Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả gần của phẫu thuật điều trị ung thư thân đuôi tụy ngoại tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 57 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U thư tụy là tập hợp các u ác tính có nguồn gốc từ cấu trúc của tụy. Có
hai loại: Ung thư tụy ngoại tiết và ung thư tụy nội tiết. Trong đó chủ yếu gặp
ung thư tụy ngoại tiết [5], [6], [8]. Vị trí đầu tụy chiếm 70%, thân đuôi tụy
chiếm 30% [3], [8], [9], [21]. Tần suất mắc bệnh của ung thư tụy thay đổi
theo từng vùng, từng nước khác nhau. Nhưng nhìn chung tỷ lệ mới mắc hàng
năm có chiều hướng tăng nhanh ở tất cả các nước, đặc biệt là những nước
công nghiệp phát triển. Ung thư tuỵ ngoại tiết là một bệnh nặng có tiên lượng
xấu. Tại Mỹ, ung thư tuỵ đứng hàng thứ 2 trong số các nguyên nhân chết của
ung thư đường tiêu hoá và đứng hàng thứ 5 trong số các nguyên nhân chết do
ung thư nói chung. Tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư tuỵ chỉ đạt từ 1-2%.
[3], [6], [9].Tỷ lệ này có tăng lên trong những năm gần đây nhưng nói chung
cũng không vượt quá mức 7% [3], [9].
Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chưa được làm sáng tỏ, chỉ có thể đưa ra
một số yếu tố nguy cơ của ung thư tụy như thói quen uống rượu, hút
thuốc,chế độ ăn nhiều mỡ, nghề nghiệp có tiếp xúc với một số hóa chất và
nam gặp nhiều hơn nữ [5], [6], [8].
Việc chẩn đoán sớm ung thư tụy để điều trị còn gặp nhiều khó khăn
ngay cả với các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa vì các triệu chứng nghèo nàn,
không điển hình, nhất là các khối u vùng thân đuôi tụy. Nếu bệnh nhân đến ở
giai đoạn muộn thì chẩn đoán có dễ hơn nhưng điều trị thì khó khăn và tiên
lượng sau mổ lại rất hạn chế [2], [6], [9]. Cũng chính vì các triệu chứng lâm
sàng nghèo nàn nên hiện nay việc chẩn đoán ung thư tụy vẫn chủ yếu nhờ vào
tiến bộ của các phương tiện hiện đại như chẩn đoán hình ảnh, chọc hút sinh
thiết dưới hướng dẫn của siêu âm và gần đây có áp dụng thêm các chất chỉ
điểm khối u (Tomor markers).
Trước một bệnh nhân u thân đuôi tụy thì lựa chọn hàng đầu là điều trị
ngoại khoa (phẫu thuật), ngay cả phẫu thuật không triệt để. Nên kết hợp điều trị
hóa chất cho những u ác tính di căn hoặc phẫu thuật không có tính tiệt căn . Điều
trị nội khoa đơn thuần chỉ dành cho những bệnh nhân có những chống chỉ định


về phẫu thuật như bệnh tim, bệnh phổi mạn tính… [5], [6], [8], [29], [30].
Trên thế giới, phẫu thuật cắt tuỵ lần đầu tiên được thực hiện vào năm
1683 bởi Johann Conrad Brunner. Tác giả này đã tiến hành cắt tuỵ trên chó
không làm gây mê [57] Ngày 4 tháng 7 năm 1882, Trendelenburg [48] là
người đầu tiên cắt khối u của tuỵ trên người, (u sacom tế bào hình thoi). Năm
1890 Briggs [45] mô tả việc cắt một khối u lớn vùng thân tuỵ
Tại việt nam trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về u tụy
nội tiết, u tụy ngoại tiết , u đầu tụy … số lượng bệnh nhân ngày càng tăng và
được phẫu thuật nhiều hơn. Tại Bệnh viện Việt Đức gần đây có một số nghiên
cứu và báo cáo về chẩn đoán và điều trị u tụy, như năm 2004 Đỗ Trường Sơn
có nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị ung thư tụy ngoại tiết (Luận án tiến sỹ
y học) [3]. Năm 2007 Nguyễn Thanh Hải có nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
phẫu thuật u tụy nội tiết (Luận văn thạc sỹ y học) [11]. NăGần đây nhất, năm
2009 Nguyễn Văn Cường nghiên cứu về ung thư tụy ngoại tiết vùng đầu
tụy(luận văn thạc sỹ y học) [15]. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá
riêng đối với ung thư tụy ngoại tiết vùng thân đuôi tụy.
Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả gần của phẫu thuật điều trị
ung thư thân đuôi tụy ngoại tiết” với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng của ung thư thân đuôi
tụy ngoại tiết qua những trường hợp đã phẫu thuật tại bệnh viện
Việt Đức năm 2007-2011.
2. Đánh giá hiệu quả gần của phẫu thuật ung thư thân đuôi tụy
ngoại tiết tại Bệnh viện Việt Đức năm 2007-2011.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu, sinh lý tuyến tụy.
1.1.1. Giải phẫu tụy.
Tụy được Herophiles mô tả lần đầu tiên vào khoảng 300 năm trước công
nguyên. Năm 100 sau công nguyên, tụy được Rufus đặt tên “Pancreas” như

ngày nay. Giống như gan, tụy phát triển từ vách của tá tràng trong thời kỳ bào
thai ở chỗ nối của ruột trước và ruột giữa [22]
1.1.1.1.Vị trí và hình thể ngoài của tuyến tụy [22]
Đầu tuỵ
Nằm ở ngang mức đốt sống lưng thứ 2, chỗ đường chính giữa hoặc hơi
lệch sang phải một chút so với đốt sống này. Quãng 5% số bệnh nhân có đầu
tuỵ nằm ở bên trái cột sống. Đầu tuỵ cùng với tá tràng được treo đính vào gan
bởi dây chằng gan tá tràng. Đầu tuỵ được cố định chặt vào phần giữa đoạn II
và đoạn III tá tràng. Chỗ nối giữa đầu và cổ tuỵ được nhận biết ở phía trước
bởi một đường lõm trong đó có động mạch tá tuỵ chạy qua và ở phía sau bởi
một đường tưởng tượng nối tĩnh mạch cửa ở trên và tĩnh mạch mạc treo tràng
trên ở dưới.
Đầu tuỵ hơi dẹt gồm mặt trước và mặt sau. Mặt trước liên quan với môn
vị và đại tràng ngang. Cung mạch tá-tuỵ trước chạy song song với vòng cong
tá tràng. Mặt sau tuỵ tiếp cận với rốn gan và thận phải, cuống mạch thận phải,
tĩnh mạch chủ dưới cùng chỗ đổ của tĩnh mạch thận trái, cung mạch tá tuỵ
sau. Phần ngoại vi của ống mật chủ chạy trong một rãnh lõm nằm ở mặt sau
đầu tuỵ. Cũng có khi nó nằm hẳn trong lòng nhu mô đầu tuỵ. Có thể có một
động mạch gan bất thường hoặc một động mạch đại tràng giữa bất thường
nằm trong lòng hoặc phía sau đầu tuỵ. Đôi khi thấy một “lưỡi” nhu mô tuỵ
xuất phát từ mặt sau đầu tuỵ ôm vòng một phần tĩnh mạch chủ dưới. Đó là
hiện tượng phát triển bất thường của phần thấp bên trái mặt sau đầu tuỵ, nó
vòng phía sau tĩnh mạch cửa, bó mạch mạc treo tràng trên, trước động mạch
chủ và tĩnh mạch chủ bụng. Trên thiết đồ cắt đứng dọc trước sau, phần tuỵ
phát triển bất thường này nằm kẹt giữa động mạch mạc treo tràng trên và
động mạch chủ với tĩnh mạch thận trái ở trên và động mạch chủ với tĩnh mạch
thận trái ở trên và đoạn III hoặc đoạn IV tá tràng ở dưới (Hình 1.1). Sự phát
triển bất thường này của đầu tuỵ có khi không có hoặc có khi lại tới mức ôm
vòng toàn bộ bó mạch mạc treo tràng trên (Hình 1.2). Rất nhiều mạch ngắn đi
từ động mạch mạc treo tràng trên và tĩnh mạch cung cấp máu cho phần “lưỡi”

tuỵ này. Trong khi mổ phải hết sức thận trọng cặp cắt các mạch này.
Hình 1.1. Vị trí và hình thể tụy
Cổ tụy
Cổ tuỵ dài độ 1,5-2cm. Chỗ cổ tiếp nối với đầu tuỵ đã được mô tả. Phía
bên trái giới hạn của cổ tuỵ chỉ là qui ước. Cổ tuỵ thường nằm tương ứng với
đốt sống lưng thứ nhất.
Ở phía trước, cổ tuỵ thường được che phủ một phần bởi môn vị. Ở phía
phải, động mạch vị-tá tràng chia nhánh động mạch tá-tuỵ trước trên. Toàn bộ
đường đi của động mạch này liên quan đến đầu tuỵ, nhưng chỗ bắt nguồn của
nó lại ở phần trên của cổ tuỵ gần chỗ nối với đầu tuỵ.
Ở phía sau, tĩnh mạch cửa được tạo nên bởi sự hợp lưu của tĩnh mạch
mạc treo tràng trên và tĩnh mạch lách (Hình 1.3). Từ đây có nhiều nhánh nhỏ
đi vào mặt sau và mặt trước tuỵ. Các động mạch vị tá tràng và động mạch tá-
tuỵ trước trên thường nằm ở phía phải của cổ tuỵ. Khi cắt ngang qua cổ tuỵ
(Trong mổ cắt khối tá-đầu tuỵ) cần chú ý tĩnh mạch cửa và các nhánh bên
nằm ở ngay dưới.
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo TM cửa ở sau vùng cổ tuỵ
Thân tụy
Có hình lăng trụ với 2 mặt trước và sau dưới; các bờ trên, trước và dưới.
Không có các mốc rõ ràng phân định ranh giới phải, trái của thân tuỵ.
Thân tuỵ nằm ở khoảng ngang mức đốt sống lưng thứ nhất và được che
phủ ở phía trước bởi 2 lá kép của phúc mạc thành sau hậu cung mạc nối, phân
cách tuỵ với mặt sau dạ dày. Thân tuỵ cũng liên quan với mạc treo đại tràng
ngang: Lá phúc mạc này chẽ làm 2, một lá che phủ mặt trước và một lá che
phủ mặt dưới tuỵ. Động mạch đại tràng phụ giữa (Colica media accessoria)
chui ra từ bờ dưới tuỵ và chạy dọc xuống dưới giữa 2 lá của mạc treo đại
tràng ngang (Hình 1.1).
Mặt sau thân tuỵ không có phúc mạc che phủ liên quan với động mạch
chủ, với chỗ xuất phát của động mạch mạc treo tràng trên , với chỗ bám sau
của cơ hoành, tuyến thượng thận trái và thận trái (Hình 1.4). Tĩnh mạch lách

tiếp nhận nhiều nhánh tĩnh mạch nhỏ đến từ tuỵ. Trong khi mổ cần chú ý nhẹ
nhàng khi cặp cắt các nhánh này nếu muốn bảo tồn lách.
Hình 1.3: Liên quan giải phẫu vùng thân tuỵ
Mặt dưới thân tuỵ được che phủ bởi lá sau của mạc treo đại tràng ngang.
Thân tuỵ liên quan với đoạn IV tá tràng, dây chằng Treitz, và góc trái đại tràng.
Bờ trên thân tuỵ liên quan với thân tạng, động mạch gan ở phía bên phải
và động mạch, tĩnh mạch lách ở phía bên trái. Bờ trước thân tuỵ liên quan với
chỗ bám của mạc treo đại tràng ngang. Bó mạch mạc treo tràng trên nằm ngay
dưới bờ dưới thân tuỵ.
Đuôi tuỵ
Nằm ngang mức đốt sống ngực thứ 12. Đó là phần di động nhất của tuỵ.
Phần mút (đầu tận cùng) tiếp giáp với rốn lách. 1/3 số trường hợp đuôi tuỵ và
rốn lách dính sát kề nhau. Cùng với động mạch lách và phần đầu của tĩnh
mạch lách, đuôi tuỵ được bọc quanh bởi 2 lá của dây chằng lách-thận. Dây
chằng này chính là phần sau mạc treo nguyên thuỷ của dạ dày. Lớp ngoài tạo
thành lớp sau của dây chằng vị-tì. Khi phẫu tích đến lớp này có thể làm tổn
thương tới các mạch ngắn dạ dày. Bản thân dây chằng này hầu như không có
mạch máu.
Đứng về phương diện phẫu thuật, có thể chia khoang tuỵ làm 2 phần:
Phần bên phải động mạch chủ là phần nguy hiểm, phần thận trọng. Phần bên trái
động mạch chủ, ít phải chú ý hay là phần an toàn. Sự phân chia này dựa trên sự
hiện diện của các mạch lớn ở phía bên phải và phía bên trái thì không có.
1.1.1.2. Cấu tạo của tụy [16]
Tụy là một tuyến vừa nội tiết, vừa ngoại tiết nên được cấu tạo bởi hai phần:
Tụy ngoại tiết: cấu tạo giống như tuyến nước bọt mang tai, đó là các
chùm tuyến. Mỗi chùm tuyến có một bao liên kết riêng được lót bởi tế bào
tuyến. Nhiều chùm tuyến họp lại thành tiểu thùy. Các tiểu thùy được ngăn bởi
các vách liên kết. Dịch tiết ra từ tuyến được đổ vào các ống tiết. Hệ thống ống
tiết này bắt đầu từ lòng các nang tuyến đi ra rồi hợp thành các ống tiết trong
tiểu thuỳ. Các ống tiết trong tiểu thuỳ hợp thành các ống tiết gian tiểu thuỳ và

cuối cùng đổ vào hai ống tiết lớn là ống tụy chính và ống tụy phụ.
Tụy nội tiết: là các tế bào nằm lẫn lộn giữa phần ngoại tiết, tạo thành
đám gọi là đảo tụy hay đảo Langerhans. Tuy vậy cũng có những tế bào đơn
độc nằm rải rác cũng có khả năng chế tiết. Số đảo tụy có tới hơn một triệu đảo
ở người bình thường, nhiều nhất là ở đuôi tụy. Các đảo tụy không có ống tiết
nhưng có mạng mao mạch rất dồi dào bao bọc, những mao mạch có cửa sổ,
và nhiều thần kinh tự chủ. Các tế bào đảo tiết ra 4 loại hormon vào thẳng hệ
thống mao mạch để điều hoà chuyển hoá đường trong cơ thể:
- Tế bào Alpha tiết ra Glucagon. Cấu trúc của hormon này là một chuỗi
polypeptide mạch thẳng gồm 29 axít amin, có vai trò duy trì nồng độ bình
thường của glucoza trong máu và thường được coi như có tác dụng đối lập
với insulin tức là làm tăng nồng độ glucoza trong máu.
- Tế bào Beta tiết ra Insulin. Insulin được tìm thấy năm 1921 bởi
Frederick Banting và Charles Best. Cấu trúc gồm hai chuỗi polypeptide:
chuỗi A gồm 21 axít amin, chuỗi B gồm 30 axít amin, trọng lượng phân tử cả
hai chuỗi khoảng 6000 Daltons. Vai trò của Insulin là làm giảm lượng
glucoza trong máu đối lập với tác dụng của glucagon.
- Tế bào Delta tiết ra Somatostatin. Hormon này lần đầu tiên được tìm
thấy trong chất chiết xuất vùng hậu yên và được biết đến như một hormon ức
chế hormon tăng trưởng. Ngoài vùng hạ yên, nó còn được tiết ra ở đảo tụy từ
tế bào Delta, trong ống tiêu hoá và các tế bào thần kinh trung ương ngoài
tuyến yên. Cấu trúc của nó gồm hai chuỗi axít amin SS-28 và SS-14. Hai
chuỗi này có tác dụng sinh học khác nhau: chuỗi SS-28 ức chế tiết hormon
tăng trưởng, chuỗi SS-14 ức chế giải phóng glucagon và insulin. Chuỗi này
cũng tác động kìm hãm bài tiết men tụy bằng việc ức chế tiết cholecytoskinin
và secretin.
- Tế bào PP tiết ra Polypeptide tụy, là chuỗi chứa 36 axít amin. Nồng độ
của hormon này tăng trong máu sau bữa ăn, giảm khi nồng độ axít béo tự do
trong máu tăng. Tác dụng có thể ức chế co thắt túi mật; ức chế bài tiết men
tiêu hoá, nước và điện giải của tụy. Đặc tính sinh học của hormon này còn

chưa biết rõ.
Ống tiết của tụy: dịch tụy tiết ra từ các chùm tuyến theo các ống tiết
đổ vào các ống trong tiểu thùy. Các ống trong tiểu thùy họp lại thành ống liên
tiểu thùy để sau đó đổ ra ống tụy chính và ống tụy phụ.
* Ống tụy chính (Wirsung): chạy từ đuôi qua thân tụy theo trục của tụy,
ở đầu tụy thì gần mặt sau hơn mặt trước, ở thân và đuôi tụy thì gần mặt trước
hơn mặt sau. Ống to dần lên trên đường đi do nhận thêm các ống từ các tiểu
thuỳ khác nhau đổ thẳng góc vào ống chính. Khi tới cổ tụy thì ống chạy cong
xuống dưới, ra sau, sang phải, gặp ống mật chủ rồi cả hai ống cùng đâm chếch
vào trong thành khúc II tá tràng, hợp thành ống ngắn hơn, hơi phình rộng hơn
gọi là bóng gan tụy (bóng Vater). Đầu tận thu hẹp của bóng đổ vào nhú tá lớn.
* Ống tụy phụ (Santorini): tách ra từ ống tụy chính nhưng đi chếch lên
trên để đổ vào nhú tá bé. Ống tụy phụ là ống tiết của đầu tụy. Ống này nhận
các ống tiết ở phần dưới đầu tụy, chạy từ dưới lên trên, ở trước ống tụy chính
và nối tiếp với ống chính bằng một lỗ thông (chỗ gấp xuống dưới của ống
chính) rồi chạy theo trục của ống chính đổ vào nhú tá tràng bé (núm ruột bé)
Năm 2004, Naoyuki Takehara và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu giải
phẫu và chức năng ống tụy phụ bằng nội soi đặt bóng vào ống tụy chính qua
bóng Vater và bơm thuốc cản quang với áp lực cao để chụp (hình 1.5). Trên
phim chụp sẽ thấy rõ ống tụy phụ (balloon catheter endoscopic retrograde
pancreatography compression study - balloon ERP CS), còn nếu chỉ chụp với kỹ
thuật chụp nội soi ngược dòng ống tụy truyền thống (endoscopic retrograde
cholangiopancreatography - ERCP) thì không nhìn thấy ống tụy phụ.
Hình 1.5: Phân loại giải phẫu ống tụy phụ trên chụp Balloon ERP CS
A- Kiểu hình que. B- Kiểu hình thoi (hình suốt). D- Kiểu hình nang.
E- Kiểu hình cành cây (theo Naoyuki Takehara 2004 )
Từ nghiên cứu này các tác giả cho rằng những quan niệm trước kia về
ống tụy phụ có vai trò như một chiếc van an toàn khi ống tụy chính bị tắc ở
đoạn sau chỗ nối của ống tụy chính và ống tụy phụ là chưa thuyết phục.
1.1.1.3. Mạch máu và thần kinh của tụy:

Động mạch: tá tụy được cung cấp máu từ 2 nguồn: động mạch thân
tạng và động mạch mạc treo tràng trên.
* Các nhánh từ động mạch thân tạng: có 4 nhánh
- Động mạch tá tụy phải trên (hay động mạch tá tụy trên sau): là một
nhánh của động mạch vị tá tràng. Động mạch này chạy ở phía sau tá tràng,
vòng quanh ống mật chủ từ trên xuống dưới; từ trước ra sau; từ phải sang trái
rồi tiếp nối ở sau đầu tụy với động mạch tá tụy trái.
- Động mạch tá tụy phải dưới (hay động mạch tá tụy trên trước): động
mạch vị tá tràng sau khi tách ra nhánh tá tụy phải trên ở mặt sau khúc I tá
tràng, đi tiếp tới bờ dưới khúc I thì chia ra 2 ngành cùng: động mạch vị mạc
nối phải và động mạch tá tụy phải dưới. Động mạch tá tụy phải dưới chạy ở
mặt trước đầu tụy, chếch sang phải và xuống dưới, tới núm ruột to rồi luồn
qua khe giữa khúc II tá tràng và đầu tụy để tiếp nối với động mạch tá tụy trái
ở mặt sau tụy.
Hình 1.5: mạch máu của tụy và tá tràng
- Động mạch tụy lớn của Hale (hay động mạch tụy lưng - Dorsal
pancreatic artery): tách ở động mạch thân tạng hay ở động mạch lách rồi
chạy xuống phía sau cổ tụy; khi tới bờ dưới cổ tụy thì quặt lên, ra phía trước
để tiếp nối với một nhánh của động mạch vị tá tràng. Như vậy động mạch này
uốn vòng quanh cổ tụy từ sau ra trước trong khi động mạch tá tụy phải dưới
uốn vòng quanh đầu tụy từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.
- Các nhánh tụy của động mạch lách: tách từ động mạch lách chạy thẳng
vào thân và đuôi tụy. Theo Charles F. [16] thì có 75% trường hợp động mạch
lách cho nhiều nhánh chạy vào thân và đuôi tụy; 25% trường hợp động mạch
lách không tách nhánh nào, trừ động mạch tụy lớn (động mạch tụy lưng).
* Các nhánh từ động mạch mạc treo tràng trên: có 2 nhánh:
- Động mạch tá tụy trái (hay động mạch tá tụy dưới): phát sinh ở động
mạch mạc treo tràng trên, ngay bờ dưới cổ tụy; đi sang phải và chia ra 2
nhánh trên và dưới để tiếp nối với động mạch tá tụy phải trên và dưới ở mặt
sau đầu tụy, tạo nên 2 cung mạch tá tụy.

- Động mạch tụy dưới (hay động mạch tụy ngang - transverse pancreatic
artery): phát sinh từ động mạch mạc treo tràng trên, ngay ở chỗ động mạch
này thoát ra khỏi mặt sau tụy; đi sang trái, chạy dọc theo bờ dưới thân tụy,
tiếp nối với các nhánh tụy của động mạch lách.
*Tĩnh mạch: các tĩnh mạch của tụy đều trực tiếp hay gián tiếp đổ vào
tĩnh mạch cửa
- Tĩnh mạch tá tụy phải trên: đổ vào tĩnh mạch cửa
- Tĩnh mạch tá tụy phải dưới: khi tới trước đầu tụy thì chạy sang trái để
đổ vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên.
- Các tĩnh mạch khác ở thân và đuôi tụy đều đổ vào tĩnh mạch lách.
* Bạch mạch: có thể phân làm 4 nhóm:
- Bạch huyết ở phần trên tá tụy đổ vào chuỗi bạch huyết nằm dọc động
mạch lách: chuỗi lách.
- Bạch huyết ở phần dưới tá tụy đổ vào các hạch nằm quanh động mạch
mạc treo tràng trên: chuỗi mạc treo tràng trên.
- Bạch huyết ở phần phải tá tụy đổ vào các hạch nằm dọc các cung mạch
tá tụy: chuỗi trước và sau tá tụy.
- Bạch huyết ở phần trái tá tụy đổ vào các hạch ở rốn lách.
* Thần kinh: thần kinh thực vật của tá tụy tách ra ở đám rối dương và
mạc treo tràng trên. Các sợi đều đi theo các nhánh động mạch để tới tá tụy.
1.1.2. Sinh lý tụy [10]
Tuyến tụy là một tuyến pha, có cấu trúc bên trong giống cấu trúc của
tuyến nước bọt. Các tiểu đảo Langerhans của tụy chế tiết ra insulin, glucagon,
sandostatin và hormon tụy vào máu để duy trì nồng độ đường máu hằng định.
Các nang tụy bài tiết các men tiêu hoá, các tuyến nhỏ bài tiết một lượng lớn
dung dịch bicarbonat. Sản phẩm hỗn hợp của tuyến tụy ngoại tiết chảy vào
ống Wirsung. Ống này hợp với ống mật chủ ở bóng Vater rồi đổ vào tá tràng
qua cơ thắt Oddi.
Tụy của người sản xuất hàng ngày khoảng 1500-2500 ml dịch không
mầu, không mùi, pH từ 8.0 đến 8.3. Dịch và điện giải được tiết từ trung tâm

của nang và các tế bào ống tuyến khi có sự kích thích của secretin.
Dịch tụy chứa từ 1-3% protein trong đó 90% là thành phần của các men
tiêu hoá. Một số men tiêu hoá được tụy tiết ra dưới dạng hoạt động như
amylase, lipase. Một số men tiêu hoá khác được tiết ra dưới dạng chưa hoạt
động, đặc biệt là men tiêu đạm như trypsin, chymotripsin, carboxypeptidases
A và B. Các men này được kích hoạt trong lòng tá tràng nhờ enterokinase.
1.2. Giải phẫu lách [22]
1.2.1. Hình thể ngoài
Tỳ giống hạt cà phê hay hình tháp có 3 mặt (ngoài, sau trong, trước
trong); 3 bờ (trước, sau, trong), đặc biệt bờ trước sắc hình răng cưa, đỉnh ở
sau trên, đáy ở trước dưới.
1.2.2.Liên quan
a. Mặt ngoài hay mặt hoành (facies diaphramgmatica)
Lồi, áp vào cơ hoành, qua cơ hoành liên quan với góc sườn hoành của
màng phổi. Màng phổi che phủ hoàn toàn mặt sau ngoài của tỳ, phổi chỉ che
phủ 1 phần phía trên của tỳ (ở đường vai), và chỉ xuống đến xương sườn VIII
(ở đường nách giữa), do đó phổi ở phía trên giới hạn của tỳ.
b. Mặt trước trong hay mặt dạ dày (facies gastrica)
Lõm, nấp ở sau phình vị lớn của dạ dày và nối với dạ dày bởi mạc nối vị
tỳ, nối với tụy bởi mạc nối tụy - tỳ. Hai mạc nối này quây lấy thành bên trái
của hậu cung mạc nối. Mặt này còn có rốn tỳ, nơi các thành phần của cuống
tỳ đi vào và đi ra.
c. Mặt sau trong hay mặt thận (facies renalis)
Liên quan với thận và tuyến thượng thận trái.
d. Đáy hay đầu trước hoặc mặt kết tràng (facies colica)
Nằm trên góc đại tràng trái và dây chằng hoành đại tràng.
e. Đỉnh hay đầu sau (extremitas posterior)
Lách giữa dạ dày và cơ hoành, lá tạng của phúc mạc sau khi bọc các mặt
của tỳ đến đỉnh tỳ thì có hai khả năng:
- Hoặc 2 lá phúc mạc chập vào nhau và dính vào cơ hoành tạo thành dây

chằng hoành tỳ.
- Hoặc 2 lá phúc mạc tách xa nhau thì đỉnh tỳ dính trực tiếp vào cơ hoành.
1.2.3.Cuống lách
Bao gồm mạch máu thần kinh chạy trong 2 lá của mạc nối tụy tỳ.
a.Động mạch lách (a. lienalis)
- Là một nhánh của động mạch thân tạng, từ nguyên ủy chạy chếch sang
trái, dóc theo phía sau, bờ trên của thân tụy cùng với thân tụy, động mạch tỳ
bị dính vào thành bụng sau và nằm áp ở phía trước thận trái. Đến đuôi tụy,
động mạch tỳ trèo lên bờ trên tụy để ra mặt trước đuôi tụy và đi trong mạc nối
tỳ tụy (như đuôi tụy), đến gần rốn tỳ thì phân ra hai nhánh cùng.
- Ngành bên: gồm các ngành nuôi dưỡng cho tụy, các ngành nuôi dưỡng
cho dạ
dày (động mạch vị sau, động mạch vị ngắn, động mạch vị mạc nối trái)
và các ngành nuôi dưỡng cực trên của tỳ.
- Ngành cùng: gồm 2 ngành chạy qua rốn tỳ, rồi mỗi ngành lại chia nhỏ
dần đi
vào giữa các thùy, các tiểu thùy tạo thành những động mạch bút lông để
đổ vào các mao mạch trong chất tủy của tỳ.
b. Tĩnh mạch lách (v. lienalis)
Bắt đầu từ rốn lách đi ra, luôn đi theo động mạch tỳ khi tới sau đầu cổ
tụy thì nối với tĩnh mạch mạc treo tràng trên tạo thành tĩnh mạch gánh.
Tĩnh mạch tỳ chạy ở phía trước tĩnh mạch thận trái, trong một số trường
hợp có
thể nối tĩnh mạch tỳ vào tĩnh mạch thận trong phẫu thuật điều trị bệnh
tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
c. Bạch huyết
Có hai hệ:
- Hệ nông: nằm dưới phúc mạc của tỳ đổ vào các hạch ở rốn tỳ.
- Hệ sâu: nằm trong tổ chức của tỳ và cũng đổ vào các hạch ở rốn tỳ. Từ
rốn tỳ cả 2 hệ trên đổ vào các hạch nằm dọc theo động mạch tỳ.

d. Thần kinh
Chi phối cho tỳ thuộc hệ thần kinh thực vật gồm các sợi thần kinh tách ra
từ đám rối dương đi theo động mạch tỳ tới.
e. Ý nghĩa của cuống tỳ
Liên quan chặt chẽ đuôi tụy với động mạch vị mạc nối trái.Nếu cuống tỳ
dài thì cắt bỏ tỳ dễ. Nếu cuống tỳ ngắn thì ngược lại.
1.3. Giải phẫu tĩnh mạch cửa [22]
Tĩnh mạch cửa (gọi rõ là “tĩnh mạch cửa của gan”- “venna portaehepatis”
là một tĩnh mạch chức năng, thu máu tĩnh mạch từ tỳ, tụy và ống tiêu hóa ở
trong ổ bụng, đổ về gan.Máu tĩnh mạch cửa mang theo các chất dinh dưỡng
và các chất khác lên gan, để gan làm nhiệm vụ chọn lọc, chuyển hóa, lưu trữ,
hoặc thải loại các chất độc và thuốc dư thừa.
Tĩnh mạch cửa được hợp thành từ sau tụy bởi sự hợp nhất của ba tĩnh
mạch mạc treo tràng trên (V. mesenterica superior), tĩnh mạch tỳ (V.
Splenica) và tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (V. mesenterica inferior). Thường
thì tĩnh mạch tỳ nhận thêm máu từ tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (tạo thành
thân chung), trước khi hợp với tĩnh mạch mạc treo tràng trên tạo thành tĩnh
mạch cửa. Song đôi khi tĩnh mạch mạc treo tràng dưới không đổ vào tĩnh
mạch lách mà đổ thẳng vào tĩnh mạch mạc treo tràng trên hoặc đổ vào đúng
chỗ hợp lưu của hai tĩnh mạch trên.
Đường đi; liên quan của tĩnh mạch cửa được thành lập ở sau đầu cổ tụy
rồi đi lên trên chếch sang phải vào trong hai lá của mạc nối nhỏ, tới gần rốn
gan chia làm haingành phải và trái. Cả 2 ngành này chui vào trong gan phân
chia thành các nhánh nhỏ giống như động mạch gan.
Hình 1.6. Cấu tạo tĩnh mach cửa
1.4.Tình hình chẩn đoán u tụy ngoại tiết trên thế giới và tại Việt Nam
Các thăm dò chẩn đoán trước một trường hợp nghi ngờ ung thư tuỵ là
nhằm giúp xác định chẩn đoán và đánh giá khả năng cắt bỏ ung thư. Trong đa
số các trường hợp ung thư tuỵ có biểu hiện triệu chứng, các kỹ thuật chẩn
đoán ngày nay đã đạt được độ hoàn thiện để có thể giúp cho các nhà lâm sàng

có được quyết định chẩn đoán chính xác ở mức khá cao. Còn đối với những
trường hợp ung thư tuỵ chưa có biểu hiện triệu chứng thì hiện nay còn chưa
có được những biện pháp chẩn đoán sàng lọc hữu hiệu. Trong tương lai gần
có thể việc này sẽ được thực hiện nhờ sự phát triển và hoàn thiện của các
phương pháp chẩn đoán hình ảnh (Siêu âm ) hoặc bằng kỹ thuật sinh học
phân tử (Các tumor markers) [1], [4], [12], [16].
Ở thời điểm hiện tại, điều phải chấp nhận là đa số các trường hợp ung
thư tuỵ đến viện là đã ở giai đoạn muộn, chỉ có thể phẫu thuật mang tính tạm
thời hoặc nếu có cắt bỏ được u thì kết quả cũng không mấy sáng sủa, cả về tỷ
lệ tử vong lẫn thời gian sống thêm sau mổ [5], [6], [8].Việc lựa chọn kỹ càng
các bệnh nhân ung thư tuỵ để mổ cắt bỏ u là nhu cầu cấp thiết nhằm cải thiện
kết quả điều trị. Do đó mục đích của các thăm dò đánh giá là phải đưa ra được
chẩn đoán bệnh chính xác cũng như đánh giá đúng được mức độ xâm lấn tại
chỗ của ung thư để có thể biết được khả năng cắt bỏ u. Trong đa số các trường
hợp, các biện pháp chẩn đoán không chảy máu (không cần mổ) đã đủ để làm
việc này. Còn về khả năng cắt u thì phải kết hợp thêm việc thăm dò trong lúc
mổ [9], [11], [19], [35], 45].
Các triệu chứng lâm sàng gợi ý để bắt đầu các thăm dò chẩn đoán chủ
yếu là sự phát hiện thấy một khối u bụng vùng trên rốn (khám lâm sàng) hoặc
dấu hiệu đè đẩy của u vào các tạng lân cận. Ngoài ra, viêm tuỵ cấp và biểu
hiện bệnh đái đường (diabetes) trên người lớn tuổi cũng thường là những dấu
hiệu cảnh báo cho thầy thuốc nghĩ đến ung thư tuỵ [4], [3], [9], [11].
Trong khoảng mười năm trở lại đây đã có những tiến bộ vượt bậc về các
kỹ thuật và phương pháp chẩn đoán mới với hiệu quả chẩn đoán rất cao
nhưng cũng rất đắt tiền. Để tiết kiệm tiền bạc, rút ngắn thời gian chẩn đoán,
giảm được thời gian đau đớn chờ đợi của người bệnh và vẫn đạt được hiệu
quả chẩn đoán tốt, cần có sự lựa chọn chính xác các xét nghiệm cần thiết cả
về mặt giá trị chẩn đoán lẫn thứ tự lựa chọn cho thích hợp. Một vấn đề lớn
trong chẩn đoán ung thư tuỵ là phân biệt giữa ung thư tuỵ và viêm tuỵ mạn
tính. Tầm quan trọng của vấn đề này ngày càng rõ vì người ta thấy rằng việc

kết hợp ung thư tuỵ và viêm tuỵ mạn tính mức độ trung bình tới nặng là 40%
và viêm tuỵ mạn tính mức độ vừa tới nhẹ là 60% [69]. Trên cơ sở đó. các xét
nghiệm đánh giá chức năng tuỵ và kỹ thuật chụp nhấp nháy đồ tuỵ được coi là
những nghiệm pháp chẩn đoán có giá trị không chắc chắn. Các phương pháp
siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp mật tuỵ ngược dòng (ERCP) chụp mật qua
da, chụp mạch và xét nghiệm tế bào được coi là những biện pháp hữu ích.
Siêu âm trong mổ và chụp cộng hưởng từ (MRI) hiện đang được sử dụng
ngày càng rộng rãi cũng là những biện pháp rất tốt để xác định ung thư tuỵ.
Quyết định cuối cùng để chỉ định cắt u tuỵ vẫn phải dựa vào kỹ thuật chẩn
đoán tế bào hay mô bệnh học trong lúc mổ [11], [21].
1.5.Tình hình nghiên cứu điều trị thế giới và Việt Nam về u thân đuôi tụy.
1.5.1. Sơ lược lịch sử điều trị phẫu thuật u tụy
Phẫu thuật cắt tuỵ lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1683 bởi Johann
Conrad Brunner. Tác giả này đó tiến hành cắt tuỵ trên chó không làm gây mê [57]
Ngày 4 tháng 7 năm 1882, Trendelenburg là người đầu tiên cắt khối u
của tuỵ trên người, (u sacom tế bào hỡnh thoi) [58]
1890 Briggs mô tả việc cắt một khối u lớn vùng thân tuỵ [59]
1907 Desjardins [60] mổ thực nghiệm cắt tuỵ làm 2 thì trên xác người,
nhưng chưa thực hiện trên người bệnh.
1908 Sauvé mô tả cắt tuỵ 1 thì (nhưng trong ghi chép của Whipple thỡ
Sauvộ khụng làm trờn người).
1914 Hirschel [61] cắt tá tuỵ bán phần 1 thì để điều trị ung thư bóng
Vater. Sau khi cắt ông nối một ống cao su từ ống mật chủ đó cắt bỏ với tá
tràng. Bệnh nhân này sau mổ sống thêm được 1 năm.
1922 Tenani [62] cắt khối tá tuỵ điều trị ung thư búng Vater 2 thì, trong
đó thì một nối dạ dày hỗng tràng và ống mật chủ với tá tràng. Một tháng sau
mổ thì 2 cắt khối tá-đầu tuỵ và nối mỏm tuỵ cũn lại với hỗng tràng. Bệnh
nhân sống thêm >3 năm.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng
đường mật và bục miệng nối vỡ nhiều lý do khác nhau đó làm nản lòng nhiều

phẫu thuật viên và làm chậm bước phát triển của các phương pháp điều trị cắt
bỏ tuỵ trong ung thư.
1935, Whipple và các cộng sự của ông là Parson và Mullins báo cáo các
kinh nghiệm về cắt ung thư biểu mô bóng Vater [63].
Ca mổ đầu tiên của nhóm là vào đầu năm 1934: họ đó thành cụng trong
mổ cắt ung thư bóng Vater cùng với một đoạn tá tràng và đầu dưới ống mật
chủ. Phẫu thuật được chia làm 2 hay 3 giai đoạn
Ngày 6 tháng 3 năm 1940 Whipple [64] thực hiện lần đầu tiên ca mổ
cắt tá tuỵ trong một thỡ: đó là một bệnh nhân nữ 33 tuổi, đau thượng vị và sút
cân, không có dấu hiệu hoàng đản. Chẩn đoán trước mổ là ung thư vùng hang
vị (dạ dày), nhưng khi mổ ra thỡ đó lại là một khối u của đầu tuỵ.Whipple cắt
luôn một thỡ khối tá-đầu tuỵ và khâu đóng kín ống tuỵ lại.
Năm 1945 khi báo cáo kết quả theo dừi sống 5 năm của bệnh nhân này,
Whipple cho biết ông đó thực hiện 19 ca cắt một thỡ với tỷ lệ tử vong 31% và
8 trường hợp cắt 2 thỡ với tỷ lệ tử vong là 38%. Lúc này ông khuyến cáo
không nên mổ hai thỡ mà nờn mổ làm một thỡ, khụng những thế ông cũng
khuyên nên khâu nối mỏm tuỵ cũn lại với hỗng tràng.
Từ đó cho đến nay, phẫu thuật cắt khối tá-đầu tuỵ được nhiều người thực
hiện, đó trở thành kinh điển và mang tên ông: phẫu thuật Whipple. Đồng thời
phẫu thuật Whipple cũng đó được cải tiến:
1943 Rockey [65] được coi là người đầu tiên cắt tuỵ toàn bộ điều trị ung
thư tuỵ nhưng bệnh nhân này bị chết sau mổ 15 ngµy.
1948 Fallis và Szilogyi [66] mới là những người đầu tiên cắt tuỵ toàn bộ
thành công trong điều trị ung thư vùng đầu tuỵ.
Năm 1952, để tránh biến chứng rò tuỵ sau mổ, nhiều phẫu thuật viên đó đề
xuất kỹ thuật nối mỏm tuỵ cắt cũn lại với dạ dày thay vỡ nối với hỗng tràng:
1977 Fortner và cộng sự [67] đề nghị cắt bỏ một cách hệ thống tĩnh mạch
cửa cùng với tá-tuỵ thành một khối (regional pancreatectomy). Ý tưởng này là
dựa trên kết quả của công trình nghiên cứu về giải phẫu học của J.N Maillard
(1975, Pháp) [68]. Tác giả này đó đưa ra những điều kiện cần thiết để có thể

sau khi cắt bỏ một đoạn tĩnh mạch cửa vẫn nối lại trực tiếp ngay được mà
không cần đến đoạn ghép. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật này không
được nhiều người chấp nhận vì kết quả tồi. Chỉ mới gần đây khi tỷ lệ tử vong
được rút xuống còn 8% và thời gian sống thêm trung bình là 40 tháng thì
phương pháp mổ này mới được xem xét trở lại, nhưng cũng chỉ áp dụng cho
những trường hợp ung thư chưa xâm lấn xa ngoài tuỵ tạng.
1.5.2. Tình hình điều trị u thân đuôi tụy tại Việt Nam
Tại Việt Nam cho tới nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập riêng đến
chẩn đoán và phẫu thuật u thân đuôi tụy mà chỉ đề cập đến tỷ lệ u tụy ngoại
tiết vùng thân đuôi tụy, và tỷ lệ u tụy ngoại tiết vùng này. Đỗ Trường Sơn
(2004) thực hiện nghiên cứu chẩn đoán ung thư tụy ngoại tiết trên 271 bệnh
nhân thì tỷ lệ U thân đuôi tụy là 7%, trong đó tỷ lệ còn chỉ định phẫu thuật cắt
thân đuôi tụy là 31,6% [20]. Nguyễn Thanh Hải (2007), nghiên cứu chẩn đoán
và điều trị phẫu thuật u tụy nội tiết thì tỷ lệ u thân đuôi tụy chiếm 54%.
Trên thế giới cho đến nay đã có rất nhiều công bố về phẫu thuật cắt thân
đuôi tụy điều trị u thân đuôi tụy được nghiên cứu theo các hướng khác nhau:
Năm 1991, Aridge, M. C. và C. R. Williamson công bố kết quả “Nghiên cứu
so sánh phẫu thuật cắt thân đuôi tụy có và không có cắt lách kèm theo”,
nghiên cứu được thực hiện với số lượng bệnh nhân là 100 [25]. Năm 1999,
Benoist, S., L. Dugue, đã nghiên cứu vai trò của bảo tồn lách trong phẫu
thuật cắt thân đuôi tụy và thu được kết quả cho thấy bảo tồn lách đã được
thực hiện thành công trong tất cả 15 trường hợp nghiên cứu. Không có tử vong
sau phẫu thuật. Tỷ lệ rò tụy là 23%, so với nhóm cắt lách (12%, p <0,05). Thời
gian trung bình của thời gian nằm viện sau phẫu thuật là 19 ngày (từ 6 đến 46
ngày) trong nhóm bảo tồn và 12,5 ngày (từ 7 đến 45 ngày) trong nhóm cắt
lách (p <0,05) [26].
Năm 2005, Ammori, B. J., Y. El-Dhuwaib "Phẫu thuật cắt thân đuôi tụy
cho các khối u thần kinh nội tiết của tuyến tụy." [22].
Casadei, R., C. Ricci nghiên cứu từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 1 năm
2010 để so sánh giữa phẫu thuật nội spoi và mổ mở cắt thân đuôi tụy trong

bệnh lý u tuyến tụy [24].
Năm 2007, Carrere, N., S. Abid nghiên cứu phẫu thuật cắt thân đuôi tụy
bảo tồn lách với cắt bỏ động tĩnh mạch lách [23].
Năm 2009, Baker, M. S., J. D. Bentrem đẫ nghiên cứu so sánh giữa
phẫu thuật cắt thân đuôi tụy nôi soi và mổ mở áp dụng cho các khối u lành và
ác tính vùng thân và đuôi tụy và tác giả đã đưa ra kết luận phẫu thuật nội soi
cắt thân đuôi tụy là phương pháp hiệu quả và an toàn để xử lý khối u lành và
ác tính của thân và đuôi tụy [27].
1.6. Đặc điểm mô bệnh học, lâm sàng, cận lâm sàng ung thư thân đuôi
tụyngoại tiết.
1.6.1. Mô bệnh học [21]
Chủ yếu là ung thư biểu mô ống tuyến và chiếm 85% mọi ung thư tụy.
Gặp hầu hết ở người lớn, nam nhiều hơn nữ.
Đại thể: Chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân có ung thư ở thân và đuôi tụy.
Chỉ khoảng 20% số trường hợp có nhiều u, đa số có ranh giới không rõ,
thường chắc, diện cắt màu vàng nhạt.Các ống tụy trong vùng hoại tử thường
giãn rộng và lan ra xa vùng u chính.Cũng hay gặp u lan tràn ra ngoài tụy vì
vậy khó xác định u có phải xuất phát từ tụy hay không (từ dạ dầy, sau phúc
mạc, từ đại tràng ….). Phần tụy xa u có thể teo rõ, xơ hóa, giãn ống.
Vi thể: Ung thư biểu mô ống của tụy có thể biệt hóa rõ, vừa hay kém biệt
hóa, đôi khi loại nhú. Khi biệt hóa rõ, chẩn đoán rất khó, phải xem xét kỹ các
chi tiết tế bào. Khoảng 90% bệnh nhân có xâm lấn quanh u nhưng không đặc
hiệu cho bệnh vì có thể thấy các thể vùi biểu mô lành tính ở các dây thần kinh
tụy và sự lan tràn bao ngoài bó sợi thần kinh của các tế bào tiểu đảo trong
viêm tụy mạn. 50% số bệnh nhân có xâm lấn huyết quản, nhất là tĩnh mạch.
Về mô hóa miễn dịch có phản ứng keratin dương tính với kháng nguyên
EMA, CEA, CA19- 9 và laminin. Một biến thể khác là ung thư biểu mô tuyến
vảy, ung thư tế bào lớn ưa acid, ung thư biểu mô tế bào nhẫn, ung thư tế bào
nhày…có hình thái học tương tự các u cùng loại ở các cơ quan khác.
Ung thư biểu mô tuyến bất thục sản: còn gọi là ung thư đa hình dạng

sarcom, không biệt hóa, trong đa số trường hợp là biến thể của ung thư biểu
mô xuất phát từ ống tụy. U thường gặp ở thân và đuôi tụy, độ tuổi > 50 và
nam nhiều hơn nữ.
Có 3 typ vi thể:
Ung thư biểu mô đa hình thái: đa số có tế bào với hình thái khác thường,
nhiều nhân. Có thể nhầm với K gan, một số typ sarcom, u hắc tố, không hắc
tố. Đa số u sinh ra từ thân tụy.
U gồm chủ yếu tế bào hình thoi làm dễ nhầm với sarcom.
U có các tế bào tròn nhỏ, đơn điệu phát triển dạng đặc như trong u
lympho ác tính. Một số u có đặc điểm biệt hóa thần kinh nội tiết giống như
ung thư biểu mô tế bào nhỏ ngoài phổi.
Các u này nói chung có tiên lượng rất xấu.
Phân chia giai đoạn ung thư tụy theo hệ TNM quốc tế (UICC)
a/ U nguyên phát
TX: U nguyên phát không xác định
To: Không xác minh u nguyên phát
T1. U giới hạn ở tụy
T1a: U có đường kính < 2cm
T1b: U có đường kính > 2cm
T2: U lan đến tá tràng, ống mật, mô quanh tụy
T3: U lan đến dạ dầy, lách, đại tràng, mạc nối lớn.
b/ Hạch vùng.
NX: không xác định được hạch vùng to
No: không có di căn hạch vùng
N1: Di căn hạch vùng
c/ Di căn xa
MX: không đánh giá có di căn
Mo: Không có di căn xa
M1: di căn xa
d/ phân loai theo giai đoạn

- Giai đoạn I: T1 – No –Mo
T2-No- Mo
- Giai đoạn II: T3-No- Mo
- Giai đoạn III: Tbk-N1- Mo
- Giai đoạn IV: Tbk – Nbk- M1
1.6.2.Lâm sàng [1], [3], [5], [6], [8], [39].
Lâm sàng: Hai nhóm triệu chứng thường gặp nhất nhưng lại khó phân
biệt với các bệnh lý khác:
• Chán ăn, mệt mỏi, đau mơ hồ vùng thượng vị. Đôi khi buồn nôn, nôn ói
• Sụt cân nhiều
Đau liên tục vùng thượng vị, đặc biệt nếu đau lan ra sau lưng, là dấu hiệu
xấu: khối u đã xâm lấn vào đám rối tạng sau phúc mạc.
(*): Tình trạng huyết khối tĩnh mạch nông xảy ra ở nhiều vị trí thay đổi
(thường ở thân mình và chi dưới) và lập đi lập lại nhiều lần. 50% các trường
hợp viêm tĩnh mạch huyết khối di trú được phát hiện có bệnh lý ác tính của
lớp biểu mô (carcinomas), đặc biệt là của tuỵ và phổi.
1.6.3.Cận lâm sàng:
CA 19-9:
• Tăng trong 75-85% BN bị ung thư tuỵ. Tăng CA 19-9 trên 100 IU/mL
(bình thường 33-37 IU/mL), nhất là khi không có vàng da và bệnh lý tuỵ lành
tính khác, có độ đặc hiệu cao cho các bệnh lý ác tính, nhất là ung thư tuỵ.
• CA 19-9 không tăng không loại trừ được ung thư tuỵ.
• Ít nhạy trong ung thư tuỵ giai đoạn sớm và cũng không thể dùng để tầm
soát ung thư tuỵ.
CEA:
• Tăng trong 40-45% BN bị ung thư tuỵ.
• Nhiều bệnh lý khác cũng có tăng CEA. Do đó CEA không đặc hiệu cho
ung thư tuỵ.
Chụp điện toán cắt lớp (CT):
CT scan thế hệ mới (xoắn ốc) là chọn lựa trước tiên trong chẩn đoán ung

thư tuỵ. Độ chính xác của việc đánh giá khả năng phẫu thuật trên CT xoắn ốc

×