Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Báo cáo thực tập quá trình và thiết bị nhựa Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một tháng thực tập tại Xí nghiệp của Công ty Cổ phần nhựa Sài
Gòn, nhóm chúng em may mắn có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận những kiến thức
thực tế về quy trình công nghệ tạo ra những sản phẩm nhựa cần thiết trong
cuộc sống hằng ngày. Qua đó, chúng em hiểu rõ hơn những lý thuyết đã học
ở trường và được bổ sung những kiến thức bổ ích gắn liền với thực tế cuộc
sống.
Với những kết quả thu được sau chuyến thực tập này, chúng em xin bày
tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của Công
ty Cổ phần nhựa Sài Gòn. Xin chân thành cảm ơn anh Sơn – Trưởng Ban Kỹ
thuật, chị Thương – Trưởng Ban Quản lý chất lượng, các cô chú công nhân
và tất cả các nhân viên trong Xí nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất, tận
tình giúp đỡ, chỉ dẫn, hỗ trợ cho chúng em trong thời gian thực tập tại Xí
nghiệp cũng như giúp chúng em hoàn thành tốt chương trình thực tập và
hoàn thiện bài báo cáo này. Chúng em kính chúc quý Công ty ngày càng phát
triển và mở rộng cũng như đạt được những bước tiến thành công trong sản
xuất, kinh doanh. Chúc các cô chú, anh chị công nhân viên trong công ty
được nhiều sức khỏe và niềm vui.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Kỹ thuật Hóa học –
Trường ĐH Bách Khoa Tp.HCM, Bộ môn Quá trình và Thiết bị đã tạo điều
kiện cho chúng em đến tìm hiểu và thực tập tại Công ty Cổ phần nhựa Sài
Gòn.
Chúng em cũng chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Như Ngọc – giáo
viên trực tiếp hướng dẫn chúng em, tận tình chỉ dạy, giúp chúng em chỉnh
sửa và hoàn thành tốt bài báo cáo này.
1
Mặc dù chúng em đã rất cố gắng để hoàn thành tốt bài báo cáo nhưng
với lượng kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian thực tập còn tương đối
ngắn nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ nhận được sự
nhận xét và góp ý chân thành từ quý Công ty và quý thầy cô Bộ môn.
Nhóm thực tập trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM khóa


2011:
Nguyễn Hoàng Nhâm
61102346
Đỗ Ngọc Nhân
61102355
Trần Thị Cẩm Oanh
61102482
Võ Thị Hoàng Oanh
61102484
Hồ Thị Đỗ Quyên
61102808
2
NHẬN XÉT CỦA CBHD Ở CÔNG TY



























3

4
NHẬN XÉT CỦA GVHD


























5
MỤC LỤC
GVHD: Cô NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC 6
MỤC LỤC HÌNH

MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Bột màu Blue CPB 1689
Bảng 2: Bảng so sánh tính chất 3 loại nhựa HDPE, PP, ABS
Bảng 3: Cách nhận biết các loại nhựa HDPE, PP, ABS
GVHD: Cô NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC 7
Bảng 4: Thông số thuộc tính của Masterbatch màu cam dùng cho sản xuất thùng rác.
Bảng 5: Nhiệt độ các vùng gia nhiệt
Bảng 6: Áp suất bơm keo
Bảng 7: Thông số kỹ thuật trục vít.
Bảng 8: Thông số kỹ thuật đầu trục vít.
Bảng 9: Thông số kĩ thuật hệ thống kìm
Bảng 10: Thông số thiết lập tuần tự chỉnh kìm cho thùng rác 140.
Bảng 11: Các thông số kỹ thuật tháp LBC 80
Bảng 12: Cách khắc phục sự cố khi hỏng hệ thống giải nhiệt
Bảng 13: Thông số kỹ thuật của máy trộn.
GVHD: Cô NGUYỄN THỊ NHƯ NGỌC 8
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

Phần I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Giới thiệu
Kể từ khi thành lập (1989) đến nay, Nhựa Sài Gòn – Saigon Plastic đã trở
thành một thương hiệu mạnh trong ngành nhựa Việt Nam với nhiều sản
phẩm được biết đến như: nhựa công nghiệp (pallet nhựa, thùng container-
thùng thủy hải sản), nhựa gia dụng (ghế, kệ, giường, rổ), nhựa môi trường
(thùng rác nhựa dẻo, thùng rác nhựa composite, sản phẩm phục vụ giao
thông công chánh, xe đẩy hàng, hạt nhựa tái sinh và một số sản phẩm
khác…
Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn phát triển và lớn mạnh qua các giai đoạn,
cùng với một tập thể đoàn kết và gắn bó, năng lực và kinh nghiệm, nhiệt tình
và trách nhiệm. Công ty cổ phần Nhựa Sài Gòn luôn thực hiện tốt mọi nội
dung cam kết với khách hàng. Các sản phẩm của Nhựa Sài Gòn ngày càng
có uy tín cao trên thị trường Việt Nam cũng như ở một số quốc gia khác nhờ
vào hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001:2000. Chính vì thế người tiêu
dùng Việt Nam liên tục nhiều năm liền đã bình chọn và trao tặng danh hiệu
“Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” cho các sản phẩm của công ty. Công ty
đang và sẽ lấy mục tiêu hành động cho mình là: “Được phục vụ và phục vụ
ngày càng tốt hơn – sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp
lý, mẫu mã kiểu dáng ngày càng phong phú và tiện dụng"
1.2. Những chặng đường phát triển
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Quốc doanh Nhựa 7 được thành lập
vào tháng 4 năm 1989 tại số 379 đường Phạm Văn Chí, Quận 6, TP. HCM.
Về sau Xí nghiệp Quốc doanh Nhựa 7 đổi tên thành Công ty Nhựa Sài
Gòn theo Quyết định số 188/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1992 của
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
UBND TP. Hồ Chí Minh, biểu tượng và hình ảnh thương hiệu Nhựa Sài Gòn
được hình thành từ thời gian này và duy trì cho đến nay.
Ngày 31-12-2003, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần

Nhựa Sài Gòn theo Quyết định số 5732/QĐ-UB của UBND TP. Hồ Chí
Minh đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
công ty.
 Tên giao dịch của công ty
• Tên Việt Nam: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA SÀI GÒN
• Tên tiếng Anh: SAIGON PLASTIC JOINT-STOCK COMPANY
• Tên gọi tắt: SAPLAST
• Tên giao dịch : NHỰA SÀI GÒN
• Mã số thuế: 0300766500
1.3. Trụ sở chính và văn phòng giao dịch
• Địa chỉ: 242 Trần Phú, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
• Diện tích mặt bằng: 996 m
2
.
• Điện thoại: (08) 38358999 – 38304977 (ext:25)
• Fax: (84-8) 835 3845.
1.4. Đơn vị trực thuộc
- Xí nghiệp nhựa Sài Gòn:
• Địa chỉ: 50A Bến Phú Định, Phường 16, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh.
• Diện tích mặt bằng: 8000 m
2
.
• Điện thoại: (84-8) 855 1705-875 2771
- Công ty TNHH Saplast Vientiane:
• Địa chỉ: Km7 Bản Nahe, Mương Sikhottabong, Vientiane, CHDCND
Lào.
• Người đại diện: Ông Huỳnh Tấn Phước, Giám đốc công ty
• Điện thoại: 008562099961884
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.5. Sản phẩm của công ty

1.5.1. Nhựa công nghiệp:
a) Pallet nhựa: được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trong nhà
máy, xí nghiệp, kho bãi…
• Pallet nhựa serial P:
• Pallet nhựa serial SG:
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
b) Thùng container, thùng thủy hải sản: chứa đựng hàng hóa, thực phẩm với
nhiều mẫu mã, màu sắc và thể tích khác nhau.
1.5.2. Nhựa gia dụng:
• Ghế: ghế dựa lớn, ghế tựa lưng nhỏ, ghế đẩu mặt bít (mặt đan),
ghế đẩu nhỏ.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
• Kệ: kệ đa năng, kệ giày dép, tủ,…
• Giường: giường cá nhân, giường hộp, giường đôi.
• Rổ:
1.5.3. Nhựa môi trường:
• Thùng rác nhựa dẻo:
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
• Thùng rác nhựa composite:
1.5.4. Giao thông công chánh:
• Tấm chống chói:
• Tam giác chặn X:
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
• Đầu dải phân cách:
• Biển chống trượt:
• Chốt giao thông: gồm cọc giao thông, dù chốt giao thông, dải
phân cách.
• Trụ giao thông:
1.5.5. Xe đẩy hàng:

Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
1.5.6. Sản phẩm y tế:
1.5.7. Sản phẩm khác:
• Giá đỡ bình: Dùng để kê đỡ bình chữa cháy trong
nhà, văn phòng làm việc, siêu thị, cao ốc văn phòng…
• Thùng nước lọc: lọc nước dùng cho sinh hoạt được lấy từ nước
ngầm (giếng khoan), kênh, sông, rạch.
• Mâm tròn: Sản phẩm dùng úp ly, dĩa, đựng hoa quả, phục vụ
trong gia đình, nhà hàng, tiệm ăn… phục vụ khách hàng …
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
• Thau, xô (16 lít, 20 lít), gáo nhựa, dầm chèo:
• Khay đựng ly: chứa nhiều ly dùng cho nhà hàng, tiệm ăn…phục
vụ khách:
• Hộp giấy tròn, sọt rác, băng ghế chờ:
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ
2.1. Tổng công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
CT TNHH Saplast Vientiane
XÍ NGHIỆP NHỰA
Phòng kế hoạch kinh doanh
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kỹ thuật- đầu tư
Phòng tổ chức hành chính
Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự Tổng công ty.
2.2. Xí nghiệp sản xuất
BAN GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP
Ban kế hoạch vật tư
Ban kỹ thuật

Ban tổ chức hành chính
Ban quản ly chất lượng
Bảo vệ
Hình 2: Sơ đồ tổ chức nhân sự xí nghiệp.
2.3. Nguyên tắc làm việc
- Ban Giám Đốc chỉ đạo trựa tiếp các trưởng phòng, trường hợp vắng mặt
các trưởng phòng mới làm việc với các trưởng bộ phận.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
- Các trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp các trưởng bộ phận phụ trách các bộ
phận. Các trưởng bộ phận phụ trách bộ phận chỉ đạo nhân viên.
- Ban Giám Đốc không chỉ đạo trực tiếp nhân viên, các chỉ thị phải thông
qua trưởng bộ phận phụ trách các bộ phận. Trường hợp chỉ thị trực tiếp cho
nhân viên thì phải báo cho trưởng bộ phận nắm sau đó.
- Nguyên tắc này cũng được áp dụng ngược lại, nghĩa là không báo cáo
vượt cấp đã quy định. Trường hợp báo cần báo cáo trực tiếp cho trưởng
phòng, ban Giám Đốc thì phải báo lại cho lãnh đạo trực tiếp nắm.
- Các phòng chức năng có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho ban Giám
Đốc để điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh toàn công ty.
- Các phòng chức năng không trực tiếp điều hành phân xưởng mà phải
thông qua các chỉ đạo của ban Giám Đốc bằng các văn bản như: lệnh sản
xuất, chỉ thị và các văn bản khác.
- Các phân xưởng phải phản ánh hoạt động cho các phòng chức năng nắm
nếu có yêu cầu của ban Giám Đốc và các phòng, bộ phận thuộc văn phòng
công ty.
- Các phòng chức năng trao đổi thông tin, phối hợp với nhau theo quy định
trong phạm vị chức năng, nhiệm vụ được giao, trường hợp ngoại lệ thì phải
có ý kiến đề xuất với trưởng phòng hoặc ban Giám Đốc.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
3. SƠ ĐỒ MẶT BẰNG NHÀ MÁY
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

Hình 3: Sơ đồ mặt bằng nhà máy.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
4. AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
4.1. An toàn lao động
- Tất cả công nhân phải mặc đồ lao động, đi giày bảo hộ. Đối với công nhân
làm việc trong môi trường có hóa chất phải có găng tay, khẩu trang và đồ
cách ly chuyên dụng, trong trường hợp cần thiết phải đeo dụng cụ lọc khí.
- Công nhân nữ phải để tóc gọn gàng.
Ngoài ra còn có một số quy định sau:
- Chấp hành nghiêm túc các nội quy bảo vệ. Khi chưa có ý kiến của lãnh
đạo không được cho phép người lạ hay người không phận sự vào khu vực
sản xuất.
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy. Tuyệt đối không
hút thuốc, nấu ăn trong khu vực sản xuất. Các thùng chứa dung môi xăng
dầu, mực in phải tuân theo quy định về an toàn, bảo quản, vận chuyển và sử
dụng. Phế phẩm phải đặt đúng nơi quy định. Quần áo hay đồ dùng cá nhân
không treo lên bảng điện hay khung máy.
- Khi vận hành máy phải mặc quần áo bảo hộ lao động, trang phục đầu tóc
gọn gàng, chân mang giày dép có ma sát tốt để tránh hiện tượng rò rỉ điện
và trơn trượt. Người không có nhiệm vụ không được vận hành máy.
- Không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc. Không rời vị trí, đùa
giỡn trong lúc làm việc.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện trong khu vực sản xuất, theo dõi
tình trạng máy móc, phát hiện kịp các hư hỏng bất thường. Khi có sự cố
phải dừng máy và báo ngay cho phòng kĩ thuật, không tự ý sửa chữa khi
chưa được hướng dẫn trước đó.
- Không sửa chữa các dụng cụ điện khi đang có điện áp. Trong trường hợp
phải sửa chữa trong lúc máy đang vận hành phải điều chỉnh tốc độ máy ở
mức thấp nhất và có ít nhất hai người xử lý.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT

- Trước khi sửa chữa phải được tắt máy hoàn toàn, ngắt cầu dao tổng và treo
bảng cấm mở máy. Sau khi sửa chữa kết thúc phải kiểm tra lại toàn bộ thiết
bị rồi mới khởi động máy.
- Khi hết giờ làm việc phải tiến hành vệ sinh máy và khu vực sản xuất.
Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện và tiến hành niêm phong những nơi cần
thiết.
- Từng cá nhân phải nhắc nhở lẫn nhau nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về
quy định vận hành máy và an toàn sản xuất.
4.2. An toàn thiết bị
- Nắm vững nguyên tắc mở máy, vận hành máy và tắt máy.
- Trước khi mở máy phải kiểm tra các bộ phận của máy, nếu có trục trặc
phải báo ngay cho trưởng bộ phận để kịp thời kiểm tra và sửa chữa.
- Luôn chú ý theo dõi các thông số trên máy để kịp thời điều chỉnh tránh
làm hư hỏng sản phẩm và thiết bị.
- Vệ sinh máy sau khi thời gian làm việc.
4.3. Phòng cháy chữa cháy
- Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ công nhân viên
công ty, kể cả khách hàng đến liên hệ công tác.
- Cấm không sử dụng điện, nấu ăn, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất, nơi
cấm lửa.
Cấm không được sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc CB – CNVC phải
tắt điện nước trước khi ra về.
- Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho gọn gàng sạch sẽ, xếp theo từng loại có
khoảng cách xa với tường để tiện cho việc kiểm tra và cứu chữa cần thiết.
- Không dùng dây đồng, bạc thay thế cho cầu chì. Không dùng dây điện
cắm trực tiếp vào ổ cắm. Không để các chất dễ cháy gần cầu chì, cầu dao,
táp lô và chồng lên đường dây điện. Khi nhập, xuất hàng phải hướng đầu xe
ra ngoài. Không để chướng ngại vật trên các lối đi lại.
Phần I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
- Phương tiện, dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy khi cần thiết,

không được sử dụng vào mục đích khác.
- Hết giờ làm, bảo vệ phải kiểm tra an toàn PCCC, điện, nước an toàn trong
công ty.
- Ai thực hiện tốt những quy định này sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm sẽ
tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý.
5. XỬ LÝ KHÍ – NƯỚC THẢI VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
5.1. Xử lý nước thải
- Nguồn nước thải trong xí nghiệp chủ yếu là từ nước sinh hoạt phục vụ cán
bộ công nhân viên và sẽ được thải ra ngoài theo thệ thống nước thải của
Thành phố.
- Văn phòng, nhà xưởng và khu sinh hoạt chung được vệ sinh quét dọn
hằng ngày nhằm tạo môi trường làm việc sạch sẽ thoáng mát.
5.2. Xử lý nước nhiễm phèn
5.2.1. Nguyên tắc:
- Oxy trực tiếp làm sạch các ion sắt (Fe), đồng thời độ pH cũng được
nâng lên. Ở đây sử dụng NaOH rắn để đơn giản và hiệu quả.
- Hệ thống xử lý được cấu tạo bởi hệ thống Cyclon trộn, một bể lắng và
hai thiết bị lọc, ngoài ra còn có thùng chứa dung dịch NaOH đã pha sẵn
và bơm định lượng.
5.2.2. Hoạt động:
- Nước được bơm từ giếng lên, sau đó được trộn với NaOH rồi cho qua bể
lắng để lắng kết tủa. Sau khi lắng, nước được cho qua hệ thống hai bồn
lọc với đá, cát, sỏi và than hoạt tính. Sau cùng nước đã được lọc sạch và
cho vào bồn chứa nước sạch.
- Nước đạt tiêu chuẩn phải có hàm lượng các ion kim loại nặng đạt lượng
cho phép và độ pH từ 6,5 – 8,5.

×