Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.17 KB, 40 trang )

Tiết: 7 + 8+ 9
TỪ, TỪ MƯỢN, NGHĨA CỦA TỪ, TỪ NHIỀU NGHĨA
TỪ GHÉP, TỪ LÁY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ
láy.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ
láy.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ và cấu tạo của từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều
nghĩa.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ CH: Em hiểu từ là gì?
+ CH: Hãy lấy ví dụ về từ?
+ CH: Thế nào là từ mượn?
+ CH: Trong tiếng Việt từ mượn nào là
quan trọng nhất?
I. Từ .
1. Từ là gì?
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng
để đặt câu.
Ví dụ: Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt,/


chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
II. Từ mượn.
1. Từ mượn là gì?
- Ngoài từ thuần Việt là những từ do
nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn
mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để
biểu thị những sự vật, hiaanj tượng, đặc
điểm mà tiếng Việt chưa có từ thật
thích hợp để biểu thị . Đó là các từ
mượn.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất
trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán
( Gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên
cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của
một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp,
Anh, Nga
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết
8
+ CH: Em hãy lấy ví dụ về từ mượn tiếng
Hán Việt và từ mượn của một số ngôn
ngữ khác?
+ CH: Thế nào là nghĩa của từ?
+ CH: Lấy một vài ví dụ về từ và giải
thích nghĩa của từ đó?
+ CH: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ CH: Lấy ví dụ về từ có một nghĩa và từ
có nhiều nghĩa?
+ CH: Thế nào là hiện tượng chuyển
nghĩa của từ?
như từ thuần Việt. Đối với những từ

mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn,
nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta
nên dùng gạch nối để nối các tiếng với
nhau.
Ví dụ:
- Mượn từ Hán Việt: Giang sơn, phi cơ,
hải cẩu, cứu hỏa, hắc ám
- Mượn từ ngôn ngữ khác: cattut (vỏ
đạn), xirô ( nước ngọt), pianô ( dương
cầm), ra-đi-ô ( đài)
III. Nghĩa của từ.
1. Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính
chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu
thị.
Ví dụ:
- Tập quán: Thói quen của một cộng
đồng ( địa phương, dân tộc ) được
hình thành từ lâu trong đời sống, được
mọi người làm theo.
- Kính trọng: Có thái độ coi trọng đối
với người lớn tuổi, người giỏi giang,
người có công
IV. Từ nhiều nghĩa.
1. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều
nghĩa.
Ví dụ:
- Từ một nghĩa: cá chép, rau muống, tủ
lạnh

- Từ nhiều nghĩa:
+ Thầy giáo hỏi, nam không trả lời
được, cứ đứng gãi tai.
+ Cái ấm này bị gãy tai rồi.
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi
nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều
nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu,
làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình
thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ví dụ:
9
+ CH: Lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa và cho
biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là
nghĩa chuyển?
+ CH: Thế nào là từ ghép?
+ CH: Em hãy lấy một vài ví dụ về từ
ghép?
+ CH: Thế nào là từ ghép chính phụ, cho
ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ ghép đẳng lập, cho
ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ láy?
+ CH: Có mấy loại từ láy, đó là những
loại nào, cho ví dụ?
- Nam bị đau mắt.
- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to

hơn gáo dừa.
V. Từ ghép.
1. Khái niệm.
- Từ ghép là những từ do hai hoặc
nhiều tiếng có ghép lại, làm thành gọi là
từ ghép.
- Có hai loại từ ghép: Từ ghép đẳng lập
và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ: Là ghép các tiếng
không ngang hàng nhau. Tiếng chính
làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ xung
nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ:
Bút: Bút chì, bút máy, bút bi…
Mưa: Mưa rào, mưa phùn, mưa dầm…
+ Từ ghép đẳng lập: Là ghép các tiếng
có nghĩa ngang hàng nhau, giữa các
tiếng dùng để ghép có quan hệ bình
đẳng về mặt ngữ pháp.
Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung
hơn khái quát hơn nghĩa của các tiếng
dùng để ghép.
Có thể đảo vị trí trước sau các tiếng
được ghép.
Ví dụ:
Quần + áo: Quần áo, áo quần.
Ca + hát: Ca hát, hát ca.
Xinh + tươi: Xinh tươi, tươi xinh.
VI. Từ láy.
1. Khái niệm.

- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có
sự hò phối âm thanh, có tác dụng tạo
nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy
trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách
láy tiếng gốc có nghĩa.
Ví dụ:
+ Khéo: Khéo léo.
+ Đẹp : Đẹp đẽ, đèm đẹp.
+ Nhẹ: Nhẹ nhàng, nhè nhẹ…
- Có hai loại từ láy: Láy hoàn toàn và
láy bộ phận.
Ví dụ:
10
+ Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
Xanh xanh, vui vui…
+ Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
Đo dỏ, trăng trắng, cỏn con, nhè nhẹ…
+ Láy phụ âm đầu: Phất phơ, phấp
phới, chen chúc…
+ Láy vần: Lao xao, lom khom, lầm
rầm….
- Giá trị của từ láy: Gợi tả và biểu cảm.
- Tác dụng: Làm cho câu văn giàu hình
tượng, nhạc điệu và gợi cảm.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy.

Giảng: . .2011. Tiết: 10+11+12

ĐẠI TỪ, ĐIỆP NGỮ, CHƠI CHỮ, QUAN HỆ TỪ
TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ ĐỒNG ÂM, THÀNH NGỮ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ,
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận biết sử dụng đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ
III. Tiến trình bài dạy.
1Tổ chức.
2. Kiểm tra.
1. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
I. Đại từ.
11
+ CH: Đại từ là gì?
+ CH: Đại từ được chia làm mấy
ngôi?
+ CH: Đặt câu với đại từ dùng để
trỏ?
+ CH: Xác định đại từ có trong ví
dụ?
+ CH: Thế nào là điệp ngữ?


1. Khái niệm.
- Đại từ là từ dùng để trỏ hay hỏi về người,
sự vật, hiện tượng trong một ngữ cảnh nhất
định của lời nói.
Ví dụ:
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
- Đại từ nhân xưng chia làm ba ngôi: Ngôi
thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba. Và chia
làm hai số: số ít và số nhiều.
- Đại từ dùng để trỏ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi,
chúng tao, chúng tớ…
- Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người:
Ông, bà, cháu, chú… cũng được sử dụng
như đại từ nhân xưng.
Ví dụ:
Cháu đi liên lạc.
Vui lắm chú à
- Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu.
Ví dụ:
Phũ phàng chi bấy hoá công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
- Trỏ vị trí của sự vật trong không gian, thời
gian: đây ,đó, kia, ấy, này, nọ…
* Đại từ dùng để hỏi:
- Hỏi về người, sự vật: Ai, gì.
- Hỏi về số lượng: Bao nhiêu, mấy…
- Hỏi về không gian, thời gian: Đâu, bao
giờ.
Ví dụ:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
( Ca dao)
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
( Ca dao)
II. Điệp ngữ.
1.Khái niệm.
- Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lạ một từ, một
ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn
thơ.
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho
câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu
âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp
nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
12
+ CH: Điệp ngữ được chia làm mấy
loại?
+ CH: Khi sử dụng điệp ngữ cần chú
ý những gì?
+ CH: Chơi chữ là gì?
+ CH: Chơi chữ thường được dùng
trong thể loại văn học nào? nhân vật
nào trong chèo thường hay sử dụng
lối chơi chữ?
Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù xa
- Các loại điệp ngữ.:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
Ví dụ:
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
( Phạm Tiến Duật)
Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
( Phạm Tiến Duật)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách
viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không
nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là
một trong những lỗi cơ bản về câu.
III. Chơi chữ.
1. Khái niệm.
- Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ
nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất
ngờ, thú vị.
Ví dụ:
Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi

-> Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơiI
chữ.
- Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca
dao, chèo cổ ( vai hề) thường sử dụng nhiều
lối chơi chữ.
- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
- Dùng lối nói lái.
Mang theo một cái phong bì
13
+ CH: Quan hệ từ là gì?
+ CH: Quan hệ từ gồm có mấy loại?
+ CH: Xác định quan hệ từ có trong
ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ CH: Từ đồng nghĩa gồm có mấy
loại?
+ CH: Xác định từ đồng nghĩa có
trong ví dụ?
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
- Dùng từ động âm.
Bà già đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
( Ca dao)
IV. Quan hệ từ.
1. Khái niệm.
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ,

đoạn câu với đoạn câu, câu với câu góp
phần làm cho câu trọn nghĩa, hoặc tạo nên
sự liền mạch lúc diễn đạt.
Ví dụ:
+ Cảnh đẹp như tranh.
+ Các liệt sĩ đã hiến dâng xương máu cho
độc lập, tự do của tổ quốc.
- Quan hệ từ gồm hai loại: Giới từ và liên từ.
+ Giới từ là những từ dùng để liên kết các
thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ
như: Của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do,
như, ở…
Ví dụ:
Nên thợ nên thầy vì có học
No ăn no mặc bởi hay làm.
+ Liên từ: Là từ để liên kết các thành phần
ngữ pháp đẳng lập như: Và, với, cùng, hay,
hoặc, như, mà, chứ, thì, hễ, giá, giả sử, tuy,
dù….
V. Từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm.
- Từ đồng ngghĩa là từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau.
Ví dụ:
+ Mùa hè- mùa hạ.
+ Quả - trái.
- Có hai loại đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn
toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có
nghĩa tương tự nhau, không có sắc thái ý

nghĩa khác nhau.
Ví dụ:
+ Nông trường ta rộng mênh mông.
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài
+ Cửa bồng vội mở rèm châu
14
+ CH: Thế nào là từ trái nghĩa?
+ CH: Xác định từ trái nghĩa có
trong ví dụ?
+ CH: Xác định từ trái nghĩa có
trong ví dụ? Dùng từ trái nghĩa trong
ví dụ trên có tác dụng gì?
+ CH: Thế nào là từ đồng âm?
+ CH: Giải thích nghĩa của ví dụ ?
+ CH: Giải thích nghĩa của từ đồng
âm có trong ví dụ và cho biết nó
thuộc từ loại nào?
+ CH: Thế nào là thành ngữ?
+ CH: Hãy giải thích nghĩa của các
thành ngữ sau?
Trời cao sông rộng một màu bao la.
VI. Từ trái nghĩa.
1. Khái niệm.
- Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược
nhau, xét trên cơ sở chung nào đó.
Ví dụ:
+ Chúng tôi không sợ chết chính là chúng
tôi muốn sống.
+ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
- dùng từ trái nghĩa có tác dụng tạo nên tính

cân sứng trong thơ văn, biét sử dụng từ trái
nghĩa đúng chỗ câu văn sẽ thêm sinh động,
tư tưởng, tình cảm trở nên sâu sắc.
Ví dụ:
Dòng sông bên lở bên bồi.
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
VII. Từ đồng âm.
1. Khái niệm.
- Từ đồng âm là những từ phát âm giống
nhau nhưng nghĩa khác xa nhau không liên
quan gì đến nhau.
Ví dụ: Cái cuốc, tổ quốc, chim cuốc.
- Từ đồng âm chỉ có thể hiểu được đúng
nghĩa qua các từ cùng đi với nó trong câu,
nhờ hoàn cảnh giao tiếp( ngữ cảnh, hoàn
cảnh) mà ta có thể nhận diện được nghĩa của
từ đồng âm.
Ví dụ:
+ Ruồi đậu mâm xôi, mâm xôi đậu.
+ Kiến bò đĩa thịt, đĩa thịt bò.
VIII. Thành ngữ.
1. Khái niệm.
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố
định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực
tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó
nhưng thường thông qua một số phép
chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh
Ví dụ:
- Sơn hào hải vị: Các sản phẩm của ngon vật

lạ trên rừng dưới biển.
- Nem công chả phượng: Món ăn ngon, quí
hiếm, sang trọng.
- Khoẻ như voi: Rất khoẻ
- Tứ cố vô thân: Không có ai thân thích, ruột
15
thịt, không nhà cửa.
- Da mồi tóc sương: Da có vết nám đen, tóc
đã bạc-> Tuổi cao sức yếu.
4. Củng cố:
- CH: từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết đoạn văn có sử dụng điệp ngữ, quan hệ từ.
Giảng: . .2011. Tiết: 13+14+15
VĂN BẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được một số điều về văn bản, cách liên kết văn bản, bố cục và mạch
lạc trong văn bản, cách tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lý thuyết văn bản.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ CH: Văn bản là gì?
+ CH : Hãy nêu một vài ví dụ về văn
bản ?
+ CH : Tính chất của văn bản như thế
nào ?
I. Một vài điều cần biết về văn bản.
1. Văn bản là gì?
- Văn bản là các tác phẩm văn học và văn
kiện ghi bằng giấy tờ.
Ví dụ:
- Bài ca dao “ Công cha như núi Thái
Sơn”, Tập thơ “ Quốc âm thi tập” của
Nguyễn Trãi, bài thơ “Tiếng gà trưa” của
Xuân Quỳnh là những văn bản văn
chương.
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,
Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là
những văn kiện có nghĩa lịch sử trọng đại.
- Một bài văn của học sinh, một truyện vui
viết trên báo tường cũng được xem là
văn bản.
2. Tính chất của văn bản.
- Văn bản là một thể thống nhất và trọn
vẹn về nội dung nghĩa, hoàn chỉnh về
16
+ CH : Hãy chỉ ra những tính chất văn
bản của bài ca dao ?
-> Hai câu đầu ca ngợi công cha
nghĩa mẹ vô cùng to lớn qua sự so

sánh như núi Thái Sơn, như nước
trong nguồn chảy ra. Hai câu cuối nói
về đạo làm con phải một lòng thờ mẹ
kính cha, săn sóc phụng dưỡng cha
mẹ. Đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm
đầu. Đó là nội dung y nghĩa vừa thống
nhất, vừa trọn vẹn.
-> Về hình thức lại hoàn chỉnh, nó
được viết theo thể thơ lục bát, có 4
câu, 28 chữ. Vừa có vần chân vừa có
vần lưng ( sơn - nguồn / ra - cha – là).
Lại có cách ví von so sánh cụ thể, hình
tượng.
+ CH: Chủ đề là gì?
+ CH : Câu văn, đoạn văn đóng vai trò
gì trong việc tạo lập văn bản ?
+ CH : Liên kết văn bản là gì ?
hình thức.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
3. Chủ đề.
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu được nêu lên
trong văn bản.
Ví dụ:
- Cuộc chia tay của những con búp bê nêu
lên sự đau buồn, mất mát của những đứa
con thơ khi cha mẹ li hôn, tình thương anh

em trong bi kịch gia đình.
4. Câu văn, đoạn văn.
- Tất cả các loại văn bản đều gồm một số
câu và đoạn văn( trừ tục ngữ không có
đoạn văn). Câu văn đoạn văn là những tế
bào gắn bó hữu cơ trong cơ thể văn bản.
Chưa biết đặt câu, dựng đoạn văn thì khó
mà hình thành được văn bản.
- Đoạn văn gồm một số câu, biểu đạt một
khía cạnh, một ý nhỏ của văn bản.
Ví dụ: Các cháu nhi đồng ta rất ngoan,
chăm học chăm làm; nhiều cháu đã dũng
cảm cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều
cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu
giúp đỡ nhau và thi đua làm “ nghìn việc
tốt”
II. Liên kết văn bản.
1. Liên kết văn bản là gì?
- Liên kết văn bản là nói và viết tạo nên sự
17
+ CH : Liên kết về nội dung, ý nghĩa
bao gồm những gì ?
+ CH : Thế nào là liên kết về hình thức
nghệ thuật ?
+ CH : Liên kết trong văn bản có tác
dụng gì ?
+ CH : Hãy chỉ ra tác dụng của liên kết
văn bản trong ví dụ ?
-> Bài ca dao có hai câu gắn kết với
nhau chặt chẽ. Vần thơ : chữ quanh

hiệp vần với chữ tranh làm cho ngôn
từ liền mạch, gắn kết hòa quyện với
nhau, âm điệu, nhạc điệu thơ du
dương.
-> Về nội dung câu 6 tả con đường
quanh quanh đi vô xứ Huế. Phần dầu
câu 8 gợi tả cảnh sắc thiên nhiên non
xanh nước biếc. Phần cuối câu 8 là so
sánh như tranh họa đồ nêu lên nhận
xét, đánh giá, cảm xúc của tác giả về
quê hương đất nước tươi đẹp.
chặt chẽ, liền mạch, tính thống nhất, trọn
vẹn và hoàn chỉnh của văn bản. Văn bản
phải được liên kết cả về nội dung ý nghĩa,
cả về hình thức nghệ thuật.
2. Liên kết về nội dung, ý nghĩa.
- Các ý với nhau, các ý với chủ đề của văn
bản phải gắn liền với nhau.
- Các diễn biến, các tình tiết của câu
chuyện phải gắn liền với cốt truyện.
- Các nhân vật trong truyện cũng phải
được liên kết.
- Không gian, thời gian và tâm trạng nhân
vật cũng phải được liên kết.
3. Liên kết về hình thức nghệ thuật.
- Nhiều từ ngữ hợp lại theo quy tắc ngữ
pháp mới thành câu. Nhiều câu phối hợp
với nhau tạo nên đoạn văn. Nhiều đoạn
văn phối hợp với nhau tạo thành văn bản.
Do đó, các từ ngữ, các câu văn, các đoạn

văn trong một văn bản phải được liên kết
với nhau, gắn liền với nhau. Sự liên kết từ,
ngữ, câu, đoạn trong văn bản gọi là sự liên
kết hình thức nghệ thuật.
4. Tác dụng của liên kết văn bản.
- Liên kết tạo nên sự chặt chẽ, liền mạch
từ đầu tới cuối của văn bản, tạo nên tính
thống nhất, hoàn chỉnh, trọn vẹn của văn
bản. Trái lại, nếu không liên kết thì văn
bản sẽ bị rời rạc, xộc xệch.
Ví dụ:
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
18
+ CH : Em hiểu bố cục của văn bản là
gì ?
+ CH : Bố cục của thơ tứ tuyệt Đường
luật như thế nào ?
+ CH : Thơ bát cú Đường luật có bố
cục như thế nào ?
+ CH : Bố cục của một văn bản cần
phải đảm bảo những tính chất nào ?
+ CH : Bố cục của văn bản có mấy
phần ? Đó là những phần nào ?
+ CH : Phần mở bài cần nêu những gì ?
+ CH : Phần thân bài cần nêu những
gì ?
+ CH : Phần kết bài cần nêu những gì ?
+ CH : Khi tạo lập văn bản ta cần định
III. Bố cục và mạch lạc trong văn bản.

1. Bố cục là gì?
- Bố cục của một bài văn, bài thơ là sự
tương quan giữa bộ phận với bộ phận,
giữa bộ phận với toàn thể. Cụ thể là:
+ Giữa các câu, các đoạn, các phần với
toàn văn bản.
+ Giữa các nhân vật, các tình tiết với cốt
truyện.
+ Giữa không gian, thời gian với câu
chuyện.
- Bố cục văn bản còn căn cứ vào thể loại:
+ Thơ tứ tuyệt Đường luật: Khai, thừa,
chuyển, hợp.
+ Thơ bát cú Đường luật: Đề, thực, luận,
kết.
+Văn chính luận: là mối tương quan giữa
lí lẽ, luận chứng, luận cứ với luận đề.
2. Tính chất của bố cục.
- Bố cục của một tác phẩm cần phải đảm
báo các tính chất sau:
+ Tính cân đối, cân xứng.
+ Tính liền mạch, chặt chẽ.
+ Tính hoàn chỉnh, thống nhất, hợp lí.
-> Không thể tùy tiện trong bố cục văn
bản. Các ý, đoạn, các phần trong văn bản
phải liên hệ với nhau, phối hợp với nhau
một cách chặt chẽ, đồng thời, giữa các ý,
các đoạn, các phần còn lại phải có sự phân
biệt rạch ròi.
3. Bố cục của văn bản.

- Bố cục văn bản thường có ba phần: Mở
bài, thân bài, kết bài. Theo cấu trúc: Tổng
– phân – hợp.
- Mở bài: Nêu khái quát ( câu truyện, cảnh
vật, vấn đề)
- Thân bài: chi tiết, cụ thể ( các tình tiết
diễn biến; tả cụ thể cảnh vật; phân tích,
giải thích, chứng minh, bình luận )
- Kết bài: Nêu cảm xúc, cảm nghĩ, đánh
giá.
* Chú ý: Mỗi kiểu bài ( văn bản) đều có
màu sắc riêng trong từng phần bố cục.
IV. Tạo lập văn bản.
1. Xác định yêu cầu đề văn và tìm định
19
hướng những vấn đề gì ?
+ CH : Khi tìm ý, lập dàn ý cho một
bài văn ta cần phải làm những gì ?
+ CH : Để có một bài văn hoàn chỉnh
ta cần phải diễn đạt như thế nào ?
+ CH : tại sao sau khi viết xong bài văn
ta lại phải đọc lại và sửa chữa ?
hướng.
- Viết về cái gì? ( nội dung, vấn đề)
- Viết như thế nào? ( cách viết, kiểu bài)
- Viết cho ai? ( đối tượng đọc)
- Viết để làm gì? ( để thu hoạch, để kiểm
tra, bài văn viết, bài thi)
- Viết trong bao lâu? (15 phút, một tiết, hai
tiết) câu hỏi này rất quan trọng. Có xác

định được thời gian mới định được dung
lượng bài văn, đảm bảo làm bài xong đúng
giờ một cách chủ động.
2. Tìm ý, lập dàn ý.
* Tìm ý:
- Văn miêu tả: Toàn cảnh, hình ảnh
- Văn kể chuyện: Cốt truyện, nhân vật,
tình tiết, diễn biến, kết cục
- Văn phân tích: Các ý về nội dung, các
yếu tố nghệ thuật.
- Văn chứng minh, giải thích, bình luận: Lí
lẽ, dẫn chứng, bàn luận, đánh giá.
-> Bài văn nông, sâu, tầm thường, hay, đặc
sắc là tùy thuộc vào kiến thức, trí tuệ,
tâm hồn, vốn sống, kí năng ( nói, viết) của
học sinh trong quá trình lập ý, tìm ý.
3. Diễn đạt.
- Viết thành câu văn, đoạn văn, mở bài,
thân bài, kết bài được viết ra, liên kết lại,
hình thành một bài văn hoàn chỉnh.
4. Đọc lại và sửa chữa.
- Xem lại các dấu câu, chính tả, câu văn để
tránh những sai sót đáng tiếc. Bài văn cần
tránh việc tẩy, xóa nhiều, làm mất vẻ đẹp
thẩm mĩ, biểu lộ cách làm bài bừa bãi, gây
khó chịu cho người đọc, người chấm bài.
4. Củng cố:
- CH: Văn bản là gì? Tính chất của văn bản như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết một văn bản ngắn theo chủ đề em tự chọn.

20
Giảng: . .2011. Tiết: 16+17+18
VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Học sinh nắm được thế nào là văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm, đề văn
biểu cảm và cách làm văn biểu cảm, cách lập ý của bài văn biểu cảm, các yếu tố miêu
tả và tự sự trong văn biểu cảm.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy va trò Nội dung
+ CH: Em hiểu thế nào là văn biểu cảm?
+ CH: Hãy lấy ví dụ về văn biểu cảm?
Trưa về đến sau đồi
Gọi con như mọi bận
Mà không nghe trả lời
Thì mẹ ơi đừng giận.
Nhìn vở bài toán đố
Con làm còn dở dang
Bỏ quên bên cửa sổ
Đừng bảo con không ngoan.

Sân nhà đầy lá rụng
Mẹ đừng trách con lười
I. Văn biểu cảm là gì?
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm
biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá
của con người đối với thế giới xung
quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi
người đọc.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình
bao gồm các thể loại văn học như: thơ,
ca dao, tùy bút
- Văn biểu cảm có lúc cảm xúc, tình
cảm được bộc lộ một cách trực tiếp, rất
sôi nổi nồng nàn như những tiếng kêu,
lời than, có lúc được diễn tả một cách
gián tiếp qua tự sự, miêu tả
21
Thấy áo con đẫm máu
Đừng, đừng khóc mẹ ơi!
- Giặc Mĩ nó nhắm con
Mà bắn vào tim mẹ
Đừng khóc con mẹ nhé
Khóc sao hả căm thù!
( Nguyễn Lê)
+ CH: Văn biểu cảm có những đặc điểm
gì?
+ CH: Hãy lấy ví dụ và chỉ ra biểu cảm
của ví dụ ấy?
-> Băng Sơn qua bài tấm gương đã lấy
tấm gương làm ẩn dụ để ca ngợi những

đức tính tốt đẹp của con người, của tình
bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn,
không nói dối, không nịnh hót, hay độc
ác với bất cứ ai. Đồng thời tác giả chỉ rõ:
có một gương mặt đẹp quả là hạnh phúc
lúc soi gương; nếu có thêm một tâm hồn
đẹp để soi vào tấm gương lương tâm thì
hạnh phúc mới trọn vẹn.
-> Phượng khóc, phượng mơ, phượng
nhớ hoa phượng đẹp với ai, trong ba
tháng trời đằng đẵng, khi học sinh đã đi
cả rồi Đó là nỗi buồn thương nhớ của
tuổi học trò khi mùa hè đến phải xa
trường, xa lớp, xa bạn bè.
+ CH: Hãy nêu những đề văn biểu cảm
mà em thích?
+ CH: Khi làm văn biểu cảm ta cần phải
qua các bước nào?
II. Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu
biểu đạt một tình cảm chủ yếu như yêu
thiên nhiên, yêu loài vật, yêu gia đình,
yêu làng xóm, quê hương, đất nước
- Để biểu đạt được những tình cảm ấy
người viết chọn một hình ảnh có ý
nghĩa ẩn dụ, tượng trưng ( một đồ vật,
loài cây, danh lam thắng cảnh ) để gửi
gắm cảm xúc, ý nghĩ của mình, trải nỗi
lòng mình một cách thầm kín, hoặc
nồng hậu, mãnh liệt.

- Văn biểu cảm có bố cục ba phần:
+ Mở bài: Có thể giới thiệu sự vật, cảnh
vật trong thời gian và không gian. Cảm
xúc ban đầu của mình.
+ Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu
lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi
tiết, sâu sắc.
+ Kết bài: Kết đọng lại cảm xúc, ý nghĩ
hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
III. Đề văn biểu cảm – cách làm văn
biểu cảm.
1. Đề văn biểu cảm.
- Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối
tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu
hiện.
Ví dụ: Cảm nghĩ về đêm trung thu.
Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Vui buồn tuổi thơ.
2. Các bước làm văn biểu cảm.
- Cần xác định rõ đối tượng biểu cảm
và đinh hướng tình cảm cho bài làm mà
đề văn đã nêu ra.
- Các bước làm bài văn biểu cảm: Tìm
hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài; viết bài; sửa
chữa. Các bước phải nuôi dưỡng nguồn
cảm xúc mạnh mẽ và sâu sắc.
22
+ CH: Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm
ta phải làm gì?
+ CH: Khi lập ý cho một bài văn biểu

cảm ta thường sử dụng những cách lập ý
nào?
+ CH: Hãy lấy một ví dụ có sử dụng một
trong những cách lập ý thường gặp?

+ CH: Miêu tả, tự sự đóng vai trò gì trong
văn biểu cảm?
+ CH: Thế nào là văn biểu cảm về tác
phẩm văn học?
+ CH: Khi làm bài văn biểu cảm về tác
phẩm văn học phải qua các bước nào?
- Muốn tìm ý cho bài văn biếu cảm thì
phải hình dung cụ thể đối tượng biểu
cảm ( cảnh vật, sự việc) trong thời gian
và không gian, nói lên những cảm xúc,
ý nghĩ của mình qua các đối tượng đó.
Nghĩa là biểu cảm qua miêu tả và tự sự
cụ thể.
- Diễn đạt bằng lời văn hình tượng và
gợi cảm.
IV. Cách lập ý của bài văn biểu cảm.
- Văn biểu cảm có nhiều cách lập ý, ta
thường gặp một số cách lập ý sau:
+ Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về
hiện tại.
+ Liên hệ hiện tại với tương lai.
+ Quan sát, suy ngẫm.
+ Tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng.
V. Các yếu tố miêu tả và tự sự trong
văn biểu cảm.

- Đối tượng biểu cảm trong bài văn biểu
cảm là cảnh vật, con người, sự viêc.
Không có sự biểu cảm chung chung.
Cái gì, vật gì, việc gì làm ta xúc
động? Vì thế muốn bày tỏ tình cảm, bộc
lộ cảm xúc người viết phải thông qua
miêu tả và tự sự.
- Trong bài văn biểu cảm, tự sự và miêu
tả chỉ là phương tiện, là yếu tố để qua
đó, người viết gửi gắm cảm xúc và ý
nghĩ.
- Cảm xúc, ý nghĩ là chất trữ tình của
bài văn biểu cảm.
VI. Cách làm bài văn biểu cảm về tác
phẩm văn học.
1. Thế nào là văn biểu cảm về tác
phẩm văn học.
- Là văn phát biểu cảm nghĩ về tác
phẩm văn học. Qua bài văn, ta nói lên
những cảm xúc, ý nghĩ của mình về cái
hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học
cụ thể, đã làm cho ta xúc động.
2. Các bước làm bài văn biểu cảm về
tác phẩm văn học.
- Đọc kĩ bài văn, bài thơ để tìm chủ đề,
tư tưởng tình cảm, ngôn ngữ nghệ
23
+ CH: Bố cục của bài văn biểu cảm về
tác phẩm văn học có mấy phần?
+ CH: Phần mở bài cần nêu lên những

gì?
-> Mở bài hay nhất là đạt được hai yêu
cầu: Tính khái quát và tính định hướng.
+ CH: Phần thân bài cần nêu lên những
gì?
+ CH: Phần kết bài cần nêu lên những gì?
+ CH: Đề bài yêu cầu vấn đề gì?
+ CH: Phần mở bài cần nêu lên những
gì?
+ CH: Phần thân bài cần nêu những ý
chính nào?
+ CH: Phần kết bài cần phát biểu điều gì?
thuật gây cho mình nhiều ấn tượng.
- Đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, hình
ảnh, câu thơ, câu văn hay.
- Làm dàn bài, dựng đoạn.
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa.
3. Bố cục.
- Mở bài: Có thể giới thiệu một vài nét
về tác phẩm; nêu ấn tượng sâu sắc nhất,
khái quát nhất khi đọc, xem tác phẩm
ấy.
- Thân bài: Nêu lên những cảm nghĩ
riêng của mình về tác phẩm. Không lan
man mà nên xoáy sâu vào các trọng
tâm.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung, đánh
giá, liên hệ.
VII. Luyện tập .

1. Bài tập 1.
Cảm nghĩ về dòng sông quê em.
* Tìm hiểu đề:
- Dòng sông quê em với những đặc
điểm nổi bật, ấn tượng.
- Tình cảm về dòng sông quê hương.
* Dàn ý:
a. Mở bài:
- Yêu mến dòng sông quê em giàu đẹp.
- Giới thiệu dòng sông quê hương của
em với những đặc điểm như: Tên, vị trí,
đặc điểm chung…
b. Thân bài:
- Hình dáng của sông uốn lượn hiền
hòa, mềm mại-> như một dải lụa mềm
mại ôm ấp làng xóm, quê hương.
- Là dòng sông tuổi thơ tắm mát, là
dòng nước nuôi dưỡng những cánh
đồng xanh tươi.
- Sông là nơi mà tưổi thơ em đã gắn bó
với nhiều kỷ niệm nhất bên cạnh đó
dòng sông còn gắn liền với những chiến
công lịch sử oanh liệt của đất nước.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về dòng
sông.
24
+ CH: Phần đề bài đặt ra yêu cầu gì?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu điều
gì?
+ CH: Phần thân bài cần nêu lên những ý

chính nào?
+ CH: Phần kết bài cần khái quát những
vấn đề gì?
2. Bài tập 2.
Phát biểu cảm nghĩ của em về mái
trường thân yêu.
* Tìm hiểu đề:
- Mái trường thân yêu của em, những kí
niệm, kí ức buồn vui gắn bó em với
ngôi trường.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em về
ngôi trường.
* Dàn bài:
- Mở bài:
+ Giới thiệu về ngôi trường: đó là ngôi
trường em học cấp nào?
+ Giới thiệu những suy nghĩ, cảm xúc
của em về ngôi trường: yêu mến, trân
trọng, gắn bó coi như mái nhà thứ hai
- Thân bài:
+ Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc
của em về ngôi trường: Về ghế đá, lớp
học, hoa phượng, hoa bằng lăng ( em
đã có những kỉ niệm gì với chúng)
+ Những suy nghĩ, cảm xúc về thầy cô,
bạn bè, tình cảm thầy trò.
+ Kính yêu, ngưỡng mộ và biết ơn thầy
cô, ấn tượng về những bài giảng, về
giọng nói của thầy cô
+ Yêu mến, trân trọng bạn bè, những

người bạn vô tư, nghịch ngợm nhưng
rất đáng yêu.
+ Nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc nhất
của em với ngôi trường, qua đó thể hiện
sự gắn bó, tha thiết.
- Kết bài:
+ Khái quát những suy nghĩ, tình cảm
của em dành cho mái trường.
+ Suy nghĩ về trách nhiệm học tập, rèn
luyện để xứng đáng với mái trường thân
yêu.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa vào dàn ý phần luyện tập viết thành hai bài văn hoàn chỉnh.
25
Giảng: . .2011. Tiết: 19+20+21
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố một số nội dung về đề văn biểu cảm và cách lập ý, cách làm bài văn biểu
cảm.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm.
III. Tiến trình bài dạy.

1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ CH: Đề yêu cầu biểu cảm vấn đề nào?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu như thế
nào về loài cây em yêu?

+ CH: Phần thân bài em cần viết những
gì?
-> Ông bà em trồng kỉ niệm ngày em ra
đời; bố đi công tác mang cây về trồng
1. Đề 1.
Loài cây em yêu
* Tìm hiểu đề.
- Một loài cây ở làng quê Việt Nam
(các đặc điểm nổi bật)
- Tình cảm yêu mến dành cho loài cây
đó.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
+ Giới thiệu về loài cây em yêu.
+ Đó là cây gì?
+ Loài cây ấy được trồng ở đâu? Nhà
em có trồng loài cây ấy hay không?
b. Thân bài:
- Nếu gia đình em có trồng loài cây ấy,
nguồn gốc của cây từ đâu?
26
-> Các loài cây ăn quả thường xum xuê

tươi tốt, dưới tán cây thường là nơi vui
chơi lí tưởng của trẻ em; những loài hoa
thường mảnh mai, duyên dáng đáng
yêu
-> Chú ý sử dụng các biện pháp so sánh,
nhân hóa để biểu cảm gián tiếp.
-> Nêu ý nghĩa của loài hoa: hoa đào,
hoa mai báo hiệu mùa xuân về; hoa
hướng dương thể hiện sự kiên định, giàu
ý chí
-> Mỗi loài cây có giai đoạn phát triển
với những đặc điểm riêng. Chú ý khai
thác những đặc điểm riêng đó. Chẳng
hạn, với cây gạo là khi cây đâm chồi nảy
lộc, những chồi cây như hàng chục ngọn
nến lung linh; với cây bưởi là khi cây nở
hoa, hương hoa bưởi thơm ngan ngát
nồng nàn; với nhứng loài hoa là khi
những nụ hoa he hé gợi nhiều niềm mong
đợi hay khi hoa đã mãn khai rực rỡ.
-> Mỗi loài cây hiến ta yêu quý nhiều khi
không chỉ bởi vẻ đẹp của loài cây đó mà
còn bởi những kỉ niệm đã có giữa ta và
loài cây ấy. Nên kể kể về một vài kỉ niệm
như vậy để bài viết sâu sắc hơn. Chẳng
hạn, loài cây ấy gắn với kỉ niệm về một
người bạn thuở ấu thơ, hai người thường
chơi đùa dưới gốc cây; loài cây ấy gắn
với tình yêu thương của người thân: bà
thường lựa quả ngon nhất phần cháu, mẹ

thường nấu lá bưởi để gội đầu cho con
+ CH: Phần kết bài phải viết những gì?
-> Cây gạo, cây đa biểu tượng cho làng
quê thanh bình, yên ả của em, đó là niềm
tự hào chung của mỗi người dân trong
- Hình dáng của cây như thế nào? Em
thích dáng vẻ đó ra sao?
- Tình cảm, niềm thích thú say mê của
em đối với các đặc điểm của cây như lá,
hoa
+ Các loài cây như đa, bưởi, xoài tán
lá rộng như bầu trời tí hon, hoa quả tỏa
hương thơm dịu mát, quả lấp ló trong
vòm lá như chơi trốn tìm
+ Các loài hoa: Thân cây mảnh mai như
người thiếu nữ, hoa mang những ý
nghĩa tốt đẹp.
- Kể, tả một vài nét nổi bật trong quá
trình sinh trưởng của cây.

- Hồi tưởng lại một kỉ niệm sâu sắc của
bản thân đối với một loài cây và qua đó
bày tỏ cảm xúc.
c. Kết bài:
+ Nhắc đến ý nghĩa tốt đẹp của loài cây
trong đời sống của gia đình, quê hương,
và khẳng định lại tình cảm yêu quý của
em đối với loài cây đó.
27
làng và của em nữa.

-> Cây đào, cây mai là biểu tượng cho
mùa xuân, hạnh phúc, may mắn trong
tiềm thức của người dân miền Bắc ( miền
Nam), em càng yêu cây hơn khi nghĩ đến
niềm vui của người thân khi cầm trên tay
một cành hoa ấy.
- GV cho HS dựa vào phần dàn bài viết
thành bài văn hoàn chỉnh.
+ CH: Đề yêu cầu biểu cảm vấn đề nào?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu như thế
nào về mẹ?

+ CH: Phần thân bài em cần viết những
gì?
-> Thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần,
thương đôi tay mẹ xương xương rám
nắng ( kết hợp biểu cảm trực tiếp và biểu
cảm gián tiếp)
-> Yêu thương , khâm phục, biết ơn vì
mẹ đã hi sinh cho gia đình, xây dựng tổ
ấm vẹn toàn.
+ CH: Phần kết bài phải viết những gì?
- GV cho HS dựa vào phần dàn bài viết
thành bài văn hoàn chỉnh.
2. Đề 2.
Cảm nghĩ về mẹ
* Tìm hiểu đề.
- Một người thân của em.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em về
mẹ.

* Dàn bài.
a. Mở bài:
+ Vai trò của mẹ đối với mỗi người.
+ Giới thiệu về mẹ.
+ Khái quát những tình cảm mà em
dành cho mẹ: yêu quý, kính trọng,
ngưỡng mộ
b. Thân bài:
- Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất
về ngoại hình của mẹ.
- Biểu cảm về những tính cách của mẹ
(Nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối
với những đặc điểm tính cách của mẹ)
- Nhắc đến một vài kỉ niệm sâu sắc giữa
bản thân với mẹ, thể hiện cảm xúc, suy
nghĩ về kỉ niệm đó.( Kỉ niệm về một lần
mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở)
c. Kết bài:
Những cảm xúc về tình mẫu tử.
3. Đề 3.
Từ các văn bản Mẹ tôi, những câu hát
về tình cảm gia đình, bạn đến chơi nhà
(ngữ văn 7) hãy phát biểu những suy
nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc
28
+ CH: Đề yêu cầu biểu cảm vấn đề nào?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu như thế
nào về tình cảm gia đình, bạn bè?

+ CH: Phần thân bài em cần viết những

gì?
+ CH: Phần kết bài phải viết những gì?
được sống giữa tình yêu của mọi người.
* Tìm hiểu đề.
- Tình cảm giữa những người thân được
thể hiện trong các văn bản Mẹ tôi,
những câu hát về tình cảm gia đình,
bạn đến chơi nhà ( ngữ văn 7)
- Những suy nghĩ và tình cảm của em
về hạnh phúc được sống giữa tình yêu
thương của mọi người.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
+ Giới thiệu về đề tài của các văn bản
Mẹ tôi, những câu hát về tình cảm gia
đình, bạn đến chơi nhà ( ngữ văn 7) về
tình cảm gia đình, bạn bè cảm động sâu
sắc.
- Những suy nghĩ và tình cảm của em
về hạnh phúc được sống giữa tình yêu
thương của mọi người: Niềm hạnh phúc
thiêng liêng, cần biết trân trọng.
b. Thân bài:
- Tình cảm giữa những người thân được
thể hiện như thế nào qua các văn bản
Mẹ tôi, những câu hát về tình cảm gia
đình, bạn đến chơi nhà?
+ Tình cảm gia đình tha thiết.
+ Tình bạn bè chân thành, cảm động
- Những suy nghĩ và tình cảm của em

về hạnh phúc được sống giữa tình yêu
thương của mọi người.
+ Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nhất
đối với em thể hiện tình cảm thiết tha,
cảm động giữa những người thân. Đó là
niềm hạnh phúc rất sâu sắc không thể
phai mờ.
+ Tình yêu của mọi người những tình
cảm cần được nâng niu, giữ gìn
+ Niềm hạnh phúc được sống giữa tình
yêu của mọi người sẽ trở thành động
lực giúp mỗi con người bước qua khó
khăn, gian khổ để vươn lên phía trước
- Kết bài:
- Bài học của em về việc phải biết yêu
thương, trân trọng những người thân
của mình.
29
- GV cho HS dựa vào phần dàn bài viết
thành bài văn hoàn chỉnh.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm có những đặc điểm gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa vào dàn ý phần luyện tập viết đề 1, 3 thành hai bài văn hoàn chỉnh.
Giảng: . .2011. Tiết: 22+23+24
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BIỂU CẢM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố một số nội dung về đề văn biểu cảm và cách lập ý, cách làm bài văn biểu
cảm.

2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm.
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
+ CH: Đề bài yêu cầu những vấn đề gì?
+ CH: Phần mở bài phải khái quát những
gì?
1. Đề 1.
Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, cảnh
khuya, rằm tháng riêng ( ngữ văn 7)
hãy phát biểu những suy nghĩ và tình
cảm của em về niềm vui sống giữa
thiên nhiên.
* Tìm hiểu đề.
- Thiên nhiên trong các bài thơ Bài ca
Côn Sơn, cảnh khuya, rằm tháng riêng.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em về
niềm vui sống giữa thiên nhiên.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu đề tài chung của các bài thơ
Bài ca Côn Sơn, cảnh khuya, rằm tháng

riêng gợi ca và bày tỏ niềm vui, sự
thích thú đối với thiên nhiên tươi đẹp.
- Khái quát những suy nghĩ, tình cảm
30
+ CH: Thiên nhiên được thể hiện như thế
nào trong những bài thơ?
+ CH: Em có suy nghĩ , tình cảm như thế
nào về thiên nhiên?
-> Khi buồn lo, căng thẳng ta muốn có
thiên nhiên để bầu bạn thư giãn ( đi dạo,
chăm cây, câu cá ); khi vui vẻ, hạnh
phúc ta cũng muốn có thiên nhiên để sẻ
chia ( đi tham quan, dã ngoại )
-> Một bầu trời đầy sao lung linh lưu giữ
những lời thầm thì ước nguyện, một đêm
trăng trung thu tươi sáng gắn với kỉ niệm
tuổi thơ, dòng sông quê hương mát lành
gắn với những người bạn tinh nghịch
+ CH: Phần kết bài cần liên hệ những vấn
đề nào?
+ CH: Đề bài yêu cầu những gì?
+ CH: Phần mở bài phải khái quát những
của em về niềm vui sống giữa thiên
nhiên: thiên nhiên mang đến cho con
người những lợi ích và niềm vui lành
mạnh.
b. Thân bài:
- Thiên nhiên được trong những bài thơ.
+ Phong phú, sinh động, tươi đẹp: Rừng
thông “ trong rừng thông mọc như

nêm”, tiếng suối “ suối rì rầm như
tiếng đàn cầm”, sông trăng “ sông xuân
nước lẫn màu trời thêm xuân”.
+ Thiên nhiên là người bạn chia sẻ
nhưỡng buồn vui với con người: Sẻ
chia thú ở ẩn, nhàn cư của Nguyễn Trãi,
thể hiện niềm lạc quan tin tưởng vào
cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Những suy nghĩ, tình cảm của em về
niềm vui sống giữa thiên nhiên.
+ Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành giúp
cho thể chất lành mạnh, cái nôi nuôi
dưỡng con người.
+ Thiên nhiên là người bạn tâm tình, sẻ
chia những vui buồn giúp tâm hồn
khoáng đạt.
+ Muôn đời nay con người luôn yêu
mến và khao khát sống hòa mình với
thiên nhiên.
- Nhắc lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của
em đối với thiên nhiên, thể hiện cảm
xúc, suy nghĩ về kỉ niệm đó.
c. Kết bài:
- Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân
đối với việc gìn giữ và bảo vệ thiên
nhiên.
2. Đề 2.
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ
“Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
* Tìm hiểu đề.

- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh
khuya.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
31
gì?
+ CH: Em hiểu câu thơ đầu tiên như thế
nào?
+ CH: Cái hay cái đẹp ở câu thơ thứ hai
là gì?
+ CH: Câu thơ thứ ba nói lên điều gì?
+ CH: Điệp ngữ được sử dụng ở câu thơ
thứ tư có tác dụng gì?
+ CH: Phần kết bài phải khái quát những
gì?
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Trích dẫn bài thơ.
b. Thân bài:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
- Tiếng suối đêm êm đềm, trong vắt
được Bác ví như “tiếng hát xa” văng
vẳng trong không gian tĩnh lặng của núi
rừng Việt Bắc tạo cho người đọc một
cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.
- Bác dùng cái động của tiếng suối để tả
cái tĩnh đẹp đẽ của thiên nhiên. Tiếng
suối trong thơ của Bác là tiếng hát êm
ái ngọt ngào của con người, làm cho
cảnh khuya chiến khu trở nên ấm áp

hơn, mang hơi thở của cuộc sống hơn.
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
- Âm điệu, màu sắc sáng tối, tầng tầng,
lớp lớp tạo nên một bức tranh thiên
nhiên lung linh, huyền ảo tuyệt đẹp.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
- Tiếng suối, ánh trăng, cổ thụ, hoa rừng
và bóng người đã tạo nên một bức tranh
hoàn chỉnh về vẻ đẹp của chiến khu
Việt Bắc, một vẻ đẹp mang hơi ấm và
sức sống của quân dân kháng chiến.
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Hai tiếng chưa ngủ được điệp lại hai
lần làm cho âm điệu vần thơ nhịp
nhàng, triền miên như dòng suối chảy
của cảm xúc, của tâm tình.
- Bài thơ đã thể hiện được tình yêu
thiên nhiên tha thiết, phong thái lạc
quan, yêu đời của Bác,và cao hơn hết là
tình yêu đất nước vô cùng sâu sắc của
người.
c. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ chung, sự cảm phục.
- Liên hệ bản thân.
3. Đề 3.
Phát biểu cảm nghĩ về bài bánh trôi
nước của Hồ xuân Hương
* Tìm hiểu đề.
- Phát biểu cảm nghĩ bài bánh trôi
nước.

32

×