Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.91 KB, 84 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng phá thai đang là vấn đề được quan tâm của nhiều quốc gia
trên thế giới. Theo quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), tình trạng phá thai
gia tăng một cách nhanh chóng và nhu cầu chấm dứt thai nghén ngoài ý muốn
còn rất lớn: năm 1990 có 26 triệu trường hợp, năm 1995 có hơn 40 triệu
trường hợp và đến năm 2000 đã có hơn 50 triệu trường hợp.
Việt Nam là nước được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại có tỷ lệ
phá thai cao nhất châu Á và là một trong năm nước phá thai nhiều nhất trên
thế giới. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng một triệu
trường hợp phá thai, tương ứng khoảng 51,9 trường hợp phá thai/100 trường
hợp sinh sống [1]. Tỷ lệ phá thai là 83/1000 phụ nữ tuổi sinh sản và tỷ suất
phá thai là 2,5 lần/ phụ nữ, nghĩa là mỗi phụ nữ Việt Nam sẽ có 2,5 lần phá
thai trong cuộc đời sinh đẻ [2].
Trong chiến lược sinh đẻ kế hoạch,nạo phá thai không được coi là biện
pháp tích cực để điều hòa sinh sản và không được khuyến khích. Thiếu hiểu
biết và không áp dụng các biện pháp tránh thai cũng là một lý do chính dẫn
đến có thai ngoài ý muốn. Có tới 70- 80% phụ nữ tuổi từ 15-24 đã quan hệ
tình dục nhưng chưa từng sử dụng một biện pháp tránh thai nào làm tăng
nguy cơ có thai ngoài ý muốn [3], [4].
Nạo phá thai không chỉ gây tác động xấu đến tâm lý, tinh thần của
người phụ nữ mà còn gây ra nhiều tai biến, nhất là phá thai to.Đặc biệt là tình
trạng nạo phá thai không an toàn đang gia tăng một cách nhanh chóng gây
nên những mối nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của người phá thai.
Theo thống kê của WHO, năm 2003 trên thế giới có 19,7 triệu ca phá thai
không an toàn, năm 2008 con số này tăng lên 21,2 triệu trường hợp (trong đó
các nước đang phát triển chiếm trên 97 %) và có khoảng 358.000 phụ nữ chết
2
do tai biến của phá thai không an toàn năm 2008 (chiếm tỷ lệ ≈13 % tổng số
chết của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ).
Hà Nội là thành phố đứng thứ 2 trong cả nước với số trường hợp phá


thai là 48.140 sau thành phố Hồ Chí Minh (120.124 trường hợp-năm 2003).
PTT chiếm một tỷ lệ tương đối cao so với tổng số ca phá thai. Trong 2 năm
(2004-2005) bệnh viện phụ sản trung ương có 11.826 ca phá thai trong đó có
1.080 trường hợp phá thai to, chiếm tỷ lệ 9,1% [5]. Tại BVPS HN năm 2007
là 1045 trường hợp và năm 2008 tăng lên là 1062 trường hợp.Vì vậy vấn đề
đặt ra đối với bệnh viện là hạn chế các tai biến có thể xảy ra và tư vấn tốt để
giảm tỷ lệ phá thai đặc biệt là phá thai to từ 13 đến 22 tuần.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng phá thai từ 13 đến 22 tuần tại Bệnh Viện Phụ sản
HN năm 2012” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm của các người phụ nữ đến phá thai tại
BVPSHN năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp phá thai này.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giải phẫu và mô học của tử cung khi có thai
3
Khi có thai, cơ thể có nhiều thay đổi. Hai nội tiết ảnh hưởng trực tiếp
đến giai đoạn này là hormon sinh dục (estrogen, progestin) và hormone hướng
sinh dục (hCG) [6],[7]. Những thay đổi của nội tiết là nguyên nhân chính dẫn
đến những thay đổi về cấu trúc và chức năng của TC.
1.1.1. Thân tử cung
Là bộ phận thay đổi nhiều nhất khi có thai.
1.1.1.1. Vị trí
Khi chưa có thai, TC nằm ở đáy chậu trong tiểu khung, khi có thai TC
lớn dần lên và tiến vào ổ bụng. TC cao dần lên và tiếp xúc với thành bụng
trước, đẩy ruột sang bên và lên trên. Cuối cùng đáy TC tiến dần đến gần gan.
Khi TC lên cao sẽ kéo giãn dây chằng rộng và dây chằng tròn theo [1],[6],[8].
Cùng với việc TC cao dần lên vào ổ bụng, TC thường lệch sang bên

phải và xoay về phía phải, do đó sừng trái TC thường nhô ra phía trước. Sừng
bên phải chìm sâu xuống do ổ bụng phía đó rộng hơn [8].
Tháng đầu tiên TC còn ở khớp vệ. Từ tháng thứ hai trở đi, trung bình
mỗi tháng TC cao lên trên khớp vệ 4cm. Nhờ tính chất này, người ta có thể
tính tuổi thai theo công thức:
Chiều cao TC
Tuổi thai (tháng) = + 1
4
1.1.1.2. Cấu tạo
TC gồm ba phần: Thân, eo và CTC. Thành TC gồm ba lớp từ ngoài vào
trong: phúc mạc, cơ và niêm mạc.
- Phúc mạc: ở thân TC, phúc mạc dính chặt vào lớp cơ. Ở eo TC phúc
mạc có thể bóc tách dễ dàng ra khỏi lớp cơ TC. Ranh giới giữa hai vùng là
đường bám chặt của phúc mạc. Đó là ranh giới để phân biệt thân TC và đoạn
dưới TC. Người ta thường mổ lấy thai ở đoạn dưới TC để có thể che phủ
được phúc mạc sau khi đóng kín vết mổ qua lớp cơ TC.
4
- Cơ TC gồm 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong
Lớp ngoài: là lớp cơ dọc. Lớp này vòng qua đáy TC và kéo dài tới các
dây chằng của TC.
Lớp trong : là lớp cơ vòng, nó giống như cơ thắt quanh các lỗ vòi trứng
và lỗ trong CTC. Giữa hai lớp cơ này là lớp cơ chéo, lớp cơ này phát triển
mạnh nhất khi có thai. Khi có thai ở TC có hiện tượng tăng sinh cơ TC, tăng
giữ nước và phì đại các sợi cơ dẫn đến tăng dung tích TC.
- Niêm mạc TC: Niêm mạc TC khi có thai biến đổi dần thành ngoại sản
mạc. Ngoại sản mạc gồm ba phần: ngoại sản mạc trứng, ngoại sản mạc TC và
phần phát triển mạnh nhất là ngoại sản mạc TC- rau [8].
1.1.1.3. Mật độ
Khi không có thai, mật độ cơ TC chắc có tính đàn hồi.Khi có thai TC
mềm, các sợi cơ giảm trương lực, mềm đi do tác dụng của progesteron [8].

1.1.2. CTC
So với thân TC, CTC ít thay đổi hơn. Khi chưa có thai CTC rắn chắc,
khi có thai CTC mềm dần theo sự phát triển của thai (mềm từ ngoại vi vào
trung tâm). Ở những tuần thai đầu, khi khám sẽ thấy CTC như cái trụ gỗ bọc
nhung ở ngoài. Sự mềm mại của CTC là do các tổ chức liên kết tăng sinh và
giữ nước.
1.2. Các phương pháp tính tuổi thai
1.2.1. Dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng
Được áp dụng đối với thai phụ nhớ chính xác được ngày đầu tiên của
kỳ kinh cuối cùng và chu kỳ kinh đều (28-30 ngày). Từ ngày này dựa vào
vòng tính tuổi thai có thể tính được tuổi thai.
1.2.2. Dựa vào siêu âm
Đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi hiện nay.
Việc xác định tuổi thai bằng siêu âm có thể dựa vào:
* Đường kính túi ối khi tuổi thai < 8 tuần.
5
* Chiều dài đầu –mông khi tuổi thai từ 8- tuần 13.
* Đường kính lưỡng đỉnh hoặc chiều dài xương đùi khi tuổi thai từ
tuần 14 trở lên
1.2.3. Dựa vào chiều cao TC
Phương pháp này được tiến hành đơn giản, hiện đang được tiến hành
tại các phòng khám thai theo công thức đã nêu ở trên. Tuy nhiên phương pháp
này không xác định được chính xác tuổi thai trong các trường hợp thai chậm
phát triển hoặc bất thường về số lượng nước ối.
1.3. Phá thai to và các yếu tố tác động lên phá thai to
1.3.1. Phá thai to
Phá thai là việc sử dụng một phương pháp nào đó,có thể là nội khoa
hoặc ngoại khoa, để đưa thai ra khỏi buồng tử cung người mẹ.
PTT là những trường hợp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần [9]. Bản chất
của hiện tượng phá thai này sử dụng thuốc hoặc các biện pháp khác để thai bị

đẩy ra khỏi BTC. Động lực chính để đẩy thai ra khỏi BTC là CCTC. Những
diễn biến trong quá trình sảy thai có một số điểm giống và khác với chuyển dạ
thai đủ tháng. Thay đổi ở thân TC không khác thai đủ tháng, tuy nhiên cơ TC
ở tuổi thai này dầy hơn cơ TC khi thai đủ tháng dẫn đến áp lực tạo ra CCTC
sẽ khác nhau.
Tại tuổi thai từ 13- 22 tuần, đoạn dưới TC chưa hình thành, tác động
của CCTC chủ yếu thể hiện trên sự biến đổi ở CTC làm CTC co ngắn dần mở
ra. Kích thước và trọng lượng thai chưa lớn, các bộ phận cơ thể chưa đủ chắc,
dưới áp lực mạnh co bóp của thân TC nên thai bị đẩy ra ngoài mà không cần
CTC mở hết.
Ba yếu tố chính tác động lên quá trình sảy thai to giống như sinh lý
chuyển dạ đủ tháng: CCTC, ngôi thai và sự chín muồi của CTC. Ở tuổi thai
này, ngôi thai chưa ổn định nên bất kỳ phần nào của thai cũng có thể trở thành
ngôi. Tác động mở CTC không phải do ngôi thai mà do nước ối ít nên cũng
6
không có tác dụng làm mở CTC, vì vậy CCTC là động lực chính gây xóa mở
CTC. Nhưng do chưa có chuyển dạ, không có CCTC vì vậy phải có sự tác
động để gây CCTC đồng thời có yếu tố làm chín muồi CTC thì mới đẩy thai
và phần phụ ra khỏi BTC.
Mặt khác, tế bào cơ TC ít nhạy cảm đối với các yếu tố kích thích gây
cơn co và CTC có chiều dài lớn nhất trong toàn bộ thai kỳ [10] sẽ gây khó
khăn cho sự giãn nở và mở CTC trong quá trình sảy thai từ 13- 22 tuần [11],
[12],[13].
1.3.2. Các yếu tố tác động đến phá thai tại Việt Nam
1.3.2.1. Chính sách dân số
Chính sách dân số của nước ta là khuyến khích mỗi gia đình có 2 con
và giữ qui mô gia đình nhỏ. Năm 2003, chính phủ Việt Nam thông qua pháp
lệnh Dân số khẳng định mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con. Nếu cán bộ
viên chức Nhà nước có thêm con thứ 3 sẽ bị kỷ luật tại cơ quan hoặc tổ chức
đang tham gia hoạt động, nếu là người ngoài tổ chức, cơ quan thì thuộc sự

quản lý của chính quyền xã phường, mà mỗi gia đình phần lớn đã đủ 2 con
nên chính sách và quy định của nhà nước là một áp lực để cho người phụ nữ
có con thứ 3 phải đi phá thai.
1.3.2.2. Yếu tố xã hội
Do phong tục Á Đông vẫn còn nhiều bất bình đẳng giới tính, trọng nam
khinh nữ nên nhiều gia đình đã có 2 con gái vẫn mong muốn có con trai.
Chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lý do phá
thai do giới tính, nhưng trong thực tế dường như phá thai do giới tính đang
hình thành rõ rệt. Nghiên cứu những yếu tố tác động đến người phá thai
(NPT) ở phụ nữ chưa chồng và những người chỉ có con gái ở một số bệnh
viện phụ sản và trung tâm CS SKSS, Nguyễn Đức Vy –Vương Tiến Hòa và
cộng sự cho thấy có 2,89% NPT vì biết rõ giới tính là thai nữ và 7,58% NPT
vì sợ lại đẻ ra con gái [14]. Chứng tỏ có sự lựa chọn giới trong NPT.
7
Ngoài ra do thiếu hiểu biết và không áp dụng các biện pháp tránh thai
hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai không đúng cách, khi có thai không
phát hiện và xử lý kịp thời để thai to đặc biệt hay gặp ở những người có thai
lần đầu và chưa có chồng, có tới 68,95% phá thai là do chưa kết hôn [14].
Những áp lực do công ăn việc làm, nhiều người trẻ tuổi khi vào làm
việc tại các cơ quan, xí nghiệp phải cam kết không sinh con trong một thời
gian nhất định, vì vậy khi vỡ kế hoạch họ phải đi phá thai để đảm bảo không
bị mất việc làm. Nguyễn Đức Vy và cộng sự thấy nguyên nhân này chiếm
1,42- 4,21 % [14].
1.3.2.3. Yếu tố kinh tế
Do kinh tế phát triển những người trẻ muốn có một công việc tốt hoặc
kinh tế ổn định rồi mới có con. Vì vậy khi có thai họ lưỡng lự nửa muốn giữ lại,
nhưng sau khi suy nghĩ họ quyết định phá thai khi thai đã to làm tăng tình trạng
phá thai trên 12 tuần. Lý do khó khăn về kinh tế hoặc chưa thỏa mãn với kinh tế
hiện tại, chưa đủ điều kiện nuôi con chiếm khoảng 10,53 đến 19,49% [14].
1.4. Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến 22 tuần

1.4.1. Phương pháp đặt túi nước
Nghiên cứu được công bố sớm nhất là phương pháp tạo áp lực cơ học
lên buồng TC để khởi phát chuyển dạ của Krause. Năm 1855 tác giả sử dụng
sonde Nelaton số 16-18, luồn vào BTC ngoài buồng ối và bơm một lượng
dịch nhất định đồng thời chèn gạc vào âm đạo để giữ cho sonde không bị trôi
ra ngoài. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện nhưng kết quả thấp, thời
gian sảy thai dài, nguy cơ nhiễm trùng cao [15].
Năm 1988, Champiertier de Ribes cải tiến phương pháp của Krause
bằng chế tạo một bóng cao su quấn quanh sonde Nelaton như điếu xì gà và
gọi là bóng Champertier de Ribes. Bóng có tác dụng thay thế túi ối, giúp cho
CTC mở nhanh hơn, được sử dụng cho PTT bằng cách đặt vào eo TC và bơm
một lượng dịch 200 -300 ml, bóng sẽ mắc lại phía trong CTC đồng thời người
ta tạo ra một lực kéo ra ngoài liên tục làm CTC mở dần.
8
Năm 1933, Aburrel người Rumani đề xuất phương pháp bơm dịch vào
buồng ối với mục đích làm tăng áp lực BTC. Tác giả sử dụng một kim chọc
qua thành bụng hoặc âm đạo và bơm vào buồng ối 200ml dung dịch mặn ưu
trương 20%.
Được áp dụng từ những năm 40 của thế kỷ 20, Phương pháp Kovac là
một phương pháp gây sảy thai to bằng cách đặt sonde Nelaton vào BTC ngoài
buồng ối được buộc vào một túi cao su và bơm vào đó dung dịch đẳng trương.
Lượng dịch đưa vào thường ≤ 500ml, rút sonde sau 12h làm tăng áp lực BTC
gây sảy thai.
Hiện nay phương pháp này ít được sử dụng vì hay gây ra biến chứng:
nhiễm khuẩn, chảy máu, vỡ tử cung. Năm 1999, Nguyễn Huy Bạo và cộng sự
so sánh gây sảy thai bằng Kovac với phương pháp đặt MSP liều 200mcg /6h
đặt âm đạo, ghi nhận hiệu quả tương đương nhau nhưng tỷ lệ biến chứng của
phá thai bằng MSP giảm đi 8,6% [16].
1.4.2. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp thai
Được áp dụng từ giữa những năm 70 của thế kỷ trước, khởi đầu cho sự

ra đời của phương pháp ngoại khoa trong ba tháng giữa, người ta làm rộng
CTC bằng cách sử dụng các nong kim loại sau đó nạo hút buồng TC bằng các
ống hút cỡ 12 – 16 mm. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể được áp dụng
với những thai ở giai đoạn đầu của ba tháng giữa. Để nới rộng tuổi thai, các
bác sỹ châu Âu đã sáng chế ra các kẹp gắp thai non (kẹp phải khỏe, dễ dàng
điều khiển) để gắp các tổ chức trong buồng TC. Phương pháp nong và gắp
(D & E) thực sự được định hình từ đó.
Kể từ đầu thập kỷ 80 cho đến nay, nong và gắp trở thành phương pháp
phá thai ba tháng giữa phổ biến nhất ở Mỹ. Vào những năm 1995, tới 95%
các trường hợp phá thai ba tháng giữa ở Mỹ được thực hiện bằng phương
pháp nong và gắp. Cho đến nay, phương pháp này cũng chiếm vị trí chủ đạo
trong phá thai ba tháng giữa ở nhiều nước phát triển khác như Canada, Anh,
Hà Lan, Pháp.
9
Tại Việt Nam, phương pháp nong và gắp được áp dụng với tuổi thai từ
13- 18 tuần [9]. Trước khi tiến hành nong và gắp thai bệnh nhân được ngậm
400mcg MSP trước 4 - 6h để làm chín muồi CTC.
1.4.3. Phương pháp gây sảy thai bằng thuốc:
Có 3 nhóm thuốc chính được sử dụng để gây sảy thai ba tháng giữa là:
Oxytocin và Prostaglandin và ethacridin lactate.
1.4.3.1. Gây chuyển dạ bằng etharidin lactate
Các phương pháp bơm dịch đẳng trương, ưu trương hoặc các chất gây
tăng CCTC như bơm ure vào buồng ối đã không còn được sử dụng khoảng
hơn 20 năm nay vì các phương pháp này đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm
khuẩn và tắc mạch ối, đồng thời phải được thực hiện ở những nhà chuyên
môn có kinh nghiệm.
Khi phương pháp này còn được sử dụng, dung dịch thường được dùng
là muối ưu trương. Dưới siêu âm, các tác giả chọc hút ra 200ml nước ối và
bơm vào đó 200ml dung dịch muối ưu trương, sảy thai thường trong khoảng
24h. Phương pháp này thường gây chết thai, thời gian nằm viện dài và có biến

chứng thường gặp là bong rau sớm. Một dung dịch khác được dùng thay nước
muối ưu trương là ure có độ thẩm thấu cao.Phương pháp dùng ure có thời
gian ra thai ngắn hơn nhưng tai biến tắc mạch cao hơn [17].
1.4.3.2. Gây sảy thai bằng prostaglandin (PG)
Các PG được coi là các hormone tại chỗ (hormone của mô), gặp ở rất
nhiều mô khác nhau trong cơ thể, tại hệ thống sinh sản nữ là PGE2 và PG F2.
Chất này tìm thấy ở buồng trứng, cơ TC, dịch kinh nguyệt. Khi có thai và
càng gần đến ngày chuyển dạ, nồng độ PG tăng cao trong máu mẹ, dịch ối,
dây rốn và máu thai. Ngày nay, các dẫn xuất tương tự PG đã được sản xuất và
sử dụng trên người như: PGF2 (Carboprost), PGE2 (sulprostol), PGE1(MSP)
MSP là prostaglandine thuộc nhóm E1. Năm 2002, Clarb ghi nhận
MSP có khả năng làm mềm CTC, tạo thuận lợi cho việc xóa mở CTC và tạo
10
CCTC gây đẩy thai ra ngoài [18].Vì vậy MSP được ứng dụng trong sản khoa:
gây sảy thai, gây chuyển dạ, chuẩn bị làm mềm CTC trước thủ thuật, chống
chảy máu TC sau đẻ. Các nghiên cứu luôn cảnh báo khả năng tạo CCTC
mạnh có thể vỡ TC khi gây chuyển dạ, kể cả những trường hợp thai nhỏ. Tác
dụng không mong muốn thường thấy của MSP là : buồn nôn, nôn, đau bụng,
đi ngoài phân lỏng, sốt rét run [19],[20], [21].
1.4.3.2. Gây sảy thai bằng Oxytocin
Là cuộc đẻ do người thầy thuốc sản khoa khởi động và điều khiển bằng
cách dùng Oxytocin truyền nhỏ giọt tĩnh mạch để chỉ huy các CCTC nhằm
gây chuyển dạ [7],[22],[23].
Tác dụng không mong muốn của Oxytocin hay xảy ra là gây CCTC
cường tính, tăng trương lực cơ bản của TC dẫn đến VTC, đờ TC sau đẻ [24],
[25]. Tác dụng đáng quan tâm của Oxytocin là chống bài niệu [26],[27].
Cách sử dụng: Pha 5UI Oxytocin vào 500ml dung dịch Glucose 5%,
truyền nhỏ giọt TM 5-7 giọt/phút, sau đó điều chỉnh tốc độ giọt theo cơn co
và độ xóa mở CTC.
Oxytocin được sử dụng rộng rãi như một chất làm co TC nhờ tác dụng

kích thích lên các receptor của cơ TC. Trong trường hợp thai chưa đủ tháng,
TC ít receptor hơn vì vậy liều lượng Oxytocin thường cao hơn so với thai đủ
tháng. Trong các nghiên cứu khác nhau, tỷ lệ gây sảy thành công của
Oxytocin đạt từ 80-90%, tỷ lệ sót rau và thai phải nạo lại ở mức 27%. Thời
gian sảy trung bình dao động khoảng từ 8-13h [28],[29], [30].
1.3.4. Mổ lấy thai(MLT) hoặc cắt TC bán phần cả khối
Mổ lấy thai là trường hợp thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi
TC qua đường rạch của thành bụng và thành TC. Định nghĩa này không bao
hàm mổ bụng lấy thai trong trường hợp chửa trong ổ bụng hoặc vỡ tử cung đã
nằm trong ổ bụng [31].
11
Phương pháp này được chỉ định khi tình trạng người mẹ không cho
phép sử dụng các phương pháp kể trên, ngoài ra có thể sử dụng phương pháp
này nếu mẹ không có nhu cầu sinh đẻ [8].
MLT ở thai phụ có tiền sử mổ đẻ cũ nhiều khi rất dính và kèm theo khả
năng rách bàng quang, rò niệu quản, thủng ruột [32], [33], [34].
1.4. Dược lý học của Oxytocin và MSP
1.4.1. Oxytocin
1.4.1.1. Dược động học
Oxytocin là một hormone được tổng hợp vùng dưới đồi và được dự trữ
ở thùy sau tuyến yên. Đây là tác nhân làm tăng trương lực cơ TC, có khả năng
khởi động CCTC ở tốc độ truyền tĩnh mạch 1- 2 mIU / phút ở thai trưởng
thành [7].
Oxytocin là một polypeptide gồm 9 acid amin, giữa 2 acid amin cystein
ở vị trí số 1 và 6 có một cầu nối disulfur. Trọng lượng phân tử của Oxytocin
là 1007 kD.
Chuyển hóa và thải trừ: Oxytocin có thể dùng bằng đường tiêm bắp,
tiêm tĩnh mạch, tiêm vào cơ TC và CTC. Sau truyền tĩnh mạch chậm, nồng độ
trong máu đạt cao nhất sau 30 giây đến 1 phút.Thời gian bán hủy sinh học
khoảng 3 – 4 phút, bị bất hoạt phần lớn ở gan và thận [7].

Oxytocin có tác dụng co cơ TC mạnh khi đang mang thai, đặc biệt
càng gần cuối thai kỳ, tác dụng co cơ TC càng mạnh. Vì tác dụng này nhiều
người cho rằng Oxytocin có liên quan đến cơ chế đẻ [35]. Sự đáp ứng cuả cơ
TC với Oxytocin khác nhau tùy từng sản phụ, từng giai đoạn chuyển dạ nên
liều lượng sử dụng cho từng người cũng khác nhau. Vì vậy khi sử dụng
Oxytocin phải luôn theo sát CCTC để đề phòng tai biến VTC. Tác dụng phụ
của Oxytocin : có thể gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim nếu dùng liều cao
hoặc tiêm truyền quá nhanh.
12
1.4.1.2. Chỉ định, chống chỉ định và tai biến của Oxytocin
* Chỉ định:
+ Trong sản khoa: Gây chuyển dạ và thúc đẩy chuyển dạ trong
những trường hợp chuyển dạ kéo dài, rút ngắn thời gian chuyển dạ, cầm máu
và dự phòng cầm máu sau đẻ và sau nạo hút thai.
+Trong phụ khoa: Cầm máu các nguyên nhân chảy máu từ TC: u xơ
TC, rong kinh – rong huyết…
+ Kích thích bài tiết sữa do tác dụng co bóp ở biểu mô ống tuyến sữa.
* Chống chỉ định: Bao gồm tất cả các chống chỉ đinh đẻ đường dưới
◦ Bất tương xứng thai- khung chậu
◦ Ngôi thai bất thường
◦ Khối u tiền đạo.
◦ TC có sẹo mổ cũ…
* Tai biến của Oxytocin:
- Gây rối loạn CCTC
- Dùng qúa liều gây CCTC cường tính, VTC.
- Suy thai
- Có thể gây ngộ độc nước khi truyền dịch kéo dài.
1.4.2. Misoprostol (MSP)
1.4.2.1. Dược động học
MSP là một đồng phân tổng hợp của PGE1 (15deoxy- 16hydroxyl-

16 mehyl PGE1), trọng lượng phân tử 382,5 dalton. Tên thương mại là:
Cytotec hoặc Alsoben.
Chuyển hóa và thải trừ: Thuốc được hấp thu nhanh sau khi uống,sau đó
được ester hóa thành dạng MSP acid, là dạng hoạt tính chủ yếu của thuốc.
Thời gian MSP đạt nồng độ đỉnh trong máu là 12 ± 3 phút. Thời gian bán thải
20 - 40 phút. Sử dụng thuốc trong bữa ăn làm chậm nhưng không làm giảm
khả năng hấp thu. MSP acid bị oxy hóa tại một số mô của cơ thể, được
13
chuyển hóa ở gan và không quá 1% dạng chuyển hóa được đào thải qua nước
tiểu. Liên kết MSP với protein trong huyết tương dưới 90% và không phụ
thuộc nồng độ liều điều trị [36].
Hiệu quả của MSP trên hệ sinh sản tăng lên và các tác dụng không
mong muốn trên hệ tiêu hóa giảm đi khi sử dụng đường âm đạo [37]. Khi sử
dụng đường âm đạo, đỉnh MSP acid trong huyết thanh đạt được sau 1 -2h và
sau đó giảm dần nhưng chậm hơn đường uống. MSP dùng đường âm đạo có
đỉnh huyết thanh thấp hơn đường uống, tuy nhiên sự phơi nhiễm tổng thể với
thuốc lại tăng hơn.
MSP được dùng theo đường uống để điều trị loét dạ dày – tá tràng
thông qua cơ chế chống chế tiết và bảo vệ niêm mạc. Trong sản khoa, MSP có
tác dụng làm chín muồi CTC và gây CCTC.
1.4.2.2. Chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của MSP
* Chỉ định
+ Làm chín muồi CTC: làm CTC mềm và hé mở, tạo thuận lợi cho
việc nong CTC trước khi làm thủ thuật, giúp soi BTC dễ dàng, làm giảm
thương tổn CTC, rút ngắn thời gian chuyển dạ [38], [39].
+ Gây sảy thai: MSP có tác dụng gây sảy thai ở bất kỳ tuổi thai nào kể cả
thai lưu, tỷ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi thai, liều lượng và cách dùng [40].
+ Điều trị sảy thai không hoàn toàn: MSP điều trị hoặc hỗ trợ điều trị
sót rau sau sảy [41].
+ Phòng và điều trị chảy máu sau đẻ.

* Chống chỉ định
+ Chống chỉ định tuyệt đối:
- Bệnh lý tuyến thượng thận.
- Điều trị Corticoid toàn thân lâu ngày.
- Tiểu đường, tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch và tiền sử tắc mạch.
14
- Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.
- Thiếu máu (nặng hoặc trung bình).
- Dị ứng với MSP
- Có sẹo mổ ở thân TC
+ Chống chỉ định tương đối:
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị).
- Dị dạng sinh dục (chỉ được làm tại tuyến trung ương).
- Có sẹo mổ cũ ở đoạn dưới TC: cần cân nhắc rất thận trọng đồng thời
phải giảm liều MSP và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần dùng thuốc (chỉ
được làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và tuyến trung ương).
* Tác dụng phụ: MSP có thể có thể tạo CCTC mạnh làm VTC khi
gây chuyển dạ kể cả thai nhỏ.
Ngoài ra MSP có thể gây một số tác dụng phụ sau: Sốt, rét run, tiêu
chảy,nôn và buồn nôn, đau đầu, đau vùng thượng vị. Các tác dụng này phụ
thuộc vào liều lượng và đường sử dụng, tác dụng phụ khi đặt âm đạo ít hơn
đường uống.
1.5. Các phương pháp phá thai to theo quy định của BYT (Hướng dẫn
chuẩn quốc gia năm 2009 [9]).
1.5.1. Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần 18.
Nong và gắp là phương pháp chấm dứt thai nghén bằng cách sử dụng
MSP để chuẩn bị CTC, sau đó nong CTC và dùng bơm hút chân không kết
hợp với kẹp gắp thai để lấy thai ra, áp dụng cho tuổi thai từ tuần thứ 13 đến
hết tuần thứ 18.
Tuyến áp dụng.

Các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
Người thực hiện.
15
Bác sĩ chuyên khoa phụ sản đã thành thạo kỹ thuật phá thai đến hết 12
tuần bằng phương pháp ngoại khoa và được đào tạo kỹ thuật phá thai bằng
phương pháp nong và gắp.
1.5.1.1. Chỉ định.
Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52 mm) đến
hết tuần thứ 18 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 40 mm).
1.5.1.2. Chống chỉ định.
- Sẹo mổ cũ ở thân tử cung.
- Đang mắc các bệnh nội khoa cấp tính.
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị).
- Tiền sử dị ứng với MSP.
- Thận trọng: dị dạng tử cung, u xơ tử cung hoặc sẹo mổ cũ ở đoạn
dưới tử cung.
1.5.1.3. Cơ sở vật chất.
- Phòng kỹ thuật: bảo đảm tiêu chuẩn qui định.
- Phương tiện dụng cụ:
+ Bộ dụng cụ nong, gắp thai: kẹp dài sát khuẩn, kẹp cổ tủ cung, nong từ
số 8 đến số 17, kẹp gắp thai Sopher, Bierre và thìa nạo cùn.
+ Bộ hút thai chân không với ống hút từ số 12 đến số 16.
+ Khay đựng mô thai và rau.
+ Các phương tiện xử lý dụng cụ và chất thải.
+ Phương tiện cấp cứu.
+ Máy siêu âm.
- Thuốc mifeprison, misoprostol, giảm đau, tiền mê, chống choáng và
thuốc tăng co tử cung.
1.5.1.4. Qui trình kỹ thuật.
* Chuẩn bị khách hàng.

- Người cung cấp dịch vụ tự giới thiệu với khách hàng.
16
- Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản phụ khoa, tiền sử dị ứng và các
bệnh LTQĐTD.
- Khám toàn thân.
- Khám phụ khoa loại trừ chống chỉ định.
- Siêu âm.
- Xác định tuổi thai.
- Xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, đông máu cơ bản hoặc
máu chảy, máu đông.
- Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuổi phải có đơn
cam kết của bố hoặc mẹ, người giám hộ).
* Tư vấn
- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.
- Các nguy cơ, tai biến và biến chứng có thể xảy ra khi phá thai to.
- Các phương pháp phá thai to.
- Các bước của thủ thuật nong và gắp.
- Tự theo dõi và chăm sóc sau phá thai.
- Các dấu hiệu cần khám lại ngay.
- Khả năng có thai lại sau phá thai. Các dấu hiệu thai nghén sớm dễ
nhận biết để tránh phá thai to.
- Thông tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa BPTT thích hợp và sử
dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.
- Trả lời những câu hỏi của khách hàng và giải quyết những vấn đề lo lắng.
- Cung cấp BPTT và giới thiệu địa điểm cung cấp BPTT.
* Người thực hiện thủ thuật.
- Rửa tay thường qui bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
- Trang phục y tế: áo choàng, quần, mũ, khẩu trang, đeo kính bảo hộ.
17
* Các bước tiến hành thủ thuật.

1. Chuẩn bị cổ tử cung:
- Ngậm dưới lưới hoặc bên trong má 400 mcg misoprostol, theo dõi
trong vòng 4 - 6 giờ.
- Đánh giá lại tình trạng cổ tử cung, nếu tử cung chưa được chuẩn bị tốt
thì có thể dùng tiếp 400 mcg misoprostol.
2. Uống kháng sinh.
3. Tiến hành thủ thuật.
- Giảm đau toàn thân.
- Khám xác định kích thước và tư thế tử cung, đánh giá tác dụng của
thuốc đối với cổ tử cung, không được tiến hành thủ thuật khi cổ tử cung chưa
được chuẩn bị tốt.
- Thay găng vô khuẩn.
- Sát khuẩn ngoài, trải khăn sạch dưới mông.
- Đặt van, bộc lộ CTC và sát khuẩn CTC, âm đạo.
- Kẹp CTC.
- Gây tê cạnh CTC.
- Nong CTC.
- Dùng bơm hai van với ống hút phù hợp để hút nước ối và kéo phần
thai xuống thấp.
- Tiến hành gắp thai, rau. Không đưa kẹp gắp quá sâu trong buồng tử
cung để tránh nguy cơ thủng tử cung.
- Nếu gắp thai khó khăn thì có thể gắp thai dưới siêu âm.
- Kiểm tra lại buồng tử cung bằng thìa cùn hoặc ống hút.
- Kiểm tra các phần thai và rau lấy ra để đánh giá thủ thuật hoàn thành
hay chưa.
- Xử lý dụng cụ và chất thải.
18
* Tai biến và xử trí.
- Tai biến: choáng, thủng tử cung, rách cổ tử cung, chảy máu, sót thai,
sót rau, ứ máu trong tử cung, nhiễm khuẩn.

- Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến.
* Theo dõi và chăm sóc.
Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, ra máu âm đạo, đau bụng, co hồi tử
cung 30 phút một lần trong vòng 1 đến 2 giờ, sau đó có thể cho khách hàng về.
- Kê đơn kháng sinh.
- Tư vấn sau thủ thuật (xem phần tư vấn chung).
- Hẹn khám lại sau 2 tuần.
1.5.2. Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết tuần 22
Sử dụng misoprostol đơn thuần hoặc sử dụng mifepriston kết hợp với
misoprostol để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22.
Tuyến áp dụng.
Các bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên.
Người được phép thực hiện.
Bác sĩ chuyên khoa phụ sản được huấn luyện về phá thai bằng thuốc và
thành thạo kỹ thuật phá thai bằng phương pháp ngoại khoa.
1.5.2.1. Chỉ định.
Thai từ tuần thứ 13 (tương đương với chiều dài đầu mông 52mm) đến
hết tuần thứ 22 (tương đương với đường kính lưỡng đỉnh 52mm).
1.5.2.2. Chống chỉ định.
* CCĐ tuyệt đối.
- Bệnh lý tuyến thượng thận.
19
- Điều trị corticoid toàn thân lâu ngày.
- Tiểu đường, tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc mạch và tiền sử tắc mạch.
- Rối loạn đông máu, sử dụng thuốc chống đông.
- Thiếu máu (nặng và trung bình).
- Dị ứng mifepriston hay misoprostol.
- Có sẹo mổ ở thân tử cung.
*CCĐ tương đối.
- Đang viêm nhiễm đường sinh dục cấp tính (cần được điều trị).

- Dị dạng sinh dục (chỉ được làm tại tuyến trung ương).
- Có sẹo mổ cũ ở đoạn dưới tử cung: cần cân nhắc rất thận trọng đồng
thời phải giảm liều misoprostol và tăng khoảng cách thời gian giữa các lần
dùng thuốc (chỉ được làm tại bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh và
trung ương).
1.5.2.2. Cơ sở vật chất.
- Phòng thủ thuật: bảo đảm tiêu chuẩn qui định.
- Phương tiện dụng cụ:
+ Phương tiện cấp cứu.
+ Khay đựng mô thai và rau.
+ Dụng cụ kiểm soát buồng tử cung.
+ Các phương tiện xử lý dụng cụ và chất thải.
- Thuốc: misoprostol và/hoặc mifepriston, giảm đau, chống choáng và
thuốc tăng co.
1.5.2.3. Qui trình kỹ thuật.
* Chuẩn bị khách hàng.
- Hỏi tiền sử bệnh về nội, ngoại, sản phụ khoa và các bệnh LTQĐTD.
- Khám toàn thân.
20
- Khám phụ khoa loại trừ chống chỉ định.
- Siêu âm để xác định tuổi thai.
- Xét nghiệm máu: công thức máu, nhóm máu, đông máu cơ bản hoặc
máu chảy, máu đông.
- Khách hàng ký cam kết tự nguyện phá thai (dưới 18 tuối phải có đơn
cam kết của bố hay mẹ hoặc người giám hộ).
* Tư vấn
- Thảo luận về quyết định chấm dứt thai nghén.
- Các nguy cơ, tai biến và biến chứng có thể xảy ra khi phá thai.
- Các phương pháp phá thai phù hợp với tuổi thai hiện có.
- Qui trình phá thai bằng thuốc.

- Tự theo dõi và chăm sóc sau phá thai.
- Các dấu hiệu cần khám lại ngay.
- Khả năng có thai lại sau phá thai. Các dấu hiệu thai nghén sớm dễ
nhận biết để tránh phá thai.
- Thôn tin về các BPTT, hướng dẫn chọn lựa BPTT thích hợp và sử
dụng đúng để tránh phá thai lần nữa.
- Trả lời những câu hỏi của khách hàng và giải quyết những vấn đề lo lắng.
- Cung cấp BPTT hoặc giới thiệu địa điểm cung cấp BPTT.
1.5.2.4. Thực hiện phá thai.
1.5.2.4.1. Các phác đồ sử dụng thuốc.
Phác đồ misoprotol đơn thuần.
- Đặt vào túi cùng sau âm đạo 200 mcg misoprostol.
+ Cứ 6 giờ dùng 1 viên cho thai từ 18 tuần trở lên (không quá 3 lần/ngày).
+ Cứ 4 giờ dùng 1 viên cho thai dưới 18 tuần (không quá 5 lần/ngày).
- Nếu không thành công, có thể dùng thêm misoprostol với liều tương
tự ở các ngày tiếp theo. Tổng số ngày sử dụng misoprostol không quá 3 ngày
liên tục (một đợt dùng thuốc).
21
- Nếu không thành công sau một đợt dùng thuốc thì dùng lại đợt thứ hai
sau một tuần.
Phác đồ kết hợp mifepriston và misoprostol.
- Uống 200 mg mifepriston.
- Sau khi dùng mifepriston từ 36 đến 48 giờ, đặt túi cùng sau âm đạo
200 mcg misoprotol.
+ Cứ 6 giờ dùng 1 viên cho thai từ l8 tuần trở lên (không quá 3
lần/ngày).
+ Cứ 4 giờ dùng 1 viên cho thai dưới 18 tuần (không quá 5 lần/ngày).
- Nếu không thành công, có thể dùng thêm misoprostol với liều tương
tự ở các ngày tiếp theo. Tổng số ngày sử dụng misoprostol không quá 3 ngày
liên tục (một đợt dùng thuốc).

- Nếu không thành công sau một đợt dùng thuốc thì dùng lại đợt thứ hai
sau một tuần.
1.5.2.4.2. Chăm sóc trong thủ thuật.
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ ra máu âm đạo, đau bụng (cơn co
tử cung cứ 4 giờ/lần, khi bắt đầu có cơn co tử cung mạnh cứ 2 giờ/lần.
- Thăm âm đạo đánh giá cổ tử cung trước mỗi lần dùng thuốc.
- Cho uống thuốc giảm đau.
- Sau khi sẩy thai và rau: dùng thuốc tăng co tử cung. Chỉ định kiểm
soát tử cung bằng dụng cụ (nếu cần). Cho uống kháng sinh trước khi kiểm
soát tử cung.
- Xử lý thai, rau, chất thải và dụng cụ.
1.5.2.5. Tai biến và xử trí.
- Tai biến: chảy máu, rách cổ tử cung, sót rau, vỡ tử cung, choáng,
nhiễm khuẩn.
- Xử trí theo phác đồ cho từng tai biến.
22
1.5.2.6. Theo dõi và chăm sóc.
- Sau khi thai ra, theo dõi ra máu âm đạo, co hồi tử cung trong vòng 4 giờ.
- Ra viện sau khi ra thai ít nhất 2 giờ.
- Kê đơn kháng sinh.
- Tư vấn sau thủ thuật.
- Hẹn khám lại sau 2 tuần.
1.6. Phá thai to theo quy định của BVPSHN: (Áp dụng theo hướng dẫn
chuẩn quốc gia có sửa đổi cho phù hợp với thực tế của bệnh viện).
Cụ thể như sau:
1.6.1. Nong và gắp thai: Áp dụng tuổi thai 13 - 16 tuần.
- Ngậm 400mcg MSP để làm mềm và mở CTC. Nếu bệnh nhân có tiền
sử mổ đẻ cũ, hoặc trẻ vị thành niên thì ngậm 200mcg MSP.
- Đánh giá lại sau 3 giờ nếu cổ tử cung chưa phù hợp thì ngậm tiếp liều
2 như liều 1.

- Đánh giá thất bại: Sau 16h hàng ngày khám lại CTC vẫn cứng, chít
hẹp nong cổ tử cung khó khăn có thể chỉ định ngậm thêm MSP để gây mở cổ
tử cung sảy thai nếu thai chưa sảy được thì nong và gắp lại vào ngày hôm sau.
BN được theo dõi tại phòng sau thủ thuật và có thể xuất viện sau 2-4h
làm thủ thuật. Tái khám sau 2 tuần.
1.6.2. Gây sảy thai bằng MSP
- Áp dụng tuổi thai từ 17 - 22 tuần.
- CĐ, CCĐ như quy định của Bộ y tế.
- Liều lượng MSP.
+ Thai thường: 200 mcg MSP/4h x 5 lần/ngày.
+ Mổ cũ, trẻ vị thành niên hoặc mẹ bệnh lý có thể cho liều từ 100 -
200mcg MSP/6h x 3 lần/ngày.
- Đánh giá thất bại và hướng xử trí:
23
+ Sau ngậm MSP 3 ngày không sảy thai thì hội chẩn ban giám đốc để
truyền Oxytocin.
+ Xảy ra tai biến: Chảy máu, VTC, rách CTC, nhiễm trùng ối thì xử trí
tùy theo từng trường hợp cụ thể.
+ Ngôi vai sa chi thì phải nong và gắp thai.
* Chỉ định truyền Oxytocin hỗ trợ cho bệnh nhân ngậm MSP mà không
sảy được thai sau 3 ngày: liều 5UI Oxytocin pha vào 500ml dung dịch
Glucose 5% x 3 lần/ngày x 3 ngày. Nếu quá 3 ngày là thất bại, chỉ
định nong và gắp thai hoặc cho bệnh nhân về 1 tuần tái khám lại để xét
dùng thuốc đợt 2.
- Bn sau sảy thai được theo dõi tại phòng sau thủ thuật, có thể xuất viện
sau 2- 4h, tái khám sau 2 tuần.
1.7. Các tai biến của phá thai to
Các tai biến có thể xảy ra trong thủ thuật, sau khi làm thủ thuật và các
tai biến về sau. Các tai biến có thể là:
1.7.1. Thủng hoặc vỡ TC: là một trong những tai biến nguy hiểm nhất của

thai nghén. Nó là nguyên nhân của 5% các tử vong mẹ ở Hoa Kỳ và còn là
vấn đề lớn ở các nước đang phát triển. Trong phá thai to nguy cơ này dễ gặp
hơn trong trương hợp tuổi thai tăng lên (do những dụng cụ được sử dụng, tai
biến thủng TC thường gặp hơn trong các thủ thuật nong và gắp hơn là khi phá
thai bằng cách gây sảy).
Thủng hoặc vỡ TC trong phá thai to có thể do dùng thuốc gây CCTC
quá mạnh, do sản phụ đẻ nhiều lần chất lượng cơ TC kém, TC có sẹo mổ
cũ,TC có nhân xơ… hoặc do làm thủ thuật thô bạo.
Những trường hợp thủng tử cung nhẹ có thể xất hiện vào cuối thủ thuật
mà không cho thấy dấu hiệu gì nguy hiểm, nhiều trường hợp như vậy lành lại
24
mà không cần điều trị gì đặc biệt. Nếu bệnh nhân kêu đau bụng trên trong khi
làm thủ thuật, có thể ruột đã bị chạm phải khi thủng TC. Thêm vào đó có thể
nghĩ đến thủng TC nếu thấy một trong các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau
trong khi làm thủ thuật hay trong thời gian hồi sức:
- Kêu đau bụng hoặc đau bụng không bình thường
- Tim đập nhanh
- Huyết áp tụt
- Bụng cứng hoặc căng
- Nôn mửa
- Chảy máu nhiều
- Dụng cụ làm thủ thuật đưa sâu vào trong TC hơn kích thước dự tính
của TC
- Thấy mỡ hoặc ruột trong tổ chức hút ra
- Chụp X- Quang ổ bụng thấy không khí trong ổ bụng
Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy tỷ lệ VTC ở các trường
hợp phá thai to: Nguyễn Thị Xuân Mai (1998- 2000) gây sảy thai to bằng
MSP có 1,58% VTC [40], Ngô Văn Tài (1999) nghiên cứu MSP cho 40
trường hợp PTT có tỷ lệ VTC là 2,5%[42], Trần Thị Miền (2005) thấy tỷ lệ
VTC là 0,06% [43].

1.7.2. Chảy máu
Là tai biến thường gặp nhất trong phá thai 3 tháng giữa. Hiện tượng
này có thể xảy ra trong quá trình nong và gắp, cuối giai đoạn sảy thai, trong
lúc nghỉ hồi sức hoặc sau khi khách hàng đã ra về. Theo Hoàng Gia Trang, tỷ
lệ chảy máu là 3% [44]. Theo nghiên cứu cuả Trần Thư (2008) về phá thai to
do dị dạng ba tháng giữa tỷ lệ chảy máu gặp 1,93% [45], nghiên cứu của
Nguyễn Huy Bạo (2009) tỷ lệ chảy máu là 1,5% [46].
* Các dấu hiệu của chảy máu nhiều là:
25
- Chảy máu âm đạo nhiều, máu đỏ tươi có hoặc không có máu cục.
- Máu ra thấm đẫm băng vệ sinh, khăn hoặc quần áo.
- Người tái nhợt, xanh xao.
* Nguyên nhân có thể là:
- Sót thai, sót rau: nguyên nhân rất thường gặp dẫn đến chảy máu nhiều,
có thể chẩn đoán nếu bệnh nhân có vẻ bình thường trừ việc chảy máu không
giảm bớt.
- Đờ TC: TC mềm nhẽo, không thể co lại đủ độ để cầm máu
- Rách CTC: khám bằng tay và mỏ vịt để kiểm tra rách CTC
-Thủng hoặc vỡ TC: nếu khách hàng kêu đau bụng nhiều trong khi làm
thủ thuật hoặc cán bộ lâm sàng có thể đưa được dụng cụ vào sâu hơn dự đoán
của TC có thể nghĩ đến thủng hoặc vỡ TC.
1.7.3. Rách CTC hoặc sang chấn đường sinh dục dưới
Với các ca phá thai dùng nong và gắp, có thể gây các vết rách nhỏ khi
nong CTC, có thể chỉ cần tạo lực ép là ngừng chảy máu, nếu không có thể
khâu lại vết rách.Các vết rách nhỏ cũng có thể xảy ra trong quá trình gây sảy,
nhất là khi phải sử dụng dụng cụ để lấy rau thai. Nếu không được xử trí, các
vết rách đó có thể chảy máu và cũng có thể dẫn đến những hậu quả về sau liên
quan đến việc kém chức năng của CTC. Đôi khi các vết rách này có thể là chỗ
để vi khuẩn xâm nhập. Có thể giảm bớt hiện tượng rách CTC bằng cách
chuẩn bị tốt CTC trước khi phá thai. Với phá thai bằng cách gây sảy, cần đảm

bảo khám âm đạo và CTC để kiểm tra các vết rách hoặc sang chấn có thể nhìn
thấy sau khi thai và rau đã sổ.
1.7.4. Các tai biến khác
1.7.4.1. Nhiễm trùng
Một phụ nữ có thể đến khám do bị nhiễm khuẩn sau phá thai vào bất kỳ
thời điểm nào trong vòng vài ngày đến vài tuần sau thủ thuật. Nguyên nhân
của nhiễm trùng có thể do các loại vi sinh vật được đưa vào trong TC và CTC

×