Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Xây dựng phương án chữa cháy cho công ty may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.28 KB, 60 trang )


Trang 1
LỜI NÓI ĐẦU

Nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
với đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 mà Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra, trong Đó nêu rõ:"Phát triển nhanh
một số ngành kinh tế có khả năng cạnh tranh như chế biến hải sản, nông sản,
thuỷ
sản, may mặc, dày da, điện tử, cơ khí, hàng tiêu dùng "
Theo định hướng đó, ngành may mặc nước ta hiện nay đang giữ một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đã và đang là một trong những ngành
mũi nhọn của nền kinh tế công nghiệp Việt Nam. Sản phẩm ngành may, không chỉ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì
vậy mà ngành may là một trong những ngành luôn đứng
đầu về xuất khẩu với số
lượng lớn thu về phần ngoại lệ đáng kể cho đất nước và giải quyết được hàng trăm
nghìn công ăn việc làm cho người lao động.
Công ty may cổ phần Minh Tuấn - TT-Huế là một trong các Công ty đó. Với
chức năng chuyên sản xuất ra các hàng quần áo may sẵn với nhiều chủng loại khác
nhau như áo sơ mi, áo khoác, quần Và luôn thay đổi kiểu d
áng, mẫu mã, chất
liệu để phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Nguyên liệu chủ yếu trong dây chuyền công nghệ sản xuất là bông, vải sợi,
đều là các chất dễ cháy. Chất cháy được phân bố khắp trên bề mặt diện tích sản
xuất, thậm chí cả trên thiết bị máy móc công nghệ. Trong khi đó, nguồn nhiệt gây
cháy được hình thành ở nhiều dạng khác nhau: có thể được hình thành do sơ xuất
hay do vi phạm an toàn phòng cháy chữa ch
áy, trong quá trình vận hành các thiết
bị máy móc gây ra chập điện, ma sát giữa các bộ phận kim loại, sử dụng ngọn lửa
trần, không chấp hành tốt nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy.


Do vậy khả năng cháy rất dễ xảy ra, nếu không cứu chữa kịp thời, đám cháy
sẽ dễ dàng lan rộng và phát triển với quy mô diện tích lớn, gây thiệt hại nặng nề về
tài sản, hàng hoá và tính mạng con người. Điển
hình là các vụ cháy ở nhà máy dệt
may Thành Công (TPHCM), nhà máy sợi vải Vinh Không chỉ gây thiệt hại về
tài sản mà còn tạo ra sự ngừng trệ kéo dài đã làm một số lượng lớn công nhân
không có công ăn việc làm, đời sống gia đình trở nên khó khăn.

Trang 2
Chính những đặc điểm của quá trình hoạt động và sản xuất như vậy nên việc
đảm bảo an toàn cho các hạng mục sản xuất của các công trình là không thể thiếu
được, trong đó công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy giữ một vai trò
quan trọng để bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân. An toàn tính mạng cho mọi
người, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Để làm tốt công tác này, thực hiện đúng phươn
g châm: “Tích cực phòng
ngừa không để nạn cháy xảy ra, sẵn sàng chữa cháy kịp thời và hiệu quả” đòi hỏi
phải có các biện pháp, phương pháp chủ động đối phó với nạn cháy có thể xảy ra
trong Công ty. Với mục đích đó, đồ án này sẽ xây dựng phương án chữa cháy cho
công ty may Minh Tuấn trong đó chú trọng đối với một số hạng mục công trình
nguy hiểm nhất và có khả năng cháy lớn.
Nội du
ng đồ án: Ngoài lời mở đầu, kết luận, gồm 3 chương sau:
Chương I: Một số đặc điểm có liên quan đến kỹ chiến thuật chữa cháy Công
ty may cổ phần Minh Tuấn.
Chương II: Xây dựng phương án và tính toán lực lượng phương tiện cần
thiết để chữa cháy.
Chương III: Công tác tổ chức chữa cháy các tình huống giả định cho Công
ty may cổ phần Minh Tuấn.


CHƯƠNG I
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHIẾN
THUẬT CHỮA CHÁY CÔNG TY

1.1. Đặc điểm về kết cấu và vị trí của công trình
1.1.1. Đặc điểm về địa lý:
Công ty may cổ phần Minh Tuấn nằm trong khu công nghiệp Bình Hàn -
Thành phố TT-Huế. Với tổng diện tích là 15.000m2.
+ Phía Nam giáp: Khu dân cư.
+ Phía Đông giáp: Công ty Quế Hương.
+ Phía Tây giáp: Công ty TNHH Khánh Hội.
+ Phía Bắc giáp: Quốc lộ 1A (Huế - Đà Nẵng).

Trang 3
Công ty nằm trên trục đường quốc lộ 1A hướng đi Huế - Đà Nẵng. Xung
quanh tập trung nhiều cơ sở có tầm quan trọng về chính trị - kinh tế - văn hoá. Như
phía Đông là Công ty Quế Hương, phía Tây giáp Công ty TNHH Khánh Hội. Mặt
khác đây là khu công nghiệp, nhiều Công ty vẫn được phát triển và quy hoạch mở
rộng về phía Nam.
Trong một vị trí khá quan trọng như vậy, nếu xảy ra cháy nổ, sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọn
g không những về tài sản, tính mạng của con người mà nó còn
ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội.

1.1.2. Đặc điểm kiến trúc về xây dựng
Công ty may cổ phần Minh Tuấn do hội kiến trúc sư Hà Nội thiết kế và thi
công với các hạng mục chính: Nhà xưởng, nhà kho, nhà hành chính, nhà ga xe đạp,
xe máy, trạm bơm, khu vệ sinh

- Các công trình của công ty được xây dựng theo kiểu mái tôn khung thép.
Xung quanh được xây tường bao bằng gạc
h dày 220mm. Mái tôn được đỡ bằng
các thanh sắt chịu lực bắt với nhau bằng ốc vít.
- Sàn được đổ bằng bê tông.
- Tường bao che xung quanh được xây bằng gạch cao 1,2m, bên trên tường
gạch là các tấm nhựa và các ô kính lấy ánh sáng. Tường có tổng độ cao là 5,2m.
Khu vực sản xuất được xây dựng thành 3 dãy A1, A2, A3 khoảng cách giữa
các dãy là 9 m. Bao gồm các hạng mục chính sau:
+ Kho nguyên liệu có 2 cửa mỗi cửa có diện tích (4 x 3) m2
+ Kho phụ liệu có 2 cửa mỗi cửa c
ó diện tích (4 x 3) m2
+ Phân xưởng cắt may có 2 cửa mỗi cửa có diện tích (4 x 3) m2
+ Phân xưởng may có 2 cửa mỗi cửa: Trong đó các cửa có diện tích
(4x3)m2
+ Phân xưởng kiểm tra đóng gói và phân xưởng là, mỗi phân xưởng gồm 2
cửa, mỗi cửa đều có diện tích là (4 x 3)m
2
.
Ngoài ra Công ty còn các công trình khác: như nhà hành chính được xây
dựng là nhà khung chịu lực và kết cấu 2 tầng. Đây là nơi làm việc của Ban giám
đốc, các phòng ban, nơi hội họp, giới thiệu sản phẩm, giao dịch với khách hàng.

Trang 4
Công trình có chiều cao mỗi tầng 5,8m, tường 220mm, mái bê tông dày 12mm. Và
nhiều công trình phụ trợ khác.
Nhìn chung các công trình được bố trí thuận tiện cho quá trình hoạt động sản
xuất của Công ty. Đảm bảo các yêu cầu về quy định PCCC.

1.1.3. Đặc điểm hệ thống điện và hệ thống thông tin liên lạc

a. Hệ thống điện
Nguồn điện của Công ty sử dụng là nguồn điện quốc g
ia, lấy từ trạm biến áp
của khu công nghiệp và được dẫn tới trạm biến áp của Công ty có công suất là
320kVA.
Hệ thống điện trong công ty luôn được sử dụng với công suất tối đa, do vậy
để đảm bảo an toàn trong quả trình sử dụng Công ty có lắp đặt các attomat tại các
kho và phân xưởng. Phụ trách điện trong nhà máy là một tổ gồm 3 người trong đó
anh Nguyễn Văn Trung làm đội trưởng.
b.
Hệ thống thông tin liên lạc
Nhà máy có tổng số 15 máy điện thoại cố định bố trí tại các phòng quản lý
và kỹ thuật, các phân xưởng. Các máy điện thoại này luôn đảm bảo thông tin liên
lạc giữa các khâu hoạt động sản xuất trong nhà máy và liên lạc với các cơ quan:
Phòng cháy chữa cháy, công an, y tế, sở điện lực, cấp nước
Hệ thống loa phát thanh: có 6 loa đặt ở đầu và cuối của 3 dãy của khu sản
xuất để t
hông báo giờ làm việc đồng thời để thông báo, báo động khi có sự cố xảy
ra.
Nhà máy thành lập tổ thông tin gồm 5 người ngoài công việc hành chính
hàng ngày còn phụ trách mảng thông tin của nhà máy, do anh Trần Mạnh Thắng
làm tổ trưởng.

1.1.4. Đặc điểm về giao thông nguồn nước:
a. Đặc điểm về giao thông
* Trong cơ sở
Xung quanh khu sản xuất là đường bê tông rộng 6m khoảng cách giữa các
dãy nhà sản xuất là 9m, xe vào xuất n
hập hàng hoá dễ dàng và đảm bảo cho xe
chữa cháy hoạt động tốt khi có sự cố xảy ra.


Trang 5

* Ngoài cơ sở
Từ đơn vị phòng cháy chữa cháy đến Công ty may Minh Tuấn là 9km. Mặt
đường rộng đảm bảo cho xe chữa cháy chạy tốt.
b. Đặc điểm nguồn nước
* Nguồn nước trong cơ sở
Nguồn nước trong cơ sở sử dụng được lấy từ hệ thống cấp nước của thành
phố TT-Huế. Trong đó, có 2 bể nước ngầm. Một bể 300
m3 dùng để phục vụ cho
hoạt động chữa cháy, nằm ở phía bắc Công ty, xe chữa cháy có thể trực tiếp hút
nước được, bể thứ hai 100m3 nằm ở góc Tây Nam của nhà máy, tại đây đặt 2 máy
bơm công xuất 20kw, bể này dùng cho sinh hoạt và hệ thống chữa cháy vách tường
của nhà máy.

* Nguồn nước ngoài cơ sở:
Xung quanh nhà máy không có ao hồ tự nhiên nào. Cách Công ty 11,5km
dọc theo quốc lộ 1A về phía Tây có một hồ nước thường
xuyên có nước, hồ cách
mặt đường 3m. Xe chữa cháy có thể trực tiếp hút nước thuận lợi. Ngoài ra các cơ
sở xung quan khu công nghiệp đều có bể nước ngầm dự trữ.

1.2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ trong quá trình hoạt động sản xuất
của Công ty may cổ phần Minh Tuấn

1.2.1. Quy trình công nghệ dây chuyền sản xuất và các đặc điểm nguy
hiểm cháy nổ trong nhà máy

Trong Công ty thời gian làm việc của c

án bộ, công nhân viên như sau: Sáng
từ 7giờ đến 1 1 giờ 30 phút; chiều từ 1 giờ 30 đến 5 giờ.
Quy trình hoạt động chung của nhà máy được diễn ra như sau:





Trang 6






Tại Công ty, khu vực sản xuất được phân làm 3 dãy: A1, A2, A3. Trong đó
A1 gồm các kho nguyên liệu, kho phụ liệu và phân xưởng cắt. A2: Là Phân xưởng
cắt. A3: là phân xưởng là, phân xưởng kiểm tra đóng gói và kho thành phẩm.
Vải được nhập thành từng kiện qua đường bộ và đưa vào kho nguyên liệu
chính ở nhà A1, sau đó được chuyển sang bộ phận cắt trong phân xưởng cắt, tiếp
đó sẽ được chuyển sang phân xưởng may tại nhà A2, rồi chuyển sang phân xưởng

là, kiểm tra đóng gói sản phẩm và cuối cùng các sản phẩm được nhập vào kho
thành phẩm tại nhà A3.
Nhìn chung, chất cháy được xuất hiện trong tất cả các công đoạn của dây
chuyền công nghệ. Mặt khác tại các gian sản xuất các thiết bị được lắp cố định trên
sàn, vì vậy nếu xảy ra cháy sẽ gây thiệt hại rất lớn, đồng thời sẽ gây thiệt hại rất
lớn cho lực lượng
chữa cháy.
Ngoài ra, để đánh giá đúng hơn tình hình cháy nổ của công ty cần phải tìm

hiểu đặc điểm cụ thể tại một số khâu của dây chuyền công nghệ sản xuất, để từ đó
có thể đề ra được các biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa một cách
có hiệu quả những nguy hiểm do cháy gây ra, cụ thể như sau:

a. Kho nguyên liệu phụ liệu
- K
ho nguyên liệu có diện tích là 720m
2
; kho phụ liệu có diện tích là
480m
2
.Tại đây vải và các phụ liệu được đóng gói nguyên từ lúc nhập xếp thành
chồng trong kho. Vải xếp thành từng lô. Giữa các lô có lối đi rộng 1,2m. Mỗi loại
có kích cỡ (2 x 2 x 5)m. Các lô vải được xếp theo các màu, chất liệu riêng. Khi
xuất nhập chủ yếu dùng xe đẩy tay.
Chất cháy chủ yếu ở đây là vải, bông. Khi xảy ra cháy việc di chuyển vải sẽ
rất khó khăn vì các lô vải đều có kích thước và số lượng
rất lớn.


Trang 7
b. Phân xưởng cắt
Được nằm cùng dãy với kho nguyên liệu và phụ liệu, có diện tích 720m
2
.
Trong phân xưởng có 9 bàn cắt được xếp thành 3 dãy, giữa các dãy có một lối đi
rộng 2,5m. Khoảng cách giữa 2 bàn sát nhau trong cùng một dãy là 2m. Các bàn
trong phân xưởng cắt được làm bằng gỗ chân gắn cố định vào nền nhà. Vì vậy khi
xảy ra sự cố không thể xê dịch hoặc dịch chuyển được. Có khoảng 80 công nhân
thường xuyên làm việc trong phân xưởng này.


c. Phân xưởng may
Là phân xưởng có tiện tích lớn nhất trong của với diện tích là 1920m
2
, với
hơn 200 máy may công nghiệp được chia thành 3 khu vực mỗi khu vực là 4m,
khoảng cách giữa 2 dãy gần nhau trong một khu vực là 2 m.
Các máy may đều chạy bằng điện, được gắn cố định xuống nền nhà, ở mỗi
máy may đều có một mô tơ điện. Vì vậy rất dễ xảy ra cháy nếu không chấp hành
đúng quy định vận hành thiết bị điện.
Trong phân xưởng may, chất cháy được phân bổ đều t
rên bề mặt diện tích
sản xuất, ngoài vải và quần áo ra còn có các bụi vải sợi sinh ra trong quá trình sản
xuất. Chính vì vậy mà khi xảy ra cháy đám cháy sẽ phát triển rất nhanh, việc triển
khai lực lượng phương tiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn do máy móc cản trở lối đi,
khói khí độc lạo ra lớn.

d. Phân xưởng là hoàn thiện
Phân xưởng có diện tích 720m
2
có hai cửa mở ra ngoài. Nằm cùng dãy với
phân xưởng kiểm tra đóng gói và kho thành phẩm. Các bàn là trong phân xưởng
hiện đại có hệ thống tự ngắt khi không sử dụng. Có khoảng 80 công nhân làm việc
thường xuyên trong phân xưởng này. Chất cháy là quần áo may sẵn.

e. Phân xưởng kiểm tra đóng gói và kho thành phẩm
Đây là khâu cuối của chu trình sản xuất của nhà máy. Phân xưởng kiểm tra
đóng gói có diện tích là 480m
2
, kho thành phẩm có diện tích 2. Tại đây, các sản

phẩm được kiểm tra để loại các sản phẩm chưa đạt yêu cầu rồi đóng thành các
thùng xếp vào khu theo các dãy, các lô của từng loại sản phẩm. Giữa các dãy, các

Trang 8
lô có lối đi rộng 1,2m. Các lô có kích thước giống kho nguyên liệu. Do hàng hoá
được nhập theo hàng ngày, xuất hiện theo đợt do vậy lượng chất cháy luôn tồn tại
với khối lượng lớn, lượng người cũng rất đông, vì vậy khi xảy ra cháy việc cứu
chữa sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

1.2.2. Các yếu tố cơ bản hình thành sự cháy trong công ty

a. Chất cháy
Chất cháy chủ yếu trong Công ty là nguyên liệu, sản p
hẩm là chất dễ cháy:
vải, sợi, bông, ngon, thùng cáctông, nhựa, gỗ Với tải trọng trung bình là 30 -
50kg/m
2
. Được tập trung chủ yếu ở trong nhà kho và xưởng sản xuất. Sau đây là
một số đặc tính quan trọng của chúng.

* Bông, vải, sợi, và các sản phẩm từ bông, vải, sợi:
Như chúng ta đã biết, vải được dệt từ sợi, sợi được kéo từ bông. Sợi bông có
đường kính tới 0,025mm. Theo chiều dài ở bên trong sợi bông có rãnh nhỏ được
hình thành sau khi nhựa xenlulô đã khô đi. Thành phần hoá học của bông khô bao
gồm:
+ X
enlulô : 94,5%
+ Prôtít : 1 ,2%
+ Chất sáp : 0,6%
+ Chất khoáng : 1 ,14%

+ Các chất khác : 2,56%
Khi nung nóng đến nhiệt độ 100
0
C bông, vải, sợi bị than hoá và bị phân huỷ
nhiệt độ tạo ra các khí độc hại như CO, CO
2
và các hiđrô cacbon khác. Nhiệt độ
bốc cháy của chúng là 210
0
C. Nhiệt độ tự bốc cháy là
Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg bông, vải sợi sẽ toả ra nhiệt lượng là 4200 Kcal
và kèm theo một lượng khói khí độc rất lớn, trong đó có CO
2
là 0,83m
3
, N
2

3,12m
2
và hơi nước là 0,69m
3
. Đối với vải, sợi tổng hợp trong sản phẩm cháy
ngoài các khí trên, chúng còn kèm theo nhiều khí độc hại khác như CO, HCl,
axêtôn với số lượng cũng không nhỏ.

Trang 9
Bông, vải, sợi có một tính chất hết sức nguy hiểm đó là cháy âm ỉ, nhiệt độ
cháy âm ỉ là 250
0

C, do đó việc phát hiện ra cháy là hết sức khó khăn, mặt khác do
chúng được xếp thành từng lô với kích thước lớn nên thời gian cháy âm ỉ sẽ kéo
dài dẫn tới việc dập tắt đám cháy cũng gặp rất nhiều bất lợi. Nhiệt độ cháy thành
ngọn lửa của chúng là: 650 – 1000
0
C.
Với những tính chất đó, khi bông, vải, sợi bị cháy ở trong đám cháy sẽ tạo ra
một khối lượng lớn khói khí độc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ con
người, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ chữa cháy và gây cản trở
cho công tác cứu nạn, chữa cháy. Nếu mật độ khói đạt tới 15g/m
3
thì tầm nhìn của
mắt người bị rút ngắn xuống còn dưới 3 m. Chính vì vậy nếu không có các biện
pháp thoát khói kịp thời thì sẽ gây khó khăn cho công tác trinh sát đám cháy, ảnh
hưởng đến công tác thoát nạn, cứu người bị nạn và ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác chiến đấu dập tắt đám cháy. Đặc biệt khi cháy bông, vải, sợi nhân tạo và điều
kiện trao đổi khí bị hạn chế. Từ đó ảnh hưởng
đến sự gia tăng nhiệt độ của đám
cháy.
Trong các gian bị cháy, sự trao đổi khí, toả nhiệt diễn ra trên các hướng khác
nhau, đặc biệt là các hướng cửa mở. Qua khảo sát thực tế cho thấy rằng: Vận tốc di
chuyển của khí đối lưu là 30 - 40m/ pa; chỉ sau 1 ,5 – 2 phút kể từ khi phát sinh
cháy, ngọn lửa đã bốc cao đến 1,5m, nhiệt độ trong vùng cháy là 60 – 70
0
C, giá trị
này là giá trị nhiệt độ tới hạn đối với khả năng chịu đựng của con người khi họ còn
đang bị kẹt trong vùng cháy.
Một tính chất, nguy hiểm là bông, vải sợi có vận tốc cháy khá cao. Khả năng
này phụ thuộc chủ yếu vào độ ẩm, tính chất và trạng thái tập trung của bông, vải.
Vận tốc cháy trung bình theo khối lượng là 0,84kg/m

3
phút, vận tốc cháy theo bề
mặt là 0,48m/phút. Vì vậy ngọn lửa nhanh chóng lan truyền theo lượng chất cháy
phân bố trên bề mặt diện tích sản xuất. Nếu không kịp thời được ngăn chặn, đám
cháy sẽ lan truyền từ gian này lới gian khác kề cận. Do vậy mà công tác chữa cháy
ban đầu hết sức quan trọng, góp phần không nhỏ cho công tác dập tắt đám cháy
nhanh và đạt hiệu quả cao.
Đặc biệt, nguy hiểm hơn cả là quá trình hình thành bụi của
bông, vải, sợi
trong quá trình hoạt động của máy móc tác động vào sợi, vải. Bởi vì, ở đây tập
trung một lượng lớn bông tơi, sợi và trong đó có cả xơ bông, bụi bông bị phân tán,

Trang 10
lắng động khắp nơi. Có hai dạng bụi là bụi lơ lửng và bụi lắng đọng. Bụi rất dễ bắt
cháy, tốc độ bắt cháy có thể đạt tới 0,32m/s. Giới hạn nổ dưới của bụi bông là
252g/m
3
. Nhưng thực tế, do hệ thống thông gió hút bụi được trang bị hoàn hảo nên
nồng độ bụi trong không khí khó đạt đến trị số đó, ngay cả trong đường ống thông
gió, nồng độ bụi cũng chỉ đạt khoảng 60 - 80mg/m
3
. Tuy vậy, không phải ở tất cả
các nhà máy đều trang bị các thiết bị hoàn hảo mà ở chúng vẫn tồn tại nhiều khiếm
khuyết. Do vậy, vẫn còn một lượng bụi khá lớn tồn đọng trên bề mặt máy móc
thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho đám cháy lan nhanh với vận tốc gấp nhiều lần
so với bông, vải, sợi bình thường.

* Nhựa tổng
hợp và các sản phẩm từ pôlyme:
Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa và pôlyme tập trung ở trong Công ty như:

bàn ghế, quạt, đường ống kỹ thuật và các loại bao bì nylon. Nhựa tổng hợp được
tạo ra từ pôlime bằng cách hoặc trùng hợp. Khi bị tác động của nhiệt độ, do các
mạch hyđrôcacbon của pôlyme liên kết với nhau rất yếu, nên chúng dễ dàng bị
phân huỷ nhiệt độ để tạo r
a nhiều sản phẩm độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con
người.
Khi bị nhiệt tác động, nhựa tổng hợp bị nóng chảy và có tính động ở dạng
lỏng. Khi bốc cháy lớp chất lỏng thường có bề dày khoảng( 1 -2) . 10
-3
m. Trong
quá trình cháy lớp cháy lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau tuỳ thuộc
vào các loại chất cháy khác nhau. Do nhựa tổng hợp có tính chảy dẻo, nên tạo khả
năng cháy lan và cháy lớn của đám cháy. Mặt khác, trong nhựa tổng hợp còn có
nhiều các dẫn xuất của hyđrôcác bon, nên khi cháy sẽ tạo ra nhiều khói khí độc
như: CO, Cl, HCl, anđêhit, axêton
Khả năng cháy lan của nhựa còn phụ thuộc vào các chất độn trong thành
phần của n
hựa, trong thành phần nhựa nếu gồm chất độn dễ cháy thì sẽ làm tăng
khả năng cháy của nhựa. Do sản phẩm cháy của nhựa độc hại nên sẽ gây khó khăn
rất nhiều cho công tác tổ chức dập tắt đám cháy.
Dưới đây là bảng tính chất lý học và chỉ số nguy hiểm cháy của một số nhựa
tổng hợp.
Gỗ trong Công ty được tập chung chủ yếu ở nhà
hành chính, dưới dạng như:
tủ, bàn ghế, giá đựng tài liệu, hồ sơ. . .

Trang 11
Thành phần chủ yếu của gỗ là các mạch xenlulô chứa nhiều lỗ xếp, phần thể
tích của lỗ xếp chiếm từ 56 - 72% thể tích của gỗ. Ngoài ra còn có các thành phần
khác như NaCl, KCl Trong xenlulô cacbon chiếm 49%, Hiđrô chiếm 6%, oxy

chiếm 44% và Nito chiếm 1 %.
Khi bị nung nóng đến nhiệt độ 383
0
K, gỗ bắt đầu thoát hơi nước ra ngoài và
bắt đầu bị phân huỷ. Từ nhiệt độ 33 – 403
0
K thì quá trình phân hoá diễn ra chậm
tạo ra các hơi và chất khí, quá trình này cũng toả ra một lượng nhiệt nhất định. Khi
nhiệt độ lên tới 427
0
K, gỗ bị phân huỷ nhiệt mạnh và có thể cháy thành ngọn lửa,
thành phần phân huỷ của gỗ thành phần bao gồm: CO (8,6%), H
2
(2,99%), CH
4

(33,9%) còn là là CO
2
.Nhiệt độ bức xạ của ngọn lửa sẽ nung nóng bề mặt gỗ tới
563 - 573K. Ở nhiệt độ này hiệu suất phân huỷ gỗ do nhiệt đạt tới giá trị tối đa và
ngọn lửa có chiều cao lớn nhất.
Tốc độ cháy của gỗ tuỳ thuộc vào chiều dày của gỗ độ ẩm và điều kiện môi
trường, tuy nhiên trung bình vận tốc cháy theo chiều sâu của gỗ l
à: 0,2 - 0,5
cm/phút, tốc độ cháy lan theo bề mặt của gỗ là: 0,5 – 0,55cm/phút.
Sản phẩm cháy của gỗ thường là CO, CO
2
ngoài ra còn có khoảng 10-20%
khối lượng còn lại là than gỗ, vì vậy quá trình cháy gỗ còn hình thành giai đoạn
cháy âm ỉ sau khi hết giai đoạn cháy thành ngọn lửa. Vì thế, sẽ gây khó khăn cho

công tác cứu chữa và dập tắt đám cháy, nếu dập tắt không triệt để sẽ dẫn tới hiện
tượng bốc cháy lại .

* Các sản phẩm tử giấy:
Đây là loại vật liệu rất dễ cháy. Chúng tồn tại ở
trong Công ty dưới dạng các
thùng cáttông, một số được tập trung dưới dạng giấy tờ, văn bản, hồ sơ Về cơ
bản giấy có tính chất nguy hiểm như gỗ, do chúng được sản xuất từ xenlulo qua
nhiều công đoạn chế biến của quá trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên nó vẫn còn
có một số tính chất khác như sau:
Nhiệt độ tự bốc cháy của giấy là 1840
0
C, Vận tốc cháy khối lượng là
27,8kg/m2. phút, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4m/phút. Khi cháy 1 kg giấy có thể tạo
ra 0,833 m3 CO
2
, 0,73 m3 SO
2
, 0,69 m3 H
2
O và 3,12 m3 N
2
, Nhiệt lượng cháy
thấp của giấy là 13048kj/kg. Khả năng bốc cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian
và nguồn nhiệt tác động: Qua thực tế cho thấy với nhiệt lượng 53400W/m
2
giấy sẽ

Trang 12
tự bốc cháy sau 7 giây. Có thể thấy rằng nguồn nhiệt tác động càng lớn thì giấy

càng cháy nhanh và ngược lại.
Giấy cháy có một tính chất rất nguy hiểm là các sản phẩm tro của chúng
không có tính bám dính, dưới quá trình đối lưu không khí chúng dễ dàng bị cuốn đi
mang theo nguồn nhiệt dẫn tới cháy lan sang khu vực cháy. Đây cũng là một trong
các nguyên nhân gây ra các đám cháy nhảy cóc.
Ngoài ra, đối với một số loại giấy do các yêu cầu sử dụng của
nó, mà người
ta dùng nhiều các loại hợp chất hoá học khác nhau trong quá trình sản xuất. Do đó
khi cháy nó sẽ tạo ra nhiều sản phẩm rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
và tính mạng con người, làm tăng thêm sự nguy hiểm đối với người tham gia vào
quá trình cứu chữa ban hành bị nạn cũng như chiến đấu dập tắt đám cháy.

b. Nguồn nhiệt
Trước hết ta
cần hiểu: Nguồn nhiệt là những vật mang nhiệt tạo ra giá trị
năng lượng và nhiệt độ cần thiết cho sự cháy. Nguồn nhiệt thường xuất hiện dưới
các dạng sau: Nhiệt năng, hoá năng, cơ năng, điện năng và quang năng. Chúng có
thể gây cháy trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi chất cháy tiếp xúc với nguồn nhiệt, chất
cháy sẽ được nung tới nhiệt độ bắt
cháy và gây ra đám cháy.
Trong công ty may, nguồn nhiệt chủ yếu gây cháy là do các thiết bị điện tiêu
thụ không đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất gây ra quá tải, chập mạch
Ngoài ra, nguồn nhiệt còn phát sinh do sự bất cẩn, thiếu ý thức của một số cán bộ,
công nhân viên không chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn phòng cháy chữa
cháy.
Sau đây là một số nguyên nhân phát sinh ra nguồn nhiệt.
* Nguyên nhân do hiện tượng ngắn mạch:
Ngắn mạch là hiện tượn
g các pha chập nhau hoặc là hiện tượng các pha chập
nhau và chạm đất. Nói cách khác là hiện tượng mạch điện bị nối tắt qua một tổng

trở nhỏ có thể coi như bằng không.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngắn mạch là do lớp cách điện của các phần
dẫn điện bị phá huỷ do hậu quả của việc kéo căng quá mức, uốn cong quá mức ở
các chỗ nối của
chúng với động cơ hay thiết bị điều khiển hay dưới tác động cơ
học, nhiệt độ, độ ẩm trong một thời gian dài hoặc do nhiều dạng thiết bị điện

Trang 13
không phải loại chống bụi, chống ẩm, bụi công nghiệp (đặc biệt là bụi dẫn điện),
các hoá chất sẽ lọt vào trong vỏ của chúng, bám trên bề mặt vật liệu và phần cách
điện. Nhưng phần phát nóng của thiết bị điện khi ngừng hoạt động sẽ bị làm lạnh
cho nên chúng thường lắng đọng nước. Những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến hỏng
và làm ẩm mạc
h, phóng điện ngắn mạch trong các cuộn dây cách điện bị hỏng và
các phần dẫn điện khác.
Khi xảy ra ngắn mạch, điện trở chung của mạch điện giảm xuống dần làm
cho cường độ dòng điện trong mạch tăng lên. Nhiệt độ của dây dẫn, thiết bị điện
tăng cao do tác dụng nhiệt của dòng điện theo định
luật Jun - Len xo
Khi mạch điện hạ thế điện áp 380/220V xảy ra ngắn mạch, cường độ dòng
điện có thể đạt từ 25 đến 50 KA. Trên thanh dẫn của tủ phân phối chính điện lực
của nhà máy có thể đạt được từ 10 - 20 KA, trên thanh dẫn của tủ điện lực thứ cấp
có thể đạt được từ 3,5 đến 10 KA, trên các cực động cơ điện nhỏ có
thể đạt tới 2
KA.
Ngắn mạch thường kèm theo cung lửa điện, làm nóng cháy dây dẫn. Trong
vùng ngắn mạch do mật độ dòng điện rất lớn tới 10A/cm
2
nên xảy ra hiện tượng nổ
điện của điểm nối kim loại hoá lỏng giã hai dây chạm nhau. Do nổ điện tạo ra khối

lượng hạt kim loại có kích thước từ 50 đến 250µm. Các giọt kim loại mang năng
lượng nhiệt đủ lớn bắn ra môi trường khi gặp vật liệu cháy sẽ gây cháy. Đặc biệt là
trong công ly gồm rất nhiều chất cháy dễ cháy như: bông, vải, sợi Nên sự cháy
càn
g xảy ra nhanh.

* Nguyên nhân do hiện tượng quá tải:
Quá tải là trạng thái sự cố; khi đó trong dây dẫn của mạng điện, máy móc và
thiết bị xuất hiện dòng điện lớn hơn dòng điện cho phép lâu dài theo tiêu chuẩn.
Nguyên nhân xuất hiện quá tải có thể khi thiết kế tính toán không đúng, nếu
tiết kiệm dây dẫn chọn nhỏ hơn quy định, khi dòng mạch điện của thiết bị tiêu thụ
điện sẽ
gây quá tải. Hoặc quá tải có thể xuất hiện do mắc thêm các thiết bị tiêu thụ
điện, các thiết bị này không được tính toán trên các dây dẫn của mạng khi thiết kế.
Khi quá tải, dòng điện trong các dây dẫn của mạng điện, máy móc, thiết bị điện
của nhà máy toả nhiệt và nhiệt này phân tán vào môi trường xung quanh. Khi đó
dây dẫn có thể đốt nóng tới nhiệt độ nguy hiểm. Đối với c
ác dây dẫn tải điện bằng

Trang 14
đồng, nhôm,thép, nhiệt độ tối đa cho phép không quá 70
0
C. Vì tăng nhiệt độ, quá
trình ôxy hoá cũng tăng và trên dây dẫn (đặc biệt ở chỗ tiếp xúc của mối nối) lớp
ôxit tạo thành và có điện trở lớn, điện trở tiếp xúc tăng, lượng nhiệt toả ra ở đây
cũng tăng theo. Tăng nhiệt độ dẫn đến tăng sự ôxy hoá ở mối nối và có thể gây ra
sự phá huỷ toàn bộ tiếp xúc của d
ây dẫn. Chất cách điện của dây dẫn bị nóng quá
mức quy định sẽ rất nguy hiểm đặc biệt là chất cách điện bằng vật liệu cháy, khi bị
đốt nóng quá mức chất cách điện chóng bị lão hoá.


* Nguyên nhân do điện trở tiếp xúc quá lớn:
Điện trở tiếp xúc quá lớn là hiện tượng điện trở sinh ra ở những nơi tiếp xúc
không tốt, khi có dòng điện c
hạy qua, những nơi đó sẽ nóng lên cục bộ làm hỏng
lớp vỏ cách điện và bị cháy. Điện trở tiếp xúc thường xảy ra những chỗ nối, chỗ rẽ
mạch và lỗ nhỏ của dây dẫn, trong các tiếp xúc của máy móc và thiết bị điện.
Nguyên nhân có thể do ở những chỗ nối tiếp xúc không bị ôxy hoá điện trở
chuyển tiếp xuất hiện trước t
iên là do sự co thắt mạch của đường dây điện khi dòng
điện từ một tiếp xúc này sang tiếp xúc khác qua các điện tích tiếp xúc thực tế của
chúng. Mật độ dùng điện ở những chỗ đó có thể đạt tới 107A/cm2.

* Nguồn nhiệt do ma sát:
Nhà máy may Minh Tuấn là cơ sở may công nghiệp, các thiết bị trong dây
chuyền công nghệ sản xuất đều được sử dụng
và hoạt động bằng mô tơ điện và các
máy móc tự động khác. Vì vậy nếu không thường xuyên được bôi trơn và vệ sinh
công nghiệp sẽ gây ma sát ở các ổ trục và làm phát sinh tia lửa điện. Đặc biệt ở
những nơi có nhiều bụi lắng đọng như phân xưởng cắt, sẽ gây ra cháy.

* Nguồn nhiệt có thể do sơ xuất khi hàn điện:
Trong quá trình hoạt động của nhà máy, do yêu cầu lắp đặt,
cải tạo sửa chữa
các cấu kiện xây dựng bằng vật liệu kim loại, phải sử dụng đến máy hàn điện. Khi
đó tia lửa hồ quang và các kim loại nóng chảy bắn ra mang nhiệt độ cao có thể đạt
tới 6000
0
C. Với nguồn nhiệt này khi gặp bông, vải sợi có nhiệt độ bắt cháy nhỏ thì
sẽ dễ dàng bắt cháy và gây ra cháy.



Trang 15
* Nguồn nhiệt sinh ra do không chấp hành nội quy an toàn phòng cháy chữa
cháy:
Trong nhà máy gồm rất nhiều công nhân viên, trong dây chuyền công nghệ
sản xuất bao gồm rất nhiều công đoạn, chất cháy tồn tại rất nhiều trên bề mặt sản
xuất, do vậy các quy định an toàn phòng cháy chữa cháy phải được chấp hành thật
nghiêm chỉnh. Tuy nhiên trong quá trình làm việc có thể do sơ suất của mình mà
một số công nhân viên vô tình mang nguồn nhiệt gây ra cháy như: Sử dụng
điện,
bật lửa, hút thuốc

* Nguồn nhiệt có thể phát sinh do hiện tượng sét đánh:
Với đặc điểm kiến trúc xây dựng bằng vật liệu bằng kim loại như vậy (mái
che, khung), nếu thiết bị chống sét không đảm bảo sẽ rất dễ bị sét đánh xuống và
gây cháy.


c. Chấi ôxy hoá:
Trong công ty không có các hoá chất, cho nên chất ôxy hoá chủ yếu là ôxy
trong không khí. Có thể nói đối với tất cả cá
c trường hợp cháy trong công ty, chất
ôxy hoá là ôxy.

1.2.3. Đặc điểm và sự nguy hiểm khi xảy ra cháy:

a. Đặc điểm cháy
Như đã trình bày ở phần trên, trong Công ty may cổ phần Minh Tuấn luôn
tồn tại một lượng rất lớn chất cháy, đây đều là chất dễ bắt cháy, vận tốc cháy lại

lớn. Khi cháy tạo ra rất nhiều khí độc và nhiều sản phẩm độc hại kh
ác ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đồng thời gây cản trở khó khăn cho công
tác cứu nạn, triển khai đội hình chiến đấu dập tắt đám cháy. Mặt khác khi xảy ra
cháy, nhiệt độ của đám cháy sẽ tăng rất nhanh, nhiệt độ này sẽ tác động đến các
cấu kiện xây dựng của công trình, làm chúng bị biến dạng và gây sụp đổ, tạo điều
kiện c
ho sự đối lưu không khí diễn ra thuận lợi, đám cháy được duy trì và càng
phát triển mạnh hơn.

Trang 16
Một đặc điểm nữa là tại các phân xưởng; may, cắt ngoài lượng chất cháy lớn
còn có máy móc đều được gắn cố định xuống sàn nhà, sẽ gây ảnh hưởng, cản trở
rất lớn đến việc triển khai lực lượng chữa cháy việc cứu người bị nạn cũng như
trinh sát đám cháy.
Có thể thấy rằng, khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ diễn biến rất phức tạp,
đòi
hỏi cần phải nắm chắc địa hình, đặc điểm, tính chất của chất cháy, như vậy mới có
thể có những biện pháp, phương pháp cứu chữa có hiệu quả cao nhất.

b. Sự nguy hiểm khi cháy xảy ra:
Công trình được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu không cháy và khó cháy.
Tuy nhiên bên trong lại chứa đựng một lượng rất lớn các chất dễ cháy. Có thể thấy
rằng:
Ngoài sự nguy hiểm do cháy mang lại là thiêu cháy toàn bộ tài sản của con
người, tính mạng của con người một cách trực tiếp,thì sản phẩm cháy của nó còn
gián tiếp gây nên những hậu quả đau lòng. Thực nghiệm đã chứng minh trong đám
cháy nếu hàm lượng oxy trong không khí giảm xuống thấp hơn 16% là đã ảnh
hưởng đến tính mạng của con người. Nếu giảm xuống 10% con người sẽ bị ngất.
Khi giảm xuống

thấp đến 6% con người sẽ bị co giật và chết sau vài phút.
Một yếu tố nguy hiểm của đám cháy là sự tác động nhiệt của đám cháy. Ở
hầu hết các đám cháy khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến thì nhiệt độ đám
cháy bức xạ ra phòng đã vượt qua rất nhiều so với giới hạn nhiệt độ nguy hiểm của
con người.
Đa số trong các vụ cháy, tỷ lệ tử von
g rất cao. Nếu bỏng ở độ II với tỷ lệ trên
30% diện tích bề mặt da, thì tỷ lệ tử vong là rất lớn, nhiều trường hợp sống được
nhưng lại để lại những di chứng vô cùng nặng nề. Không chỉ vậy, dưới tác dụng
của nhiệt độ, làm cho chất cháy bị nhiệt phân tạo ra hỗn hợp khí, làm cho chất cháy
nhanh chóng đạt tới giá trị bốc c
háy.
Từ kết quả thực nghiệm ta có bảng thể hiện sự phân huỷ của các chất cháy.
Đây là một công ty lớn, nên lượng người tập trung rất đông. Do đó, nếu xảy
ra cháy trong công ty sẽ vô cùng nguy hiểm, không chỉ là tính mạng con người mà
sẽ còn trực tiếp, gián tiếp gây ra thiệt hại về tài sản mà không thể lường trước
được. Do trong quy trình sản xuất, chất cháy luôn tồn tại và phân bố đều trên bề

Trang 17
mặt của sản xuất nên khi cháy ra ngọn lửa sẽ lan rất nhanh, việc khống chế sẽ gặp
rất nhiều khó khăn.
Một tính chất hết sức nguy hiểm khi cháy công ty may là khói. Khói được
tạo ra từ bông, vải, sợi, giấy và các chất khác, ngoài tạo ra các sản phẩm thông
thường là CO
2
thì nó còn tạo ra nhiều sản phẩm khác rất nguy hiểm cho con người
đặc biệt là khi cháy các loại vải tổng hợp hoá học, đặc biệt nguy hiểm nếu quá
trình cháy xảy ra không hoàn toàn.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu phòng cháy chữa cháy (Liên bang Nga)
chất độc tạo thành khì cháy 1 kg chất cháy các loại vải như sau:

Qua bảng 1.4 ta có thể thấy trong hàm lượng mà khói toả ra có rất nhiều khí
độc, và sự nguy hiểm của nó thể hiện như sau:
- Thứ nhất: Khói sẽ làm giảm tầm n
hìn của con người, làm cho họ mất
phương hướng, việc thoát nạn sẽ rất khó khăn.
- Thứ hai: Trong khói có chứa rất nhiều xon khí những xon khí này sẽ hấp
thụ nhiệt và làm cho khói có nhiệt độ cao gián tiếp là chất truyền nhiệt độ.
- Thứ ba: Trong khói có rất nhiều sản phẩm độc hại trực tiếp gây nguy hiểm
cho con người.
Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu khói chứa
0,05% khí cacbonxit
(CO) có thể gây ra nguy hiểm cho sự sống con người, nếu nồng độ CO đạt tới 7,5 -
11,5mg/l thì sau 2 - 6 phút có thể chết ngay hoặc chết rất nhanh. Trong thực tế các
đám cháy, đặc biệt là các đám cháy bông, vải, sợi nồng độ CO cao hơn giới hạn
nguy hiểm rất nhiều lần.
Ngoài ra, giới hạn nồng độ nguy hiểm của một số sản phẩm độc hại khác
nhau như sau: o xít Nitơ (NO) là 0,25%; Khí NO
2
với nồng độ 0,12g/l thì kích
thích mạnh với cơ thể, nồng độ 1,22 - 0,3g/l cơ thể sẽ bị nhiễm độc trong một thời
gian rất ngắn, khi nồng độ đạt tới 0,45 - 0,5 g/l thì sẽ bị chết trong khoảng thời gian
rất ngắn.
HCN 0,02%; H
2
S (hydrôsunphua) 0,05%. Cả hai khí này đều ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khoẻ co người. Nồng độ H
2
S trong không khí từ 0,5 - 0,7%
sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người; từ 0,6 - 0,84% sẽ làm cho con
người chết hoặc khó sống sau khoảng từ 30 - 60 giây.


Trang 18
Còn đối với CO
2
, là chất khí chiếm tỷ lệ cao nhất trong khói của đám cháy,
nó có tính chất gây ngạt đối với con người, nồng độ 2% sẽ làm cho tần số thở của
người tăng lên 1,1 lần; nồng độ 8 - 10% sẽ gây chết người sau vài phút.
Ngoài ra, dưới tác dụng của nhiệt độ, các cấu kiện xây dựng, dưới một thời
gian nhất định sẽ bị biến dạng và dẫn tới sụp đổ.
Qua phân tích ở tr
ên ta có thể thấy được sự nguy hiểm khi có cháy xảy ra,
cháy ảnh hưởng rất lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt tinh thần của con
người. Trong mỗi đám cháy đều để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, tài sản của
xã hội và đặc biệt là tính mạng của con người. Chính vì vậy mà cần phải có những
biện pháp, phương pháp ngăn chặn đến mức thấp n
hất các vụ cháy và thiệt hại do
chúng gây ra.

1.2.4. Quá trình phát triển của đám cháy trong nhà máy
Như chúng ta đã biết, do đặc điểm cháy của bông, vải, sợi, ban đầu, đám
cháy sẽ cháy âm ỉ ở một phần diện tích rất nhỏ của đám cháy. Sau khi tích tụ đủ
nhiệt sẽ bùng phát thành ngọn lửa và đám cháy phát triển mạnh với vận tốc cháy
lan lớn. Trong Công ty may cổ phần Minh Tuấn, các phân xưởng và nhà kho đều
k
hông kín do vậy mà khi cháy sự đối lưu không khí sẽ làm cho đám cháy phát triển
ngày càng mạnh và dữ dội hơn. Khi đó các thông số của đám cháy ngày càng tăng
lên, các thông số này sẽ tác động trực tiếp vào đám cháy và càng thúc đẩy quá trình
nhiệt phân diễn ra mạnh và nhanh chóng hơn. Lúc này cùng với sự tăng nhanh của
các thông số đám cháy là cường độ toả ra của các khí và sản phẩm nhiệt phân
mạnh hơn. Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản x

uất của nhà máy mà chất
cháy luôn phân bố đều trên bề mặt chất cháy. Nhiệt độ bức xạ của ngọn lửa sẽ làm
cho chất cháy bị nung nóng đến nhiệt độ hoặc cao hơn nhiệt độ bắt cháy của
chúng.
Đối với chất cháy trong công ty chủ yếu là bông, vải, sợi thì quá trình nhiệt
phân xảy ra rất nhanh khi đám cháy bùng phát thành ngọn lửa. Đặc biệt, đối với
vải, sợi ở dạng
rời thì cháy đã qua giai đoạn cháy âm ỉ và đã phát triển thành ngọn
lửa, thì các thông số: Diện tích đám cháy, cường độ trao đổi khí, vận tốc cháy hoàn
toàn, vận tốc cháy lan, cường độ bức xạ cũng diễn ra với cường độ lớn hơn rất
nhiều. Nhiệt độ trong phòng lúc này có thể đạt tới 250 – 300
0
C, giá trị nhiệt độ này

Trang 19
sẽ tác động mạnh đến các cấu kiện xây dựng, các cấu kiện bắt đầu có các dấu hiệu
mất khả năng chịu lực. Đối với các cửa nếu có kính sẽ sớm bị rạn nứt và vỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho không khí tràn vào vùng cháy.
Khi đám cháy tác động mạnh hơn, hầu hết các cửa kính của khu sản xuất bị
phá vỡ. Không khí ngoài môi trường mang theo ôxi tràn vào vùng cháy làm cho
các giá trị của đá
m cháy nhanh chóng đạt tới giá trị tối đa. Lúc này, các cấu kiện
xây dựng do sự tác dụng của nhiệt độ cao đã mất đi khả năng chịu lực và bị biến
dạng dẫn tới sụp đổ, do vậy mà công tác cứu chữa sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.
Đối với các phân xưởng cắt, phân xưởng may chất cháy được trải đều trên
một diện
tích rộng, trong đó còn một lượng lớn máy móc, như phân xưởng cắt,
máy móc lại được bắt chặt xuống nền nhà do vậy mà khi cháy, ngoài tạo điều kiện
cho đám cháy phát triển nhanh ra còn gây rất nhiều khó khăn cho công tác cứu
chữa dập tắt đám cháy, thiệt hại lớn về tài sản.

Chính vì vậy, nhưng nguy hiểm này mà cần phải đề ra những biện pháp,
phương pháp đề phòng phù hợp và hiệu quả để ngăn c
hặn được hiểm hoạ do cháy
gây ra.

1.3. Lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ của Công ty may cổ phần
Minh Tuấn
1.3.1. Lực lượng tại chỗ của cơ sở
Công ty may cổ phần Minh Tuấn thành lập một đội chữa cháy cơ sở gồm 40
người do anh Hoàng Mạnh Dũng làm đội trưởng, đội đã qua lớp huấn luyện nghiệp
vụ phòng cháy chữa
cháy và được PC23 công an Thành Phố TT-Huế cấp giấy
chứng nhận. Số thành viên của đội chữa cháy thường xuyên có mặt trong giờ hành
chính là 30 người, ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ luôn có 6 người trong tổ
bảo vệ.
Các thành viên của đội chữa cháy cơ sở đều đã được phân công nhiệm vụ cụ
thể của mình, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở mọi người trong
công ty thực hiện nghiêm túc nội quy an toàn phòng cháy chữa
cháy và nhanh
chóng thực hiện nhiệm vụ của mình khi có cháy xảy ra.

Trang 20
Các thành viên trong đội chữa cháy đều được huấn luyện và sử dụng thành
thạo các trang thiết bị chữa cháy tại chỗ cơ sở như: bình bột, bình CO
2
, hệ thống
chữa cháy vách tường.

1.3.2. Trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác phòng cháy chữa cháy và hiệu

quả của công tác chữa cháy ban đầu, nên từ khi thành lập cho đến nay, ban lãnh
đạo của công ty rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị và phương tiện chữa
cháy ban đầu cho công ty mình nhằm xử lý để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất kh
i
xảy ra cháy. Chính vì vậy, mà từ khi thành lập cho đến nay chưa có một vụ cháy
đáng tiếc nào xảy ra. Cụ thể các phương tiện chữa cháy ban đầu được trang bị như
sau:

CHƯƠNG II
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ TÍNH TOÁN LỰC LƯỢNG
CẦN THIẾT ĐỂ CHỮA CHÁY

2.1. Đánh giá khả năng cháy và phát triển của cháy ở các hạng mục có
nhiều nguy hiểm cháy nổ trong công ty

2.1.1 - Kho nguyên liệu
Kho nguyên liệu được bố trí ở
dãy nhà A1 được bố trí ở đầu dãy thẳng cổng
đi vào. Kho có diện tích 720m2, nguyên liệu chủ yếu vải được vận chuyển từ nhà
máy dệt đến, ngoài ra còn có bông và các nguyên liệu giả da khác
Trong kho nguyên liệu có khối lượng vải rất lớn. Vải được cuộn thành từng
cuộn bám dính lừ 1 - 4 m và dài từ 1,5 - 2m xếp thành từng đống. Tải trọng trong
kho đạt từ 800 - 1000 kg/m2. Mặt khác một số cuộn vải cắt chưa hết đư
ợc nhập trở
lại kho khi hết ca nên làm cho tải trọng chất cháy tăng lên. Vì vậy mà trong quá
trình hoạt động chỉ cần một sơ xuất nhỏ không tuân thủ nghiêm chỉnh nội quy an
toàn phòng cháy chữa cháy là có thể gây ra cháy bất kỳ lúc nào.
Khi xảy ra cháy, do ở đây chất cháy tập trung với số lượng lớn nhất nên đám
cháy nhanh chóng phát triển lớn, vận tốc cháy lan nhanh. Đồng thời sinh ra một


Trang 21
lượng lớn các chất khói khí độc: CO, CO
2
gây cản trở cho công tác cứu chữa
người, cứu tài sản và khả năng chữa cháy.
Mặt khác, do kho được xây dựng hầu như kín, do vậy sẽ làm tăng nhiệt độ
trong phòng. Quá trình nhiệt phân chất cháy mạnh hơn. Đặc biệt khi cửa kính bị
phá huỷ, quá trình trao đổi khí diễn ra mạnh hơn làm cho đám cháy phát triển càng
mạnh và càng phức tạp, thiệt hại về tài sản trước mắt là không thể lường trước
được.

2.1.2. Phân xưởng may
Đây là nơi có diện tích lớn nhất trong công ty với diện tích là 1920m
2
, với
hơn 200 máy may công nghiệp, được chia ra làm 3 khu vực mỗi khu vực có 4 dãy
bàn may, khoảng cách giữa hai dãy liền nhau là 2m. Đây là nơi tập trung đông
công nhân nhất, trung bình có khoảng 300 công nhân làm việc 2 ca sáng và chiều
(8 tiếng). Chất cháy là vải được tập trung rất nhiều phân bố đều khắp trên bề mặt
diện tích sản xuất của phân xưởng. Là công ty may công nghiệp, nên các máy may
ở đây đều được sử dụng năng lượng điện và mỗi m
áy may hoạt động nhờ một mô
tơ điện ở phía dưới, vì vậy lượng điện tiêu thụ rất lớn, với đặc điểm như vậy, cháy
rất dễ xảy ra do sự cố mạng điện, ngoài ra chỉ cần một chút lơ là của công nhân để
vải quấn vào mô tơ sẽ gây ra sự cố điện và gây cháy. Trong khi đó chất cháy lại
được phân bố đều tr
ên bề mặt sản xuất sẽ tạo điều kiện cho đám cháy phát triển rất
nhanh, vận tốc lan truyền rất nhanh, nếu không kịp thời khống chế thì sẽ có nguy
cơ cháy lan sang các khu vực khác. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao của đám cháy,
cấu kiện xây dựng nhanh chóng bị sụp đổ, máy móc sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.

Do đây là nơi tập trung đông người nhất của nhà máy, mặt k
hác lại là nơi tập
trung nhiều máy móc, trở thành chướng ngại vật cho quá trình thoát nạn và gây
khó khăn cho công tác triển khai đội hình chiến đấu dập tắt đám cháy. Mặt khác
việc thoát khói không kịp thời sẽ gây khó khăn hạn chế tầm nhìn cho lực lượng
chữa cháy làm giảm khả năng chiến đấu. Từ những khó khăn này, sẽ gây thiệt hại
vô cùng lớn về người và tài sản khi có cháy xảy ra, nó có thể t
hiêu trụi hoàn toàn
phân xưởng sản xuất và không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ cháy lan sang
khu vực khác và hậu quả sẽ không lường trước được

2.1 3-Phòng giao dịch với khách hàng

Trang 22
Đây là phòng có diện tích lớn nhất của nhà hành chính với diện tích mặt
bằng 63m2. Trong phòng được bố trí nhiều bàn tiếp khách. Ngoài ra còn một
khoảng để trưng bày sản phẩm của công ty với diện tích 30m2, giấy tờ tài liệu cũng
rất nhiều.
Chất cháy chủ yếu là vải, quần áo, và giấy. Đây đều là các chất dễ cháy và
cháy với vận tốc rất lớn, chỉ cần một sơ xuất nhỏ của
nhân viên trong quá trình làm
việc là gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Phòng giao dịch với khách hàng được nằm ở tầng 1 cạnh cầu thang, do đó
khi xảy ra cháy, khói khí độc sẽ bao trùm cản trở việc thoát nạn từ tầng 2 xuống.
Theo một số tài liệu thống kê thì chỉ sau 3 phút, vận tốc lan truyền của giấy
đạt 10m/phút. Nhiệt độ của đám cháy qua 3 đến 5 phút đã đạt 847
0
C. Với nhiệt
lượng cháy thấp của giấy là: Q = 13408kJ/kg thì nhiệt bức xạ của đám cháy sẽ tạo
điều kiện để quá trình nhiệt phân xảy ra nhanh hơn và tác động mạnh đến cấu kiện

xây dựng.
Nhà hành chính là đầu não chỉ đạo hoạt động của công ty, do vậy mà khi xảy
ra cháy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, ngoài ra nó còn thiêu
huỷ nhiều tài liệu quan trọng sẽ ảnh hưởng
gián tiếp nặng nề đến quá trình kinh
doanh của công ty.
Với sự nguy hiểm như vậy, việc thực hiện tết công ty phòng cháy chữa cháy
là điều hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giảm được những đe doạ do cháy gây ra.

2.2- Giả định tình huống cháy và tính toán lực lượng, phươngtiện, các
thông số của đám cháy cho mỗi tình huống đó:

Công ty may Minh Tuấn với đặc điểm sản xuất của m
ình, với một lượng
chất cháy lớn là bông, vải, sợi. Đều là các chất dễ cháy và khi cháy sẽ phát triển rất
nhanh và lớn. Trong đề tài này sẽ nghiên cứu phương án chữa cháy cho tình huống
cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống đặc trưng khác.

2.2.1. Tình huống cháy lớn phức tạp nhất ở phân xưởng may
Cháy xảy ra tại phân xưởng may vào hồi 12 giờ 30 phút. Nguyên nhân do sự
cố về điện.


Trang 23
2.2.2.1. Đánh giá nguyên nhân cháy
Công ty may Minh Tuấn là một Công ly may công nghiệp, xây dựng một
lượng lớn máy móc chạy bằng điện. Ngoài ra Công ty còn sử dụng các thiết bị tiêu
thụ điện khác như: Điều hoà, quạt, bóng điện với một công suất tiêu thụ điện lớn
như vậy, chỉ cần một sơ xuất nhỏ là dẫn đến cháy nổ.
Phân xưởng may là phân xưởng có diện tích lớn nhất với một lượng

lớn máy
may công nghiệp, số lượng công nhân rất đông. Chất cháy được phân bố đều trên
bề mặt diện tích phân xưởng. Cho nên khi xảy ra cháy, đám cháy sẽ phát triển rất
nhanh và khó cho công tác cứu chữa. Vào thời điểm đó, một bóng điện do lâu ngày
không được kiểm tra đã bị nổ, dây tóc của bóng điện đang bị nung nóng đỏ rơi vào
đống vải trên nền nhà. Dây tóc bóng đèn mang nhiệt độ rất lớn,
khi tiếp xúc với vải
có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn nên nhanh chóng bùng phát thành ngọn lửa. Đây là
thời gian nghỉ trưa nên trong phân xưởng không có ai, các cửa đều được đóng kín,
chính vì vậy mà tạo điều kiện cho đám cháy phát triển ngày càng lớn.

2.2.2.2. Đánh giá tình huống cháy
Khi thấy khói lớn thoát ra từ nhà sản xuất bảo vệ đã báo động toàn bộ Công
ty, nhanh chóng cắt điện và gọi điện t
hoại cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa
cháy biết.
Lực lượng chữa cháy của cơ sở nhanh chóng dùng phương tiện chữa cháy
ban đầu được trang bị, phá cửa vào để ngăn chặn và khống chế đám cháy, nhưng
do đám cháy được phát hiện muộn, đám cháy đã phát triển lớn, lực lượng cơ sở
không có đủ khả năng để khống chế đám cháy. Ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo
c
ông nhân viên sơ tán chất cháy ra khỏi phân xưởng, ngăn chặn đám cháy phát
triển. Nhưng do khói và khí độc thoát ra từ đám cháy rất lớn bao trùm một vùng
không gian rộng lớn, nên việc di chuyển chất cháy rất khó khăn.
Mặt khác việc phá cửa đã tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí diễn ra
mạnh hơn, các thông số của đám cháy dần đạt tới giá trị tối đa, nhiệt độ bức xạ của
đám
cháy đã làm vỡ hết cửa kính xung quanh vùng cháy. Đám cháy càng ngày
càng phát triển lớn, một số máy may đã bị thiêu trụi hoàn toàn. Vì vậy cần phải
nhanh chóng triển khai đội hình dập tắt đám cháy.


Trang 24
Trong tình huống này, lực lượng chữa cháy cơ sở cần phải phối hợp với lực
lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy để tổ chức tìm giải pháp thoátkhói và tìm
hướng triển khai lực lượng tốt nhất.

2.2.2.3. Xác đinh thông số liên quan đến sự phát triển và dập tắt đám cháy
đối với tình huống cháy phức tạp nhất

a. Thời gian cháy tự do
Thời gian cháy tự do ký hiệu là T
td
được xác định theo công thức:
T
td
= T
bc
+ T
cb
+ T
td
+ T
tk
, Phút (2.1 )
Trong đó:
T
bc
: Thời gian từ khi đám cháy xuất hiện cho đến khi nhận được tin báo cháy ở
đơn vị chữa cháy, phút.
Do thời gian vào giờ nghỉ trưa nên đám cháy được phát hiện rất muộn

cho nên thời gian báo cháy là: T
bc
= 15 phút.
T
cb
: Thời gian chuẩn bị để xuất quân ra khỏi doanh trại, phút T
cb
= 1 phút
T
td
=
x
v
S
(2.2)
S: Quãng đường ( S = 9 km)
v
x
: vận tốc trung bình của xe chữa cháy (v
x
= 30 km/h )
=> T
td
=
3
0
9
. 60 = 18 phút
T
tk

: Thời gian triển khi lực lượng phương tiện chữa cháy (phút)
T
tk
= 2 phút
Vậy thời gian cháy tự do là:
T
td
= 18 + 18 + 1 + 2 = 36 phút

b. Diện tích đám cháy
Trong thời gian 36 phút đám cháy lan truyền được một khoảng cách sau:
Do T
td
> 10 phút, nên khoảng cách đám cháy lan truyền được xác định theo công
thức:

Trang 25
R
lt
= 0,5 . V
lt
. T
l
+ V
lt
(T
td
- 10) (2.3)
V
lt

: tốc độ lan truyền của bông, vải, sợi: V
lt
= 0,4 m/phút
=> R
lt
= 0,5 . 0,4. 10 + 0,4. (36 - 10) = 12,4 (m)
Vậy trong thời gian 36 phút đám cháy lan truyền được 12,4(m). Do đám
cháy phát sinh từ đầu phân xưởng nên diện tích đám cháy là hình chữ nhật, được
xác định như sau:
F
đc
: a.b (m2) (2.4)
Trong đó:
a: là chiều rộng đám cháy, a = 12,4 m
b: là chiều dài đám cháy, b = 24 m
Vậy diện tích đám cháy là:
F
đc
= 24.12,4 = 297,6 (m2)
Do vị trí đám cháy và diện tích đám cháy lớn nên ta chữa cháy theo mặt lửa.
Diện tích chữa cháy là:
F
cc
= 297,6 - (12,4 - 5). 24 = 120 (m2)










Hình 2.1: Biểu diễn hình dạng đám cháy ở phân xưởng may

c. Xác đinh khối lượng sản phẩm cháy
Chất cháy chủ yếu ở xưởng sản xuất là vải, ngoài ra còn một lượng ứng nhỏ
không đáng kể các chất cháy khác, do vậy ta chỉ tính khối lượng sản phẩm cháy là
vải sợi.
Đám cháy phát triển trên một bề mặt diện tích lớn, do đó ta có thể xác định
khối lượng
của vải tương đối bị cháy như sau:

×