ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho người
bệnh và đứng hàng thứ 3 trong các bệnh gây tử vong, sau ung thư và bệnh tim
mạch, đứng hàng thứ nhất trong các bệnh lý thần kinh [12], [14], [88]. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có tới 2.100.000 người bị tử vong vì tai biến
mạch máu não tại Châu Á, trong đó 1.300.000 người ở Trung Quốc, 448.000
người ở Ấn độ và 390.000 người ở các nước khác [26]. Hiện nay, ở nước ta
cũng như ở các nước đang phát triển thì tai biến mạch máu não đang có chiều
hướng gia tăng. Theo số liệu của bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà
Nội, tỷ lệ mới mắc tai biến mạch máu não (TBMMN) của Miền Bắc và Miền
Trung là 152/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 21,55%. Theo báo cáo của Bộ môn
Thần Kinh Trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, ở Miền Nam tỷ
lệ mới mắc TBMMN là 161/100.000 dân, tỷ lệ tử vong là 28% [46]. Dự báo
đến năm 2020, TBMMN sẽ là 1 trong 4 bệnh phổ biến dẫn đầu cùng với bệnh
tim, trầm cảm và tai nạn giao thông [57].
Thất vận ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu
não, hay gặp trong tai biến nhồi máu não. Đó là bệnh lý của “các quá trình
ngôn ngữ trung tâm”, gồm các thứ ngôn ngữ như: hiểu lời nói, hiểu chữ viết,
diễn đạt bằng lời nói và chữ viết, nó cũng có thể do rối loạn chức năng cỏ
quan phát âm; trong đó 85% các trường hợp thất vận ngôn là do tổn thương
bán cầu não trái [84]. Biện pháp điều trị thất vận ngôn sau tai biến nhồi máu
não hiệu quả nhất đến nay vẫn còn nhiều bàn cãi, song các nhà nghiên cứu
cho rằng việc đánh giá sớm để tiến hành trị liệu ngôn ngữ kịp thời trong vòng
2-3 tháng sau tai biến là điều kiện rất quan trọng để đem lại cơ hội phục hồi
tối đa cho người bệnh thất vận ngôn [85].
1
Hậu quả của tai biến mạch máu não gây liệt nửa người, liệt các dây
thần kinh sọ não, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ tròn…Đa
số các đề tài nghiên cứu đều quan tâm đến phục hồi chức năng vận động mà ít
quan tâm đến phục hồi chức năng ngôn ngữ cho bệnh nhân. Ngôn ngữ là chức
năng rất quan trọng của bộ não con người, là phương tiện và công cụ giao tiếp
xã hội quan trọng. Thất vận ngôn dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của người bệnh, họ ngại giao tiếp với mọi người xung quanh
dần dần bó hẹp cuộc sống ngay cả với những người thân. Thất vận ngôn càng
nặng nề thì càng ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi chức năng [16].
Phục hồi thất vận ngôn sau tai biến nhồi máu não theo y học cổ truyền
có rất nhiều phương pháp: dùng thuốc đông dược đơn thuần hay phối hợp với
các phương pháp khác, dùng châm cứu, điện châm, thủy châm, các phương
pháp vật lý trị liệu… Trong đó điện châm là phương pháp thuận tiện, rẻ tiền,
thực hiện được ở mọi cơ sở y tế có cán bộ y học ccổ truyền. Để đánh giá tác
dụng của điện châm điều trị chứng thất vận ngôn, chúng tôi nghiên cứu đề tài
này nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả của điện châm trong điều trị thất vận ngôn do tai
biến nhồi máu não sau giai đoạn cấp trên lâm sàng.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thất vận ngôn bằng
điện châm.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về tai biến mạch máu não (TBMMN)
1.1.1 Định nghĩa
Tai biến mạch máu não ( TBMMN ) là dấu hiệu phát triển nhanh trên
lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và
thường do nguyên nhân mạch máu- Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế
giới (TCYTTG) năm 1990.
1.1.2 Phân loại: TBMMN gồm hai loại chính
1.1.2.1. Nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ): là tình trạng mạch máu não bị
tắc nghẽn làm cho khu vực mà mạch máu não cung cấp máu bị thiếu hụt gây
ra hiện tượng hoại tử và nhũn tế bào não.
Tai biến nhồi máu não được phân biệt thành các loại như sau:
- Cơn thiếu máu não thoảng qua: Tai biến phục hồi trước 24 giờ, được
coi là yếu tố nguy cơ của tai biến nhồi máu não hình thành.
- Tai biến nhồi máu não cục bộ hồi phục: Tai biến phục hồi trên 24 giờ,
không để lại di chứng hoặc di chứng không đáng kể.
- Tai biến nhồi máu não cục bộ hình thành: Thời gian hồi phục kéo dài,
để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, thất vận ngôn.vv…
1.1.2.2. Chảy máu não: là máu thoát khỏi mạch máu và chảy vào nhu mô não.
Chảy máu não có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau như: bao trong, nhân xám,
thùy não, thân não, tiểu não.
1.1.3 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ra TBMMN đó là:
- Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Huyết khối mạch, co thắt và nghẽn mạch.
3
- Bệnh tim, bệnh đái tháo đường.
- Dị dạng động mạch não: túi phình động mạch, dị dạng thông động tĩnh mạch.
1.1.4 Đặc điểm chức năng bệnh nhân sau TBMMN:
- Mức độ liệt không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng ban đầu mà phụ
thuộc:
+ Vùng não bị tổn thương
+ mức độ tổn thương và chức năng vùng bị tổn thương: ổ tổn thương càng to,
mức độ chèn càng nhiều thì khả năng phục hồi càng lâu.
- Chức năng vận động: phần ngọn chi liệt nặng hơn gốc chi, tay thường nặng
hơn chân. Nhóm cơ duỗi và dạng thường nặng hơn nhóm cơ gaáp và khép, tạo
cơ thể thành một tư thế đặc biệt.
- Tính chất liệt: Lúc đầu liệt mềm, thời gian có thể ngắn hoặc dài, định khu
chưa rõ ràng, sau chuyển thành liệt cứng và định khu ngày càng rõ.
- Liệt mặt xuất hiện sớm nhưng chóng phục hồi.
- Rối loạn vận ngôn xuất hiện sớm nhưng phục hồi chậm.
- Rối loạn tinh thần thể hưng phấn hoặc bi quan ảnh hưởng tới đời sống vầ
hòa nhaạp xã hội.
- Có thể có rối loạn cơ tròn: xuất hiện sớm nhưng khả năng phục hồi ít.
- Thời gian phục hồi chức năng bệnh nhân TBMMN thường đạt tối đa trong
năm đầu nếu được hướng dẫn luyện tập và điều trị tích cực. Hết sức chú ý đến
các rối loạn tâm thần vì có ảnh hưởng nhiều đến kết quả phục hồi chức năng.
1.2 Tình hình TBMMN và thất vận ngôn trong nước và ngoài nước
1.2.1 Tai biến mạch máu não và thất vận ngôn trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có hơn 4,5 triệu
người tử vong do TBMMN, riêng ở châu Á, số dân bằng một nửa số dân thế
giới nhưng hàng năm tử vong do TBMMN là 2,1 triệu người [24]. Về mặt
dịch tễ học, theo (TCYTTG) tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ hiện mắc TBMMN ở
4
nhiều nước tương ứng là 150-250/100.000 người dân và 700-750/100.000
người dân. Hai tỷ lệ trên cũng rất khác nhau tùy theo địa dư như ở Hoa kỳ
năm 1981 tỷ lệ này tương ứng là 73-195/100.000 người dân, còn tỷ lệ mới
mắc ở Nhật Bản là 91-317/100.000 người dân, Trung Quốc là 523/100.000
người dân [17].
Theo thống kê của Hoa kỳ (1999): Tổng số bệnh nhân TBMMN chiếm
12% số giường điều trị nội trú, chi phí cho điều trị chiếm 4,5% ngân sách về
sức khỏe của đất nước [46].
Theo Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân
TBMMN điều trị nội trú là: Trung Quốc 40%; Triều Tiên 16%; Ấn Độ 11%;
Philippin 10%; Indonexia 8%; Thái Lan 6%; Việt Nam 7%; Malayxia 2% [26].
Tỷ lệ có rối loạn về ngôn ngữ mà điển hình là thất vận ngôn chiếm tới
khoảng 40% các bệnh nhân liệt nửa người do TBNMN, trong đó có 85%-90%
bệnh nhân thất vận ngôn là do TBMMN bán cầu ưu thế trái (theo thống kê
của TCYTTG – 1971). Tác giả Held và cộng sự nghiên cứu 218 trường hợp
liệt nửa người phải do tổn thương vùng bán cầu não trái có rối loạn ngôn ngữ
trên 90%, bao gồm: 40% thất vận ngôn kiểu Broca, 36% thất vận ngôn kiểu
Wernick, 24% thất vận ngôn toàn bộ [45]. Ở Trung Quốc, có khoảng 1/3 bệnh
nhân TBMMN có rối loạn ngôn ngữ ở các mức độ khác nhau [34].
1.2.2 Tai biến mạch máu não và thất vận ngôn ở Việt Nam
Các năm gần đây, tình hình mắc TBMMN ở nước ta có chiều hướng
gia tăng đáng kể đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng
nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội [17],[18].
Theo thống kê của Nguyễn Văn Đăng tại Khoa Thần kinh Bệnh viện
Bạch Mai từ năm 1991 đến năm1993 có 631 trường hợp TBMMN, tăng gấp
2,5 lần so với thời kỳ từ năm 1986 đến năm 1989 [18].
5
Lê Văn Thành (2003), tỷ lệ hiện mắc trung bình hàng năm là
416/100.000 người dân, tỷ lệ mới mắc là 152/100.000 người dân, tỷ lệ tử
vong ở Việt nam là từ 20-25/100.000 người dân, điều tra ở Thành phố Hồ Chí
Minh tỷ lệ hiện mắc là 6060/ 1 triệu dân, tăng hơn năm 1993 với tỷ lệ
4160/1triệudân [43], [45], [46].
Những thống kê về tình trạng rối loạn ngôn ngữ sau TBMMN tại Việt
nam còn ít và chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu
của Nguyễn Văn Đăng ở Hà nội và Lê Văn Thành ở thành phố Hồ Chí Minh
cũng cho thấy tỷ lệ gần giống y văn thế giới [18]
Theo Nguyễn Tài Thu và Vũ Thường Sơn có 82 trường hợp rối loạn
ngôn ngữ trên 120 bệnh nhân TBMMN điều trị tại viện Châm cứu Trung
ương năm 1994 [52].
Hoàng Diệp (2005) tiến hành trắc nghiệm ngôn ngữ trên 120 bệnh nhân
TBMMN và tìm ra được 35 Bn có thất ngôn chiếm tỷ lệ 29,2% [15].
Nguyễn Thanh Hồng và Nguyễn Thi Hùng (2007) nghiên cứu mất ngôn
ngữ ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều cho thấy tỷ lệ mất ngôn ngữ là 36,7%. Có
6 loại mất ngôn ngữ được ghi nhận: Broca 41%, Wernick 8,2%, toàn bộ 3,8%,
dẫn truyền 9,8%, cảm giác xuyên vỏ 4,9%, vận động xuyên vỏ 3,3% [28]
1.3. Giải phẫu sinh lý các cấu trúc Bán cầu đại não (BCĐN) có liên quan
đến chức năng ngôn ngữ [15]
1.3.1. Khái niệm bán cầu ưu thế và chức năng hai bán cầu não
Có ba vùng liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động trí tuệ là vùng nhận
thức tổng hợp Wernicke, vùng lời nói Broca và vùng nhận thức chữ viết ở hồi
góc. Cả ba vùng đềuc có đặc điểm chung là phát triển ở một bên bán cầu rất
rộng hơn hẳn bên bán cầu kia. Bên phát triển rộng đó gọi là bán cầu ưu thế.
Khoảng 95% số người là thuận tay phải và bán cầu trái là ưu thế, do bó tháp
bắt chéo nên vỏ não bên trái điều khiển tay phải; còn lại 5% số người thì hoặc
là cả hai bán cầu đều ưu thế như nhau hay hiếm hơn là chỉ bán cầu phải ưu thế
6
[73]. Tuy hiện tượng ưu thế chỉ có ở một bên bán cầu nhưng những vùng ưu
thế đó vẫn nhận được thông tin cảm giác từ cả hai bán cầu và vẫn kiểm soát
vận động của cả hai bán cầu. Được như vậy chủ yếu là do các sợi thần kinh ở
thể chai thực hiện liên lạc giữa hai bán cầu. Đó là sự thống nhất chức năng
não, thực hiện do cung cấp thông tin chéo từ trái sang phải và ngược lại. Nừu
thiếu sự thống nhất chức năng trao đổi thông tin đó thì giữa hai bán cầu sẽ có
trục trặc, nhiễu lẫn nhau, tổn hại lớn cho cả tư duy và vận động [65]. Hai bán
cầu não được biệt hoá về chức năng. Bán cầu trái đặc trách về chuỗi chức
năng theo trật tự. Bán cầu phải có xu hướng về quá trình toàn thể. Chức năng
ngôn ngữ và lời nói mang tính quy trình chặt chẽ, do vậy bán cầu trái có vai
trò ưu thế hơn trong chức năng giao tiếp. Bán cầu phải thiên về quá trình tổng
thể nên chuyên hơn về nhận biết mặt, hiểu và thể hiện cảm xúc, âm nhạc [35].
1.3.2. Giải phẫu sinh lý chức năng nhận thức ngôn ngữ của não
Nhận thức ở não là quá trình xử lý và tích hợp thông tin, nâng cấp dần
từ cảm giác giác quan lên mức nhận thức ngày càng cao hơn; sự nâng cấp
nhận thức này liên quan đến các vùng chức năng của vỏ não. Trước hết, hệ thần
kinh tiếp nhận những tín hiệu của môi trường tác động lên cơ thể; rồi sự tập hợp
phân tích, xử lý các loại thông tin đó dẫn đến nhận thức về môi trường xung
quanh. Từ đó có ý thức về cái tôi đang sống, đang tồn tại. Tiếp đó hình thành tư
duy đưa đến kế hoạch tạo hành vi có mục tiêu bảo tồn sự sống và được thể hiện –
giao tiếp với môi trường xung quanh bằng ngôn ngữ [35].
* Nâng cấp thông tin từ vùng sơ cấp (cấp 1) lên vùng thứ cấp (cấp 2)
Ba vùng cảm giác là cảm giác thân thể, cảm giác nhìn và cảm giác nghe.
Mỗi vùng cảm giác này đều chia thành:
- Vùng cấp 1: liên hệ với receptor cảm giác giác quan đặc hiệu.
- Vùng cấp 2: nằm sát cạnh vùng sơ cấp, có chức năng rút ra ý nghĩa của
tín hiệu cảm giác.
7
Ví dụ: Vùng cấp 1 tiếp nhận thông tin thị giác về một hình tròn, màu vàng,
vỏ sần sùi; vùng cấp 2 nhận định đó là quả cam. Như vậy quá trình diễn biến
từ các thông tin nhìn riêng lẻ, tập hợp lại rút ra nhận định là quả cam là quá
trình nâng cáp nhận thức, tức là rút ra ý nghĩa của các tín hiệu nhìn.
Với vùng vận động:
- Vùng cấp 1: có nơron gây co từng sợi cơ, bắp cơ.
- Vùng cấp 2: tức vùng tiền vận động và vùng bổ sung vận động thì phối
hợp nhau và sắp xếp cường độ từng cơ: cơ nào co yếu, cơ nào co mạnh; trình
tự co duỗi cơ nào trước, cơ nào sau sao cho thực hiện đúng cử động đặc hiệu.
* Tiếp tục nâng cấp từ vùng thứ cấp (cấp 2) lên vùng liên hợp (cấp 3)
Những vùng rộng trên vỏ não là các vùng liên hợp; gọi là vùng liên hợp vì
mỗi vùng tập hợp và phân tích tín hiệu từ rất nhiều vùng của vỏ não và cả từ
các cấu trúc thần kinh dưới vỏ não đưa đến. Về vị trí không gian, một vùng
liên hợp thường nằm ở nơi giao tiếp giữa hai hoặc nhiều vùng cấp 2.
Có nhiều vùng liên hợp tuỳ theo quan điểm phân chia của từng tác giả. Sau
đây là một số vùng liên hợp và các phân vùng quan trọng:
- Vùng liên hợp đỉnh – chẩm – thái dương: Vùng này rất rộng nằm trong
khoảng giữa vùng vỏ não cảm giác thân thể, vùng vỏ não nhìn và vùng vỏ não
nghe (chữ A). Vùng này có mức độ nhận thức cao vì nhận các loại tín hiệu
quan trọng từ ba vùng cảm giác xung quanh, được chia thành các phân vùng
chức năng nhỏ hơn từ trên xuống dưới là: vùng toạ độ thân thể, vùng
Wernicke, vùng xử lý chữ viết, vùng tên gọi các vật.
- Vùng nhận thức tổng hợp Wernicke: Đây là vùng rất quan trọng, là vùng
nhận cảm giác cuối cùng. Tại đây các loại cảm giác đặc hiệu sau nhiều lần
nâng cấp đã trở thành nhận thức tổng hợp, tức là nhận biết toàn diện về một
vật thể (hình). Vùng Wernicke là nơi hợp lưu ít nhất ba dòng thông tin chủ
yếu (nhìn, nghe, đụng chạm), mỗi dòng thông tin này trước khi đến đây đã
8
được xử lý sơ bộ và trở thành nhận thức bước đầu qua các vùng cấp 2. Ba
dòng thông tin hội tụ lại: dòng cảm giác đụng chạm từ vùng cảm giác thân
phía trên đổ xuống, dòng cảm giác nhìn từ thuỳ chẩm phía sau chảy ra và
dòng cảm giác nghe từ thuỳ thái dương chảy về. Vùng Wernicke tựa như hồ
nước lớn ở trung tâm hứng nước ba dòng sông từ ba phía hợp lưu về làm một.
- Vùng xử lý chữ viết: Vùng này nằm chủ yếu ở hồi góc. Đây là vùng xử lý
hình ảnh nhìn do thuỳ chẩm thu được từ trang sách đọc, rút ra ý nghĩa của
chữ, rồi đưa thông tin đó sang vùng Wernicke. Tổn thương vùng này thì vẫn
hiểu tiếng nói nhưng chữ đọc thì không hiểu.
- Vùng tên gọi các vật: Vùng này nằm dưới nhất. Khi não đứa bé phát triển
trong quá trình giao tiếp xã hội (với mẹ) thì nghe nói tên các vật, đồng thời
hiểu bản chất vật thông qua tín hiệu nhìn. Vì vậy vùng này nằm trên đoạn
đường từ vùng nghe đến vùng nhìn và tiếp giáp dưới vùng Wernicke.
- Vùng liên hợp trước trán: Có vai trò quan trọng trong việc hình thành tư
duy với khả năng theo dõi nhiều thông tin cùng lúc, lưu giữ các thông tin đó
vào kho nhớ và có khả năng gọi ra khi cần.
- Vùng lời nói Broca: Đây là một vùng nhỏ có một mạng nơron có chức
năng tạo lời nói và do đó có nhiều liên lạc thần kinh với các vùng tiếp giáp là
vùng hiệp điều vận động, vùng kế hoạch (trước trán) và vùng Wernicke.
- Vùng liên hiệp viền hoặc vỏ não viền: Vùng này có chức năng hành vi,
xúc cảm và động cơ, và là bộ phận của hệ viền.
- Vùng nhận mặt: Vùng này nằm ở mặt dưới của não. Bị huỷ hoại vùng
này thì không nhận diện được người đã quen biết nhưng các chức năng khác
của não hầu như vẫn bình thường [16], [47].
1.3.3. Vai trò quan trọng của một số vùng BCĐN ưu thế đối với chức năng
ngôn ngữ
9
Vùng Broca (vùng Broadmann 44) và phần sau của hồi trán dưới có
chức năng lập trình và thực hiện các cử động nói.
Vùng Wernicke (vùng 42) nằm ở phần sau của hồi thái dương trên có
vai trò quan trọng trong hiểu những âm thanh nghe thấy. Nó liên hệ với hồi
trên viền và hồi góc, đóng vai trò quan trọng trong giải mã ngôn ngữ. Ngoài
ra còn một số vùng khác của thuỳ thái dương có liên quan với việc đọc [5].
Một số cấu trúc quan trọng khác có vai trò nối và liên hệ các vùng chức
năng ngôn ngữ. Đặc biệt quan trọng là dải hình cung nối vùng Broca với vùng
Wernicke. Tổn thương dải hình cung sẽ làm BN khó khăn khi nhắc lại những
điều vừa nghe thấy do thông tin khó luân chuyển giữa vùng Broca và
Wernicke. Phức hợp vùng Broca – dải hình cung – vùng Wernicke đặc biệt
quan trọng đối với chức năng ngôn ngữ và lời nói. Chính sự tổn thương phức
hợp này dẫn tới tình trạng thất ngôn [81].
* Vùng Wernicke và khía cạnh cảm giác của giao tiếp:
Khi huỷ hoại vùng liên hợp nghe hoặc vùng liên hợp nhìn của vỏ não sẽ
dẫn đến mất khả năng hiểu lời nói hoặc khả năng hiểu chữ viết, được gọi là
thất ngôn (mất ngôn ngữ - Aphasia).
Mất ngôn ngữ Wernicke là rối loạn thường do tổn thương hoặc huỷ
hoại vùng Wernicke bên bán cầu ưu thế. Trường hợp này vẫn nghe được lời
nói và nhắc lại được, hoặc đọc nhìn thấy chữ chép lại được, nhưng không
nhận biết ra là các lời nói đó, chữ đó hàm ý gì.
Mất ngôn ngữ toàn bộ thường do tổn thương vùng Wernicke và tổn
thương rộng ra cả phía sau tới hồi góc, xuống cả phần thấp của thuỳ thái
dương và lên cả phía trên tới bờ trên của rãnh Sylvius. Trường hợp này
thường sa sút trí tuệ gần như hoàn toàn [58]. Điều này góp phần chứng tỏ tư
duy không tách rời môi trường sống. Hoạt động trí tuệ là hệ quả của sự liên
tục tiếp nhận mọi thông tin từ môi trường ngoài, kế tục xử lý thông tin, nâng
10
mức nhận thức tới mức đỉnh cao để có hoạt động trí tuệ nhằm đạt được hành
vi thông minh [39].
* Vùng Broca và khía cạnh vận động của giao tiếp:
Quá trình nói có liên quan đến hai giai đoạn hoạt động trí tuệ: 1. trong
tâm trí hình thành các tư duy cần phải phát biểu ra và có sự lựa chọn các nội
dung phát biểu; 2. điều khiển và tiến hành sự phát âm ra thành lời diễn đạt.
Hình thành tư duy và nhiều khâu của chọn từ là chức năng của các
vùng cảm giác của não. Dù mất ngôn ngữ Wernicke hay mất ngôn ngữ toàn
bộ thì cũng là mất khả năng sắp xếp để tạo ra các tư duy muốn phát biểu. Nếu
tổn thương nhẹ thì có thể sắp xếp tư duy, tức là có ý kiến trong óc nhưng vẫn
không tìm ra được từ ngữ và không sắp xếp được các từ theo trật tự thành câu
để phát biểu. Nhiều khi từ thì lưu loát nhưng cách xếp câu thì lộn xộn.
Mất ngôn ngữ Broca: khi một người biết mình định nói gì nhưng không
điều khiển được phát âm để nói ra lời, mà chỉ phát được tiếng ú ớ. Đó còn
được gọi mất ngôn ngữ vận động do tổn thương vùng lời nói Broca. Vùng
Broca nằm ở một phần vùng trước trán và một phần vùng tiền vận động của
vỏ não, và ở bán cầu trái trong 95% trường hợp. Có thể cho rằng vùng vận
động kỹ xảo có chức năng kiểm soát họng, môi, lưỡi, miệng, hệ hô hấp và các
cơ thứ yếu liên quan đến phát âm nói [21].
1.3.4. Sơ đồ thần kinh của giao tiếp
Phần A có lần lượt các bước như sau:
- Một: tiếp nhận tín hiệu âm thanh vào vùng nghe sơ cấp, vùng này
chuyển tín hiệu âm thanh thành mã lời nói.
- Hai: vùng Wernicke nhận thức ra ý nghĩa lời nói.
- Ba: vùng Wernicke xác định tư duy, tạo nên các ý kiến nghĩ trong óc
và chọn lời để diễn đạt các ý kiến đó.
- Bốn: chuyển tín hiệu từ vùng Wernicke qua bó dải cung tới vùng Broca.
11
- Năm: hoạt hoá chương trình vận động kỹ xảo, gây cử động cơ khéo
léo ở vùng Broca để điều khiển việc phát ra lời nói.
- Sáu: chuyển tín hiệu sang vỏ não vận động để điều khiển các cơ nói.
Phần B là đọc chữ viết rồi trả lời miệng, có các bước sau:
- Một: tiếp nhận tín hiệu chữ viết vào vùng nhìn sơ cấp.
- Hai: nhận thức sơ bộ ý nghĩa của chữ, quá trình xử lý thông tin này
xảy ra tại hồi góc.
- Ba: nhận thức đầy đủ ý nghĩa nhận thức của chữ tại vùng Wernicke.
- Bốn: từ đây thông tin chuyển sang vùng Broca và các bước tiếp theo
giống như phần A [16],[45],[82].
1.4. Khái niệm chung về ngôn ngữ và lời nói
1.4.1. Định nghĩa ngôn ngữ
Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác
và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình làm cho
mình có khả năng nhận thức và nắm vững được bản chất của tự nhiên, xã hội
và bản thân chính là nhờ ngôn ngữ - một sản phẩm của quá trình tư duy nhờ
vào hoạt động của não [69]. Một cách chung nhất, ngôn ngữ là một hệ thống
ký hiệu từ ngữ được mã hóa một cách võ đoán, được một cộng đồng người
chấp nhận và sử dụng dùng làm phương tiện giao tiếp và công cụ của tư duy,
nhằm thực hiện hoạt động của con người trong đời sống hàng ngày. Ký hiệu
từ ngữ là một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời sống tinh thần của con
người, là một hiện tượng của nền văn hoá tinh thần của loài người, là một
phương tiện công cụ xã hội đặc biệt. Ký hiệu từ ngữ tác động làm thay đổi
hoạt động tinh thần, trí tuệ và các hoạt động tâm lý cao cấp khác của con
người như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng [5].
1.4.2. Các hình thái của ngôn ngữ
Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình tư duy nhờ vào hoạt động của não.
Nhưng hình thức thể hiện của ngôn ngữ ra bên ngoài là lời nói. Người ta giao
12
tiếp bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ: có lời và không lời [21].
Ngôn ngữ có lời gồm lời nói và chữ viết. Ngôn ngữ không lời gồm ngôn ngữ
cơ thể (ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói), dấu và hình vẽ.
Người bình thường có xu hướng giao tiếp bằng lời nói; đó là hình thức
chuyển tải thông điệp nhanh chóng, chính xác và hiệu quả mà bất kỳ nội dung
thông điệp nào cũng có thể diễn đạt được. Tuy vậy, với những đối tượng có
khó khăn về giao tiếp thường sử dụng các hình thức ngôn ngữ khác để bù đắp,
hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói. Các hình thức ngôn ngữ không lời có ưu thế
trong chuyển tải các thông điệp mang sắc thái tình cảm [5].
Hình 1.3. Các hình thức giao tiếp
1.4.3.Các thành phần của ngôn ngữ [20]
* Âm vị học:
Là lĩnh vực ngôn ngữ nghiên cứu các đơn vị âm thanh nhỏ nhất có
mang nghĩa, đó là các âm vị. Tiếng Việt có 23 phụ âm, 16 nguyên âm và 6
thanh điệu là những đơn vị âm thanh hay còn gọi là âm vị. Các âm vị có
nhiệm vụ khu biệt nghĩa. Ví dụ: hai từ “tiếng” và “miếng” có hai nghĩa khác
nhau, và sự khác nhau đó là nhờ vào hai âm vị /t/ và /m/. Những âm vị này
xác định sự khác nhau về nghĩa của hai từ trên.
13
Lời nói
Chữ viết
Dấu, cử chỉ
Hình vẽ
Ánh mắt, nét mặt, tư
thế, giọng điệu
* Hình thái học:
Nghiên cứu cấu trúc của từ, nó mô tả các từ được tạo nên từ các đơn vị
nhỏ hơn (hình vị) như thế nào. Hình vị là đơn vị mang nghĩa nhỏ nhất của
ngôn ngữ. Hình vị là đơn vị dưới từ, cấu tạo nên từ, là đơn vị hai mặt. Ví dụ:
trong tiếng Việt hình vị “ma” một mặt chỉ đơn thuần là hình vị được tạo nên
từ hai âm vị /m/ và /a/; mặt khác nó là một từ nghĩa là ma (ma quái). Tiếng
Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết, nghĩa là hình vị cũng có chức năng như từ.
Phần lớn các hình vị đều mang nghĩa.
* Nối kết học:
Là môn học về sự sắp xếp, nối kết và trật tự các từ để hình thành một
câu. Hình thái học và nối kết học đều thuộc về môn ngữ pháp học, nhằm
nghiên cứu hai mặt: các từ được tạo nên như thế nào và trật tự sắp xếp của các
từ để tạo thành câu.
* Ngữ nghĩa học:
Nghiên cứu ý nghĩa của từ, phát ngôn và của câu mà nó chuyển tải. Ví
dụ: với nghiên cứu sự thụ đắc ngôn ngữ của trẻ, Gleason 1989, Owens 1992
đã nhấn mạnh ý nghĩa của từ nằm trong các dạng khác nhau của từ. Trẻ nói
“dép của con” có nghĩa là trẻ hiểu được khái niệm về sở hữu; “mẹ gặt lúa”
cho thấy trẻ học được khái niệm về một nhân vật.
* Dụng học:
Nghiên cứu khả năng sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội. Ví
dụ: biết hỏi, biết yêu cầu, phản đối, đe doạ, ám chỉ hoặc để điều khiển.
1.4.4. Lời nói là kết quả của quá trình sử dụng ngôn ngữ
Lời nói không chỉ là phần âm thanh nghe được; phần âm thanh này là
kết quả của một quá trình hoạt động có sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một
14
mục đích nào đó của con người. Các tín hiệu ngôn ngữ được thể hiện bằng lời
nói nhờ hoạt động của cơ quan phát âm (hình 1.9) [40]. Quá trình hình thành
lời nói theo quan niệm khí động học của Vanden Berg gồm các yếu tố sau:
Luồng hơi ra từ phổi, sinh âm ở thanh quản, cấu âm ở khoang miệng và sự
tham gia của các khoang cộng hưởng. Bộ máy phát âm là một hệ thống chức
năng thống nhất, hoạt động dưới sự kiểm soát của vỏ não thông qua các dây
thần kinh sọ não và các dây thần kinh vận động ngoại biên [82].
1.5. Khái niệm thất vận ngôn và phân loại
1.5.1. Định nghĩa thất ngôn
Trên lâm sàng, nhằm giúp thầy thuốc nắm vững tình trạng BN, Darley đã
đưa ra một cách định nghĩa thiết thực giúp chúng ta hiểu rõ thất ngôn [75]. Đó
là tình trạng do tổn thương não gây ra những khiếm khuyết về khả năng diễn
giải và hình thành các ký hiệu ngôn ngữ, sự giảm hoặc mất nhiều kiểu trong
việc giải mã một cách đầy đủ theo quy ước các thành phần của ngôn ngữ
(hình vị hoặc các đơn vị cú pháp lớn hơn); mà không có liên quan đến các
khiếm khuyết chức năng trí tuệ khác, không do suy giảm trí nhớ, mất cảm
giác hoặc các rối loạn vận động; thể hiện rõ trong sự suy giảm đáng kể vốn từ
vựng, sự sử dụng các quy tắc cú pháp và khoảng thời gian lưu giữ các thông
tin nghe được, và khiếm khuyết rõ rệt trong việc chọn lọc kênh thông tin vào
– ra.
Như vậy, trước hết thất ngôn phải là những BN có tổn thương não; và
chính từ những tổn thương này là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong
các kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết. Sự thiếu hụt đó thể hiện khá rõ
ràng trong sự suy giảm vốn từ vựng, sự nghèo nàn sử dụng các cấu trúc cú
pháp và mất khả năng hiểu các thông điệp dài hoặc các thông điệp hỗn hợp
hình ảnh và âm thanh.
15
Ngoài ra, các vấn đề của BN thất ngôn không phải là hậu quả do các
rối loạn trong lập trình cử động nói, các khiếm khuyết trí tuệ nói chung hoặc
các rối loạn vận động đặc hiệu khác. Do đó, thất ngôn cần được phân biệt với
bệnh lý vong ngôn (apraxia of speech), mất trí nhớ (dementia) hay thất vận
ngôn (dysarthria). Các bệnh lý này cũng có thể đi kèm với thất ngôn nhưng nó
là kết quả của các nhóm triệu chứng khác và vì thế nó cũng đòi hỏi phương
pháp trị liệu riêng [75] .
Cùng với sự phát triển của y học ngày càng đi sâu khám phá giải phẫu
chức năng của bộ não con người, đặc biệt từ cuối thế kỷ 19, các chuyên gia đã
tiến hành nghiên cứu về giải phẫu thần kinh có liên quan đến bệnh lý thất
ngôn, và từ đó đã đưa ra khái niệm về thất ngôn được đông đảo các nhà lâm
sàng chấp nhận [67]. Theo đó, thất ngôn liên quan đến các rối loạn giao tiếp
mắc phải, biểu hiện trên những BN trước đây có khả năng sử dụng ngôn ngữ
bình thường; loại trừ các rối loạn ngôn ngữ tiến triển trên những BN chưa bao
giờ có sự phát triển ngôn ngữ bình thường theo đúng lứa tuổi. Cụ thể, thất
ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, điển hình
thường gặp nhất do TBNMN [82]. Khái niệm này bao gồm một hoặc nhiều
các rối loạn chức năng về hiểu lời nói, hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói và
bằng chữ viết. Có thể tất cả các lĩnh vực ngôn ngữ đều bị tổn thương: âm vị
học, hình thái học, ngữ nghĩa và dụng học. Thông thường, tổn thương các
hình thức và lĩnh vực ngôn ngữ đều có liên quan đến khu vực tổn thương của
não [2],[80],[82].
16
Ngôn ngữ
Vận động
lời nói
Trí tuệ Định hướng
Nghe Đọc Nói Viết Lập
trình
Vận
cơ
Có
lời
Không
lời
Không
thích
hợp
Nói
chuyện
phiếm
Không
khiếm
khuyết
* * * *
Chưa xác
định
* *
Có khiếm
khuyết
* * * *
Hình 1.4. Sơ đồ lý thuyết lâm sàng liên quan đến thất ngôn [79]
1.5.2. Phân loại thất ngôn [84], [85]
Tuỳ theo mức độ, hình thái khiếm khuyết ngôn ngữ, các vị trí tổn thương
trên BCĐN có thể phân loại thất ngôn ra các thể khác nhau như sau:
Bảng 1.1
Thể tổn thương Vị trí tổn thương Đặc Điểm
Broca Vùng Broca ở sau
dưới thuỳ trán bên
trái
Nói kém lưu loát, giảm độ dài
phát ngôn, không có ngữ pháp, rối
loạn nhịp điệu. Hiểu lời nói tương
đối bình thường.
Wernicke Vùng Wernicke bên
trái phía sau thái
dương trên
Nghe hiểu kém, thể hiện bằng lời
nói lưu loát kèm theo nói nhịu.
Đọc và viết thường bị khiếm
khuyết nặng.
Dẫn truyền Hồi trên viền, sâu
tới dải hình cung
Không nhắc lại được liên quan
đến nghe hiểu và nói lưu loát. Định
danh vòng vo, nhiều lỗi nói nhịu
Quên từ Vùng đỉnh dưới/thái
dương dưới
Tìm từ khó khăn trong khi nói lưu loát
và nghe hiểu tương đối bình thường
17
Liờn v giỏc
quan
nh/Vựng
Wernicke nguyờn
vn
Nghe hiu b khim khuyt nng,
c b lp li quỏ nhiu. Núi lu
loỏt nhng b nhu v sỏng to t.
nh danh b khim khuyt nng
Liờn v vn
ng
Thu trỏn trờn, vựng
Broca nguyờn vn
Núi t nhiờn, vit khú khn. Nhc
li, nghe hiu bỡnh thng
Ton b Vựng rng, t thu
trỏn ti thỏI dng
Gi tờn, nhc li, nghe hiu b
khim khuyt nng. Núi kộm lu
loỏt thm chớ ch vi bờt ng hoc
vi t
Bờn cnh ú, da trờn kt qu ca trc nghim ngụn ng, theo s
chn oỏn tht ngụn ca K.M. Yorkston v D.R. Beukelman 1979 ta cú th
xỏc nh tng th tht ngụn ca ngi bnh (Hỡnh 1.5).
1.5.3. ỏnh giỏ lu loỏt trong din t
ỏnh giỏ lu loỏt trong din t, da vo tiờu chun ca Boston
(1984) [79]. Trong nghiờn cu ny ch ỏnh giỏ lu loỏt da trờn tiờu chớ
di phỏt ngụn. ú l s lng t nhiu nht c phỏt ra trong mi phỏt
ngụn. Thụng thng di trung bỡnh ca phỏt ngụn t 6 8 õm tit. 7 im
18
Thất ngôn
Toàn bộ
Broca
Liên vỏ vận động
Wernick
Liên vỏ giác quan
Dẫn truyền
Mất gọi tên
Toàn bộ
Broca
Liên vỏ vận động
Wernick
Liên vỏ giác quan
Dẫn truyền
Mất gọi tên
Broca Liên vỏ
vận động
Wernicke Liên vỏ
giác quan
Dẫn
truyền
Mất
gọi tên
cho phát ngôn có trên 7 từ. Mỗi từ 1 điểm, độ lưu loát của lời nói được đánh
giá theo băng ghi âm hội thoại tự do của người bệnh. Theo dõi đoạn băng ghi
lại, tính độ dài của tất cả các câu, xem câu dài nhất chứa bao nhiêu âm tiết.
Chỉ số đánh giá quan trọng là độ dài trung bình của phát ngôn: Tính tổng số
âm tiết trong tổng số phát ngôn và chia trung bình.
1.5.4. Bộ máy phát âm
Bộ máy gồm các cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra âm thanh của
tiếng nói con người. Xét về chức năng tham gia cấu âm, bộ máy phát âm có
thể được chia thành hai bộ phận: bộ phận thứ nhất gồm những cơ quan không
trực tiếp tạo ra âm thanh mà chỉ cung cấp “ hơi” hay “năng lượng” như phổi,
thùy và khí quản (cơ quan hô hấp); bộ phận thứ hai là nhưng cơ quan phát âm,
đúng như tên gọi của nó, được cấu tạo từ 4 khoang có liên quan với nhau như
một hình ống: thanh quản, yết hầu (họng), miệng và mũi. Trong thanh quản,
dây thanh (thanh đới) là bộ phận quan trọng nhất mà sự dao động của nó tạo
ra tiếng thanh đầu tiên và được tăng cường quâ các khoang cộng hưởng ở phía
trên theo những phương thức và vị trí nhất định để hình thành nên âm thanh
của ngôn ngữ. Ở miệng, lưỡi là bộ phận linh hoạt nhất để tạo ra những âm
khác nhau của tiếng nói.
Khi bị TBMMN, diễn đạt bằng lời nói có thể khó khăn hoặc mất hoàn
toàn. Những khiếm khuyết này có thể do mất tín hiệu ngôn ngữ do tổn thương
vùng chức năng tương ứng ở não (thất ngôn hay mất ngôn ngữ - Aphasia). Nó
cũng có thể do rối loạn chức năng cơ quan phát âm như: Liệt hầu họng do tổn
thương các dây thần kinh sọ não (dây IX, XI, XII), liệt dây thanh, tăng trương
lực cơ…(bệnh loạn vận ngôn – Dysathrya) [1]
Phạm vi giới hạn của luận văn này là những bệnh nhân bị:
19
- Thất ngôn bao gồm: Broca, liên vỏ vận động, dẫn truyền, quên từ. nét
đặc trưng là khả năng hiểu lời nói và chữ viết tốt, nhưng khả năng diễn đạt
bằng lời nói khó, kém lưu loát, quên từ, nhắc lại kém.
- Khó khăn về phát âm: Hiểu lời tốt, diễn đạt bằng lời chậm, nói không
tròn vành rõ chữ do mất thực dụng ở bộ máy phát âm.
Cả hai nhóm đối tượng trên gọi chung bằng khái niệm thất vận ngôn
trong đối tượng nghiên cứu.
1.5.5. Điều trị thất vận ngôn theo YHHĐ
Thường sử dụng phương pháp ngôn ngữ trị liệu. Một bệnh nhân sau
TBMMN cần được lượng giá không chỉ về vận động, các khiếm khuyết về nhận
thức, trí nhớ, mà cả mức độ rối loạn ngôn ngữ. Cách tiếp cận trong huấn luyện phát
âm dựa trên kết quả chẩn đoán thể thất vận ngôn. Chẳng hạn ở bệnh nhân bị thất
vận ngôn Broca, việc bắt đầu phát âm một câu rất khó khăn, khi bắt đầu dạy những
bệnh nhân này cần tìm từ để nói. Nguyên tắc ở đây là giao tiếp tối đa và có hiệu quả
với người bệnh dựa trên các kỹ năng ngôn ngữ còn lại, cải thiện và tái hồi phục các
hình thức ngôn ngữ bị tổn thương sau TBMMN.
1.6. Tai biến mạch máu não và thất vận ngôn theo y học cổ truyền (YHCT)
Theo y học cổ truyền, tai biến mạch máu não thuộc phạm vi chứng
“trúng phong” được mô tả là bệnh nhân đột nhiên chóng mặt, ngã, một nửa
người không cử động được, méo mồm, nói ngọng, nếu nặng thì bất tỉnh hôn
mê. Trong đó triệu chứng: nói ngọng hay nói khó có bệnh danh là “thất vận
ngôn” cùng thuộc chứng “trúng phong” của YHCT.
1.6.1. Nguyên nhân
Có hai nguyên nhân chính gây ra thất vận ngôn, trúng phong.
1.6.1.1 Do ngoại nhân
Do ngoại phong xâm nhập vào người: theo Nội kinh, “Phong tà xâm
nhập vào kinh lạc tạng phủ của thân thể mà sinh ra chứng trạng như bất tỉnh,
20
bán thân bất toại”. Kim quỹ yếu lược nói: “Kinh mạch hư không, phong tà
thừa cơ xâm nhập gây chứng trúng phong”. Theo Linh khu Thích tiết Chân Tà
thiên: “Hư tà xâm nhập nửa người đi sâu trú ở dinh vệ, dinh vệ yếu thì chân
khí mất, còn mình tà khí ở lại trở thành khô cứng cả người”. Tùy theo bệnh
nặng nhẹ mà biểu hiện chứng hậu ở kinh lạc, tạng phủ trong giai đoạn này
[6], [7], [8],[64].
1.6.1.2. Do nội nhân
+ Do hỏa thịnh: theo Nội kinh, các chứng phát nhiệt, hoa mắt, đầu óc mờ tối,
tay chân co rút đều do hỏa mà ra. Lưu Hà Gian nói: “Tâm hỏa thịnh, thận thủy hư,
thủy không chế nổi hỏa, tức là âm hư dương thực, nhiệt khí uất lên, tâm thần bị
mờ quáng, gân xương yếu liệt rồi ngã lăn ra bất tỉnh” [9], [20], [31],[62].
+ Do đàm nhiệt: theo Chu Đan Khê do ăn quá nhiều chất bổ béo ít vận
động, tỳ không kiện vận được thấp, thấp tụ sinh đàm; do thấp mà sinh ra đàm,
đàm sinh ra nhiệt mà nhiệt sinh ra phong [10],[63].
+ Do can thận âm hư: theo Diệp Thiên Sĩ, “Trúng phong dương khí
trong thân thể biến động hoặc do phần âm của can kém, huyết khô phát nóng
thì phong khí đưa lên dừng lại ở những khiếu bị tắc nghẽn nên bệnh nhân ngã
ra bất tỉnh” [10],[62].
+ Do khí hư: người lớn tuổi thể chất yếu kém, khí đã suy hoặc vì lo nghĩ
nhiều, lao lực quá sức làm hư tổn chân khí nên dễ bị chứng trúng phong [27], [32]
1.6.2. Phân loại theo YHCT: theo YHCT trúng phong chia làm hai thể
+ Trúng phong kinh lạc: mức độ nhẹ, liệt nửa người không có hôn mê.
Bỗng nhiên da thịt tê dại, đi lại nặng nhọc khó khăn, mắt miệng méo, nói
ngọng, tê liệt nửa người, rêu lưỡi trắng, mạch huyền tế hay phù sác.
+ Trúng phong tạng phủ: bệnh đột ngột, người bệnh bỗng lăn ra mê
man bất tỉnh, nói ú ớ hoặc không nói được, thở khò khè, miệng méo mắt lệch,
tê liệt nửa người, nếu nặng có thể tử vong. Trong trúng phong tạng phủ có
chứng bế và chứng thoát.
21
- Chứng bế: bất tỉnh, răng cắn chặt, miệng mím chặt, hai bàn tay nắm
chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm, mạch huyền hữu lực.
- Chứng thoát: hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, chân tay lạnh, ra
mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện mất tự chủ, người mềm lưỡi rụt, mạch trầm huyền
vô lực [55], [61].
Sau khi trúng phong, bệnh nhân còn lại di chứng trúng phong mà chủ
yếu là bán thân bất toại biểu hiện thượng hạ chi của bán thân bên trái hoặc
bên phải tê dại không cử động được, còn có cảm giác biết đau, biết nóng,
lạnh; tay không còn cầm nắm được, chân không đi lại được, nói khó hoặc nói
ngọng thể hiện ở hai trạng thái hư và thực:
- Trạng thái hàn, do tỳ vị hư yếu, làm cho khí huyết kém điều hòa ảnh
hưởng tới chức năng sinh lý của các tạng phủ, cũng gây nên chứng thất vận
ngôn: bệnh nhân có bán thân bất toại, nói khó hoặc nói ngọng, chất lưỡi nhợt,
rêu lưỡi trắng mỏng, thích ăn đồ ấm, đại tiện lỏng, chân tay lạnh. Mạch trầm
huyền vô lực [59].
- Trạng thái nhiệt, do can đởm hỏa vượng, do phong đàm trở lạc tác
động vào tâm hỏa gây nên chứng thất vận ngôn: bệnh nhân có bán thân bất
toại, nói khó hoặc nói ngọng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, thích ăn đồ mát,
đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chân tay ấm, mạch phù huyền hữu lực [55],[59].
1.6.3. Cơ sở lý luận theo YHCT về thất vận ngôn
Sau giai đoạn cấp của TBMMN, nếu không bị tử vong thì bệnh nhân
chuyển sang giai đoạn phục hồi dần các khiếm khuyết thần kinh do TBMMN
để lại. Đây là một quá trình phục hồi di chứng liệt nửa người và các rối loạn
chức năng khác trong đó có các rối loạn về ngôn ngữ . Biểu hiện: Bệnh nhân
có thể không nói được và hoặc không hiểu được, có thể nói khó, nói ngọng,
không hiểu được lời nói hoặc không viết được…Thất vận ngôn hậu trúng
phong thuộc phạm vi chứng: thiệt cương, thiệt ám, bất ngữ Bệnh nguyên là
22
do phong đàm trở ngại kinh lạc, kinh lạc bất thông, khí huyết trở trệ, kinh
mạch không nuôi dưỡng mà dẫn tới lưỡi cứng, không nói được.
Lời nói của con người liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng. Nếu
chức năng tạng phủ bình thường, khí huyết điều hòa, âm bình dương bí (âm
khí bình hòa, dương khí kín đáo), thì ý thức rõ ràng, tư duy nhạy bén, phát âm
lưu loát. Lời nói liên quan mật thiết nhất với Tâm, Phế, Thận. Tâm chủ thần
minh, khai khiếu ở lưỡi. Phế chủ khí, phế khí tốt thì tiếng nói sang sảng, phế
khí yếu thì tiếng nói thều thào yếu ớt. Thận tàng tinh, kinh của túc thiếu âm
thận ở gốc lưỡi. Thận sinh tủy – sinh não và thận còn sinh huyết hỗ trợ tâm dư
thiệt, thận khí tốt thì não tủy phát triển đầy đủ, lời nói rõ ràng minh mẫn. Nếu
thận tinh suy nhược, tân dịch không thể đi lên được, hoặc đờm huyết kết với
nhau, che mất tâm khiếu, thiệt khiếu không còn tác dụng hoặc huyết ứ ở não,
thần không chủ trì được, thì đều có thể dẫn đến thất vận ngôn, nhẹ thì nói
không lưu loát, nặng thì mất ngôn ngữ, không nói được.
Tâm khai khiếu tại thiệt, nên khi tâm khí bị rối loạn, lưỡi của người
bệnh bị rụt lại không đẩy ra được hoặc lưỡi kém linh hoạt gây nên chứng thất
vận ngôn, như vậy khi điều trị cần sử dụng những cả những huyệt xung quanh
lưỡi giúp cho lưỡi đẩy ra được và linh hoạt. Tâm bào là khung thành bảo vệ
cho Tâm, nên khi tâm bị bệnh thì trước đó Tâm bào cũng đã bị bệnh. Nhâm
mạch nhiệm lục âm kinh, muốn làm cho khí huyết đầy đủ ở các tạng Tâm –
Tỳ - Phế - Thận thì cần phải tác động vào nhâm mạch.
Do vậy khi điều trị, ngoài các kinh mạch có tác dụng điều trị căn
nguyên phục hồi chức năng, cần chọn thủ Thiếu âm Tâm kinh, thủ Quyết âm
Tâm bào kinh, Túc Thiếu âm Thận và nhâm mạch, để giúp cho việc điều
chỉnh khí huyết được đầy đủ, tinh thần mới minh mẫn, nói năng rõ ràng.
1.6.4. Điều trị thất vận ngôn theo YHCT
23
Trên nguyên lý cân bằng âm dương, YHCT có nhiều phương pháp điều
trị di chứng TBMMN: Phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa
bóp bấm huyệt, khí công dưỡng sinh…; phương pháp dùng thuốc là sử dụng
các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương… hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Một trong những thế mạnh của YHCT là điện châm.
1.6.4.1. Điện châm
Châm cứu là một bộ phận quan trọng trong cả hệ thống YHCT. Từ ngàn
xưa, tổ tiên ta đã dùng châm cứu rộng rãi trong phòng bệnh và chữa bệnh. Đó là
một trong những phương pháp chữa bệnh có nhiều kết quả [50], [53].
Sự mất thăng bằng về âm dương trong cơ thể dẫn tới sự phát sinh ra
bệnh tật, cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hòa mối cân bằng âm
dương. Kinh khí vận hành để điều hòa khí huyết, làm cho cơ thể khỏe mạnh,
chống lại được các ngoại tà gây bệnh. Khi tạng phủ có bệnh, thường có những
biểu hiện thay đổi bệnh lý trên các đường kinh tương ứng với tạng phủ mang tên.
Khi châm cứu người ta tác động vào các kinh huyệt để điều hòa các rối loạn chức
năng của kinh mạch, đưa lại sự thăng bằng âm dương của cơ thể [50].
Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm của cha ông để lại, Nguyễn
Tài Thu đã phát triển, nghiên cứu kết hợp YHCT với YHHĐ để điều trị nhiều
loại bệnh bằng phương pháp châm cứu, trong đó có điện châm [50], [51].
Điện châm là kích thích xung điện sau khi châm kim trên huyệt vị thay
bằng kích thích vê tay. Điện châm trên huyệt đạo là điều khí điều hòa chức
năng toàn thân thông qua việc phục hồi, nâng cao sức chống đỡ bệnh tật của
cơ thể, điện châm có ưu điểm là điều khí nhanh và mạnh [51]
Các nghiên cứu về các loại dòng điện trên cơ thể, đã đưa đến một kết
luận là: Khi dòng xung điện có tần số thích hợp, cường độ, điện thế thấp thì
tác dụng tốt để kích thích hoặc ức chế hệ thần kinh, gây co cơ hoặc giảm co
thắt cơ tăng cường điều chỉnh tuần hoàn đặc biệt là có tác dụng giảm đau.
24
Dòng xung điện do máy phát ra không lớn nhưng khi đưa vào huyệt vị
(là những vị trí nhất định trên cơ thể rất mẫn cảm, liên quan chặt chẽ với các
cơ quan bên trong cơ thể) nó sẽ tăng tác dụng lên nhiều lần, điện châm là
một phát triển mới của ngành châm cứu [51], [53].
Điện châm là sự kết hợp giữa YHCT và YHHĐ, phát huy được cả tác
dụng kích thích lên huyệt vị, huyệt đạo, và tác dụng của xung điện lên cơ thể.
Châm cứu là kích thích gây ra một cung phản xạ mới, có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý, có thể xuất hiện ngay tức thì sau khi
châm và tác động vào huyệt nhưng nhiều khi cũng phải để lưu kim và điều trị
nhắc lại nhiều lần, nhiều liệu trình mới thu được kết quả[56]
1.6.4.2.Cơ chế tác dụng của châm cứu.
* Phản ứng tại chỗ:
- Châm cứu là kích thích tạo ra một cung phản xạ mới có tác dụng ức
chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý như làm giảm cơn đau, giảm sự co cơ…
- Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng tới
sự vận mạch, thay đỏi nhiệt độ, sự tập trung bạch cầu làm thay đổi tính chất
của tổn thương, giảm xung huyết, giảm đau…
Phản ứng tại chỗ của châm cứu là cơ sở của phương pháp điều trị tại
chỗ hay xung quanh nơi có tổn thương, để sử dụng các a thị huyệt (thống
điểm, thiên ứng huyệt).
* Phản ứng tiết đoạn:
Khi nội tạng tổn thương thì có những thay đổi cảm giác vùng da ở cùng
một tiết đoạn với nó, ngược lại những kích thích từ vùng da của một tiết đoạn
nào đó sẽ ảnh hưởng đến nội tạng cùng trên tiết đoạn đó. Do vậy, khi tác động
lên huyệt ở một vùng da có cùng tiết đoạn thần kinh của nội tạng sẽ gây ra luồng
xung động thần kinh hướng tâm truyền về tủy sống, theo đường ly tâm truyền đến
25