Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm hiv aids được điều trị arv tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 174 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải )
ARV Anti-retroviral (thuốc kháng retrovirus)
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm Y tế
BYT Bộ y tế
HAART highly active antiretroviral therapyphác đồ điều trị tích cực)
HIV Human Immunodeficiency Virus (vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người)
NCMT Nghiện chích ma túy
NTCH Nhiễm trùng cơ hội
OPC Out-patient Clinic (Phòng khám ngoại trú)
PKĐK Phòng khám đa khoa
PKNT Phòng khám ngoại trú
SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống
kê xã hội học)
TTYT Trung tâm y tế
UNAIDS Chương trình Liên hợp Quốc về HIV/AIDS
USAID Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ
VCT Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2.3. Cỡ mẫu và cách chọn 36
2.4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng kết hợp
với định tính 37

CHƯƠNG III 55
KẾT QUẢ 55
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 55


Biểu đồ 1. Nghề nghiệp của các đối tượng 56
3.2. Nhu cầu và thực trạng chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại thành phố Hà Nội 57
  !
"#$$%&'
()*+,
-"#./0
Biểu đồ 2. Tỷ lệ các nội dung hoạt động hiệu quả của CLB/NTL 64
3.3. Đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và một số yếu tố liên
quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm
HIV/AIDS 68
123  4
3.3.1.1. Sự đáp ứng nhu cầu cung cấp dinh dưỡng 71
3.3.1.2. Sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế 76
3.3.1.3. Sự đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xã hội 79
53+678223 ()* 9:;%<=)>?@AB?C1
282DEBF@G>04
3.3.2.1. Các yếu tố liên quan đến sự đáp ứng nhu cầu kiến thức 86
3.3.2.2. Các yếu tố liên quan đến sự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 91
3.3.2.3. Các yếu tố liên quan đến sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế 94
3.3.2.4. Các yếu tố liên quan đến sự đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xã hội 95
3.4. Các giải pháp cho sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người
nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ngoại trú ARV trên địa bàn thành phố Hà
Nội 100
-HI3D ,,
3.4.1.1. Giải pháp về nội dung cung cấp 100
3.4.1.2. Giải pháp về hình thức cung cấp kiến thức 100
3.4.1.3. Giải pháp về nhân lực cho hoạt động cung cấp kiến thức 100
3.4.1.4. Giải pháp về cơ sở trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp kiến thức101
3.4.1.5. Giải pháp về kinh phí cho hoạt động cung cấp kiến thức 101

-HI3D$$%&,
3.4.2.1. Giải pháp nhân lực Y tế 102
3.4.2.2. Giải pháp về đầu tư kinh phí 102
3.4.2.3. Giải pháp phối hợp liên ngành 102
3.4.2.4. Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách 102
3.4.2.5. Các nhóm giải phát can thiệp 103
Các giải pháp chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng của người nhiễm HIVchủ yếu được
thực hiện tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Y tế được thực hiện theo các bước sau: 103
3.4.2.6. Nhóm giải pháp chung 105
-HI3D()*+,!
3.4.3.1. Giải pháp về nhân lực: số lượng và chất lượng 107
a. Điều kiện nhân lực 107
3.4.3.2. Giải pháp liên quan đến cung cấp dịch vụ y tế 109
* Tư vấn tuân thủ 110
* Tư vấn hỗ trợ khi quên liều 110
* Xử trí tác dụng phụ của ARV 111
3.4.3.3. Giải pháp về chuyển tuyến và nhận chuyển tuyến 111
Nắm chắc thực trạng hệ thống các dịch vụ chuyển tuyến 111
Xác định nhu cầu của người bệnh 111
Thảo luận và hỗ trợ người bệnh tiếp cận với các dịch vụ chuyển tuyến 111
Kiểm tra kết quả giới thiệu dịch vụ chuyển tuyến và phản hồi nhận chuyển tuyến. .111
--HI3D()*./0
3.4.4.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động Thông tin - Giáo dục -
Truyền thông 112
3.4.4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng & phát triển dịch vụ chăm sóc xã hội cho
người nhiễm HIV/AIDS 113
3.4.4.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe
cho người nhiễm 114
3.4.4.4. Giải pháp quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý, chăm
sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS 114

3.4.4.5. Giải pháp hỗ trợ duy trì và thành lập các CLB/NTL của người nhiễm
HIV/AIDS 115
CHƯƠNG IV 126
BÀN LUẬN 126
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 126
4.2. Nhu cầu và thực trạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú 127
4.3. Đánh giá thực trạng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm
HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú 129
4.4. Đề xuất một số giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người
nhiễm HIV/AIDS đang điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú 133
Giải pháp về cung cấp kiến thức: bao gồm Giải pháp về nội dung cung cấp; Giải pháp
về hình thức cung cấp kiến thức; Giải pháp về nhân lực cho hoạt động cung cấp kiến
thức; Giải pháp về cơ sở trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cung cấp kiến thức; Giải
pháp về kinh phí cho hoạt động cung cấp kiến thức. Các nhóm giải pháp về cung cấp
kiến thức được chúng tôi nêu trên đây phần nào hiện thực hoá các giải pháp về nâng
cao năng lực và trao quyền cho người nhiễm HIV/AIDS được nêu trong phần tổng
quan kết hợp với các biện pháp mang tính cộng đồng, trao quyền làm chủ cho chính
người nhiễm để họ hành động vì sức khỏe của bản thân nói riêng cũng là vì sức khỏe
của cộng đồng nói chung 133
Giải pháp về dinh dưỡng: bao gồm giải pháp Thông tin - Giáo dục- Truyền thông về
dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng; Giải pháp nhân lực Y tế; Giải pháp về đầu tư kinh
phí; Giải pháp phối hợp liên ngành; Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính
sách; Các nhóm giải phát can thiệp; Nhóm giải pháp chung. Trong đó giải pháp về
nhân lực y tế là quan trọng nhất và đã từng được vận dụng ở nhiều nước trên thế giới
như trong Dự án phối hợp giữa USAID và AED, Hiệp hội Y tế Kitô giáo Kenya. Nhân
viên y tế cộng đồng được đào tạo về chăm sóc tại nhà cơ bản, tạo điều kiện cho họ có
thể đối phó được với các vấn đề như điều trị ARV, lao và theo dõi nhiễm trùng cơ hội;
điều trị bảo tồn và hỗ trợ dinh dưỡng. Nhân viên y tế cộng đồng là cầu nối giữa gia
đình, các dịch vụ hỗ trợ và các dịch vụ HIV/AIDS tại cộng đồng 133

4.5. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS đang
điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú 134
-1;3()*+J3);KLL8MG8NO-
O 
5PQ8RE
GST*M%#M2DRI;7IMU);!
1%#RO282DEBF@4
>"#()*;$4
-1;37I23 %<=)>?@AB?C1J3)%V88
W8)XYZ4
-[)\2%#W8)XY]+U8^8S2^)-
KẾT LUẬN 146
1. Nhu cầu và thực trạng chăm sóc sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị ARV tại thành phố Hà Nội: 146
Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị tại phòng khám nhưng biết phòng khám có
hoặc không tổ chức sinh hoạt CLB/NTL rất thấp chỉ chiếm 19,59% 147
2. Đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và một số yếu tố liên
quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người nhiễm
HIV/AIDS tại các Phòng khám ngoại trú: 147
Đánh giá về sự đáp ứng nhu cầu được cung cấp kiến thức: trong 3.379 đối tượng
phỏng vấn, chỉ có 27,94% đạt 21 điểm trở lên và được đánh giá đạt về đáp ứng nhu
cầu cung cấp kiến thức. Trong đó, phòng khám số ngoại trú TTYT Quận Đống Đa
có tỷ lệ đạt về khả năng đáp ứng kiến thức là lớn nhất (38,46%). Tỷ lệ đạt về khả
năng đáp ứng kiến thức thấp nhất là tại TTYT huyện Ba Vì (11,63%) 147
HI3D$$%&ZR8;_)I3GX`aH3;$baG+DXD$$%&
20$$%&cHI3OdcHI3D2%ScHI3#6
c*)3I3D3M20S3c53*)I38c*)
I3-'
HI3D()*+ZR8;_)HI3DOcHI36782$E
b+cHI3D+DX2^3eEMOR2.f-'

HI3D()*./0ZR8;_)HI3O8;%#7I;20GX
`aH3;$baG+DXcHI3O8;%#g3^$Eb()*./0
;%<*>?@AB?C1cHI33^_O8)8;()* 
9:;%<=)cHI37I]%VMP#6;7I]M
()*M"#;%<=)>?@AB?C1cHI3"#$+Y35hiAGhW8
%<=)>?@AB?C1-'
G^83$bS2^))XYjjklCZmJ3);K7G8NOV0
$ZGO8; ;ROM"#nRI;^)+M"#O8;
^ ,
1;3M2338^8S2^)Z18^8M7I2#ZO8;^R
;368)8)XYc@O8;(<8co;3^3
Op[S2%#f$b2K3cG$Eb()* ;nRq$r
ni>dGc>+20_,
KIẾN NGHỊ 151
1. Về nhân lực 152
2. Về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị 155
3. Về kinh phí 156
-h0Y`V2%8jXYr#2%#I3J3);K;
>0!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 159
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Phân bố đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu 55
Bảng 2. Phân bố đối tượng theo các dự án hỗ trợ điều trị ARV 57
Bảng 3. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV thấy cần phải cung cấp
các kiến thức 57
Bảng 4. Tỷ lệ các lý do mà người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV cho rằng
tại sao cần cung cấp các thông tin như trên cho người nhiễm HIV/AIDS
đang điều trị tại các PKNT 57
Bảng 5. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV được cung cấp các
thông tin 58

Bảng 6. Tỷ lệ các nội dung kiến thức được cung cấp 58
Bảng 7. Tỷ lệ người nhiễmHIV/AIDS được cung cấp kiến thức từ cán bộ
truyền thông tại phòng khám 59
Bảng 8. Tỷ lệ một số dinh dưỡng mà người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV
được hỗ trợ 60
Bảng 9. Các loại thuốc nâng cao thể trạng bệnh nhân được cung cấp 62
Bảng 10. Tỷ lệ các địa điểm mà người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV từng
bị kỳ thị, phân biệt đối xử 63
Bảng 11. Tỷ lệ hình thức mà người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV bị kỳ
thị, phân biệt đối xử tai PKNT 63
Bảng 12. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tham gia CLB/NTL.64
Bảng 13. Tỷ lệ các lý do người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV không tham
gia câu lạc bộ, nhóm tự lực 64
Bảng 14. Nguồn thu nhập chính của người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV
65
Bảng 15. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV được các PKNT cho
vay vốn hay gợi ý giới thiệu việc làm 65
Bảng 16. Phân bố đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế theo các nguồn 66
Bảng 17. Nội dung kiến thức phù hợp với bệnh nhân 68
Bảng 18. Nội dung kiến thức phù hợp với bệnh nhân giai đoạn chuẩn bị
điều trị 68
Bảng 19. Nội dung kiến thức phù hợp với bệnh nhân giai đoạn điều trị 68
Bảng 20. Hình thức tổ chức có phù hợp và hiệu quả với bệnh nhân 69
Bảng 21. Khả năng tuyên truyền cho người khác sau khi được cung cấp
kiến thức 69
Bảng 22. Kinh phí hỗ trợ tổ chức, đi lại 69
Bảng 23. Phương tiện phục vụ giảng dạy 70
Bảng 24. Bảng tổng điểm và kết quả đánh giá sự đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
kiến thức cho bệnh nhân đang điều trị ARV 70
Bảng 25. Bảng tỷ lệ phân bố khả năng đáp ứng về hỗ trợ kiến thức cho

bệnh nhân điều trị ARV theo từng PKNT 70
Bảng 26. Trung bình điểm đánh giá khả năng đáp ứng về cung cấp kiến
thức tại các phòng khám 71
Bảng 27. Tỷ lệ bệnh nhân báo cáo phòng khám có hỗ trợ về dinh dưỡng cho
bệnh nhân 72
Bảng 28. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV Nhận được hỗ trợ về
dinh dưỡng 73
Bảng 29. Tỷ lệ các đối tượng đủ tiêu chuẩn nhận được hỗ trợ dinh dưỡng 73
Bảng 30. Tỷ lệ các đối tượng được phát miễn phí thuốc nâng cao thể trạng
73
Bảng 31. Tỷ lệ bệnh nhân được hỗ trợ các loại dinh dưỡng 74
Bảng 32. Tỷ lệ bệnh nhân đạt 2 điểm về hiệu quả tác động lên thể trạng
bệnh nhân sau khi được hỗ trợ dinh dưỡng 74
Bảng 33. Bảng tổng điểm và kết quả đánh giá sự đáp ứng nhu cầu hỗ trợ
dinh dưỡng cho bệnh nhân đang điều trị ARV 75
Bảng 34. Bảng tỷ lệ phân bố khả năng đáp ứng về chăm sóc dinh dưỡng cho
bệnh nhân điều trị ARV theo từng PKNT 75
Bảng 35. Trung bình điểm đánh giá khả năng đáp ứng về cung cấp dinh
dưỡng tại các phòng khám 76
Bảng 36. Tỷ lệ bệnh nhân được khám phát hiện kịp thời các nhiễm trùng cơ
hội 76
Bảng 37. Tỷ lệ bệnh nhân có được cấp thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội. .77
Bảng 38. Tỷ lệ bệnh nhân được hướng dẫn và chuyển tuyến kịp thời khi có
những biểu hiện nặng 77
Bảng 39. Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ BHYT 78
Bảng 40. Tỷ lệ các loại hình khám chữa bệnh mà bệnh nhân sử dụng thẻ
BHYT 78
Bảng 41. Điểm đánh giá đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân đang
điều trị ARV 78
Bảng 42. Bảng tỷ lệ phân bố khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế cho bệnh

nhân điều trị ARV theo từng PKNT 79
Bảng 43. Trung bình điểm đánh giá khả năng đáp ứng về chăm sóc y tế tại
các phòng khám 79
Bảng 44. Tỷ lệ người nhiễm được tuyên truyền về Luật phòng, chống
HIV/AIDS 80
Bảng 45. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV và người nhà tham gia
các hoạt động xã hội 80
Bảng 46. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV bị kỳ thị, phân biệt đối
xử tại PKNT 80
Bảng 47. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV bị phân biệt đối xử ở
cộng đồng dân cư và gia đình 81
Bảng 48. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV có được PK giới thiệu
tham gia các CLB/NTL 83
Bảng 49. Tỷ lệ bệnh nhân tham gia sinh hoạt đánh giá CLB / NTL người
nhiễm HIV/AIDS là hữu ích 83
Bảng 50. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV được hỗ trợ cung cấp thẻ BHYT. 85
Bảng 51. Tỷ lệ bệnh nhân được PK hỗ trợ khi khám, chữa bệnh bằng thẻ
BHYT 85
Bảng 52. Điểm tổng và kết quả đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc xã
hội 85
Bảng 53. Bảng tỷ lệ phân bố khả năng đáp ứng về hỗ trợ xã hội cho bệnh
nhân điều trị ARV theo từng PKNT 86
Bảng 54. Trung bình điểm đánh giá khả năng đáp ứng về hỗ trợ xã hội tại
các phòng khám 86
Bảng 55. Mối liên quan giữa nội dung kiến thức với khả năng đáp ứng về
kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS trong giai đoạn chuẩn bị điều trị
ARV 87
Bảng 56. Mối liên quan giữa nội dung kiến thức với khả năng đáp ứng về
kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS trong giai đoạn đang điều trị ARV 87
Bảng 57. Mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với khả năng đáp

ứng về kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS 89
Bảng 58. Mối liên quan giữa cán bộ truyền thông với khả năng đáp ứng về
kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS 89
Bảng 59. Mối liên quan giữa trang thiết bị phục vụ buổi truyền thông với
khả năng đáp ứng về kiến thức cho người nhiễm HIV/AIDS 91
Bảng 60. Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và giới
tính 92
Bảng 61. Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng về dinh dưỡng và thu nhập
trung bình 1 tháng của các gia đình bệnh nhân 92
Bảng 62. Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng về dinh dưỡng và việc được
cung cấp kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân 93
Bảng 63. Mối liên quan giữa khả năng đáp ứng về dinh dưỡng và việc được
cung cấp kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân 94
Bảng 64. Mối liên quan giữa cung cấp thuốc nâng cao thể trạng với khả
năng đáp ứng về chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS 94
Bảng 65. Mối liên quan giữa thái độ kì thị của nhân viên ở PKNT với khả
năng đáp ứng về chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV/AIDS 95
Bảng 66. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và đáp ứng các nhu cầu chăm
sóc xã hội 96
Bảng 67. Mối liên quan giữa sự e ngại không dám công khai tình trạng
nhiễm HIV của người bệnh và khả năng đáp ứng các nhu cầu xã hội 97
Bảng 68. Mối liên quan giữa được cung cấp thông tin kiến thức và khả năng
đáp ứng các nhu cầu về xã hội 97
Bảng 69. Mối liên quan giữa thu nhập bình quân của gia đình/tháng và khả
năng đáp ứng các nhu cầu xã hội 98
Bảng 70. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và khả năng đáp ứng các nhu cầu
chăm sóc xã hội 99
Bảng 71. Tỷ lệ các nội dung kiến thức mà bệnh nhân được cung cấp 117
Bảng 72. Đánh giá của học viên về cách tổ chức khóa thảo luận 119
Bảng 73. Đánh giá của học viên về nội dung khóa thảo luận 120

Bảng 74. Tỷ lệ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh 122
Bảng 75. Tỷ lệ các bệnh được khám chữa bằng thẻ bảo hiểm y tế 122
Bảng 76. Tỷ lệ bệnh nhân nhận được thuốc nâng cao thể trạng 124
Biểu đồ 1. Nghề nghiệp của các đối tượng 56
Biểu đồ 2. Tỷ lệ các nội dung hoạt động hiệu quả của CLB/NTL 64
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự lan truyền dịch HIV/AIDS gây ra một thách thức lớn trên thế giới đặt ra một
nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thiết kế thực hiện các chương trình dự
phòng điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV và người bệnh AIDS. Tại Việt Nam,
theo “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2012 và kế hoạch
công tác năm 2013”, tính đến hết ngày 30/11/2012 số trường hợp nhiễm HIV/AIDS
hiện còn sống là 208.866 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 59.839 và
62.184 trường hợp tử vong do AIDS. Về địa bàn dịch HIV/AIDS ghi nhận tăng lên
79.1% số xã/phường/thị trấn báo cáo có người nhiễm HIV ở 98% quận/huyện trong cả
nước. [1] Tính đến tháng 2/2013, trên địa bàn Hà Nội số người nhiễm HIV lũy tích là
trên 24.100 người, số người nhiễm HIV hiện còn sống là hơn 20.300 người (trong đó
số bệnh nhân AIDS còn sống là hơn 5.200 trường hợp) và trên 3.700 trường hợp tử
vong, tỷ lệ nhiễm 283/100.000 dân…100% các quận, huyện đều đã có người nhiễm
HIV/AIDS, 536/577 xã, phường đã phát hiện có người nhiễm HIV (chiếm 92,7%);
5.458 bệnh nhân đang điều trị ARV.
Bắt đầu từ năm 2004, chương trình điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam đã được thực hiện, tuy nhiên, độ bao phủ các
dịch vụ chăm sóc y tế cho người nhiễm HIV ở nước ta vẫn còn ở mức độ thấp, mới chỉ
có 25% số huyện. Trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 người nhiễm HIV được đưa
vào điều trị ARV. Điều trị ARV là phải điều trị suốt đời phải tuân thủ chế độ điều trị,
phải có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý để không kháng thuốc. Trong khi bắt đầu
từ năm 2012 các nguồn tài trợ rút vì nước ta thoát nghèo cũng như tình hình lạm phát
toàn cầu. Cạn nguồn tài chính, nếu không hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân bằng bảo hiểm
y tế (BHYT) thì chắc chắn họ không đủ kinh phí điều trị, vì người nhiễm HIV/AIDS
chủ yếu là người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định chiếm tỷ lệ 81,3%, thu

nhập thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh những thách thức về thiếu hụt
nguồn lực trong công tác phòng chống HIV/AIDS khi mà nguồn tài trợ đang cạn dần,
nhu cầu hỗ trợ cho người nhiễm HIV thì rất lớn. Trong khuôn khổ chức năng nhiệm vụ
của Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS Hà Nội, với mong muốn tìm hiểu những nhu
cầu và sự đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế đối với bệnh nhân HIV/AIDS để đưa ra
các giải pháp hỗ trợ, xây dựng mô hình phù hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu :
“Nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người nhiễm
HIV/AIDS được điều trị ARV tại Thành phố Hà Nội”.
1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu
1. Xác định nhu cầu và thực trạng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của người nhiễm
HIV/AIDS được điều trị ARV tại thành phố Hà Nội.
2. Đánh giá sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và xác định một số yếu tố
liên quan đến khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người nhiễm HIV/AIDS
được điều trị ARV tại thành phố Hà Nội.
3. Đề xuất một số giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người
nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV tại bệnh viện và Trung tâm y tế quận/huyện.
4. Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS tại
Phòng khám ngoại trú điều trị ARV.
2
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nhiễm HIV/AIDS và các giải pháp đáp
ứng nhu cầu đó trên thế giới
I.1.1. Một số khái niệm
a. Người nhiễm HIV : [2]
Người nhiễm HIV là người có mẫu huyết thanh dương tính với HIV khi mẫu đó
dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng
nguyên khác nhau (phương cách III).

b. Nhu cầu:
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ
nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con
người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng
ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
Tháp nhu cầu của Maslow
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
3
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp
ứng đầy đủ.
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) -
thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
]
.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety): cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging): muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình
yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem): cần có cảm giác được
tôn trọng, được tin tưởng.
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng
tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công
nhận là thành đạt.
c. Sức khoẻ : [20]
Sức khoẻ được định nghĩa là “một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh
thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh và tật (WHO, 1948)” và được xác định

vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
d. Chăm sóc sức khoẻ : [20]
Chăm sóc sức khoẻ là sự quan tâm để cải thiện sức khoẻ cộng đồng và được thực
hiện bởi các dịch vụ y tế và ngoài y tế, dịch vụ y tế trong nước và liên doanh với nước
ngoài. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ y tế là những chăm sóc sức khoẻ dành cho người ốm,
là công tác chữa bệnh.
Đối với người nhiễm HIV/AIDS, thì chăm sóc sức khoẻ bao gồm: Bắt đầu từ khi
xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV được tư vấn; tiếp cận các thông tin liên quan đến
HIV/AIDS, các thông tin liên quan đến chính sách, chế độ, quyền và nghĩa vụ của
người nhiễm HIV/AIDS; chế độ dinh dưỡng; sự kỳ thị và phân biệt đối xử; tiếp cận
điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội, điều trị ARV
e. Thuốc ARV [2]:
Là thuốc điều trị kháng retrovirus. Hiện nay thuốc được điều trị phối hợp ít nhất từ
3 loại trở lên. Gọi là thuốc kháng retrovirus vì HIV là một retrovirus.
f. Điều trị ARV[2]:
4
Là phương pháp điều trị HIV bao gồm phác đồ điều trị tích cực (highly active
antiretroviral therapy viết tắt là HAART). Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay là kết
hợp 3 loại thuốc, ít nhất thuộc 2 dạng kháng retrovirus, 2 loại thuộc dạng nucleotide
analogue ức chế enzyme phiên mã ngược cộng với một loại thuốc hoặc là ức chế
protease hoặc là ức chế enzyme phiên mã ngược nhưng không thuộc dạng nucleotide.
g. Tuân thủ điều trị ARV[2]
Tuân thủ điều trị ARV là uống đủ liều thuốc được chỉ định và uống đúng giờ. Uống
đều đặn suốt đời .Tuân thủ điều trị ARV là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự
thành công của điều trị, tránh sự xuất hiện kháng thuốc:
- Bệnh nhân phải uống đúng thuốc theo phác đồ được bác sĩ điều trị chỉ định,
nếu bỏ thuốc hoặc tự ý thay đổi phác đồ điều trị để dẫn đến khả năng kháng thuốc.
- Bệnh nhân phải uống thuốc đúng liều lượng chỉ định: Số lần quên thuốc trong
1 tháng nếu từ 3 lần/ tháng trở xuống là tuân thủ điều trị tốt. Nếu quên thuốc > 3 lần/ 1
tháng, điều trị có thể thất bại.

- Đối với các thuốc uống 2 lần / ngày khoảng cách giữa các lần uống thuốc phải
cách nhau 12 giờ.
I.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới
I.1.2.1. Nhu cầu về cung cấp kiến thức, thông tin
Một nhu cầu quan trọng được đề cập đến trong báo cáo về nghiên cứu “Đánh giá
nhu cầu của chăm sóc và điều trị HIV/AIDS năm 2011 ở Colorado” là nhu cầu được
cung cấp thông tin. Người nhiễm HIV/AIDS nhấn mạnh rằng họ muốn được cung cấp
thông tin về HIV nói chung và tình hình sức khỏe cá nhân nói riêng, tất cả những gì
cần để họ tự chăm sóc mình và nơi họ có thể tiếp cận được với các dịch vụ. Nhu cầu
thông tin về HIV và những ảnh hưởng của nó đến người bệnh như thế nào được xếp
thứ tư trong số các vấn đề cần được trợ giúp với những người được khảo sát trong
nghiên cứu lúc mới biết tình trạng HIV. Tỷ lệ này chiếm 43% trong tổng toàn bộ số
mẫu và 39% số mẫu được lấy tại Denver; phụ nữ lựa chọn ưu tiên cho thông tin nhiều
hơn ở nam giới (52% ở phụ nữ và 39% ở nam giới); 58% là người Mỹ gốc Phi, 41% là
người Latinh và 39% là người da trắng. Khi được hỏi về nhu cầu nào cần thiết nhất khi
họ biết mình nhiễm HIV thì những người tham gia trả lời phỏng vấn đã thảo luận về
tầm quan trọng của thông tin và xếp chúng đứng thứ hai trong các nhu cầu cần được
hỗ trợ. Những loại thông tin mà người bệnh muốn được cung cấp bao gồm về HIV và
5
ảnh hưởng của chúng, làm thế nào để HIV không còn là một bản án tử hình và họ cần
làm gì để có thể tiếp cận được với các dịch vụ gồm cả theo dõi quản lý bệnh cho cá
nhân [43]. Ngoài ra những người nhiễm HIV/AIDS cũng rất cần các thông tin về sức
khỏe để tự chăm sóc bản thân và những thông tin về chính sách cho người nhiễm.
I.1.2.2. Nhu cầu về hỗ trợ dinh dưỡng
Chu kỳ của suy dinh dưỡng và nhiễm trùng trong hoàn cảnh nhiễm HIV/AIDS
Nguồn: RCQHC/FANTA, 2003
Cụ thể hơn với vấn đề dinh dưỡng của người nhiễm HIV/AIDS, theo nghiên cứu
“Nhu cầu dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS-WHO” của Bác sĩ, Phó giáo sư
Steven Grinspoon Đại học Y Harvard và cộng sự năm 2003 cho thấy: đầy đủ dinh
dưỡng đạt được tốt nhất thông qua sự tiêu thụ của một chế độ ăn uống lành mạnh và

cân đối, là quan trọng cho sức khỏe và sự sống còn của tất cả các cá nhân không phân
biệt tình trạng nhiễm HIV [29].
Các chất dinh dưỡng chủ yếu (macro), gồm: Năng lượng, Protein, chất béo, vi
chất dinh dưỡng:
- Nhu cầu năng lượng gần như tăng khoảng 10% để duy trì cân nặng và hoạt
động cơ thể ở người lớn bị nhiễm HIV không có triệu chứng, và tăng trưởng ở trẻ em
không có triệu chứng; Trong thời gian có triệu chứng HIV, và sau đó trong quá trình
AIDS, yêu cầu năng lượng tăng bằng khoảng 20% đến 30% để duy trì trọng lượng cơ
6
Nhu cầu tăng cường chất dinh
dưỡng
(Do hấp thu kém cùng với giảm
lượng thức ăn, và để giải quyết
nhiễm trùng và vi rút nhân rộng)
Thiếu dinh dưỡng
(Giảm trong lượng cơ bắp, suy
nhược, thiếu hụt vi chất)
Suy giảm hệ thống miễn dịch
(Giảm khả năng chống lại HIV và
các bệnh khác)
Tăng tính dễ bị tổn thương gây
ra nhiễm trùng
(Các nhiễm trùng ruột, lao, cúm và
dẫn đến quá trình AIDS nhanh hơn)
>?@
thể người lớn; Nhu cầu năng lượng hấp thụ cần tăng khoảng 50% tới 100% vượt nhu
cầu bình thường ở trẻ em đang trải qua sút cân.
- Để đảm bảo lượng hấp thụ vi chất dinh dưỡng ở mức độ bổ sung được khuyến
nghị hàng ngày, người lớn và trẻ em nhiễm HIV được khuyến cáo tiêu thụ chế độ ăn
uống lành mạnh; Tuy nhiên, chế độ ăn uống hấp thụ các vi chất dinh dưỡng ở các cấp

độ RDA có thể không đủ để sửa chữa thiếu sót về dinh dưỡng trong các cá nhân nhiễm
HIV.
Ảnh hưởng của sự sụt cân và suy dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV:
Nguyên nhân chính khiến người nhiễm HIV bị sụt cân và suy dinh dưỡng là do: nhu
cầu năng lượng gia tăng do bị nhiễm trùng. Sự liên quan giữa HIV và suy dinh dưỡng
đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Theo như nghiên cứu ở Malawi
năm 2005, ước tính có 14,4% người nhiễm HIV và có khoảng 5% dân số dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng nặng, trong đó có rất nhiều trẻ em nhiễm HIV [47].
Theo nghiên cứu của Green năm 1995 thì tình trạng suy dinh dưỡng ở người
nhiễm HIV/AIDS là khá phổ biến [32]. HIV/AIDS thường được mô tả là một chứng
bệnh giết người. Đó là bởi vì những người nhiễm HIV có nguy cơ cao bị sút cân và trở
thành suy dinh dưỡng. Họ có rủi ro dễ mắc nhiều chứng bệnh và đặc biệt là mắc bệnh
lao dẫn đến tử vong. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tình trạng suy dinh
dưỡng và mất cân nặng thường do ba nguyên nhân: do ăn vào không đủ năng lượng,
nhu cầu về năng lượng tăng lên do mắc các bệnh nhiễm trùng và giảm hấp thu các chất
dinh dưỡng. Người nhiễm HIV cũng không cần nhiều protein cung cấp năng lượng
trong khẩu phần hơn người bình thường, mà họ cần nhiều năng lượng hơn [39]. Có
nghĩa là tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng vẫn như người bình thường nhưng
năng lượng sẽ tăng lên theo tình trạng bệnh của người nhiễm HIV/AIDS. Theo khuyến
cáo của WHO thì trong giai đoạn chưa chuyển thành AIDS thì nhu cầu năng lượng gia
tăng khoảng 10% để duy trì trọng lượng cơ thể [53], nếu mắc bệnh lao thì nhu cầu cần
tăng thêm từ 25-30% [52]. HIV có thể gây ra hoặc ảnh hưởng tới tình trạng suy dinh
dưỡng và do vậy càng gây tổn hại hơn cho hệ miễn dịch vốn đã bị virut HIV tấn công,
tăng khả năng bị nhiễm trùng cơ hội. Các bệnh nhân không ăn uống tốt sẽ rất khó sử
dụng ARV do họ thường bị những tác dụng phụ gây khó chịu và có rủi ro cao khiến họ
rất dễ dẫn tới bỏ thuốc điều trị. Do vậy, rõ ràng mối liên quan giữa điều trị HIV/AIDS
và chăm sóc dinh dưỡng là mật thiết với nhau. Đặc biệt có nghiên cứu cho thấy mối
7
liên quan chặt chẽ khác giữa thiếu hụt vi chất (nhất là kẽm) và tế bào CD4. Điều này
cho thấy vai trò quan trọng của kẽm trong việc hỗ trợ miễn dịch [21]. Tuy nhu cầu

Vitamin và khoáng chất chỉ chiếm một lượng nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày nhưng
chúng là những chất thiết yếu và năng lượng đưa vào không đủ nhu cầu như khuyến
cáo và giảm hấp thu các khoáng chất.
Việc thiếu hụt năng lượng cũng như vi chất đều gây tổn hại đến hệ miễn dịch và
dẫn tới các nhiễm trùng cơ hội. Khi trọng lượng sụt giảm 5% họ đều có biểu hiện gia
tăng tình trạng bệnh tật cũng như tỷ lệ tử vong [42].
Tình trạng dinh dưỡng, hội chứng suy kiệt còn khiến cho hàm lượng khoáng chất
bị sụt giảm, do đó gây thay đổi hằng tính nội môi và càng làm cho người nhiễm HIV
dễ bị tử vong hơn. Suy dinh dưỡng và sự hao mòn cũng làm cho hệ miễn dịch của
người nhiễm HIV càng suy yếu hơn, giảm tế bào T-CD4, làm cho họ dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, đặc biệt ở những người mới bắt đầu điều trị ARV, thêm nữa sự
phân bố mỡ trong cơ thể cũng bị biến đổi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi suy dinh dưỡng và hội chứng hao mòn được coi như một tình trạng sức khỏe
cần được quan tâm trong chứng bệnh HIV/AIDS, thì chỉ các vấn đề khác liên quan đến
dinh dưỡng cần phải theo dõi: như hội chứng chuyển hóa hàm lượng cholesterol và
lượng đường trong máu, sự béo trệ, cấu trúc xương bị hư tổn cũng như các bệnh khác
cũng đồng thời xuất hiện. Chiến lược về dinh dưỡng bao gồm cả sự lựa chọn thực
phẩm phù hợp, cũng như đảm bảo an ninh lương thực và việc sử dụng thuốc men đúng
liều lượng không những làm tăng hiệu quả điều trị mà còn kiểm soát được các triệu
chứng về tiêu hóa [33].
Trong tài liệu “Chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS tại
Uganda” thì vấn đề hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh cũng được đề cập đến như một
yếu tố quan trọng trong chăm sóc hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS bởi:
- Mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng và HIV tạo thành một chu kỳ luẩn quẩn làm
suy giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh.
- Người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn người bình
thường thông qua các cơ chế khác nhau và một trong số đó lại không liên quan đến
lượng thức ăn.
- Dinh dưỡng kém làm tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội và có thể đẩy
nhanh sự tiến triển của bệnh.

8
Người nhiễm HIV/AIDS có thể phải dùng một số loại thuốc bao gồm: thuốc
kháng vi rút (ARV) và các phương thuốc thảo dược để điều trị các loại nhiễm trùng
khác nhau. Một vài loại cũng cần sử dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, Vitamin
A hoặc các Vitamin tổng hợp. Thuốc có thể tương tác với chất dinh dưỡng nhất định
gây giảm hiệu quả của các chất này. Ví dụ: isonazid, được sử dụng trong điều trị bệnh
lao, ức chế quá trình trao đổi chất của Vitamin B6 và có thể gây ra thiếu hụt Vitamin
B6. Tương tự như vậy, các kháng sinh Tetracyline ức chế hấp thụ canxi, magie, kẽm
và sắt. Thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, mất hoặc thay đổi
vị giác, mất đi cảm giác thèm ăn và bị tiêu chảy. Những tác dụng phụ có thể dẫn đến
giảm hấp thu thức ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng và giảm cân. Một số loại thuốc,
như thuốc kháng vi rút HIV có thể là nguyên nhân của các hiệu ứng bên cạnh việc trao
đổi chất làm tăng nguy cơ của các chất có liên quan đến các bệnh tim mạch và xương.
Thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phân bố, hấp thụ, trao đổi chất và bài
tiết của thuốc. Cả nguyên tố đa lượng và vi chất dinh dưỡng đều có thể làm giảm hiệu
quả của thuốc. Do đó, việc nhận thức đúng về tương tác thuốc và thực phẩm là quan
trọng để có thể giảm được các tác dụng phụ bất lợi. Vì vậy, cần phải có chế độ hỗ trợ
bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho người nhiễm HIV/AIDS[48].
I.1.2.3. Nhu cầu về chăm sóc y tế
Quyền được chăm sóc sức khỏe nằm trong nội hàm của quyền được sống thích
đáng nên ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền (UDHR), theo đó, “mọi người có
quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của
bản thân và gia đình về các khía cạnh ăn mặc và chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội
cần thiết… Các bà mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc
biệt”.
Người nhiễm HIV/AIDS là người bệnh suốt đời vì hiện nay chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu mới có thuốc điều trị kháng vi rút HIV (ARV) mặt khác vi rút HIV là vi rút
gây suy giảm miễn dịch nên người nhiễm HIV hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng hơn
những người khác (nhiễm trùng cơ hội) chính vì vậy người nhiễm HIV/AIDS có nhu
cầu chăm sóc y tế cao hơn những người bình thường khác.

Chương trình tiếp cận điều trị ARV là một phương pháp tiếp cận điều trị hiệu quả,
mang lại nhiều lợi ích với chi phí thấp, đồng thời có tính bền vững nhằm ngăn chặn và
đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người nhiễm HIV/AIDS chưa
9
được tiếp cận với chương trình điều trị này. Thời gian qua, hoạt động phòng chống
HIV/AIDS nói chung và hoạt động tiếp cận điều trị ARV nói riêng đã được nhanh
chóng mở rộng. Điều trị ARV tuy không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm
giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của vi-rút HIV, phục hồi các chức năng
miễn dịch, giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh cơ hội liên quan đến HIV. Đồng
thời cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống, làm giảm sự lây truyền HIV và ngăn
ngừa sự lây nhiễm HIV sau khi phơi nhiễm.
Điều trị ARV là một phần trong tổng thể các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ y tế,
tâm lý và xã hội cho người nhiễm HIV. Trong phiên thứ ba tại hội nghị lần thứ 12 về
Retrovirus và nhiễm trùng cơ hội ở Boston, Massachusetts, Bs. Desmond J Martin
thuộc Hiệp hội các nhà lâm sàng HIV Nam Phi và phòng xét nghiệm Taga tại
Johannesburg Nam Phi trình bày: cơ sở hạ tầng của phòng xét nghiệm là một thành
phần quan trọng trong việc mở rộng quan điểm điều trị kháng retrovirus. Đặc biệt,
những cơ sở xét nghiệm được cải thiện cần sẵn có ở những nước có dịch lưu hành và
bị ảnh hưởng do HIV để bảo đảm rằng việc theo dõi lượng tế bào CD4 có thể thực
hiện trong điều kiện đảm bảo chất lượng cũng như có thể duy trì một cách kinh tế. Đây
là một yêu cầu quan trọng không chỉ trong việc xác định khi nào người nhiễm HIV nên
được bắt đầu điều trị kháng retrôvirút mà cũng còn là vấn đề chủ chốt liên quan đến
tác dụng phụ của những loại thuốc nào đó, như là nevirapine, có thể đặc biệt thiên về
độc tính của thuốc ở những người có lượng CD4 tương đối. Dĩ nhiên cơ sở hạ tầng
phòng xét nghiệm cũng cần thiết để giúp đánh giá nồng độ virút và theo dõi đáp ứng
điều trị của bệnh nhân.
Trong quá trình điều trị ARV, việc người nhiễm HIV tuân thủ phác đồ điều trị,
tuân thủ việc sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp tới sự sống còn của người bệnh. Bởi lẽ, nếu người nhiễm HIV đang dùng
phác đồ bậc 1 mà không tuân thủ điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc đang sử

dụng và buộc phải chuyển sang phác đồ bậc 2. Khi đó người bệnh sẽ phải đối mặt với
nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc và áp lực về tài chính lớn hơn. Thậm chí, người
bệnh phải đối mặt với nguy cơ hết phác đồ điều trị, nhất là khi người bệnh không tuân
thủ uống thuốc phác đồ bậc 2. Cụ thể, nếu tính chi phí thuốc điều trị theo phác đồ bậc
1 (tính theo giá do các chương trình, dự án quốc tế hỗ trợ) thì mỗi bệnh nhân HIV chỉ
mất khoảng 100 - 150 USD/năm (nếu bệnh nhân tự mua ngoài thị trường thì sẽ mất 1,2
10
- 1,5 triệu đồng/tháng). Nhưng nếu phải chuyển lên phác đồ bậc 2, chi phí điều trị ngay
trong các cơ sở y tế đã tăng khoảng 8 lần, khoảng 1.000 - 1.300 USD/năm/người bệnh.
Đặc biệt, khi người bệnh đã bị kháng thuốc bậc 2 thì sẽ khó khăn để tiếp tục điều trị,
hiện tại Việt Nam mới chỉ có đến phác đồ bậc 2 (trên thế giới có phác đồ điều trị bậc
3). Hết phác đồ điều trị, có nghĩa là người bệnh sẽ nhanh chóng phải đối diện với giai
đoạn AIDS, giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV.
Vì những lý do trên để người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc sức khỏe tốt, được
khám và điều trị nhiễm trùng cơ hội kịp thời, được tư vấn, điều trị ARV, được kiểm tra
sức khỏe xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho quá trình điều trị đầy đủ thì người
nhiễm HIV/AIDS cần phải được chăm sóc sức khỏe thường xuyên tại tuyến chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
Hầu hết người nhiễm HIV/AIDS chỉ ra những nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ đã
không được đáp ứng, đặc biệt là nhu cầu để giảm đau, quản lý triệu chứng , hỗ trợ tài
chính và hỗ trợ dinh dưỡng. Hơn 50% các chuyên gia chăm sóc y tế báo cáo họ đã
không được đào tạo chăm sóc giảm nhẹ. Họ chỉ ra rằng chính sách không bao phủ đầy
đủ và các nguồn lực là trở ngại chính cho sự cung cấp các chăm sóc giảm nhẹ tối ưu.
Đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ cho người nhiễm HIV/AIDS là biện pháp tốt
nhất làm tăng cường chất lượng sống của người nhiễm HIV [34].
Năm 2006, tác giả Addy Chen: thông qua nghiên cứu được thực hiện với 3.148
người trong Mạng lưới của những người đang sống với HIV tại khu vực châu Á Thái
Bình Dương (APN+): 10 nước tham gia gồm Trung Quốc, Cam-pu-chia, Indonesia,
Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Việt Nam đã phát hiện [3]:
- 59% những người tiêm chích ma túy và 46% những người nam quan hệ tình

dục với nam cần được điều trị thuốc kháng virut, tuy nhiên họ vẫn còn gặp rất nhiều
rào cản trong việc tiếp cận.
- 1/3 phụ nữ nói rằng họ không biết là có thể điều trị HIV.
- 79% phụ nữ không có đủ nguồn lực tài chính để tiếp cận và duy trì nhu cầu sử
dụng các dịch vụ liên quan đến HIV. Trung bình khoảng 1/3 những người nam quan
hệ tình dục với nam/người chuyển giới và tiêm chích ma túy nói rằng không tiếp cận
được dịch vụ điều trị các nhiễm trùng cơ hội.
11
- 68% những người nam quan hệ tình dục với nam/người chuyển giới tham gia
cuộc điều tra ở Nepal nói rằng họ không tiếp cận được dịch vụ điều trị các nhiễm trùng
cơ hội, chủ yếu là do chi phí cao và các dịch vụ này không sẵn có.
- 15.4% người tiêm chích ma túy – ở Myanmar có đến 36% nói rằng họ bị các
cán bộ y tế từ chối cung cấp dịch vụ.
- 21.1% nhóm nam quan hệ tình dục với nam/người chuyển giới – tại Ấn Độ và
Nepal lên đến hơn 30% nói rằng họ bị các cán bộ y tế từ chối cung cấp dịch vụ.
- Có khoảng ½ phụ nữ bị kỳ thị tại các cơ sở y tế công trong hai năm qua; Phụ
nữ tại các vùng nông thôn gặp nhiều kỳ thị hơn (52.7% so với 43.3%).
Với nghiên cứu “Đánh giá về nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS toàn tiểu
bang New Orleans, Louisiana” của văn phòng Y tế công cộng Khoa Sức khỏe và
Bệnh viện Lusiana năm 2011 trên 947 người nhiễm cho biết: có 31% trường hợp
không có bảo hiểm y tế và nguyên nhân chủ yếu (74%) là do họ không thể làm được
bảo hiểm. Chỉ có 29% được sử dụng các dịch vụ y tế nhờ sự hỗ trợ của bảo hiểm. [36]
Nghiên cứu “Nhu cầu của người nhiễm tại Ruwanda” của thạc sĩ J Uwimana
giảng viên Viện Khoa học và công nghệ Kigali (KIST), Nam Phi và thạc sĩ Y tế công
cộng P Struthers Đại học Western Cape năm 2006 được tiến hành trên 306 người gồm:
người nhiễm HIV, chuyên gia y tế và điều phối viên của các cơ quan về HIV/AIDS.
Định lượng và phương pháp luận định lượng đã được sử dụng. Số liệu đã được sử
dụng phân lập và sau đó so sánh theo tam giác [34]. Trong các số liệu tìm thấy, hơn
50% người nhiễm HIV có triệu chứng liên quan tới HIV/AIDS hầu hết thời gian, với
hầu hết triệu chứng chung là đau. Sự tham gia trong các hoạt động của cuộc sống hàng

ngày là liên quan đáng kể với tình trạng sức khỏe của người nhiễm HIV (p <0.001).
Những nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ có thể thấy được của người nhiễm HIV là: Nhu cầu
thuốc men, nhu cầu tâm lý và nhu cầu hỗ trợ kinh tế :77%. Nhu cầu chăm sóc tại nhà:
47%. Nhu cầu hỗ trợ dinh dưỡng: 44%.
Nhu cầu giải thoát nỗi đau và giải quyết của các triệu chứng khác: 43%.
I.1.2.4. Nhu cầu về hỗ trợ kinh tế - xã hội
a. Nhu cầu về tâm lý xã hội:
Người nhiễm HIV/AIDS thường là những người có nguy cơ cao, trình độ văn hóa
thấp nên họ thường tự ti, mặc cảm, sợ mọi người phát hiện ra mình bị nhiễm HIV. Mặt
khác, nhiễm HIV hiện nay vẫn chưa điều trị khỏi hẳn, tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy,
12
việc hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV là công việc không thể thiếu.Trong một
nghiên cứu tại Trung tâm Hospitalier de Pneumo-phtisiologie de Akron, Bécnin, cho
thấy: Việc chăm sóc tâm lý xã hội của những người sống chung với HIV/AIDS là một
yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe của họ. Các nhu cầu của những người sống
chung với HIV không giới hạn trong y học và chăm sóc y tế. Họ yêu cầu các chăm sóc
như hỗ trợ tâm lý, xã hội và tinh thần. Sự hỗ trợ này có thể giúp làm giảm nhận thức
không thể tránh khỏi mối quan hệ nhân quả giữa nhiễm HIV và tử vong. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đã có một cơ cấu tổ chức khá tốt, một hiệu suất tương đối tốt của
nhân viên về việc cung cấp chăm sóc và mức độ hài lòng của người sử dụng [27].
b. Nhu cầu về điều kiện nhà ở:
Chỉ với phần “Đánh giá nhu cầu của người nhiễm HIV” từ nghiên cứu về sự kì thị
tại Vương Quốc Anh năm 2001-2002, đã tiết lộ đáng kể về nhu cầu nhà ở và nơi cư
trú. Trong tổng số 1821 người nhiễm HIV tham gia nghiên cứu thì có:
- 18% cảm thấy không hài lòng về điều kiện sống và nhà ở hiện tại của họ.
- 21% gặp phải những vấn đề rắc rối về nhà ở trong 12 tháng qua (bao gồm 4%
những người vô gia cư).
- 16% đang gặp phải những vấn đề nhà ở và rất cần được giúp đỡ và hỗ trợ một
cách hữu ích.
Với mẫu nghiên cứu quốc gia, trong số những người nhiễm HIV báo cáo về vấn đề

nhà ở, phần lớn được miêu tả rằng điều kiện ăn ở không phù hợp do ẩm thấp, mục nát,
không đủ ấm, thiếu trang thiết bị và các vấn đề về nhà tắm và nhà vệ sinh. Môi trường
sống cũng bị ảnh hưởng bởi sự quấy rối và bạo lực từ hàng xóm, tiếng ồn và sự phá
hoại. Sự khó khăn để vay, thanh toán các khoản tiền thế chấp và những vấn đề tìm
kiếm chỗ ở và giá cả hợp lý nổi lên như một vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định về nhà
ở. Gần đây trong số những người được giải quyết vấn đề nhà ở, thì biện pháp chủ yếu
vẫn là di chuyển đến chỗ ở mới. Các giải pháp khác bao gồm: cải thiện về tài chính,
cải thiện về nhà ở, có mối quan hệ tốt hơn với chủ nhà, thay đổi các mối quan hệ cá
nhân và cố gắng chịu đựng những rắc rối. Sa sút về sức khỏe thể chất và tâm lý cũng
làm tăng nhu cầu hỗ trợ của người nhiễm HIV: 5 trong số 44 nhu cầu là về chỗ ở thích
hợp vẫn tồn tại và chưa được giải quyết. Trong số những người báo cáo rằng không có
bất cứ vấn đề nào về nhà ở, thì vẫn có 8% không hài lòng về nhà ở và điều kiện sống
của họ, điều này cho thấy họ có nhiều mong muốn về nhu cầu nhà ở. Có 16% những
13
người nhiễm HIV đang gặp vấn đề về nhà ở cảm thấy rằng sự giúp đỡ hoặc được hỗ
trợ sẽ là rất có ích với họ. Đa số họ muốn có một giải pháp lâu dài và cần được làm
ngay, bao gồm: làm lại nhà ở một nơi nào đó an toàn, đảm bảo, và với một số người
còn là thích hợp, không phân biệt đối xử trong hỗ trợ để có thể đối phó với ốm đau và
khuyết tật. Các nghiên cứu ở cấp quốc gia cũng cho rằng nhà ở và các nhu cầu liên
quan đến hỗ trợ nhà ở có khả năng làm tăng nghiêm trọng những nhu cầu xã hội khác
như ăn uống, ngủ nghỉ, tự chăm sóc, di cư, an ninh tài chính, lo âu và trầm cảm, việc
làm, chăm sóc cho trẻ em, phát triển và duy trì các mối quan hệ. [40]
c. Nhu cầu về hỗ trợ pháp lý cho người nhiễm HIV/AIDS:
Qua thực hiện cho thấy, các vấn đề người nhiễm HIV/AIDS cần trợ giúp như phân
biệt đối xử tại nơi làm việc, xét nghiệm điều trị, hỗ trợ xã hội, giáo dục, hôn nhân gia
đình và các vấn đề dân sự, hình sự khác Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn do hệ
thống trợ giúp pháp lý Nhà nước mới tham gia dự án nên các luật gia/luật sư, trợ giúp
viên pháp lý Nhà nước chưa quen thuộc với qui trình cung cấp dịch vụ pháp lý liên
quan đến HIV/AIDS; người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chưa biết về các
trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước. Trong một số trường hợp, người nhiễm HIV e

ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ nên không tiếp tục theo đuổi các vụ kiện cần được trợ
giúp pháp lý. Khách hàng có thể mất kiên nhẫn, không tiếp tục theo đuổi các vụ kiện
cần được trợ giúp pháp lý vì thủ tục hành chính thường phức tạp, mất nhiều thời gian
Đặc biệt với người nhiễm HIV, hỗ trợ tâm lý còn đóng vai trò quan trọng hơn, nhất là
ở người mới bắt đầu nhiễm HIV hoặc mới điều trị ARV. Hiện nay chăm sóc người
nhiễm HIV toàn diện thì không thể thiếu việc chăm sóc về mặt xã hội [8].
Tóm lại nhu cầu hỗ trợ chăm sóc xã hội của người nhiễm HIV rất đa dạng như tiếp
cận đầy đủ các dịch vụ y tế , giáo dục , hướng dẫn về chăm sóc dinh dưỡng cho người
sống chung với HIV, xóa bỏ hoàn toàn kỳ thị và phân biệt đối xử trong báo cáo của tổ
chức Save the children UK tháng 12/2005 số người nhiễm HIV/AIDS gặp khó khăn có
50% nhắc đến sự thiếu thốn về kinh tế, 25% lo lắng thiếu thốn tình cảm, 10% hay bị
ốm đau.
I.1.3. Một số các giải pháp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người nhiễm
HIV/AIDS đã được áp dụng trên thế giới
Với những nhu cầu đặt ra của người nhiễm HIV/AIDS được tìm hiểu qua các
nghiên cứu, các nhà chính sách, lập kế hoạch cũng như các bên liên quan cùng tất cả
14

×