Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

hiện trạng sa mạc hóa ở Việt nam và trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.25 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA TÀI NGUYÊN&MÔI TRƯỜNG
TIỂU LUẬN ĐỊA CHẤT MÔI TRƯỜNG
Đề tài : SA MẠC HÓA
Nhóm sinh viên:
1. ĐÀM XUÂN TẦN MSV:563758
2. ĐÀO NHƯ QUỲNH MSV:563755H
3. LÊ DUY TÂN MSV:563757
4. ĐÀO MINH TÂM MSV:553300
5. BÙI VĂN SANG MSV:563861
Giáo viên hướng dẫn:CAO VIỆT HÀ
HÀ NỘI,2013
Nhóm sinh viên thực hiện:
1
Thứ tự Họ và tên sinh viên Công việc thực hiện
1 ĐÀM XUÂN TẦN Tổng hợp tài liệu và làm phần
đăt vấn đề,kết luận.
2 ĐÀO NHƯ QUỲNH Làm phần sa mạc hóa là
gì,nguyên nhân.
3 LÊ DUY TÂN Làm phần sa mạc hóa ở Việt
Nam.
4 ĐÀO MINH TÂM Làm phần tác động,hiện trạng sa
mạc hóa .
5 BÙI VĂN SANG Làm phần các giải pháp
Nhóm trưởng:ĐÀM XUÂN TẦN
MỤC LỤC:
I, ĐẶT VẤN ĐỀ trang 3
II,TỔNG QUAN VỀ SA MẠC HÓA trang 3
1,SA MẠC HÓA LÀ GÌ? trang 3
2,NGUYÊN NHÂN trang 4
3,CÁC MỨC ĐỘ SA MẠC HÓA trang 7


4,TÁC ĐỘNG CỦA SA MẠC HÓA trang 8
5,HIỆN TRẠNG SA MẠC HÓA TRÊN THẾ GIỚI trang 10
III,SA MẠC HÓA Ở VIỆT NAM trang 16
IV,CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG SA MẠC HÓA trang 19
V,KẾT LUẬN trang 21
2
I, ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giai đoạn hiện nay song hành cùng với sự đi lên và phát triển của thế giới là vấn
đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra hết sức nghiêm trọng khiến môi trường thiên
nhiên bị hủy hoại, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, gây ra biết bao thảm họa cho
cuộc sống của con người và những hệ lụy mà chúng ta không dễ gì giải quyết được trong
một sớm một chiều. Và một trong những loại hình thiên tai đang diễn ra ngày càng khốc
liệt cả về chiều sâu lẫn bề rộng đó là vấn đề sa mạc hóa và khô hạn trên phạm vi toàn cầu.
Sa mạc hóa ảnh hưởng vô cùng to lớn không chỉ đến cuộc sống của không nhỏ bộ
phận dân cư đang từng ngày từng giờ sống chung với nó mà chúng còn ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển bền vững, an ninh lương thực thế giới và còn nhiều những tác hại
nghiêm trọng khác mà chúng ta chưa có thể lường hết được vì chúng ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống chúng ta về mọi phương diện của đời sống kinh tế, xã hội… Do vậy hơn
bao giờ hết vấn đề liên quan đến sa mạc hóa đang là vấn đề cực kì nóng bỏng, cấp thiết và
nan giải đối với các nhà chức trách cũng như cư dân trên toàn thế giới,và để hiểu biết hơn
về nó thì dưới đây là toàn bộ những vấn đề về‟ SA MẠC HÓA”trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng.
II,TỔNG QUAN VỀ SA MẠC HÓA
1. Sa mạc hóa là gì?
Theo định nghĩa của FAO thì “ Sa mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội phá vỡ cân
bằng sinh thái của đất, thảm thực vật, không khí và nước ở các vùng khô hạn và bán ẩm
ướt. Quá trình này xảy ra liên tục, qua nhiều giai đoạn, dẫn đến giảm sút hoặc huỷ hoại
hoàn toàn khả năng dinh dưỡng của đất trồng trọt, giảm thiểu các điều kiện sinh sống và
làm gia tăng cảnh hoang tàn”.
3

Hình1:Hình ảnh minh họa
Sa mạc hóa là hiện tượng suy thoái đất đai ở những vùng khô hạn, bán khô hạn, vùng ẩm
nửa khô hạn, gây ra bởi sinh hoạt con người và biến đổi khi hậu.
Hoang mạc hoá là một dạng ở mức độ thấp của sa mạc hoá. Những vùng bị sa mạc hoá sẽ
khô cằn hơn do có nhiệt độ, sự bốc hơi cao hơn; vắng mặt hoặc gần như không có mưa.
Hoang mạc hoá đặc biệt tác động mạnh đối với các vùng đất khô hạn mà về mặt sinh thái
đã bị suy yếu.Hoang mạc hoá gây ra sự suy giảm về sản xuất lương thực, sự nghèo đói.
Hiện nay có tới 70% tổng số các vùng đất khô hạn của thế giới (3,6 tỷ hecta) bị ảnh
hưởng do suy thoái.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng sa mạc hóa.
2.1. Nguyên nhân tự nhiên.
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tác động qua lại và không thể tách rời, tạo nên
những vùng khí hậu khô hanh, tạo nên tiền đề cho sự hình thành sa mạc hóa.
4
2.1.1. Do biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là biến đổi sinh lý trong tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng do
hoạt động của con người, cụ thể là phát thải khí nhà kình, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp
đến các vùng đất bị sa mạc hóa như việc nó gây ra căng thẳng với sản xuất nông nghiệp,
lượng mưa thay đổi mà đất bị ngắt đi nguồn bổ sung dinh dưỡng, làm giảm đa dạng sinh
học và làm gián đoạn chu kỳ Nitơ.Có hoặc không có các khu vực định cư của con người,
các khu vực khô cằn hoặc bán khô cằn được đặc trưng bởi lượng mưa biến đổi cao.
Kết quả của hạn hán kéo dài đó là đất màu mỡ trở nên trơ, dễ bị tổn thương, cùng với sự
biến đổi lượng mưa dữ dội và xấu đi do thiếu chất hữu cơ và tài nguyên nước đã gây ra sa
mạc hóa.
2.1.2. Do gió.
Xói mòn do gió cũng làm mất tính năng sản xuất của đất, ảnh hưởng đến thực vật bề mặt,
là một trong những yếu tố chính gây sa mạc hóa, xảy ra bất kỳ lúc nào khi đất bị
khô,trống hoặc gần trống trọc, và tốc độ gió vượt quá tốc độ ngưỡng thì bắt đầu có sự di
chuyển các hạt cát. Lyles (1974) mô tả 3 phương thức di chuyển của đất: trườn trên bề
mặt, di chuyển đột ngột và di chuyển lơ lửng. Dưới tác dụng của gió,các hạt đất nặng

được di chuyển theo phương thức trườn, lăn và lở dọc theo mặt đất,vì chúng rất nặng khó
nhấc lên khỏi bề mặt, các hạt đất nhẹ thì di chuyển đột ngột bằng cách nhảy cóc từng
đoạn ngắn. Hoạt động vận chuyển của gió đã cuốn đi những hạt đất mịn, làm mất lớp đất
canh tác, gây tích tụ cát dấn đến hiện tượng sa mạc hóa.
Ví dụ: theo Sterk (1996) những gió gây xói mòn là những gió vượt quá tốc độ giới hạn
xảy ra trong 2 thời kỳ ở Sahel. Vào mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau) khi vùng bị
gió khô rất mạnh tấn công và được gọi là harmattan, chúng có thể gây nên xói mòn gió
trung bình. Gió hermattan xuất phát ở sa mạc Sahara trừ tháng 1 đến tháng 3, chúng
thường mang đi một lượng lớn bụi từ những nguồn rất xa. Thời kỳ thứ 2 của gió là xói
5
mòn và quan trọng nhất vào đầu mùa mưa (tháng 5 – tháng 7), khi mưa đến cùng với
giông, sấm sét thì cát được di chuyển theo hướng tây qua Sahel.
Những trận gió mạnh có thể quét qua một số quốc gia, mang theo ảnh hưởng hạn hán rất
nghiêm trọng.
Sự di chuyển của các cồn cát do gió cũng góp phần hình thành và mở rộng diện tích sa
mạc hóa. Khi gió mạnh gây bão cát thì lũ cát có thể làm cồn cát tiến lên hàng chục mét.
Lũ cát còn có thể xảy ra khi cát dồn lên đến đỉnh cồn sẽ trượt xuống sường đốc bên kia
làm cồn cát tiến.
2.1.3. Do hạn hán.
Hạn hán cũng góp phần tạo nên sa mạc hóa nhưng nguyên do chính là do áp lực sinh hoạt
của con người nên môi trường tự nhiên.Hạn hán là biến chuyển thường xuyên xảy ra ở
những vùng khô cằn nhưng khi đã có mưa thì môi sinh bình phục nhanh chóng. Chính
việc lạm dụng đất đai làm suy thoái chất đất của con người đã tăng cường tốc độ sa mạc
hóa ở vùng ven sa mạc.
Hình 2:Hạn hán kéo dài
6
2.2. Nguyên nhân do con người.
Trong các nguyên nhân gây ra sa mạc hóa, phần lớn là do tác động của con người, từ
khoảng 10.000 năm nay. Việc lạm dụng đất đai trong các ngành chăn nuôi gia súc, canh
tác ruộng đất, phá rừng, đốt đồng, trữ nước, khai giếng, tăng lượng thổ diêm (soil salinity)

và biến đổi khí hậu toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất.
• Chăn thả gia súc
Việc chăn thả gia súc cũng gây nên hiện tượng sa mạc hóa. Móng guốc của loài mục súc
thường nện chặt các tầng đất, làm giảm lượng nước thấm xuống các mạch nước
ngầm.Những lớp đất trên thì chóng khô, dễ bị gió mưa xói mòn.Các loài gia súc gặm cỏ
làm hư lớp rễ thảo mộc vốn quyện lớp đất xuống.Đất vì đó dễ tơi lên, chóng bị khô và
biến thành bụi.Thêm vào đó việc chăn thả gia súc vượt quá khả năng chịu tải của môi
trường trong thời gian dài cũng gây nên hiện tượng sa mạc hóa do gia súc sử dụng hết
nguồn cỏ làm thức ăn, làm mất đi lớp thực vật che phủ bề mặt cho đất, làm đất dễ bị xói
mòn và rửa trôi.
Vào thập niên 1930 tại Hoa Kỳ, vì quá tải chăn nuôi mục súc và canh nông ở vùng Đại
Bình Nguyên Bắc Mỹ cùng với cơn hạn hán kéo dài, kết quả là trận "Dust Bowl" vĩ đại
làm hư hại đất canh nông và hàng chục nghìn người phải siêu tán. Sau đó với nhiều cải
tiến về lối canh tác đất và sử dụng nước con người đã phản ứng kịp thời nên vấn nạn Dust
Bowl không còn tái diễn. Tuy vậy ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn
tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người.
• Nạn phá rừng.
Việc phá rừng làm nương rẫy hay do đô thị hóa và gia tăng trong nông nghiệp, các khu
rừng được cắt giảm trên quy mô lớn cho các mục đích cơ sở hạ tầng và nhiên liệu, làm
mất đi thảm thực vật tự nhiên dẫn đến xói mòn đất thông qua gió và nước. Trong khi đó,
các chất dinh dưỡng từ đất cũng bị mất, làm cho nó vô dụng.
7
Hình 3:Hậu quả của nạn quá rừng
• Kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu
Những người nông dân ở các vùng kém phát triển sử dụng kỹ thuật tưới tiêu không chính
xác và lỗi thời, như thủy lợi kênh, vì khan hiếm nước. Điều này dẫn đến nhiễm mặn
(muối tích tụ quá mức) của đất, dẫn đến sa mạc hóa.
Vùng khô cằn cũng có thể canh tác được nhưng khi áp lực của con người làm hư hại
lượng thảo mộc thiên nhiên thì đất khô dễ bị gió biến thành bụi. Thiếu bóng rợp, nước
trong lòng đất mau bốc hơi, lưu lại chất muối làm tăng độ thổ diêm (soil salinity).Quá

trình này làm đất thêm cằn cỗi, cây cỏ không mọc được và tốc độ suy thoái càng nhanh
khi khí hậu trong vùng bị biến đổi với lượng mưa càng ít đi.
Những ảnh hưởng xấu về tài nguyên đất bắt nguồn từ một chu kỳ sản xuất trong sản xuất
nông nghiệp, canh tác gây ra sự xuống cấp đất và sau đó là xói mòn đất. Có ba yếu tố
trong quá trình suy thoái đất: vật lý, hóa học và sinh học. Kết quả tổng thể của các quá
trình là làm giảm năng suất sinh khối, ô nhiễm nước, ô nhiễm dinh dưỡng tốt, giảm chất
lượng không khí thông qua các hạt bụi lơ lửng, và phát thải cacbon, nitơ oxit và các khí
nhà kính khác vào khí quyển (SEDAC / CIEN 2009).
8
Ngoài ra do sự thúc đẩy của nền kinh tế phát triển, các hoạt động sản xuất công nghiệp
của con người cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc biến đổi khí hậu toàn cầu, gián tiếp
gây nên hiện tượng sa mạc hóa.
3. Các mức độ sa mạc hóa.
Sa mạc hoá là quá trình mà tiềm năng sản xuất (productive potential) của đất khô hay đất
bán khô giảm xuống trên 10%. Sự suy giảm này hầu hết là do hoạt động của con người.
có thể nhận biết 3 mức độ của quá trình sa mạc hoá sau đây:
• Năng suất sản xuất giảm 10% – 25%: sa mạc hoá bắt đầu.
• Năng suất sản xuất giảm 25% – 50%: sa mạc hoá trung bình.
• Năng suất sản xuất giảm >50%: sa mạc hoá nghiêm trọng, trong trường hợp
này có sự xuất hiện các rãnh hay ụ cát lớn.
4. Tác động của sa mạc hóa.
• Tác động của sa mạc hoá đến môi trường sinh thái –tự nhiên:
- Làm suy giảm tính đàn hồi tự nhiên của đất đai, khả năng phục hồi độ phì nhiêu do
những rối loạn của khí hậu.
- Làm giảm tính năng sản xuất của đất.
- Làm hư hại thảm phủ thực vật, những thực vật ăn được có thể thay thế bằng thực
vật không ăn được.
- Chất lượng dòng chảy giảm sút, làm gia tăng nguy cơ lụt lội.
- Đặc biệt, sa mạc hoá có tác động rất lớn đến sinh thái học.
 Do điều kiện khí hậu ở sa mạc rất khắc nghiệt cho nên nơi đây khá nghèo nàn

về chủng loại động, thực vật nói cách khác đa dạng sinh học ở mức thấp.
 Sự đa dạng về loài của động – thực vật có liên quan rất mật thiết với nhau và
lien quan trực tiếp tới lượng mưa. Dưới gốc độ sinh thái học, lượng mưa là yếu
tố rất quan trọng vì nó quyết định đến năng xuất cây trồng và sự phong phú, đa
dạng của sinh vật. Nhiều tài liệu về năng suất của cây trồng cho thấy ở sa mạc
lượng sinh khối trung bình thường ở mức 0,02 – 0,7 kg chất khô/m
2
so với 45
kg/m
2
ở vùng nhiệt đới và 30 kg/m
2
ở vùng ôn đới.
9
 Ở vùng bị sa mạc hoá chỉ có những thực vật có tính thích nghi cao mới có khả
năng tồn tại điển hình như xương rồng, các cây bụi, cây có gai,… nhưng năng
xuất sinh khối của chúng rất thấp.
 Sự nghèo nàn của thực vật làm cho động vật không có điều kiện để phát triển.
Một số loài động vật đặc trưng như chuột, một số loài bò sát, đà điểu,…có cuộc
sống gắn liền với lượng sinh khối thực vật là các trảng cỏ, cây than bụi,…thì có
khả năng tồn tại nhưng tình trạng sinh học vẫn rất nghèo nàn. Các loài động vật
ở sa mạc cần có những khả năng thích nghi cao để có thể tồn tại trong điều kiện
khí hậu khắc nghiệt.
 Ngoài ra, ở những vùng bị sa mạc hoá dữ dội thì tiểu khí hậu thay đổi theo
chiều hướng khắc nghiệt hơn trạng thái ban đầu, hạn hán liên tiếp xảy ra tác
động xấu đến chức ngăn giá đỡ của đất, tạo ra một sự du nhập giống loài mới
có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu mới.
• Tác động của sa mạc hoá đến xã hội và đời sống con người:
- Sa mạc hoá kéo theo sự thiếu hụt trầm trọng lương thực, thực phẩm.
Thực tế tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm cao là nhờ vào công nghệ

sinh học và những cải tiến kỹ thuật canh tác, tuy nhiên sự phân chia không điều
dẫn đến một số nơi lạm dụng và khai thác đất thiếu khoa học. Dân số Thế giới
ngày càng tăng, đòi hỏi con người phải tấn công vào tự nhiên, bắt tự nhiên phải
phục tùng một cách vô tội vạ. Vì vậy, diện tích đất bị sa mạc hoá ngày một tăng
lên. Dân số gia tăng, sa mạc hoá tăng lên, đất canh tác giảm xuống. Đó là hậu quả
về mặt xã hội của nạn sa mạc hoá.
- Gia tăng các vấn đề về sức khoẻ do gió mang cát bụi nhiều như các bệnh về
đường hô hấp, dị ứng và ảnh hưởng xấu đến tinh thần.
- Làm mất nơi sinh sống dẫn đến di cư tìm nơi ở mới.
Theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, thì hàng chục triệu người có thể bị
mất chỗ ở do quá trình sa mạc hóa.
10
- Sa mạc hóa làm cho diện tích đất đai bị thu hẹp.
Theo thống kê từ giữa những năm 1990 đến năm 2000, mỗi năm Trái Đất bị mất
gần 4.000 km2 diện tích đất canh tác bởi tình trạng sa mạc hoá. Do đó, diện tích trồng
nông nghiệp giảm dẫn đến tình trạng thiếu đói xảy ra thường xuyên ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế chính trị, xóa đói giảm nghèo.
• Bão cát bụi từ sa mạc hoá:
Các nhà môi trường thế giới mới đây đã cảnh báo các cơn bão bụi sa mạc đang tác
động xấu đến môi trường toàn cầu.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường Đại học Oxford (Anh), các
phương tiện đi lại của con người, đặc biệt là ô tô trên sa mạc đã khiến những cơn bão
bụi trở nên nghiêm trọng hơn. Hàng năm các cơn bão cát cuốn bụi từ nơi này sang nơi
khác đã gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các nhà môi trường thế giới ước tính
mỗi năm trên 3 tỷ tấn bụi từ sa mạc xâm nhập vào khí quyển trái đất. Hiện nay, lượng
bụi từ sa mạc Sahara tung vào khí quyển cao hơn gấp 10 lần so với cuối thập kỷ 1940.
Các nhà môi trường khẳng định, lượng bụi sa mạc bị tung vào khí quyển tăng
nhanh hang năm là hậu quả của biến dổi khí hậu và hoạt động trực tiếp của con người.
Các cơn bão bụi ở Sahara tung bụi đi xa tới 5000km, phá hoại những dải san hô tại
vùng biển Caribê, phủ bụi đỏ trên dãy núi Anpơ ở Châu Âu và những cơn mưa đỏ

(mưa cát bụi) ở Anh. Thông thường thì một cơn bão bụi mang theo từ 20 - 30 triệu tấn
bụi và gây ra nhiều loại bệnh cho con người khi nó đi qua như gây ra nhiễm trùng mắt
cùng các vấn đề về hô hấp và dị ứng.
Do đó, việc tăng cường trồng rừng để kiềm chế tác hại của các cơn bão bụi là vô
cùng cấp bách. Những nỗ lực ở nhiều khu vực Châu Mĩ, Ôxtrâylia, và Trung Quốc
trong thời gian qua đã làm giảm tình trạng sa mạc hoá và hậu quả của bão bụi sa mạc.
5. Hiện trạng sa mạc hóa trên thế giới.
11
Ngày 15/6/2004, Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo Thế Giới đang phải đối mặt với tình
trạng sa mạc hoá đang diễn ra với tốc độ đáng báo động , ảnh hưởng đến cuộc sống hàng
triệu người và vấn đề này dường như đang tăng với tốc độ gấp đôi kể từ những năm 1970.
Liên Hợp Quốc cho hay năm 1990, chỉ 110 nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa. Thế mà
đến nay tình trạng sa mạc hóa đã tấn công 168 nước, gây thiệt hại kinh tế tới 490 tỷ mỗi
năm và làm mất một diện tích đất gấp ba lần diện tích đất nước Thụy Sĩ.
Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về
môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992. Trong thông
báo nhân kỉ niệm 10 năm ban hành Công ước chống sa mạc hoá, LHQ cảnh báo 1/3 diện
tích đất trồng trọt trên Thế Giới có nguy cơ bị sa mạc hoá.
Theo đánh giá của UNEP thì diện tích sa mạc hoá đã lên tới 39,4 triệu km2, chiếm 26,3%
diện tích đất tự nhiên của Thế Giới và hơn 1 tỷ người trên 100 quốc gia đang phải đối mặt
với tình trạng này.
Việc suy thoái nghiêm trọng đất đai và có nhiều vùng khô hạn đang đe doạ hơn 900 triệu
người dân ở khoảng 100 nước, chiếm 25 % diện tích đất đai của hành tinh chúng ta.
Theo tính toán, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích canh tác ở Châu Phi, 1/3 diện tích canh
tác ở Châu Á và 1/5 diện tích canh tác ở Nam Mỹ không còn sử dụng được.
Sa mạc hoá đã trở thành dạng thiên tai phổ biến trong những thập niên gần đây. Các vùng
hạn hán trên Thế Giới phần lớn nằm dọc theo vùng chí tuyến Nam, Bắc bán cầu. Các sa
mạc lớn trên Thế Giới hiện nay là sa mạc Sahara, Namip (Châu Phi); Gôbi (Trung Quốc),
Arabi (ở Tây Á), và các sa mạc ở Ôxtrâylia… Liên Hợp Quốc đã đưa ra những báo động
về quá trình sa mạc hoá như sau:

- Sa mạc hoá đang đe doạ toàn cầu chiếm khoảng 40% bề mặt trái đất, hơn 250
triệu người bị tác động trực tiếp và 1 tỷ người trong hơn 100 nước bị rủi ro.
- Mọi khu vực trên Trái Đất đang phải đối mặt.
12
- Có khoảng 30% diện tích trên Trái Đất là khô hạn và bán khô hạn đang bị sa
mạc hoá đe doạ.
- Có 18% dân số thế giới đang sinh sống ở vùng có nguy cơ sa mạc hoá. Hiện
nay, hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị sa mạc hoá và mất khả năng canh tác
do những hoạt động của con người.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sa mạc hoá:
- Khai thác quá mức chiếm 25,4%.
- Chăn thả, phá rừng bừa bãi chiếm 28,3%.
- Lấy củi quá mức chiếm 31,8%.
Nạn dân số tăng và đốt rừng canh tác nông ngiệp ở vùng nhiệt đới là nguyên do chính của
nạn phá rừng. Khi đã mất thảm thực vật, hậu quả là đất đai bị xói mòn, mất chất màu và
cuối cùng là biến thành sa mạc. Đất bị sa mạc hoá phần lớn là đất chăn nuôi. Trong 25%
đất đai toàn cầu bị ảnh hưởng bởi sa mạc hoá có 73% đất chăn thả, 47% đất canh tác có
mưa và 30% đất canh tác được tưới tiêu.
Nghiêm trọng nhất là ở Châu Phi, nơi có tới 66% đất đai là sa mạc hoặc đất đai khô cằn,
và có tới 73 % đất canh tác nông nghiệp đã bị nghèo kiệt. Đây là nơi có thời gian hạn hán
kéo dài và số dân quá đông, việc chăn thả nhiều và sự quản lý đất lỏng lẻo đã làm cho đất
dần dần trở thành sa mạc, vì thế diện tích sa mạc Sahara đang mở rộng về phía nam. Ước
tính khoảng 100.000 ha đất biến thành sa mạc mỗi năm ở Châu Phi. Khoảng 800 triệu
người dân sống ở những vùng khô cằn lâm vào cảnh thiếu đói.
• Sa mạc Sahara.
Sa mạc Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới, , là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất nằm ở
phía Bắc Phi, kéo dài từ bờ Đại Tây Dương theo hướng Đông đến bờ biển Hồng Hải,
chiều dài từ Đông sang Tây là 5.600 km, rộng Nam đến Bắc là 1.600 km. Sahara qua các
quốc gia: Ai Cập, Sudan, Lybia, Chad, Angeria, Niger, Tunisia, Marốc, Mali, Mauritania
13

và Tây Sahara, với tổng diện tích hơn 9.000.000km2, xấp xỉ diện tích của Hoa
Kỳ và Trung Quốc, chiếm 30% cả lục địa châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.
Sa mạc Sahara cả năm chịu sự khống chế của vùng khí hậu áp nhiệt đới cao và vùng gió
mùa đông bắc. Gió đông bắc làm giảm khí lưu và gió từ lục địa đến, hơi nước ngưng tụ
nên khí hậu ở đây cực kỳ khô hạn.Lượng mưa trung bình hàng năm của khu vực này dưới
25 mm, có nơi thậm chí không có một giọt mưa trong nhiều năm. Do lượng mưa ít, lại
thêm việc chăn thả và khai khẩn quá độ, sa mạc Sahara không ngừng mở rộng về phía
nam. Khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, Sahara đã mở rộng gần bằng với diện tích của
Afghakistan (652.000 km
2
).
Khu vực sa mạc khô hạn, ít mây, ánh sáng mặt trời chói chang, quanh năm sóng nhiệt
cuồn cuộn, hơi nóng khô người. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25°C trở lên, nhiệt độ
bình quân của tháng cao nhất trong năm (tháng 7) là 35-37°C và thời gian duy trì mức
nhiệt độ này rất dài. Ở sa mạc, ban ngày mặt trời đỏ rực như thiêu như đốt.Nhưng đến
đêm, gió lạnh cắt da cắt thịt.Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban đêm và ban ngày là 15-35°C,
cao nhất có thể lên tới 38,2°C. Trong sa mạc còn có bão cát và gió bụi dữ dội, những cơn
gió có thể dạt tới vận tốc 100km/h, mang theo lượng cát lớn, làm xói mòn đá và giảm tầm
nhìn nghiêm trọng. Một lượng lớn cát bụi được đem đến khu vực phía nam Sahara, thậm
chí đến cả Đại Tây Dương. Ở khu vực thủ đô Novakchott của Mauritania thường xảy ra
hiện tượng mưa cát.
Sahara không chỉ là một sa mạc điển hình với nhiều đồi cát lớn mà còn có một diện tích
lớn nham thạch lộ thiên hoặc chỉ có một lớp mỏng nham thạch vụn (hoang mạc đá) cùng
với các bãi đá cuội và sỏi (sa mạc).
• Khu vực Sahel (Châu Phi):
Vành đai Sahel chạy qua Senagal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Char,
Sudan, Cape Verde,và Eritrea.
14
Khoảng 12.500 năm trước, dải sahel là một phần của sa mạc Sahara và bị các cồn cát bồi
lấp với cảnh quan tương tự như ngày nay. Trung bình dải sahel nhận được khoảng 150–

500 mm (6–20 inch) mưa mỗi năm, chủ yếu là trong thời kỳ gió mùa (tháng 6 tới tháng 9
hàng năm) nhưng vũ lượng phân bố không đều. Ở phía bắc lượng mưa có khi chỉ đạt
20 mm. Mùa khô kéo dài cũng là lúc nhiệt độ trung bình tăng cao (trên 20 °C) làm nước
bốc hơi nhanh, nên đất đai khô cằn.
Khí hậu biến đổi, mưa nắng thất thường và xói mòn đất là những yếu tố quan trọng trong
việc gây ra sa mạc hoá ở Sahel. Biến đổi khí hậu dẫn đến hạn hán kéo dài ở Sahel, đất đai
màu mỡ trở thành đất trơ, dễ bị tổn thương và xấu đi do thiếu nước và chất hữu cơ.
Ở Sahel, những trận gió mạnh có thể quét qua một số quốc gia, mang theo ảnh hưởng hạn
hán đất rất nghiêm trọng. Gió là động lực đẩy các cồn cát, khi gió thổi mạnh thành bão cát
thì lũ cát có thể mở rộng cồn cát hàng chục mét.
Với vị trí địa lý nằm ở rìa phía Nam của sa mạc Sahara, phụ thuộc mạnh mẽ vào hoạt
động trồng trọt và chăn nuôi của người dân nên rất dễ bị tổn thương. Sự thoái hoá đát
nghiêm trọng do tạo thành những đụn cát trong các vùng mà rừng bị chặt phá mạnh, chăn
thả gia súc quá mức, tăng cường thâm canh nông nghiệp.
Dưới đây là dẫn chứng về diện tích đất bị thoái hoá ở các nước cận Sahara gây nên ở các
yếu tố khác nhau.
Bảng 1. Phạm vi thoái hoá đất ở Sudan do các tác nhân khác nhau (triệu ha).
Vùng sinh thái Xói mòn
do gió
Xói mòn
do nước
Thoái hoá
hoá học
Thoái hoá
lý học
Tổng số
Khô hạn quá mức
Khô hạn
Bán khô hạn
Phụ ẩm khô hạn

Phụ ẩm ướt
5,8
20,0
1,2
0
0
2,4
6,9
7,7
0,7
0,5
0
3,0
5,3
3,8
3,7
0
0
3,0
0
0
8,2
29,9
17,3
4,5
4,2
Tổng 27,0 18,2 15,8 3,0 64,0
Nguồn: Ayoup, Ali Taha, 1998.
15
Bảng 1 nêu tác động tiêu cực của xói mòn gió so với những tác nhân gây thoái hoá đất

khác trong các vùng sinh thái khác nhau ở Sudan.Và cung cấp thêm một số dẫn chứng về
vấn đề thoái hoá đất do xói mòn gió ở Sahel (Sudan), gây những hậu quả kinh tế - xã hội
to lớn cho dân cư.
Hiện Châu Phi chưa có biện pháp hiệu quả khắc phục tình trạng này. Ngoài An – giê – ri,
quốc gia đã có nổ lực trong cuộc chiến chống sa mạc hoá với dự án “Con đập xanh” và
chương trình trồng rừng quốc gia, thì dự án :‟Trường thành xanh”, sáng kiến của Tổng
thống Ni-giê-ri-a Ô-ba-xan-giô đã được Liên minh châu Phi thong qua năm 2005, đang
được xem là đáng kể. Dự án này kéo dài từ Mô-ri-ta-ni ở Tây Phi đến Gi-bu-ti ở Đông
Phi, có mục đích bảo vệ môi trường sinh thái, kiểm soát và ngăn chặn sa mạc hoá ở châu
lục này.
• Sa mạc hoá ở Trung Quốc:
+ Sa mạc Gobi.
Sa mạc Gobi là sa mạc lớn nhất châu Á và lớn thứ 4 thế giới với diện tích khoảng 1,3
triệu km
2
, Khu vực sa mạc này giáp dãy núi Altay và các thảo nguyên Mông Cổ về phía
bắc, cao nguyên Tây Tạng về phía tây nam, đồng bằng Bắc Trung Quốc về phía đông
nam. Tuy nhiên không phải nơi nào trên Gobi cũng khô cằn. Một vài nơi trong sa mạc còn
có dạng thời tiết chia ra hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm
dao động từ 50 đến 200mm tùy theo địa điểm. Khu vực phía Đông có khá nhiều mưa vào
mùa hè, gió mùa hoạt động cũng mạnh hơn.Vùng đất cằn cỗi này có nhiệt độ lên tới 40 độ
C vào mùa hè và – 40 độ C vào mùa đông. Gió ở đây có thể mạnh lên đến 140km/h. Vì
thời tiết khắc nghiệt nên diện tích trồng trọt ở đây rất ít, nghề nhiệp chính canh tác chủ
yếu của người dân trong vùng Gobi là du mục chăn nuôi, đây cũng là nguyên nhân gia
tăng sa mạc hóa ở Trung Quốc.
+ Sa mạc Taklamakan.
16
Là 1 sa mạc tại Trung Á, thuộc khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Nó có ranh giới là dãy
núi Côn Lôn ở phía nam, dãy núi Pamir và Thiên Sơn (tên cổ đại núi Imeon) ở phía tây và
phía bắc. Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới,

đứng hàng thứ 15 về kích thước trong số các sa mạc lớn nhất không ở vùng cực của thế
giới. Nó bao phủ một diện tích 270.000 km
2
của lòng chảo Tarim, dài khoảng 1.000 km và
rộng khoảng 400 km. Ở rìa phía bắc và phía nam của sa mạc này là hai nhánh của Con
đường tơ lụa do các lữ khách đã tìm kiếm ra để tránh vùng đất hoang khô cằn.
Taklamakan là mô hình của sa mạc lạnh. Do nó gần với các khối khí lạnh lẽo tại Siberi,
nên các nhiệt độ rất thấp đã được ghi nhận trong thời gian mùa đông, đôi khi xuống dưới
-20 °C (-4 °F). Trong các trận bão mùa đông đầu năm 2008 tại Trung Quốc thì sa mạc
Taklamakan được thông báo là lần đầu tiên bị che phủ hoàn toàn bởi một lớp tuyết mỏng
có độ dày 4 cm (1,6 inch) tại một số đài quan sát trong 11 ngày đêm.
Vị trí cực sâu trong nội địa của nó, dường như rất gần với trung tâm của châu Á và xa
hàng nghìn kilômét từ bất kỳ vùng nước rộng lớn nào, nên các đặc trưng lạnh ban đêm
của nó có thể nhận thấy ngay cả trong mùa hè.
Nguyên nhân của quá trình sa mạc hoá ở Trung Quốc chủ yếu do sự thay đổi khí hậu và
những hoạt động của con người, trong đó yếu tố con người là nguyên nhân chủ yếu.Sa
mạc hoá diễn ra nhanh chóng do sự gia tăng dân số, áp lực từ quá trình phát triển kinh tế,
nhận thức kém về tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh thái, chăn thả quá mức, khai thác
gỗ làm nhiên liệu và chặt phá rừng quá mức. Sự tàn phá cây trồng trên thảo nguyên, thảo
nguyên sa mạc và bãi chăn thả gia súc, hệ canh tác không thích hợp ở khu vực đất dốc và
suy thoái lớp phủ thực vật.
III. SA MẠC HÓA Ở VIỆT NAM
Tại Việt Nam, sự suy giảm đất canh tác khoảng 16 triệu, sự suy thoái chất lượng đất do
xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở, phèn hoá và sa mạc hoá đang làm cho ha/33 triệu ha đất
tự nhiên (chiếm khỏang 50% đất tự nhiên) của nước ta đang trong tình trạng bị sa mạc
hoá
17
Theo báo cáo đưa ra tại cuộc họp về Công ước chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc
(UNCCD) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội ngày 4/5/2006,
Việt Nam có sa mạc hoá cục bộ, với khoảng 7,85 triệu ha trong tổng số 9,34 triệu ha dất

hoang hoá đã và đang chịu tác động mạnh ở duyên hải miền Trung, đầu nguồn sông Đà,
Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên là những nơi sẽ được ưu tiên trong chương trình
hành động chống sa mạc hoá tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm
2020.
Các vùng trên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thoái hoá đất và mất rừng vùng đầu nguồn,
vùng thiếu nước và hạn hán nghiêm trọng vùng đất canh tác đang dần bị nhiễm mặn,
phèn. Do đó, cần tập trung thực hiện các dự án hỗ trợ địa phương và người dân trồng
rừng, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và cây trồng, phục hồi rừng đầu nguồn giữ nước,
chắn cát, hạn chế tối đa ảnh hưởng của hạn hán.
Nạn chặt phá rừng diễn ra trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính. Việc
suy giảm rất nhanh diện tích rừng suốt ven dải miền Trung đã làm mất đi thảm thực vật tự
nhiên để giữ nước, trong khi đất đai khu vực này là loại đất chủ yếu phất triển trên đá axit,
rất ít bazan, lại có độ dốc lớn nên mất khả năng giữ nước tự nhiên. Sự biến đổi khí hậu
toàn cầu dân tới nhiều thiên tai hạn hán, bão lũ gia tăng bất thường, lượng nước mưa càng
ngày càng ít đi, gây hạn hán ngày càng nghiêm trọng. Các hoạt động nuôi tôm trên cát ở
các vùng ven biển miền Trung – đã sử dụng một lượng nước ngầm rất lớn – đang làm suy
kiệt nguồn nước ngầm cũng đẩy nhanh hiện tượng sa mạc hoá vùng đất này.
Hiện trạng môi trường đất Việt Nam đang diễn ra: sự suy thoái chất lượng đất đang bị xói
mòn, lũ quét, rửa trôi, khô hạn, phèn hoá và sa mạc hoá… làm cho khoảng 50% diện tích
đất tự nhiên (khoảng 16 triệu ha) đang đứng trước nguy cơ bị sa mạc hoá. Việt Nam đang
có dấu hiệu khan hiếm nước và sa mạc hoá rất mạnh, đặc biệt là khu vực miền Trung –
điểm bắt đầu từ khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh kéo dài cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận…
Gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hoá do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm, cát
di động ăn vào đất liền gần 20 ha đất canh tác. Chưa kể, ở các tỉnh duyên hải Nam Trung
18
Bộ, nắng nóng khô hạn đã làm lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt
khoảng 700mm (điển hình là Ninh Thuận, Bình Thuận).
Bảng 2. Phân bố vùng đất đang bị sa mạc hoá ở Việt Nam
Loại đất Diện tích (ha) Vùng phân bố tập trung
Đất trồng bị thoái hoá nặng, bao gồm

cả đất bị đá ong hoá.
7 000 000 Toàn quốc
Đụn cát và bãi cát di động. 400 000 Các tỉnh ven biển Miền Trung
Đất khô hạn theo mùa hoặc vĩnh viễn. 300 000 Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh
Thuận và Nam Khánh Hoà)
Đất bị xói mòn. 120 000 Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi
khác.
Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. 30 000 Đồng bằng sông Cửu Long (Tứ giác
Long Xuyên)
Nguồn: (tư liệu) Hội thảo thực hiện Công ước chống sa mạc hoá (UNCCD)
Bảng số liệu trên cho thấy, tổng diện tích đất chịu tác động mạnh bởi sa mạc hóa của
Việt Nam là 7.850.000 ha, chiếm trên 30% tổng diện tích đất canh tác nông, lâm nghiệp của
cả nước. Trong đó chủ yếu là đất trống, đồi trọc thoái hóa mạnh (7.000.000 ha, chiếm 89%
tổng diện tích đất sa mạc hóa). Đó là hậu quả chủ yếu của nạn phá rừng, sử dụng đất không
hợp lý kéo dài nhiều năm.
Ở nước ta trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra các tai biến thiên nhiên, mà điển hình
là xuất hiện và lan rộng quá trình hoang mạc hóa ở vùng Nam Trung Bộ, trong đó 2 tỉnh
có hiện tượng hoang mạc tương đối mạnh là Ninh Thuận và Bình Thuận. 2 tỉnh này nằm
tiếp giáp với biển Đông, có diện tích tự nhiên gần 1 triệu hecta với chiều dài bờ biển gần
300km và diện tích lãnh hải trên 70.000km. Đây là nơi xảy ra các quá trình ngoại sinh rất
mãnh liệt; xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, mặn hóa do triều lấn,… đã
làm cho hiện tượng hoang mạc thể hiện khắc nghiệt nhất ở Việt Nam.
Đại diện là sa mạc hoá ở Ninh Thuận:
19
Hình 4:Cảnh người dân khốn khổ vì sa mạc hóa ở Ninh Thuận
Theo tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ của Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam,
tổng số diện tích đất sa mạc ở Ninh Thuận là 41.021 ha, chiếm 12,21 đất tự nhiên toàn
tỉnh. Và cho đến hiện nay, hiện tượng sa mạc hoá tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Hằng
năm, vào mùa khô tình trạng hạn hán, thiếu nước thường xuyên xảy ra, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh. Một số đợt hạn hán xảy ra liên tục

trong những năm gần đây như các năm 1997, 1998, 2002, 2004 và đặc biệt nghiêm trọng
là hạn hán xảy ra vào năm 2005.
Bảng 3. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hoang mạc hoá tại Ninh Thuận.
STT Dạng hoang mạc Diện tích (ha)
2001 2004
1
2
Hoang mạc cát
Hoang mạc đá
4.878
3.457
9.103
21.468
20
3
4
Hoang mạc muối
Hoang mạc đất cằn
11.867
20.124
6.407
4.043
Tổng cộng
(% so với diện tích đất tự nhiên)
40.326 (12,0%) 41.021 (12,21%)
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dự báo KTTV Ninh Thuận, 2006.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG SA MẠC HÓA
1. Công ước chống sa mạc hoá.
Năm 1977, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về sa mạc hoá (UNCOD) đã thông qua Kế
hoạch hành động chống sa mạc hoá (PACD). Mặc dù đã có những nỗ lực đáng kể về

việc chống sa mạc hoá, nhưng theo đánh giá của Chương trình Môi trường của Liên
Hợp Quốc vào năm 1991 thì vấn đề suy thoái đất ở những vùng khô cằn và khô cằn
cận ẩm ướt trên toàn thế giới đã trở lên rất căn thẳng. Hội nghị của Liên Hợp Quốc về
Môi trường và Phát triển (UNCED) được tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 đã đề ra
một phương pháp tiếp cận mới mang tính tổng hợp đối với vấn đề này, trong đó tập
trung vào các hành động nhằm khuyến khích phát triển bền vững tại cộng đồng. Trước
đòi hỏi cấp bách đó, tháng 6 năm 1994 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thành lập Uỷ
ban đàm phán liên Chính phủ để soạn thảo Công ước chống sa mạc hoá. Công ước
được thông qua tại Paris vào ngày 17/6/1994, được kí ngày 14 – 15/10/1994 và có
hiệu lực từ ngày 26/12/1996.
Mục tiêu của Công ước là chống sa mạc hoá và giảm thiểu những tác động của hạn
hán ở các nước chịu những trận hạn hán hoặc sa mạc hoá nghiêm trọng, đặc biệt là ở
Châu Phi thong qua hành động có hiệu quả ở các cấp, được hổ trợ bởi hợp tác quốc tế
và quan hệ đối tác, trong khuôn khổ tiếp cận tổng hợp nhất quán với Chương trình
nghị sự 21, với mục tiêu phát triển bền vững ở những vùng chịu tác động.
2. Các biện pháp khắc phục và đề phòng nạn sa mạc hoá.
• Thành lập các vành đai xanh quanh các sa mạc:
21
Đây là một biện pháp rất có giá trị đã được áp dụng rộng rãi để ngăn cản sự mở rộng ngày
càng tăng của sa mạc. Ngoài ra, nó còn có tác dụng bảo vệ đất đai chống lại quá trình rửa
trôi, giữ vững độ phì cho đất.
• Kiểm soát bề mặt che phủ:
Bảo vệ bề mặt đất khỏi sự tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu bất lợi, giảm thiểu sự
rửa trôi và xói mòn đất.
• Những kỹ thuật hiện đại:
Các số liệu thu thập từ vệ tinh có thể dùng để theo dõi các cơn bão vào mùa mưa, nghiên
cứu các quy luật chung và nếu có thể thì dự đoán việc đổi chỗ của chúng.
3. Các giải pháp chính sách kinh tế, kĩ thuật phòng chống sa mạc hoá ở Việt Nam:
• Chính phủ đã thiết lập các khuôn khổ phòng, chống sa mạc hoá và đề ra
Chương trình hành động thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về chống sa mạc

hoá.
• Tăng độ che phủ rừng: tiếp tục thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha
rừng và hệ thống cây trồng phân tán ở nông thôn.
• Quy hoạch và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
• Tăng cường các biện pháp giảm nhẹ thiên tai,đặc biệt là vấn đề cung cấp nước
ở các vùng hạn hán nghiêm trọng.
• Phát triển nông thôn, tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
• Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, cùng chống sa mạc hoá.
V. KẾT LUẬN
Như vậy theo các chuyên gia đã chỉ rõ thì: “Chống sa mạc hoá phải được coi là nhiệm vụ
của toàn nhân loại, là nỗ lực hợp tác quốc tế lâu dài. Nâng cao nhận thức của cá nhân về
nguy cơ của sa mạc hoá, từ đó cùng có hành động cụ thể để ngăn chặn nguy cơ này là
điều mỗi quốc gia phải làm, trước khi quá muộn”.
22
Và để làm được điều đó chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ của con người với tài
nguyên đất, qua đó có những giải pháp điều chỉnh các tác động đến đất trên quan điểm
phát triển bền vững có cân nhắc tất cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
23
Tài liệu tham khảo:
Lê Huy Bá – Môi trường tài nguyên đất Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, tháng
10/2009.
Bài giảng “ Thoái hoá và phục hồi đất” PGS.TS Nguyễn Hữu Thành.
Giáo trình Tài nguyên đất MT - Lê Văn Khoa.
Quyển sinh thái và môi trường đất của Lê Văn Khoa,NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
/>smh.html
/> /> /> /> />nhat-the-gioi-2.aspx
/> /> /> />hoa.html
24
/> />25

×