Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện hàm yên tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.09 KB, 109 trang )


S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

1
Đại học thái nguyên
tr-ờng đại học s- phạm






Nguyễn Thị Liễu



xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
tiểu học huyện hàm yên - tỉnh tuyên quang

Luận văn: Th.S Giáo dục học
Mã số: 60.14.01


Ng-ời h-ớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Tính





Thái Nguyên, tháng 12 năm 2011




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
8. Đóng góp của đề tài 3
9. Cấu trúc của đề tài 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ 5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
1.2. Một số khái niệm công cụ 6
1.2.1. Khái niệm văn hoá 6
1.2.2. Khái niệm văn hoá nhà trƣờng 9
1.2.3. Khái niệm văn hóa chia sẻ 12
1.2.4. Xây dựng văn hóa chia sẻ 14
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học 16
1.3.1. Vài nét về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học 16
1.3.1.1. Đặc điểm về thể chất 16
1.3.1.2. Đặc điểm về nhận thức và tình cảm 16
1.3.1.3 Đặc điểm xã hội. 18
1.3.2. Vai trò của văn hóa chia sẻ đối với nâng cao chất lƣợng giáo dục 18

1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học 21
1.3.3.1 Xây dựng môi trƣờng học tập, vui chơi thân thiện cho trẻ tạo cơ hội
cho trẻ đƣợc tham gia, thể hiện bản thân 21
1.3.3.2. Giúp các em có nhận thức đúng đắn về văn hoá chia sẻ. 22
1.3.3.3. Xây dựng các chuẩn mực trong học tập, giao tiếp ứng xử 23
1.3.4. Phƣơng pháp, hình thức tổ chức xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
tiểu học 26
1.3.5. Vai trò của cán bộ giáo viên trong xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh tiểu học 28


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
1.3.6 Các nhân tố ảnh hƣởng tới xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu
học. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG 33
2.1. Vài nét về khách thể điều tra 33
2.2. Thực trạng xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện Hàm
Yên - tỉnh Tuyên Quang 34
2.2.1. Mục đích, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp khảo sát thực tế 34
2.2.2. Thực trạng xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện Hàm
Yên - tỉnh Tuyên Quang 35
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên, học sinh về vai trò, ý nghĩa của
văn hoá chia sẻ trong nhà trƣờng tiểu học 35
2.2.3.2. Thực trạng nhu cầu chia sẻ của học sinh tiểu học huyện Hàm Yên -
tỉnh Tuyên Quang 37
2.2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh

tiểu học huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang 41
2.2.3.4 Thực trạng sử dụng phƣơng pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh Tiểu học 48
2.2.3.5 Thực trạng về hình thức tổ chức xây dựng văn hoá chia sẻ cho học
sinh tiểu học 50
2.2.3.6 Thực trạng mức độ chia sẻ của học sinh tiểu học huyện Hàm Yên -
tỉnh Tuyên Quang 56
2.2.4 Những khó khăn trong quá trình xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh
Tiểu học huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 61
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN HÀM YÊN - TỈNH TUYÊN QUANG 62
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp 62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích giáo dục 62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tích cực của
học sinh 64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung, vừa sức riêng trong giáo dục 65
3.1.4. Nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi 66


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa các lực lƣợng nhà trƣờng - gia
đình - xã hội trong giáo dục 68
3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em 69
3.2. Một số biện pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học huyện
Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang 69
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về văn hoá
chia sẻ 69

3.2.2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm xây dựng văn hoá chia sẻ giữa
thầy - trò, trò - trò 71
3.2.3. Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động cho học sinh tạo môi trƣờng văn
hoá chia sẻ 73
3.2.4 Tổ chức hoạt động tƣ vấn học đƣờng 76
3.2.5. Tăng cƣờng mối quan hệ giữa nhà trƣờng với gia đình và cộng đồng . 77
3.2.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp 79
3.4. Khảo nghiệm tính khả thi, tính thực tiễn của các biện pháp 80
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 80
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm 80
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 80
3.4.4. Phƣơng pháp khảo nghiệm 80
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 80
3.4.5.1. Kết quả khảo sát học sinh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp xây dung văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học 80
3.4.5. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của các biện pháp xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………… 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….91


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập quốc tế là một yêu cầu tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào
trong tiến trình lịch sử phát triển của mình. Quá trình hội nhập diễn ra mạnh
mẽ ở tất cả các lĩnh vực trong đó hội nhập quốc tế về giáo dục nói riêng giữ

một vai trò đặc biệt quan trọng vì giáo dục con ngƣời không chỉ trở thành
công dân của một quốc gia, một dân tộc mà còn giáo dục con ngƣời trở thành
công dân của toàn cầu.
Một trong những yếu tố góp phần đạt đƣợc mục đích đó là xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng môi trƣờng văn hóa học
đƣờng lành mạnh, xây dựng phát triển văn hóa chia sẻ giữa thầy - trò, giữa trò
– trò. Hiện nay văn hóa chia sẻ trong nhà trƣờng nói chung chƣa thực sự đƣợc
quan tâm, vấn đề này vẫn nhắc tới một cách chung chung mà chƣa chỉ ra
những biện pháp xây dựng và phát triển văn hóa chia sẻ trong học đƣờng.
Văn hóa chia sẻ không tự nhiên mà có, nó có quá trình hình thành và
phát triển dƣới sự tác động của các lực lƣợng giáo dục và sự tích cực của
ngƣời học. Đối với các em học sinh ở bậc học tiểu học còn thiếu về kinh
nghiệm sống, kỹ năng chia sẻ các vấn đề trong học tập nói riêng và trong cuộc
sống nói chung, trong khi việc trang bị cho các em những kỹ năng này là rất
cần thiết vì các em đang bƣớc những bƣớc đi đầu tiên của cuộc đời, những tri
thức các em đƣợc trang bị ở bậc học này là cơ sở, nền tảng, tiền đề cho suốt
quá trình học tập của các em.
Các em học sinh tiểu học ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các em học
sinh miền núi nói chung có đặc điểm tâm lý chung là các em e dè, nhút nhát
trong giao tiếp nói chung và chia sẻ trong học tập, chia sẻ tình cảm nói riêng,
điều đó làm hạn chế nhu cầu chia sẻ của các em, làm hạn chế kỹ năng giao
tiếp của các em. Vì vậy giúp các em hình thành thói quen, kỹ năng chia sẻ với
thầy cô, với bạn bè, mọi ngƣời, nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao chất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
lƣợng giáo dục, góp phần tích cực xây dựng thành công trƣờng học thân thiện
học sinh tích cực là việc làm cần thiết của các lực lƣợng giáo dục nói chung
và nhà trƣờng tiểu học nói riêng.

Từ đó chúng tôi chọn đề tài:
“Xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên -
Tỉnh Tuyên Quang” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của văn hóa nhà trƣờng, văn
hóa chia sẻ nhằm đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học
sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang, góp phần thực hiện
chƣơng trình xây dựng văn hóa nhà trƣờng, xây dựng trƣờng học thân thiện
học sinh tích cực ở các trƣờng khu vực miền núi.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Môi trƣờng văn hóa nhà trƣờng
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học Huyện Hàm Yên -
Tỉnh Tuyên Quang
4. Giả thuyết khoa học
Văn hóa nhà trƣờng nói chung, văn hóa chia sẻ nói riêng ảnh hƣởng tới
chất lƣợng giáo dục nhà trƣờng, nếu tìm ra các biện pháp xây dựng văn hóa
chia sẻ ở trƣờng tiểu học sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà
trƣờng tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của xây dựng văn hóa chia sẻ ở trƣờng Tiểu
học
5.2. Tìm hiểu thực trạng xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu học
Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
5.3. Đề xuất những biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu

học Huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi về mặt nội dung
Văn hóa chia sẻ là một phạm trù rộng, đề tài chỉ nghiên cứu văn hóa
chia sẻ trong học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chia sẻ về vấn đề tình cảm
của giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh.
6.2. Pham vi về khách thể điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra ở 4 trƣờng Tiểu học thuộc Huyện Hàm
Yên - Tỉnh Tuyên quang.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu, giáo trình, các
bài báo, các văn bản, báo cáo hội thảo Có liên quan tới vấn đề xây dựng văn
hóa chia sẻ trong học đƣờng.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh và sự
chia sẻ giữ giáo viên và học sinh.
- Phƣơng pháp đàm thoại với giáo viên về xây dựng văn hóa chia sẻ
trong trƣờng học.
- Phƣơng pháp điều tra bằng ankét: Khảo sát thực trạng văn hóa chia sẻ
trong nhà trƣờng tiểu học.
- Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.
7.3. Các phƣơng pháp bổ trợ khác
8. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và thực trạng của văn hóa
chia sẻ và xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh Tiểu
học của các tỉnh miền núi.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, đề xuất ý kiến, phụ lục đề tài gồm 3
chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chƣơng 2: Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHIA SẺ
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Xây dựng văn hóa chia sẻ trong nhà trƣờng nói chung sẽ tạo đƣơc mối
quan hệ tốt gữa thầy với trò và trò với trò, đây là điều mà các nhà giáo dục
luôn mong muốn hƣớng tới nhằm tạo một môi trƣờng học tập thân thiện cho
các em học sinh phát triển tốt nhất.
Từ nhiều thế kỷ trƣớc nhà giáo dục vĩ đại của cộng hòa Séc và của thế
giới J.A Comenxki (1592-1670) khi bàn tới giáo dục ông đã hƣớng tới xây
dựng một nền giáo dục hoàn thiện mà trƣớc tiên là giáo dục sự công bằng cho
các học sinh, biết làm điều thiện, biết chia sẻ, yêu thƣơng và giúp đỡ mọi
ngƣời, biết nhƣờng nhịn lẫn nhau, tôn trọng nhau để xây dựng mối quan hệ có
văn hóa. Nhà giáo dục xô viết vĩ đại A.S Macrenco (1888-1939) khi bàn tới
môi trƣờng giáo dục trong gia đình cũng rất quan tâm tới việc giáo dục thái độ
có văn hóa, hành vi có văn hóa cho các em, và chính hành vi ứng xử có văn
hóa của ngƣời lớn ảnh hƣởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cách của các
em. Ông cho rằng cần tổ chức nhiều hoạt động học tập và vui chơi giải trí cho
các em để tạo điều kiện cho các em hình thành thói quen, có ý thức trách
nhiệm, biết yêu thƣơng quan tâm gúp đỡ ngƣời khác.
Khi nói về vấn đề này ở Việt Nam có một số nghiên cứu của các tác giả
nhƣ:
Năm 2006 NXB Giáo dục xuất bản cuốn Giáo dục hành vi văn hóa cho
trẻ em của tác giả Nguyễn Ánh Tuyết.
Năm 2009 NXB Đại học sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản
cuốn văn hóa giao tiếp trong nhà trƣờng của tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Một số công trình nghiên cứu khoa học nhƣ: “Biện pháp xây dựng văn
hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng công nghiệp Nam Định” (Lê Thị ngoãn);
“Xây dựng văn hóa học tập ở trƣờng trung học phổ thông Ngọc Hà – Hà
Giang” (Nhân Thị Nga), “Xây dựng văn hóa chia sẻ ở trƣờng Đại học sƣ
phạm Thái Nguyên” ( Nguyễn Thị Ngát).
Hàng năm, các cơ quan đoàn thể của các tỉnh, thành phố đều tổ chức các
diễn đàn “Lắng nghe trẻ em nói” với mục đích chia sẻ với các em và lắng
nghe những ƣớc mơ, tâm tƣ, nguyện vọng, mong muốn của các em. Năm
2011 sẽ tổ chƣc diễn đàn cấp quốc gia với chủ đề “Ƣớc mơ của em về môi
trƣờng an toàn, hoàn thiện và lành mạnh”. Các em học sinh sẽ đƣợc chia sẻ
những mong muốn của mình trƣớc sự lắng nghe của quốc hội.
Nói tới văn hóa chia sẻ không phải là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên chƣa
thực sự đƣợc quan tâm đúng mức, nhất là ở bậc Tiểu học chƣa có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này.
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm rộng hƣớng tới tất cả hoạt động trong cuộc
sống của con ngƣời, văn hoá có tác động tới toàn bộ đời sống của mỗi ngƣời
nhằm hình thành, phát triển toàn diện chân - thiện - mỹ. Khi nói tới văn hoá
có nhiều khái niệm khác nhau.
Trong tiếng việt văn hoá là danh từ có một hàm ngữ nghĩa khá phong
phú và phức tạp. Ngƣời ta có thể hiểu văn hoá nhƣ một hoạt động sáng tạo
của con ngƣời, nhƣng cũng có thể hiểu văn hoá nhƣ là lối sống, thái độ ứng
xử, trình độ học vấn.
ở phƣơng tây, văn hoá xuất hiện rất sớm, từ văn hoá trong tiếng Latinh là
Cultula với nghĩa là cày cấy, gieo trồng. Từ nghĩa này dẫn đến nghĩa rộng hơn
là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần trí tuệ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
động thực tiễn trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên và
xã hội của mình”. [17]
Theo Giáo sƣ, Viện sĩ Phạm Minh Hạc
Nói đến văn hoá là phải nói đến con ngƣời mà nói đến con ngƣời trƣớc
hết phải nói đến tƣ tƣởng tâm lý, tƣ duy, chính trị, tình cảm Đó là giá trị cốt
lõi của văn hoá. Lịch sử văn hoá là lịch sử con ngƣời và loài ngƣời, con ngƣời
tạo ra văn hoá và văn hoá làm cho con ngƣời trở thành ngƣời.
Văn hoá là sản phẩm của hoạt động lao động sáng tạo của con ngƣời,
cộng đồng, dân tộc và loài ngƣời tạo ra.[7]
Theo tác giả Nguyễn Khoa Điềm các định nghĩa về văn hoá có những
đặc điểm sau:
-Văn hoá là sáng tạo của con ngƣời, thuộc về con ngƣời, văn hoá là đặc
trƣng căn bản phân biệt con ngƣời với động vật, đồng thời là tiêu chí phân
biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên.
-Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của
con ngƣời với tự nhiên.
- Văn hoá xuất hiện do sự thích nghi một cách chủ động và có ý thức của
con ngƣời với tự nhiên, không phải là sự thích nghi máy móc đó là sự thích
nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ.
- Văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần.
- Văn hoá gồm nhiều yếu tố, trong đó văn học nghệ thuật là bộ phận cao
nhất trong lĩnh vực văn hoá.[4]
Mỗi tác giả đƣa ra những định nghĩa khác nhau về văn hoá, lựa chọn
định nghia đúng đắn nhất, đầy đủ nhất là việc làm khó khăn. Trong quá trình


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn định nghĩa văn hoá của UNESCO làm khái
niệm công cụ
“Văn hoá là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm,
tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không chỉ là thuần tuý bó hẹp
trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mà bao hàm cả phương thức
sống, những quyền cơ bản của con người, truyền thống, tín ngưỡng…”
Văn hoá có 4 đặc trƣng cơ bản
- Tính hệ thống
Mọi hiện tƣợng, sự kiện thuộc về một nền văn hoá đều có liên quan mật
thiết với nhau. Nhờ có tính hệ thống mà văn hoá, với tƣ cách là một đối tƣợng
bao trùm của mọi hoạt động của xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội.
- Tính giá trị
Các giá trị văn hoá theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất và giá
trị tinh thần. Theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức,
giá trị thẩm mỹ.
Nhờ thƣờng xuyên xem xét các giá trị mà văn hoá thực hiện đƣợc chức
năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì đƣợc trạng thái cân bằng động
của mình.
- Tính nhân sinh
Văn hoá là một hiện tƣợng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của
con ngƣời, văn hoá đối lập với tự nhiên, nó là cái tự nhiên đã đƣợc biến đổi
dƣới tác động của con ngƣời.
Đặc trƣng này cho phép phân biệt loài ngƣời sáng tạo với loài vật bản
năng, phân biệt văn hoá với những giá trị tự nhiên chƣa mang dấu ấn sáng tạo
của con ngƣời. Tính nhân sinh, cho phép văn hoá thực hiện chức năng giao
tiếp của mình.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
- Tính lịch sử
Tính lịch sử của văn hoá đƣợc thể hiện ở chỗ, bao giờ nó cũng đƣợc hình
thành trong một quá trình và đƣợc tích luỹ qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo
cho văn hoá một bề dày, một chiều sâu, chính nó buộc văn hoá thƣờng xuyên
tự điều chỉnh tiến hành phân loại và phân bố các giá trị.
Tính lịch sử của văn hoá đƣợc duy trì bằng truyền thống văn hoá, truyền
thống văn hoá đƣợc tồn tại nhờ giáo dục, văn hoá thực hiện chức năng thứ tƣ
của mình là chức năng giáo dục.
Từ chức năng giáo dục, văn hoá có chức năng phát sinh là đảm bảo tính
kế tục của lịch sử.
1.2.2. Khái niệm văn hoá nhà trường
Văn hoá nhà trƣờng là một khái niệm đƣợc dùng khá phổ biến trong giáo
dục ở các nƣớc phƣơng tây hiện nay chƣa có khái niệm, quan niệm thống nhất
về văn hoá nhà trƣờng.
Hiểu một cách chung nhất văn hoá nhà trƣờng là tổng hợp các giá trị, các
chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trƣờng
tạo nên sự khác biệt giữa trƣờng này với trƣờng khác.
Văn hoá nhà trƣờng đƣợc xây dựng qua lịch sử tồn tại và phát triển của
nhà trƣờng.
- Hệ thống thái độ và niềm tin của tất cả những cá nhân trong và ngoài
nhà trƣờng.
- Hệ thống các chuẩn mực văn hoá của nhà trƣờng.
- Hệ thống các mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân trong nhà trƣờng,
giữa các cá nhân của nhà trƣờng với cộng đồng.
* Bản chất của văn hoá nhà trƣờng

Nói tới văn hoá nhà trƣờng là nói tới hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần. Những giá trị vật chất nhƣ: cấu trúc, cách trang trí phòng học, quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
cảnh nhà trƣờng, nội quy nhà trƣờng, đồng phục của học sinh, giáo viên, các
hoạt động văn hoá, học tập, lễ hội của nhà trƣờng. Những giá trị tinh thần của
nhà trƣờng nhƣ: ý thức, truyền thống, bản sắc riêng của nhà trƣờng, lòng tin,
tình cảm của các thành viên với nhà trƣờng.
Văn hoá nhà trƣờng đƣợc tạo ra một cách có chủ đích nhằm hƣớng tới sự
thành công của ngƣời học trong quá trình học tập và rèn luyện. Văn hoá nhà
trƣờng vừa là môi trƣờng tạo điều kiện cho ngƣời học học tập tích cực, sáng
tạo đồng thời nó còn mang những giá trị giáo dục mà ngƣời học cần phải
chiếm lĩnh để có năng lực và phẩm chất cần thiết trong cuộc sống nói chung.
Văn hóa nhà trƣờng là những giá trị đƣợc các thành viên của nhà trƣờng
thừa nhận, chấp thuận và có ý thức thuộc về nó, văn hóa nhà trƣờng là tài sản
chung của các thành viên, gắn bó mọi ngƣời gần nhau, tạo ra sức mạnh tập
thể, ý thức đƣợc bổn phận, trách nhiệm của mình để gìn giữ, để phát triển văn
hóa nhà trƣờng.
Nhƣ vậy có thể thấy ngƣời học vừa là thành viên của cộng đồng xây
dựng văn hóa nhà trƣờng, vừa là ngƣời khai thác, chiếm lĩnh văn hóa nhà
trƣờng. Nói cách khác ngƣời học vừa là trung tâm của văn hóa nhà trƣờng,
vừa là đối tƣợng chiếm lĩnh văn hóa nhà trƣờng vừa là ngƣời chiếm lĩnh văn
hóa nhà trƣờng.
* Chức năng của văn hóa nhà trƣờng
- Chức năng xây dựng: Văn hóa nhà trƣờng làm tôn vinh các giá trị
truyền thống, những phẩm chất quý báu của dân tộc nhƣ: lòng yêu nƣớc, ý
thức độc lập tự cƣờng, tinh thần đoàn kết, những giá trị tốt đẹp của nhà
trƣờng.

- Chức năng biểu tƣợng: Văn hóa nhà trƣờng chuyển tải những tri thức
của các giá trị truyền thống tới mỗi thành viên của nhà trƣờng cũng nhƣ giá trị
hình thành, phát triển của các giá trị đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Chức năng hƣớng dẫn: Văn hóa nhà trƣờng giúp cho mỗi thành viên
của nhà trƣờng có nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức, giá trị truyền
thống, văn hóa ứng xử… Và thúc đẩy các thành viên tuân theo những chuẩn
mực, giá trị đó.
- Chức năng gây cảm xúc: Đứng trƣớc sự phát triển của nhà trƣờng, các
hoạt động của nhà trƣờng, các vấn đề có liên quan đến nhà trƣờng Văn hóa
nhà trƣờng làm cho mỗi thành viên trong nhà trƣờng có những tình cảm, xúc
cảm, thái độ nhất định. Văn hóa nhà trƣờng giúp họ có cách nhìn, cách nghĩ,
cách giải quyết vấn đề một cách phù hợp.
* Văn hóa nhà trƣờng và tác động tới chất lƣợng giáo dục đào tạo
Văn hóa nhà trƣờng bao gồm hai phần trong mối quan hệ không tách
rời nhau, đó là văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức giáo dục cho học sinh
trong các trƣờng học, đƣợc thể hiện ở các mặt: Văn hoá tổ chức giảng dạy và
học tập, văn hóa ứng xử giữa thầy và trò, trò và trò, văn hóa trong trang phục,
lối sống, ứng xử của thầy và trò văn hóa trong tổ chức đánh giá kết quả trong
dạy và học còn gọi là văn hóa chất lƣợng.
Với tƣ cách là thành viên của cộng đồng xây dựng văn hóa nhà trƣờng,
mỗi cá nhân trong nhà trƣờng không những phải thấm nhuần, gìn giữ cá giá
trị truyền thống những phẩm chất tốt đẹp của nhà trƣờng, của dân tộc mà còn
phải góp sức vừa xây dựng, phát huy những giá trị đó trong điều kiện phát
triển mới của đất nƣớc. Nhƣ vậy, bản thân mỗi cá nhân đang tích cực thúc đẩy
nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, đồng thời tích cực đẩy lùi các hiện
tƣợng phản văn hóa nhƣ: bệnh thành tích trong giáo dục, tiêu cực trong học

tập và thi cử, suy thoái đạo đức trong quan hệ ứng xử, bạo lực trong trƣờng
học.
Vì vậy, cần phải tăng cƣờng vai trò của văn hóa nhà trƣờng trong các
trƣờng học bằng nhiều biện pháp khác nhau nhƣ: tăng cƣờng nhận thức cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
tất cả thành viên về vai trò văn hóa của nhà trƣờng, tăng cƣờng bồi dƣỡng ý
thức, trách nhiệm mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và phát triển giá trị truyền
thống, nâng cao các giá trị đạo đức, tƣ tƣởng, văn hóa hóa lối sống theo định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, tích cực đẩy lùi tiêu cực, quan liêu, bệnh thành
tích…
1.2.3. Khái niệm văn hóa chia sẻ
* Khái niệm chia sẻ
Chia sẻ là khái niệm quen thuộc mà mỗi chúng ta vẫn thƣờng nhắc tới
trong cuộc sống hàng ngày. Ngƣời Việt Nam ta từ xƣa đến nay vẫn giữ gìn và
coi trọng đạo lý tốt đẹp nhu:
“ Lá lành đùm lá rách”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gƣơng
Ngƣời trong một nƣớc phải thƣơng nhau cùng”.
Những truyền thống tốt đẹp đó chỉ tình yêu thƣơng đùm bọc, giúp đỡ
lẫn nhau, quan tâm, chia ngọt sẻ bùi, nhắc nhở chúng ta phải biết chia sẻ với
nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt [3]
Chia sẻ là cùng chia với nhau, san sẻ với nhau để cùng hƣởng hay
cùng chịu.
Một số từ đồng nghĩa với chia sẻ nhƣ: san sẻ, chia sớt, san sớt…
Nhƣ vậy chúng ta có thể hiểu chia sẻ là sự cho đi, cùng chia sẻ với
nhau, cùng quan tâm tới ngƣời khác về tất cả vật chất và tinh thần bằng khả

năng của mình, giúp ngƣời khác vƣợt qua khó khăn.
* Văn hóa chia sẻ
Trong cuộc sống hàng ngày, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng,
trong sách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học Chúng ta bắt gặp các
cụm từ nhƣ: Văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa ăn, văn hóa mặc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
trong trƣờng học có văn hóa học đƣờng - văn hóa nhà trƣờng Tất cả những
điều đó là một phần của văn hóa truyền thống của dân tộc, ở đây chúng ta
đang nói tới các nét đẹp hài hòa, phù hợp của các giá trị đó.
Văn hóa chia sẻ là một nét văn hóa của văn hóa nhà trƣờng, khi nói tới
văn hóa chia sẻ có nhiều quan niệm khác nhau hiểu theo những góc độ khác
nhau.
Thông thƣờng, trong cuộc sống ngƣời ta hiểu văn hóa chia sẻ là cách
thức mọi ngƣời chia sẻ với nhau, san sẻ với nhau những tâm tƣ nguyện vọng,
niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, cứu giúp, từ thiện với
mảnh đời bất hạnh cùng nhau sống tốt hơn, sống đầy đủ hơn. Chia sẻ là một
nét văn hóa thật đẹp của truyền thống dân tộc, thể hiện tinh thần đồng bào,
đồng chí, cùng hƣớng về cội nguồn văn hóa “lá lành đùm lá rách”, “một
miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Văn hóa chia sẻ là một khái niệm liên quan tới nhiều phạm trù, nó là
một bộ phận của văn hóa nhà trƣờng, là một nét đẹp truyền thống của dân tộc,
có mối quan hệ mật thiết với văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử và mang tinh
thần tập thể, cộng đồng, tinh thần dân tộc nhân văn, nhân ái.
Theo chúng tôi: Văn hóa chia sẻ là hệ thống các giá trị tri thức, kỹ năng,
thái độ niềm tin hành vi nhu cầu, mong muốn được chia sẻ, san sẻ với những
người khác về các giá trị của cuộc sống nhằm xây dựng mối quan hệ tốt
đẹp,tạo ra sự gắn bó giữa con người với con người.

- Văn hóa chia sẻ là một bộ phận của văn hóa nhà trường
Với tƣ cách là một bộ phận của văn hóa nhà trƣờng, văn hóa chia sẻ có
mối quan hệ mật thiết với văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa tổ chức,
đánh giá kết quả dạy và học
Văn hóa chia sẻ không những tạo ra mối quan hệ gắn bó mật thiết, biết
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh với học sinh, mà còn rút ngắn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
khoảng cách giữa thầy và trò. Trong nhà trƣờng, với mục tiêu nhà trƣờng là
nơi không chỉ dạy chữ mà còn dạy ngƣời, các thầy cô giáo không chỉ là ngƣời
giúp các em có tri thức mà còn là ngƣời cha, ngƣời mẹ, ngƣời anh, ngƣời chị,
ngƣời bạn để học sinh chia sẻ niềm vui nỗi buồn, thành công và thất bại, là
ngƣời t¹o m«i tr-êng th©n thiÖn lu«n l¾ng nghe, chia sÎ vµ thÊu hiÓu học sinh.
Đồng thời văn hóa chia sẻ tạo một môi trƣờng học tập thân thiện, lớp học
không chỉ là khuôn khổ học chữ nhƣ trƣớc đây mà ở đó thầy cô giáo không
những giúp học trò của mình biết kiến thức trong sách giáo khoa mà còn tích
cực chia sẻ với các em kinh nghiệm sống, tri thức khoa học, nguồn thông tin
luôn cập nhật hàng ngày Văn hóa chia sẻ đòi hỏi con ngƣời phải có sự thấu
hiểu, sự cảm thông về ngƣời khác, biết đặt mình vào vị trí của ngƣời khác để
xem xét sự việc.
Văn hóa chia sẻ giúp các em đƣợc chia sẻ cùng bạn mình những kiến thức
mình học đƣợc, giúp đỡ bạn cùng học tốt, có ý thức phấn đấu tiến bộ. Tạo nên
một môi trƣờng học tập tích cực. Lớp học là một tập thể cộng đồng hợp tác và
chia sẻ kinh nghiệm học sinh học hỏi lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách.Văn hóa
chia sẻ giúp cho nhà trƣờng, các cấp cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc lắng nghe ý
kiến của cấp dƣới, của đồng nghiệp, đặc biệt là của các em học sinh.
Văn hóa nhà trƣờng ngày càng đƣợc bồi đắp, gìn giữ, phát huy có một
phần đóng góp không nhỏ của văn hóa chia sẻ. Văn hóa chia sẻ giúp con

ngƣời luôn luôn học hỏi thƣờng xuyên và học hỏi suốt đời là môi trƣờng giúp
cho học sinh hoàn thiện nhân cách.
1.2.4. Xây dựng văn hóa chia sẻ
Văn hóa chia sẻ là hệ thống các giá trị không tự nhiên mà có, sự hình
thành phát triển và ngày càng hoàn thiện của nó là một quá trình phát triển có
mục đích, có nội dung và đƣợc thực hiện dƣới sự tác động của nhiều phƣơng
pháp, biện pháp, kỹ thuật và hình thức tổ chức khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Khi đứa trẻ lên 3 tuổi, nó bắt đầu có ý thức, trong tiềm thức nhỏ bé của
nó đã xuất hiện nhu cầu đƣợc quan tâm, đƣợc chăm sóc, yêu thƣơng của
ngƣời lớn nhất là tình cảm của ngƣời mẹ. Và cũng từ khi trẻ bắt đầu có ý thức
cũng là lúc ngƣời lớn giúp trẻ có những tri thức đầu tiên, dạy trẻ biết yêu
thƣơng quan tâm tới ngƣời khác, biết chia sẻ đồ chơi với bạn, chia bánh kẹo
cho bạn và dạy trẻ biết chơi cùng bạn. Mặc dù khi đó trẻ chƣa hiểu chia sẻ là
gì, nhƣng bằng thái độ và dạy trẻ những việc làm nhỏ cụ thể là chúng ta bƣớc
đầu hình thành cho trẻ nhận thức phải biết yêu thƣơng, quan tâm tới ngƣời
khác, chia sẻ với ngƣời khác
Từ những định hƣớng nhƣ thế, ngƣời lớn đã xây dựng cho trẻ những
viên gạch nền tảng đầu tiên của một giá trị truyền thống mang tính nhân văn
sâu sắc mà chúng ta gọi là văn hóa chia sẻ.
Nếu xã hội là một trƣờng đời rộng lớn, gia đình là môi trƣờng giáo dục
đầu tiên và giáo dục suốt đời của con ngƣời, thì trƣờng học là ngôi trƣờng mà
ở đó ngƣời học đƣợc đào tạo một cách căn bản có mục đích, nội dung,
phƣơng pháp, hình thức tổ chức một cách rõ ràng, khoa học. Dƣới sự chỉ đạo,
hƣớng dẫn chuyên môn vững vàng giúp trẻ có hệ thống tri thức khoa học, xã
hội nói chung và hình thành cho trẻ văn hóa chia sẻ nói riêng.
Ở nhà trƣờng mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi,

thông qua hoạt động này giáo viên giúp trẻ bƣớc đầu làm quen với thế giới tự
nhiên, mở rộng mối quan hệ của trẻ, giúp trẻ biết chia sẻ với cha mẹ, thầy cô,
bạn bè, chủ yếu là chia sẻ cảm xúc, biết nói lời yêu thƣơng, biết chia sẻ cùng
bạn trong vui chơi.
Khi vào trƣờng tiểu học, hoạt động chủ đạo của trẻ không chỉ là vui chơi
mà còn là hoạt động học tập. Đây là lần đầu tiên trẻ đƣợc tiếp xúc với tri thức
khoa học một cách hệ thống có chƣơng trình, kế hoạch, nội dung cụ thể. Các
mối quan hệ của trẻ đƣợc mở rộng hơn, văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của
trẻ đƣợc quan tâm chú trọng hơn, trẻ không chỉ chia sẻ cảm xúc vui chơi, mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
giáo viên còn hình thành cho trẻ có thói quen biết chia sẻ trong học tập với
thầy cô và bạn bè. Đây là bậc học rất quan trọng, nó giữ vai trò nền tảng, cơ
sở, tiền đề vật chất cho các bậc học tiếp theo, bƣớc đầu hình thành nhân cách
ngƣời học. Có thể thấy văn hóa chia sẻ không tự nhiên mà có, nó đƣợc hình
thành dần dần và không ngừng đƣợc bồi đắp và phát triển.
Qua đó chúng tôi nhận thức xây dựng văn hóa chia sẻ là quá trình hình
thành ở mỗi cá nhân hệ thống giá trị vật chất và tinh thần với nhu cầu, mong
muốn được san sẻ với người khác nhằm thiết lập những mối quan hệ tốt đẹp
trong môi trường thân thiện.
Đối với trẻ nhỏ, ngƣời lớn phải tích cực cùng trẻ tổ chức hƣớng dẫn trẻ
tham gia vào nhiều hoạt động, hình thành ở trẻ thói quen biết chia sẻ và sẵn
sàng chia sẻ.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về xây dựng văn hóa chia sẻ cho học sinh tiểu học
1.3.1. Vài nét về đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Lứa tuổi học sinh tiểu học là đoạn đầu thời kỳ đầu của giai đoạn tuổi học
sinh. ở lứa tuổi này vị trí xã hội của trẻ có sự thay đổi cơ bản, trẻ có nghĩa vụ
và quyền nhất định.

Ở lứa tuổi này nổi lên một số đặc điêm tâm sinh lý nhƣ sau:
1.3.1.1. Đặc điểm về thể chất
Lứa tuổi này có sự thay đổi cơ bản về đặc điểm giải phẩu tâm sinh lý. Hệ
thần kinh và não phát triển mạnh, các chức năng tâm lý bậc cao hình thành,
các chức năng của não dần đƣợc hoàn thiện. Xƣơng và cơ cứng cáp hơn, cơ
tim phát triển mạnh tuy nhiên hệ tuần hoàn chƣa hoàn chỉnh.
1.3.1.2. Đặc điểm về nhận thức và tình cảm
* Tri giác
Tri giác tƣơng đối đầy đủ, sâu sắc, tri giác có mục đích, có khả năng phân
tích, tổng hợp. Tuy nhiên tri giác không chủ định vẫn chiếm ƣu thế, nhạy cảm
với những tác động về hình thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
* Trí nhớ
Cả hai loại ghi nhớ có chủ định và không chủ định đều phát triển, nhƣng
ghi nhớ có chủ định đƣợc hình thành rõ nét hơn.
* Chú ý
Chú ý có chủ định dần đƣợc phát triển, một số phẩm chất chú ý nhƣ: sức
tập trung, sự bền vững, khả năng di chuyển rất linh hoạt.
* Tƣ duy
Ở lứa tuổi này thao tác trừu tƣợng hoá, khái quát hoá dần phát triển, dần
đi vào bản chất của đối tƣợng. Tƣ duy trực quan hình tƣợng dần đƣợc thay thế
bằng tƣ duy ngôn ngữ (tƣ duy logíc).
Tuy nhiên các thao tác tƣ duy vẫn còn đơn giản sơ đẳng. Tƣ duy trừu
tƣợng đƣợc phát triển nhƣng nó vẫn chƣa phát triển thành tƣ duy đặc thù.
* Tƣởng tƣợng
Tƣởng tƣợng sáng tạo dần phát triển, các em đã biết xây dựng những biểu
tƣợng mang tính khái quát hoá và trừu tƣợng hoá. Tƣởng tƣợng gần với hiện

thực hơn, tƣởng tƣợng sáng tạo bộc lộ rõ khi các em làm thơ, kể chuyện.
* Tình cảm
Đây là lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, tình cảm của các em rất phong phú.
Các loại tình cảm cấp cao nhƣ: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm
thẩm mỹ đang hình thành và phát triển. Tuy nhiên, tình cảm ở lứa tuổi này
còn mỏng manh và chƣa bền vững.
* Ý chí
Các phẩm chất ý chí đang hình thành và phát triển nhƣng nó chƣa ổn
đinh, tính độc lập ,tính kiên trì còn hạn chế.
* Ngôn ngữ
Ngôn ngữ phát triển mạnh, từ ngữ phong phú, đa dạng, cách dùng từ hồn
nhiên, ngây thơ, trong sáng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
1.3.1.3 Đặc điểm xã hội.
Lứa tuổi này quan hệ xã hội của các em đƣợc mở rộng, nhu cầu giao tiếp
của các em ngày càng phong phú đa dạng vì vậy xây dựng văn hóa chia sẻ
cho học sinh tiểu học là nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng.
1.3.2. Vai trò của văn hóa chia sẻ đối với nâng cao chất lượng giáo dục
* Văn hóa chia sẻ góp phần tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy - trò,
trò - trò
Trong xã hội phong kiến, nhà trƣờng là nơi mà ở đó tiếng nói của thầy
(thầy đồ) là chủ yếu. Thầy là ngƣời truyền đạt tri thức mà trò phải tiếp nhận,
thầy nói trò nghe, mọi tri thức, ý kiến của thầy đều đúng. Mối quan hệ thầy
trò nằm trong khuôn phép trân trọng nhƣng cứng nhắc, mối quan hệ trên -
dƣới
Trong nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa hiện nay vẫn giữ đạo lý “tôn sƣ trọng
đạo”, “nhất tự vi sƣ, bán tự vi sƣ”. Tuy nhiên quan hệ thầy - trò đƣợc đặt

trong bầu không khí thân thiện mà ở đó ngoài việc dạy chữ, ngƣời thầy, cô
còn chia sẻ cho học trò của mình những tình cảm thân thiết, những tri thức
kinh nghiệm của cuộc sựng, giúp các em mở rộng tƣ duy, suy nghĩ, nhận thức
của mình. Nhà trƣờng còn là nơi mà ở đó thầy cô là ngƣời mà các em tin yêu
tìm đến mỗi khi các em có tâm sự, vui buồn, có khúc mắc trong cuộc sống với
bạn bè, có mong muốn có suy nghĩ muốn gửi tới thầy cô. Để tạo mối quan hệ
tốt đẹp đó, các em có thể chia sẻ bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ gặp trực
tiếp thầy cô để trò chuyện, qua thƣ, qua hòm thƣ góp ý, qua phiếu đánh giá
hàng năm
Văn hóa chia sẻ tạo nên mối quan hệ thân thiện thày trò, trò – trò từ đó
nâng cao hiệu quả giao tiếp, hiệu quả giáo dục trong nhà trƣờng bởi chất
lƣợng dạy học phụ thuộc mối quan hệ thầy trò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
*Văn hóa chia sẻ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống
cho các em.
Kỹ năng sống là khả năng tâm lý xã hội của con ngƣời, giúp họ có thể
tƣơng tác với ngƣời khác và giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề do
cuộc sống đặt ra.
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao ngƣời giáo viên
không chỉ truyền đạt kiến thức trong sách mà phải bằng tri thức của mình,
kinh nghiệm của mình, tình yêu thƣơng của mình chia sẻ với các em, tạo cho
các em môi trƣờng học tập thân thiện học mà chơi, chơi mà học tạo sự gần gũi
thân thiết với các em, nhất là bậc học tiểu học, vì với lứa tuổi này giáo viên
phải vừa dạy vừa dỗ.
Giáo dục kỹ năng sống với nhiều hình thức tổ chức và phƣơng pháp
phong phú đòi hỏi sự tham gia tích cực của các em, lôi cuốn các em chủ động
hợp tác tham gia hứng thú, sáng tạo. Vì vậy đòi hỏi các em có nhu cầu đƣợc

chia sẻ và hình thành kỹ năng chia sẻ vì khi tham gia vào các hoạt động đó
các em là chủ thể của hoạt động, các em nói lên ý kiến của mình, nhu cầu,
mong muốn của mình, hiểu biết của mình. Thông qua các hoạt động này giúp
các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, trƣởng thành hơn đặc biệt là trong giao tiếp,
ứng xử với ngƣời khác. Đồng thời khi hình thành đƣợc văn hóa chia sẻ cho
các em, chính điều đó lại là yếu tố tích cực thúc đẩy các em tham gia vào các
hoạt động giáo dục này từ đó hiệu quả giáo dục, chất lƣợng giáo dục kỹ năng
sống ngày một tốt hơn.
* Văn hóa chia sẻ là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả làm việc theo
nhóm, xây dựng tinh thần tập thể, phát huy trí tuệ tập thể.
Với mục tiêu tất cả vì ngƣời học, lấy hoạt động học tập của ngƣời học
làm trung tâm, phát huy ý thức cá nhân, tính tích cực chủ động, sáng tạo của
ngƣời học trong đó giáo viên chỉ giữ vai trò chủ đạo là ngƣời tổ chức, điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
khiển hƣớng dẫn quá trình nhận thức của ngƣời học. Nhà trƣờng và các thầy
cô giáo tăng cƣờng xây dựng môi trƣờng học tập thân thiện, tích cực với
ngƣời học, bên cạnh việc sử dụng các phƣơng tiện hiện đại, thầy cô giáo tích
cực tổ chức hình thức dạy học tích cực nhƣ tổ chức xemina, thảo luận nhóm,
tọa đàm, giao lƣu với các phƣơng pháp và biện pháp kỹ thuật phát huy tinh
thần tập thể của học sinh nhƣ: phƣơng pháp thảo luận, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật
6-3-5, kỹ thuật nhóm lắp ghép…
Với cách tổ chức dạy học nêu trên sẽ phát huy đƣợc tinh thần tập thể, trí tuệ
tập thể, đồng thời giúp các em hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình nhƣ kỹ
năng trình bày, kỹ năng nói trƣớc đám đông, rèn luyện tính tự tin, tự nhiên,
hợp tác của học sinh. Để cách dạy và học đó đạt hiệu quả cao đòi hỏi trong
nhà trƣờng, trong lớp học, trong nhóm học và bản thân mỗi cá nhân phải hình
thành văn hóa chia sẻ điều đó đƣợc thể hiện qua nhận thức, qua nhu cầu, qua

kỹ năng.
Các em phải nhận thức đƣợc rằng mỗi ngƣời chỉ có thể tồn tại trong xã
hội, trong cộng đồng khi mỗi ngƣời biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau.
Cụ thể trong học tập làm việc theo nhóm phải nhận thức đƣợc mình các trách
nhiệm đƣa ra ý kiến về vấn đề đang thảo luận. Các em có nhu cầu, mong
muốn đƣợc lắng nghe ý kiến của các bạn khác và chia sẻ ý kiến về vấn đề
đang thảo luận. Thứ hai, các em có nhu cầu, mong muốn đƣợc lắng nghe ý
kiến của các bạn khác và chia sẻ ý kiến đóng góp của mình. Đứng trƣớc một
vấn đề, mỗi ngƣời đƣa ra những ý kiến khác nhau đó sẽ làm sáng tỏ vấn đề
quan tâm, bổ sung lẫn nhau, học hỏi hoàn thiện lẫn nhau. Nếu không chia sẻ
mà tự ti, hoặc ích kỉ giữ tri thức cho riêng mình thì đồng thời đang làm thui
chột tinh thần tập thể, trí tuệ tập thể và bản thân cũng không tiến bộ đƣợc. Thể
hiện qua kỹ năng chia sẻ đó là khả năng của mỗi ngƣời sao cho bạn mình dễ
hiểu, dễ tiếp thu, lôi cuốn, thuyết phục đƣợc ngƣời khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
Nhƣ vậy có thể thấy rằng văn hóa chia sẻ giống nhƣ chìa khóa cùng với
tri thức phong phú đã có để phát huy sức mạnh tập thể, tạo một môi trƣờng
học tập sôi nổi, cạnh tranh lành mạnh, cùng tiến bộ.
* Văn hóa chia sẻ góp phần nâng cao hiệu quả giờ học của thầy và trò.
Trong giờ học truyền thống, hoạt động học chủ yếu diễn ra trong yên
lặng, ở đó hoạt động truyền thụ tri thức của ngƣời thầy là chính, học trò thụ
động lắng nghe và tiếp nhận. Với những đổi mới về phƣơng pháp giảng dạy
nội dung phong phú, hình thức tổ chức đa dạng giờ học của học trò hiện nay
diễn ra ồn ào hơn, sôi động hơn, phát huy vai trò chủ thể của ngƣời học và
đảm bảo chất lƣợng dạy và học. Để đạt đƣợc điều đó phải có sự hợp tác giữa
thầy và trò. Giáo viên biết cách tổ chức giờ học tích cực sáng tạo, khuyến
khích và tạo điều kiện để ngƣời học đƣợc nêu ý kiến của mình, đƣợc chia sẻ

tri thức.
Giáo viên sử dụng kết hợp các phƣơng pháp dạy học khác nhau nhƣ: nêu
vấn đề, diễn giảng thảo luận hỏi đáp vừa giúp học sinh có tri thức vừa rèn
luyện cho các em có kỹ năng học tập tích cực và ý thức đƣợc chia sẻ trong
học tập.
Đối với lứa tuổi tiểu học, tình huống dạy học là những vấn đề rất gần gũi
thân quen với các em gợi mở những vấn đề mà các em hứng thú các em sẵn
sàng trao đổi với thầy cô bạn bè bằng cách xung phong phát biểu xây dựng
bài, tranh luận với bạn, ghi ý kiến ra giấy…
1.3.3. Nội dung xây dựng văn hoá chia sẻ cho học sinh tiểu học
1.3.3.1 Xây dựng môi trường học tập, vui chơi thân thiện cho trẻ tạo cơ
hội cho trẻ được tham gia, thể hiện bản thân
Để làm đƣợc điều này đòi hỏi có sự quan tâm hợp tác của phụ huynh học
sinh, sự tham gia tích cực của trò và đặc biệt sự định hƣớng, chỉ đạo sát sao
của thầy cô giáo.

×