Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu và sử dụng một số loài thực vật thuộc họ xoan (Meliaece) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại Đồng Hỷ Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 84 trang )

Nguyen Thi Lan Hương - Nghiên cứu và sử dụng một số loài thực vật thuộc
họ xoan (Meliaece) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân
chính vụ năm 2010 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
LỜI CAM
ĐOAN


Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác giả cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.

Tác giả


Nguyễn Thị Lan Hƣơng

Nguyen Thi Lan Hương - Nghiên cứu và sử dụng một số loài thực vật thuộc
họ xoan (Meliaece) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân
chính vụ năm 2010 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
LỜI CẢM ƠN
Hiện nay ,việc sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
học đã làm ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng sinh học và chứa đựng
nguy cơ bùng phát dịch hại cây trồng Vì vậy việc dùng các loại cây cỏ có
chứa chất độc dùng làm thuốc trừ sâu vừa có tác dụng tiêu diệt sâu hại cây


trồng vừa khắc phục hiện tượng của thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa
học. Đây cũng chính là cơ sở tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn cho người
tiêu dùng góp phần làm tăng giá trị nông sản trong xu thế hội nhập khu vực và
quốc tế. Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và sử dụng một số loài thực vật thuộc họ xoan (Meliaece)
trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ đông xuân chính vụ năm 2010 tại
Đồng Hỷ - Thái Nguyên”.
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành trồng trọt, tôi
xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy cô giáo đã tận tình
chỉ bảo trong suốt thời gian học tập và tiến hành làm đề tài tốt nghiệp. Đặc
biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy: GS.TS Trần Ngọc
Ngoạn và cô giáo: Th.S Bùi Lan Anh là các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện đề tài này. Trong quá trình tiến hành làm đề tài, không tránh
khỏi những sai sót, tôi mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô
giáo để tôi có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân
thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hƣơng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm 4
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2007 5
Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng rau ở một số địa phương trong tỉnh 15
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số loại rau chính của
tỉnh Thái Nguyên qua các năm 17
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến
tháng 02/2011 37
Bảng 3.2: Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ 2010 tại

huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên 38
Bảng 3.3: Diễn biến của sâu hại bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 39
Bảng 3.4. Hiệu lực xua đuổi sâu hại của dung dịch ngâm quả xoan và dung
dịch ngâm lá xà cừ 43
Bảng 3.5. Hiệu lực gây ngán sâu hại của dung dịch ngâm quả xoan Neem và
dung dịch ngâm lá xà cừ 46
Bảng 3.6. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm quả xoan Neem và
dung dịch ngâm lá xà cừ 50
Bảng 3.7. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm quả xoan
Neem và dung dịch ngâm lá xà cừ (Thí nghiệm ngoài ruộng) 53
Bảng 3.8: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 58
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến sâu hại qua các thời kỳ điều tra 41
Hình 3.2. Hiệu lực xua đuổi sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm quả
xoan Neem và dung dịch ngâm lá xà cừ 42
Hình 3.3. Hiệu lực gây ngán sâu hại của dung dịch ngâm quả xoan Neem &
dung dịch ngâm lá xà cừ 45
Hình 3.4. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm quả xoan Neem
và dung dịch ngâm lá xà cừ 49
Hình 3.5. Hiệu lực tiêu diệt sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm quả
xoan Neem và dung dịch ngâm lá xà cừ (Thí nghiệm ngoài
ruộng) 52
Hình 4.6. Khối lượng trung bình bắp 57
Hình 4.7. Năng suất lý thuyết 57
Hình 4.8. Năng suất thực thu 58
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2

2.1. Mục đích của đề tài 2
2.2. Yêu cầu của đề tài 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới 4
1.2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây rau 9
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau 9
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây rau 11
1.3. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên
nói riêng 13
1.3.1. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam 13
1.3.2. Thực trạng sản xuất rau tại Thái Nguyên giai đoạn từ 2006 - 2010 15
14. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật nói chung và cây xoan Neem, cây
xà cừ nói riêng trong phòng trừ sâu hại trên thế giới và Việt Nam 18
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật trong phòng trừ sâu hại
18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về cây xoan Neem trong phòng trừ sâu bệnh hại 22
1.4.3. Tình hình nghiên cứu cây xà cừ trong phòng trừ sâu hại 27
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Thời gian, địa điểm và điều kiện thực hiện đề tài 29
2.2.1. Thời gian và địa điểm 29
2.2.2. Điều kiện thực hiện đề tài. 29
2.2.3. Quy trình kỹ thuật trồng rau bắp cải 30
2. 3. Nội dung nghiên cứu 31
2.3.1. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tại

điểm thực tập. 31
2.3.2. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của dung dị ch ngâm quả cây cây xoan
Neem và dung dị ch ngâm lá cây xà cừ trong phòng trừ sâu hại bắp cải tại
Thái Nguyên trong năm 2010. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu 31
2.4.1. Điều tra thành phần và diễn biến của sâu hại trên rau bắp cải tại
Thành phố Thái Nguyên 31
2.4.2. Nghiên cứu hiệu lực trừ sâu của dung dị ch ngâm quả cây xoan
Neem và dung dị ch ngâm lá cây xà cừ 31
2.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dị ch ngâm quả cây xoan Neem và
dung dị ch ngâm lá xà cừ đến năng suất rau bắp cải tại Thái Nguyên 36
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Thái Nguyên tháng 10/2010 đến tháng
02/2011 37
3.2. Thành phần sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân chính vụ năm 2010 tại
Đồng Hỷ - Thái Nguyên 38
3.3. Kết quả nghiên cứu diễn biến các loài sâu hại rau bắp cải qua các kỳ điều tra 38
3.4. Kết quả nghiên cứu hiệu lực xua đuổi sâu hại của dung dịch ngâm quả
xoan, lá xà cừ 42
3.6. Kết quả nghiên cứu hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm quả
xoan, lá xà cừ (Thí nghiệm trong phòng) 48
3.7. Kết quả nghiên cứu hiệu lực tiêu diệt sâu hại của dung dịch ngâm quả
xoan, lá xà cừ (Thí nghiệm ngoài ruộng) 52
3.8. Kết quả nghiên cứu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 57
KẾ T LUẬ N VÀ KIẾ N NGHỊ 60
1. Kế t luậ n 60
2. Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu được trong mỗi bữa ăn
hàng ngày của con người, vì rau cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như:
vitamin, lipit, protein và các chất khoáng quan trọng như: canxi, phốt pho,
sắt,… cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra rau còn cung cấp một
lượng lớn các chất xơ có khả năng làm tăng nhu mô ruột và hệ tiêu hóa, là
thành phần hỗ trợ sự di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa giúp cho hoạt
động co bóp của đường ruột được dễ dàng.
Rau là nguyên liệu quan trọng trong ngành chế biến, đồng thời là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị, góp phần làm tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc
dân. Khi đời sống phát triển thì nhu cầu về rau ngày càng cao, vì nó không
những chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho sự
phát triển cơ thể, mà rau còn là nguồn thức ăn giúp ngon miệng, dễ hấp thụ.
Trong mâm cơm, rau quả tươi góp phần quan trọng để tăng sức hấp dẫn của
các món ăn.
Thái Nguyên là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, phần lớn nông
dân vùng chuyên canh rau, trồng rau trên diện tích nhỏ lẻ, manh mún, không

tập trung (khoảng 200 – 600 m
2
/nông hộ). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của
nông dân trồng rau ở Thái Nguyên còn thấp (chủ yếu có trình độ cấp 1, 2 và
chỉ có khoảng 5 – 6% số người có trình độ cấp 3), cho nên họ canh tác chủ
yếu theo kinh nghiệm, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật một cách bừa
bãi, chỉ vì mục đích kinh tế mà họ sẵn sàng phun bất cứ một loại thuốc BVTV

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
nào để diệt trừ sâu bệnh hại. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay đa số nông
dân vùng sản xuất rau chuyên canh một số vùng chuyên canh rau thuộc tỉnh
Thái Nguyên đã và đang sử dụng hơn 37 loại thuốc trừ sâu và 29 loại thuốc
trừ bệnh hại cho trên 32 loại rau cải với số lần phun dao động từ 6 – 9 lần/vụ.
Ngoài ra, họ còn sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có độ độc cao nhóm I,
hoặc một vài loại thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng trên rau. Với
phương thức canh tác như trên là nguyên nhân gây nên những hậu quả
nghiêm trọng ngoài khả năng kiểm soát của con.
Trước thực tế đó, để góp phần tạo dựng và thiết lập nên một nền nông
nghiệp sạch, an toàn, ổn định và bền vững; đồng thời góp phần nâng cao ý
thức mọi người về vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc hóa học
BVTV, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống, và đáp ứng nhu cầu
rau sạch phục vụ nhu cầu cuộc sống người dân Thái Nguyên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu và sử dụng một số loài thực vật thuộc
họ xoan (Meliaceae) trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải vụ Đông Xuân
chính vụ năm 2010 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên ”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
- Xác định hiệu lực trừ sâu hại rau bắp cải của dung dịch ngâm quả cây xoan

Neem và dung dịch ngâm lá cây xà cừ;
- Đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng dung dịch ngâm quả cây
xoan Neem và dung dịch ngâm lá cây xà cừ đến sinh trưởng, phát triển của
rau bắp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Điều tra, mô tả thành phần sâu hại rau bắp cải.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng dung dịch ngâm quả cây xoan Neem và
dung dịch ngâm lá cây xà cừ trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải.
- Đánh giá ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả cây xoan Neem và dung
dịch ngâm lá cây xà cừ trong phòng trừ sâu hại rau bắp cải đến năng suất rau
bắp cải tại Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đánh giá hiệu lực diệt trừ sâu hại rau bắp cải dung dịch ngâm quả của cây
xoan và dung dịch lácây xà cừ.
- Góp phần nâng cao ý thức mọi người về nền nông nghiệp sinh thái,
hạn chế sử dụng các loại thuốc hoá học BVTV, cải tạo sinh cảnh và môi
trường sống.
.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu dung dịch ngâm quả cây xoan Neem và dung dịch ngâm
lá cây xà cừ có khả năng trừ sâu hại rau bắp cải là cơ sở cho nghiên cứu tìm
hiểu hoạt chất và cơ chế tác động của hoạt chất đó lên sâu hại.
- Góp phần khai thác tiềm năng sử dụng nguồn tài nguyên thực vật
trong việc dập tắt các nạn dịch gây ra trong sản xuất nông, lâm nghiệp để
nâng cao năng suất, chất lượng nông sản phẩm, đồng thời bảo vệ được môi
trường, giữ cân bằng sinh học và bảo vệ những loài thiên địch.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều chủng loại rau được gieo trồng, diện
tích rau ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu về rau của người dân (Mai
Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996) [1]. Năm 1961 - 1965, tổng
lượng rau của thế giới là 200.234 tấn; từ năm 1971 - 1975 tổng lượng rau đạt
293.657 tấn và từ năm 1981 - 1985 là 392.060 tấn; đến năm 1996 tổng lượng rau
đã lên đến 565.523 tấn. Sản lượng rau trên thế giới tăng lên rất nhanh, điều đó
chứng tỏ nhu cầu rau của con người ngày càng tăng. Trên thế giới, những nước
có sản lượng rau tăng nhanh nhất là Ý, năm 1961 đạt 9.859 nghìn tấn; đến năm
1996 sản lượng tăng đạt 13.555 nghìn tấn. Ở Hà Lan, năm 1985 bình quân 84
kg/người/năm; đến năm 1990 đạt 202 kg/người/năm. Ở Canada, mức tiêu thu
rau bình quân là 70 kg/người/năm (Tạ T. Thu Cúc và CS, 2000) [5].
Cho đến nay, tình hình sản xuất rau trên thế giới không ngừng phát
triển cả về diện tích và sản lượng thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tấn/ha)
Sản lƣợng (tấn)
2004
15.937.621

14,3413
228.567.064
2005
16.478642
14,2494
234.811.143
2006
16.882.868
14,3506
242.279601
2007
17.022.433
14,4379
245.079.950
(Nguồn: FAO - 2009) [11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Qua bảng 1.1 ta thấy: Tình hình sản xuất rau trên thế giới từ năm 2004
trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
- Về diện tích: Từ năm 2004 - 2007 diện tích trồng rau trên thế giới dã
tăng lên nhanh chóng. Năm 2004 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có
15.937.621 ha nhưng đến năm 2007 đã lên tới 17.022.433 ha. Như vậy chỉ sau
3 năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng 1.084.812 ha (trung bình tăng
634.330,6 ha/năm). Qua đó ta thấy được cây rau chiếm vị trí ngày càng quan
trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tương đối ổn định
dao động nhẹ từ 14,3413 - 14,4379 tấn/ha.
- Về sản lượng: Từ năm 2004 trở lại đây tuy năng suất rau không tăng

nhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng
rõ rệt, bình quân hàng năm tăng 6.307.889,4 tấn/năm. Điều đó chứng tỏ nghề
trồng rau trên thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau xanh trở
thành nhu cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên với đời sống của con người.
Cây rau phân bố không đều giữa các nước và châu lục trên thế giới, qua
tìm hiểu chúng tôi thu được kết quả sau thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất rau ở một số khu vực trong năm 2007
Khu vực
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lƣợng (tấn)
Thế giới
17.022.433
144,397
245.079.950
Châu Âu
675.040
167,677
11.318.921
Châu Á
13.719.615
155,018
212.678.906
Châu Mĩ
513.876
130,097
6.685.405
Châu Phi
2.077.157
66,732

1.386.148
Châu Úc
36.745
145,524
534.730
(Nguồn FAO, 2009) [11]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Trong các châu, châu Á có diện tích trồng
rau lớn nhất chiếm tới 80,54% (13.719.615 ha) diện tích rau của thế giới trong
khi đó châu Úc chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ bằng 5,88% (36.745 ha) diện tích rau
của thế giới.
- Về năng suất: châu Âu là châu lục có năng suất rau cao nhất thế giới
và cao hơn năng suất bình quân của thế giới đạt 167,677 tạ/ha. Đứng thứ hai
là châu Á có năng suất bình quân lớn hơn thế giới là 10,621 tạ/ha (155,018
tạ/ha), tiếp theo là châu Úc và Châu Mĩ, thấp nhất là châu Phi có năng suất là
66,732 tạ/ha, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới 2,16 lần.
- Về sản lượng: Châu Úc có sản lượng rau thấp nhất đạt 534,730 và cao
nhất là châu Á với sản lượng 212.678.906 tấn rau chiếm tới 85,47% sản lượng
rau thế giới. Trong đó, riêng Trung Quốc có sản lượng rau đạt 147.212.000
tấn, cao hơn rất nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều
nước khác. Sau Trung Quốc là Ấn Độ có sản lượng rau đạt 29.117.400 tấn;
Philippin đạt 4.500.000 tấn. Bên cạnh sự gia tăng về năng suất và sản lượng
thì chất lượng rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công
nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hóa chất tồn đọng trong rau
ngày càng được thực hiện triệt để hơn (Faostat, 2009).[11]
1.1.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Ngay từ đời vua Hùng, người

ta đã phát hiện thấy bầu, bí được trồng trong vườn gia đình. Theo sổ sách ghi
chép thì cây rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ thử X. Thế kỷ thử XVIII, Lê
Quý Đôn đã tổng kết các vùng phân bố rau trong cả nước. Vào giữa thế kỷ
IXX, nhân dân ta đã biết trồng cải trắng và cải bẹ đông dư. Cuối thế kỷ IXX,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
nhân dân đã biết trồng rất nhiều loại rau có nguồn gốc từ Châu Âu như: cải
bắp, su hào, súp lơ, cà rốt, hành tây,… Thế kỷ XX, ở nước ta đã hình thành và
phát triển các vùng chuyên canh. Mặc dù, nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ
rất sớm, trước cả nghề trồng lúa nước nhưng sản xuất rau còn manh mún, các
chủng loại rau còn nghèo nàn, diện tích và sản lượng thấp so với tiềm năng
đất đai, khí hậu Việt Nam.(Tạ T. Thu Cúc và CS, 2000) [5].
Theo Bùi Hoàn Hảo, Đào Thanh Vân, (2000) [7] cho đến nay chúng ta
có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau.
Riêng rau trồng có hơn 30 loài trong đó có 15 loài là rau chủ lực. Trong số
này có hơn 80% là rau ăn lá.
Theo Trần Khắc Thi (2003) [14], năm 1995, cả nước có diện tích trồng
rau là 368,5 ha, sản lượng là 4.145,56 triệu tấn. Nếu so với năm 1985 thì diện
tích rau tăng 46,4%, bình quân mỗi năm tăng 10.000 ha. Diện tích trồng rau
trong cả nước tính đến năm 2000 là 445.000 ha, tăng 261.090 ha, tăng khoảng
70% so với năm 1990. Bình quân hàng năm tăng 18,4% nghìn ha (mức trung
bình 7%/năm). Trong đó, các tỉnh phía Bắc là 249.200 ha, chiếm 56%, còn
các tỉnh phía Nam là 196.000 ha, chiếm 44% diện tích canh tác.
Theo số liệu thống kê của FAO (2006), những năm gần đây, diện tích
rau của ta ngày càng được mở rộng từ 494.500 ha năm 2001 lên 525.000 ha
năm 2005, bình quân mỗi năm tăng 7.625 ha (mức tăng 1,5%/năm).
Theo Phạm Thị Thùy (2006) [15], năng suất rau xanh ở nước ta còn
thấp và bấp bênh. Năm 1998, năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 144,8 tạ/ha

bằng 80% so với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 80 tạ/ha). Nếu so
với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình quân trong cả nước trong 10 năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
cũng chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh,
Đà Lạt là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất
bình quân ở mức 160 tạ/ha. Năng suất trung bình thấp nhất là ở các tỉnh miền
trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước. Theo số liệu
thống kê, những năm gần đây năng suất tương đối ổn định, năm 2005 đạt
125,714 tạ/ha (Faostat, 2006).[10]
Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn,
tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng năm đạt từ
1990 - 2000 là xấp xỉ 260.000 tấn (Trần Khắc Thi, 2003) [14]. Do diện tích
tăng nhanh làm cho sản lượng rau ở nước ta tăng đáng kể, từ 5.632.100 tấn
năm 2000 tăng lên 6.600.000 tấn năm 2005. Như vậy, chỉ trong 4 năm sản
lượng rau tăng 967.900 tấn, chủ yếu từ hai vùng chuyên rau chuyên canh ven
thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực (FAO, 2006).[10]
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau ở nước ta trong thời gian qua,
nhiều tác giả cho rằng: hiện nay sản lượng và năng suất rau ở nước ta còn
thấp, qui mô còn phân tán, chất lượng không ổn định, phần lớn rau không đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp. Mức tiêu thụ nội địa còn
thấp, chỉ số bình quân đầu người đạt 60 - 65 kg/năm. Sở dĩ có những hạn chế
đó là do, việc quản lý, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu thiên về năng
suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm cho nên rau tươi Việt Nam
chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Mặt khác, xuất khẩu rau còn quá ít,
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế kém. Rau quả của nướ c ta tuy đa
dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp,
bao bì mẫu mã chưa thích hợp, thị trường rau còn đơn điệu và nghèo nàn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Hiện nay, Việt Nam có 40 nước là thị trường xuất khẩu rau nhưng chúng ta lại
không đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 1 - 2% sản lượng. Rau
nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế mà ngay cả trong
nước vì rau tươi của chúng ta đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át (Cục chế
biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn, 2000; Đường Hồng Dật, 1971;
Đường Hồng Dật, 2002; Nguyễn Văn Miện, Nguyễn Trọng Hùng, Ngô Văn Công,
2001) [4].
Thời gian qua, một số địa phương đã triển khai sản xuất rau an toàn,
bước đầu đạt được một số thành tựu, điển hình là các thành phố như: Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt. Tính đến năm 1999, diện tích trồng rau an toàn
của cả nước đạt 1.082,5 ha, với sản lượng đạt khoảng 14.000 tấn/năm (Phạm
Thị Thùy, 2006)[15]. Rau trồng chủng loại đa dạng và phong phú, đến nay đã
có hơn 30 loại với 15 loại rau chủ lực. Trong số đó có hơn 80% là rau ăn lá
(Mai Phương Anh, Trần Văn Lài, Trần Khắc Thi, 1996; Cục chế biến nông
lâm sản và ngành nghề nông thôn, 2000) [1].
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế của cây rau
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây rau
Rau là thực phẩm không thể thay thế được trong bữa ăn hàng ngày của
con người, trong thức ăn hàng ngày cơ thể hấp thu nhiều nguồn dinh dưỡng từ
các nguồn thức ăn như: thức ăn từ động vật (thịt, tôm, cá,…) cung cấp chủ
yếu protein và lipit, thức ăn từ thực vật (lúa, ngô, khoai, sắn,rau,…) cung cấp
chủ yếu các loại vitamin A, B, C, D, E các loại muối khoáng, chất xơ là
những chất dinh dưỡng không thể thiếu được đối với các hoạt động sinh lý
của cơ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
Theo quan điểm của các nhà dinh dưỡng học, để đáp ứng cho sự bình
thường mỗi người cần từ 250 – 300g rau xanh/ngày trong khi đó thống kê của
Việt Nam mới cung cấp được 60 g/người/ngày (Trần Khắc Thi - 2003)[14],
như vậy mới đáp ứng được 20 – 30% nhu cầu về rau.
Hiện nay, trong khẩu phần ăn của con người, rau xanh cung cấp
khoảng 90 – 99% nguồn vitamin A, 60 – 70% vitamin B
2
và gần 100%
vitamin C. Vitamin đã giúp cho các hoạt động sinh lý trong cơ thể diễn ra một
cách bình thường, mỗi loại vitamin có một chức năng khác nhau, nếu thiếu
bất kỳ một loại vitamin nào sẽ gây rối loạn chức năng hoạt động sống của con
người, ví dụ: nếu thiếu vitamin A sẽ bị bệnh quáng gà, hoặc mắt không có khả
năng thích nghi với ánh sáng mờ, nếu bị nặng sẽ phát triển thành bệnh
Xeropthlmia làm hỏng thị lực. Thiếu vitamin B sẽ gây mệt mỏi, kém ăn, cơ
thể tê phù. Thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng, chân tay mệt mỏi, cơ thể
suy nhược. Thiếu vitamin D làm cho trẻ chậm lớn, còi xương,… Như vậy,
nếu thiếu các loại vitamin sẽ làm giảm sức dẻo dai, giảm hiệu suất làm việc,
dễ phát sinh bệnh tật. Do đó, trong lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày,
mỗi người phải cần một lượng vitamin nhất định (Bùi Bảo Hoàn & Đào
Thanh Vân, 2000) [7 ].
Ngoài việc cung cấp vitamin rau còn cung cấp cho con người một
lượng chất khoáng đáng kể như Ca, P, Na, K, Fe,…các chất này có nhiều tác
dụng trong việc bồi bổ sức khoẻ, chống thiếu máu, tăng sự dẻo dai và sức
chống đỡ bệnh tật. Các loại muối khoáng còn có tác dụng trung hoà độ chua
do dạ dày tiết ra khi tiêu hoá thức ăn, làm tăng khả năng đồng hoá protein.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
Chất xơ trong rau giúp sự tiêu hoá được điều hoà, chống táo bón, giữ
được cảm giác no. Ngoài ra chất xơ ảnh hưởng có lợi đến hàm lượng
cholesterol trong máu, do vậy ảnh hưởng tốt đến huyết áp và tim, ngăn ngừa
được sỏi mật và ung thư ruột. Số lượng chất xơ lớn có trong rau và với giá trị
năng lượng thấp của nó sẽ có tác dụng ngăn ngừa bệnh béo phì (Trần Văn
Lài, Lê Thị Hà, 2002) [9].
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây rau
Ngoài giá trị dinh dưỡng rất cao rau xanh còn là một loại cây trồng
mang lai hiệu quả kinh tế khá lớn cho người nông dân. Theo số liệu chính
thức của tổng cục hải quan kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng
6/2009 đạt 46,02 triệu USD tăng 30% so với tháng trước và tăng đến 73,8%
so với tháng 6/2008. Tính chung 6 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này sang các thị trường đạt 209.61 nghìn USD tăng 13,69% so với
cùng kì năm 2008 (Tổng cục hải quan, 2009).[ 13]
Rau là nguyên liệu của các ngành công nghiệp thực phẩm như:
- Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau,…)
- Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây,…)
- Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt, )
- Công ngiệp chế biến thuốc, dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị,…)
- Làm hương liệu (hạt mùi, ớt,…)
Rau góp phần phát triển các ngành kinh tế khác như ngành chăn nuôi
(rau là nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi).
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều
vùng sinh thái khác nhau với lợi thế là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
trồng được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực

trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo cho nông dân
Việt nam. Mặt khác, rau có đặc điểm là kích thước nhỏ nên cây rau rất thích
hợp trồng xen hay gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ
nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân, 2000) [7].
Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác
năng suất/một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian, vì chúng có đặc điểm là
sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn. Theo cẩm nang
trồng rau, cứ 1 ha khoai tây có thể cung cấp lượng calo nhiều hơn 1 - 1,5 lần
so với 1 ha lúa hoặc lúa mì, năng suất đậu có thể lên tới 20 30 tấn/ha trong đó
5 - 6 tháng, chỉ trong 20 - 30 ngày năng suất rau dền và rau muống đạt tới 10
tấn/ha (Trần Văn Lài, Lê Thị Hà, 2002) [9].
Theo Tô Thị Thu Hà và Nguyễn Văn Hiền (2005)[6], tại vùng ven đô
Hà Nội, thu nhập của việc trồng rau cao gấp 4 lần so với các cây lương thực,
trong khi chi phí chỉ gấp 2 lần. Điều này dẫn tới lãi thuần của cây rau cao hơn
14 lần so với cây lương thực.
Cây rau đã góp phần cải thiện được đời sồng của người nông dân trong
những năm gần đây, góp phần xoá đói giảm nghèo, điển hình:
Ở Hưng Yên diện tích rau màu của huyện Yên Mỹ chỉ được trồng với
diện tích nhỏ nhưng hiện nay cây rau đã trở thành cây trồng có giá trị kinh tế
cao cho thu nhập 5 - 7 triệu đồng/sào. [16]
Xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc) tỉnh Đồng Nai là một vùng thuần
nông trước đây người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên đời sống hết
sức khó khăn. Vài năm gần đây nhiều nông dân đã chuyển diện tích trồng lúa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
sang trồng rau, đậu các loại, năng suất 3,5 tấn/sào mang lạ i thu nhập cao hơn
trồng lúa 6 - 7 lần. [2]
Người dân xóm 7, xã Yên Khánh (Ninh Bình) đã thành công trong

phát triển rau trái vụ với gần 100 hộ tham gia, bình quân các hộ trong xã đều
đạt thu nhập từ 20 - 30 triệu đồng nhờ trồng rau trái vụ [3]
Như vậy so với các cây trồng khác cây rau là cây có giá tri kinh tế cao,
cho thu nhập vượt trội hơn so với lúa và một số loại cây trồng khác, điều này
đã được thực tiễn chứng minh và công nhận.
1.3. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên
nói riêng
1.3.1. Thực trạng sản xuất rau tại Việt Nam
Ở nước ta do cấu trúc địa hình phức tạp nằm trong vùng nhiệt đới có
gió mùa, ngoài hai đồng bằng chính là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng
Sông Cửu Long, còn lại đại bộ phận chiếm 2/3 là đồi núi gây nên nhiều vùng
khí hậu khác nhau từ đó gây ra không ít khó khăn cho việc sản xuất rau ở
nước ta. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều điều kiện tốt cho sâu bệnh phát triển và
diễn biến hết sức phức tạp. Mặt khác, người dân thì chạy theo lợi nhuận nên
một số loại rau trong quá trình sản xuất để loại trừ sâu bệnh hại, người sản
xuất đã sử dụng bừa bãi các loại thuốc BVTV gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn
đến việc bệnh phát triển ngày càng mạnh hơn… Sản xuất rau ở nước ta còn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thường xuyên xảy ra bão lụt thiên tai,
gây nhiều rủi ro cho người sản xuất. Môi trường sống bị ô nhiễm, hệ sinh thái
mất cân bằng đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của con người bị nhiễm độc sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và các thế hệ trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Mặc dù nghề trồng rau trong những năm vừa qua có những bước tiến
đáng kể, nhưng mới tập trung ở khu vực chuyên canh ven thành phố, lượng
hạt giống mới nhập về còn hạn chế, chưa có một nền sản xuất lớn tập trung
chưa đáp ứng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Do đó,
năng suất rau còn thấp, giá thành lại cao, chưa coi trọng quản lý, kỹ thuật

canh tác chủ yếu tập chung vào năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản
phẩm. Do đó, rau tươi ở Việt Nam chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng
dẫn đến hạn chế rất nhiều cho xuất khẩu.
* Phương hướng khắc phục
Để đảm bảo có rau sạch cung cấp cho thị trường, an toàn cho người sử
dụng, môi trường sống và vật nuôi không bị ảnh hưởng thì đòi hỏi các nhà
nghiên cứu phải tìm ra các biện pháp kỹ thuật mới có thể đáp ứng nhu cầu sản
xuất rau sạch. Vì thế hiện nay vấn đề về rau sạch được những người nghiên
cứu người sản xuất, và đông đảo người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn. Như
trồng rau trong nhà lưới, phương pháp luân canh, thủy canh, chọn và tạo
giống rau chế biến rau trái vụ bước đầu các công nghệ sản xuất rau sạch (có
hàm lượng nitrat dư lượng thuốc hóa học, kim loại nặng và sinh vật dưới
ngưỡng cho phép), tập trung phát triển các giống tốt cho sản xuất. Do đó để
hạn chế và khắc phục những nhược điểm khi dùng thuốc hóa học, xu hướng
chung hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta nhiều tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu các loại ký sinh thiên địch, các loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc,
đặc biệt chú trọng đến các chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật, côn
trùng như các chế phẩm Bt, vius và nấm ký sinh các loại côn trùng gây hại,
bởi các chế phẩm trên không độc hại đối với người và gia súc giảm bớt hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
giảm hoàn toàn thuốc hóa học giữ được quần thể sâu hại phát triển, sau hại ở
mức thấp nhất tránh bộc phát thành dịch, bảo vệ các côn trùng có ích và các vi
sinh vật có ích… Bảo vệ được sức khỏe con người góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, lấy lại sự cân bằng trong hệ sinh thái.
1.3.2. Thực trạng sản xuất rau tại Thái Nguyên giai đoạn từ 2006 - 2010
Theo thống kê của cục thống kê Thái Nguyên từ năm 2006 - 2010,
diện tích gieo trồng và sản lượng rau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3. Diện tích, sản lượng rau ở một số địa phương trong tỉnh
Địa điểm
Diện tích (ha)
Sản lƣợng (tấn)
2006
2007
2008
2009
2010
2006
2007
2008
2009
2010
Toàn tỉnh
7176
7982
8047
7724
8920
8523
99879
116745
117798
139635
TP Thái Nguyên
801
782
709
776

815
14774
14567
12492
13745
15382
Sông Công
276
300
349
381
421
2779
3147
4603
5455
6133
Định Hóa
664
684
725
651
778
5913
6059
8140
8983
10497
Võ Nhai
324

348
333
426
324
2667
3145
4175
5436
4448
Phú Lƣơng
536
529
521
392
290
5952
5460
6520
4656
3718
Đồng Hỷ
1013
1211
1270
1055
1071
14758
18160
21908
18359

19469
Đại Từ
1002
1460
1572
1699
2417
10318
17470
22548
25158
36182
Phú Bình
1185
1220
1231
1178
1381
10931
13585
17010
17477
21326
Phổ Yên
1375
1448
1337
1166
1423
17140

18286
19349
18460
22480
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tháng 3/2011)[12]
Qua bảng 1.3 cho thấy từ năm 2006 đến nay (năm 2010) tình hình sản
xuất rau ở Thái Nguyên đã tăng theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhìn chung
toàn tỉnh về cả diện tích và sản lượng rau đều tăng lên, cụ thể vào năm 2006

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
diện tích rau toàn tỉnh là 7.176 ha cho đến năm 2010 diện tích đạt 8.920 ha
tăng 1,24 lần so với năm 2006. Về sản lượng năm 2006 đạt 8.523 tấn nhưng
đến năm 2010 sản lượng đã đạt tới 139.635 tấn tăng 1,36 lần so với năm
2006. Tuy nhiên, diện tích trồng rau ở các huyện còn có sự chênh lệch khá rõ
ràng như: ở huyện Đại Từ vào năm 2010 là vùng có diện tích trồng rau lớn
nhất là 2.417 ha gấp 8,33 lấn so với huyện trồng rau ít nhất là huyện Phú
Lương chỉ đạt 290 ha (2010).
Riêng về huyện Đồng Hỷ đây cũng là một vùng trồng rau lớn của tỉnh.
Diện tích trồng rau của huyện đứng thứ 4 trong tỉnh (2010) chiếm 12% so với
diện tích trồng rau toàn tỉnh. Tuy nhiên diện tích trồng rau của huyện qua các
năm lại có xu hướng giảm xuống cụ thể năm 2008 diện tích trồng rau của
huyện là 1270 ha nhưng đến năm 2010 diện tích chỉ còn 1.071 ha.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng chủ yếu phụ
thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu, những biến động bất thường của tự
nhiên như nhiệt độ xuống quá thấp vào mùa đông, khô hạn kéo dài… làm ảnh
hưởng sấu tới sản xuất rau. Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng
của địa phương, sử dụng đất nông nghiệp vào các mục đích khác làm cho diện
tích trồng rau giảm. Tuy diện tích rau có giảm nhưng tổng sản lượng rau của

huyện vẫn tương đối ổn định. Có được điều đó là do sự đầu tư của người dân
trong quá trình chăm sóc, sử dụng những giống rau có năng suất cao… Về sản
lượng rau của huyện năm 2010 đạt 19.469 tấn đứng thứ 4 trong toàn tỉnh và
chiếm 14 % so với tổng sản lượng rau của toàn tỉnh.
Từ đó có thể khẳng định rằng Đồng Hỷ là một huyện có đủ điều
kiện sản xuất rau, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của huyện và một phần tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
Thái Nguyên. Điều đó cho thấy sản xuất rau chiếm một vị trí hết sức quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhằm phục vụ nhu cầu thiết
yếu của nhân dân.
Về năng suất và sản lượng của một số loại rau chính ở Thái Nguyên
được thể hiện qua bảng 1.4:
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số loại rau chính
của tỉnh Thái Nguyên qua các năm

Chỉ tiêu
Năm
Tên rau
2006
2007
2008
2009
2010
Diện tích
(ha)
Rau muống
2.231

2.482
2.502
2.394
2.790
Bắp cải
1.040
1.157
1.172
1.125
1.290
Su hào
958
1.066
1.054
1.012
1.194
Năng suất
(tạ/ha)
Rau muống
124,29
131,63
152,62
160,34
164,42
Bắp cải
133,87
141,78
164,38
172,70
177,09

Su hào
43,22
151,68
175,86
184,76
189,46
Sản lƣợng
(tấ n)
Rau muống
27.728
33.666
38.182
38.386
45.873
Bắp cải
13.922
16.401
19.266
19.428
22.845
Su hào
13.720
16.163
8.536
18.692
22.622
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tháng 3/2011) [12]
Qua bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng rau của tỉnh tuy không nhỏ
nhưng do chưa tập trung, chưa có sự đầu tư lớn, các chủng loại rau chưa có sự
đa dạng mới chỉ sản xuất ở một số loại rau phổ biến như: rau muống, bắp cải,

su hào. Vì vậy, hiệu quả kinh tế còn chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
Tùy vào mùa vụ mà diện tích của các loại rau thay đổi, các loại rau chủ
yếu trong vụ đông xuân là su hào, bắp cải, trong đó diện tích trồng bắp cải là
lớn nhất và tăng dần qua các năm cụ thể: ở năm 2006 diện tích bắp cải là
1.040 ha gấp 1,1 lần so với su hào 958 ha, đến năm 2010 diện tích rau bắp cải
tăng lên 1.290 ha gấp 1,2 lần so với năm 2006. Về sản lượng rau bắp cải vẫn
là loại rau có sản lượng lớn nhất trong vụ này cụ thể là năm 2010 sản lượng
rau bắp cải là 22.845 tấn còn su hào đạt 22.622 tấn.
Qua các năm cùng với sự tăng lên về diện tích và nhận thấy sự quan
trọng của cây bắp cải trong vụ Đông Xuân, cùng với kinh nghiệm và kiến
thức trồng rau của người dân ngày càng cao nên sản lượng rau bắp cải và một
số loại rau khác đều được nâng cao. Từ đó cho thấy rau bắp cải là loại rau chủ
lực và được trồng chủ yếu trong vụ này.
14. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật nói chung và cây xoan Neem, cây
x cừ nói riêng trong phòng trừ sâu hại trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về các loại thực vật trong phòng trừ sâu hại
Từ xa xưa, trong quá trình phát triển con người đã biết khai thác, sử dụng
những cây hoang dại có tính độc để săn bắn, bắ t cá. Dần dần, con người còn biết
dùng những cây dại để trừ chấy rận, rệp, bọ hại người và gia súc.
Từ 300 năm trước công nguyên, khi học giả Theopharastus nhận thấy, cây
đậu Chikpea gây ức chế cây trồng thông qua việc tiết vào đất vào mộ t chất nào đó.
Nhiều năm sau Pliny II và các nhà khoa học Culpeper, Young và De Candol (thế
kỷ I sau công nguyên) cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên đó chỉ là những
nhận xét trực quan chứ không phải là những thí nghiệm so sánh (Rice, 1984).

×