Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

báo cáo về tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc và nam bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.85 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
  
Bài Tiểu Luận
Chuyên đề:
TIỂU VÙNG DU LỊCH MIỀN NÚI
TÂY BẮC VÀ NAM BẮC BỘ
GVHD : Huỳnh Văn Thanh
Thực hiện: Nhóm 6_DH08DL
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thị Dung
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Minh Tuấn
Nguyễn Thị Cà Búp
Lê Thị Thanh Hồng
Trương Lê Bích Nhi
Phan Thị Diễm Thùy
Nguyễn Thị Mỹ Thạnh
Tháng 5/2010
2
MỤC LỤC
3
I. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc
1. Khái quát về tiểu vùng
Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với trung tâm là Lào Cai.
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn cao đến 1500 m, dài tới 180 km, rộng 30
km, với một số đỉnh núi cao trên 3000 m. Có hai con sông lớn là sông Đà và sông
Thao. Thượng nguồn của sông Mã cũng ở trên vùng đất Tây Bắc. Tiểu vùng này có
các cao nguyên là Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản và các bồn địa Tây Bắc Điện Biên,


Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, rét lạnh vào các tháng mùa đông và mát mẻ vào các
tháng mùa hè. Hệ sinh vật rất phong phú và đa dạng trong đó có nhiều loài quý hiếm
được liệt kê vào sách đỏ của Việt Nam và Thế giới.
Tiểu vùng miền núi Tây Bắc có 2 tỉnh giáp Trung Quốc là Lào Cai, Lai Châu và
4 tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình giáp với Lào. Đây là tiểu vùng có nguy cơ động
đất cao nhất ở nước ta.
Hình 1: Các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch miền núi tây bắc
4
1.1. Vĩnh Phúc
Diện tích: 1.373,2 km²
Dân số: 1.180,4 nghin người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Vĩnh Yên.
Các huyện, thị:
- Thị xã: Phúc Yên.
- Huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh, Tam
Đảo.
Dân tộc: Việt (Kinh), Sán Dìu, Sán Chay, Tày
Hình 2: Bản đồ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về
phía bắc, tiếp giáp các tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên về phía bắc; phía đông và
đông nam giáp Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía nam và tây nam giáp Hà Tây.
Địa hình của tỉnh chủ yếu là trung du và đồng bằng, đồi núi thấp. Nhiệt độ trung bình
năm khoảng 23,4ºC. Vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm
khoảng 21ºC, là nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng
chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ.
5
1.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây đã dần đi vào ổn định. Năng suất

cây trồng khá, chăn nuôi gia súc, thủy sản phát triển ở hầu hết các địa phương của tỉnh.
Thiên nhiên đã tạo cho Vĩnh Phúc nhiều cảnh quan kỳ thú như Tam Đảo, Tây Thiên,
hồ Đại Lải trong đó vùng núi Tam Đảo khí hậu mát mẻ, là nơi nghỉ mát lý tưởng của
miền Bắc. Tỉnh có nhiều di tích lịch sử đã được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng.
1.1.3. Giao thông
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển, có hệ thống
đường bộ, đường thủy, đường sắt từ Hà Nội đi qua tỉnh đến Lào Cai. Tỉnh là điểm đầu
của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và có đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm gần kề ngay sân bay quốc tế Nội Bài, là điều kiện thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế đối ngoại.
1.2. Phú Thọ
Hình 3: Bản đồ du lịch tỉnh Phú Thọ
Diện tích: 3.528,4 km²
Dân số: 1.336,6 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Việt Trì
6
Các huyện, thị:
- Thị xã: Phú Thọ
- Huyện:Hạ Hòa, Thanh Ba, Ðoan Hùng, Lâm Thao, Yên Lập, Thanh Sơn, Tam Nông,
Thanh Thuỷ, Phù Ninh, Cẩm Khê, Tân Sơn.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Chay
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ. Phía bắc giáp Tuyên Quang và
Yên Bái; phía đông giáp Vĩnh Phúc; phía đông nam giáp Hà Tây; phía tây giáp Sơn
La; phía nam giáp Hoà Bình.Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi. Phú Thọ có 3 con
sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông Đà. Nhiệt độ trung bình
năm khoảng 23,4ºC.
1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch
Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng
đã dựng nước Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thủ đô là Phong Châu.

Phú Thọ có nền văn hoá rực rỡ từ lâu đời. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng
Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho
thấy đất Phong Châu là một trung tâm văn hoá của dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều
lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). Các dân tộc ít người
cũng có những đặc trưng văn hoá riêng của mình: Người Mường có nhiều truyện thơ,
ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo
1.2.3. Giao thông
Giao thông bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy đều thuận lợi. Thành phố
Việt Trì cách Hà Nội 80km.
1.3. Yên Bái
Diện tích: 6.899,5 km²
Dân số: 740,7 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Yên Bái
Các huyện, thị xã:
- Thị xã: Nghĩa Lộ
- Huyện: Lục Yên, Văn Yên, Mù Cang Chải, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm
7
Tấu.
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, H'Mông.
Hình 4 : Bản đồ du lịch tỉnh Yên Bái
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Yên Bái là tỉnh nằm sâu trong nội địa nhưng lại là cửa ngõ của miền Tây Bắc,
là đầu mối giao thông giữa đông bắc và tây bắc, giữa cửa khẩu Lào Cai và Hà Nội.
Phía bắc tỉnh Yên Bái giáp Lào Cai, Hà Giang, phía tây nam giáp Sơn La, phía đông
giáp Tuyên Quang, phía nam giáp Phú Thọ.Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung
lũng. Hệ thống sông suối chằng chịt lắm thác ghềnh. Khí hậu chia làm hai vùng, vùng
thấp và vùng cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 18ºC – 28ºC.
1.3.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Yên Bái là tỉnh có nhiều dải rừng lớn. Rừng có nhiều gỗ quí như pơmu, lát hoa,
chò chỉ Nhiều cây dược liệu và nhiều loại động vật quí hiếm. Sản vật của tỉnh Yên

Bái là quế Văn Yên, chè Suối Giàng, nếp Tú Lệ. Yên Bái có mỏ đá quí nổi tiếng Lục
Yên. Thành phố Yên Bái là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Tỉnh Yên
Bái có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc biệt là hồ Thác Bà, một trung tâm sinh thái,
giải trí, leo núi, khám phá rừng tự nhiên. Thắng cảnh Yên Bái còn giữ được nhiều vẻ
hoang sơ, môi trường sinh thái chưa bị ô nhiễm rất hấp dẫn đối với khách du lịch.
8
1.3.3. Giao thông
Thành phố Yên Bái cách Hà Nội khoảng 180km.Tỉnh nằm trên tuyến đường sắt
Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Tỉnh có quốc lộ 32 đi Lào Cai, Phú Thọ, quốc lộ 37 đi
Tuyên Quang.
1.4. Lào Cai
Diện tích: 6.383,9 km²
Dân số: 585,8 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Lào Cai
Các huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn,
Si Ma Cai.
Dân tộc: Việt (Kinh), H’Mmông, Tày, Dao, Thái
Hình 5: Bản đồ du lịch tỉnh Lào Cai
1.4.1. Ðiều kiện tự nhiên
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung
Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên
Bái và Sơn La.
Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng,
có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh
Phanxiphăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m Lào Cai có 107 sông suối chạy qua
tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai
9
là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều
dài chạy qua tỉnh là 122km).
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông

lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau.
Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có
hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động
vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng
quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở
nước ta).
1.4.2. Lịch sử văn hóa
Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị cổ “Lão Nhai” có nghĩa là “Phố cổ”.
Ngày 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào
Cai. Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng ở vùng thượng
lưu sông Hồng. Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An
Dương Vương. Thời phong kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn
và một phần đất Chiêu Tấn, phủ Qui Hoá, tỉnh Hưng Hoá. Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào
Cai được thành lập gồm có 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo Thắng, các đại lý Mường Khương,
Bát Xát, Phong Thổ, Bắc Hà và đặc khu Sa Pa. Năm 1955 huyện Phong Thổ chuyển
sang khu tự trị Thái Mèo về sau trực thuộc tỉnh Lai Châu. Ngày 1/1/1976, ba tỉnh Lào
Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ được sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 1/10/1991,
tỉnh Lào Cai được tái thành lập.
1.4.3. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Các dân tộc Lào Cai đã sáng tạo, lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Nổi
bật là các di tích về khu trạm khắc đá cổ, với các hình khắc về bản đồ, chữ viết, hình
người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa). Di
tích thờ ông Hoàng Bảy một vị tướng có công bảo vệ biên giới thời Hậu Lê được tôn
thờ là “Thần vệ Quốc”, di tích Đền Thượng - thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo
được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng với niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), di tích
chiến thắng Phố Ràng đặc biệt Lào Cai còn có hệ thống các hang động kỳ ảo trở
thành các danh thắng tuyệt đẹp, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan như động
10
Thuỷ Tiên (Bát Xát), động Tả Phời (Cam Đường), hang Tiên- Trung Đô (Bắc Hà),
động Xuân Quang (Bảo Thắng)

Lào Cai với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với trên 31 loại khoáng
sản phân bố ở 130 điểm mỏ. Hiện nay, Lào Cai được đánh giá là tỉnh giàu có về
khoáng sản, có trữ lượng apatit, đồng, sắt vào loại lớn của khu vực và thế giới.
1.4.4. Dân tộc, tôn giáo
Lào Cai có 27 dân tộc anh em sinh sống. Dân tộc kinh có 194.666 người, dân
tộc H’Mông có 122.825 người, dân tộc Tày có 82.516 người, dân tộc Dao có 72.543
người, dân tộc Thái có 51.061 người, dân tộc Giáy có 24.360 người, dân tộc Nùng có
23.156 người, dân tộc Phù Lá có 6.763 người, dân tộc Hà Nhì có 3.099 người, dân tộc
Lào có 2.134 ngưòi, dân tộc Kháng có 1.691 người, dân tộc LaHa có 1.572 người, dân
tộc Mường 1263 người, dân tộc Bố Y có 1.148 người, dân tộc Hoa có 770 người , dân
tộc La Chí có 446 người và 11 dân tộc có số dân ít dưới 70 người như các dân tộc Sán
Chay, Sán Dìu, Khmer, Lô Lô, Kà Doong, Pa Cô , Ê Đê, Giẻ Triêng , Gia Rai, Chăm,
Kà Tu. Lào Cai có số dân tộc chiếm 50% tổng số dân tộc toàn quốc nên đặc điểm nổi
bật trong văn hóa các dân tộc Lào Cai là văn hoá đa dân tộc, giàu bản sắc. Ở vùng
thấp, người Tày, Thái, Giáy, Nùng, khai khẩn các thung lũng ven sông, ven suối, sáng
tạo truyền thống văn hoá lúa nước. Ở rẻo giữa, người Kháng, La Ha, Phù Lá tạo nên
văn hoá nương rẫy với nhiều tri thức bản địa phù hợp với kinh tế đồi rừng. Ở vùng
cao, người H’Mông, Hà Nhì, Dao khai khẩn các sườn núi thành ruộng bậc thang bắc
lên trời hùng vĩ. Tính đa dạng, phong phú của văn hoá thể hiện cả ở văn hoá vật thể và
phi vật thể.
Riêng về trang phục có 34 kiểu loại với sắc màu, chất liệu khác nhau. mới khảo
sát sơ bộ Lào Cai có gần 100 điệu múa, có đủ 10 họ với 11 chi khác nhau của các nhạc
khí. Đặc biệt, kho tàng lễ hội ở lào Cai rất đặc sắc. Loại hình lễ hội phong phú. Có hội
cầu mùa, hội gắn với tín ngưỡng thờ thần mặt trời, thần nước, phồn thực, bảo vệ rừng.
Có hội có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử chống ngoại xâm, đề cao bản sắc văn
hoá người Việt cổ. Quy mô các lễ hội cũng đa dạng, có hội có quy mô của cộng đồng
làng, bản; có hội có quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long Mường Khương, hội
Roóng Poọc người Giáy ở Tả Van, Sa Pa ) nhưng có hội có quy mô toàn tỉnh như hội
xuân Đền thờ ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân,
11

Hạ, Thu, Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng
cao của Lào Cai cũng là mùa của lễ hội. Đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển
du lịch văn hoá.
1.4.5. Giao thông
Lào Cai là một tỉnh cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc có 203km
đường biên giới với Trung Quốc, có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế - chính
trị - an ninh - quốc phòng. Lào Cai nằm ở vị thế “đầu cầu” nối liền tỉnh Vân Nam và
cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với đồng bằng Bắc bộ. Lào Cai có điều
kiện thuận lợi về giao thông, có cả đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Trên địa phận
tỉnh Lào Cai có 3 tuyến quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ, đường ôtô đã về đến 163 xã, phường,
thị trấn. Đường sông Hồng là tuyến đường huyết mạch thời cổ đại và phong kiến.
Lào Cai hiện có một cửa khẩu quốc tế, một cửa khẩu quốc gia và nhiều cửa khẩu phụ
thông thương với Trung
1.5. Lai Châu
Diện tích: 9.562,9 km²
Dân số: 319,9 nghìn người (năm 2006).
Tỉnh lỵ: Thị xã Lai Châu.
Các huyện: Mường Tè, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên.
Dân tộc: Thái, H'Mông, Việt (Kinh), Giáy, Dao.
Hình 6: Bản đồ du lịch tỉnh Lai Châu
12
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
Lai Châu là tỉnh miền núi cao, nằm ở phía bắc sông Đà. Phía bắc giáp tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc), phía đông bắc giáp Lào Cai, phía nam giáp Điện Biên, Sơn La và
phía tây giáp Lào. Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình năm
khoảng 21ºC - 23ºC chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô.
1.5.2. Địa hình
Tỉnh Lai Châu được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc -
đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096m. Núi đồi cao và dốc,
xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối. Sông có nhiều

thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
1.5.3. Tiềm năng phát triển du lịch
Lai Châu là một tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du
lịch. Nơi đây còn có những bản làng dân tộc với nhiều phong tục tập quán vẫn nguyên
sơ như bản Sìn Hồ. Các thắng cảnh của tỉnh là suối Mường Lai, hang Tiên Sơn
1.5.4. Mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ.
Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Tp.Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa
khẩu Ma Lu Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Thị xa Lai Châu
cách Hà Nội khoảng 406km (qua Lào Cai).
1.6. Điện Biên
Diện tích: 9.562,9 km²
Dân số: 459,1 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Điện Biên Phủ
Các huyện, thị:
- Thị xã: Mường Lay- Huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé,
Mường Chà, Điện Biên, Mường Ảng. Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, H'Mông, Dao, Giáy.
13
Hình 7: Bản đồ du lịch tỉnh Điện Biên
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà.
Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Lòng
chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên giáp tỉnh
Lai Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Địa hình chủ
yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ,
sông suối. Khí hậu tỉnh là khí hậu nhiệt đới núi cao, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa
khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC – 23ºC.
1.6.2. Tiềm năng phát triển du lịch
Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là
cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn đã có

mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc
và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc
xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một
bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua tay áo" hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc
hành trình lý thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
14
1.6.3. Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi gồm:
-Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 478km theo quốc lộ 279 và rẽ sang
quốc lộ 6.
- Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai
Châu) 195km.
- Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây
Trang dài 117km.
-Tỉnh có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà
Nội - Điện Biên Phủ
1.7. Sơn La
Diện tích: 14.174,4 km²
Dân số: 1.007,5 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thị xã Sơn La
Các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông
Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp.
Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, H'Mông, Mường, Dao.
Hình 8: Bản đồ du lịch tỉnh Sơn La
15
1.7.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Sơn La nằm ở phía tây bắc Việt Nam, có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên
Bái, Lào Cai, Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đông giáp Phú Thọ và Hoà
Bình, đông nam giáp Thanh Hoá và Hoà Bình, phía nam giáp Lào. Thị xã Sơn La cách
Hà Nội 328km theo quốc lộ 6.

Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông suối ở
đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên khoáng
sản của tỉnh khá đa dạng và phong phú vì vậy công nghiệp Sơn La có nhiều triển vọng.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa đông
lạnh và khô, ít mưa; mùa hè mưa nhiều và không có bão.
1.7.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Sơn La, một địa bàn lý tưởng để chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu,
phát triển cây dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, là vùng đất có nhiều ưu thế phát triển cây
cà phê, cây chè và nhiều loại cây ăn quả. Một vùng đất có thể phát triển công nghiệp
khai khoáng, chế biến chè và nông, lâm sản khác. Sơn La có lễ hội Hoa ban của dân
tộc Thái, có bản Hìn, danh thắng Yên Châu, hang Thẩm Tét Toòng.
1.7.3. Dân tộc, tôn giáo
Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái có truyền thống
bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, du khách có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ
về giá trị văn hóa của các dân tộc Tây Bắc có những điệu xoè, ngây ngất men rượu cần
làm say đắm lòng người.
1.7.4. Giao thông
Du khách có thể đến Sơn La bằng đường quốc lộ 6 từ Hòa Bình, quốc lộ 37 từ
Yên Bái, quốc lộ 279 từ Lào Cai, bằng đường hàng không Nội Bài - Nà Sản, hoặc theo
đường thủy tuyến lòng Hồ Hòa Bình - Sơn La (qua Cảng Tà Hộc) để được ngắm nhìn
một vùng núi non hùng vĩ sơn thủy hữu tình của vùng phía tây Tổ quốc.
1.8. Hòa Bình
Diện tích: 4.684,2 km²
Dân số: 820,4 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Hòa Bình
Các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Kỳ Sơn, Cao Phong, Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc,
16
Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy.
Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Tày, Dao.
Hình 9: Bản đồ du lịch tỉnh Hòa Bình

1.8.1. Điều kiện tự nhiên
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, cách Hà Nội trên 70km về phía tây nam theo
quốc lộ 6. Phía bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía nam giáp Ninh Bình và
Thanh Hoá, phía đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía tây giáp Sơn La.
Địa hình Hoà Bình chủ yếu là núi rừng, xen kẽ giữa các sườn núi là các thung
lũng hẹp. Khí hậu nóng ẩm, mưa theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,9ºC -
25ºC.
1.8.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Sức hấp dẫn du khách của Hoà Bình, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân
văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân. Du khách sẽ được thưởng thức món ăn
dân tộc, đặc sản cơm lam, thịt nướng rượu cần và xem các tiết mục cồng, chiêng, trống
đồng, hát ví Mường, hát Khắp Thái, hòa nhập vào đêm Hội xòe, ngủ nhà sàn dân tộc,
mua hàng dệt thổ cẩm và các lâm thổ sản quý tại những bản Thái cổ, bản láp của
đồng bào Dao
Ðịa hình đồi núi trùng điệp với các động Thác Bờ, hang Rết, động Hoa Tiên,
vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo
17
núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng
hồ sông Ðà thơ mộng cho phép phát triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ
vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các
bản Mường, bản Dao, bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn
thủy hữu tình. Nói đến tài nguyên thiên nhiên của Hoà Bình không thể quên nhắc đến
những bãi tắm đẹp bên hồ sông Ðà và suối nước khoáng Kim Bôi đích thực là chén
thuốc vàng phục hồi sức khoẻ cho du khách.
1.8.3. Giao thông
Giao thông đường bộ, đường thuỷ đều thuận tiện. Có quốc lộ 6 từ Hà Nội qua
Hà Tây, đến Hòa Binh, đi Sơn La ; quốc lộ 12B đi Nho Quan (Ninh Bình) ; từ Mai
Châu theo quốc lộ 15 đi Thanh Hóa.
2. Tiềm năng du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch

2.1.1. Tài nguyên Tự nhiên
Tây Bắc là vùng núi cao đồ sộ nhất nước ta, với địa hình chủ yếu là núi cao và
núi trung bình, nhiều nơi có phong cảnh đẹp và hùng vĩ, tiêu biểu là đèo Pha Đin, đèo
Tang Quai.
Đặc biệt, ở vùng này có dải đá vôi chạy dọc theo thung lũng sông Đà, kéo dài từ
Phong Thổ đến hết Hòa Bình, tạo nên nhiều cao nguyên đá vôi có bề mặt lượn sóng
nằm ở các độ cao khác nhau như: cao nguyên Tả Phìn – Xin Chải cao 1000 – 1200m;
cao nguyên Sơn La cao 600 – 700m; cao nguyên Mộc Châu cao khoảng 900 – 1000m.
Đá vôi ở đây có tuổi từ tiền Cambri, Đềvôn trung, Cácbon – Permi sớm, Triat trung.
Quá trình Cacstơ ở đây xảy ra mạnh, tạo thành nhiều hang động. Trong vùng có
hơn 30 hang động có thể khai thác phục vụ cho khách tham quan du lịch. Đặc biệt là
có rất nhiều hang động ở Hòa Bình và dọc lòng hồ sông Đà còn là các địa điểm di tích
khảo cổ của nền văn hóa Hòa Bình. Phần lớn hang động vùng này là hang động cạn,
trừ một số hang động dọc hai bên lòng hồ Hòa Bình.Đoạn từ Hòa Bình cho đến Mộc
Châu quá trình Cacstơ già tạo nên các cánh đồng Cacstơ có phong cảnh tuyệt đẹp. Quá
trình Cacstơ ở vùng lòng hồ sông Đà đang có xu hướng trẻ lại khi mực nước lòng hồ
Hòa Bình dâng cao.
18
Tây Bắc có hệ động thực vật rất phong phú với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên,
rừng đặc dụng và khu dự trữ thiên nhiên như: Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
(huyện Mường Tè – tỉnh Lai Châu) rộng 386 000ha; khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp
(huyện Sông Mã - tỉnh Sơn La) có diện tích 5000ha; rừng đặc dụng Xuân Nha (huyện
Mộc Châu – tỉnh Sơn La) rộng 60 000ha; khu bảo tồn thiên nhiên Kia Pà Cò (ở Mai
Châu – Hòa Bình) rộng 7091ha; khu bảo tồn thiên nhiên rừng Ngọc Sơn (Hòa Bình)
rộng 10 000ha, các đảo trên lòng hồ Hòa Bình; rừng văn hóa lịch sử Mường Phăng
(Điện Biên)…
Qua nghiên cứu cho thấy hệ động, thực vật Tây Bắc rất đa dạng và phong phú,
có nhiều loài quý hiếm. ở đây có khoảng 3000 loài thực vật bậc cao, tuy nhiên do địa
bàn rộng với địa hình hiểm trở nên mới chỉ nghiên cứu được khoảng 161 họ, 624 chi
và 1066 loài, trong đó có 38 loài quý hiếm chủ yếu là ngành hạt kín lớp hai lá mầm

như: Nghiến; Lát lông; Pơ Mu; Sến; Hà thủ ô đỏ; Hoắc Dương; Sến; Lan hài; Giổi
găng….Động vật Tây Bắc có khoảng 458 loài đã được nghiên cứu, trong đó có 97 loài
thú, 273 loài chim, 62 loài bò sát, 26 loài ếch nhái. Theo dự đoán thì trên thực tế số
loài động vật ở đây còn nhiều hơn rất nhiều vì còn nhiều vùng chưa được nghiên cứu,
nhất là các vùng núi cao. Một số loài động vật quý hiếm hay bị săn bắn thì nay chỉ còn
phân bố ở các vùng núi cao hoặc các vùng biên giới Việt Lào như Voi hiện nay chỉ
phân bố ở vùng biên giới Việt Lào từ Chà Cang (Mường Lay) tới Tà Tổng, Mù Cả
(Mường Tè- Lai Châu), các loài khác như Hổ, Báo, Voọc, Khỉ, Vượn, các loài chim cỡ
lớn phân bố chủ yếu ở vùng núi cao dọc theo thung lũng sông Đà như: dãy Phu Canh;
dãy su xong Chảo Chai…
Ở vùng này còn có một dạng địa hình nhân tạo có giá trị cho phát triển du lịch đó
là địa hình ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình, Lai Châu.
Ngoài những tiềm năng du lịch tự nhiên kể trên vùng Tây Bắc còn có nhiều mỏ
nước khoáng nóng có số hàm lượng khoáng chất tốt cho sức khỏe. Theo tài liệu nghiên
cứu của ủy ban khoa học nhà nước, của viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì trên
địa bàn Tây Bắc có hơn 100 nước khoáng và nước nóng, các nguồn nước khoáng ở
đây chủ yếu chứa các khoáng chất như: Sunfat Canxi – Manhê, Bicacbonnat Natri,
Bicacbonnat Canxi. Đây là các khoáng chất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng điều trị
một số bệnh như: các bệnh tiêu hóa; bệnh béo phì; bệnh tim mạch; bệnh viêm khớp…
19
2.1.2. Tài nguyên Nhân văn
Tây Bắc là địa bàn phát triển của nền văn hóa đa sắc tộc, trải qua nhiều biến cố
lịch sử, tới nay Tây Bắc là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc như: Kinh, Thái, Mường,
Hmông, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Lự, Giáy, Kháng, Xinh Mun, La Ha, La Hủ, Cống,
Tày, Nùng Trong số 30 dân tộc ở Tây Bắc thì dân tộc Kinh, Thái, Mường, Hmông,
Dao là những dân tộc có số dân đông nhất. Đặc thù cư trú của các dân tộc Tây Bắc là
hòa nhập xen lẫn với nhau, khác với ở Đông Bắc và Tây Nguyên, các dân tộc thường
cư trú tách biệt theo từng nhóm dân tộc khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn rộng cũng
có sự tập trung của một số dân tộc như người Mường ở Hòa Bình chiếm tới khoảng
86,22% tổng số người Mường trong vùng, người Thái Đen ở Sơn La chiếm 66,7%

tổng số người Thái trong vùng …
Sự đa dạng về bản sắc dân tộc ở Tây Bắc đã tạo cho vùng này có những sản
phẩm văn hóa độc đáo thu hút khách du lịch như: Các điệu múa xòe, múa sạp, tục
uống rượu cần, vải thổ cẩm, các lễ hội dân tộc
Tây Bắc còn là nơi lưu dữ được rất nhiều di tích lịch sử cũng như các di chỉ
khảo cổ của nền văn hóa Hòa Bình. Một trong những đặc trưng của vùng này là hầu
hết các di chỉ khảo cổ ở đây phân bố rải rác dọc hai bên sông Đà. Đặc biệt ở đây còn
có hệ thống di tích lịch sử của thời kỳ chống Pháp tương đối đầy đủ như nhà tù Sơn
La, hệ thống di tích lịch sử Điện Biên Phủ.
Những tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của vùng này là rất đa dạng và phong
phú cho phép phát triển một ngành du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau.
2.2. Cơ sở hạ tầng du lịch
Nói chung, Tây Bắc là một vùng khó khăn về cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch
vì điạ thế vùng này hiểm trở, dân trí còn thấp.
Các tuyến đường bộ còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Các tuyến
quốc lộ lớn như 32, 6, 12, 37, 279 chỉ chạy qua một số tỉnh và ở đây chưa có một
tuyến quốc lộ nào gắn kết giữa các tỉnh trong tiểu vùng với nhau.
Đường sắt mới chỉ có duy nhất tuyến đường sắt chạy từ Hà Nội lên Lạng Sơn
chưa đáp ứng hết nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách.
20
Trong tiểu vùng chưa có
một sân bay quốc tế nào, các sân
bay như Điện Biên Phủ, Nà Sản
cần được đầu tư, nâng cấp và xây
dựng thêm nột số sân bay mới.
Ở đây có các cửa khẩu
quan trọng như là Lào Cai, Ma
Lu Thàng, Tây Trang, Huổi
Puốc, Chiềng Khương, Long
Sập. Hình 10. Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Trong tiểu vùng có thủy điện Hòa Bình là nhà máy điện lớn nhất nước đảm bảo
nh càu năng lượng và thủy lợi.
Hệ thống thông tin liên lạc đang trong giai đoạn phát triển.
Hệ thống nhà nghỉ chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của du khách đặc biệt ở
các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
3. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế
3.1. Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế ở Vĩnh Phúc
3.1.1. Vườn quốc gia Tam Đảo
Vị trí: Vườn quốc gia Tam Đảo mằm trọn trong dãy nuisTam Đảo, tỉnh Vĩnh
phúc.
Đặc điểm: Vườn quốc gia Tam Đảo là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là
kho dự trữ các nguồn gen động thực vật quý hiếm của nước ta.
21
Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích 36.883 ha. Thảm thực vật ở đây đặc
trưng cho 5 kiểu rừng. Hệ thực vật có 904 loài thuộc 478 chi, 213 họ thực vật bậc cao,
trong đó có 64 loài thực vật quí hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Động vật gồm
có 307 loài, trong đó 56 loài động vật quí hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (gồm
22 loài thú, 9 loài chim, 17 loài bò sát, 7 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng).
Hình 11. Vườn quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Hình 12. Thằn lằn ở Vườn quốc gia Hình 13. Cá cóc ở Vườn Quốc Gia
Vườn quốc gia Tam Đảo là tài sản quý của quốc gia, có nhiều lợi ích cho cộng
đồng cư dân trong khu vực. Vườn còn đem lại giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi
22
trường, điều tiết và cung cấp nước, phục vụ nghiên cứu khoa học và phục vụ cho du
lịch và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, dược liệu…
3.1.2. Khu du lịch Tam Đảo
Vị trí: Khu du lịch Tam Đảo Thuộc thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 86 km.
Đặc điểm: Khí hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong ngày; khung cảnh thơ

mộng, hùng vĩ. Mùa du lịch đẹp nhất trong năm ở Tam Đảo là vào mùa hè.
Hình 14. Khu du lịch Tam Đảo
Thiên nhiên và dấu vết thời gian đã ban tặng cho Tam Ðảo một khung cảnh
tuyệt vời: vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói
vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Hè về,
Tam Ðảo vào mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Tam Ðảo là một dãy núi dài khoảng 80km theo hướng tây bắc - đông nam, rộng
từ 10 - 15km, là khu nghỉ mát ở núi lý tưởng của miền Bắc. Tam Đảo có diện tích
253ha nằm trên độ cao 900m so với mặt biển. Từ thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc sau
23
1 giờ xe chạy là lên tới Tam Ðảo. Thêm 20km đường dốc, lượn qua các sườn núi
thông mọc thẳng tắp nhìn lên cao vút, mờ mờ ẩn hiện Tam Ðảo trong sương.
Núi Tam Đảo có 3 đỉnh nổi lên như 3 hòn đảo: đỉnh giữa có tên Bàn Thạch cao
1.388m; bên trái là đỉnh Thiên Nhị (chợ trời) cao 1.375m, trên có tháp truyền hình cao
93m, bên phải là đỉnh Phù Nghĩa cao 1.400m.
Thị trấn Tam Ðảo rộng hơn 300ha, nằm gọn trong một thung lũng nhỏ của dãy
Tam Ðảo, đồng thời cũng là một trong những vườn quốc gia lớn nhất miền Bắc. Khí
hậu ở đây rất độc đáo, bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng se se gió xuân, buổi trưa
nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối lạnh giá của đông.
Thị trấn bé xíu, xinh xắn với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co nho
nhỏ, một dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa.
Ðầu thế kỷ 20, người Pháp đã "tấn công" lên Tam Ðảo, xây dựng ở nơi đây
thành khu nghỉ mát với 200 biệt thự, khách sạn, nhà hàng, sân chơi thể thao, bể bơi,
sàn nhảy.
Ðường đi lên núi Tam Đảo tuy hơi vất vả nhưng rất đẹp. Hoa phong lan, hoa
cúc quì và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, toả hương thơm rất lạ, màu
sắc rực rỡ cộng thêm không biết bao nhiêu là bướm đủ loại rập rờn trên hoa lá, đậu
trên tóc người, bay theo người hàng đàn như các sứ giả Tam Ðảo đón khách lên chơi.
Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây
Từ trung tâm thị trấn, rẽ bên phải theo một con đường mòn, hút xuống thung

lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh
ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 30m ào ào tuôn
nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như
tiếng ngàn xưa Nếu thích mạo hiểm, hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây
cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa
phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là
Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay
bị bỏ hoang mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.
3.1.3. Tháp Bình Sơn
Vị trí: Tháp Bình Sơn thuộc địa phận thôn Bình Sơn, xã Tam Sơn, huyện Lập
Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
24
Đặc điểm: Tháp Bình Sơn là một di sản của kiến trúc độc đáo thời Lý - Trần
còn được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay.
Tháp nằm cạnh chùa Vĩnh Khánh (chùa Then), cách Hà Nội khoảng 150km.
Tháp cao gần 16m, được xây dựng vào đời Lý - Trần. Tháp có 11 tầng, mỗi tầng có
mái nhô ra. Lòng tháp rỗng, bệ tháp hình
vuông mỗi cạnh là 4,45m. Tháp được thu
nhỏ dần đến đỉnh. Tầng trên cùng của tháp
mỗi cạnh 1,55m. Tháp được xây bằng
gạch nung già, màu đỏ sậm, rắn chắc như
sành, bệ tháp được xây bằng gạch vồ.
Mặt ngoài ở các tầng tháp ốp gạch
mịn mặt, màu vàng sậm, hoa văn trang trí
và đường nét rất tinh xảo, hài hoà tạo
thành khối kiến trúc hoàn hảo ở mọi góc
độ.
Hình 15. Tháp Bình Sơn
Trải qua nhiều thế kỷ, tháp đã bị nghiêng lệch và sụt lở một số chỗ và đã được
trùng tu năm 1972, kiến trúc vẫn được bảo tồn như nó vốn có.

Chùa Vĩnh Khánh được xây dựng từ thời vua Tự Đức (1883), là ngôi chùa nhỏ
trong không gian khoáng đạt. Phía trước chùa, gần tháp Bình Sơn có một cây đại cổ
thụ, các nhà khoa học cho biết cây đại này đã có 500 tuổi.
3.1.4. Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Vị trí: Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo,
cách Hà Nội khoảng 85km về phía tây.
Đặc điểm:Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên
Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.
Đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên du khách đều bị hút hồn bởi cảnh
quan thiên nhiên hoang sơ kỳ thú. Núi cao vút tận trời được phủ lên một lớp rừng già
25

×