Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng những thí nghiệm vui trong hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 3 trang )

Tạo hứng thú học tập cho học sinh
bằng những thí nghiệm vui trong Hóa
học
Hoá học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến thức xuyên suốt. Bộ môn này
góp phần quan trọng giúp các em bậc THCS nắm vững kiến thức, rèn luyện tư duy và xa hơn nữa là
chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống, lao động sản xuất góp phần xây dựng đất nước.
Chính vì thế nhiệm vụ của người thầy là giúp các em hoàn thiện kiến thức trong chương trình, rèn luyện
kỹ năng vận dụng để phát triển tư duy Hóa học.
Ðể đạt được mục đích trên người thầy dạy bộ môn Hóa học phải tạo được hứng thú và niềm vui trong
học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu,
dể nhớ – đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt rất phù hợp với lứa tuổi
thanh thiếu niên.
Như chúng ta đã biết những biến đổi Hóa học thật vô cùng phong phú, một số phản ứng Hóa học xảy ra
có kèm theo những hiện tượng kỳ lạ như phát ra tiếng kêu hoặc tiếng nổ, tự bốc cháy hay phát ra ánh
sáng lạnh, tạo ra chất kết tủa hay làm chất kết tủa tan đi, làm màu sắc biến đổi khôn lường như có phép
“thần thông biến hóa”.
Dựa vào những kiến thức đã học, ta có thể xây dựng nên những thí nghiệm vui và ảo thuật Hóa học. Tôi
xin nêu ra một số thí dụ cụ thể như sau:
1) Trong SGK hóa học 8: Khi học bài Nước
Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui ” Bước nhảy hoàn vũ”
Ðổ 200ml nước cùng vài giọt phenolphtalein vào một cốc dung dịch 500ml và rót 200ml dầu hỏa lên trên
mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm
xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía
dưới từ trong suốt biến thành màu hồng.
Giải thích:
Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước nó lập tức tác dụng với nước giải
phóng khí H2. Bọt khí H2 bao bọc mẩu natri đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và
mẩu natri bị chìm xuống. Dung dịch có màu hồng là sau phản ứng tạo ra dung dịch kiềm.
2Na + 2H2O –> 2NaOH + H2
2) Trong SGK hóa học 9
Bài: Tính chất hóa học của kim loại


Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui ” Cây phủ tuyết”
Ở các nước ôn đới, về mùa đông rất lạnh, cây cối thường rụng hết lá và bị phủ tuyết trắng xoá.
Ta có thể tạo ra cảnh cây phủ tuyết như sau: Dùng các phoi đồng chấp nối thành một cái cây rụng hết lá.
Thả chìm cây này vào cốc thủy tinh loại lớn chứa đầy dung dịch AgNO3. Sau vài giờ cây sẽ bị phủ đầy
“tuyết” trắng xóa.
Giải thích:
Cu hoạt động mạnh hơn Ag nên đẩy Ag ra khỏi muối AgNO3.
Cu + 2AgNO3 –> Cu(NO3)2 + 2Ag
Các tinh thể Ag bám lên cành cây trông giống như cây bị phủ tuyết.
3) Trong SGK hóa học 9
Bài: Tính chất hóa học của kim loại
Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui ” Làm cho nước “sôi” bằng một sợi dây kim loại”
Rót “nước” vào một phần ba ống nghiệm, rồi nhúng vào đó một sợi dây kim loại màu trắng. Lập tức ”
nước” sẽ sôi sùng sục rồi hơi nước bay mù mịt,mờ cả ống nghiệm. Nhấc sợi dây kim loại ra, nước trong
ống ngừng sôi, nhúng sợi dây vào nó lại sôi sùng sục.
Cách làm và giải thích:
Dùng dung dịch axit HCl làm nước và cần đun nóng trước khi biểu diễn. Sợi dây kim loại màu trắng là sợi
dây kẽm. Khi nhúng kẽm vào dung dịch HCl nóng, phản ứng xảy ra mãnh liệt. Bọt khí H2 thoát ra rất
mạnh trông như nước đang sôi sùng sục. Mặt khác, phản ứng cũng làm cho nhiệt độ tăng lên dần và
nước bay hơi mù mịt càng làm cho hiện tượng xảy ra giống hệt như nước đang sôi.
4) Chương IV: Bài Axetilen C2H2
Chúng ta có thể làm thí nghiệm vui ” Ðốt nước đá cháy”
Lấy một nắm nước đá bỏ vào ống bơ thấp và rộng miệng rồi bật quẹt diêm đốt trên mặt ống bơ. Thật kỳ
lạ! Nước đã bốc cháy.
Cách làm và giải thích:
Trong ống bơ bạn đã đặt sẵn vài mẩu canxicacbua CaC2. Khi bỏ nước đá vào CaC2 sẽ tác dụng với
nước giải phóng khí C2H2.
CaC2 + 2 H2O –> C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thoát lên mặt nước đá, khi đốt nó sẽ cháy trông giống hệt nước đá cháy vậy.
2C2H2 + 5O2 –> 4CO2 + 2H2O

5) Làm nước đóng băng chớp nhoáng
Chúng ta đều biết, muốn có nước đá phải có máy lạnh hay tủ lạnh và tủ lạnh tốt đến mấy cũng không thể
làm nước đóng băng ngay tức khắc được. Thế mà bạn có thể “phù phép” cho nước đóng băng ngay tức
khắc, không cần đến tủ lạnh.
Bạn lấy một chậu “nước” rồi dùng hai bàn tay “bắt quyết” trên mặt chậu. miệng lẩm nhẩm đọc “thần chú”.
Chậu “nước” lập tức đóng băng rắn chắc đến nỗi có thể lật úp chậu, trước con mắt ngạc nhiên của học
sinh
- Hoá chất: Na2SO4
- Dụng cụ: chậu nước
Cách làm và giải thích:
Trước khi biểu diễn, bạn đun nóng nước lên khoảng 600C rồi hoà tan vào đó muối Na2SO4đến bão hoà.
Đậy chậu bằng miếng thuỷ tinh rồi để nguội đến nhiệt độ thường, bạn sẽ có được dung dịch
Na2SO4 quá bão hoà. Dung dịch này không kết tinh trở lại vì không có trung tâm kết tinh.
Bằng cách “bắt quyết” trên mặt chậu, bạn bí mật rắc vào đó vài tinh thể Na2SO4 để làm trung tâm kết
tinh. Dung dịch sẽ kết tinh tức thời trông như nước trong chậu đóng băng vậy, vì các phân tử muối đã lấy
nước từ dung dịch để tạo thành các phân tử muối ngậm nước Na2SO4.10H2O
Trong quá trình dạy học, tôi đã dùng một số thí nghiệm vui nêu trên nhằm giúp cho học sinh yêu thích và
say mê bộ môn Hóa học hơn, giúp cho các em mở rộng và đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải
mái nhưng rất sâu sắc và phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Tuy có rất nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Mong mỏi và trân trọng ý
kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp trên tinh thần “Mọi cuộc trao đổi đều có lợi cho mọi người – trong
đó học sinh hưởng phần lợi nhiều nhất.”

×