Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.25 KB, 64 trang )

MỞ ĐẦU
Ngày nay ô nhiễm đất đang trở thành vấn đề thời sự thu hút nhiều nhà khoa
học trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu. Một trong những vấn đề được
chú ý nghiên cứu nhiều nhất là ô nhiễm đất do các kim loại nặng có nguồn gốc từ
nước thải đô thị và các làng nghề do chúng có độc tính cao và dễ dàng gây độc hại
cho con người thông qua chuỗi thức ăn.
Rau xanh nói chung, rau cải xanh và rau xà lách nói riêng được sử dụng rất
rộng rãi đối với người dân Việt Nam. Chúng là những cây trồng ăn lá có khả năng
tích lũy cao các nguyên tố kim loại nặng. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như
ngoài nước đã cảnh báo mức độ nguy hại của các loại rau không an toàn trong bữa
ăn hàng ngày của người dân do có tích lũy cao các kim loại nặng.
Những nghiên cứu hiện nay tìm cách khắc phục vấn đề này mới tập trung vào
việc đánh giá ô nhiễm đất, sự tồn lưu các chất độc hại trong nông sản. Một số
nghiên cứu sử dụng các loài cây trồng có khả năng hút thu cao kim loại nặng để xử
lý các đất ô nhiễm. Tuy nhiên những giải pháp này thường không mang lại hiệu quả
thực tế ở nước ta vì mức độ ô nhiễm đất còn thấp và phân bố rải rác, thường chỉ là
các đất có sự tích lũy cao một số nguyên tố kim loại nặng do sử dụng nước thải
thành phố hoặc sử dụng nước thải thành phố hoặc sử dụng phân bón không hợp lý.
Trên thực tiễn sản xuất rất khó chỉ ra và ngăn cấm người dân không được sản xuất
ở các vùng đất này. Vì vậy các nông sản có chứa hàm lượng cao các kim loại nặng
vẫn được lưu hành và sử dụng cho các bữa ăn hàng ngày của người dân.
Sử dụng phân bón và các chất có khả năng cố định kim loại nặng nhằm giảm
thiểu sự hút thu và tích lũy chúng trong nông sản được xem là giải pháp tích cực
theo hướng tiếp tục duy trì quá trình sản xuất nên dễ được chấp nhận của người
dân. Trên thế giới cũng đã có một số nghiên cứu sử dụng các loại phân bón hoặc
1
các chất tạo phức bền với kim loại nặng để giảm thiểu sự hút thu chúng bởi cây
trồng với các kết quả tốt (Skinner, 1987, 1989; Ruby et al, 1994; Chen et al, 1997;
…). Tuy nhiên ở nước ta chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Do
vậy đây được xem là một hướng nghiên cứu mới có ý nghĩa thực tiễn cao nhằm duy
trì quá trình sản xuất nông nghiệp ngay trên những vùng đất bị nhiễm bẩn bởi các


kim loại nặng.
Nghiên cứu về khả năng hút thu và các giải pháp nhằm giảm thiểu sự tích lũy
kim loại nặng trong cây trồng nói chung, đặc biệt là những loại rau xanh được sử
dụng rất phổ biến như cải xanh và xà lách sẽ có ý nghĩa thực tiễn lớn, góp phần sản
xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng hàng ngày của người dân.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để
giảm thiểu sự tích lũy chúng trong rau cải xanh và rau xà lách”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá khả năng hút thu kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) của rau cải xanh và xà
lách ở các liều lượng gây nhiễm khác nhau.
- Xác định khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy kim loại nặng
(Cu, Pb, Zn) trong rau cải xanh và xà lách góp phần sản xuất rau an toàn ở vùng
ngoại thành Hà Nội.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chung về sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Sản xuất rau trên thế giới
Nền kinh tế của thế giới hiện nay đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao để
đạt mục tiêu là tạo mức cân bằng mới, với sự ổn định thị trường trên toàn cầu.
Cùng với sự phát triển kinh tế đã kéo theo hàng loạt các vấn đề có liên quan đến
môi trường xung quanh. Do sự phát triển mạnh mẽ của đô thị và công nghiệp cũng
như sự gia tăng lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp đã gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong những năm gần
đây, các tổ chức quốc tế như: Nông lương (FAO), tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
các tổ chức về vấn đề môi trường đã đưa ra các khuyến cáo, hạn chế việc sử dụng
hoá chất nhân tạo vào nông nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo công nghệ
sạch, công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo [11] … Ở
thập kỷ 80, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên các nước như:
Indonesia, Srilanca, Philippin đã gia tăng hơn 10% hàng năm. Tổ chức y tế thế giới

đã ước tính rằng mỗi năm có 3% nhân lực lao động nông nghiệp ở các nước đang
phát triển bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Trong thập kỷ 90 ở Châu Phi hàng
năm có khoảng 11 triệu trường hợp bị ngộ độc. Ở Malaixia 7% nông dân bị ngộ
độc hàng năm, 15% người bị ngộ dộc thuốc bảo vệ thực vật ít nhất một lần trong
đời [12]. Chính vì vậy, từ quy trình công nghệ sản xuất rau truyền thống, các nước
này đã cải tiến ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn và được phát triển mạnh,
ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thế giới.
Ở các nước phát triển công nghệ sản xuất rau được hoàn thiện ở trình độ cao.
Sản xuất rau an toàn trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen
thuộc. Phần lớn các loại rau quả trên thị trường đều có thể sản xuất theo quy trình
rau an toàn. Vì vậy rau an toàn là nhu cầu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng
3
ngày của các nước này. Những năm gần đây một số nước như Singapore, Thái Lan,
Hồng Kông…cũng đã phát triển mạnh trong công nghệ sản xuất rau an toàn để
phục vụ cho nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Ở Đức có hàng ngàn cửa hàng bán “rau
xanh sinh thái” và “trái cây sinh thái” để phục vụ nhu cầu rau quả cho người tiêu
dùng.
1.1.2. Sản xuất rau ở Việt Nam
Ở Việt Nam rau được sản xuất chủ yếu từ hai vùng: Đối với vùng rau đặc biệt
thường được trồng dọc theo vành đai của các thành phố với tổng diện tích ước tính
40% tương đương với 113.000 ha và 48% sản lượng tương đương với 153 triệu tấn.
Các loại rau này được sản xuất và tiêu dùng tại thị trường nội địa. Hiện nay đã có
sự thay đổi về cơ cấu loại rau để đáp ứng cho thị trường về sản lượng và chất
lượng.
Đối với các loại rau quay vòng theo mùa vụ dùng làm thực phẩm chủ yếu tập
trung vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 1 ở miền Bắc Việt Nam, đồng bằng
châu thổ sông MêKông và miền Đông Nam Bộ, với hơn 10 triệu hộ gia đình trồng
rau có diện tích đất bình quân 36m
2
/hộ. Tuy nhiên diện tích đất dành cho sản xuất

rau ở các vùng trong 13 năm qua chỉ tăng 4%. Hơn nữa, sản lượng rau ở Việt Nam
phụ thuộc nhiều vào thời tiết, dễ bị thay đổi. Ở Đà Lạt, Lâm Đồng là vùng trồng
rau đạt sản lượng cao nhất là 20.500 kg /ha vào năm 1993. Trong khi đó, Quảng Trị
lại có sản lượng thấp nhất là 4500 kg /ha vào năm 1993.
Đối với sản xuất rau an toàn đã được triển khai nghiên cứu và phát triển: vào
năm 1995 chương trình rau quốc tế được sự tham gia của 80 nhà khoa học nghiên
cứu về rau sạch đã làm việc với 11 viện nghiên cứu, các Trường đại học và các
Trung tâm rau sạch trong cả nước. Chương trình này phối hợp với các Viện nghiên
cứu đã đưa ra 17 giống mới trong đó 12 loại giống rau đã được dành riêng công
nhận có hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng sản phẩm [5]. Các mô hình sản
xuất rau sạch được triển khai ở một số thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
4
Minh, Đà Lạt bước đầu đã thu được kết quả nhất định, cụ thể như sau: ở Hà Nội có
một số cơ quan nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất rau an toàn như Đại học Nông
nghiệp I, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả Trung ương, Trung
tâm nghiên cứu rau quả Hà Nội, Sở khoa học công nghệ môi trường Hà Nội. Nhờ
vậy những năm vừa qua đã phát triển được 35 ha ở hợp tác xã Văn Đức, 10 ha ở
Đông Dư - Gia Lâm, 2 ha ở xã Tây Tựu - Từ Liêm, 5 ha ở huyện Đông Anh và một
số diện tích rau trong vùng [10] với hiệu quả năng suất rau an toàn còn thấp so với
các loại rau cùng loại không được sản xuất rau an toàn có thể nhân ra diện rộng ở
các xã ngoại thành có điều kiện môi trường tự nhiên cho phép .
Bên cạnh việc triển khai mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng các cơ
sở nghiên cứu còn triển khai một số mô hình rau an toàn trong nhà lưới, đặc biệt
mô hình trồng rau an toàn bằng phương pháp thuỷ canh của trường đại học Nông
nghiệp I. Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích hợp với việc sản xuất nhỏ và tiêu thụ tại
chỗ không phù hợp với mô hình sản xuất có tính hàng hoá lớn, đa dạng và giá
thành cao.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã hình thành một số mô hình sản xuất rau sạch
ở ngoại thành: 14 ha ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi do trung tâm khoa học tự
nhiên và công nghệ quốc gia phối hợp với Sở khoa học công nghệ môi trường

thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Trong mô hình này đã ứng dụng biện pháp sinh
học tổng hợp tạo ra sản phẩm rau an toàn mà chủ yếu là bắp cải được thị trường
chấp nhận. Hiện nay mô hình này đang tiếp tục triển khai và trồng các loại rau khác
như dưa leo, đậu đũa, mướp đắng…
Ở Đà Lạt dưới sự chỉ đạo của Liên hiệp Hội khoa học nhiều mô hình thí
nghiệm đã áp dụng các phương pháp bón phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu sinh học
thay thuốc trừ sâu hoá học, đồng thời sử dụng các biện pháp canh tác tổng hợp với
các mục tiêu giảm tối thiểu lượng phân hoá học đã thu được những kết quả khả
quan ban đầu. Tính đến cuối tháng 12 năm 1995 có 3500 tấn rau an toàn đã được
5
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như Singapore, Đài Loan, hiện nay đang chào
bán sản phẩm xu hào an toàn sang Nhật Bản.
1.2. Ô nhiễm đất và ảnh hưởng của nó đến chất lượng nông sản
1.2.1. Ô nhiễm đất
Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là
sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng
môi trường”
Vì vậy ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm
bẩn môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống của sinh
vật và con người.
Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do 2 nhóm nguyên nhân chính.
a. Nguồn gốc tự nhiên: bao gồm những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của
con người như:
- Hiện tượng nhiễm phèn
Hiện tượng nhiễm phèn do nước phèn từ các rốn phèn (trung tâm sinh phèn)
theo dòng nước mặt hoặc nước ngầm lan đến các vị trí khác nhau gây hiện tượng
nhiễm phèn. Các đất nhiễm phèn chủ yếu là nhiễm các chất độc Fe
2+
, Al

3+
, SO
4
2+

đồng thời làm cho nồng độ của chúng tăng cao trong dung dịch đất, mật độ keo đất
tăng lên cao, pH của môi trường giảm xuống. Hậu quả là gây ngộ độc cho cây
trồng và các sinh vật đất.
- Hiện tượng nhiễm mặn
Hiện tượng nhiễm mặn gây ra do muối trong nước biển, nước triều hay từ các
mỏ muối, trong đó có các chất độc như: Na
+
, K
+
, Cl
-
, SO
4
2+
. Các chất này gây tác
6
hại đến môi trường đất do tác động của các ion hoặc cũng có thể gây hại do áp suất
thẩm thấu, nồng độ muối cao trong dung dịch đất đến cơ thể sinh vật, đặc biệt là
gây độc sinh lý cho thực vật.
- Quá trình glây hóa
Quá trình glây hóa trong môi trường đất là quá trình phân giải các hợp chất
hữu cơ trong các điều kiện ngập nước yếm khí, nơi tích lũy nhiều xác chết của các
sinh vật sinh ra nhiều chất độc như: CH
4
, H

2
S, FeS, NH
3
…đồng thời các sản phẩm
hữu cơ được phân hủy dở dang dưới dạng các hợp chất mùn đóng vai trò gián tiếp
trong việc gây ô nhiễm đất do sự liên kết chặt chẽ giữa chúng với các hơp phần ô
nhiễm đi vào đất.
- Các quá trình khác
Các quá trình vận chuyển các chất ô nhiễm theo dòng nước mưa lũ, theo gió từ
nơi này đến nơi khác khi xảy ra hoạt động núi lửa hay cát bay. Ngoài ra ô nhiễm
đất từ quá trình tự nhiên còn do đặc điểm, nguồn gốc của các quá trình địa hóa. Tác
nhân gây ô nhiễm đất chính chủ yếu là các kim loại nặng.
b. Nguồn gốc nhân tạo
Chức năng chứa đựng phế thải là một trong những chức năng quan trọng của
môi trường, trong đó đất là nơi chấp nhận một khối lượng lớn các chất thải do con
người mang đến. Xét theo nguồn gốc phát sinh thì ô nhiễm môi trường đất do các
nguyên nhân chính:
- Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
- Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp
- Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
- Ô nhiễm đất do tác động của không khí từ các khu công nghiệp, đô thị, các
khu vực đông dân cư và hoạt động giao thông.
7
- Ô nhiễm đất do nước thải đô thị và khu công nghiệp và làng nghề thủ công
Do nhiều tác nhân gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc khác nhau nhưng lại gây
tác hại như nhau nên để thuận lợi cho công việc khảo sát, đánh giá, khắc phục xử lý
ô nhiễm người ta phân loại ô nhiễm đất theo tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học
Các tác nhân hóa học bao gồm các muối vô cơ (Na
+

, K
+
, SO
4
2-
, CO
3
2-
…), các
anion (các dạng anion chứa S
2-
, SO
4
2-
…), các ion Cl
-
hòa tan mạnh, độc hại (NaCl,
KCl…) và các kim loại nặng.
Theo số liệu tính toán của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) (1998), sản
xuất phân hóa học trung bình tăng khoảng 2 triệu tấn/năm. Các loại phân hóa học
thuộc nhóm chua sinh lý như (NH
4
)
2
SO
4
, K
2
SO
4

, KCl, super phốt phát còn tồn dư
axit, nếu bón liên tục mà không có biện pháp trung hòa sẽ làm thay đổi thành phần
và tính chất đất, nếu không sử dụng hợp lý sẽ làm chua đất, làm thay đổi cân bằng
dinh dưỡng giữa đất và cây trồng, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện nhiều độc tố
đối với cây trồng như Al
3+
, Fe
3+
, Mn
2+
… làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Ở
Đồng bằng sông Hồng sau 10 năm canh tác (1990-2000) trung bình độ chua đất
(pH
KCl
) giảm 4,5%[1]. Sử dụng phân bón cũng làm tích lũy kim loại nặng trong đất
do kim loại nặng có khá nhiều trong sản phẩm dùng làm phân bón. Mặt khác khi
đất đã bão hòa các chất chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, khí quyển và gây ô
nhiễm môi trường. Hậu quả là hiện nay tình trạng chua hóa ở tầng canh tác rất phổ
biến, ngay cả những nơi đất phì nhiêu và có tập quán thâm canh do sử dụng lâu dài
phân khoáng.
- Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý
Nguồn ô nhiễm nhiệt trong đất so sự thải bỏ nước làm mát của các thiết bị nhà
máy nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy cơ khí. Nước làm mát khi
thải vào đất có thể làm cho nhiệu độ của đất tăng kên từ 5-15
0
C gây ảnh hưởng đến
8
môi trường đất, đặc biệt là làm hủy hoại nhiều vi sinh vật có ích trong đất. Khi các
sinh vật đất chết đi để lại một lượng tồn dư các chất thải hữu cơ lớn là nguyên nhân
gây ra các nguồn ô nhiễm gián tiếp khác trong đất. Ví dụ khi hàm lượng các axit

mùn cao ở trong đất bị ô nhiễm kim loại nặng hay thuốc bảo vệ thực vật sẽ góp
phần làm tăng tính bền vững của các chất ô nhiễm này trong đất.
Nguồn gây ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ do các phế thải từ các trung tâm
nghiên cứu phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử và các bệnh viện có dùng các chất
phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Người ta thấy rằng sau mỗi vụ thử vũ
khí hạt nhân thì chất phóng xạ trong đất tăng lên gấp 10 lần Các chất này sau khi
xâm nhập vào đất đã đi theo chu trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vậtvà con
người làm thay đổi cấu trúc tế bào, gây ra những bệnh di truyền.
- Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học
Những tác nhân sinh học có thể làm ô nhiễm đất, gây ra các bệnh ở người và
động vật như trực khuẩn lỵ, thương hàn, amip, lý sinh trùng (giun, sán,…). Sự ô
nhiễm này do những phương pháp đổ bỏ các chất thải mất vệ sinh hoặc sử dụng
phân bắc tươi, bùn ao tươi, bùn kênh dẫn chất thải sinh hoạt bón trực tiếp vào đất.
1.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm đất đến chất lượng nông sản
1.2.2.1. Ảnh hưởng của đất bị ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất kích thích sinh
trưởng
Hệ sinh thái nông nghiệp là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất
quyết định sự tồn tại và phát triển của loài người. Do hệ sinh thái nông nghiệp là
nơi cung cấp lương thực thực phẩm và các nhu cầu cần thiết khác phục vụ cho đờI
sống. Tuy nhiên ngày nay hệ sinh thái nông nghiệp đã và đang có những biểu hiện
báo động về sự suy thoái nghiêm trọng do những tác động của con người. Một
trong những tác động có ảnh hưởng trực tiếp gây ra những biến đổi sâu sắc trong hệ
sinh thái nông nghiệp là việc sử dụng mất cân đốI về phân bón, lạm dụng các chất
9
kích thích sinh trưởng nhằm tạo ra năng suất cây trồng cao, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của con người.
Theo số liệu của FAO thì việc sử dụng phân bón hóa học từ 1961 đến 1987
tăng từ 17 lên 40 kg/ha ở các nước phát triển và từ 2 đến 9 kg/ha ở các nước đang
phát triẻn. Sản xuất phân bón hóa học tăng khoảng 2 triệu tấn/năm ở những năm
đầu và hơn 100 triệu tấn/năm ở những năm cuối thế kỷ 20. Ở Việt Nam, mốc đánh

dấu việc sử dụng phân bón hóa học là vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ 20
khi các nhà máy Supe lân và phân lân nung chảy bắt đầu hoạt động.
Bảng1. Nhu cầu sử dụng phân bón hóa học của Việt Nam (Kg/ha đất nông nghiệp)
Năm
Chủng loại
1996 1997 1998 1999 2000
Phân đạm 109,4 103,2 107,9 106,3 113,6
Phân lân 51,8 73,4 49,5 59,9 54,7
Phân kali 9,1 22,7 24,7 43,9 22,6
Tổng số 170,3 199,3 182,1 210,1 190,9
Nguồn: Lê Văn Khoa, 2002
Việc sử dụng phân khoáng có hệ thống trong canh tác vùng nhiệt đới làm cho
đất vốn đã chua càng trở nên chua, bị chai cứng, thoái hóa về cấu trúc và làm thay
đổi cân bằng dinh dưỡng đất – cây trồng. Tình trạng chua hóa tầng đất canh tác là
phổ biến ngay cả ở những vùng đất phì nhiêu nếu sử dụng nhiều phân khoáng.
Trong vùng trồng rau, đất thoáng khí, độ ẩm thích hợp cho quá trình oxy hóa,
nitrat trong đất được hình thành, rau dễ hấp thu. Rau hấp thu Nitơ ở dạng NO
3
-
không chuyển hóa thành protein là nguyên nhân làm giảm chất lượng rau quả. Rau
bị “bẩn” nitrat hay kim loại nặng đều nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
10
Trong một số trường hợp NO
3
-
tích lũy nhiều trong đất đã góp phần vào hội chứng
Methaemoglobinaemia (hội chứng trẻ xanh) ở trẻ sơ sinh và ung thư dạ dày ở
người lớn.
Bảng 2. Ngưỡng hàm lượng NO
3

cho phép trong một số loại rau quả
Đơn vị: mg/kg sản phẩm
Loại rau quả Hàm lượng NO
3
Loại rau quả Hàm lượng NO
3
Dưa hấu 60 Cải bắp 500
Dưa bở 90 Khoai tây 250
Dưa chuột 250 Cà rốt 250
Măng tây 150 Hành lá 1600
Đậu ăn quả 150 Bầu bí 400
Ngô rau 300 Cà tím 400
Ớt ngọt 200 Xà lách 1500
Su hào 500 Hành tây 80
Súp lơ 300 Cà chua 100
Nguồn: Nguyễn Xuân Thành [3]
Bên cạnh việc sử dụng phân khoáng thì việc sử dụng phân hữu cơ (phân
chuồng, phân bắc, phân rác hữu cơ) trong sản xuất nông nghiệp cũng ảnh hưởng
đến chất lượng nông sản. Ở nước ta, do tập quán sử dụng phân bắc và phân chuồng
tươi trong canh tác nông nghiệp còn phổ biến. Hiện nay tập quán sử dụng phân bắc
tươi theo các hình thức sau:
- 50% lượng phân bắc trộn tro bếp để bón lót, 10% lượng phân bắc được pha
loãng bằng nước để tướI cho cây trồng (rau, lúa).
11
- 40% phân bắc trộn tro bếp cộng vôi bột và ủ trong khoảng 10-14 ngày sau đó
bón cho cây trồng. Cách bón phân tươi này đã gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng
cho môi trường đất, không khí và nước.
Chỉ tính riêng thành phố Hà Nội hàng năm lượng phân bắc thải ra khoảng
550000 tấn, trong đó 2/3 lượng phân đó được dùng để bón cho cây trồng, gây ô
nhiễm môi trường đất và nông sản. Ví dụ ở huyện Từ Liêm nhiều hộ nông dân dã

dùng phân bắc với liều lượng từ 7-12 tấn hòa với nước tuới cho 1ha, do vậy khi
khảo sát 1lit nước mương máng khu trồng rau có tới 360 E.coli, nước giếng công
cộng là 20 còn trong đất lên tới 2.10
5
/100g đất, Vì thế khi điều tra sức khỏe người
trồng rau thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có tới 60% số người tiếp xúc với
phân bắc từ 5-20 năm, 26,7% tiếp xúc trên 20 năm làm cho 53,3% số người được
điều tra có triệu chứng thiếu máu và 60% số người bị mắc bệnh ngoài da [2].
Thêm vào đó, việc sử dụng phân bón cũng làm tích lũy kim loại nặng vào
trong đất do kim loại nặng có khá nhiều trong sản phẩm dùng làm phân bón.
Bảng 3. Hàm lượng một số kim loại nặng trong một số phân bón thông thường
(mg/kg)
Nguyên tố Bùn thải Phân
chuồng
Phân lân Vôi Phân đạm
As 2-26 3-25 2-1200 0,1-24,0 2,2-120
Cd 2-1500 0,3-0,8 0,1-170 0,04-0,1 0,05-8,5
Cr 20-40600 5,2-55 66-245 10-15 3,2-19
Co 2-260 0,3-24 1-12 0,4-3 5,4-12
Cu 5-3300 2-60 1-300 2-125 <1-15
Hg 0,1-55 0,09-0,2 0,01-1,2 0,05 0,3-2,9
Ni 16-5300 7,8-30 7-38 10-20 7-34
12
Pb 50-3000 6,6-15 7-225 20-1250 2-27
Zn 700-49000 15-250 50-1450 10-450 1-42
Nguồn: Lê Văn Khoa, 2002
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả
năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe con người. Ví dụ nhôm có thể gây bệnh còi xương; kẽm và
cadimi gây nôn mửa; chì gây thiếu máu, giảm hồng cầu, đau bụng, tăng huyết áp;

thủy ngân thường tồn tại trong nước dưới dạng hợp chất dễ tan rất độc, gây rối loạn
tiêu hóa, thần kinh…
Bảng 4. Ngưỡng cho phép một số kim loại nặng trong rau quả tươi
Đơn vị: mg/kg tươi
Nguyên tố Hàm lượng Nguyên tố Hàm lượng
Cd 0,03 Zn 30
Hg 0,06 Aflatoxin 0,005
As 0,2 Bo 1,8
Cu 5 Thiếc 200
Ni 3 Ti 0,3
Pb 0,5 - 1 Patulin 0,05
Nguồn: [7]
1.2.2.2. Ô nhiễm đất do nước thải
Hàm lượng và chất lượng nước tưới có ảnh hưởng không nhỏ dến môi trường
đất cũng như chất lượng và năng suất cây trồng. Nếu chất lượng của nguồn nước
tưới không đạt tiêu chuẩn thì nó không chỉ làm ô nhiễm môi trường đất, các thủy
vực lân cận mà còn ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cây trồng.
13
Hà Nội là nơi tập trung khá nhiều sông ngòi, ao, hồ, đầm với chiều dài các con
sông chảy qua địa phận là: sông Hồng 35km, sông Đuống 25km, sông Nhuệ 15km
còn các con sông nhỏ khác khoảng 60km. Khu vực nội thành và các huyện ngoại
thành nằm giữa ba con sông lớn là sông Đuống, sông Hồng và sông Nhuệ. Ngoài
các sông trên khu vực nội thành còn có bốn con sông chính là sông Tô Lịch, sông
Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét với tổng chiều dài 36,8km giữ vai trò thoát nước
thải của thành phố và là nguồn nước tưới chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.
Trung bình lượng nước thải từ các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đổ vào các hệ
thống thoát nước khoảng 550000m
3
/ngày đêm. Đồng thời do các hệ thống thoát
nước của thành phố đã trở nên cũ kỹ và xuống cấp, vào mùa mưa một số nơi bị úng

ngập cục bộ, các chất thải của thành phố cuối cùng đều đổ ra các con sông thoát
nước này. Các loại nước thải hầu như không được xử lý hoặc xử lý không tốt khiến
cho nước sông bị ô nhiễm nặng nề. Do vậy hất độc hại trong theo dòng chảy tích tụ
vào sông ngòi, hồ chứa rồi tiếp tục theo nước tưới để làm ô nhiễm đất và ảnh
hưởng đến chất lượng nông sản.
1.2.2.3. Ô nhiễm đất do sử dụng hóa chất BVTV
Thuật ngữ hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt
nấm, diệt tuyến trùng, thuốc diệt chuột, được dùng để phòng trừ sâu bệnh và vi sinh
vật gây hại cho cây trồng.
Trên thế giới hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng vào những năm cuối của
thập lỷ 80 của thế kỷ 20 với số lượng khoảng 10000tấn/năm nhưng bước sang đầu
thập kỷ 90 số lượng hóa chất bảo vệ thực vật dã tăng lên gấp đôi tới 21400tấn(năm
1991). Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng nhiều trong vùng trồng lúa, đặc biệt
ở các vùng trồng rau. Ở Việt Nam hóa chất bảo vệ thực vật đã được dùng từ lâu và
tăng đáng kể trong những năm gần đây. Hiện nay đã và đang sử dụng khoảng 200
loại thuốc trừ sâu, 83 loại thuốc trừ bệnh, 52 loại thuốc trừ cỏ, 8 loại thuốc diệt
chuột và một số loại thuốc kích thích sinh trưởng. Hóa chất bảo vệ thực vật được sử
14
dụng ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú về chủng loại nhưng phổ biến hiện nay
vẫn là nhóm hợp chất lân hữu cơ, clo hữu cớ thuộc nhóm độc từ I-IV, sau đó đến
các nhóm Cacbamat, Pyrethroid thuộc thế hệ IV.
Bảng 5. Số lượng thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam từ năm 1991-1994
Nhó
m
thuốc
Số lượng thuốc sử dụng qua các năm (tấn)
1991 1992 1993 1994
Số
lượng
% Số

lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Thuố
c trừ
sâu
17590 82,20 181000 74,13 17700 69,15 2050
0
68,33
Thuố
c trừ
bệnh
2700 12,60 2800 11,50 3800 14,84 4650 15,50
Thuố
c diệt
cỏ
500 3,3 2600 10,65 3050 11,91 3500 11,70
Thuố
c
khác
(diệt
chuột
, khử
trùng
)
410 1,9 915 3,75 1050 4,10 1350 4,50
Tổng 21400 100 24415 100 25600 100 3000 100

15
0
Nguồn: Phạm Bình Quyền, 1995
Các loại hóa chất BVTV thường là những hóa chất độc, khả năng tồn lưu lâu
trong đất, tác động vào môi trường đất, sau đó đến sản phẩm nông nghiệp, đến
động vật và người, theo kiểu tích tụ, ăn sâu và bào mòn. Do việc sử dụng, bảo quản
chưa đúng quy định nên đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nông
sản gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ở nước ta, theo thống kê từ năm 2000 đến 2006, đã có 667 vụ ngộ độc do có
độc tố trong thực phẩm làm 11.653 người bị hại, trong đó có 683 người chết. Theo
tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tới 30% - 60% số mẫu rau
được kiểm tra còn dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Loại thuốc
Pyrethroid được tìm thấy dư lượng trong 70% số mẫu rau ăn lá được kiểm tra,
ngoài ra còn dư lượng Fipronil, Dithiocarbamate, lân hữu cơ và Carbendazin. Dư
lượng 2,4D trong một số mẫu cam ở Hà Giang 0,01 - 0,1 mg/kg; có tới 20% số mẫu
nho được kiểm tra có dư lượng vượt MRL, 45,8% mẫu táo, lê nhập từ Trung Quốc
được kiểm tra có dư lượng thuốc bảo quản Carbendazin (theo báo Nhân Dân số ra
ngày 9-1-2007). [6]
Bảng 6: Ngưỡng cho phép dư lượng một số loại thuốc BVTV trong một số loại rau
quả tươi (Đơn vị: mg/kg)
Tên thuốc
Khoai
tây
Cải bắp
Súp


lách
Rau
cải

Cà chua
Đậu
trạch
Lindan
Carbaryl
Aldrin
Cypermet
0,05
0,2
0,1
-
0,5
-
0,1
2
0,5
-
0,1
-
2
-
0,1
2
2
-
-
1
2
0,5
0,1

0,5
0,1
5
-
0,5
16
hrin
Malathion
Monitor
-
-
8
1
0,5
1
8
1
3
1
3,
1
0,5
0,2
Nguồn
1.3. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng
Ở Việt Nam nhìn chung đất bị ô nhiễm kim loại nặng chưa phải là phổ biến.
Tuy nhiên sự ô nhiễm cũng đã xuất hiện mang tính chất cục bộ trên những diện tích
nhất định do tác động của các chất thải độc hại.
Hiện nay có một số phương pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng sau:
1.3.1. Phương pháp xử lý đất đã đào bằng nhiệt

Một số kim loại nặng và các hợp chất của (Hg, As, Cd) có thể bay hơi ở nhiệt
độ >800
0
C [2]. Tuy nhiên, hầu hết các kim loại nặng này thường dừng lại ở pha
rắn, không di chuyển trong xỉ do các cơ chế hóa học và vật lý. Chi phí xử lý phụ
thuộc vào loại đất, hàm lượng nước trong đất và loại chất ô nhiễm. Ước tính từ
100-150USD/tấn [2].
1.3.2. Phương pháp xử lý đất bằng tách chiết, phân cấp cỡ hạt
Phương pháp này dựa vào việc rửa các kim loại nặng ra khỏi các dung dịch
đất. Quá trình rửa tập trung vào việc di dời các kim loại nặng và các hợp chất chứa
kim loại nặng. Quá trình này có thể được tiến hành với một vài loại tác nhân rửa
như các axit vô cơ (HCl, H
2
SO
4
với pH>2), các axit hữu cơ (axit acetic, axit
lactic…), các tác nhân tạo phức (EDTA, NTA…) và sự kết hợp cả ba loại tác nhân
trên.
Đối với việc làm sạch lại các tác nhân cần có một khối lượng lớn các hệ thống
xử lý hóa học và lý học. Trong các phương pháp này có thể kể đến là các quá trình
trung hòa, kết tủa, keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ cacbon hoạt tính, trao đổi ion và phản
17
ứng khử. Quá trình làm sạch trong từng trường hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
như tỷ lệ % các cấp hạt và các hợp chất hữu cơ trong đất, bản chất và nồng độ của
các chất ô nhiễm và thành phần của các tác nhân tách chiết.
1.3.3. Phương pháp cải tạo đất bằng điện
Phương pháp cải tạo đất bằng điện là phương pháp làm sạch dựa trên quá trình
điện động học xảy ra khi dòng điện một chiều phát ra giữa catot và anot được đặt ở
một vị trí thích hợp trong đất. Sự di chuyển của độ ẩm và nước ngầm trong đất
cùng với sự di chuyển của các ion và các phần tử mang điện tích nhỏ được hình

thành. Có 3 hiện tượng di chuyển liên quan:
- Điện – thẩm thấu: Sự di chuyển của các chất lỏng dạng bọt chứa các dạng
chất ô nhiễm ở giữa các cực.
- Hiện tượng điện ly: Sự di chuyển của các phần tử có tích điện có mặt trong
các chất lỏng dạng bot như là các chất keo, các phần tử sét nhỏ và các giọt nhỏ.
- Sự điện phân: Sự di chuyển của các ion và các ion phức có trong chất lỏng
dạng bọt.
Phương pháp này có thể ứng dụng để tách các chất ô nhiễm ion hơặc các phần
tử có tích điện nhỏ ở trong đất. Phương pháp thích hợp cho việc tách các kim loại
nặng từ đất. Kỹ thuật này không chỉ tách mỗi kim loại trong các loại đất hòa tan
chứa ion. Các chất ô nhiễm không phải ở dạng ion hòa tan trong chất lỏng dạng bọt
cũng được tách rời và di chuyển bởi sự di chuyển điện thẩm thấu của dung dịch đất.
Các vật thể kim loại lớn có trong các loại đất ô nhiễm có thể làm tắc, ngừng trệ quá
trình xử lý vì có thể gây nhiễu loạn dòng điện ở vị trí đó.
1.3.4. Phương pháp chiết tách hơi tại chỗ
Việc tách bằng phương pháp làm bay hơi trong đất sử dụng khả năng bay hơi
của các chất ô nhiễm. Pha khí giữa các phần tử đất trong khu vực ô nhiễm là pha
cân bằng với các chất ô nhiễm được hấp phụ trong các phần tử đất. Việc rửa bằng
18
tia nước khu vực ô nhiễm, sử dụng sự liên kết chiết tách chân không của pha khí và
sự thấm lọc khí làm tăng khả năng tách các chất ô nhiễm bay hơi từ các khu vực ô
nhiễm.
Phương pháp này được thích hợp cho việc xử lý tại chỗ của đất ô nhiễm các
hợp chất bay hơi như: Tricloroetylen, pecloroetylen, toluen, benzen… và nhiều
dung môi hữu cơ khác.
1.3.5. Phương pháp phân hủy sinh học các chất ô nhiễm
Sự phân hủy sinh học đất ô nhiễm được chú trọng vào việc sử dụng vi sinh vật
để chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các hợp chất không ô nhiễm như H
2
O và

CO
2
. Hầu hết sự phân hủy sinh học tự nhiên các chất ô nhiễm xảy ra trong môi
trường đất, tuy nhiên các điều kiện để phân hủy sinh học nhìn chung là không
thuận lợi để đạt được hiệu quả làm sạch. Công nghệ cải tạo sinh học nhằm mục
đích cải thiện các điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy. Trong đó các điều kiện
được quan tâm là nhiệt độ, độ ẩm đất, pH, thế oxi hoá - khử, nồng độ các chất ô
nhiễm, dạng của các chất nhận electron, sự có mặt của các vi sinh vật mong muốn
và khả năng dễ tiêu sinh học của các chất ô nhiễm đối với vi sinh vật. Sự phân hủy
sinh học có thể xảy ra ở cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí nhưng nhìn chung điều kiện
hiếu khí thường được áp dụng nhiều hơn.
1.3.6. Phương pháp xử lý đất ô nhiễm bằng thực vật
Các kim loại nặng không phải là thành phần chủ yếu của thực vật mà chỉ có
một số nguyên tố là cần thiết cho sự phát triển của thực vật ở hàm lượng nhỏ. Tuy
nhiên, một số loài cây có khả năng tập trung nồng độ lớn các kim loại nặng như Cd,
Zn, Cu, Pb…trong sinh khối.
Để tách kim loại từ đất ô nhiễm, cây được trồng ở các khu vực ô nhiễm dưới
các điều kiện tốt nhất cần cho sự hút thu cao nhất. Sau đó người ta thu sinh khối và
19
sử dụng một số các kỹ thuật khác để có thể tách các kim loại này từ sinh khối. Tuy
nhiên hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi về kỹ thuật này.
1.3.7. Phương pháp kết tủa hóa học
Phương pháp này phụ thuộc vào nồng độ các kim loại nặng trong pha nước
giữa các phân tử đất. Việc tăng nồng độ các kim loại nặng trong pha nước có thể
thực hiện được nếu có mặt các chất hóa học như các axit mạnh (HCl, HNO
3

H
2
SO

4
), chất tạo chelát (vòng càng cua) tổng hợp như EDTA-axit Etylen Diamin
Tetraaxetic, DTPA-axit Dietylen Triamin Pentaacetic. Sau đó kiềm hóa để kết tủa
kim loại nặng ở dạng hydroxit bằng các chất như Na
2
SO
4
, Na
2
S
2
O
3
, FeSO
4
, khí
SO
2

Ưu điểm của phương pháp này là xử lý được các kim loại với nồng độ cao, tốn
ít thời gian và có hiệu suất cao. Nhưng nó có một số nhược điểm như đưa vào môi
trường các hóa chất khác, sau xử lý có một lượng bùn lớn. Các axit mạnh và chất
tạo chelát có thể làm xáo trộn đặc tính đất do việc rửa đi một lượng lớn các chất
dinh dưỡng []. Từ 8-11% khối lượng đất tổng số bị hòa tan trong HCl 0,1M sau 30
phút và khoảng 13-14% khối lượng đất sau 24h chiết (Tuin và Tels, 1990) [].
20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Cây rau cải xanh (Brassica juncea L.czern)
Đây là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 30 – 45

ngày và có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm. Hơn nữa, chi phí đầu tư thấp
mà lợi nhuận lại cao, việc tiêu thụ cũng khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa
chuộng nên đây là loại rau được trồng phổ biến hiện nay.
2.1.2. Cây xà lách (Lactuca sativa L)
Xà lách là một loại cây rau ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng khoảng 45 – 55
ngày. Xà lách được trồng chủ yếu trong thời vụ từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ thích hợp từ 10 – 16
0
C, thích hợp trong vụ đông. Khi thời tiết rét lạnh, cây
sinh trưởng mạnh.
2.1.3. Đất thí nghiệm
Đất nền dùng trong thí nghiệm thuộc loại đất phù sa sông Hồng không được
bồi hàng năm, lấy tại vùng trồng rau thuộc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp về các vấn đề có liên quan
Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên
quan tới vấn đề nghiên cứu, các quy định, các tiêu chuẩn môi trường cho các mục
đích khác nhau.
Mục đích của phương pháp này là hệ thống các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có
về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu; phân tích, đánh giá
các số liệu sẵn có để đưa ra những nhận xét, kết luận chung về khu vực nghiên cứu.
21
2.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Chủ yếu là phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người
dân, trong đó bắt đầu bằng việc xây dựng kế hoạch dựa trên lý thuyết và thông tin
đã có, sau đó là việc sửa chữa kế hoạch dựa trên sự tiếp thu và góp ý của các
chuyên gia. Sau khi xuống địa phương khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân,
chúng tôi đã kiểm tra thông tin và tổng hợp thông tin.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng,
tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng, thu nhập của

người dân từ hoạt động nông nghiệp.
Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn bán chính. Các đối tượng được phỏng vấn
một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn diễn ra bằng cách đặt câu hỏi thông qua
buổi trò chuyện với người dân, các câu hỏi không đưa trước cho các đối tượng
được phỏng vấn.
2.2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm
*Nguyên liệu và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm
- Hạt giống rau cải xanh và rau xà lách của Công ty liên doanh hạt giống Đông
Tây, thành phố Hồ Chí Minh.
- Các loại phân bón: phân Urê (NH
2
)
2
CO, phân kalisunfat K
2
SO
4
và phân
super photphat Ca(H
2
PO
4
)
2
, vôi bột và mùn cưa.
- Hóa chất gây ô nhiễm Cu
2+
được pha từ muối CuSO
4
.5H

2
O, Pb
2+
pha từ muối
Pb(NO
3
)
2
và Zn
2+
pha từ muối ZnSO
4
.7H
2
O.
* Qui trình thí nghiệm
- Đất lấy về được phơi khô không khí, giã nhỏ và trộn đều.
- Đất thí nghiệm trồng rau được bố trí trong túi nilon có chiều cao 10cm, chiều
rộng 18cm và chiều dài 20cm.
22
- Công thức đối chứng:
+ Rau cải: cân 3kg đất đã giã nhỏ trộn đều với 0,15g phân Urê + 0,06g phân
kalisunfat (tương đương với 150kg Urê và 60Kg kalisunfat trên một ha đất trong
thực tế) cho vào một túi.
+ Rau xà lách: cân 3kg đất giã nhỏ trộn đều với 0,21g phân Urê +0,09g phân
kalisunfat (tương đương với 240kg Urê và 90kg kalisunfat trên một ha đất trong
thực tế) cho vào một túi .
- Các công thức thí nghiệm được bón mùn cưa, vôi bột và phân photphat với
các mức gây nhiễm kim loại là 50ppm, 100ppm, 200ppm (đối với Cu và Pb) và
100ppm, 200ppm, 300ppm, 400ppm, 500ppm (đối với Zn). Lượng phân photphat

là 0,3 g - 0,45 g - 0,6 g/túi (tương đương với 300 kg - 450 kg - 600 kg/ha), vôi là
1,38 g - 2,76 g - 4,14 g/túi (tương đương với 1,5 tấn - 3 tấn - 4,5 tấn/ha) và mùn
cưa là 9,9 g - 14,85 g - 19,8 g/túi (tương đương với 10 tấn -15 tấn - 20 tấn/ha). Mỗi
loại rau được bố trí theo các công thức sau.
+ Nguyên tố Cu
CT1 = ĐC + 50 mg Cu
2+
/kg đất
CT2 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất
CT3 = ĐC + 200 mg Cu
2+
/kg đất
CT4 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 0,3g super lân
CT5 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 0,45g super lân
CT6 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 0,6g super lân
CT7 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 1,38 g vôi
CT8 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 2,76 g vôi
CT9 = ĐC + 100 mg Cu

2+
/kg đất + 4,14 g vôi
23
CT10 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 9,9 g mùn cưa
CT11 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 14,85 g mùn cưa
CT12 = ĐC + 100 mg Cu
2+
/kg đất + 19,8 g mùn cưa
+ Nguyên tố Pb
CT1 = ĐC + 50 mg Pb
2+
/kg đất
CT2 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất
CT3 = ĐC + 200 mg Pb
2+
/kg đất
CT4 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 0,3g super lân
CT5 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 0,45g super lân
CT6 = ĐC + 100 mg Pb
2+

/kg đất + 0,6g super lân
CT7 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 1,38 g vôi
CT8 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 2,76 g vôi
CT9 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 4,14 g vôi
CT10 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 9,9 g mùn cưa
CT11 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 14,85 g mùn cưa
CT12 = ĐC + 100 mg Pb
2+
/kg đất + 19,8 g mùn cưa
+ Nguyên tố Zn
CT1 = ĐC + 100 mg Zn
2+
/kg đất
CT2 = ĐC + 200 mg Zn
2+
/kg đất
CT3 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất
CT4 = ĐC + 400 mg Zn

2+
/kg đất
CT5 = ĐC + 500 mg Zn
2+
/kg đất
24
CT6 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 0,3g super lân
CT7 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 0,45g super lân
CT8 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 0,6g super lân
CT9 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 1,38 g vôi
CT10 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 2,76 g vôi
CT11 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 4,14 g vôi
CT12 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 9,9 g mùn cưa
CT13 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 14,85 g mùn cưa

CT14 = ĐC + 300 mg Zn
2+
/kg đất + 19,8 g mùn cưa
Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần.
Mỗi công thức gieo 30 hạt. Tưới nước đến độ ẩm 70 – 75%. Thường xuyên
tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất. Sau 15 ngày gieo hạt tiến hành tỉa cây để đảm
bảo mật độ thích hợp cho cây phát triển (12cây/túi)
Sau 50 ngày gieo trồng tiến hành thu hoạch cây và lấy mẫu đất để phân tích.
2.2.4. Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu
- Mẫu đất: được lấy ở tất cả các công thức thí nghiệm, trộn đều đất trong mỗi
công thức thí nghiệm và lấy khoảng 200g đất, phơi khô trong không khí sau đó giã
nhỏ, rây qua rây 1mm để phân tích.
- Mẫu rau: lấy tất cả mẫu rau trong từng công thức thí nghiệm sau 50 ngày
gieo trồng để xác định năng suất, hàm lượng Cu, Pb, Zn tổng số tích luỹ trong cây.
Mẫu rau được loại bỏ các lá già, lá úa vàng, rửa sạch, tráng bằng nước cất một lần
rồi phơi trong không khí đến khi ráo nước. Sấy ở 85
0
C đến trạng thái khô giòn và
giã nhỏ thành dạng bột rồi đem phân tích.
2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
25

×