Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.1 KB, 20 trang )

Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
1 Huỳnh Hữu Trí 144512355
2 Lý Thành Tiến 144512244
3 Nguyễn Ngọc Hùng 144512358
4 Đỗ Phước An 144512352
5 Nguyễn Việt Hà 144512353
6 Trần Thu Hương 144512357
7 Lâm Văn Hùng 144512356
8 Nguyễn Thị Bảo Nhiên MA_TAM2012003536
9 Nguyễn Thị Thái Thảo 144512250
10 Phan Thị Thắm MA_TAM2012003113
11 Nguyễn Đức Phong MA_TAM2012003258
12
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
Nhung
144512354
13 Phan Doãn Thanh Tùng MA_TAM2012003506
14 Phan Thủy Tiên 144512351
15 Nguyễn Thị Dung MA_TAM2012003256
16 Nguyễn Văn Tín 144512249
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Dung,
email: 0949719838
1
ĐẠI HỌC TRÀ VINH - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TVU - TOPICA
Bài tập nhóm môn học
MÔN KINH TẾ VĨ MÔ – ECO102
Đề tài 4:
Thất nghiệp là gì? Nguyên nhân thất nghiệp? Các loại hình thất nghiệp hiện
nay? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế?
Hãy nêu và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.


Lớp KKTV1 – Nhóm 7
Tháng 11/2013
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
Mục lục: trang
Giới thiệu tổng quan về đề tài thất nghiệp 2
I. Định nghĩa thất nghiệp 3
1. Khái niệm
2. Các loại thất nghiệp
II. Nguyên nhân thất nghiệp
8
1. Tỷ lệ thất nghiệp chuyển đổi
2. Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu
3. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện
5. Tỷ lệ thất nghiệp theo tchu kỳ
III. Ảnh hưởng của tình trạng thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế 11
1. Thiệt thòi cá nhân
2. Ảnh hưởng đến tâm lý
3. Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế:
4. Lợi ích của thất nghiệp:
IV. Sự tác động của thất nghiệp tới đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. 13
1. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp
2. Hậu quả xã hội của thất nghiệp
V. Một số giải pháp cơ bản nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở việt nam
giai đoạn hiện nay. 15
1. Hướng nghiệp hiệu quả
2. Phát triển kinh tế
3. Giải pháp thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô
4. Giải pháp thực hiện chính sách tạo công ăn việc làm cho người lao động
5. Giải pháp đối với người thất nghiệp

6. Giải pháp xuất khẩu lao động
Kết luận 18
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THẤT NGHIỆP
2
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
Thất nghiệp trong kinh tế học là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người
trong độ tuổi lao có khả năng lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động trong
xã hội.
Trước hết, phải nói rằng bất kỳ một quốc gia nào, vào bất cứ thời điểm nào, đều có tình
trạng thất nghiệp, kể cả khi nền kinh tế của quốc gia đó đang trong tình trạng khỏe mạnh. Đó là
do người lao động cần có thời gian để tìm kiếm một công việc phù hợp với mong muốn và trình
độ của mình. Thất nghiệp cũng có thể xảy ra khi có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của một
nước, khiến cho một số ngành nghề bị thu hẹp trong khi một số khác lại mở rộng. Và để có thể
chuyển lao động từ ngành này sang ngành khác, cần phải có thời gian để đào tạo lại nhân lực cho
phù hợp với công việc mới. Hoặc khi có biến động trong nền kinh tế cũng là một trong số các
nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp. Suy thoái kinh tế buộc các hãng kinh doanh phải cắt
giảm sản xuất và sa thải bớt nhân công. Từ đó khiến cho tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Thêm vào đó,
việc mất cân đối giữa đào tạo và nhu cầu hấp thụ thực tế của các DN khiến cho cung và cầu lao
động ở một số ngành mất cân bằng. Tất cả các nguyên nhân kể trên đều góp phần gây ra tình
trạng thất nghiệp.
Thất nghiệp là vấn đề xã hội mà bất cứ quốc gia nào, tại bất cứ thời điểm nào cũng phải trải
qua và nó gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Thất nghiệp
gây lãng phí về nguồn nhân lực, khiến cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, nó
cũng góp phần gây nên thâm hụt ngân sách nhà nước do trợ cấp thất nghiệp gia tăng trong khi
nguồn thu từ thuế thì giảm và gia tăng các tệ nạn xã hội. Những người không có việc làm thường
rơi vào tình trạng chán nản, tuyệt vọng, tổn thương cả về thể chất và tinh thần. Chính vì vậy, có
thể thấy, thất nghiệp là một vấn đề vô cùng nan giải. Thất nghiệp tồn tại ở mọi quốc gia trên thế
giới, từ những cường quốc kinh tế hàng đầu như Mỹ và Nhật cho đến những quốc gia đang phát
triển. Điểm khác nhau ở đây chỉ là tỉ lệ thất nghiệp cao hay thấp và phương pháp giải quyết vấn

đề này ở từng nước như thế nào.
I. ĐỊNH NGHĨA THẤT NGHIỆP:
3
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
1. Khái niệm:
1.1. Thất nghiệp:
Trong thực tế, không phải mọi người đều muốn có việc làm. Vì vậy không thể nói rằng
những người không có việc làm đều là những người thất nghiệp. Để có cơ sở xác định thất nghiệp
và tỷ lệ thất nghiệp, cần phải phân biệt một số khái niệm sau:
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ
và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có hoặc chưa
có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
- Người có việc là những người đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã
hội, trong lực lượng vũ trang và trong các cơ quan nhà nước
- Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao
động, chưa có việc làm và đang tìm việc làm.
- Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong
độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người
về hưu, đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do đau ốm, tàn tật và
một phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
- Một người có khả năng làm việc nhưng không muốn làm hay không đi tìm
một công việc thì được hiểu là “người lao động bất mãn (Discouraged Worker)”. Những
người lao động bất mãn không được tính vào lực lượng lao động và vì thế cũng không giải thích
cho các số liệu về thất nghiệp. Vì thế tình trạng thất nghiệp thực tế có thể còn tồi tệ hơn là số liệu
được mô tả bằng các số liệu thất nghiệp chính thức.
1.2. Tỉ lệ thất nghiệp:
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực
lượng lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x

Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội
- Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ tiêu phản ảnh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia.
Cũng vì thế mà có những quan điểm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để có khả
4
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
năng biểu thị đúng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là ở
những nước đang phát triển. Việc đưa ra các giải pháp nhằm hạ tỷ lệ thất nghiệp là mối quan tâm
của mọi quốc gia, mọi xã hội.
2. Các loại thất nghiệp:
2.1. Phân loại theo loại hình thất nghiệp:
Một trong những vấn đề mà các nhà quản lý rất quan tâm là con số ngươì thất nghiệp tập
trung ở đâu, bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào
Cần phải biết những điều đó để hiểu rõ đặc điểm, tính chất mức độ tác hại của thất nghiệp
trong thực thế. Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư có các dạng sau :
- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)
- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi - nghề)
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị - nông thôn)
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (sản xuất, dịch vụ)
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
Thông thường trong xã hội, tỷ lệ thất nghiệp đối với nữ giới cao hơn nam giới, tỷ lệ thất
nghiệp ở những người trẻ tuổi cao hơn so với người có tuổi với tay nghề và kinh nghiệm lâu
năm Việc nắm được con số này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo vạch ra những chính sách thích hợp
để có thể sử dụng tốt hơn lực lượng lao động dư thừa trong từng loại hình thất nghiệp cụ thể.
2.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp:
Có thể chia làm bốn loại như sau:
- Bỏ việc: một số người tự nguyện bỏ việc hiện tại của mình về những lý do khác nhau
(như cho rằng lương thấp, điều kiện làm việc không thích hợp ).
5
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô

- Mất việc: một số người bị sa thải hoặc trở nên dư thừa do những khó khăn trong sản
xuất kinh doanh.
- Mới vào: là những người lần đầu bổ sung vào lượng lao động nhưng chưa tìm được việc
làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác ).
- Quay lại: những người đã từng có việc làm, sau đấy thôi việc và thậm chí không đăng ký
thất nghiệp, nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
Kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Người ta ra khỏi đội quân thất
nghiệp theo các hướng ngược lại. Một số tìm được việc làm, một số khác từ bỏ việc tìm kiếm
công việc và hoàn toàn rút ra khỏi con số lực lượng lao động. Mặc dù trong nhóm rút lui hoàn
toàn này có một số người do điều kiện bản thân hoàn toàn không phù hợp so với yêu cầu của thị
trường lao động, nhưng đa phần trong số họ không hứng thú làm việc, những người chán nản về
triển vọng có thể tìm được việc làm và quyết định không làm việc nữa.
Như vậy số người thất nghiệp không phải là con số cố định mà là con số mang tính thời
điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có
việc, mới trưởng thành trở lên thất nghiệp rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế, việc nghiên cứu dòng
lưu chuyển thất nghiệp là rất có ý nghĩa.
Giống như một bể nước, khi dòng vào (số người thất nghiệp) lớn hơn dòng ra (số người tìm
được việc mới) thì quy mô thất nghiệp sẽ giảm xuống . Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô
thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổn định. Dòng thất nghiệp nói trên đồng thời
cũng phản ảnh sự vân động hoặc những biến động của các thị trường lao động. Quy mô thất
nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất nghiệp, mỗi một
người có một thời gian thất nghiệp liên tục nhất định. Độ dài thời gian này có sự khác nhau giữa
các nguyên nhân. Khoảng thời gian trung bình là độ dài bình quân thời gian mất.
2.3. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa phân tích sâu sắc về thực trạng thất nghiệp,
từ đó tìm ra hướng giải quyết.
a/ Thất nghiệp tạm thời:
6
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
Là loại thất nghiệp xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một

nơi làm phù hợp hơn (lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn ) hoặc những người mới bước
vào thị trường lao động đang chờ việc… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào cũng tồn tại loại
thất nghiệp này. Loại thất nghiệp này tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.
• Vì sao luôn có tình trạng thất nghiệp tạm thời?
Các loại hàng hóa mà doanh nghiệp và các hộ gia đình có nhu cầu thường thay đổi theo
thời gian. Khi nhu cầu về hàng hóa thay đổi, nhu cầu lao động về những hàng hóa đó cũng thay
đổi theo. Sự thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành (hoặc vùng) được gọi là sự dịch
chuyển giữa các ngành. Sự dịch chuyển này thường xuyên xảy ra, vì lao động cần có thời gian để
thay đổi ngành nghề của mình nên thất nghiệp tạm thời luôn tồn tại.
b/ Thất nghiệp cơ cấu:
Là loại thất nghiệp xảy ra khi có mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Sự
mất cân đối này do 2 nguyên nhân:
- Người lao động thiếu kỹ năng.
- Khác biệt về nơi cư trú.
- Một cuộc suy thoái có thể góp phần hướng tới một sự gia tăng thất nghiệp
cơ cấu. Ví dụ, trong cuộc suy thoái tài chính đòi hỏi một sự thay đổi trong lao động với các ngành
khác. Điều này có thể đòi hỏi một sự thay đổi địa lý và nghề nghiệp đáng kể.
- Sự không phù hợp các kỹ năng trong thị trường lao động có thể được gây ra
bởi:
- Thay đổi cơ cấu nền kinh tế: sự suy giảm của các mỏ than do thiếu khả năng
cạnh tranh có nghĩa là thợ mỏ than nhiều người thất nghiệp và họ có thể tìm thấy nó khó khăn
hơn để có được việc làm trong ngành công nghiệp mới như máy tính.
- Bất động nghề nghiệp: có thể có công ăn việc làm có tay nghề có sẵn,
nhưng nhiều người lao động có thể không có những kỹ năng liên quan. Đôi khi các doanh nghiệp
có thể đấu tranh để tuyển dụng trong thời gian thất nghiệp cao. Điều này là do các bất động nghề
nghiệp.
- Bất động địa lý: công việc có thể có sẵn ở London, nhưng công nhân thất
nghiệp có thể không có khả năng di chuyển ở đó do khó khăn trong việc có được nhà ở…
7
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô

- Công nghệ thay đổi: nếu một nền kinh tế đi qua thay đổi công nghệ, một số
ngành công nghiệp sẽ suy giảm. Ví dụ, công nghệ mới (năng lượng hạt nhân) có thể làm cho các
mỏ than đóng cửa để lại nhiều thợ mỏ thất nghiệp.
Ví dụ: Những năm 1980, công nghệ thép Mỹ giảm sút vì tiêu dùng có nhu cầu ít ô tô hơn
và muốn ô tô nhẹ hơn. Đồng thời việc xây dựng nhà cao tốc và nhà cửa cũng chậm lại. Trong bối
cảnh ấy, hơn 300 000 công nhân đã bị mất việc, hầu hết những công nhân này có ít nhất 10 năm
kinh nghiệm và kỹ năng thích hợp. Mặc dù thị trường lao động còn đủ chỗ trống, song những
công nhân này không thể đảm nhận được công việc đó.
Thất nghiệp cơ cấu giống như trò chơi xếp ghế cho buổi hòa nhạc, đã có đủ ghế cho mọi
người nhưng một số ghế quá nhỏ không thể ngồi được.
c/ Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu):
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp theo lý thuyết Keynes) là loại thất nghiệp được tạo ra trong
tình trạng nền kinh tế suy thoái (sự suy giảm tổng cầu). Thất nghiệp chu kỳ giống như trò chơi
xếp ghế với số chiếc ghế < số người chơi.
Cuộc đại suy thoái là một ví dụ tiêu biểu. Việc tăng đột ngột về tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu
vào năm 1930 không phải do bất cứ sự gia tăng nào trong sự dai dẳng hoặc sự giảm sút đột ngột
về kỹ năng của nhân công. Thay vào đó, tỷ lệ thất nghiệp cao dai dẳng trong một thập kỷ là do sự
giảm sút đột ngột về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ.
Điều này xảy ra trong một giai đoạn suy thoái hoặc tăng trưởng rất thấp. Nếu có nhu cầu
tổng hợp chưa đầy đủ, các công ty sẽ cắt giảm sản lượng. Nếu họ cắt giảm sản lượng sau đó họ sẽ
sử dụng lao động ít hơn. Các công ty hoặc sẽ cắt giảm việc tuyển dụng hay sa thải công nhân.
Càng suy thoái, nhu cầu thiếu hụt nhiều hơn sẽ có tỷ lệ thất nghiệp. Điều này thường là nguyên
nhân lớn nhất của tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là trong suy thoái.
Nhà kinh tế cổ điển từ chối quan điểm này vì họ cho rằng tiền lương trong thời gian dài nên
giảm để khuyến khích nhu cầu tăng lên đối với lao động và cân bằng sẽ trở lại. Tuy nhiên các nhà
kinh tế Keynes phản đối vì:
- Công nhân không sẵn sàng chấp nhận một mức lương giảm.
8
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
- Nếu tiền lương bị giảm sau đó có một sự giảm trong tiêu dùng chi tiêu này

gây ra một sự giảm sút trong AD, do đó điều này làm cho tình hình thất nghiệp tồi tệ hơn.
- Điều này nói rằng nếu tiền lương bị cắt giảm công nhân trở thành chán nản
và làm việc ít đi dẫn đến sản lượng thấp hơn.
- Vì tin rằng sẽ suy thoái kinh tế thấp và các công ty không muốn chi tiền sử
dụng lao động nhiều hơn, ngay cả ở mức lương thấp hơn.
- Keynes cho biết trong tiền lương lâu dài có thể điều chỉnh, nhưng về lâu dài
chúng ta đều chết.
Trong những năm 1930 thất nghiệp đại chúng tiếp tục cho đến khi chiến tranh thế giới thứ
hai đã chứng minh quan điểm này.
d/ Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường:
Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền
lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế
của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ quan hệ đến sự phân bố thu nhập gắn liền với
kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu nên nhiều quốc gia (chính phủ hoặc
công đoàn) do có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu, hạn chế sự linh hoạt của tiền lương
(ngược lại với sự năng động của thị trường lao động) dẫn đến một bộ phận lao động mất việc
làm.
Các phân tích hiện đại về thất nghiệp cũng sử dụng các dạng thất nghiệp này nhưng phân
loại chúng hơi khác nhau một chút để làm sáng tỏ các khía cạnh hành vi và hậu quả của chúng
đối với chính sách của chính phủ. Cách phân tích hiện tại nhấn mạnh về sự khác nhau giữa thất
nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
II. NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT NGHIỆP
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng
xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao
động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con
người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ
(nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc
9
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất

nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ
không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình
trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các
nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp.
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học
Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân (thất
nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất
nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị trường đến từ
bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn người lao động (thất
nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện. Chủ
nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và
chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng theo những cách khác nhau, góp phần
đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Một xem xét các nguyên nhân chính của tình trạng thất nghiệp - bao gồm:
1. Tỷ lệ thất nghiệp chuyển đổi:
Tỷ lệ thất nghiệp chuyển đổi bắt nguồn từ các thông tin không hoàn hảo và những khó khăn
trong việc kết hợp các công nhân có trình độ với công việc. Một sinh viên mới tốt nghiệp đại học
đang tích cực tìm việc làm là một ví dụ. Thất nghiệp chuyển đổi gần như là không thể tránh được,
không phải những người tìm việc cũng không phải người sử dụng lao động có thể có thông tin
hoàn hảo hay hành động ngay lập tức, và nó thường không được xem như là vấn đề của nền kinh
tế.
2. Tỷ lệ thất nghiệp cơ cấu
Điều này xảy ra do sự không phù hợp của kỹ năng trong thị trường lao động có thể được
gây ra bởi: những khó khăn trong việc học các kỹ năng mới áp dụng đối với một ngành công
nghiệp mới, những khó khăn trong việc di chuyển các khu vực để có được một công việc. Bên
cạnh đó, nếu có sự phát triển của công nghệ tiết kiệm lao động trong một số ngành công nghiệp
10
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
thì sẽ có một lượng lao động dư thừa. Hay như việc thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế. ví dụ sự

suy giảm của ngành công nghiệp than đá dẫn đến các mỏ than do thiếu khả năng cạnh tranh có
nghĩa là nhiều người thợ mỏ than bị thất nghiệp, tuy nhiên họ cảm thấy khó khăn để có được
công ăn việc làm trong ngành công nghiệp mới như máy tính.
3. Thất nghiệp tự nhiên (hay còn gọi là thất nghiệp cổ điển):
Các nhân tố ảnh hưởng tới thất nghiệp tự nhiên được chia làm 2 nhóm nhân tố cơ bản là:
Khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp
a. Khoảng thời gian thất nghiệp
Giả sử thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định bổ sung vào đội ngũ những
người tìm kiếm việc làm, và mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời giam mới tìm kiếm được việc
làm. Thì trong một khoảng thời gian nào đó số người thất nghiệp trung bình sẽ tăng, tỷ lệ thất
nghiệp sẽ tăng. Thời gian chờ đợi đó gọi là “khoảng thời gian thất nghiệp” và nó phụ thuộc vào :
- Cách thức tổ chức thị trường lao động
- Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, ngành
nghề, tôn giáo, chủng tộc,
- Cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn việc
- Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dấn đến rút ngắn khoảng thời
gian thất nghiệp.
b. Tần số thất nghiệp
Tần số thất nghiệp là số lần trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ
nhất định. Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
- Sự thay đổi nhu cầu lao động của doanh nghiệp Sự gia tăng tỷ lệ tham gia
vào lực lượng lao động
- Trong ngắn hạn khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu
của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao, thì tần số thất nghiệp cũng sẽ tăng nhanh. Tần số thất
nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có con số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ lớn. Hạ thấp
11
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
tỷ lệ tăng dân số, và ổn định nền kinh tế là hướng đi quan trọng để giữ cho tần số thất nghiệp ở
mức thấp.
4. Tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện

Điều này xảy ra khi người ta chọn bị thất nghiệp chứ không phải là công việc có sẵn.Ví dụ,
nếu lợi ích hào phóng, mọi người có thể thích ở trên lợi ích hơn là có được công việc. Tỷ lệ thất
nghiệp ma sát cũng là một loại thất nghiệp tự nguyện như họ đang lựa chọn để chờ đợi cho đến
khi họ tìm thấy một công việc tốt hơn.
5. Tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ :
Thất nghiệp theo chu kỳ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp như một sản phẩm của chu kỳ kinh
doanh. Trong suy thoái, ví dụ, thường không có đầy đủ nhu cầu về lao động và tiền lương thường
được trả chậm để kéo xuống đến một điểm mà nhu cầu và cung ứng lao động đang trở lại trong
sự cân bằng.
Thất nghiệp tự nhiên là nguyên nhân chủ yếu tấc dộng lên tỷ lệ thất nghiệp
III. ẢNH HƯỞNG CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TỚI XÃ HỘI VÀ NỀN
KINH TẾ: (Tùng sửa phần này, vì rình bày theo cách này mới đúng với tiêu đề, yêu cầu bài.
Còn trình bày, nội dung cũ là copy nguyên xi theo wikipedia, chỉ nêu ảnh hưởng chung, không
phân theo mục Kinh tế & xã hội riêng, mục cuối còn bị lạc đề)
1. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp:
• Đối với quốc gia:
Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản
làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, hiệu quả sản xuất kém hơn tiềm năng (tổng
thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng). Hơn thế nữa, nếu thất nghiệp kéo theo sự gia
tăng của lạm phát dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái và khả năng phục hồi chậm.
Thất nghiệp làm giảm tổng thu nhập GDP của quốc gia, do đó làm giảm cơ sở đánh thuế dẫn
đến nguồn thu thuế của nhà nước giảm.
Thất nghiệp làm gia tăng chi phí của nhà nước trong giới hạn gia tăng của nó. Khối lượng chi
phí này được thực hiện nhờ quỹ việc làm.
Thất nghiệp làm tăng chi phí trợ cấp thất nghiệp, giảm ngân sách nhà nước.
• Đối với doanh nghiệp:
Thất nghiệp tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá sức lao động (đặc biệt khi thất nghiệp kéo
dài).
12
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô

Người thuê lao động (đặc biệt là các xí nghiệp nhỏ) kéo dài tuần làm việc hơn so với quy định
của pháp luật, kéo dài thời kỳ nghỉ không lương, không trả tiền viện phí cho phụ nữ sinh con
nhỏ, người lao động bị ốm đau, không nhận lao động nữ vào làm việc, huỷ bỏ các hợp đồng
lao động tuỳ tiện,… Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của người lao động.
• Đối với cá nhân người lao động:
Thất nghiệp là sự mất mát nguồn thu nhập đều đặn, thường xuyên.
Đối với người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện để tích luỹ tiền hoặc hiện vật.
Khi thất nghiệp xảy cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều khi vì cuộc sống mưu sinh
bắt buộc họ phải làm việc ở những chỗ ít thú vị, kém uy tín, không phù hợp với trình độ cũng
như khả năng. Do đó hiệu suất làm việc thấp, không đảm bảo yêu cầu của công việc đặt ra.
2. Hậu quả xã hội của thất nghiệp:
Theo thống kê mới nhất, gần 100 ngàn doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, kéo theo là gần 1 triệu
người lao động bị thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động Việt nam là 2,17%
(tương đương 984.000 người) và tỉ lệ thiếu việc làm là 2,98% ( tương đương 1,36 triệu người).
Riêng đối với Việt nam, ngoài thất nghiệp chính thức (gần 1 triệu, như đã nêu), còn rất nhiều
người bị thất nghiệp trá hình do không làm hết thời gian làm việc hoặc làm việc cầm chừng cho
hết ngày, nhất là ở khu vực nông thôn (không sử dụng hết thời gian lao động). Cũng theo số liệu
thống kê nêu trên, trong số những người thất nghiệp, số người từ 15-24 tuổi chiếm tới 46,8%.
• Thất nghiệp không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đề anh sinh xã hội. Những hậu quả
xã hội mà nó gây ra là:
Thất nghiệp làm mất đi thu nhập của gia đình làm tăng khoảng cách về sự phân hoá thu nhập
trong dân cư.
Thất nghiệp làm mất đi thu nhập của gia đình, làm tăng yếu tố bất ổn của gia đình, có thể dẫn
đến ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân, việc học hành của con cái, các mối quan hệ họ hàng và
bạn bè.
Thất nghiệp đẩy người lao động vào tâm trạng hoang mang, buồn chán, thất vọng, tinh thần
luôn bị căng thẳng dẫn tới khủng hoảng lòng tin, đồng thời làm giảm sút sức khoẻ của con
người.
Không chỉ có vậy thất nghiệp còn dẫn đến tình trạng suy đồi, phân hoá trong con người như:
rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Là tác nhân, động lực làm người dân mắc phải những

hoạt động phi pháp. Nó chính là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng
tiêu cực, đẩy người lao động đến bất chấp kỷ cương, luật pháp, đạo lý để tìm kế sinh nhai
như: trộm cắp, làm ăn phi pháp, buôn lậu…
Thất nghiệp làm cho các mối quan hệ trong gia đình bị yếu đi. Vì mải lo tìm kế sinh nhai mà
những người cha, người mẹ quên mất trách nhiệm của mình đối với gia đình và con cái, dẫn
đến không ít sự tan rã của bao gia đình.
13
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công biểu
tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, vào khả năng lãnh đạo của nhà
nước.
IV. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP TỚI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
3. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp:
• Đối với quốc gia:
- Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội. Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, hiệu quả sản xuất kém hơn
tiềm năng (tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng). Hơn thế nữa, nếu thất nghiệp kéo
theo sự gia tăng của lạm phát dẫn đến nền kinh tế bị suy thoái và khả năng phục hồi chậm.
- Thất nghiệp làm giảm tổng thu nhập GDP của quốc gia, do đó làm giảm cơ
sở đánh thuế dẫn đến nguồn thu thuế của nhà nước giảm.
- Thất nghiệp làm gia tăng chi phí của nhà nước trong giới hạn gia tăng của
nó. Khối lượng chi phí này được thực hiện nhờ quỹ việc làm.
- Thất nghiệp làm tăng chi phí trợ cấp thất nghiệp, giảm ngân sách nhà nước.
• Đối với doanh nghiệp:
- Thất nghiệp tạo cơ hội cho doanh nghiệp giảm giá sức lao động (đặc biệt
khi thất nghiệp kéo dài).
- Người thuê lao động (đặc biệt là các xí nghiệp nhỏ) kéo dài tuần làm việc
hơn so với quy định của pháp luật, kéo dài thời kỳ nghỉ không lương, không trả tiền viện phí cho
phụ nữ sinh con nhỏ, người lao động bị ốm đau, không nhận lao động nữ vào làm việc, huỷ bỏ

các hợp đồng lao động tuỳ tiện,… Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của người lao động.
• Đối với cá nhân người lao động:
- Thất nghiệp là sự mất mát nguồn thu nhập đều đặn, thường xuyên.
- Đối với người lao động có thu nhập thấp, không có điều kiện để tích luỹ tiền
hoặc hiện vật. Khi thất nghiệp xảy cuộc sống của họ sẽ vô cùng khó khăn. Nhiều khi vì cuộc sống
14
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
mưu sinh bắt buộc họ phải làm việc ở những chỗ ít thú vị, kém uy tín, không phù hợp với trình độ
cũng như khả năng. Do đó hiệu suất làm việc thấp, không đảm bảo yêu cầu của công việc đặt ra.
4. Hậu quả xã hội của thất nghiệp:
Theo thống kê mới nhất, gần 100 ngàn doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa, kéo theo là gần
1 triệu người lao động bị thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp chung của lực lượng lao động Việt nam là
2,17% (tương đương 984.000 người) và tỉ lệ thiếu việc làm là 2,98% ( tương đương 1,36 triệu
người).
Riêng đối với Việt nam, ngoài thất nghiệp chính thức (gần 1 triệu, như đã nêu), còn rất
nhiều người bị thất nghiệp trá hình do không làm hết thời gian làm việc hoặc làm việc cầm chừng
cho hết ngày, nhất là ở khu vực nông thôn (không sử dụng hết thời gian lao động). Cũng theo số
liệu thống kê nêu trên, trong số những người thất nghiệp, số người từ 15-24 tuổi chiếm tới 46,8%.
• Thất nghiệp không chỉ là vấn đề kinh tế mà nó còn là vấn đề anh sinh xã hội. Những
hậu quả xã hội mà nó gây ra là:
- Thất nghiệp làm mất đi thu nhập của gia đình làm tăng khoảng cách về sự
phân hoá thu nhập trong dân cư.
- Thất nghiệp làm mất đi thu nhập của gia đình, làm tăng yếu tố bất ổn của
gia đình, có thể dẫn đến ảnh hưởng hạnh phúc hôn nhân, việc học hành của con cái, các mối quan
hệ họ hàng và bạn bè.
- Thất nghiệp đẩy người lao động vào tâm trạng hoang mang, buồn chán, thất
vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng dẫn tới khủng hoảng lòng tin, đồng thời làm giảm sút sức khoẻ
của con người.
- Không chỉ có vậy thất nghiệp còn dẫn đến tình trạng suy đồi, phân hoá
trong con người như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ma tuý… Là tác nhân, động lực làm người dân

mắc phải những hoạt động phi pháp. Nó chính là một trong những nguyên nhân gây nên những
hiện tượng tiêu cực, đẩy người lao động đến bất chấp kỷ cương, luật pháp, đạo lý để tìm kế sinh
nhai như: trộm cắp, làm ăn phi pháp, buôn lậu…
- Thất nghiệp làm cho các mối quan hệ trong gia đình bị yếu đi. Vì mải lo tìm
kế sinh nhai mà những người cha, người mẹ quên mất trách nhiệm của mình đối với gia đình và
con cái, dẫn đến không ít sự tan rã của bao gia đình.
15
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
- Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị, xã hội bất ổn, hiện
tượng bãi công biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, vào khả năng
lãnh đạo của nhà nước.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GIẢM TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1. Hướng nghiệp hiệu quả:
Một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình rạng thất nghiệp (tự nguyện) hiện nay là do
việc chọn lựa nghề nghiệp sai, không phù hợp vơi tính tình, bản chất, tâm lý, sở thích, năng lực
thực sự của bản thân, năng khiếu. Đa phần việc chọn nghề nghiệp hiện nay vẫn do phong trào, a
dua, chọn nghề do gia đình chọn, chứ không xuất phát từ thực tế bản thân. Các yếu tồ trên dẫn
đến việc chọn ngành học sai, học cảm thấy nản, chuyển ngành giữa chừng, học xong không phát
huy được khả năng bản thân, phải đào tạo lại, tốn kém tiền bạc thời gian cho bản thân và gia
đình, xã hội.
Nhà nước cũng thiếu việc định hướng phát triển ngành nghề, phân bổ nguồn lực, dẫn đến
việc quá nhiều người đổ xô vào 1 số ngành nghề nhất định dẫn đến cung lớn hơn cầu nhiều lần ở
đầu ra, thiếu hụt trầm trọng người làm ở các ngành khác.
Cần có chiến lược, hoạch định, tổ chức hướng nghiệp hiệu quả với 2 nhóm trọng tâm chính
là người chọn ngành nghề (học sinh, sinh viên) và nhu cầu lao động của nền kinh tế trong trung
và dài hạn.
2. Phát triển kinh tế:
Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm môi
trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh của các thành phần kinh tế, bảo đảm sự

phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới,
không gây phiền hà, nhũng nhiễu nhân dân.
Khắc phục tình trạng linh tế trì trệ hiện nay, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh và
ổn định, ngăn chặn suy giảm kinh tế bằng các giải pháp cụ thể như sau:
16
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
- Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thông qua việc đầu tư thêm vốn vào việc
phát triển sản xuất, phát triển thị trường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, cơ cấu ngành nghề phù hợp
và quy định mức thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu.
- Kích cầu đầu tư và tiêu dùng thông qua đầu tư nhà nước và doanh nghiệp.
Kích cầu đầu tư thông qua các giải pháp cụ thể như: Rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật
hiện hành về đầu tư, xây dựng, khẩn trương xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư,
xây dựng. Tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cách nguồn vốn FDI và ODA. Tạo
điều kiện tối đa và đơn giản hóa thủ tục đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi
suất… cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình
có quy mô lớn.
- Các giải pháp cho kích cầu tiêu dùng bao gồm: Tiếp tục điều hành giá theo
cơ chế thị trường đối với các mặt hàng điện, than, nước sạch, cước vận chuyển xe buýt… Phát
triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung các mặt hàng lương thực,
xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh; chống gian lận, đầu cơ, gây mất ổn
định thị trường. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa…; xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là kinh doanh
trái phép, trốn thuế, liên kết độc quyền…Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá
bán hàng để kích thích tiêu dùng.
- Thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ thông qua việc quy định mức
% chênh lệch tiền vay so với huy động, trần lãi suất của ngân hàng, cơ cấu lại nợ công và các
khoản nợ quá hạn.
- Xây dựng và phát triển các khu công nhiệp.
3. Giải pháp thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô:
Chính sách vĩ mô nhằm phát triển tổng thể kinh tế xã hội, tập trung vào việc cơ cấu lại nền

kinh tế và thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài cho việc phát triển kinh tế… các giải pháp cần
thực hiện bao gồm:
- Tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô
định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý thông thoáng khuyến khích phát triển.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư cho việc phát triển kinh tế tư
nhân, nhất là kinh tế có vốn đầu tư và kinh tế cá thể. Từ đó tạo điều kiện phát triển đồng thời kinh
tế quy mô lớn, vừa và nhỏ, tận dụng mọi nguồn lực cho sự phát triển.
17
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
- Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI và ODA và
khuyến khích đầu tư nhằm tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề theo hướng tích cực, tăng dần tỉ
trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong tổng cơ cấu nền kinh tế.
- Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, chuyên nghiệp nhằm tạo nhiêu việc
làm, có tính liên tục ngay tại nông thôn.
- Qui hoạch việc phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ đồng đều, có trọng tâm
ở các địa phương để tránh tình trạng lao động đổ dồn về các thành phố lớn.
4. Giải pháp thực hiện chính sách tạo việc làm cho người lao động:
- Thực hiện rà soát lại các văn bản pháp luật về lao động, việc làm và tiền
lương. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung bộ luật lao động và các quy định có liên quan cho phù hợp với
tình hình của đất nước.
- Tập trung vào ba đề án đó là vay vốn tạo việc làm, dự án hỗ trợ đưa người
lao động đi làm việc tại nước ngoài và dự án hỗ trợ phát triển thị trường, và hai hoạt động là giám
sát, đánh giá và nâng cao năng lực quản lý lao động.
- Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc ban
hành, chỉ đạo và giám sát thực hiện chính sách nhà nước về tạo việc làm cho người lao động. Tạo
hành lang thông thoáng, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư tạo việc làm cho người lao
động.
5. Các giải pháp đối với người thất nghiệp:
- Có chính sánh hỗ trợ doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc lâu

dài, ổn định.
- Hỗ trợ người lao động thất nghiệp tự tạo việc làm. Việc hỗ trợ áp dụng với
những người thất nghiệp nhưng không muốn trở lại làm công việc cũ mà muốn tìm kiếm việc làm
độc lập hay tự hành nghề khác. Thực hiện bằng cách hỗ trợ kinh phí tự hành nghề qua cho vay
với lãi suất thấp hoặc có thể hỗ trợ không hoàn lại và miễn giảm thuế tùy theo loại hình kinh
doanh. Chính sách này được thực hiện tốt sẽ giúp cho người lao động không những thoát khỏi
tình trạng thất nghiệp mà có thể thu hút thêm lao động vào các ngành nghề mới tạo ra. Để thực
hiện tốt giải pháp này cần xác định chính xác đối tượng được áp dụng, hình thức và mức độ áp
dụng cho từng đối tượng lao động thất nghiệp.
18
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
- Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ dạy nghề và đào tạo lại cho người lao
động thất nghiệp, giúp họ có được một ngành nghề nhất định trong tay và có cơ hội tìm kiếm việc
làm dễ dàng hơn sau khi đào tạo xong.
6. Giải pháp xuất khẩu lao động:
Hiện mỗi năm Việt Nam đưa trung bình 80.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, tương
đương 5% lao động được giải quyết việc làm. Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hiện có
khoảng hơn 470.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước trên thế giới, mỗi năm mang về
khoảng 1,6 tỉ USD. Việt Nam đang đặt kế hoạch đến 2015, sẽ có khoảng một triệu lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài một cách bền vững, cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc
ở nước ngoài, đảm bảo cho hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có một
khung pháp lý vững chắc và đầy đủ.
- Tăng cường đàm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các
thoả thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Hạn chế tối đa việc vi phạm luật pháp của nước sở tại của người xuât khẩu lao
động. Có biện pháp giám sát, chế tài để không có lao động bỏ trốn ở lại nước nhận lao động sau
khi xuất khẩu lao động.

- Có chiến lược dài hạn cho việc phát triển xuất khẩu lao động.
- Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, nhận thức của người sẽ đi xuất khẩu lao
động.
KẾT LUẬN
Vì Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, và có một nền kinh tế có việc làm nông nghiệp
và phi chính thức chiếm tới ba phần tư thì theo các chuyên gia về kinh tế, các số liệu về thất
nghiệp không có nhiều ý nghĩa. Tại Báo cáo Kinh tế vĩ mô năm 2013 vừa được Ủy ban Kinh tế
quốc hội công bố, tác giả Nguyễn Thắng – Trung tâm phân tích và dự báo Viện Hàn lâm khoa
học Xã hội đã đưa ra nhiều dự báo về triển vọng thị trường lao động trong trong giai đoạn 2013-
2015. Theo đó, lực lượng lao động (hay còn gọi là nhu cầu tạo việc làm) sẽ tăng khoảng 1,9%
trong năm 2013, 1,6% năm 2014 và 1,5% năm 2015 (nguồn VNExpress). Tuy nhiên, đa phần lao
động Việt Nam đối mặt với những công việc suất thấp, thu nhập kém, điều kiện lao động không
đảm bảo và không được bảo hiểm.
19
Bài tập nhóm môn học Kinh tế Vĩ mô
Và với thế giới, hãng tin CNBC dẫn dữ liệu từ ILO cho biết, hiện năm 2009 vẫn là năm mà thế
giới có số người thất nghiệp đông đảo nhất, với 198 triệu người trong cảnh không công ăn việc
làm. ILO dự báo, trong năm 2013 này, số người thất nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng thêm 5,1 triệu
người so với năm 2012, lên 202 triệu người, phá kỷ lục thiết lập vào năm 2009 (nguồn Báo lao
động)
Trong khuôn khổ bài tập nhóm này, nhóm chúng tôi chỉ nêu lên những khía cạnh chung của vấn
nạn thất nghiệp nặng theo lý thuyết và mang tính sơ sài.
20

×