System to Produce Hygienic
Vegetables. National chung – Hsing University. Taichung. Taiwan ROC
47. Lui. S.S, Brough. E. J and Norton G., (1995), Integrated Pests
Management systems in Brassica vegetable crops. ACIAR workshop report
Hangzhou, China CRV – TPM 1995, pag 69.
48. Luthy (1980) Insecticide Toxin of Bacillus thuringiensis. Ento Microbial.
Len 8. Pag 1-7.
49. Ngo Dinh Binh (2003), “The research and development of Bacillus
thuringiensis biotechnology in Viet Nam”, 5
th
Pacific rim conference on the
biotechnology of Bacillus thuringiensis and its environmental impact 17
th -
21
st

November 2003, Hanoi, Vietnam, pag 15.
50. Pham Thi Thuy, Nguyen Thuy Ha (2003), “Application Bacillus
thuringiensis biopesticide to control some pests on cabbage in Thai
Nguyen, Vietnam in 2002”. 5
th
Pacific rim conference on the biotechnology
of Bacillus thuringiensis and its environmental impact 17
th
– 21
st
November
2003, Hanoi, Vietnam, pag 67.










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi
của con người người ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm chất
lượng đảm bảo an toàn. Để đáp ứng được phần nào nhu cầu đó, con người

luôn phải tìm tòi, nghiên cứu nhằm đưa ra những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới cho nông nghiệp, trong đó có những tiến bộ mới cho nghề trồng rau.
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người vì chúng không chỉ cung cấp các loại dinh
dưỡng thiết yếu như vitamin, lipit, protein mà còn cung cấp nhiều chất
khoáng quan trọng như canxi, phốt pho, sắt v.v. rất cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể con người. Ngoài ra rau còn cung cấp cho con người một
lượng lớn các chất xơ, có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hoá,
là thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá bằng cách
giúp cho hoạt động co bóp của đường ruột được dễ dàng. Rau còn là
nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến, đồng thời là mặt hàng xuất
khẩu có giá trị góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân.
Vệ sinh an toàn thực phẩm (VS-ATTP) đối với nông sản nhất là rau
xanh đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa
chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc
biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài
đối với sức khỏe cộng đồng. Trước vai trò của rau xanh và những thực
trạng trong sản xuất rau khi đời sống phát triển, nhu cầu về rau an toàn đạt
chất lượng cao ngày càng gia tăng cho thấy việc sản xuất ra nhiều loại rau
với số lượng lớn, đảm bảo chất lượng là một nhiệm vụ quan trọng. Bên
cạnh đó việc sản xuất rau trái vụ phục vụ nhu cầu xã hội làm tăng thu
nhập cho người dân cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Nhận thức sâu sắc vấn đề này việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn
cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu hiện nay cũng như việc nghiên
cứu sản xuất rau trái vụ đạt chất lượng cao làm tăng giá trị sản phẩm rau
xanh là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm.
Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô

Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm
kinh tế - xã hội của khu vực này. Bên cạnh đó Thành phố Thái Nguyên với
số dân gần 30 vạn người, nơi tập trung số lượng học sinh sinh viên các
trường đại học cao đẳng đứng thứ 3 trong cả nước do vậy nhu cầu về thực
phẩm nói chung và rau nói riêng là rất lớn.
Hiện tại, mặc dù thành phố Thái Nguyên tiêu thụ khoảng 25 tấn rau
các loại/ngày nhưng trên thực tế, nghề trồng rau của thành phố vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ cả về số lượng lẫn chất lượng. Thành phố chưa
có vùng sản xuất rau sạch tập trung nên một lượng lớn rau sạch phải nhập
từ các địa phương lân cận. Thành phố hiện có 750 ha rau các loại với sản
lượng 14.500 tấn/năm nhưng chủ yếu sản xuất theo cách truyền thống, chưa
dám đầu tư lớn cho sản xuất rau chất lượng cao. Đặc biệt, nhiều hộ trồng
rau còn chạy theo lợi nhuận, thường sử dụng nhiều biện pháp kích thích
cho rau sinh trưởng nhanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như:
phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới bị ô nhiễm.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại
Thái Nguyên”


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được loại giá thể, phân bón lá và lượng phân lân để trồng
cải xanh trái vụ bằng biện pháp khay bầu đạt năng suất cao, chất lượng rau
an toàn tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học:

Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý
thuyết đã học.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất rau ăn lá cho năng suất và chất lượng an toàn
tại Thái Nguyên.
+ Xây dựng diện tích trồng trọt có thu nhập cao tại Thái Nguyên.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
Tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh, người nông dân không còn mặn
mà với các loại cây trồng, vật nuôi truyền thống vì giá trị kinh tế thấp. Do
vậy T.P Thái Nguyên (Thái Nguyên) đang có những đầu tư tổng thể cho

nông nghiệp, nông thôn, hướng tới một nền nông nghiệp đô thị phát triển,
nâng cao đời sống của bà con nông dân vùng ven trước tình hình diện tích
đất nông nghiệp của Thành phố liên tục sụt giảm do tốc độ đô thị hoá (bình
quân mỗi năm khoảng 170ha), người nông dân đã chuyển dần một phần diện
tích đất cấy lúa sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.
Thành phố hiện có 750 ha rau các loại với sản lượng 14.500 tấn/năm.
Thành phố đã hình thành một số vùng sản xuất rau mang tính chuyên canh
như Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh. Tuy nhiên rau chủ yếu
được sản xuất theo cách truyền thống, chưa có sự đầu tư lớn cho sản xuất
rau chất lượng cao. Đặc biệt, nhiều hộ trồng rau còn chạy theo lợi nhuận,
thường sử dụng nhiều biện pháp kích thích cho rau sinh trưởng nhanh,
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: phân bón hoá học, thuốc
bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới bị ô nhiễm.
Bên cạnh đó, Thành phố chưa có vùng sản xuất rau sạch tập trung nên
một lượng lớn rau sạch phải nhập từ các địa phương lân cận. Theo kết quả
điều tra, nhu cầu tiêu thụ rau an toàn tại TP Thái Nguyên ngày càng cao,
khoảng 25 tấn rau các loại/ngày nhưng trên thực tế, nghề trồng rau của thành
phố vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng thu nhập cho các hộ nông dân,
thành phố Thái Nguyên đang triển khai Đề án phát triển sản xuất, tiêu thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
rau an toàn với các mô hình trồng rau an toàn tại một số phường ven sông
Cầu: Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng, Quang Vinh …Theo kế hoạch, đến
năm 2010 thành phố sẽ có 45 ha rau an toàn với sản lượng từ 40 đến 50
tấn/ngày.Để đạt được kế hoạch đề ra cần có sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, các cơ quan chuyên môn liên quan hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất và sự tích cực của người dân. Có được những điều
kiện này, việc mở rộng sản xuất rau sẽ có điều kiện phát triển tại thành phố

nói riêng và ở tỉnh Thái Nguyên nói chung [37].
1.1.2. Cơ sở lý luận
Ở Việt Nam với khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp, cây rau được trồng
phổ biến và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Rau là thực phẩm không
thể thiếu được trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, chất
khoáng, vi lượng, chất xơ cho cơ thể con người không thể thay thế. Vệ
sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau xanh đang được xã hội
đặc biệt quan tâm. Việc ô nhiễm vi sinh vật, hóa chất độc hại, kim loại nặng
và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh
hưởng không nhỏ trước mắt cũng như lâu dài đối với sức khỏe cộng đồng.
Việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng nội địa
và xuất khẩu hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các
cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này đã
có nhiều nghiên cứu và các chương trình phát triển sản xuất rau an toàn tại
nhiều địa phương trên cả nước.
Các nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trồng rau như
trồng rau không cần đất (thuỷ canh), trồng rau trên các giá thể, sử dụng phân
bón lá và dinh dưỡng hợp lý kết hợp kỹ thuật trồng chăm sóc hợp lý đã và
đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
1.1.2.1. Các nghiên cứu về giá thể trồng rau
Trồng rau theo phương pháp khay - bầu sử dụng giá thể trồng được
một số nước điển hình là Đài Loan sử dụng để sản xuất rau ăn lá trong nhà
lưới. Theo công nghệ này, trong thời gian cây con có thể gieo từng hạt trên
khay bầu với mật độ cao (500-700 cây/m
2
) sau thời gian 15-20 ngày di
chuyển sang khay có mật độ thưa hơn (150-200 cây/m

2
) hoặc trồng trực
tiếp ra ruộng. Giá thể trên khay được sản xuất từ các vật liệu sẵn có ở nhiều
vùng trong nước như: than bùn, mùn cưa, phân chuồng hoai mục, phân
NPK, phân hữu cơ khoáng, bột đá xốp… Trồng rau ăn lá bằng phương
pháp khay - bầu có hàng loạt ưu điểm; Hạn chế dịch hại, tăng vụ do thời
gian ngắn, hệ số quay vòng nhanh, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế cao, có khả năng cơ giới hoá và tự động hoá tốt [35].
Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình
trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh
dưỡng cây trồng trực thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đưa ra khuyến cáo
bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố áp dụng kỹ thuật trồng rau
an toàn trên nền giá thể GT 05.
GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ
(OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2% đạm (N), 0,8% lân
(P
2
O
5
), 0,7% kali (K
2
O) và các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết khác
cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến
trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng
làm bầu gieo ươm cây rau giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như
các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất hiệu quả và tiện lợi [19].
Tiến sĩ Đoàn Hữu Thanh và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ) vừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp sản xuất, sử dụng các loại giá thể
cho cây rau, hoa tại Hải Phòng.
Nhóm tác giả sản xuất thực nghiệm 3.000kg giá thể dinh dưỡng bằng các
vật liệu rơm rạ, bã mía khô, phân gà công nghiệp sử dụng trong trồng thử
nghiệm cho cây khoai tây Diamant và cây hoa lay ơn đỏ đô tại vườn ươm ở
phường Đằng Giang (quận Ngô Quyền), xã Thiên Hương (Thuỷ Nguyên) và xã
Tân Dân (An Lão). Kết quả, trồng khoai tây, hoa lay ơn giống và thương phẩm
bằng giá thể dinh dưỡng cho năng suất, chất lượng cao hơn phương thức trồng
truyền thống, cây ít bị nhiễm sâu bệnh, hiệu qủa kinh tế gấp 1,4 lần. Qua đó
nhóm tác giả xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng giá thể phù hợp cho cây
khoai tây và hoa lay ơn đỏ đô trên cơ sở những nguyên liệu có sẵn [7].
Đây là đề tài đón đầu công nghệ sản xuất và sử dụng các loại giá thể
trong trồng cây rau và hoa trên địa bàn thành phố.
Khi đã trồng rau sạch thì tất cả các nguyên liệu đầu vào đều phải xử
lý được nó không có chứa các vi sinh vật, hóa chất, chất độc gây hại.
Một mô hình sản xuất rau ăn lá và rau gia vị trong nhà lưới (trên giá
thể với hệ thống tưới bón phù hợp) vừa được TS Phạm Hữu Nhượng, Phó
Trưởng ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh và
các cộng sự thử nghiệm thành công.
Nhóm tác giả đã xây dựng mô hình trồng 5 loại rau, gồm: Rau
muống, cải xanh, xà lách, rau cần tây và ngò trên giá thể gồm mụn dừa,
mùn cưa, đá bọt núi lửa phối hợp cùng các loại dinh dưỡng đa lượng, trung
lượng và vi lượng.
Quy mô tối thiểu cho mỗi nhà lưới là 500 m
2
/mỗi loại rau. Kết quả
thử nghiệm cho thấy, mô hình đạt năng suất và hiệu quả cao, thời gian quay
vòng mùa vụ ngắn hơn từ 25 đến 28%, các yêu cầu vệ sinh thực phẩm được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
bảo đảm. Hiện kết quả này đã được nhóm tác giả chuyển giao cho Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi -
TP Hồ Chí Minh [26].
Ưu điểm của việc trồng rau bằng giá thể trong điều kiện nhà lưới là
có thể trồng rau sạch trái vụ, cho năng suất cao, tránh được những bất lợi
do thời tiết (mưa, gió lớn) phù hợp chủ yếu với rau ăn lá và rau cao cấp
phục vụ một số yêu cầu khắt khe, cao cấp của người tiêu dùng. Rau ít phải
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau đảm bảo chất lượng, an toàn.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về dinh dưỡng lân đối với cây rau
Yêu cầu của các loại rau với chất dinh dưỡng thay đổi theo quá trình
sinh trưởng phát triển và thời kỳ hình thành các cơ quan sử dụng của rau
(bắp, thân củ, rễ củ, quả).
Trong đó thời kỳ hình thành các cơ quan sử dụng của rau là thời kỳ
cây rau có tốc độ sinh trưởng rất mạnh nên có nhu cầu dinh dưỡng rất cao,
cần quan tâm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dạng hoà tan nhanh.
Trung bình rau hút 3 nguyên tố N:P:K theo tỉ lệ 2,5:1:3,8. Các loại rau
khác nhau có yêu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng không giống
nhau và tác động của các yếu tố này đối với các loại rau cũng thay đổi.
Tuy lân có tỉ lệ hút thấp nhất trong các nguyên tố trên nhưng lân là
yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành bộ rễ và
khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây rau. Lân là thành phần quan trọng
của axit nucleotit, adenozin triphotphat là các chất có vai trò rất quan trọng
trong quá trình phân chia tế bào, hình thành chất béo và protêin trong cây
rau. Lân có tác dụng tăng cường khả năng hút đạm làm giảm tác hại của
việc thừa đạm, tạo khả năng bón được nhiều đạm hơn để đạt năng suất rau
cao. Lân còn là yếu tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
tính đệm cho dịch tế bào của cây rau, tạo điều kiện để rau sinh trưởng bình
thường dù pH môi trường sống thay đổi. Dinh dưỡng lân cân đối với đạm
và kali còn là điều kiện rất quan trọng để cây rau sinh trưởng phát triển
khoẻ mạnh, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây rau một cách hiệu quả.
Lân là yếu tố dinh dưỡng đa lượng tuy cây rau có nhu cầu không cao nhưng
cũng có vai trò rất quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển năng suất và
chất lượng rau.
Cây rau hút lân trong suốt quá trình sinh trưởng, nhưng giai đoạn hút
lân có tác dụng quan trọng nhất khi cây rau còn nhỏ, nó kích thích hệ rễ cây
phát triển tạo khả năng hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng vào trong
cây. Vì vậy lân là yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết cho tất cả các loại rau ở
giai đoạn cây con. Cây rau được cung cấp đủ lân nhanh ra nụ, ra hoa, ra
quả, làm hạt và chín. Tạo khả năng rút ngắn thời gian cho thu hoạch, làm
tăng tính cạnh tranh hàng hoá theo mùa vụ của các loại rau, làm cho quả và
hạt chắc, sáng mã, tăng chất lượng hàng hoá cho rau. Lân còn làm cho cây
rau cứng cáp tăng tính chống lốp và đổ, tăng tính chống chịu với sâu bệnh
và điều kiện khí hậu bất thuận như rét, hạn. Đồng thời còn làm tăng khả
năng chịu đựng của sản phẩm rau trong vận chuyển và chế biến [10].
Thiếu lân, cây rau tăng trưởng chậm, quả, hạt lâu chín. Thiếu lân lá
thường có màu xanh tối, ở thời kỳ đầu lá có màu tím do trong lá hình thành
nhiều sắc tố antxoxyan, đôi khi lá có màu đồng xỉn, màu nâu, thiếu quá
nhiều cây có thể bị chết.
Lân đặc biệt rất cần cho các loại rau lấy hạt, rau ăn quả như cà chua,
các loại đậu rau, ngô đường, các rau ăn rễ củ, các rau thân củ.
Lân là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng nói chung có thể hút được từ
đất với nồng độ rất thấp. Nhưng nhiều loại rau thường có hệ rễ kém phát
triển nên khả năng khai thác lân từ đất cũng bị hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Dạng phân lân thích hợp cho rau là supe lân do hoà tan trong nước
và là nguồn chứa S. Dạng lân không tan trong nước như phân lân nung
chảy có thể dùng để bón lót nhằm vừa tạo dự trữ lân, vừa cải tạo độ chua
của đất và cung cấp Mg cho cây rau [20].
1.1.2.3. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá
Các cơ quan trên mặt đất của cây đều có khả năng hấp thu các chất
dinh dưỡng dưới dạng khí CO
2
, O
2
, SO
2
, … đặc biệt là lá cây, các chất này
được hấp thu rất nhiều qua khí khổng, do vậy sự hấp thu các nguyên tố
khoáng dưới dạng ion từ dung dịch qua các cơ quan trên mặt đất là hoàn
toàn có thể thực hiện được. Tầng cutin bên ngoài cùng của lá có thể thay
đổi theo loài thực vật và tuổi thọ của cây, ở trên tầng này có nhiều lỗ siêu
nhỏ, mật độ của các lỗ trên tầng cutin rất cao (10
10
lỗ/cm
2
). Các lỗ này có
đường kính 1nm do đó dễ dàng cho các chất hoà tan có kích thước lớn nhất
là urê (đường kính 0,04nm) đi qua nhưng nó lại không cho các phần tử có
đường kính lớn hơn (phân tử hữu cơ) đi qua.
Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng
qua lá đạt tới 95 % . Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa
1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân.

Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu
bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học
vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng
kể, làm cho gạo của Philippin phù hợp với thị trường quốc tế.
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất.
Theo Bùi Quang Xuân (1997) [38] các loại phân bón lá đã ảnh
hưởng tới năng suất, giảm hàm lượng NO
3
-
trong rau từ 15-30%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Ở nước ta, từ những năn 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tiến hành
tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm
chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị
trường chấp nhận. Tuy nhiên, trình độ khoa hàng yêu cầu bổ sung thêm các
chất dinh đường đa vi lượng, chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường
phải ngày một nâng cao.
Nhu cầu đó hoàn toàn phù hợp với nhũng kết quả nghiên cứu của
nhiều nước tiên tiến.
Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố Ca, K
và N. Khi tạo hoa, trái, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung
lượng và vi lượng.
Những kết quả nghiên cứu tác dụng của humat đã cho thấy hiệu quả
vè cải tạo tính chất vật lý cảu đất, làm thay đổi tính chất hoá học của đất và
hiệu quả sinh học-kích thích sinh trưởng cây trồng.
Bón phân qua lá: lượng phân được hoà tan vào nước ở nồng độ cho
phép, phun ướt đẫm lá. Chất dinh dưỡng được ngấm qua lá chuyển vào bên
trong. Biện pháp này giúp cây hấp thu triệt để, tiết kiệm được phân bón và

hiệu quả mang lại cao, nhanh chóng.
Phương pháp bón phân qua lá đặc biệt quan trọng trong các trường hợp sau:
- Tầng đất nghèo dinh dưỡng, khả năng dinh dưỡng của cây bị hạn chế.
- Đất bị khô hạn, không thể đưa dinh dưỡng vào đất.
- Dinh dưỡng qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên tố
trung lượng như: Mg và S, các nguyên tố vi lượng được yêu cầu ở lượng
nhỏ, phương pháp dinh dưỡng qua lá hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu
của cây khi sử dụng 2-3 lần vào những thời điểm thích hợp.

×