Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

sử dụng thí nghiệm trong dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.25 KB, 2 trang )

Sử dụng thí nghiệm trong dạy và học
Sử dụng thí nghiệm học sinh nghiên cứu kiến thức mới:
Trong quá trình dạy học việc giáo viên tổ chức cho học sinh làm các thí nghiệm theo phương pháp
nghiên cứu kiến thức mới sẽ làm cho học sinh hoạt động một cách tích cực. Để đạt hiệu quả cao khi tiến
hành tổ chức học sinh làm thí nghiệm thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động như:
• Nhận rõ vấn đề cần nghiên cứu, nhiệm vụ cần đạt được.
• Tiến hành phân tích tính chất của các chất cần nghiên cứu.
• Đề xuất các thí nghiệm để kiểm tra những dự đoán mà mình đưa ra.
• Đề xuất cách tiến hành thí nghiệm.
• Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và xác nhận tính đúng đắn của các giả thiết.
• Kết luận.
Ví dụ: Nghiên cứu tính chất của oxit bazơ trong bài “ Tính chất hoá học của oxit khái quát về sự phân loại
oxit ( bài 1 lớp 9)”. Ta có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm để hình thành tính chất chung của
oxit bazơ bằng cách:
Giáo viên nêu vấn đề:
• Hãy dùng thí nghiệm để nghiên cứu tính chất hoá học của oxit bazơ.
• Chúng ta đã biết những tính chất hoá học nào của oxit bazơ.
Học sinh: Oxit bazơ có khả năng phản ứng với H2O tạo ra dung dịch bazơ ( kiến thức lớp 8).
Giáo viên: hãy dự đoán những tính chất hoá học khác của oxit bazơ:
Học sinh: có thể tác dụng với dung dịch axit, oxit axit.
Học sinh tiến hành lựa chọn một số oxit bazơ và một số axit: FeO, CuO, MgO…,H2SO4, HCl…
Giáo viên: nên chọn CuO và dung dịch H2SO4, HCl sẽ quan sát hiện tượng một cách dễ dàng hơn.
Học sinh tiến hành thí nghiệm và quan sát heiin tượng trước và sau phản ứng:
- Cho CuO vào ống nghiệm, sau đó them 1-2 ml dung dịch HCl sau đó lắc nhẹ.
- Hiện tượng: ban đầu CuO mầu đen, khi them axit HCl vào thì chất rắn mầu đen tan ra tạo dung dịch
mầu xanh
- Học sinh làm tương tự với dung dich H2SO4.
- Học sinh viết phương trình phản ứng và kết luận về tính chất hoá học của oxit bazơ.
Giáo viên bổ sung thêm tính chất hoá học của oxit bazơ.
Sử dụng thí nghiệm khi luyện tập, ôn tập:
Sử dụng thí nghiệm trong các bài luyện tập, ôn tập có tác dụng tăng cường, rèn luyện kỹ năng làm thí


nghiệm và kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn. Học sinh biết vận dụng kiến thức để giải
bài toán bằng lý thuyết rồi sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm những phương án giải bằng lý
thuyết sau đó đưa ra kết luận.
Để sử dụng thí nghiệm thực nghiệm giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm theo các bước sau:
• Bước 1: Giải bài bằng lý thuyết: học sinh phân tích lý thuyết, xây dựng các bước giải, dự đoán
hiện tượng, kết quả thí nghiệm, lựa chọn hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.
• Bước 2: Học sinh tiến hành thí nghiệm theo các hướng giải bằng lý thuyết.
Các dạng bài:
Bài tập thực nghiệm kiểm nghiệm tính chất các chất, qui luật:
Ví dụ 1: Hãy tiến hành thí nghiệm hoá học chứng tỏ độ hoạt động của các kim loại giảm dần theo thứ tự
sau: Al, Cu, Ag.
Học sinh tiến hành các hoạt động:
• Chọn phản ứng hoá học chứng minh độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần và dự
đoán các hiện tượng xẩy ra: Al tác dụng với CuSO4, Cu tác dụng với AgNO3, Al tác dụng với
AgNO3.
• Học sinh chọn dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm.
• Quan sát các các chất và dự kiến các hiện tương có thể xảy ra.
• Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra.
• Rút ra kết luận.
Bài tập thực nghiệm về nhận biết các chất:
Học sinh tiến hành các hoạt động:
• Giải bằng lý thuyết:
o Phân tích đề bài
o Đề xuất các phương án có thể dùng để nhận biết các chất
o Thiết lập sơ đồ nhận biết các chất.
• Tiến hành thí nghiệm:
o Lựa chọn 1 phương án tối ưu và xây dựng quy trình tiến hành thí nghiệm.
o chuẩn bị dụng cụ hoá chất.
 Xây dựng cách tiến hành cụ thể, thứ tự các bước, ghi lại hiện tượng hoá học, kết
luân các chất.

Ví dụ 2: Nhận biết các dung dịch không mầu sau: KCl, K2SO4, H2SO4, HCl.
- Học sinh tiến hành phân tích đề: 2 axit và 2 muối.
- Các phương án nhận biết:
- Chọn phương án 1
- Tiến hành thí nghiệm:
• Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 cho từng dung dịch.
• Lấy mỗi lọ một giọt dung dịch, sau đó nhỏ vào giấy quỳ tím.
- Không đổi mầu quỳ tím là KCl và K2SO4. ( Nhóm A)
- Làm quỳ tím chuyển đỏ là HCl và H2SO4. (Nhóm B)
• Lấy 1ml dung dịch trong mỗi lọ của hai nhóm A, B. Nhỏ từ từ dung dịch BaCl2 vào từng ống
nghiệm.
- Nhóm A: Dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4. Dung dịch còn lại không xuất hiện hiện
tượng gì là HCl
- Nhóm B: dung dịch nào xuất hiện kết tủa trắng là K2SO4, dung dịch không xuất hiện hiện tượng là KCl.
Kết luận về chất.
Bài viết liên quan:

×