Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc đình vũ, hải phòng, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.26 KB, 56 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với thế
mạnh là các ngành trồng trọt và chăn nuôi, bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn của nhà nước về phát triển chăn
nuôi thì ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng một vị trí quan
trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt
động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí nghiệp… Ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu thập kỷ
90 đặc biệt từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi
mới, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước nên các nhà kinh doanh đã
phát triển mạnh vào ngành công nghiệp này. Chất lượng sản phẩm được các
công ty chế biến thức ăn đặt lên hàng đầu. Để đạt được điều này các nhà
doanh nghiệp cần quan tâm không chỉ đến chất lượng máy móc, quy trình sản
xuất cải tiến mà còn phải quan tâm tới người lao động. Các nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi cần cải thiện cả môi trường làm việc tốt, đảm bảo sức khỏe
cho công nhân làm việc.
Công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn Gia Súc Proconco là liên
doanh đầu tiên giữa Cộng hoà Pháp và Việt Nam đầu tư vào Việt Nam trong
lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, nông nghiệp vào năm 1991, với sản lượng ngày
càng tăng trưởng và tiến lên dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam. Thế mạnh của các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Con Cò là đều nằm
bên các dòng sông lớn, rất thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá
và nguyên liệu. Nhà máy Đình Vũ, Hải Phòng cũng là một trong những nhà
máy như vậy. Nhà máy được đặt bên dòng sông Cấm – Thành Phố Hải
Phòng, với công suất đạt được hơn 250.000 tấn/năm cung ứng cho thị trường
thức ăn gia súc các tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Với công suất tiêu thụ
sản phẩm như vậy, thực trạng môi trường làm việc cũng như sức khỏe của
2
người lao động tại nhà máy này ra sao, có được các nhà lãnh đạo quan tâm
hay không, đã đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động hay chưa? Hiện tại vấn


đề này chưa có nghiên cứu nào đề cập đến.
Vì vậy, đề tài “Thực trạng môi trường lao động và sức khỏe công
nhân nhà máy chế biến thức ăn gia súc Đình Vũ, Hải Phòng, năm 2012”
với các mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Khảo sát môi trường lao động tại nhà máy chế biến thức ăn gia súc
Đình Vũ, Hải Phòng năm 2012.
2. Mô tả tình hình sức khỏe và bệnh tật của công nhân nhà máy chế biến
thức ăn gia súc Đình Vũ, Hải Phòng năm 2012.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình chung ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi nước
ta hiện nay
Ngành chế biến thức ăn gia súc từ lâu đã là một trong những ngành
tương đối quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Với nhiệm vụ sản xuất chế
biến thức ăn chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế trong nông
nghiệp nói chung.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác chế
biến thức ăn gia súc cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng.
Chăn nuôi là ngành sản xuất nông nghiệp mang tích chất truyền thống và tồn
tại rất lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên so với mặt bằng phát triển các nước trong
khu vực ngành sản xuất chăn nuôi Việt nam đang có sự tụt hậu rõ rệt. Sản
phẩm chăn nuôi cơ bản chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa thể
hiện sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đánh giá tiềm năng phát triển có
thể khẳng định rằng Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên, địa lý rất
thuận lợi cho sản xuất chăn nuôi, như vậy sự tụt hậu của ngành suy cho cùng
là do hình thức và phương pháp chăn nuôi chưa được cải thiện, chưa khai thác
hết tiềm năng và lợi thế vốn có cho nhu cầu phát triển. Điều đó đòi hỏi ngành
sản xuất chăn nuôi trong nước phải có bước phát triển nhảy vọt. Trong đó
chuyển đổi hình thức chăn nuôi quảng canh, bán thâm canh truyền thống sang

hình thức chăn nuôi công nghiệp được coi trọng hàng đầu và là một bước thay
đổi tất yếu. Với xu hướng trên, sự phát triển đồng bộ của ngành sản xuất thức
ăn chăn nuôi là một điều kiện không thể thiếu đối với tiêu chí phát triển ngành
nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất chăn nuôi nói riêng. Bởi sản phẩm
thức ăn công nghiệp là nguyên liệu cho sản xuất chính của ngành chăn nuôi,
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm chăn nuôi và hiệu quả kinh tế
của người chăn nuôi.
4
1.1.1. Đặc điểm thức ăn chăn nuôi
Thoạt đầu ngành chăn nuôi xuất hiện và phát triển một cách tự phát,
sản phẩm dùng cho chăn nuôi chủ yếu là tận dụng từ phụ phẩm của ngành sản
xuất nông nghiệp và các vi sinh vật tự nhiên sẵn có. Đến đầu thế kỷ 20 khoa
học chế biến thức ăn chăn nuôi mới hình thành mà phát triển một cách nhanh
chóng cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mục tiêu
của quá trình sản xuất là tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đầy đủ dinh
dưỡng cho vật nuôi mà thức ăn đơn không thể đáp ứng được. Mặt khác mỗi
loại vật nuôi trong từng giai đoạn phát triển sinh lý có những nhu cầu dinh
dưỡng khác nhau, chính vì thế mà ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phải tạo
ra được nhiều sản phẩm phù hợp cho từng loại gia súc, phù hợp với từng thời
kỳ sinh lý của vật nuôi.
Phải nói rằng thức ăn chăn nuôi công nghiệp là một tiến bộ kỹ thuật của
ngành chăn nuôi bởi chúng đáp ứng tốt nhất nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi
giúp tăng trưởng nhanh chóng, thức ăn được sử dụng tiết kiệm và bảo quản
tốt hơn từ đó có thể rút ngắn chu kỳ trong chăn nuôi, tạo điều kiện phát triển
chăn nuôi với qui mô lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thức ăn chăn nuôi công nghiệp là sản phẩm đã qua chế biến từ thức ăn,
động vật, vi sinh vật, hóa chất, khoáng chất cung cấp cho vật nuôi các chất
dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
Người ta thường phân chia thức ăn công nghiệp thành 2 loại chính như sau
1.1.1.1. Thức ăn đậm đặc

Đây là thức ăn giàu đạm, có hàm lượng cao protein, khoáng, vitamin,
axit amin… nhằm bổ sung vào khẩu phần ăn cho phù hợp với từng loại vật
nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng. Quá trình sử dụng thức ăn đậm đặc
thường được pha trộn với thức ăn như bắp, tấm, cám hoặc các loại thức ăn tận
dụng khác sẵn có tại địa phương nên rất phù hợp với mô hình chăn nuôi bán
công nghiệp ở nông thôn Việt Nam.
5
Tuy nhiên để sử dụng thức ăn đậm đặc một cách hiệu quả và hợp lý đòi
hỏi người chế biến thức ăn, đặc biệt người sử dụng thức ăn nắm rõ được một
số ưu khuyết điểm của thức ăn đậm đặc khi sử dụng thức ăn
1.1.1.2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp nhiều nguyên liệu đơn được
phối hợp chế theo công thức, đảm bảo chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
cho từng loại vật nuôi qua từng giai đoạn tăng trưởng.
Khác với thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp dùng cho vật nuôi không
cần pha trộn với bất kỳ một loại thức ăn nào khác ngoài nước uống
1.1.2. Đặc điểm ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Cũng như các ngành kinh tế khác, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
bao gồm mọi doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế khác nhau tự do kinh
doanh, tự do cạnh tranh một cách công bằng theo đúng pháp luật, vận hành
theo quy chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên mỗi ngành
kinh tế khác nhau đều có những đặc trưng khác nhau và đóng một vai trò, một
vị trí khác nhau trong tổng thể nền kinh tế xã hội. Đối với ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi chúng ta có thể nhìn nhận và khái quát thông qua một số
đặc điểm mang tính chất đặc trưng của ngành như sau:
- Sản phẩm của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại
thức ăn công nghiệp phục vụ cho ngành chăn nuôi và là nhân tố chính ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe vật nuôi, giá thành sản phẩm chăn nuôi, và chất
lượng dinh dưỡng của sản phẩm chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi
trường sinh thái.

- Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước đối với sản phẩm hàng hóa do mình sản xuất, trong đó Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý
toàn bộ hoạt động của ngành từ khâu phân cấp phép kinh doanh đến khâu
quản lý chất lượng, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
6
- Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ cho
ngành chăn nuôi, nguồn nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm từ ngành sản xuất
nông nghiệp, ngành thủy sản, dược phẩm do vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ
các ngành sản xuất khác nhau. Chính vì thế mà ngành chế biến thức ăn chăn
nuôi phát triển gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế của các
ngành sản xuất khác.
- Công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất
luôn được các doanh nghiệp và Nhà nước thực hiện một cách đồng bộ trong
mối quan hệ tương hỗ. Đối với các doanh nghiệp quá trình nghiên cứu khoa
học, nghiên cứu các công thức pha trộn và sản xuất thức ăn nhằm tạo ra các bí
quyết riêng trong việc đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá thành
tạo sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Đối với
Nhà nước quá trình nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và công nghệ chế
biến thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước bắt kịp xu
hướng thế giới tiếp cận khoa học hiện đại. Đưa ra các giải pháp khoa học phát
triển chăn nuôi trong mối quan hệ phát triển bền vững. Với các ngành khác
nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, giảm bớt các di hại do ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gây
nên. Từ đó nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp xu thế
hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế.
1.1.3. Vai trò chủ yếu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Là một nước nông nghiệp (> 70% dân số sản xuất nông nghiệp) nước ta
có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu phong phú, thời tiết khí hậu
thuận lợi cho phát triển ngành chăn nuôi. Xuất phát từ những thuận lợi trên

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định ngành chăn nuôi là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng phát triển và phù hợp điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, trong đó ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
đóng một vai trò quan trọng thể hiện ở một số mặt sau:
7
Thứ nhất: sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố quyết định hiệu quả
sản xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi chi phí thức
ăn chiếm tỉ trọng 65% - 70% giá thành sản phẩm và được xem là một nhân
tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành
chăn nuôi. Ở một số nước nông nghiệp phát triển ngành chăn nuôi được từng
bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôi là
thức ăn công nghiệp chứa đựng đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm. Và một thực tế cho rằng trong cùng một điều kiện nuôi tốt
nhất, nếu tỉ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi càng cao
thì hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời
gian chăn nuôi được rút ngắn.
Thứ hai: sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa. Đó là nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi không ngừng tăng gia sản xuất,
nâng cao mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Như
vậy ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát triển đột phá mang tích chất
đồng bộ của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là một đòi hỏi không thể thiếu
trong mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp.
- Thứ ba: chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Ở nước ta hiện nay
nhu cầu thức ăn cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/năm,
nhưng công suất của tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ
khoảng 5,5 triệu tấn/năm, phần còn lại do các cơ sở sản xuất thủ công cung
cấp hoặc tận dụng thức ăn có sẵn. Như vậy thị trường tiềm năng thức ăn chăn
nuôi công nghiệp là rất lớn và phát triển nhanh cùng với phương pháp chăn

nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho thấy ngành chế biến thức
ăn chăn nuôi đang là ngành công nghiệp tiềm năng và có sức hút lớn đối với
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi nhà nước phải có chính sách
quản lý vĩ mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến
trình phát triển tổng thể nền kinh tế quốc gia.
8
Thứ tư: sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng
tới môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển
ngành chăn nuôi trong tương lai, ngành công nghiệp chế biến thức ăn đóng
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu Công nghiệp hóa -
Hiện đại hóa. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các doanh
nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi còn là nhân tố ảnh hưởng tới môi trường
sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người sử dụng chăn nuôi.
Chính vì thế đòi hỏi Nhà nước có chính sách hợp lý cho công tác nghiên cứu
và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. phải có cơ chế quản lý vĩ mô
phù hợp đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển một cách bền
vững phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Với vai trò vô cùng quan trọng như vậy ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
được coi là một ngành mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Bên cạnh các
chính sách quản lý và phát triển thì việc quan tâm nâng cao sức khỏe cho công
nhân ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là một việc không thể thiếu đối với mỗi
doanh nghiệp, bởi đó là nhân tố trực tiếp tác động tới quá trình sản xuất.
1.1.4. Thiết bị và dây chuyền công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Chế biến thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp phức tạp mức độ
ứng dụng khoa học kỹ thuật cao và luôn được cải tiến. Sản phẩm thức ăn chăn
nuôi đa dạng đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế thiết bị và dây chuyền sản
xuất phải đáp ứng một số tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Hiện ngành chế biến
thức ăn chăn nuôi có hai dây chuyền công nghệ sản xuất chính: dây chuyền
sản xuất thức ăn dạng viên và dây chuyền sản xuất thức ăn dạng bột. Tuy

nhiên do một số công đoạn và đặc điểm sản xuất giống nhau nên hai dây
chuyền đều có một số máy móc và thiết bị giống nhau tương ứng từng công
đoạn sản xuất cụ thể.
9
- Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản xuất: thường nguyên liệu
thu mua chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp ở dạng thô chưa qua xử lý. Đặc
biệt với khí hậu nhiệt đới ẩm thấp vào mùa thu hoạch dễ làm nguyên liệu bị
ẩm mốc, chính vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm sạch sấy khô trước
khi đưa vào sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp trang bị hệ thống làm sạch
(máy sàng, thổi bụi), máy sấy.
- Giai đoạn lập khẩu phẩn thức ăn và định lượng nguyên liệu: căn cứ
vào kế hoạch sản xuất cán bộ kỹ thuật tiến hành lập khẩu phần thức ăn cho
từng loại thức ăn, lập công thức chế biến thức ăn chăn nuôi và xác định khối
lượng cần thiết của từng loại thức ăn trên cơ sở đó tính toán số lượng và
chủng loại nguyên liệu cần thiết đưa vào sản xuất. Trang thiết bị cho giai đoạn
này chủ yếu là thiết bị thí nghiệm, hệ thống máy vi tính, phần mềm công nghệ
thông tin cho công tác lập khẩu phần thức ăn và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Giai đoạn sản xuất: đây là giai đoạn nguyên liệu được nghiền trộn và
chế biến theo tỉ lệ quy định. Tùy thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức
ăn cần thiết sản xuất, cán bộ kỹ thuật sẽ xác định chủng loại, số lượng vật liệu
cần thiết theo công thức sản xuất thức ăn để tiến hành pha chế, nghiền trộn.
Trang thiết bị cần thiết cho giai đoạn này là máy cân, máy nghiền, máy trộn,
hệ thống băng tải phục vụ cho công tác chế biến.
- Giai đoạn hoàn thành: sau khi sản xuất sản phẩm đã hoàn tất, cán bộ
chuyên môn sẽ tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói
đưa sản phẩm tiêu thụ hoặc lưu trữ trong điều kiện tốt nhất. Trang thiết bị cho
giai đoạn này là hệ thống máy đóng gói, máy thí nghiệm và kiểm tra chất
lượng thành phẩm.
Tuy nhiên do những đặc tính kỹ thuật và đặc tính sản phẩm khác nhau nên
dây chuyền công nghệ có những công đoạn sản xuất khác nhau. Đối với dây

chuyền sản xuất thức ăn dạng viên, sau khi qua công đoạn nghiền trộn sản
phẩm phải được pha chế với chất kết dính tạo sự liên kết và ép thành viên mới
10
chuyển qua công đoạn đóng gói. Chính vì thế dây chuyền sản xuất sản phẩm
dạng viên phải trang bị thêm hệ thống máy ép viên.
1.1.5. Vài nét về nguồn nhân lực trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
Cũng như các ngành sản xuất khác, công nhân lao động trực tiếp,
chuyên viên kỹ thuật chuyên ngành, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp,
đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp là lực lượng không thể thiếu trong ngành
sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mỗi ngành khác nhau đòi hỏi nguồn nhân lực
khác nhau tương ứng với tính chất đặc thù của mỗi ngành. Đối với ngành chế
biến thức ăn chăn nuôi nguồn nhân lực có một số đặc điểm sau:
- Lực lượng lao động là công nhân sản xuất trực tiếp: đây là lực lượng
lao động đông nhất trong cơ cấu tại các doanh nghiệp, được công ty tuyển
trực tiếp phục vụ cho các công đoạn sản xuất trực tiếp. Hầu hết đội ngũ lao
động trực tiếp là công nhân lao động phổ thông và chưa được đào tạo chính
quy. Do vậy tùy thuộc vị trí công việc mà mỗi doanh nghiệp có hình thức
tuyển dụng và đào tạo tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất tại đơn vị.
- Lực lượng lao động là đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp: là các
cán bộ công nhân viên thuộc các ban phòng chức năng, phục vụ công tác quản
lý điều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng marketing. Lực lượng
này được công ty trực tiếp tuyển dụng cho từng vị trí công tác theo đúng
chuyên môn nghiệp
- Lực lượng lao động là các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp,
kỹ sư chăn nuôi: đây là lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về
chăn nuôi hoặc dinh dưỡng. Đòi hỏi phải có đủ năng lực tiếp thu về khoa học
dinh dưỡng, có năng lực thực hiện công việc thí nghiệm và kiểm tra các quy
trình sản xuất đảm bảo nguyên liệu mua vào đạt chất lượng. Lập khẩu phần
vào công thức thức ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng và giá thành thấp nhất.
- Lực lượng lao động là các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu dinh

dưỡng: đây là nguồn nhân lực không thể thiếu đối với ngành chế biến thức ăn.
11
Hiện nay nguồn nhân lực nghiên cứu dinh dưỡng hầu hết thuộc các viện
nghiên cứu và trường đại học. Họ là các chuyên gia nghiên cứu về nhu cầu
dinh dưỡng cho vật nuôi qua các giai đoạn phát triển sinh lý, đồng thời nghiên
cứu khẩu phẩn các chất dinh dưỡng để sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng
cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.
Với những đặc điểm trên nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng
và quyết định tới sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Đòi hỏi các
doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu và các
trường đại học phải có kế hoạch đào tạo một cách đồng bộ và liên tục đảm
bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp nhu cầu phát triển
ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó nhà nước cũng như chủ các
doanh nghiệp cần phải quan tâm tới sức khỏe công nhân, trang bị đầy đủ các
thiết bị bảo hộ lao động cần thiết, bảo dưỡng vệ sinh máy móc thường xuyên
tạo môi trường tốt nhất cho công nhân lao động nhằm hạn chế tại nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp.
1.2. Môi trường lao động của công nhân
1.2.1. Định nghĩa chung về môi trường và môi trường lao động
Theo định nghĩa "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật
chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
(theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường lao động là tổng hợp các yếu tố lý, hóa xung quanh người
lao động, là một yếu tố tác động rất lớn đến sức khỏe cộng đồng nói chung và
sức khỏe người lao động nói riêng. Theo nhiều nghiên cứu gần đấy, có 80%
lực lượng lao động ở các nước đang phát triển và 40% lực lượng lao động tại
các nước công nghiệp phải chịu ảnh hưởng của những yếu tố vật lý có hại
trong lao động như: tiếng ồn, rung, bức xạ ion hóa, bức xạ điện từ trường,
điều kiện vi khí hậu không thuận lợi .

12
Các yếu tố nguy hiểm và có hại: trong một ĐKLĐ cụ thể, bao giờ cũng
xuất hiện những yếu tố vật chất ở một mức độ nhất định (vượt giới hạn cho
phép) có ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây ra TNLĐ hoặc
BNN cho NLĐ. Chúng ta gọi các yếu tố đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa
dạng và nhiều loại. Đó có thể là:
- Các yếu tố vật lý ( tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, ánh sáng,
phóng xạ )
- Các yếu tố hoá học (hơi khí độc, bụi, hoá chất )
- Các yếu tố sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc, bào tử )
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động (cường độ, nhịp điệu lao động,
mang vác nặng, vươn với ngoài tầm tay )
Bên cạnh đó còn có một yếu tố nữa mà người lao động phải đối mặt
là các tai nạn lao động. Đây là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, công
tác do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài, làm chết người hoặc
làm tổn thương hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ
phận nào đó của cơ thể.
Công nhân ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc là đối tượng có
nguy cơ lớn phải tiếp xúc với các hóa chất chất độc hại, là nhân lực trực tiếp
sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành chăn nuôi gia súc trong cả nước và xuất
khẩu ra nước ngoài. Ô nhiễm môi trường lao động hiện đang là nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng gia tăng bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động tại đối
với công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất.
Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm
môi trường như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài ra,
việc NLĐ bị đột ngột chuyển từ lao động giản đơn sang phức tạp do quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, cũng làm phát sinh nhiều bệnh
nghề nghiệp khác.
13

1.2.2. Các yếu tố của môi trường lao động
1.2.2.1. Vi khí hậu
Vi khí hậu là một thành phần của môi trường vật lý bao gồm nhiệt độ
không khí, độ ẩm không khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ
bức xạ nhiệt từ các bề mặt xung quanh. Điều kiện khí tượng không đảm bảo
sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh học trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể và có
thể gây bệnh tật cho người lao động kho mà các phản ứng sinh lý sinh hóa bị
rối loạn .
Nhiệt độ không khí là sự nóng hay lạnh của không khí được đo bằng
0
C,
0
F,…, tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép trong môi trường lao động của
Việt Nam là 32
0
C . Độ ẩm không khí là khái niệm chỉ lượng hơi nước có
trong không khí, tiêu chuẩn độ ẩm tương đối trong môi trường lao động trong
khoảng từ 75 - 85%. Tốc độ gió thường biểu thị bằng m/s, làm tăng hay giảm
thải nhiệt của cơ thể, tốc độ gió không được vượt quá 2m/s . Bức xạ nhiệt là
lượng nhiệt phát ra từ các vật thể nóng hoặc con người, cường độ bức xạ nhiệt
tối đa cho phép ở Việt Nam là từ 1 - 1,5calo/cm
2
/phút.
Vi khí hậu ở nơi làm việc chi phối tình trạng sức khỏe và khả năng lao
động của con người trong suốt thời gian người đó làm việc. Các điều kiện vi
khí hậu xấu như môi trường quá lạnh, quá nóng, quá ẩm, quá khô làm căng
thẳng quá trình điều hòa nhiệt, suy giảm sức đề kháng, gây cho công nhân các
bệnh theo mùa, tăng các bệnh liên quan đến thời tiết . Theo Lưu Đức Hòa
(2003), làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc các bệnh
thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng

thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, gây
khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi của
mồ hôi, gây rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn
tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển bên ngoài gây bệnh về da .
14
Kustov (1988), nghiên cứu vi khí hậu nóng ở mức thấp (mức độ tối đa
cho phép) thì tính nhạy cảm đó sẽ tăng lên khi vi khí hậu nóng ở mức cao
(trên mức tối đa cho phép). Tác giả đã đề nghị phải xét lại tiêu chuẩn tối đa
cho phép của các hơi khó độc trong công nghiệp trong trường hợp có tác động
phối hợp của khí hậu nóng .
1.2.2.2. Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau
kết hợp một cách lộn xộn, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở con
người làm việc và nghỉ ngơi . Tác hại của tiếng ồn trong môi trường phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ bản chất của tiếng ồn và các yếu tố cộng
hưởng mà còn là cơ địa của bệnh nhân .
- Các đặc tính của âm thanh:
+ Tần số: số lần giao động đầy đủ trong một giây. Đơn vị hertz (Hz)
+ Biên độ (cường độ âm thanh). Đơn vị Bel.
+ Cảm giác tiếp nhận âm thanh: phụ thuộc vào tần số và biên độ.
- Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn.
+ Tác dụng phối hợp với các yếu tố khác: nhiệt độ cao của hơi khí độc…
+ Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc càng dài, càng có hại, thời gian
tối thiểu để tiếng ồn gây ra bệnh điếc nghề nghiệp là 3 tháng. Nếu dưới 3
tháng mà tiếng ồn đã gây hại thì coi là tai nạn lao động do tiếng ồn.
+ Tính cảm thụ cá nhân: tùy tính cảm thụ của từng cá nhân trong từng
thời điểm khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít.
+ Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép với tiếng ồn tại nơi sản xuất ≤ 85dB.
- Tác hại của tiếng ồn
+ Định nghĩa điếc nghề nghiệp: là một vi chấn thương âm do tiếng ồn ở

môi trường lao động đạt đến mức gây hại, tác động trong một thời gian dài
gây nên những tổn thương không hồi phục ở cơ quan Corti và dây thần kinh
thính giác trong tai.
15
+ Tác hại toàn thân của tiếng ồn:
Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. khả năng về thính giác giảm, khả năng
về thần kinh giảm, ngủ không ngon, hưng phấn cơ quan tiền đình, đau vùng
trước tim, đánh trống ngực, HA tối đa giảm, tần số mạch giảm.
Ảnh hưởng đến toàn thân: sụt cân, gầy yếu, dễ cáu gắt, bực bội, khó chịu.
Nếu như trong điều kiện vi khí hậu nóng thì tác động của tiếng ồn lên
sức khỏe con người càng tăng, như theo Cacmaboxop vào mùa hè nhiệt độ
khoảng 37 ± 0,5
0
C, độ ẩm 23,2%, vận tốc gió 1,1m/s và tiếng ồn là 93 ±
0,7dBA so với cùng điều kiện như vậy nhưng nhiệt độ thấp hơn (chỉ 20
0
C) thì
nhiệt độ cao phối hợp với tiếng ồn gây biến đổi sinh lý mạnh mẽ hơn tác động
của tiếng ồn đơn thuần .
1.2.2.3. Ánh sáng
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng của môi trường lao động, ảnh hưởng
lớn đến năng suất là việc và sức khỏe của người công nhân . Trong khi làm
việc, mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp, nếu chiếu sáng thích
hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp đồng thời tăng năng suất lao động .
1.2.2.4. Bụi và hơi khí độc
Bụi trong lao động là bụi phát sinh trong quá trình sản xuất. Bụi là
những phần tử nhỏ bé, đa số ở thể rắn tập hợp rải rác trong môi trường, là tác
hại phổ biến nhất trong các tác hại nghề nghệp của môi trường không những
bởi tính độc hại của nó mà còn do chúng rất phổ biến, có mặt ở mọi nơi, mọi

chỗ trong môi trường lao động, môi trường sống .
Phân loại bụi theo nguồn gốc gồm có bụi hữu cơ: từ lông động vật, từ
thực vật như bông, đay, gỗ, ngũ cốc… và bụi vô cơ: kim loại (đồng, chì, kẽm,
sắt, mangan…), khoáng chất (thạch anh, cát, than, chì, amiang…), ngoài ra
còn có bụi hỗn hợp nguồn gốc từ nhiều nơi .
16
Nói về tác hại của bụi, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
bụi chủ yếu gây ra các vấn đề về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,
viêm phế quản mạn tính, đặc biệt bụi amiăng là một trong những yếu tố gây
nguy cơ ung thư phổi, ngoài ra còn gây ra một số bệnh về mắt, tiêu hóa…
Khí CO
2
thường phát sinh tròng nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp
(cơ khí, rượu bia, thức ăn gia súc…) và xuất hiện ở những nơi làm việc kín gió,
đông người, trong hang sâu, dưới giếng. Nó là chất khí không màu, không mùi
và có cảm giác tê ở nồng độ thấp gây các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt,
buồn ngủ, mệt mỏi và có thể gây ngất ngay. Nồng độ tiêu chuẩn trong không
khí là ≤ 1800mg/m
3
. Ngoài ra còn các khí khác như CO, SO
2
… cũng phát sinh
trong quá trình sản xuất và gây độc hại cho người lao động.
1.2.2.5. Ergonomie
Ergonomie trong sản xuất có thể hiểu như là một công cụ thiết kế các
phương tiện, vị trí lao động phù hợp với con người hơn là làm cho con
người thich hợp với phương tiện, vị trí lao động ấy .
Nguyên tắc cơ bản của ergonomie là tất cả mọi hoạt động trong quá
trình lao động phải thoải mái, an toàn và đảm bảo sức khỏe cho người lao
động. Nếu mọi hoạt động trong quá trình lao động không thoải mái, gò bó,

gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động dễ gây ra tai nạn
lao động .
1.2.2.6. Stress nghề nghiệp
Stress nghề nghiệp đã được biết đến từ lâu như những phản ứng sinh lý
và cảm xúc âm tính xuất hiện khi những yêu cầu của công việc không phù
hợp với khả năng về thể lực và tâm thần của người lao động. Stress nghề
nghiệp có thể làm tổn hại đến sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tai nạn .
Stress trong lao động sản xuất có nhiều nguyên nhân, hiện nay nổi trội
là do nhịp điệu công việc nhanh, áp lực từ các đơn hang, đối tác kinh doanh,
sự thay đổi công việc liên tục hay nguy cơ bị mất việc .
17
1.3. Sức khỏe và bệnh tật công nhân
1.3.1. Các khái niệm
Theo WHO thì “sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và phúc lợi xã hội chứ không chỉ là bệnh tật”. Còn trong
chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân 1999 - 2000 của Bộ Y tế đã nêu rõ
“sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ
không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh tật hay thương tật, đây là một
quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất
có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và
đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn
thuần là của riêng ngành y tế” .
Sức khỏe nghề nghiệp là tăng cường và duy trì sức khỏe thể chất, tinh
thần và các lợi ích xã hội của công nhân trong tất cả các ngành nghề ở mức tốt
nhất, kiểm soát các nguy cơ, điều chỉnh công việc phù hợp với con người, và
con người với công việc. Mục tiêu của sức khỏe nghề nghiệp là tăng cường cà
duy trì ở mức tốt nhất về thể chất, tinh thần và xã hội cho mọi người lao động,
phòng ngừa được mọi tác hại đến sức khỏe do nguyên nhân mồi trường xấu
có các yếu tố độc hại .
1.3.2. Phân loại sức khỏe

Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho khám tuyển và khám định kỳ cho
người lao động được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong quyết định số 1613
của Bộ Y tế. Đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam trên 15 tuổi và không
mắc các bệnh mãn tính. Trong đó có 5 mức phân loại gồm:
- Loại I: rất khỏe
- Loại II: khỏe
- Loại III: trung bình
- Loại IV: yếu
- Loại V: rất yếu.
18
Đối tượng được phép lao động là đối tượng từ loại I đến III. Một số đối
tượng đặc biệt ở loại IV được bố trí vào những công việc phù hợp. Loại V
khuyến cáo không được lao động.
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe dựa vào các tiêu chí:
- Thể lực chung: chiều cao, cân nặng, căn cứ để tính BMI nếu cần thiết
và chỉ số vòng ngực.
Bệnh tật: các bệnh tật liên quan đến mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt,
tâm thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, hệ vận động, da
liễu, nội tiết, u các loại.
Bác sĩ khám sẽ phân loại sức khỏe riêng lẻ cho từng mục của thể lực
chung và bệnh tật. Sau đó đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe dưa trên
tổng hợp chung.
1.3.3. Bệnh nghề nghiệp
Từ ngày 15/1/2012, thông tư số 43 của Bộ Y tế bổ sung thêm 3 bệnh
nghề nghiệp nâng số bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế chi trả lên thành
28 bệnh. Tuy vẫn chỉ bằng 1/3 trung bình số bệnh của các nước phát triển
nhưng đây là nỗ lực lớn của ngành và cả xã hội trong chăm sóc sức khỏe
người lao động.
Phân loại 28 bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Nhóm 1: các bệnh bụi phổi và bụi phế quản: bệnh bụi phổi – Silic

nghề nghiệp, bệnh bụi phổi Asbest (amiang), bệnh bụi phổi bông, bệnh viêm
phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen phế quản nghề nghiệp.
- Nhóm 2: các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp: bệnh nhiễm độc chì và các
hợp chất chì, bệnh nhiễm độc benzene và các hợp chất đồng đẳng của
benzene, bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân, bệnh nhiễm
độc mangan và các hợp chất của mangan, bệnh nhiễm độc TNT, bệnh nhiễm
độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nicotin nghề
nghiệp, bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc
cacbonmonoxit nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
19
- Nhóm 3: các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý: bệnh do quang tuyến X
và các chất phóng xạ, bệnh điếc do tiếng ồn, bệnh rung chuyển nghề nghiệp,
bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
- Nhóm 4: các bệnh da nghề nghiệp: bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh
loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc, bệnh nốt dầu nghề
nghiệp, bệnh loét da, viêm móng và xung quanh nghề nghiệp.
- Nhóm 5: bác bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp: bệnh lao nghề nghiệp,
bệnh viêm gan virus nghề nghiệp, bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề
nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Một số nghiên cứu về sức khỏe công nhân ngành chế biến thức ăn chăn
nuôi:
- Một số ảnh hưởng của môi trường lao động đến sức khỏe công nhân
ngành chế biến thức ăn gia súc như nghiên cứu của Trần Thị Được (1992),
ảnh hưởng của môi trường lao động, nhất là tác động phối hợp giữa các yếu tố
tác hại nghề nghiệp tới các biến đổi sinh lý, bệnh lý của công nhân được đề
cập ngày càng rõ nét, nhất là sau hội nghị quốc tế lần 2 về tác động phối hợp
nhiều yếu tố trong vệ sinh lao động tại Nhật Bản (1986), chủ yếu tác động
môi trường ở đây là vi khí hậu nóng trong công nghiệp, bụi và hơi khí độc, tác
động xấu đến quá trình hô hấp và quá trình vận chuyển oxy trong máu .
-Chủ yếu mắc các bệnh về răng miệng. Theo Nguyễn Bát Can, Đặng

Đức Bảo (1962), hơi hóa chất độc gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và
niêm mạc miệng làm tăng tỷ lệ viêm họng, viêm mũi xoang, viêm lợi của
công nhân .
- Nguyễn Ngọc Ngà phân tích một số dây chuyền nhập từ nước ngoài
không phù hợp với dáng vóc của người Việt, cho thấy công nhân phải làm
việc với tư thế bất lợi gây ra rối loạn cơ xương
20
-Theo Nguyễn Bát Can, Đặng Đức Bảo (1962), hơi hóa chất độc gây
phù nề niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc miệng làm tăng tỷ lệ viêm họng,
viêm mũi xoang, viêm lợi của công nhân .
1.4. Địa bàn nghiên cứu
Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ, Hải Phòng.
Hình 1.1: Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO
Đình Vũ, Hải Phòng
1.5. Sơ đồ nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên việc tìm hiểu và phân tích các yếu tố môi trường
lao động ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân lao động tại nhà máy và
những hậu quả về sức khỏe do các yếu tố đó gây ra.
21
Hình 1.2: Sơ đồ nghiên cứu sức khỏe công nhân lao động trong nhà máy
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Môi trường lao động
- Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió nơi sản xuất
- Chiếu sáng nơi sản xuất
- Tiếng ồn
- Bụi
- Bức xạ

- Hơi khí độc
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả công nhân nhà máy sản xuất thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ,
Hải Phòng làm việc liên tục từ 1 năm trở lên.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Có khám sức khỏe định kỳ
- Lao động trực tiếp tại các phân xưởng từ 1 năm trở lên.
- Tự nguyện và hợp tác nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Không tham gia khám sức khỏe định kỳ
- Không lao động trực tiếp tại các phân xưởng
- Không tự nguyện hợp tác nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu khảo sát các yếu tố môi trường lao động: các khu vực sản xuất,
chế biến thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ, Hải Phòng.
Cỡ mẫu khảo sát tình hình sức khỏe toàn bộ 299 công nhân (công nhân
đã tham gia khám sức khỏe định kỳ)
23
2.2.3. Kỹ thuật chọn mẫu
- Mẫu đo môi trường lao động: chọn mẫu chủ đích tại các khu vực sản
xuất, chế biến thức ăn gia súc Proconco Đình Vũ, Hải Phòng.
- Đối tượng công nhân: chọn chủ đích tất cả những công nhân được
khám sức khỏe định kỳ và làm việc từ 1 năm trở lên.
2.2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu Biến số Chỉ số Đơn vị
Môi trường lao
động công

nhân nhà máy
sản xuất thức
ăn gia súc
Proconco Đình
Vũ, Hải Phòng.
Nhiệt độ Tính giá trị trung bình ± SD
0
C
Độ ẩm Tính giá trị trung bình ± SD %
Tốc độ gió Tính giá trị trung bình ± SD m/s
Tiếng ồn Tính giá trị trung bình ± SD dBA
Ánh sáng Tính giá trị trung bình ± SD Lux
Bụi toàn phần Tính giá trị trung bình ± SD mg/m
3
Bụi hô hấp Tính giá trị trung bình ± SD mg/m
3
Hơi kim loại Tính giá trị trung bình ± SD mg/m
3
Điện TT &PX Tính giá trị trung bình ± SD
Tình hình sức
khỏe bệnh tật
của công nhân
Giới tính Tính tỷ lệ % theo giới Nam/nữ
Phân loại SK Tính tỷ lệ % theo loại sức khỏe I => V
Bệnh tật Tỷ lệ % mắc các bệnh Bệnh
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.2.5.1. Môi trường lao động
- Phương pháp và thiết bị đo:
- Phương pháp đo theo thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động
và Vệ sinh môi trường - Bộ Y tế năm 2001 và đánh giá theo tiêu chuẩn Việt

Nam: 5508 - 1991; 5509 - 1991; 3985 - 1999 và TCVS 3733/2002/QĐ - BYT
ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế.
+ Đo vi khí hậu
Đo nhiệt độ và độ ẩm không khí bằng máy Thermohydro Meter hãng
Sato Model SK-80-TRH- Nhật.
Đo tốc độ gió bằng máy Testo – 345 của Đức.
+ Đo hơi khí độc
24
Lấy mẫu các hơi khí độc theo phương pháp hấp thụ bằng máy SKC -
Mỹ phân tích bằng phương pháp so màu quang phổ hấp thụ vùng ánh sáng
trông thấy trên máy đo mật độ quang UV-VIS Model GBC của Mỹ, máy hiện
số Drager (Đức) với các kỹ thuật CA, IR, GC, EC.
+ Đo ồn
Bằng máy đo ồn phân tích có phân tích giải tần số NL04 hãng RION – Nhật
+ Đo bụi
Xác định bụi toàn phần trong không khí bằng máy Microdust của hãng
Casella – Anh.
Xác định bụi hô hấp theo phương pháp cân trọng lượng. Phương pháp hút
không khí qua giấy lọc GF bằng máy lấy mẫu bụi, sau đó xấy khô và cân trọng
lượng bằng cân phân tích điện tử có độ chính xác 0,001g. Sử dụng máy lấy mẫu
SKC - Mỹ, lưu lượng hút: 2,5l/phút và cân điện tử METLER - Thụy sĩ.
+ Đo ánh sáng
Bằng máy TESTO – 0500 - Đức
+ Đo điện từ trường
Điện từ trường tần số cao bằng máy CA 43 – Pháp
Điện từ trường tần số công nghiệp bằng máy HI3604 – Mỹ
2.2.5.2. Khảo sát tình hình sức khỏe, cơ cấu bệnh tật của công nhân
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau để tiếp
cận đối tượng nghiên cứu:
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu qua bệnh án chuẩn về tuổi,

giới, thâm niên nghề nghiệp, phân xưởng làm việc, bệnh tật…
- Đo chiều cao và cân nặng của đối tượng nghiên cứu
+ Cân nặng: sử dụng cân nặng của Trung Quốc có thước đo chiều
cao gắn kèm. Trước khi đo cân phải được ở vị trí ổn định, bằng phẳng và
chỉnh về số 0 và cân thử 3 lần, mỗi lần không được sai số quá 0,1kg và cân
nặng được ghi với một số lẻ. Đối tượng được cân nặng là nam giới chỉ mắc
quần đùi, cởi trần, không đi giày dép, nữ giới mắc quần áo gọn nhất và phải
25
trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tính kết quả. Người được cân
đứng thẳng giữa bàn cân, không cử động, mắt nhìn thẳng, trọng lượng phân
bổ đều ở cả hai chân.
+ Đo chiều cao đứng: đối tượng không đi giày, dép, đứng quay lưng
vào thước đo, gót chân, mông, vai và đầu theo một đường thẳng đứng, mắt
nhìn thẳng về phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên
mình, dùng thước vuông áp sát vào đỉnh đầu. Đọc và ghi kết quả với số ghi
xăngtimet (cm) và một số lẻ.
+ Khám bệnh: khám bệnh theo thường qui của Bộ Y tế
2.2.6. Công cụ thu thập thông tin
Bệnh án nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các biến số và mục tiêu
nghiên cứu, đảm bảo thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu
từ bệnh án của bệnh viện
2.2.7. Sai số và cách khống chế
- Sai số chọn: chọn đối tượng ngoài danh sách nghiên cứu
- Khống chế: chọn đối tượng 1 cách cẩn thận, đúng người.
- Sai số thông tin
+ Môi trường lao động
Sai số: máy móc chưa chuẩn hóa, mẫu không đạt tiêu chuẩn
Khống chế: kiểm tra máy móc chỉnh đúng, lấy mẫu đạt tiêu chuẩn
+ Khám sức khỏe công nhân:
Sai số: dụng cụ đo không chính xác, sai số do ghi chép

Khống chế: chuẩn hóa dụng cụ đo
2.2.8. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Nhập liệu: phần mềm Epidata, phần mềm Excel
Phân tích số liệu: phần mềm Stat Transfer, phần mềm Stata 10.0
2.2.9. Một số khái niệm trong nghiên cứu

×