Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
BÀI TẬP DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
I. NGUYÊN PHÂN:
*Lý thuyết: 2n NST đơn
Nhân đôi phân li
- Sơ đồ: Tế bào mẹ (2n NST đơn) (2n NST kép)
(Ở kì TG) (Ở kì sau) 2n NST đơn
Như vậy từ 1 tế bào mẹ ban đầu 2n NST đơn nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và
giống tế bào mẹ ban đầu cũng có bộ NST là 2n đơn.
- Các trạng thái của NST:
+ NST trạng thái kép : ở cuối kì trung gian, kì đầu và kì giữa.
+ NST trạng thái đơn: ở đầu kì trung gian, kì sau và kì cuối.
- Cách tính số NST, tâm động, crômatít:
+ Cứ một NST dù đơn hay kép đều chỉ có 1 tâm động.
+ Cứ 1 NST kép thì gồm có 2 crômatít. (khái niệm crômatít chỉ có ở cuối kì TG, kì đầu và kì
giữa)
Như vậy, nếu loài có bộ NST lưỡng bội là: 2n, ta có bảng tổng kết sau:
Kì TG Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối
Số NST đơn 0 0 0 4n 2n
Số NST kép 2n 2n 2n 0 0
Số crômatít 4n 4n 4n 0 0
Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
1
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
* MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN:
1. Tìm số tế bào con sinh ra qua các lần nguyên phân:
- 1tế bào mẹ nguyên phân 1 lần tạo ra 2 tế bào con = 2
1
nguyên phân 2 lần tạo ra 4 tế bào con = 2
2
nguyên phân 3 lần tạo ra 8 tế bào con = 2
3
……………………………………………………….
Như vậy từ 1 tế bào mẹ ban đầu nguyên phân x lần sẽ tạo 2
x
tế bào con (x ≥ 1)
Nếu ban đầu có a tế bào cùng nguyên phân x lần như nhau thì tổng số tế bào con sinh ra là: a.2
x
Nếu nguyên phân với số lần khác nhau thì tổng số tế bào con sinh ra = a
1
.2
x
+ a
2
.2
y
+ a
3
.2
z
+ …
2. Tính số NST đơn môi trường nội bào cung cấp qua các lần nguyên phân:
- 1 tế bào nguyên phân x lần tạo ra 2
x
tế bào con, tổng số NST đơn có trong các tế bào con sinh
ra là: 2n. 2
x
.
- Trong số đó có 2n NST đơn là của tế bào mẹ ban đầu.
- Suy ra số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho 1 tế bào nguyên phân x lần là:
*Nếu có a tế bào cùng nguyên phân x lần như nhau thì số NST đơn môi trường nội bào cung
cấp là:
Chú ý: Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp hoàn toàn mới là:
Hình thức phân bào nguyên phân xảy ra ở: tế bào sinh dưỡng (hay tế bào xô ma), tế bào sinh
dục mầm (hay tế bào sinh dục sơ khai) và hợp tử.
* Bài tập minh họa:
VD1: Ở ruồi giấm (2n = 8). Có 10 tế bào sinh dưỡng nguyên phân liên tiếp 5 lần như nhau.
a) Tính số tế bào con được sinh ra?
b) Tính tổng số NST đơn có trong các tế bào con?
c) Tính số NST đơn môi trường nội bào cung cấp?
VD2: 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp
nguyên liệu tương đương với 322 NST đơn.
Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? và cho biết đó là loài nào?
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
2
2n. 2
x
- 2n = 2n.( 2
x
– 1)
a.2n.( 2
x
– 1)
a.2n.( 2
x
– 2)
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
VD3: ở lúa nước (2n = 24). Có 20 hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã đòi hỏi
môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 4200 NST đơn mới. Xác định số lần
nguyên phân của mỗi hợp tử?
VD4: Có 10 tế bào sinh dục mầm nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau. Tổng số NST đơn
có trong tất cả các tế bào con sinh ra là 2560. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu cho quá
trình nguyên phân trên là 2480 NST đơn.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
VD5: Có một số hợp tử nguyên phân bình thường:
1/4 số hợp tử nguyên phân 3 lần, 1/3 số hợp tử nguyên phân 4 lần, số hợp tử còn lại nguyên
phân 5 lần. Tổng số tế bào con được sinh ra là 248.
a) Tính số hợp tử nói trên?
b) Tính số tế bào con sinh ra từ mỗi nhóm hợp tử trên?
VD6: Một tế bào lưỡng bội của loài A nguyên phân tạo được 4 tế bào mới. Một tế bào lưỡng
bội của loài B nguyên phân liên tiếp tao được 16 tế bào mới. Trong quá trình nguyên phân đó cả
hai tế bào trên đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tạo ra tương đương với 264 NST ở
trạng thái chưa nhân đôi. Biết rằng số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài B nhiều hơn của
loài A là 8 NST đơn.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi loài?
b) Nếu 2 tế bào lưỡng bội của 2 loài trên nguyên phân liên tiếp tạo ra số tế bào mới ở thế hệ
cuối cùng với tổng số 192 NST đơn. Thì mỗi tế bào đã nguyên phân liên tiếp mấy lần?
c) Môi trường nội bào đã phải cung cấp nguyên liệu tương đương với bao nhiêu NST đơn
cho quá trình nguyên phân của mỗi tế bào nói trên?
VD7: Hợp tử của một loài nguyên phân tạo ra 4 tế bào con là A, B, C, D. Tế bào A nguyên
phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con, số tế bào con bằng số lượng NST đơn trong bộ
lưỡng bội của loài. Tế bào B nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST gấp 4 lần số NST
đơn trong một tế bào. Các tế bào C và D nguyên phân cho các tế bào con với tổng số NST đơn
là 32.
Tất cả các tế bào con được hình thành nói trên có 128 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi.
a) Tìm bộ NST lưỡng bội (2n) của loài?
b) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào?
c) Tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân của mỗi tế bào?
II. BÀI TẬP KẾT HỢP GIỮA NGUYÊN PHÂN , GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH:
Lý thuyết:
Giảm phân(phân bào giảm nhiễm) xảy ra ở tế bào sinh dục chín( noãn bào bậc 1, tinh bào bậc 1)
Gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ tự nhân đôi có 1 lần ở kì trung gian trước khi bước
vào giảm phân I.
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
3
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
- Mỗi tế bào sinh dục ♀ hay ♂ trước khi bước vào giảm phân tạo giao tử đều trải qua 3 vùng:
+ Vùng sinh sản: các tế bào sinh dục sơ khai ( còn gọi là tế bào mầm) nguyên phân liên tiếp
nhiều lần tạo ra các tế bào mới là: noãn nguyên bào hoặc tinh nguyên bào.
+ Vùng sinh trưởng: Các noãn nguyên bào và tinh nguyên bào tích luỹ chất dinh dưỡng để phát
triển thành noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1.
+ Vùng chín: Các noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 bước vào giảm phân. (H
11
SGK sinh 9)
Kết quả:
- Từ 1 tế bào sinh tinh trùng( tinh bào bậc 1) 2n NST qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4
tinh trùng (n) đều có khả năng thụ tinh.
- Từ 1 tế bào sinh trứng ( noãn bào bậc 1) 2n NST qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 1
trứng (n) có khả năng thụ tinh và 3 thể cực không có khả năng thụ tinh. (thể cực sẽ bị
tiêu biến)
GP II n(đơn)
n(kép)
n(đơn)
Sơ đồ: 2n (đơn) nhân đôi 2n (kép) GP I
n(đơn)
n(kép) GP II
n(đơn)
* MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN
a. Ở vùng sinh sản:
- 1 tế bào mầm đực hoặc cái có (2n) NST nguyên phân x lần tạo ra 2
x
tế bào sinh tinh (2n) hay
sinh trứng (2n), môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với số NST đơn là :
b. Bước sang vùng chín:
- Ở vùng chín 2
x
tế bào sinh tinh hay sinh trứng lại tiếp tục phân chia
theo lối giảm phân vơi 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ tự nhân đôi thêm 1 lần ở kì trung
gian trước khi bước vào giảm phân I, môi trường nội bào đã phải cung cấp thêm số NST đơn
cho 2
x
tế bào tự nhân đôi là:
- Do đó số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho 1 tế bào mầm phát triển thành giao tử
(trải qua 2 vùng) là:
- Nếu ban đầu ở vùng sinh sản có a tế bào mầm thì ta phải nhân thêm a:
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
4
2n.( 2
x
– 1) + 2n. 2
x
2n. 2
x
2n.( 2
x
– 1)
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
• 1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra 4 tinh trùng, do đó 2
x
tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra
4. 2
x
tinh trùng. Tổng số NST đơn có trong các tinh trùng là:
• 1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra 1 trứng và 3 thể cực (sau bị tiêu biến) do đó 2
x
tế bào
sinh trứng giảm phân sẽ tạo ra 2
x
trứng và 3. 2
x
thể cực.
- Tổng số NST đơn có trong các trứng là:
- Tổng số NST đơn bị tiêu biến trong các thể cực là:
• Thụ tinh là sự kết hợp giữa 1 giao tử đực(n) và 1 giao tử cái (n) ( hay giữa 1 tinh trùng
với 1 tế bào trứng) để tạo thành hợp tử lưỡng bội 2n.
Số giao tử được thụ tinh
• Hiệu suất thụ tinh = x 100%
Tổng số giao tử sinh ra
* BÀI TẬP MINH HOẠ
VD1:Ở Gà: 2n=78
1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Các TB
con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường.
a. Xác định số giao tử đực và giao tử cái được tạo thành?
b. Tính số lượng NST môi trường nội bào cung cấp cho mỗi tế bào để tạo ra số giao tử trên?
c. Tính số lượng NST bị tiêu biến trong các thể cực?
VD2: Ở Gà: 2n=78
Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều tham gia giảm phân hình thành nên
các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 0,1%. Các trứng hình thành trong buồng
trứng đều được đẻ ra và thu được 30 trứng, sau khi ấp nở ra được 16 gà con. Tính số NST bị
tiêu biến trong các trứng không nở?
VD 3: 1 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra 128 tế bào sinh tinh. Biết đã có 32
tinh trùng được thụ tinh.
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
5
a.{2n.( 2
x
– 1) + 2n. 2
x
}
n. 4. 2
x
n. 2
x
n.3.2
x
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
a) Tính số lần nguyên phân của tế bào mầm trên?
b) Tính hiệu suất của quá trình thụ tinh?
VD 4: Có 10 tế bào sơ khai đực nguyên phân 5 lần liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh. Các tế
bào này đều giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là
5%, của trứng là 2%. Tính số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh trên?
VD 5: Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử, môi
trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của
giao tử là 10% đã hình thành nên 128 hợp tử.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra số giao tử đó?
VD 6: Có 10 tế bào mầm của ruồi giấm nguyên phân với số lần bằng nhau tạo ra 320 tinh
nguyên bào, giảm phân cho các tinh trùng bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là5%,
của trứng là 40%.
a) Tính số tinh trùng được thụ tinh với trứng?
b) Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào mầm đực?
c) Số lượng noãn nguyên bào cần sinh ra để than gia vào quá trình thụ tinh?
VD 7: Một xí nghiệp vịt giống trong một lần ra lò đã thu được 10800 vịt con. Biết hiệu suất thụ
tinh là 100%, tỉ lệ so với trứng đã được thụ tinh là 90%. Xác định:
a) Số tế bào sinh tinh và sinh trứng ban đầu?
b) Số NST bị tiêu biến trong các thể cực?
VD 8: Ở mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh và sinh trứng là 320. Tổng số NST đơn trong
các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST đơn trong các trứng là 18240. Các trứng tạo ra đều
được thụ tinh.
a) Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào mầm đực và 1
tế bào mầm cái thì mỗi tế bào dã trải qua mấy đợt nguyên phân?
b) Tính hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
c) Tính số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục mầm cái để tạo ra số
trứng trên?
VD 9 : 1 tế bào mầm nguyên phân liên tiếp một số lần, đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp
nguyên liệu tương đương với 2652 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều chuyển qua vùng chín
giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm 2964 NST đơn để hình thành nên
152 giao tử.
a) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của hợp tử?
b) Tế bào mầm trên là đực hay cái?
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
6
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
c) Tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho tế bào mầm trên hoàn tất quá trình tạo ra
sốgiao tử nói trên?
VD 10: Bộ NST lưỡng bội của gà là 2n = 78. Tổng số tế bào sinh tinh và sinh trứng là 66. Số
lượng NST đơn có trong các tinh trùng được tạo ra nhiều hơn số lượng NST đơn có trong các
trứng là 9906. Các trứng sinh ra đều được thụ tinh tạo thành hợp tử.
a) Nếu các tế bào sinh tinh và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào mầm đực và 1
tế bào mầm cái thì mỗi tế bào dã trải qua mấy đợt nguyên phân?
b) Các hợp tử được tạo thành đều nguyên phân liên tiếp với số đợt bằng nhau, tổng số NST
đơn có trong các tế bào con là79872 thì mỗi hợp tử đã nguyên phân mấy lần?
VD 11: 1 tế bào mầm đực và 1 tế bào mầm cái của một loài cùng nguyên phân với số đợt bằng
nhau. Các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 đều giảm phân tao ra 160 giao tử. Số NST đơn
trong các tinh trùng nhiều hơn trong trứng là 576. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%.
a) Xác định số hợp tử được tạo thành và bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Xác định số tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1?
c) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm?
d) Xác định số NST môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm đực và mầm cái để hoàn tất
quá trình tạo ra số giao tử nói trên?
VD 12: Trong tế bào sinh dục của một loài sinh vật có 2 cặp NST tương đồng kí hiệu A với a và
B với b.
a) Hãy viết kí hiệu bộ NST khi tế bào đó ở: kì đầu GP I, kì sau GP I, kì giữa GP II, kì sau
GP II.
b) Giả sử ở kì sau lần phân bào I có một tơ vô sắc không được hình thành thì khi kết thúc
quá trình giảm phân sẽ tạo ra những loại giao tử nào?
c) Nếu tế bào sinh dục trên là đực thì trên thực tế khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra mấy
loại tinh trùng?
VD 13: Một noãn bào bậc 1 có bộ NST kí hiệu là: AaBbDd XX .
a) Xác định bộh NST lưỡng bội của loài?
b) Trên thực tế khi giảm phân tế nào này sẽ tạo ra mấy loại trứng, mấy loại thể cực?
c) Ở kì giữa giảm phân I có bao nhiêu cách sắp xếp NST kép trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào? Viết kí hiệu cách sắp xếp đó?
Chú ý:
- Nếu bộ NST lưỡng bội của của loài là 2n (n cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau)
thì khi giảm phân sẽ tạo ra tối đa 2
n
loại giao tử khác nhau về nguồn gốc.
- Nếu chỉ có một tế bào sinh tinh thi giảm phân sẽ cho 2 loại tinh trùng trong tổng số 2
n
loại tinh trùng có thể có của loài.
- Nếu chỉ có 1 tế bao sinh trứng chỉ tạo ra 1 loại trứng trong tổng số 2
n
loại trứng có thể có
của loài.
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
7
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
- Ở kì giữa giảm phân I sẽ có 2
n – 1
cách sắp xếp các NST kép trên mặt phẳng xích đạo(2
hàng).
- Ở kì giữa giảm phân II sẽ có 2
n
cách sắp xếp các NST kép trên mặt phẳng xích đạo(1
hàng) để tạo ra 2
n
loại giao tử ở kì cuối.
VD 14: Một tế bào sinh dục mầm nguyên phân liên tiếp một số lần đã đòi hỏi môi trường nội
bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên 4826 NST đơn mới. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân
bình thường tạo ra 256 tinh trùng mang NST Giới tính Y.
a) Tính số tế bào sinh tinh trùng được tạo ra, số lần nguyên phân của tế bào mầm?
b) Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
c) Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là100% thì có bao nhiêu noãn bào
bậc 1, bao nhiêu hợp tử được tạo thành?
d) Tính tổng số NST đơn có trong các hợp tử, số NST bị tiêu biến trong các thể cực?
VD 15: ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại
giao tử khác nhau (khi không xảy ra sự trao đổi chéo và không đột biến ở các cặp NST)
Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài này có số lượng bằng nhau cùng tiến hành
giảm phân tạo ra các tinh trùng và các trứng chứa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng
tham gia thụ tinh đã tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:
a) Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài?
b) Hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng/
c) Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và sinh dục cái để tạo
ra số tinh trùng và số trứng nói trên?
VD 16: 1 tế bào mầm đực và 1 tế bào mầm cái cùng nguyên phân một số lần liên tiếp, biết số
noãn bào bậc 1 sinh ra nhiều gấp 2 lần tinh bào bậc 1.Tất cả các tế bào này đều tham gia giảm
phân tạo ra 192 giao tử. Số NST đơn có trong các tinh trùng nhiều hơn trong trứng là 256. Hiệu
suất thụ tinh của trứng là 50%.
a) Tính số lần nguyên phân của mỗi tế bào mầm, số tế bào sinh tinh và sinh trứng?
b) Bộ NST lưỡng bội của loài?
c) Số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của tinh trùng?
d) Tính số NST bị tiêu biến trong các thể cực?
e) Tính số NST môi trường nội bào cung cấp cho mỗi tế bào mầm để tạo ra số tinh trùng và
số trứng nói trên?
VD 17:Tại Xí nghiệp gà giống, trong một đợt ấp trứng thu được 3800 gà con. Biết tỉ lệ thụ tinh
của trứng là 100%, tỉ lệ nở so với trứng thụ tinh là 95%.
a) Hãy xác định số lượng tế bào sinh trứng đã tham gia tạo đàn gà trên?
b) Biết số lượng tinh trùng giao phôí còn dùng dư 72200. Tính số tinh bào bậc 1 và hiệu
suất thụ tinh của tinh trùng?
c) Tính số NST bị tiêu biến trong đợt hình thành tế bào trứng nói trên? (ở gà 2n = 78)
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
8
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
VD 18: Ở vùng sinh trưởng của một cá thể cái có một số tế bào sinh dục chứa 10.000NST đơn,
4/5 số tế bào sinh dục này chuyển sang vùng chín giảm phân cho các tế bào trứng. Các trứng
này đều được sinh ra, nhưng khi nở chỉ được 800 con. Trong số trứng không nở, có 50% là
trứng không được thụ tinh, số trứng còn lại tuy được thụ tinh nhưng không đủ điều kiện để nở.
Số tinh trùng sinh ra phục vụ cho sự giao phối chứa 360.000 NST đơn, nhưng chỉ có 1/100 số
tinh trùng này là trực tiếp thụ tinh với các trứng nói trên.
a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Tính số trứng không nở? Bộ NST của những trứng này như thế nào?
VD 19: 1 tế bào mầm đực và 1 tế bào mầm cài cùng nguyên phân một số lần như nhau. Tất cả
các tế bào con sinh ra ở lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân tạo ra được 80 giao tử. Số
NST đơn trong các tinh trùng nhiều hơn trong trứng là 192.
a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài?
b) Nếu hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, thì có bao nhiêu hợp tử được tạo thành và hiệu
suất thụ tinh của trứng là bao nhiêu %.
c) Tính số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho mỗi tế bào mầm để tạo ra số giao tử
nói trên?
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ ADN
1. Công thức tính chiều dài:
Chiều dài của ADN (hoặc gen) là chiều dài của 1 mạch đơn:
Nếu gọi N là tổng số nuclêôtít của ADN; L là chiều dài thì: L =
2
N
. 3,4 (A
0
). Nếu đề bài yêu cầu
tính bằng micrômet thì phải nhân thêm 10
-4
(1 A
0
= 10
-4
micrômet ).
Ngược lại khi biết được chiều dài của ADN (hoặc gen) > N =
4,3
.2 L
2. Tính khối lượng của phân tử ADN (hoặc gen):
Mỗi một Nu có khối lượng trung bình là 300 (đvc) > M
ADN
= N.300 (đvc)
3. Tính số chu kỳ xoắn của ADN:
Trong mỗi vòng xoắn đều chứa 20 Nu (10 cặp) > Số vòng xoắn =
20
N
4. Số lượng và tỷ lệ % từng loại Nu trong phân tử ADN:
- Số lượng các loại Nu bổ sung với nhau luôn bằng nhau: A = T; G = X
- Tỷ lệ %:
Nếu đề bài có cho 2 mạch thì:
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
9
N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2T + 2X > A + G = T + X =
2
N
A% + T% + G% + X% = 100% > A% + G% = T% + X% =
50%N
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
A1 T1 G1 X 1 mạch 1
mạch2
T2 A 2 X2 G2
Theo NTBS thì: A1 = T 2; T1 = A2 và G1 = X2 ; X1 = G2
Mối quan hệ các Nu trên 2 mạch với tổng số Nu từng loại trên ADN:
A = T = A1 + A2 = T1 + T2 ; G = X = G1 + G2 = X1 + X2
Tỷ lệ %:
A% = T% =
2
%2%1 AA +
=
2
%2%1 TT +
G% = X% =
2
%2%1 GG +
=
2
%2%1 XX +
5. Tổng số liên kết Hyđrô của gen: A liên kết với T bằng 2liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3
liên kết hiđrô > Tổng số liên kết hiđrô của gen = 2A + 3G
6. Tổng số Nu môi trường nội bào cung cấp:
- Số Nu tự do môi trường nội bào cung cấp cho 1 phân tử AND tự nhân đôi x lần: N(2
x
– 1)
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ (hoặc hình thành) là: (2A + 3G).(2
x
– 1)
*MỘT SỐ VÍ DỤ:
VD 1: 1 đoạn AND có chiều dài 0,51 (micrômet), hiệu số% A với loại Nu khác bằng
10%. Hãy tính:
a. Số vòng xoắn của đoạn ADN trên.
b. Số lượng từng loại Nu của đoạn ADN.
c. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn ADN.
d. Khi đoạn ADN trên tự nhân đôi 5 lần thì môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu từng
loại?
VD 2: 1 gen có 2400 Nu, tổng số liên kết hiđrô của gen bằng 3300.
a. Tính chiều dài của gen theo A
0
, theo micrômet?
b. Tính số lượng và tỉ lệ % mỗi loại Nu của gen?
VD 3: 1 gen có số Nu loại A = 900, hiệu số A – G = 10%. Xác định:
a. Chiều dài, tổng số liên kết hiđrô của gen.
b. Khi gen trên tự nhân đôi 3 lần thì môi trường nội bào đã cung cấp tổng số Nu tự do là bao
nhiêu?
c. Khối lượng phân tử của gen.
VD 4: Trên mạch đơn thứ nhất của đoạn ADN có tỉ lệ các loại Nu như sau: A
1
= 40%, T
1
=
20%,G
1
= 30% và X
1
= 312 Nu.
a. Tính tỷ lệ % và số lượng Nu trên mỗi mạch của đoạn ADN trên?
b. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại Nu của đoạn ADN trên?
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
10
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
c. Giả sử mạch 2 của gen là mạch khuôn tổng hợp nên mạch mARN tương ứng thì số lượng và
tỉ lệ % từng loại Nu trên mARN là bao nhiêu?
VD 5: 1 gen có chiều dài 0,408 (um). Trên mạch đơn thứ nhất của gen có A:T:G:X = 1:2:3:4
a. Tính số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch của gen và của gen?
b. Gen thứ 2 có chiều dài bằng gen trên, mạch thứ 2 của gen này có A = 2T = 3G = 4X. Hãy
tính số lượng từng loại Nu trên mỗi mạch của gen và của gen?
c. Tính số liên kết hiđrô của mỗi gen?
VD 6: Trên mạch thứ nhất của gen có A = 15%, G = 15%, trên mạch 2 có A = 40%.
a. Tính % số lượng Nu trên mỗi mạch và trên cả gen?
b. Biết số lượng G ở mạch 2 là 360. Hãy tính số lượng Nu mỗi loại trên từng mạch của gen?
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
A1 T1 G1 X 1 mạch 1
mạch 2
T2 A 2 X2 G2
Giả sử mạch 2 là mạch gốc( mạch khuôn)
mARN
A
m
U
m
G
m
X
m
Ghi nhớ:
- Trong 2 mạch của ADN thì chỉ có 1 mạch dùng làm khuôn tổng hợp nên mạch ARN > Số
Nu trên mARN chỉ bằng 1/2 số Nu của gen.
- Vấn đề đặt ra là cần phải xác định mạch nào của gen là mạch khuôn.
- Theo NTBS ta có: (A liên kết U; G liên kết X hoặc ngược lại)
A
m
= T
Gốc
; U
m
= A
Gốc
; G
m
= X
Gốc
;
X
m
= G
Gốc
- Tổng số Nu trên: mARN = A
m
+ U
m
+ G
m
+ X
m
=
2
N
(N là tổng số Nu của gen)
- Số lượng: A
Gen
= T
Gen
= A
m
+ U
m
; G
Gen
= X
Gen
= G
m
+ X
m
- Tỷ lệ %: % A
Gen
= % T
Gen
=
2
%% UmAm +
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
11
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
%G
Gen
= %X
Gen
=
2
%% XmGm +
- 1 gen sao mã 1 lần số lượng Nu môi trường nội bào cung cấp =
2
N
; nếu sao mã x lần cần
cung cấp: x.
2
N
- Nếu yêu cầu tính số lượng từng loại Nu môi trường cung cấp khi gen sao mã x lần thì:
A
mtcc
= x.A
m
; U
mtcc
= x.U
m
; G
mtcc
= x.G
m
; X
mtcc
= x.X
m
- Chiều dài của gen bằng chiều dài của ARN: L =
2
N
. 3,4 (A
0
).
* MỘT SỐ VÍ DỤ:
VD 1: Một phân tử mARN có số Nu loại A = 300, chiếm 20% tổng số Nu của phân tử mARN.
a. Tính số Nu của gen tương ứng?
b. Tính chiều dài của gen và của phân tử mARN?
c. Tính số Nu mỗi loại của gen đó, biết trong phân tử mARN đó có U = 2A; G = 3X.
VD 2: 1 phân tử mARN có % từng loại Nu như sau: A = 36%; X = 22%; U = 34%; G = 120.
a. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại Nu của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên?
b. Nếu gen trên sao mã 5 lần thì môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu tự do ?
VD 3: Mạch gốc của gen có A = 15%; G = 35%; T = 30% số Nu của mạch và X = 300 Nu.
a. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại Nu trên ARN do gen trên tổng hợp ra?
b. Nếu gen trên sao mã 5 lần thì số lượng từng loại Nu môi trường nội bào phải cung cấp là bao
nhiêu?
VD 4: 1 phân tử mARN có chiều dài 5100A
0
. Tỷ lệ các loại Nu trên mARN là A: U: G :X = 1:
2: 3: 4.
a. Tính số lượng từng loại và tỉ lệ % các Nu trên mARN?
b. Tính số lượng và tỷ lệ % các Nu của gen tương ứng?
c. Gen trên sao mã 3 lần thì môi trường nội bào phải cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại?
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
12
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA ADN > ARN > PRÔTÊIN
*Tương quan về số lượng Nu trên ADN, ARN và số axit amin của prôtêin:
- Cứ 3 Nu đứng kế tiếp trên mARN qui định 1 aa. Như vậy nếu gọi rN là tổng số Nu trên
mARN
thì tổng số axit amin có ở prôtêin sẽ là:
3
rN
. Nhưng trên thực tế khi tổng hợp chuỗi axít min thì
có 1 bộ ba cuối cùng trên mARN không được giải mã > số axít amin môi trường cung cấp
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
13
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
khi mARN tổng hợp prôtêin =
3
rN
- 1 ( Đây chính là số axít amin có trong cấu trúc bậc 1 của
prôtêin)
- Khi đề bài có đề cập đến phân tử prôtêin hoàn chỉnh thì số axít amin là:
3
rN
- 1 – 1 =
3
rN
- 2
(Sở dĩ như vậy là vì khi chuỗi axít amin vừa tổng hợp xong thì enzim sẽ cắt đứt axít amin mở
đầu ra khỏi chuỗi để hình thành cấu trúc bậc cao hơn như bậc2, bậc3, bậc 4)
* Về mặt bản chất của mối quan hệ: ADN > ARN > PRÔTÊIN(như SGK)
* Về mặt chức năng:
Sao mã giải mã
ADN > ARN > PRÔTÊIN
(bản gốc) (bản sao) (bản dịch)
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày cấu tạo hoá học của ADN, ARN và Prôtêin ?
2. Tính đa dạng và đặc thù của ADN, Prôtêin được thể hiện như thế nào?
3. So sánh cấu tạo của ADN và ARN.
4. NTBS được thể hiện như thế nào trong sơ đồ: ADN > ARN > PRÔTÊIN
5. Vì sao chỉ từ 4 loại Nu(A, T, G, X) lại có thể tạo ra vô số loại ADN khác nhau?
6. Bản chất hoá học của gen là gì?
7. Prôtêin có các chức năng nào? ví dụ?
8. Vì sao prôtêin không có khả năng tự nhân đôi nhưng vẫn giữ được tính đặc thù?
9. So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình sao mã tổng hợp ARN?
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
14
Nguyễn Thanh Huy THCS Hảo Đước
Bài tập di truyền ở cấp độ tế bào
15