Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Luận văn kinh tế quốc dân ngành kế toán Công ty Dược vật tư y tế thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.03 KB, 56 trang )

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

1

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Việt Nam
đang từng bước đi lên hoà nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế
thế giới. Xu thế phát triển càng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc các
ngành của nền kinh tế quốc dân phải có những chính sách cụ thể về kinh tế tài chính
để duy trì hoạt động và phát triển của đơn vị mình.
Đứng trước yêu cầu đó mỗi doanh nghiệp khi lựa chọn bất kỳ phương án
kinh doanh nào, cũng phải đặt vấn đề hiệu quả lên hàng đầu. Để đạt được yêu cầu
đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các biện pháp tiết kiệm và quản lý chặt chẽ
việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của kế
toán, kế toán không chỉ là công cụ trong quản lý kinh tế tài chính trong doanh
nghiệp, các đơn vị kinh tế xã hội mà cả trong việc điều hành kiểm soát mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, chi tiêu tài chính của các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh
tế.
Trong thời gian thực tập tại Phòng kế toán Công ty cổ phần Dược vật tư y tế
Thanh Hoá em đã tìm hiểu và có những hiểu biết khái quát về tình hình tổ chức sản
xuất kinh doanh của công ty và hoạt động của phòng kế toán.
Nội dung đề tài nghiên cứu bao gồm 3 phần:
- Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hóa.
- Phần II: Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán tại Công ty cổ phần Dược vật tư y tế
Thanh Hóa.
- Phần III: Đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dược vật tư y tế
Thanh Hóa.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để hoàn thành báo cáo một cách khoa học,
hợp lý nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi


những khiếm khuyết nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô, và các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

2

Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Cô giáo PGS.TS Phạm Thị
Bích Chi - Giảng viên khoa kế toán trường đại học Kinh tế quốc dân và các cán
bộ phòng kế toán Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh Hoá đã tận tình và
dày công hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Thanh Hoá, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trần Thị Hương Ly























Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

3

Phần thứ nhất:
GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KẾ TOÁN SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC- VẬT TƯ Y TẾ
THANH HÓA.


1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế
Thanh Hóa.

1.1.1. Giới thiệu Công ty cổ phần Dược – vật tư y tế Thanh Hóa.

 Tên công ty: Công ty cổ phần Dược- vật tư y tế Thanh Hoá .
 Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng Anh:
Thanh hoa medical materials pharmaceutical joinl - stock company.
 Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: THEPHACO.
 Công ty có tư cách Pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam.

 Trụ sở chính:232Trần Phú – P.Lam Sơn –TP.Thanh Hoá-Thanh Hoá.
 Điện thoại: 0373.853.050
 Fax: (037) 855209
 Mã số thuế: 2800231948
 Số đăng ký kinh doanh: 2 8 0 0 2 3 1 9 4 8
 Website: www.thephaco.com.vn
 E-mail:
 Vốn điều lệ: 67. 930. 410. 000 đồng

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

4

Công ty cổ phần Dược- Vật tư y tế Thanh Hoá là một doanh nghiệp nhà nước
có quá trình hình thành và phát triển lâu dài sau nhiều lần nhập vào rồi tách ra của
các đơn vị khác nhau.
Năm 1961, Công ty được ra đời với tên gọi là Quốc doanh dược phẩm Thanh
Hoá. Qua sự biến đổi của nền kinh tế xã hội công ty được sáp nhập với nhiều đơn vị
khác để đáp ứng sự biến đổi trên theo từng thời kỳ. Tháng 1/1981 Công ty sáp nhập
Công ty Dược liệu thành Công ty Dược Thanh Hoá. Lúc này qui mô của Công ty
chỉ có 8 đơn vị trực thuộc gồm 5 đơn vị ở miền núi là Quan Hoá, Thường Xuân,
Như Xuân, Cẩm Thuỷ, Bá Thước và 3 đơn vị ở 3 thị xã là Thanh Hoá, Bỉm Sơn,
Sầm Sơn.
Do cơ cấu kinh tế xã hội thay đổi, mô hình cũ không còn phù hợp với việc
kinh doanh, để thích ứng với cơ chế mới, UBND tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số
789/TC - UBTH ngày 25/6/1992 thống nhất đầu nối về công tác được liệu trong
toàn tỉnh, giao cho Công ty nhập các đơn vị hạch toán độc lập ở các huyện về để

thống nhất mảng phân phối, lưu thông với chức năng chủ yếu là kinh doanh được
liệu, dược phẩm, nuôi trồng dược liệu.
Đến tháng 5/1997. Công ty thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá thành Công ty
Dược và thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá với chức năng chủ yếu là phục vụ và kinh
doanh, cung ứng thuốc- thiết bị vật tư y tế, hoá chất y dụng cụ.
Ngày 20/01/1998, thực hiện quyết định số 143/ĐMDN - UBTH xí nghiệp
Dược phẩm đã sáp nhập vào Công ty Dược và thiết bị vật tư y tế Thanh Hoá thành
Công ty cổ phần Dược -Vật tư y tế Thanh Hoá. Chủ trương này thực hiện nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp, thống nhất đầu mối tạo điều kiện cho hệ thống sản
xuất kinh doanh thuốc tiếp tục vươn lên đóng góp xứng đáng vào quá trình CNH-
HĐH tỉnh nhà.
Ngày 8/12/2000 QĐ số UB/ĐMDN của chủ tịch UBND tỉnh chuyển cửa hàng
vật tư y tế Thanh Hoá thành công ty cổ phần vật tư y tế Thanh Hoá với chức năng
kinh doanh vật tư y tế và kính thuốc. Chức năng của Công ty Dược vẫn là sản xuất
thuốc, kinh doanh thuốc và thiết bị vật tư y tế.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

5

Qua hơn 50 năm liên tục phấn đấu, Công ty luôn giữ vững truyền thống, từng
bước trưởng thành, tăng trưởng và phát triển năm sau cao hơn năm trước. Năm
2007 doanh thu đạt 582 tỷ VNĐ, năm 2008 doanh đạt 642 tỷ VNĐ, năm 2009
doanh thu đạt 836,5 tỷ, năm 2010 doanh thu đạt 866,5 tỷ, năm 2011 doanh thu đạt
880 tỷ
Mười năm (2002 - 2012), tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã được nhà
nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, 1 Huân chương độc lập hạng 3, 6
Huân chương lao động, 2 danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, 2 danh hiệu chiến sỹ
thi đua cấp tỉnh, 3 bằng khen Chính phủ, 3 cờ thi đua Chính phủ và 6 cờ thi đua của

Bộ y tế, của tỉnh và các ban ngành đoàn thể xã hội. Năm 2008, Công ty vinh dự là
một trong sáu đơn vị được nhận giải Vàng Chất lượng Việt Nam 2008.

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
- Là đơn vị hạch toán độc lập, chịu sự quản lý của Sở y tế Thanh Hoá với
chức năng là sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh phục vụ nhân
dân trong tỉnh theo đúng ngành nghề và mục đích mà công ty đã đăng ký.
- Thực hiện đầy nghĩa vụ đối với Nhà nước và chấp hành nghiêm chỉnh pháp
luật.
- Phải quan tâm đến đời sống của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công
ty, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi
dưỡng nâng cao trình độ, bổ sung các kiến thức về khoa học kỹ thuật, chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Công ty phải luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý rác thải,
đồng thời giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội và làm tròn nghĩa vụ với quốc
phòng.

1.1.4. Đặc điểm ngành nghề:
- Sản xuất các mặt hàng thuốc Tân dược, Đông dược (Xem phụ lục 1.1)
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

6

- Kinh doanh thuốc Tân dược, Cao đơn hoàn tán, thuốc Nam, Bắc,
- Hóa chất dược dụng, Hóa chất xét nghiệm và Mỹ phẩm;
- Kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư y tế;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư
y tế;

- Kinh doanh thiết bị vật tư khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng
phẩm, công nghệ phẩm;
- Đầu tư hoạt động bệnh viện, phòng khám đa khoa – phòng mạch;
- Sản xuất kinh doanh thuốc thực phẩm, sản phẩm dinh dưỡng.

1.1.5. Quan hệ đối với các đơn vị trực thuộc ở các tỉnh thành:
Trải qua nhiều bước thăng trầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công
ty luôn đảm bảo được đời sống cho CBCNV, nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đảm
bảo được nhiệm vụ cung cấp thuốc phục vụ nhân dân trong tỉnh từ vùng đồng bằng
đến vùng miền núi xa xôi và liên doanh liên kết với tỉnh bạn.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa được trải
rộng từ tỉnh xuống huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa, với trên 100 cán bộ có trình độ
đại học và trên đại học, hơn 200 cán bộ trung cấp, số còn lại là cán bộ sơ cấp và
công nhân kỹ thuật lành nghề. Công ty có 31 hiệu thuốc trực thuộc bao gồm 11
huyện miền núi, 6 huyện miền biển, 14 huyện đồng bằng. Mạng lưới phân phối
thuốc đó được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Công ty có 11 quầy biệt dược có
trên 500 quầy bán lẻ và trên 1000 điểm đại lý. Ngoài ra Công ty còn tổ chức nhiều
văn phòng đại diện ở các tỉnh bạn để thực hiện việc liên doanh, liên kết nhằm đảm
bảo cung cấp đầy đủ thuốc, thiết bị máy móc và dụng cụ vật tư y tế thông thường
được nhanh chóng, thuận lợi cho nhân dân trong tỉnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

7

- Các nhà cung cấp nguyên liệu, hàng hóa: Công ty cổ phần Dược Hậu Giang,
công ty dược phẩm TW1, công ty cổ phần Dược DANAPHA, công ty Dược
TTBYT Bình Định, công ty dược phẩm TW2 –CN Hà Nội, Công ty cổ phần
Traphaco

- Các khách hàng lớn: Chi cục dân số KHHGD, BVĐK tỉnh Thanh Hóa,
BVĐK Triệu Sơn, BV Tâm thần thuốc, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, Bệnh
viện Nội tiết Thanh Hóa
* Các đơn vị trực thuộc
• CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM QUANG TRUNG
- Địa chỉ: Số 93 - đường Quang Trung – phường Ngọc Trạo – thành phố Thanh
Hoá, tỉnh Thanh Hóa
- Email: Thephacoth@hn vnn.vn
- Webstie: www.thephaco.com.vn
- Giám đốc Chi nhánh: Ông Nguyễn Như Lưu
 CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM HÀ NỘI
- Website: www.thephaco.com.vn
- Giám đốc Chi nhánh: Bà Lê Thị Thoa
• CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM HÀ NỘI 2
- Website:: www.thephaco.com.vn
- Giám đốc Chi nhánh: Ông Vũ Văn Toàn
• CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM HẢI PHÒNG
- Website:: www.thephaco.com.vn
- Giám đốc Chi nhánh: Ông Đoàn Việt Hưng
• CHI NHÁNH DƯỢC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
- Website:: www.thephaco.com.vn
- Giám đốc chi nhánh: Ông Phạm Văn Chiến
* Các khu đất đang sử dụng (Xem phụ lục 1.2)
* Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu chính (Xem phụ lục 1.3)
* Danh sách các nhà xưởng (Xem phụ lục 1.4)
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

8


* Hệ thống phân phối sản phẩm chính của Công ty cổ phần Dược vật tư y tế Thanh
Hóa:

1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh ở Công ty cổ phần Dược- Vật
tư y tế Thanh Hoá.
1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh ở Công ty.(Sơ đồ 1.1)
Cơ cấu bộ máy quản lý :
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 19 tháng 11
năm 2005 và Điều lệ Công ty.
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban
Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát.
Cơ cấu lao động của công ty:
- Lao động bình quân trong năm: 978 lao động
- Số lao động cuối năm (31/12/2011) : 994 lao động
- Trong đó: Nhân viên quản lý: 130 người.

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

9

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty


















Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được thực hiện theo phương pháp quản
lý trực tiếp, tập trung để giám đốc Công ty có thể nắm được tình hình sản xuất và
kinh doanh một cách kịp thời.
- Trong đó Trình độ nhân viên:
+ Đại học và trên đại học là 180 người chiếm 18,11% trong đó có 32 tiến sĩ
và 42 thạc sĩ .
+ Dưới đại học là 814 người chiếm 81,89%
 Cao đẳng: 303 người
 Trung cấp 102 người
GIÁM ĐỐC

P.Giám đốc
TC-XDCB
P.Giám đốc kinh
doanh
P.Giám đốc sản
xuất
Ban

bảo

vệ
P. Tổ
chức
hành
chính

P.Kế
hoạch
kinh
doan
h

P.
Tài
vụ

Phòng

OTK
P.Kỹ
thuật
nghiên

cứu
PX
thuốc

tiêm

PX
thuốc
viên
PX
đông
dược

Ban

điện


Tổng
kho
Hệ thống 31 hiệu thuốc tuyến huyện, thành phố,
3 chi nhánh t
ại Hà Nội,Hải Phòng, TPHCM

P.
Thanh
tra
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

10


 Còn lại là Công nhân lành nghề đã tốt nghiệp phổ thông.
- Lương bình quân nhân viên: 3.424.000đồng/ tháng/ nhân viên.
Theo số liệu trên cho thấy trình độ đại học và trên đại học của công ty chiếm
18,11% là một tỷ lệ cao. Đó là một lợi thế của Công ty trong quá trình hội nhập
quốc tế. Với nguồn lực nhân lực cao như hiện nay Công ty không ngừng nghiên cứu
tìm ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay Công ty
vẫn tiếp tục tuyển dụng những người có trình độ cao vào một số vị trí còn thiếu nhất
là ở những chi nhánh mới mở của Công ty. Mặt khác, công ty cũng tạo điều kiện
cho công nhân viên tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn. Công ty luôn
chú trọng và quan tâm đến đời sống của công nhân viên, mức lương trung bình của
toàn Công ty ngày một tăng lên, hiện tại đang là mức thu nhập cao so với các doanh
nghiệp khác trong ngành và trên địa bàn thành phố Thanh Hóa. Có thể thấy rõ tình
hình lao động của Công ty qua bảng số liệu sau: (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Tình hình lao động thường xuyên của Công ty cổ phần Dược vật tư y
tế Thanh Hóa
Diễn giải ĐVT 2010 2011
Số lao động Người 964 994
Thu nhập BQ/T Nghìn đồng 3.380.000 3.424.000
(Nguồn Phòng hành chính tổng hợp)
Công ty phân loại lao động thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián
tiếp. Lao động trực tiếp là những người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất. Lao động gián tiếp là bộ phận tham gia một cách gián tiếp vào quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh (nhân viên phòng hành chính, nhân viên kế toán,
nhân viên phòng kế hoạch )
Chính sách đối với người lao động thực hiện theo qui định của Nhà nước,
theo điều lệ hoạt động của công ty và thỏa ước lao động giữa Tổng giám đốc công
ty và Chủ tịch công đoàn công ty.
Tổ chức bộ máy của Công ty được chia thành các phòng ban chức năng phù
hợp với yêu cầu quản lí.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán

`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

11

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý Công ty
- Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch; Phó Chủ tịch và 3 ủy viên
Là cơ quan cao nhất của Công ty giữa hai kỳ đại hội đồng cổ đông, có toàn
quyền nhân danh Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thanh Hóa để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban tổng giám đốc gồm: Tổng giám đốc và 4 Phó Tổng giám đốc
Là những người đại diện trước pháp luật và được nhà nước bổ nhiệm.
+ Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các mảng hoạt động sản xuất
kinh doanh, là người quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định các
hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, an toàn trong sản xuất, chịu trách nhiệm trước
nhà nước và tập thể lao động về kết quả kinh doanh của Công ty.
+ Phó giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản: có chức năng giúp việc
cho giám đốc điều hành công tác tài chính, quản trị và công tác xây dựng cơ bản.
+ Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc
phụ trách công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất: là người giúp việc cho giám đốc trong
việc điều hành sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm của Công ty.
- Ban Kiểm soát: 1 trưởng ban và 2 ủy viên
Hoạt động theo điều lệ của công ty, Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cho cổ
đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty.

* Các phòng ban chức năng
- Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc về tổ chức cán bộ. Lao động,
soạn thảo các nội qui, qui chế tuyển dụng. Tham mưu cho giám đốc thực hiện các

chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Phòng tài vụ: quản lý về khâu tài chính, giám đốc bằng tiền từ khâu mua
vật liệu- hàng hoá, nhập vật liệu- hàng hoá, đưa vật lệu vào quá trình sản xuất và
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

12

sản xuất ra các thành phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Ngoài ra phòng
tài vụ còn lập kế hoạch tài chính hàng năm, ghi chép các mặt hoạt động của công ty,
thực hiện hạch toán hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong kì. Thống kê, lưu trữ, cung
cấp số liệu thông tin chính xác, kịp thời đầy đủ về tình hình SXKD, tiêu thụ sản
phẩm của Công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: khai thác và lập kế hoạch sản xuất, cung ứng
thuốc cho các đơn vị trực thuộc, phụ trách bán hàng ra ngoài và xuất khẩu.
- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuật, có trách nhiệm
theo dõi kỹ thuật qua các công đoạn sản xuất ở phân xưởng, hướng dẫn quản lí mọi
mặt hoạt động kĩ thuật của công ty.
- Phòng kiểm nghiệm (OTK) có trách nhiệm kiểm soát và kiểm tra chất lượng
100% nguyên vật liệu đưa vào sản xuất và 100% chất lượng sản phẩm sản xuất ra
cũng như hàng hoá đưa về nhập kho.
- Phòng nghiên cứu: Nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới, sáng kiến về cải
tiến kỹ thuật, biên soạn các qui trình và phương thức sản xuất.
- Ba phân xưởng: sản xuất các loại được phẩm.
- Cửa hàng, hiệu thuốc: chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hoá dưới các hình
thức bán buôn, bán lẻ.

1.3. Đặc điểm tổ chức công nghệ sản xuất tại Công ty Dược vật tư y tế
Thanh Hóa


1.3.1. Giới thiệu về công nghệ sản xuất
Sau thực khi hiện cổ phần hoá với cơ sở hạ tầng thiết bị máy móc hiện đại, 3
xưởng sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn thế giới GMP-WHO và phòng kiểm tra chất
lượng đạt tiêu chuẩn GLP, hệ thống kho đạt tiêu chuẩn GSP. Công ty Cổ phần
Dược Vật tư Y tế Thanh hoá (THEPHACO) đã khẳng định được thương hiệu của
mình trên thị trường. Với phương châm đa dạng hoá sản phẩm, ổn định về chất
lượng, Công ty đã có trên 230 sản phẩm lưu hành trên thị trường toàn quốc trong đó
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

13

có viên bao tròn Hyđan chữa phong tê thấp và ống uống bổ dưỡng BIOFIL sản xuất
từ nguyên liệu thiên nhiên sẵn có trong nước.



Thuốc Hyđan được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên sẵn có trong tỉnh và
trong nước, với công dụng điều trị viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp,
đau dây thần kinh liên sườn, đau lưng, đau vai gáy. Hyđan là thuốc chống viêm,
giảm đau, không gây kích ứng dạ dày, ít độc với gan, thận, với những đặc điểm này
thuốc Hyđan đã có mặt trên thị trường cả nước, đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học
kỹ thuật VIFOTEC năm 2003 và cúp vàng ISO năm 2005. Cũng từ nguyên liệu
thiên nhiên và công nghệ sinh học, Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh hoá
đã nghiên cứu, sản xuất sản phẩm thuốc ống uống bổ dưỡng BIOFIL.
Là một đơn vị sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh và thiết bị vật tư y tế.
Hoạt động của công ty bao gồm 2 bộ phận:
* Bộ phận sản xuất: Là một bộ phận quan trọng trong hoạt động của công ty,

sản phẩm của xí nghiệp sản xuất ra trên dây chuyền công nghệ khép kín, tạo ra sản
phẩm cuối cùng. Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính:
+ Phân xưởng sản xuất thuốc tiêm: Có nhiệm cụ sản xuất các loại thuốc ống,
thuốc tiêm như: nước cất, canxi B12, canxi Bcanlex, Biofil, Glucoza. . .
+ Phân xưởng sản xuất thuốc viên GMP: Có nhiệm vụ chế biến, sản xuất các
loại viên nén, viên nang, viên hoàn như vitamin B1, B6, B12, Penixilin, Hydan,
Gadinan. . .
+ Phân xưởng sản xuất thuốc Nom βTalactamin: Sản xuất các loại thuốc
kháng sinh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

14

+ Phân xưởng thuốc đông dược: Có nhiệm vụ sản xuất dược liệu phục vụ sản
xuất thuốc viên, thuốc bắc, rượu thuốc, thuốc bôi ngoài, cao động vật . . .
Ngoài ra, công ty còn có các phân xưởng sản xuất phụ tự: Tổ sản xuất gia
công bao bì, phân xưởng kéo ống, tổ sửa chữa cơ khí điện.
1.3.2. Quy trình công nghệ tại công ty:

Quy trình công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng
để duy trì sản xuất, nó có tính chất quyết định chất
lượng sản phẩm và giá thành. Chính vì vậy, ở Công ty
dây chuyền sản xuất được bố trí như sau:
(Xem Sơ đồ 1.2)

Sơ đồ 1.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty
(Phân xưởng thuốc viên và thuốc tiêm )








 Nhiên liệu dược: Nguyên liệu, hoá chất dùng pha chế phải bảo đảm chất
lượng theo tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn dược điển, còn hạn sử dụng và có phiếu
kiểm nghiệm kèm theo; Dược liệu bảo đảm chất lượng; tiếp tục được chuyển sang
khâu Chế biến;
 Chế biến: Pha chế thuốc theo đơn cho người bệnh, pha chế thuốc chuyên
khoa đặc trị; tiếp tục được chuyển sang khâu Dập viên đóng gói;
 Ống bao bì: Phải được kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn an toàn. Tiếp
tục chuyển sang khâu Hấp sấy tiệt trùng;
Nhiên
liệu
dược

Hấp sấy

tiệt
trùng

Chế
biến

Ống
bao




Dập
viên
đóng
gói
Hàn
ống
sấy
soi
SP

Đóng
bao
trình
bày SP

Nhập
kho
thành
phẩm

Tiêu
thụ
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

15

 Hấp sấy tiệt trùng: khâu này rất quan trọng; tiếp tục chuyển sang khâu

Dập viên đóng gói
 Dập viên đóng gói: sản phẩm được dập viên đóng gói rồi chuyển sang
khâu Hàn ống sấy soi sản phẩm;
 Hàn ống sấy soi sản phẩm: Hàn ống sấy soi sản phẩm rồi chuyển khâu
Đóng bao, trình bày sản phẩm;
 Đóng bao, trình bày sản phẩm: đóng bao phải đảm bảo bảo quản được
thành phẩm, mẫu mã hình thức cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ sản
phẩm; khâu này cũng là khâu hoàn tất quá trình sản xuất đưa sản phẩm vào khâu
Nhập kho thành phẩm;
 Nhập kho thành phẩm: sản phẩm hoàn tất đem nhập kho.
 Tiêu thụ: đây là khâu cuối cùng .
Sản phẩm ngành dược nói chung là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa mang
tính hàng hóa vừa có tính phục vụ, liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
của người tiêu dùng. Bởi vậy nó đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt và khắt khe cả trong
đảm bảo quy trình kỹ thuật chế biến cũng như quá trình bảo quản, sử dụng. Sản
phẩm ngành dược đa dạng về chủng loại, có khối lượng bé (mg, ml) nhưng có giá
trị lớn. Những đặc điểm trên đã quy định đặc trưng về công nghệ sản xuất thuốc.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình công nghệ sản xuất
giản đơn khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục. Để có sản phẩm hoàn
thành phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến. Vì vậy việc sản xuất ra một loại sản
phẩm nằm trọn vẹn trong một phân xưởng. Trên dây truyền sản xuất tại những thời
điểm nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật
sản xuất và công thức pha chế riêng. Chất lượng từng lô sản phẩm phụ thuộc và kỹ
thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và công thức pha chế.

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Hiện nay Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hoá có qui mô như sau:
- Vốn điều lệ: 67.930.410.000đ
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`

Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

16

- Vốn lưu động: 327.251.711.989 đồng.
- Vốn cố định và đầu tư dài hạn: 85.611.006.950 đồng.
- Doanh thu năm 2011: 882.119.355.926 đồng.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2011: 15.174.749.845 đồng.
- Lương bình quân công nhân: 3.424.000đ/tháng/công nhân.
- Trong đó nhân viên quản lí: 130 người.
- Số lao động cuối năm (31/12/2011): 994 lao động
- Lao động bình quân trong năm : 978 lao động
1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây:
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn có các chỉ tiêu sau:
(Xem Bảng 1.2 , Bảng 1.3)
Từ bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009- 2011 ta thấy
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 3 năm tăng mạnh. Từ
836.542.640.133 VND ( năm 2009) lên 866.495.748.663 VND (năm 2010) tương
ứng tăng 3,6% tiếp tục tăng mạnh lên 880.401.631.597 VND vào năm 2011 tương
ứng tăng 5,2% so với năm 2009. Kéo theo đó, lợi nhuận cũng tăng lên từ
102.598.235.048VND (năm 2009) đến 133.991.932.742 VND (năm 2010) tương
ứng tăng 30,6% so với năm 2009 và tiếp tục tăng lên 140.389.280.428 VND (năm
2011) tương ứng tăng 36,8% so với năm 2009.
. Lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng năm 2009 từ 18.539.388.235 VND
lên năm 2010 là 19.798.806.740VND tương ứng tăng 6,8% so với năm 2009 và tiếp
tục tăng lên 20.182.774.794VND năm 2011 tương ứng tăng 8,9% so với năm 2009 .
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên từ 13.921.146.386 VND
lên 14.904.359.095 VND năm 2010 tương ứng tăng 7,1 % so với năm 2009 lên
15.174.749.845 VND năm 2011 tương ứng tăng 9% năm 2009. Ta nhìn thấy tiềm
lực phát triển của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa



Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

17

Bảng 1.2
KẾT QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ NĂM 2009-2011

ĐVT: Đồng

Năm 2010 Năm 2011
ST
T
CHỈ TIÊU Năm 2009
Giá trị
% tăng
giảm
so với
năm
2009
Giá trị
% tăng
giảm so
với năm
2009
1

Doanh thu thuần
về bán hàng và
cung cấp dịch vụ.
836.542.640.133 866.495.748.663
103,6
880.401.631.597
105,2
2
Giá vốn hàng bán.

733.944.405.085 732.503.815.921
99,8
740.012.351.169
100,8
3

Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ.
102.598.235.048

133.991.932.742

130,6

140.389.280.428

136,8
4
Doanh thu hoạt

động tài chính.
1.180.081.150 2.364.932.163
200,4
1.717.724.329
145,5
5
Chi phí tài chính. 11.667.264.148 21.449.849.845
183,8
29.864.615.330
256
6
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh
doanh.
13.207.040.280 16.086.266.248
121,8
17.008.266.248
128,8
7
Lợi nhuận khác. 5.332.348.235 3.712.540.492
69,62
3.714.359.295
69,66
8
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
18.539.388.235 19.798.806.740
106,8
20.182.774.794
108,9

9
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp.
13.921.146.386 14.904.359.095
107,1
15.174.749.845
109
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009-2011)

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

18

BẢNG 1.3:
TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN CỦA
CÔNG TY DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2009 – 2011
(Tại ngày 31/12)
(ĐVT: Đồng)
NĂM 2010 NĂM 2011
CHỈ TIÊU NĂM 2009
Giá trị
% tăng so
với năm
2009
Giá trị
% tăng so
với năm

2009
TÀI SẢN 371.591.464.277 405.796.538.665
109,21
412.862.718.939
111,11
I. Tài sản ngắn hạn. 333.457.497.434 352.904.873.836
105,83
327.251.711.989
98,14
1. Tiền&khoản tương đương
tiền.
63.294.387.229 46.332.249.862
73,2
42.425.994.751
67,03
2. Các khoản đầu tư TC ngắn
hạn.
1.293.604.179 750.390.412
58,01
1.010.924.243
78,15
3. Các khoản phải thu NH 127.690.119.364 160.670.038.211
125,83
153.934.697.538
120,55
4. Hàng tồn kho 140.936.445.193 143.623.468.340
101,91
129.151.619.007
91,64
5. Tài sản ngắn hạn khác 242.941.469 1.528.727.011

629,26
728.476.450
299,86
II. Tài sản dài hạn 38.133.966.843 52.891.664.829
138,7
85.611.006.950
224,5
1.TSCĐ 34.978.336.814 47.944.323.480
137,07
79.944.001.243
228,55
2.Các khoản đầu tư TCDH 2.410.000.000 3.574.000.000
148,3
3.574.000.000
148,3
3. Tài sản dài hạn khác 745.630.029 1.373.341.349
184,19
2.093.005.707
280,7
NGUỒN VỐN 371.591.464.277 405.796.538.665
109,21
412.862.718.939
111,11
I. Nợ phải trả. 298.017.787.067 285.857.316.100
95,92
292.112.241.417
98,02
1. Nợ ngắn hạn 297.703.117.817 285.857.316.100
96,02
292.112.241.417

98,12
2. Nợ dài hạn 314.669.250 -
-
-
-
II. Vốn chủ sở hữu 73.573.677.210 119.939.222.565
163,02
120.750.477.522
164,12
1.Vốn chủ sở hữu 73.573.677.210 119.939.222.565
163,02
120.750.477.522
164,12

Nhận thấy, tổng số vốn của Công ty không ngừng tăng qua các năm từ
73.573.677.210 VND năm 2009 lên 119.939.222.565 VND năm 2010 tương ứng tỉ
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa năm 2009-2011)
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

19

lệ tăng 63,02% và lên mức 120.750.477.522VND tương ứng mức tăng 64,12 %
năm 2011, bên cạnh đó nguồn tài sản cũng tăng lên khá đáng kể từ 371.591.464.277
VND năm 2009 lên 405.796.538.665 VND tương ứng mức tăng 9,21% năm 2010
và tiếp tục tăng lên 412.862.718.939 VND tương ứng mức tăng 11,11% năm 2011.
Hơn nữa, nợ phải trả của công ty năm 2009 giảm từ 298.017.787.067VND
tương ứng giảm 4,08% năm 2010 lên 285.857.316.100VND tương ứng giảm 1,98%
năm 2011 chứng tỏ công ty đã thanh toán được các khoản nợ cho khách hàng. Năm

2011 nợ phải trả của công ty tăng lên 292.112.241.417 VND chứng tỏ qui mô sản
xuất kinh doanh của công ty được mở rộng.
Mặt khác, cũng từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn có thể thấy doanh nghiệp sẽ có đủ nguồn lực để trả các khoản nợ
tới hạn hoặc khi cần thiết.


(Trích Báo cáo thường niên năm 2011 của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa)


Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

20

1.4.2. Định hướng phát triển của Công ty Dược vật tư y tế Thanh Hóa:
+ Vị thế của Công ty trong ngành:
Theo thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam, hiện nay trên toàn quốc có
897 Công ty dược phẩm, các thành phần đang họat động, bao gồm: 174 công ty
chuyên sản xuất thuốc tân dược và đông dược; 723 công ty nhập khẩu, phân phối,
bán lẻ, cung ứng thuốc cho dự phòng. Hàng năm, các công ty Dược đã cung cấp cho
thị trường khoảng 1.256,4 triệu USD thuốc phòng, chữa bệnh. Công ty Cổ phần
Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa là một trong những Công ty chuyên phân phối các sản
phẩm dược và vật tư y tế, có mạng lưới phân phối khá rộng lớn, gồm nhiều hệ thống
hoạt động trong cả nước, có khả năng đưa thuốc và và các sản phẩm dụng cụ y tế
đến tận giường bệnh, tiêu thụ một lượng lớn hàng sản xuất trong nước, có thể coi là
nhà phân phối dược phẩm và vật tư trang thiết bị y tế lớn của Miền Trung.Với
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2009, khoảng 837 tỷ đồng, Công
ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa là doanh nghiệp chủ đạo trên thị trường

dược khu vực Miền Trung. Ngoài những thành tích đạt được trong sản xuất kinh
doanh, phục vụ, Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa còn tích cực hoạt
động xã hội, chung tay xây dựng cộng đồng.
+ Triển vọng phát triển của ngành:
Để đánh giá phân loại quốc gia có ngành công nghiệp dược phát triển, hội nghị
thường niên về thương mại và phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTA) và Tổ chức y tế
thế giới (WHO) đã đưa ra bốn tiêu chí phân loại, theo cấp độ như sau:
- Cấp độ 1: Không sản xuất được thuốc mà phải nhập khẩu hoàn toàn.
- Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc thông thường, đa số phải nhập khẩu.
- Cấp độ 3: Có ngành công nghiệp dược sản xuất được thuốc generic, xuất khẩu
được một số biệt dược.
- Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và có phát minh thuốc mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay
đang đứng ở vị trí 3 trên thang đo 4 mức, phân loại theo tiêu chuẩn trên.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

21

Hiện tại, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dược là 18 – 20%.
Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có
nhiều nỗ lực để giành thị phần. Mỗi năm lại có thêm một số công ty, xí nghiệp xây
dựng mới, đến nay cả nước có khoảng 100 dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thực
hành sản xuất tốt. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện tại chỉ đáp ứng được
gần 49% nhu cầu tính theo giá trị, còn lại nhập khẩu là trên 50%. Đánh giá về sự
phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành, chính sách
của Nhà nước, và xu thế chung trên thế giới Định hướng phát triển của Công ty
trong dài hạn là chủ động mở rộng các chi nhánh phân phối hàng dược phẩm, đa
dạng hóa sản phẩm bằng hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác sản xuất dược

phẩm trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, cùng với xu hướng hội nhập vào nền kinh
tế Quốc tế trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới WTO, việc tìm hiểu và tham gia vào các thị trường trong khu vực, thị trường
Thế giới trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Công ty xây dựng chính sách luôn hợp
tác bền vững với mục tiêu góp phần cung cấp đầy đủ thuốc và vật tư trang thiết bị y
tế cho tiêu dùng thiết yếu tại Việt Nam, trên cơ sở đảm bảo các quy định, tiêu chuẩn
của ngành.
Với xu hướng phát triển sâu rộng của khoa học kỹ thuật, các phương tiện khám
chữa bệnh tiên tiến ra đời liên tục và ngày càng hiện đại, đồng thời xác định ngày
càng nhiều bệnh mà trước đây chưa hề biết, tạo cho ngành điều kiện tồn tại và phát
triển trong tương lai, trên mọi lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh thuốc mới, kinh doanh
vật tư trang thiết bị y tế mới. Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa tin
tưởng rằng định hướng phát triển của Công ty về lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y
tế là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm
của Công ty ngày càng mở rộng và tăng nhanh trong thời gian tới.
+ Các mục tiêu chủ yếu:
- Phát huy hiệu quả 3 nhà máy: Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt; thuốc viên cốm
bột Non - βlactam; thuốc viên cốm kháng sinh βlactam dòng Penicilin đạ tiêu chuẩn
GMP -WHO từ năm 2007 và nhà máy sản xuất thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

22

GMP -WHO đưa vào hoạt động tháng 7/2012. Phân đấu sản xuất công nghiệp tăng
trưởng từ 15 đến 20%/năm. Năm 2012 doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 300 tỷ
đồng và đến năm 2015 đạt 500 tỷ đồng.
- Tăng sản lượng và phát triển sản phẩm mới, sản phẩm có giá trị cao.
- THEPHACO lấy chất lượng uy tín làm mục tiêu phát triển trở thành một

thương hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế, góp phần nhỏ của mình xây
dựng ngành Dược phẩm Việt Nam ngày càng phát triển.
+ Chiến lược trung và dài hạn:
- Sản xuất công nghiệp tăng 15 đến 20%/năm.
- Duy trì và giữ vững hệ thống cung ứng thuốc cho các cơ sở KCB trong toàn
tỉnh thông qua đấu thầu rộng rãi.
- Xây dựng và phát triển tối đa hệ thống phân phối của các đại lý, tuyến xã
trong tỉnh (Đây là địa bàn chiến lược của công ty).
- Đẩy mạnh phát triển kênh phân phối ngoại tỉnh, quảng bá sản phẩm của
công ty trên toàn quốc nhằm bảo đảm mục tiêu sản xuất đề ra.
* Những thay đổi chủ yếu trong năm (những khoản đầu tư lớn, thay đổi
chiến lược kinh doanh, sản phẩm và thị trường mới…):
- Công ty đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy sản xuất thuốc tại khu CN Tây
bắc ga tổng trị giá gần 65 tỷ gồm: xưởng sản xuất thuốc đông dược, xưởng sản xuất
thuốc ống uống, chiết xuất dược liệu, nhà kho, nhà điều hành, dự kiến đi vào sử
dụng đầu quí III/2012.
- Đầu tư xây dựng các chi nhánh tỉnh ngoài, chi nhánh Hà Nội, Hải Phòng,
TP. Hồ Chi Minh theo lộ trình của Bộ y tế.
- Đầu tư nâng cấp tất cả các chi nhánh nội tỉnh để đạt chuẩn GSP, GDP và
GPP (thành phố, thị xã, thị trấn) theo qui định của Bộ y tế .
- Hoàn chỉnh, nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình nhà kiểm tra chất
lượng đạt tiêu chuẩn GLP.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

23

* Triển vọng và kế hoạch trong năm 2012 (thị trường dự tính, mục tiêu…)
- Mục tiêu và kế hoạch sản xuất năm 2012 tập chung đẩy mạnh hàng công ty sản

xuất 2012, nên chỉ tiêu kế hoạch doanh thu năm 2012 giảm đạt 850 tỷ giảm so
năm 2011 (do yếu tố khách quan) Song doanh thu sản xuất tăng từ 257 tỷ đồng
lên 300 tỷ đồng (tăng 17%) bảo đảm các chỉ tiêu kinh tế xã hội không thấp hơn
năm 2011.
- Việc xây dựng và kiện toàn mạng lưới bán hàng trên toàn quốc Công ty đang
thực hiện từng bước vững chắc theo lộ trình. Triển vọng trở thành nhà phân phối
lớn và uy tín trên toàn quốc là có thể thực hiện được.



















Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B


24

CHƯƠNG II:
ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY DƯỢC
VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA

2.1 . Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:
Xuất phát từ mô hình sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu kinh tế xã hội
của đơn vị để tổ chức công tác kế toán cho phù hợp. Do đặc điểm của công ty là vừa
sản xuất vừa kinh doanh hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nên tổ
chức công tác kế toán ở công ty được tiến hành theo hình thức tập trung - phân tán.
Hình thức tập trung- phân tán thể hiện: Phòng kế toán trung tâm thực hiện
các nghiệp vụ kế toán tài chính cố tính chất chung toàn công ty, lập báo cáo kế toán
hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của thuộc các đơn vị trực thuộc.
Phòng kế toán ở các đơn vị trực (các cửa hàng) chịu sự hướng dẫn chỉ đạo của bộ
phận kế toán trung tâm và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại cơ sở. Hàng tháng,
kế toán đơn vị trực thuộc lên tổng công ty báo cáo, đối chiếu, xác định các chỉ tiêu
kinh tế tại phòng theo qui định, làm cơ sở để quyết toán. Mỗi quí công ty sẽ thực
hiện quyết toán một lần.

Toàn bộ công ty có 47 kế toán, trong đó phòng kế toán trung tâm có 12
người, tại phân xưởng sản xuất có 3 người và 32 kế toán ở 32 cửa hàng trực thuộc

2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. (Xem Sơ đồ 2.1)

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
* Chức năng: tham mưu cho giám đốc công ty, quản lý công tác kế toán,
thực hiện luật kế toán.
* Nhiệm vụ:

Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa kế toán
`
Sinh viên: Trần Thị Hương Ly Lớp: LTKTK11B

25

Tham gia xây dựng kế hoạch vốn, tài chính, tài chính ngắn hạn và dài hạn
của công ty.
Thực hiện các phần hành kế toán ở công ty.
Kiểm tra phân loại và tổng hợp chứng từ bán hàng, lập tờ khai thuế và trực
tiếp đi mua hóa đơn.
Quản lý mạng lưới đại lý.
Lập và gửi báo cáo kế toán thống kê.
Thực hiện việc quản lý thu chi tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở công ty.














 Chức năng, nhiệm vụ cụ thể từng bộ phận:

cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: phụ trách chung, là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ
máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chấp hành các
chính sách, chế độ nhà nước, tham mưu cho giám đốc, về tình hình tài chính của
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó kế toán trưởng: Phụ trách tổng
hợp, các hiệu thuốc, đầu tư XDCB và
TSCĐ

Tổ kế toán
kho guyên
liệu, bao
bì, giá
thành
Tổ kế
toán kho
hàng hoá,
thành
phẩm

Tổ kế
toán
thanh
toán

Kế toán
công nợ
KẾ TOÁN CÁC HIỆU THUỐC,

×