Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp amphetamin và dẫn xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 91 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm Liên hợp quốc
(UNODC), ước tính hiện nay trên thế giới có đến 250 triệu người nghiện ma
túy các loại và có chiều hướng gia tăng theo từng năm (chiếm khoảng 5% dân
số thế giới trong độ tuổi từ 15-64), trong đó có khoảng 25 triệu người nghiện
ma túy nặng và chiếm 5,4% ghánh nặng bệnh tật hàng năm trên thế giới [7].
Đến nay nghiện ma túy đã, đang và tiếp tục vẫn là một vấn đề bức xúc
của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trước đây nghiện ma túy chủ
yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP), nhưng trong những năm
gần đây xuất hiện sự gia tăng báo động việc lạm dụng các chất kích thích
thuộc nhóm ma túy tổng hợp ở tuổi trẻ trong quán bar, vũ trường nhằm đạt
cảm giác hưng phấn, tăng hoạt động trong trạng thái ảo giác. Số người nghiện
vẫn ngày một gia tăng nhất là trong giới trẻ và luôn là bạn đồng hành với
nhiễm HIV, viêm gan virus, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục… cũng
như nhiều rối loạn tâm thần và các tệ nạn xã hội khác [18)
Ma túy tổng hợp là loại ma túy được sử dụng nhiều từ trong chiến
tranh thế giới thứ hai có tác dụng làm cho con người hưng phấn, tỉnh táo, sảng
khoái, chữa trầm cảm nhưng ngày càng bị lạm dụng, sử dụng lan tràn dẫn đến
ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương gây kích động, ảo giác, co giật và dẫn đến
tử vong nhanh chóng. Dạng ma túy tổng hơp đang được dùng nhiều ở Việt
Nam là: Amphetamin, Methamphetamin, MDMA…và nó có nhiều tên gọi
khác nhau như thuốc lắc, ectassy, viên lắc, thuốc điên, viên chúa, viên hoàng
hậu, max, xì cọp…
Tuy nhiên, đối với nhóm ma túy dạng thuốc phiện opias đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu thành công nhưng với loại ma túy này hiện nay vẫn
1
chưa được biết đến qua các nghiên cứu chính vì vậy còn gặp rất nhiều khó
khăn cho bác sỹ trong công tác chẩn đoán và điều trị, mà trong thời gian gần
đây tại TT Chống Độc tiếp nhận nhiều những bệnh nhân quá liều
Amphetamin và các dẫn xuất của nó, hầu hết là những người trẻ tuổi với các
triệu chứng nhịp nhanh, tăng huyết áp, ảo giác, vì vậy chúng tôi thực hiện đề


tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị ngộ độc cấp
Amphetamin và dẫn xuất” này nhằm mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng ngộ độc cấp Amphetamin và
dẫn xuất .
2. Bước đầu nhận xét kết quả điều trị ngộ độc cấp Amphetamin và dẫn
xuất tại trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai.

2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về ma túy
1.1.1. Ma túy
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung
khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi
được đưa vào cơ thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt ) nó sẽ làm
thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó. Nếu lạm dụng ma tuý, con
người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử
dụng, cho gia đình và cộng đồng [7], [62].
Chất ma túy: Theo khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy thì
“Chất ma túy bao gồm chất gây nghiện và chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành”. Để làm rõ hơn khái niệm này,
Luật Phòng, chống ma túy cung cấp thêm định nghĩa “chất gây nghiện” và
“chất hướng thần”. Theo đó, “Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế
thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng”, và “Chất hướng
thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều
lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”. Định nghĩa này
cho thấy chất gây nghiện và chất hướng thần có một số đặc điểm chung:
chúng đều là những chất có tác động lên hệ thần kinh, chúng có thể gây ra
tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Mặt khác, các chất này khác nhau ở
khả năng gây nghiện. Chất gây nghiện – như tên gọi của nó – có khả năng gây

nghiện cao hơn chất hướng thần [22], [24].
Amphetamin và các dẫn xuất của nó như methamphetamine, MDMA,
3
là những ma túy tổng hợp có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác
hưng phấn, kích động, ảo giác…
Những loại này rất dễ gây nghiện, dễ gây ngộ độc, dễ sản xuất và độc
hại hơn nhiều loại ma túy khác
1.1.2. Phân loại ma túy
Ma tuý là các chất có nguồn gốc tự nhiên (Morphin) bán tổng hợp
(heroin được bán tổng hợp từ Morphin) hay tổng hợp (Amphetamin) có tác
dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn, kích
động, ảo giác…mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ
rất khó chịu
Ma túy gồm 2 nhóm:
a) Ma túy nhóm Opiats (chất dạng thuốc phiện CDTP) là những chất có
nguồn gốc thuốc phiện và những chất có đặc điểm dược lý tương tự
thuốc phiện, bao gồm: thuốc phiện, Morphin, Heroin, Codein, Pethidin,
Buprenorphin, Methadone, Levo-alpha-acetyl-methadone (LAMM)…
b) Ma túy nhóm các chất kích thích: Amphetamin, Methamphetamin,
MDMA…
Ngoài ra còn phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh các chất ma tuý gồm có:
*Ma tuý tự nhiên:
- Thuốc phiện, cần sa, cocain…đây là các chất ma tuý có sẵn trong tự
nhiên, là những Ancaloit của một số loài thực vật như: Thuốc phiện, Cần sa,
Cocain.
- Nguồn gốc:
+ Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến…) có trồng
ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
4
+ Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là Bồ Đà, cây Gai Dầu) được trồng ở

một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam - Camphuchia và ở Tây Nguyên.
+ Từ lá cây Coca, chế ra chất Cathinon có nhiều ở Nam Mỹ.
* Ma tuý bán tổng hợp
- Như Heroin
* Ma tuý tổng hợp:
- Như: MDMA, Amphetamin, Methamphetamin
- Nguồn gốc: Các loại ma tuý tổng hợp từ hoá chất độc hại thuộc nhóm
Amphetamin.
Các chất ma tuý tổng hợp thường độc hại hơn các loại ma túy khác gấp
500 lần.
1.1.3 Nghiện ma túy:
Hiện nay cũng có nhiều định nghĩa về nghiện ma tuý.
Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiện
như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (Cần phải tăng liều
lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng
cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngừng sử dụng và tiếp tục sử dụng
dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác [22].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt
tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình
5
trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và
một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều loại ma tuý [63].
Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy và lệ thuộc vào chất này
[24].
1.1.4 Tái nghiện:
Một người ngừng sử dụng ma tuý trong vài tuần hoặc vài tháng nếu quay lại

sử dụng sẽ có xu hướng tái sử dụng một cách nhanh chóng và hình thành lại
sự lệ thuộc vào ma tuý [18], [66].
1.1.5 Hội chứng cai ma túy:
Là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt hoặc giảm chất ma túy đang sử dụng
ở những người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác
nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng [18], [66].
1.1.6. Quen thuốc, nghiện thuốc, và cai thuốc
Khi dùng ma túy thường xuyên sẽ dẫn tới hiện tượng quen thuốc. Điều
này có nghĩa là người nghiện sẽ phải dùng một lượng ma túy lớn hơn để giành
được độ mạnh và tác dụng tương đương. Khi những liều lớn hơn được dùng
nhiều lần, thì sự phụ thuộc về thể chất và nghiện thuốc xuất hiện [28]. Với sự
phụ thuộc về mặt thể chất, thì cơ thể thích nghi với sự có mặt của thuốc và
những triệu chứng cai có thể xuất hiện nếu giảm liều hoặc ngừng thuốc
1.2. Tình hình ngộ độc ma túy ở trên thế giới và ở Việt Nam:
1.2.1. Tình hình ngộ độc ma túy trên thế giới :
Theo WHO vào năm 2007 số người nghiện ma túy lên đến 300 triệu
người gây tổn thất 10 tỷ USD
Tại Mỹ số người nghiện ma túy chiếm 8.5% dân số .đây cũng là nước có
số người nghiện ma túy lớn nhất thế giới
6
Theo số liệu điều tra mà chương trình kiểm soát ma túy của liên hợp
quốc thăm dò 20.000 học sinh đang học trên 100 trường THCS, THPT trong
năm 2000 có 2/3 số học sinh trả lời biết ít nhất một loại ma túy, 44% số học
sinh từng sử dụng chất gây nghiện nói chung, 4,2% có sử dụng ma túy, đặc
biệt 0,2% sử dụng thuốc phiện.
Bất chấp những tác hại chết người của MDMA loại ma túy này vẫn
được sản xuất với số lượng ngày càng nhiều trên thế giới, trong đó châu âu
nổi lên như là trung tâm sản xuất thuốc lắc, kinh doanh MDMA luôn là một
nghành siêu lợi nhuận .
Theo hệ thống cảnh báo lạm dụng thuốc (Drug Abuse Warning

Network (DAWN) thấy tỉ lệ cấp cứu vì ngộ độc MDMA tăng lên đáng kể tại
các khoa cấp cứu, năm 1995 có 421 ca cấp cứu đã tăng lên 4026 năm 2002.
trong năm 2005 là 10752 ca. Số BN đến cấp cứu vì ngộ độc amphetamin
chiếm 1 % tổng số bệnh nhân đến cấp cứu tại các phòng cấp cứu.
1.2.2. Tình hình ngộ độc ma túy tại việt nam:
Tại Việt Nam theo báo cáo của bộ lao động và thương binh xã hội :
cuối tháng 6/2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy so với cuối năm
1994 số người nghiện ma túy tăng gấp 2,7 lần với mức tăng xấp xỉ 6000 người
nghiện trong một năm, độ tuổi của người nghiện ma túy có xu hướng trẻ hóa,
năm 1995 có 42% độ tuổi <30, cuối năm 2010 độ tuổi < 30 chiếm 70%
Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy có nhiều thay
đổi, tỷ lệ người nghiện thuốc phiện và các chất kích dạng ma túy tổng hợp
tương đương nhau khoảng 1,2% - 1,4% nhưng theo đánh giá của cơ quan
phòng chống tội phạm và ma túy của liên hợp quốc (UNODC) việc lạm dụng
ATS đặc biệt là MAMD đang có xu hướng gia tăng trong người nghiện ma
túy tại việt nam, nhất là khi việt nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu
7
vực chiếm ½ số người lạm dụng loại ma túy này trên toàn thế giới, việc gia
tăng lạm dụng các loại ma túy tổng hợp khiến cho công tác phòng ngừa và cai
nghiện phục hồi cho nhóm người nghiện ma túy gặp rất nhiều khó khăn.
1.3. AMPHETAMIN
1.3.1. Lịch sử :
Amphetamin được tổng hợp lần đầu tiên vào năm 1887 bởi nhà hóa học
người Rumani với mục đích ban đầu là làm tăng sự tỉnh táo, giảm sự mệt mỏi,
giảm chú ý, điều trị hội chứng tăng động ở trẻ em, điều trị béo phì, bốn mươi
năm sau đặc tính kích thích của loại thuốc này được khám phá. Sau đó, vào
năm 1932, lần đầu tiên nó xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ dưới dạng thuốc
hít. Amphetamin trở nên phổ biến vào năm 1937 dưới dạng viên, với tác dụng
chữa rối loạn giấc ngủ. Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới thứ 2,
Amphetamin được sản xuất rất nhiều, chất này vừa được sử dụng trong chiến

tranh để xua tan sự mệt mỏi, vừa để sử dụng bởi các công nhân nhà máy để
tăng năng xuất. Sau chiến tranh xuất hiện những dịch bệnh lạm dụng
Amphetamin.
1.3.2. Cấu trúc hóa học:

Hình 1. Amphetamine
8

- Công thức hóa học: C9H13N
- Các dạng chế phẩm:
+ Amphetamin Coplex
+ Benzphetamin
+ Dextroamphetamin
+ Methyphenidate
+ Methamphetamin
- Đường dùng: đường uống, tiêm TM, hút, hít
1.3.3. Dược động học:
- Hấp thu: qua niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, gắn với protein huyết tương
16-40%
- Chuyển hóa: được chuyển hóa qua gan
- Thải trừ: được thải trừ qua thận
- Thời gian bán hủy: phụ thuộc vào PH niệu
+ PH niệu <6,6: thời gian bán hủy 7-14h
9
+ PH niệu >6,7: thời gian bán hủy 18-32h
-Nồng độ đỉnh đạt được sau tiêm và hít 30 phút, sau uống 2-3h
1.3.4. Tác dụng:
- Liều uống 20-100mg/lần: tác dụng run, bồn chồn, mất ngủ, giãn đồng tử, tim
đập nhanh
- Liều cao gấp 5-10 lần gây kích động, ảo giác

- Liều gấp trên 10 lần gây rối loạn về thần kinh tâm thần, co giật, tim nhịp
nhanh, tăng HA, tăng thân nhiệt, tai biến mạch máu não, phù phổi cấp, tử
vong.
1.3.5. Các dạng Amphetamin:
- Dạng hít: Cùng thuốc lá (17% liều).
- Dạng đá (ice): dạng mới trong, tinh thể, hít, tiêm tác dụng nhanh, hết
sau 8->24s, rối loạn tinh thần nặng sau dùng dạng đá gây độc với tâm thần
kinh, ảo thính, hoang tưởng, và hành vi bạo lực.
- Dạng P - Methylamphetamin: gây cơn tăng huyết áp, tăng đường
huyết tăng biến chứng và lo âu kéo dài.
1.4.MDMA:
1.4.1. Lịch sử:
Là dẫn xuất của Amphetamin, được tổng hợp từ năm 1912 bởi nhà hóa
học Merck người đức và những năm 1970 được sử dụng là thuốc giải trí tại
Hoa Kỳ.
Năm 1980 tại Mỹ MDMA được biết đến là thuốc lắc và được dùng rộng
rãi trong các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm, đến năm 1985 là chất bị kiểm soát
như các ma túy khác và không được dùng rộng rãi [139]
10
Năm 2008 LHQ ước tính hàng năm có 10-25 triệu người trên toàn cầu có
sử dụng MDMA ít nhất một lần.
1.4.2. Cấu trúc hoá học:
Hình 2: MDMA

- Tên hóa học: 3,4 Methylenedioxy Methamphetamine
- Khác cơ bản với amphetamin: Do có nhóm Methylenedioxy (-0-CH
2
-
0-) gắn với vị trí 3 và 4 của nhân thơm trong phân tử amphetamin.
- Cấu trúc này giống với các cấu trúc gây ảo giác ở một số loài cây

xương rồng.
- Công thức hóa học: C11H15NO2
1.4.3. Dược động học
- Hấp thu: qua đường tiêu hoá
11
- Chuyển hóa: qua gan
- Thải trừ: 65% qua thận, 7% chuyển hoá thành MDA trong vòng 24h
sau khi uống [118]
- Thời gian bán thải: 8h
- Dạng bào chế: viên nang, viên nén ép, dạng bột
- Mỗi viên nén chứa 50-100mg MDMA, thường được pha trộn với các
thuốc khác như: heroin, ketamin, ephedrin
1.4.4. Tác dụng dược lý và độc tính
-Tác dụng 30- 60 phút sau khi uống thuốc
-Đạt nồng độ đỉnh :90 phút
- Gắn nhanh vào nước, tan trong mỡ, qua được hàng rào máu não
-Thời gian tác dụng của thuốc kéo dài 4-8h
- Sau 30 phút uống thuốc xuất hiện các triệu chứng tăng nhịp tim, tăng
phản xạ gân xương, khô miệng, tăng các hoạt động tâm thần, ảo giác.
-Trong vòng 1h sau uống thấy cảm giác lâng lâng, thư giãn, sảng khoái,
ảo giác. Những cảm giác này đạt được cho đến 90 phút và sau đó giảm dần
trong vòng 3-4h.
1.4.5. Liều và tác dụng:
- Liều giải trí là 50 - 150mg
- Thường dùng 1-2 viên, có trường hợp dùng đến 10 viên, kèm theo các
thuốc khác
- Với liều 1-2mg/kg có các tác dụng hội chứng cường giao cảm
- Liều 4-5mg/kg có tác dụng tăng thân nhiệt.
12
- Liều thấp : Tác dụng tự tin, lâng lâng thấy mầu sắc rạng rỡ, thấy thân thiện

- Liều cao: lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, lú lẫn
- Liều rất cao: rối loạn nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, tiêu
cơ vân, đông máu lòng mạch, đột quỵ, co giật, hôn mê có thể tử vong.
- Ngộ độc mạn tính gây tổn thương có neuron sinh serotonin biểu hiện
bằng các triệu chứng: Rối loạn nhân cách, mất ngủ, lo lắng, rối loạn kiềm chế
mê sảng như người nghiện thiếu ruợu hoặc cocain.
1.5.METHAMPHETAMIN:
1.5.1.Lịch sử:
SMethamphetamine là dẫn xuất của Amphetamin, lần đầu tiên được tổng
hợp vào năm 1893 bởi nhà dược học nhật bản với mục đích tăng sự tỉnh táo,
giảm sự mệt mỏi. Ba mươi năm sau, đã được đưa vào điều trị viêm mũi và
hen suyễn. Methamphetamine được sử dụng rộng rãi cho quân đội Đức, Nhật
Bản, và Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II để tăng sự tỉnh táo và giảm đi
mệt mỏi.
Methamphetamine được sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các rối loạn
tăng động ở trẻ em, giảm chú ý (ADHD), điều trị béo phì ở người lớn, và điều
trị các chứng rối loạn giấc ngủ. Sử dụng Methamphetamine và các loại
Amphetamine khác như chất kích thích để thỏa mãn bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ,
Nam Á, Philippines, và Nhật Bản. Khoảng 5% dân số Mỹ đã từng sử dụng
Methamphetamine, ước tính khoảng 500.000 người sử dụng hàng tháng.
Methamphetamine có thể được tổng hợp thông qua các phản ứng đơn
giản bằng cách sử dụng các hóa chất sẵn có và những loại thuốc cảm như
Ephedrine, Pseudoephedrine Mặc dù một số loại Methamphetamine cấm
được sản xuất với mục đích làm dược phẩm, nhưng phần lớn
13
Methamphetamine sử dụng cho mục đích ăn chơi. Hàng ngàn phòng thí
nghiệm nhỏ lẻ chủ yếu ở khu vực nông thôn của Mỹ có thể sản xuất được
hàng kg.
1.5.1. Cấu trúc hóa học
Hình 3: Methamphetamine

- Phenethylamines chứa nhóm đặc trưng của chất kích thích hệ thống
thần kinh trung ương (hình 1) .
14
- Phenylethylamine nguyên mẫu là alpha methyl phenethylamine, được
dùng để đặt tên thông thường cho các loại amphetamine. Amphetamine chứa
một nhóm methyl ở vị trí alpha của chuỗi carbon.
- Methamphetamine: có một nhóm methyl thứ hai
- Công thức hóa học: C10H15N
- Dạng bào chế: viên nén, bột màu trắng và màu vàng
- Đường dùng: uống, hút, hít, tiêm TM
1.5.2.Dược động học:
- Hấp thu: được hấp thu qua đường tiêu hóa
- Chuyển hóa: qua gan
- Thải trừ: qua thận
- Nồng độ: đạt được 5phút sau hút, 20 phút sau uống
Nồng độ đỉnh 2-3h sau uống
-Bán thải: 9-10h
1.5.3.Tác dụng dược lý và độc tính:
Methamphetamine dễ dàng được hấp thụ khi được đưa vào cơ thể qua
đường miệng, phổi, mũi, cơ, tĩnh mạch, trực tràng và các tuyến đường âm
đạo.
Methamphetamine ưa chất béo, dễ dàng vượt qua màng chắn máu-não,
và có thể tích phân phối lớn (3-4 L / kg) . Sự thâm nhập xảy ra trong vòng vài
giây sau khi hút thuốc hoặc tiêm, có tác dụng trong vòng 5 phút sau khi hít
hoặc trong vòng 20 phút sau khi uống. Nồng độ cao nhất trong huyết tương
đạt được sau khoảng 30 phút khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp và lên đến 2-3
giờ sau khi uống. Mặc dù Methamphetamine có một nửa thời gian tồn tại
trong huyết tưởng là khoảng 12 - 34 giờ, nhưng thời gian tác động của nó
thường kéo dài hơn 24 giờ.
15

Qúa trình loại bỏ methamphetamine xảy ra thông qua gan và thận, bao
gồm cả cytochrome CYP2D6. Tính đa hình của đồng vị cytochrome có được
đề cập đến như là yếu tố gây ngộ độc bất ngờ.
Enzim phân giải methamphetamine kich hoạt các chuyển hóa mà có thể
được tích lũy khi sử dụng thường xuyên, liên tục. Sự loại bỏ ở thân phụ thuộc vào
pH của nước tiểu có liên quan đến pKa kiềm methamphetamine là khoảng 9-10.
1.5.4.Liều lượng và quá liều:
1.5.4.1.Qúa liều:
Quá liều methamphetamin sẽ gây tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, kích
động nghiêm trọng, và rối loạn tâm thần. Bệnh nhân bị nhiễm độc nghiêm
trọng có thể trở nên cực kỳ kích động .
Một số bệnh nhân không thể nhớ được những việc đã xảy ra do bị
kích động nghiêm trọng.
Với những người dùng methamphetamine nên đặc biệt chú ý đến nhịp
tim và nhân thiệt. Nhịp tim trên 120 nhịp mỗi phút hoặc thân nhiệt trên 38 ° C
– là những người có nguy cơ cao bị những tác động nghiêm trọng (co giật,
thay đổi tình trạng tâm thần cần đặt nội khí quản, lượng enzim creatine
kinase> 50.000 ti/L, tăng troponin, lượng enzim transaminase > 1000 U/L, và
tử vong).
1.5.4.2.Liều lượng:
- Liều thấp 10-25mg: tăng nhịp tim, tăng HA không đáng kể
- Liều cao hơn 30-40mg: tăng HA, tăng nhịp tim, suy hô hấp, h/c cường
giao cảm.
- 25% số bệnh nhân dùng Methamphetamin có đau ngực và hội chứng
mạch vành
1.6.Cơ chế ngộ độc:
16
Methamphetamine-chất dẫn truyền thần kinh tương tác - Các chất dẫn
truyền thần kinh norepinephrine, epinephrine, và serotonin được lưu trữ trong
tế bào chất của tế bào thần kinh giao cảm trước synapse. Các chất dẫn truyền

thần kinh này được giải phóng vào các synapse (khớp thần kinh) với sự khử
cực dây thần kinh. Khi ở trong synapse, các chất dẫn truyền thần kinh liên kết
với các thụ thể sau synap và tạo điều kiện cho phản ứng giữa các tác nhân hóa
học của hệ thần kinh (neurochemical respones). Sau đó, nó khuếch tán từ các
thụ thể sau synapse và nhanh chóng bị suy giảm hoặc tái hấp thụ và thay thế
vào tế bào chất. Quá trình tái hấp thu diễn ra với các tác nhân trung gian là
adenosine triphosphate (ATP) hoặc vào ion (Na +) vận chuyển chất dẫn
truyền thần kinh, cũng như bởi các kênh graddien nồng độ.
Methamphetamin là một chất dẫn truyền thần kinh gián tiếp.
Methamphetamine được đưa vào tế bào chất, nơi mà nó chiếm chỗ của
epinephrine, norepinephrine, dopamine và serotonin vào bào tương.
Khi nồng độ cytosolic tăng, chất dẫn truyền thần kinh khuếch tán ra
khỏi tế bào thần kinh và đi vào các synapse, nơi mà nó kích hoạt các thụ thể
sau synapse. Methamphetamine cũng vô hiệu hóa các hệ thống vận chuyển
chất dẫn truyền thần kinh tái hấp thu.
Kết quả của hai quá trình và sự gia tăng kích thích hưng phấn thần kinh
(adrenergic). Các phản ứng điều tiết duy nhất để kích thích bị phân hủy bởi
enzim catechol o-methyl transferase (COMT), quá trình suy thoái bão hòa chậm
Các thụ thể kích thích alpha và beta-adrenergic gây ra tăng huyết áp, nhịp tim
nhanh, thân nhiệt cao, co thắt mạch. Sự kích hoạt chất dẫn truyền thần kinh
serotonin góp phần gây ra sự thay đổi, sự nhạy cảm cũng như phản ứng loạn
trí đói khát. Sự kích thích của thụ thể dopamine tác động đến ham muốn thèm
thuốc và hành vi tìm kiếm thuốc, và các triệu chứng tâm thần.
17
1.7. Triệu chứng lâm sàng:
Chủ yếu biểu hiện lâm sàng 2 hội chứng: h/c kích thích giao cảm và: h/c
serotonin.
1.7.1. Hội chứng kích thích giao cảm:
- Ảo giác hoang tưởng
- Mạch nhanh

- Tăng huyết áp
- Tăng thân nhiệt
- Vã mồ hôi
- Giãn đồng tử
- Dễ kích thích
1.7.2. Hội chứng serotonin:
Biểu hiện lâm sàng do kích thích quá mức receptor serotonin tại thần kinh
trung ương, do tăng tích lũy 5 hydroxytryptamine tại thần kinh trung ương hoặc
thứ phát do ức chế quá trình chuyển hóa của serotonin. Hội chứng này biểu hiện:
1. thay đổi tình trạng tinh thần, lo lắng, kích thích, có động tác vận động
bất thường, sảng, lẫn lộn.
2. kích thích thần kinh tự động, tiêu chảy, đỏ da, tăng huyết áp, tăng thân
nhiệt, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, giãn đồng tử.
3. kích thích dẫn truyền thần kinh – cơ, rung giật nhãn cầu, tăng trương
lực cơ (chi dưới > chi trên), tăng phản xạ gân xương, rung giật cơ, máy cơ.
1.7.3.Các triệu chứng lâm sàng khác:
Bệnh nhân nhiễm độc methamphetamine từ hầu như không có triệu
chứng khi khủng hoảng thần kinh giao cảm với các cơn co giật, nhiễm axit
chuyển hóa, và nguy cơ trụy tim. Kích động, nhịp tim nhanh, rối loạn tâm
thần là một trong những phát hiện thường xuyên nhất theo báo cáo của khoa
cấp cứu. Nhiễm độc đe dọa tính mạng được đặc trưng bởi tăng huyết áp, nhịp
18
tim nhanh, kích động điên cuồng nghiêm trọng, thân nhiệt cao, nhiễm acid
chuyển hóa, và co giật. Những yếu tố tiên lượng cho những ca tử vong bao
gồm: hôn mê, sốc, thân nhiệt > 39 ° C, suy thận cấp, nhiễm acid chuyển hóa,
tăng kali máu (K 5,6-8,5 mmol / L).
Những người lạm dụng Methamphetamine có thể suy dinh dưỡng, kích
động và rối loạn, chứng ngồi, nằm không yên.
Methamphetamine có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tai
mũi họng, thần kinh, da, tâm thần, bệnh truyền nhiễm, chấn thương, và nha khoa.

1.7.3.1.Tim mạch:
Nhịp tim nhanh và tăng huyết áp xuất hiện gần như toàn bộ ở các bệnh
nhân nhiễm độc không phân biệt mức độ nghiêm trọng. Thiếu máu tim cục
bộ, nhồi máu cơ tim và bệnh cơ tim đã được nhận thấy trên những người sử
dụng methamphetamine cấp tính và mãn tính. Trong một nghiên cứu hồi sức
cấp cứu, 25% số bệnh nhân sử dụng methamphetamine bị đau ngực có những
dấu hiệu của hội chứng mạch vành cấp.
Nhiễm độc methamphetamine nặng thường đi cùng với trụy tim đột
ngột. Sự kích động nghiêm trọng thường báo trước sự ngừng tim, có thể xảy
ra với cảm giác hoảng sợ nhanh chóng được quan sát thấy sau cơn kích động
vài phút.
Trụy tim được cho rằng phát sinh từ sự suy giảm hỗn hợp chất dẫn
truyền thần kinh, nhiễm acid chuyển hóa, và mất nước. Trong năm 2009, the
United States' National Poison Data System đã báo cáo 2183 trường hợp có
sử dụng methamphetamine liên quan đến sự hội trẩn ở Poison Control Center.
Có bảy người chết và 384 người bị đe dọa tính mạng.
Rối loạn chức năng van có thể được liên quan đến các tác động của
methamphetamine với sử dụng chất dẫn truyền thần kinh serotonin, trong
khi việc bóc cơ tim tách và làm rách động mạch chủ có nhiều khả năng do
19
ảnh hưởng của co cứng và cao huyết áp. Tiêm chích ma tuý làm tăng nguy
cơ gây lên di chứng nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
1.7.3.2.Đầu, mắt, tai, mũi và cổ họng:
Giãn đồng tử phản ứng tối thiểu, tổn thương niêm mạc từ bơm (hít),
bỏng vùng miệng - hầu ở những người hút ethamphetamine, và phì đại nướu.
Sâu răng xuất hiện phổ biến ở những trường hợp lạm dụng
methamphetamine mãn tính do thói nghiến răng lúc ngủ, giảm tiết nước bọt,
và vệ sinh răng miệng kém.
1.7.3.3.Phổi:
Tăng nhẹ trao đổi khí, tỷ lệ hô hấp, và thể tích khí thường là những

biểu hiện khi nhiễm độc nghiêm trọng. Methamphetamine có thề gây ra phù
phổi cấp tính, tăng áp phổi và chấn thương nhiệt (nếu hút thuốc). Các biến
chứng phổi khác bao gồm: tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm phổi,
tổn thương phổi cấp tính, và xuất huyết phổi.
1.7.3.4.Tiêu hóa:
Methamphetamine có thể gây ra nôn mửa và tiêu chảy do tác dụng kích
thích dây thần kinh giao cảm.
1.7.3.5.Phụ khoa / sản khoa:
Đưa thuốc qua âm đạo ở những sản phụ lạm dụng methamphetamine, đã
xảy ra những trường hợp suy nhau thai, xuất huyết nhau thai, và đứt nhau
thai.
1.7.3.6.Chi:
Các chi là khu vực bị tổn thương do bỏng hoặc chấn thương, và dấu vết
của tiêm tĩnh mạch nhiều lần có thể xuất hiện trên các chi.
1.7.3.7.Da liễu:
Sự pha chế thuốc có thể gây ra bỏng nhiệt hoặc bỏng hóa chất, phổ biến
nhất là tay và mặt. Tiêm chích ma tuý có thể khiến viêm tế bào, áp xe, và
20
những dấu vết. Tình trạng lạm dụng methamphetamine kéo dài thường đi kèm
với cảm giác kiến bò và nhiều người lạm dụng methamphetamine có nhiều
những vết trầy da nhỏ ở nhiều khu vực khác nhau do gãi liên tục. Thiếu dinh
dưỡng và thiếu vitamin có thể gây ra những biến đổi ở da (nứt, chốc mép, loét
miệng) hoặc chảy máu và bầm tím vùng bụng.
1.7.3.8.Thần kinh:
Chứng rối loạn vận động múa giật là một phát hiện tương đối phổ biến
trong nhiễm độc methamphetamine cấp, và phát sinh từ sự hỗn loạn trong dẫn
truyền thần kinh dopamine. Sự thiếu hụt ổ thần kinh có thể là nguyên nhân
dẫn đến thiếu máu cục bộ, nhồi máu, hoặc xuất huyết hệ thần kinh trung
ương. Co giật có liên quan với nhiễm độc nặng, thường trong vòng 24 giờ sử
dụng methamphetamine.

1.7.3.9.Tâm thần:
Sử dụng methamphetamine cấp tính có thể gây kích động điên cuồng
và hoang tưởng. Sử dụng methamphetamine mãn tính hay quá nhiều liên quan
chặt chẽ tới một loạt các triệu chứng tâm thần bao gồm hoang tưởng và rối
loạn tâm thần, ảo giác, ý định giết người và tự tử, rối loạn tâm trạng, lo lắng .
Tự tử, giết người, rối loạn tâm thần và hành vi, vận động bất thường thường
thấy ở người sử dụng mãn tính cũng như quá nhiều.
1.8. Cận lâm sàng:
- Tìm độc chất amphetamin, MDMA, methamphetamin trong nước tiểu
bằng phương pháp sắc ký miễn dịch
- Công thức máu
- Khí máu
- Hóa sinh: Ure, đường máu, Creatinin, điện giải đồ, men gan, CK.
- X quang tim phổi
- Điện tâm đồ
21
1.9. Điều trị:
1.7.1. Nguyên tắc xử trí ngộ độc
Đánh giá bệnh nhân, bệnh nặng khi có:
- Rối loạn ý thức, hôn mê
- Co giật
- Suy hô hấp: tím tái, ngừng thở
- Tụt huyết áp hoặc không đo được
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt
1.7.2. Điều trị cụ thể
* Với đường uống
- Gây nôn : không khuyến cáo do tăng nguy cơ co giật, xuất huyết và
biến chứng tim mạch.
- Than hoạt: tối thiểu 240 ml H2O mỗi 30g than hoạt. 25-100g cho ngời
lớn, 25-50g trẻ em 1-12 tuổi, 1g/kg trẻ <1 tuổi. Nhuận tràng không khuyến

cáo thường qui (buồn nôn, nôn, co thắt bụng, RLĐG, tụt HA)
* Điều trị co giật
- Diazepam: mỗi 2-3 phút (tối đa 5mg/phút)
- Phenobarbital: 600-1200 mg khởi đầu (hoặc 25-50 mg/phút), duy trì
120-240 mg/20 phút.
- Nếu không khống chế được: midazolam 0.2 mg/kg bolus, truyền 1-2
mg/kg. Propofol (khởi đầu 1-2 mg/kg, duy trì 2-10 mg/kg/h
* Điều trị cao huyết áp
- Thường thoáng qua chỉ cần xử trí nếu nặng
* Điều trị triệu chứng
- Lo âu, kích động: haloperidol
- Tăng thân nhiệt: chườm mát, hạ nhiệt, an thần
22
- Tiêu cơ vân: truyền dịch, lợi tiểu, kiềm hoá nước tiểu.
- Rối loạn nhịp tim: lidocain, amiodarone
23
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
- Bệnh nhân bị ngộ độc: Amphetamin, Methamphetamine, MDMA vào trung
tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2010 đến 9/2012
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
1. Có dùng Amphetamin, Methamphetamine, MDMA
2. Xét nghiệm độc chất trong nước tiểu của bệnh nhân dương tính
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Có các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch.
- Có uống các thuốc khác: thuốc ngủ, an thần, hướng thần ,các loại ma
túy khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Loại hình nghiên cứu
- Mô tả hồi cứu
2.2.2. Tiến hành nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin
- Từ bảng thống kê các bệnh nhân ngộ độc cấp chất kích thích tại trung
tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2010 đến tháng 09/2012
- Chọn các bệnh án đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và không có các tiêu
chuẩn loại trừ để đưa vào nghiên cứu.
2.2.3. Thời gian và địa điểm
2.2.3.1. Thời gian
- Từ tháng 1/2010 đến hết tháng 9/2012
24
2.2.3.2. Địa điểm
- Tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai
2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.4.1 Cỡ mẫu:
- Cỡ mẫu thuận tiện
2.2.5. Triển khai nghiên cứu:
2.2.5.1. Chỉ số nghiên cứu:
2.5.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
- Họ tên, tuổi, giới
- Nghề nghiệp: lao động tự do, học sinh sinh viên, công chức, công nhân
- Địa chỉ
- Hoàn cảnh xẩy ra ngộ độc
- Tiền sử dùng thuốc: dùng lần đầu, thường xuyên dùng
- Loại thuốc sử dụng: Amphetamin, Methamphetamin, MDMA
- Đường dùng thuốc: uống, hút, hít, tiêm TM
- Dạng thuốc dùng: viên, bột
-Thời gian dùng thuốc
- Số lượng thuốc đã dùng

- Triệu chứng xuất hiện đầu tiên sau dùng thuốc
- Thời gian từ khi uống đên khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên
- Điều trị của tuyến trước: truyền dịch, an thần, hạ nhiệt
- Thời gian từ khi sử dụng thuốc đến khi nhập viện
- Thời gian được cấp cứu ban đầu sau dùng thuốc
25

×