Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đồ Án Thi Công Cầu Dầm I BTCT DUL (Thuyết minh + Bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.74 KB, 29 trang )

Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH CẦU
1. Giới thiệu chung:
- Cầu Yên Dũng bắc qua sông Cầu tại Km 3+071.09 trên đường nối ĐT 398
huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đi Quốc Lộ 18 huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.
2. Quy mô công trình:
- Vị trí: lý trình tim cầu Km 3+071.90,vị trí cầu và đường đầu cầu đi vào
khoảng giữa các làng mạc.Phía bờ Bắc cách xóm bến khoảng 100m về phía hạ lưu ,bờ
Nam cách làng Đông Viên Hạ - Quế Võ khoảng 250m về phía hạ lưu.
- Quy mô: Cầu vĩnh cửu bằng BTCT ƯST và BTCT thường.
-Tải trọng HL93, người 3KN/m
2
theo 22TCN 272-05.
- Khổ cầu: B = 0.5m + 2.5m + 7.5m + 1.5m + 7.5m + 2.5m + 0.5m =22.5m.
- Khổ thông thuyền: Sông Cầu thông thuyền cáp III với khổ tĩnh không B*H =
50m*7m
- Đường hai đầu cầu có quyi mô cấp II đồng bằng theo TCVN 4054 – 05 với chỉ
tiêu một số kỹ thuật chủ yếu như sau :
+ Tốc độ tính toán :V = 80km/h
+ Bề rộng nền đường : B
nền
= 22.5m
+ Bề rộng phần đường xe cơ giới : B
mặt
= 2*7.5m = 15,0 m
+ Lề gia cố : B
lgc
= 2*2.5m = 5.0m
+ Lề đường (lề đất) : B
lề
= 2*0.5m = 1m


- Đường dân sinh hai bên bờ đê : Theo tiêu chuẩn đường giao thông cấp VI có
châm chước với bề rộng nền B
nền
= 6m, mặt đường rộng 5m, khổ tĩnh không
đường B*H = 6m*4.5m.
- Sơ đồ nhịp cầu: 6*38m + 70m + 110m + 70m + 2*38m.
- Tổng chiều dài cầu: L
tc
= 568.690m
- Nhịp thông thuyền: nhịp 8 với tĩnh không B*H = 50*7m
- Nhịp bờ: các nhịp cầu dẫn dùng dầm supper T dài 38m bằng BTCTDUL,
chiều cao dầm 1.75m. Mặt cắt ngang bố trí 5 dầm, cự ly tim dầm chủ a = 2.15m
- Mố trụ:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 1
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Mố M1, M2 dùng mố chữ U bằng BTCT thường đổ tại chỗ. Móng mố
dùng móng cọc khoan nhồi đường kính D1.5m
+ Các trụ T1, T2, T3, T4, T5 và T10 dùng trụ thân đặc, xà mũ hẫng bằng
BTCT đổ tại chỗ, móng dùng cọc khoan nhồi đường kính D1.2m
+ Trụ T6, T9 dùng trụ thân đặc, xà mũ hẫng bằng BTCT đổ tại chỗ,
móng cọc khoan nhồi đường kính D1.5m
+ Trụ T7 dùng trụ khung, thân đặc bằng BTCTDUL đúc tại chỗ dày 3m
rộng 7.5m, móng cọc khoan nhồi đường kính D1.5m
+ Trụ T8 dùng trụ thân đặc bằng BTCT đúc tại chỗ dày 3m rộng 7.5m,
móng cọc khoan nhồi đường kính D1.5m
- Mặt đường:
3. Đặc trưng vùng xây dựng cầu:
3.1 Đặc trưng về thủy văn:
- Chế độ thủy văn đoạn sông xây dựng có đặc điểm thủy văn của sông Cầu theo

hai mùa lũ và mùa kiệt khá rõ.
- Mùa kiệt trên sông bắt đầu từ khoảng tháng XI và kết thúc vào tháng IV, cao
độ mực nước trong mùa kiệt dao động khoảng từ +1.5m ~ 3.22m, cũng có khi lên đến
cao độ >+4m.
- Mùa lũ trùng với mùa mưa thường bắt đầu khoảng tháng V và kết thúc vào
tháng X. Lũ lớn thường xuất hiện trong khoảng từ tháng VI đến tháng VIII. Cao độ
đỉnh lũ trên sông lớn nhất năm 1971 đến cao độ +7.65m
- Kết quả điều tra thủy văn cầu như sau:
Cụm mực nước tim cầu:
+ Mực nước lớn nhát năm 1971 : H
max
1971 = 7.90m
+ Mực nước trung bình mùa kiệt : H
maxTB
= 3.2m
+ Mực nước hiện tại : H
ht
= 2.83m
+ Mực nước nhỏ nhất : H
min
= 1.2m
- Kết quả tính toán thủy văn công trình như sau:
+ Mực nước thiết kế : H
1%
= 7.90m
+ Khẩu độ thoát nước : L
0
= 471m
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 2
MSSV : 1076847

Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Mực nước thông thuyền : H
5%
= 7.33m
+ Mực nước : H
10%
= 7.02m
+ Mực nước báo động cấp II tại vị trí cầu : +4.65m
+ Khẩu độ thông thuyền với sông cấp III có B*H = 50m*7m
- Căn cứ theo kết quả tính toán thủy văn Tư vấn thiết kế kiến nghị chọn sơ đồ
cầu như sau: 6*38m + 70m + 110m + 70m + 2*38m , với khẩu độ thoát nước dưới cầu
L = 430m > L
0
= 427m.
- Chọn mực nước thông thuyền tại mực nước báo động cấp II là +4.65m vẫn
đảm bảo thông thuyền dưới cầu ứng với khẩu độ thông thuyền sông cấp III ( cao độ
mực nước thông thuyền tại cầu Như Nguyệt – Đáp cầu là +4.07).
+ Mực nước thi công:
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
H
10%
(m) 1.66 1.59 1.95 2.37 3.95 5.42 6.68 6.67 6.21 4.69 3.22 1.93
- Căn cứ vào điều kiện thực tế ,nên chọn thi công kết cấu móng trụ các trụ dưới
sông vào mùa kiệt ( từ khoảng tháng XII đến tháng IV ), với mực nước H
MNTC
= H
maxTB
mùa kiệt
= 1.9m
+ Hệ cao độ quốc gia.

3.2 Đặc trưng về địa hình:
- Địa hình khu vực xây dựng cầu có đặc điểm địa hình của vùng triền sông Cầu
thuộc đồng bằng Bắc Bộ, sau hai bờ đê là vùng ruộng lúa khá bằng phẳng. Ngoài đê
bên phía huyện Yên Dũng có bãi song dài khoảng 280m, cao độ bãi tự nhiên khoảng từ
+1.8 ~ 3.7m .Đoạn sông vị trí khu vực xây dựng cầu khá thẳng, dòng sông chính rộng
khoảng 150m chảy sát với bờ đê bên phía huyện Quế Võ. Theo số liệu khảo sát ,hai
bên bờ đê có cao độ mặt đê từ 8.41 ~ 8.67m, mặt đê bên bờ Bắc ( huyện Yên Dũng )
rộng khoảng 3m , chân đê rộng khoảng 30m và mặt đê bờ Nam rộng khoảng 6m, chân
đê rộng khoảng 50m.
3.3 Đặc trưng về khí hậu:
- Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một
năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 3
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 – 23 độ C. Độ ẩm dao động lớn, từ 73%- 87%. Lượng
mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Số giờ nắng trung
bình hàng năm 1.500 – 1.700 giờ.
3.4 Đặc điểm về địa chất tại vị trí xây dựng:
- Căn cứ vào báo cáo khảo sát địa chất công trình cầu Yên Dũng, bước lập dự
án đầu tư, các kết quả đo vẽ, kết quả khoan thăm dò và các kết quả thí nghiệm hiện
trường, thí nghiệm trong phòng, địa tầng khu vực nghiên cứu được mô tả theo thứ tự từ
trên xuống đến hết phạm vi khảo sát gồm các lớp đất sau:
+ Lớp Đất đắp:
Đất đắp có thành phần là sét màu xám đen xám tro, trạng thái dẻo cứng đến nửa
cứng. Lớp này có phạm vi phân bố cục bộ, gặp tại các đoạn tuyến cắt qua bờ đê đường
đất, trong phạm vi khảo sát với bề dầy lớp đất thay đổi từ 0.5m đến 6m.
+ Lớp 1A:
Sét pha màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng. Lớp này lộ trên
bề mặt địa hình,gặp trong các lổ khoan LK-DAĐT, LK1, LK3, LK4 với bề dày 1m

(LK-DAĐT) – 2.5m (LK1).Đây là lớp đất có khả năng chịu tải tốt, sức chịu tải qui ước
R’ = 2.5 KG/cm
2
(theo báo cáo khảo sát địa chất công trình cầu Yên Dũng ,bước lập
dự án đầu tư), giá trị xuyên tiêu chuẩn N
30
= 6-15.
+ Lớp 1B:
Sét pha màu xám nâu, xám đen, trạng thái dẻo chảy. Lớp này có diện phân bố
rộng trong phạm vi khảo sát, gặp trong hầu hết các lỗ khoan có bề dày thay đổi từ 1.6
(LK7) – 7.5m (LK6). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém , sức chịu tải qui ước
R’< 1.0 KG/cm
2
, giá trị xuyên tiêu chuẩn N
30
= 1-6.
+ Lớp 2:
Bùn sét pha lẫn hữu cơ màu xám nâu, xám đen. Lớp này nằm dưới lớp 1A, 1B,
phân bố rộng rãi trong khu vực khảo sát, gặp trong hầu hết các lỗ khoan với bề dày
thay đổi 2.5m (LK4) – 13.6m (LK9).Đây là lớp đất yếu có tính biến dạng cao, kém ổn
định, sức chịu tải qui ước R’< 0.5 KG/cm
2
, giá trị xuyên tiêu chuẩn N
30
= 1-8.
+ Lớp 3:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 4
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
Cát hạt vừa màu xám xanh, xám đen, kết cẫu chặt vừa. Lớp này nằm dước lớp

1B, 2, phân bố rộng rãi trong khu vực khảo sát, gặp trong hầu hết các lỗ khoan khảo
sát với bề dày thay đổi từ 7.0m (LK3) – 11.1m (LK-DAĐT). Lớp đất có khả năng chịu
tải khá, sức chịu tải qui ước R’ = 2.5Kg/cm
2
, giá trị xuyên tiêu chuẩn N
30
= 8-29
+ Thấu kính:
Sét pha màu xám xanh trạng thái dẻo mềm .Thấu kính này nằm trong lớp 3 gặp
lỗ khoan LK7 với bề dày 7.5m. Thấu kính có khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải qui
ước R’<1.0 KG/cm
2
, giá trị xuyên tiêu chuẩn N
30
= 9-11.
+ Lớp 4:
Sét pha màu xám nâu, xám vàng, đôi chổ lẫn sạn, mảnh đá, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này nằm dưới lớp 2,3 phân bố rộng rãi trong khu vực khảo sát, gặp trong hầu hết
các lỗ khoan khảo sát với bề dày thay đổi từ 2.0m (LK6) – 11.0m (LK5). Lớp đất có
khả năng chịu tải trung bình, sức chịu tải qui ước R’= 1.4 Kg/cm
2
, giá trị xuyên tiêu
chuẩn N
30
= 8-41.
+ Lớp 5A:
Các bột kết màu xám xanh, xám đen, phân hóa mạnh, nứt nẻ nhiều, lõi khoan
vở cục, lớp này nằm dưới lớp 3,4 gặp trong các lỗ khoan LK1, LK2, LK3, LK6 với bề
dày thay đổi từ 1.2 (LK1) - 7.4m (LK2). Lớp có khả năng chịu tải tốt cường độ kháng
nén không gió

2
/96 cmKG
k
n
=
σ
,cường độ kháng nén bảo hòa
2
/74 cmKG
bh
n
=
σ
. Đây là
lớp đá đã bị phong hóa mạnh nên cường độ giảm đi rất nhiều so với đá gốc, cường độ
kháng nén nêu trên là cường độ kháng nén cục bộ tại vị trí lấy mẫu ( R4:21.8 – 22.0m
– LK2), không đại diện cho cường độ kháng nén lớp 5A.
+ Lớp 5B:
Đá cát bột kết màu xám nâu,xám đen kẹp các mạch canxit, phong hóa trung
bình nhẹ,nứt nẻ vừa.Lớp này nằm dưới lớp 3.5A,gặp trong các lỗ khoan LK1, LK2,
LK3, LK6, LK-DAĐT với bề dày lỗ khoan thay đổi từ 6.0m (LK-DAĐT) – 11.7m
(LK3), có thể lớn hơn do lỗ khoan trên kết thúc trong lớp này. Lớp này có khả nănng
chịu lực tốt ,cường độ kháng nén không gió
2
/278 cmKG
k
n
=
σ
, độ kháng nén bảo hòa

2
/245 cmKG
bh
n
=
σ
.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 5
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Lớp 6:
Đá vôi màu xám ghi, xám trắng phong hóa trung bình, nứt nẻ vừa. Lớp này nằm
dưới lớp 3,4 gặp trong các lỗ khoan LK4, LK5, LK7, LK8, LK9 với bề dày thay đổi lỗ
khoan thay đổi từ5.0m (LK9) – 8.0m (LK8) có thể lớn hơn do các lỗ khoan trên kết
thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu lực tốt, cường độ kháng nén không gió
2
/418 cmKG
k
n
=
σ
, độ kháng nén bảo hòa
2
/470 cmKG
bh
n
=
σ
.
Hình. Địa chất tại trụ T7 Cầu Yên Dũng

B. TRÌNH TỰ CÔNG NGHỆ THI CÔNG TRỤ T7:
- Công tác chuẩn bị, định vị tim cọc
- Khoan tạo lỗ
- Công tác cốt thép
- Công tác sản xuất và đổ bê tông
- Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi
- Lắp dụng vòng vây cọc ván thép
- Lắp dựng cốt thép, ván khuôn và đổ bê tông bệ móng
- Lắp dựng cốt thép, ván khuôn và đổ bê tông thân trụ
- Bảo dưỡng bê tông và hoàn thiện
C. GIỚI THIỆU NĂNG LỰC MÁY THI CÔNG:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 6
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
1. Máy khoan nhồi ED – 5500 của hãng NIPPON – SHARYO (Nhật Bản):
1.1 Các thông số kỷ thuật:
- Chiều cao toàn bộ: 24.7-24.98m ( chế độ làm việc )
- Chiều rộng toàn bộ: 4.11m ( chế độ làm việc )
- Chiều dài toàn bộ: 7.837 – 9.43m ( không tính gầu )
- Chiều dài cần: 23mm
- Đường kính khoan tối đa 2.5m
- Bán kính làm việc: 9.2m
- Tải trọng nâng tối đa 7.5T
- Tốc độ di chuyển: 1.4 km/h
- Phạm vi làm việc: 3.802-5.804m
- Chiều dài đường chạy của xích 5.32m
- Chiều rộng đường chạy của xích 4.11m
- Chiều rộng dải xích: 0.76m
- Độ sâu khoan tối đa 58m
- Tốc độ quay của gầu (cao/thấp): 30/15 vòng/phút

- Momen quay của gầu: 6 T.m
- Cáp nâng gàu có lực kéo: 13.5T
- Tốc độ nâng chậm/nhanh:34/68 m/phút
- Tốc độ nâng cần: 49m/phút
- Áp lực mặt đất trung bình: 0.8 kg/cm
2
- Tốc độ quay toa: 3.3 vòng/phút
1.2 Kích thước máy vận chuyển
- Chiều cao toàn bộ: 3.3m
- Chiều rộng toàn bộ: 3.3m
- Chiều dài toàn bộ: 6.21m
2. Búa rung DZ60KS
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 7
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Công suất 60 KW
- Tốc độ rung 1020 rpm/min
- Tải trọng ép cho phép 200 KN
- Tải trọng rút cho phép 200 KN
- Tải trọng rung nén 360 KN
- Trọng lượng 4.5T
3. Máy nén khí AIRMAN PDS655S:
- Công suất: 118 KW
- Năng lượng cung cấp: Diesel
- Trọng lượng: 3225 kg
- Lưu lượng khí nén: 18.5 m
3
/phút
- Áp suất làm việc: 0.7 MPa
- Tốc độ quay: 2500 vòng/phút

D. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ:
- Bước 1:
+ Lắp dựng các thiết bị dùng cho công tác khoan nhồi trên hệ nổi
+ Định vị và neo cố định các thiết bị nổi
+ Tiến hành xác định vị trí tim cọc: trên cơ sở các mốc đo đạc, cơ tuyến
thiết kế giao ta tiến hành dùng 3 máy kĩnh vĩ xác định theo phương pháp giao
hội tia ngắm.
- Bước 2:
+ Lắp dựng hệ thống khung định vị bằng thép hình cho công tác hạ ống
vách tạm, mũi cọc định vị ở cao độ thiết kế
+ Định vị máy khoan: sau khi đưa máy khoan vào vị trí khoan cọc đặt
trên xà lan ta tiến hành cân bằng máy và kê cứng các chân máy đảm bảo máy
khoan không bị nghiêng hay di dộng, cho máy khoan chạy thử không tải nếu
phát hiện máy khoan bị xê dịch hay nghiêng thì phải xử lý kịp thời
+ Lắp dựng và định vị ống vách
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 8
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Dùng cẩu hạ ống vách xuống vị trị cọc, tiến hành kẹp đầu búa rung
DZ60KS vào ống vách hạ ống vách tạm có đường kính D = 160mm đến cao độ mũi là
-5m, cao độ đỉnh ống vách là 4m
- Bước 3:
+ Chuẩn bị vữa bentonite
+ Kiểm tra chỉ tiêu của vữa bentonite
+ Tiến hành khoan tạo lỗ bằng máy khoan gầu ngoạm trong môi trường
vữa bentonite.
+ Khi khoan đến cao độ thiết kế ta tiến hành đợi 15-20 phút để các hạt
thô lắng đọng xuống đáy hố khoan rồi ta tiến hành nạo vét đáy hố khoan đến khi nào
lượng cát đáy hố hết cặn mới ngưng.
+ Lắp đặt ống thổi rửa và máy thổi khí nén

+ Tiến hành làm sạch thành hố khoan bằng phương pháp thổi khí nén.
Làm sạch vữa bentonite bằng thiết bị tách cát Desander. Trong suốt quá trình thổi khí
vữa bentonite bị trào lên, do đó phải tiến hành cung cấp vữa bentonite để thành được
ổn định. Vữa bentonite sau khi được làm sạch sẽ được tái sử dụng lại. Làm cho đến khi
nào kiểm tra chất lượng vữa bentonite được đưa ra đạt quy định cho phép.
+ Kiểm tra các thông số của cọc như chiều sâu cọc khoan, độ nghiêng,
đường kính cọc.v.v
- Bước 4:
+ Tiến hành lắp lồng thép bằng cẩu chuyên dụng.
+ Cố định lồng thép vào thành ống vách
+ Tiến hành trộn bê tông trên trạm trộn trên bờ sau chuẩn bị cho công tác
đổ bê tông
- Bước 5:
+ Trong quá trình khoan cọc khoan nhồi ta tiến hành lắp dựng cầu tạm
phục vụ công tác đổ bê tông
+ Đổ bê tông cọc bằng ống tremie theo phương pháp rút ống thẳng đứng
- Bước 6:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 9
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Tiến hành kiểm tra chất lượng của cọc bằng các phương pháp như siêu
âm , khoan lấy mẫu
+ Nghiệm thu lỗ khoan
+ Chờ bê tông cọc đạt 70% tiến hành khoan những cọc kế tiếp cho đến
khi hết số lượng cọc
- Bước 7:
+ Neo cố định xà lan và tiến hành hạ vòng vây cọc ván thép
- Bước 8:
+ Đào đất trong vòng vây đến cao độ thiết kế, dùng thợ lặn làm vệ sinh
hố móng.

+ Tiến hành đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp rút ống thẳng đứng
- Bước 9:
+ Bơm hút nước hố móng ra ngoài
+ Tiến hành đập đầu cọc
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép đổ bê tông đáy bệ
+ Lắp dựng ván khuôn, cốt thép thân trụ
+ Đổ bê tông thân trụ đến cao độ thiết kế
- Bước 10:
+ Bảo dưỡng bê tông
+ Rút vòng vây cọc ván thép bằng cẩu
+ Hoàn thiện trụ
E. CÁC QUY ĐỊNH KỸ THUẬT:
1. Công tác chuẩn bị:
1.1 Tiêu chuẩn về vật liệu:
- Cát: cát dùng để chế tạo trụ là cát có nguồn gốc của các loại đá rắn như thạch
anh với modun

2.5, không dùng các loại có nguồn gốc là đá biến chất, tuân thủ theo
TCVN 7570-2006 và TCVN 4453-95.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 10
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Đá: cốt liệu thô dùng để chế tạo trụ là loại đá vôi hay đá cuội nghiền nhỏ từ đá
gốc có nguồn gốc phun trào D
min
= 5-25mm, tiêu chuẩn kỹ thuật được dựa trên TCVN
1771-1987 và TCVN 4453-1995.
- Xi măng: Dùng xi măng portland PC 40 trở lên và tính chất cơ lý của xi măng
phải phù hợp với TCVN 2682-1992.
- Nước: nước trộn bê tông là nước sinh hoạt. Nước không có tạp chất làm ảnh

hưởng đến chất lượng bê tông. Tuyệt đối không được dùng các loại nước thải có lẩn
bùn đất hay hay dầu mỡ, tuân thủ theo TCVN 4506-87 và TCVN 2655-78.
- Tỷ lệ Nước / Xi măng

0.45
- Thép: thép tròn trơn dùng loại CI có giới hạn chảy 240(Mpa);giới hạn bền
380(Mpa).Thép có gờ dùng loại CIII có giới hạn chảy 400(Mpa);giới hạn bền
600(Mpa).
- Chất phụ gia: để tăng cường độ linh động của hỗn hộp bê tông cho phép dùng
phụ gia, tuân thủ theo TCXDVN 325-2004.
- Vật liệu bôi trơn ván khuôn: nhằm tránh cho ván khuôn dính bám vào bêtông
cần bôi trơn các bề mặt có tiếp xúc với bê tông,chất bôi trơn cần đảm bảo các yêu cầu.
+ Tháo dỡ ván khuôn dễ dàng.
+ Không làm giảm chất lượng bê tông ở chỗ tiếp xúc với ván khuôn
+ Không gẫy nứt nẻ, co ngót ạo thành vết ở bề mặt bê tông.
+ Không làm gỉ hay ăn mòn ván khuôn.
+ Thích hợp với các biện pháp phun hay quét.
1.2 Thiết kế cấp phối bê tông
1.2.1 Thân trụ T7 ( không dùng phụ gia )
- Cở hạt lớn nhất của cốt liệu D
max
= 20
- Cường độ bê tông R
n
= 30 MPa
- Xi măng sử dụng là loại XM pooclang hỗn hợp có cường độ 40 MPa
- Độ sụt bê tông: đối với trụ cầu ta chọn độ sụt 12cm
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 11
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm

- Lượng nước ước tính sơ bộ cho 1m
3
bê tông là: tra bảng 5.2 sách thực tập
VLXD ứng với D
max
= 20 và modul độ lớn của cát là 2.5 ta có lượng nước 205 lít. Do
ta sử dụng XM pooclang hỗn hợp nên lượng nước sơ bộ là 205 + 10 = 215 lít
- Tính tỉ lệ X/N :
1
30 1.1
0.5 0.5 2.56
0.27 40
n
x
n R
X
N A R
×
×
= − = − =
× ×
Trong đó:
R
n
= 30 MPa : Cường độ bê tông 28 ngày tuổi của mẫu lăng trụ
R
x
= 40 MPa : Cường độ thực tế của xi măng
n = 1.1 : hệ số an toàn đối với trạm trộn tự động
A

1
= 0.27 : Hệ số chất lượng vật liệu lấy theo bảng 5.3 thực tập VLXD
- Hàm lượng xi măng cho 1m
3
bê tông là
2.56 215 550.4
X
X N
N
= × = × =
kg
- Do lượng xi măng = 550.4 kg > 400kg nên ta cần hiệu chỉnh lại lượng nước
- Lượng nước hiệu chỉnh bằng công thức:
10 400 10 215 400
235.22
10 / 10 2.56
hc
N
N
X N
× − × −
= = =
− −
lít
- Hàm lượng xi măng theo lượng nước đã hiệu chỉnh:
2.56 235.22 602.16
hc
X
X N
N

= × = × =
kg
- Xác định thể tích hồ xi măng:
602.16
235.22 429.47
3.1
h hc
x
X
V N
ρ
= + = + =
lít
- Xác định hệ số dư vữa hợp lí: tra bảng 5.8 sách thực tập VLXD với modul cát
= 2.5 và V
h
= 429.47 lít ta có K
d
= 1.589
- Hàm lượng cốt liệu lớn:
Đ
( ) ( )
1430
1129.34
1 1 0.452 1.589 1 1
vd
d d
r k
ρ
= = =

− + − +
kg
Trong đó:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 12
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
p
vd
= 1430 kg/m
3
: khối lượng thể tích xốp của đá
r
d
=
1000
1
vd
d
ρ
ρ
 
×

 ÷
 
: độ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn
k
d
= 1.589 : hệ số dư vữa
- Hàm lượng cát:

C
602.16 1129.34
1000 1000 235.22 2.65
3.1 2.61
hc c
x d
X D
N
ρ
ρ ρ
 
 
 
 
= − + + × = − + + =
 
 ÷
 ÷
 
 
 
 
 
365.27 kg
Trong đó:
p
x
= 3.1 g/cm
3
: khối lượng riêng của xi măng

p
d
= 2.61 g/cm
3
: khối lượng riêng của đá
p
c
= 2.65 : khối lượng riêng của cát
- Vậy ta có thành phần vật liệu cho 1m
3
bê tông là:
Thành phần bê tông
Thành phần vật liệu cho 1m
3
bê tông
Phụ gia
( lít )
Xi măng
( kg )
Cát ( kg ) Đá ( kg )
Nước
( lít )
Thành phần cơ bản 602.16 365.27 1129.34 235.22
1.2.2 Cọc khoan nhồi: dùng phụ gia sikament R4 (ER)
- Cở hạt lớn nhất của cốt liệu D
max
= 20
- Cường độ bê tông R
n
= 30 MPa

- Xi măng sử dụng là loại XM pooclang hỗn hợp có cường độ 40 MPa
- Độ sụt bê tông: đối với trụ cầu ta chọn độ sụt là 18 cm
- Lượng nước ước tính sơ bộ cho 1m
3
bê tông là: tra bảng 5.2 sách thực tập
VLXD ứng với D
max
= 20 và modul độ lớn của cát là 2.5, sử dụng phụ gia siêu dẻo nên
tra theo độ sụt 5-6cm ta có lượng nước 190 lít.
- Tính tỉ lệ X/N :
1
30 1.1
0.5 0.5 2.56
0.27 40
n
x
n R
X
N A R
×
×
= − = − =
× ×
Trong đó:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 13
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
R
n
= 30 MPa : Cường độ bê tông 28 ngày tuổi của mẫu lăng trụ

R
x
= 40 MPa : Cường độ thực tế của xi măng
n = 1.1 : hệ số an toàn đối với trạm trộn tự động
A
1
= 0.27 : Hệ số chất lượng vật liệu lấy theo bảng 5.3 thực tập VLXD
- Hàm lượng xi măng cho 1m
3
bê tông là
2.56 190 486.4
X
X N
N
= × = × =
kg
- Do lượng xi măng = 486.4 kg > 400kg nên ta cần hiệu chỉnh lại lượng nước.
- Lượng nước hiệu chỉnh theo công thức:
10 400 10 190 400
201.61
10 / 10 2.56
hc
N
N
X N
× − × −
= = =
− −
lít
- Hàm lượng xi măng theo lượng nước đã hiệu chỉnh:

2.56 201.61 516.12
hc
X
X N
N
= × = × =
kg
- Hàm lượng phụ gia ( tra theo thông số phụ gia sikament R4(ER) của nhà sản
xuất ta được liều lượng điển hình 0.8 lít cho 100kg xi măng )
516.12 0.8
4.13
100
P
×
= =
( lít )
- Xác định thể tích hồ xi măng:
516.12
(201.61 4.13) 372.23
3.1
h
x
X
V N
ρ
= + = + + =
lít
- Xác định hệ số dư vữa hợp lí: tra bảng 5.8 sách thực tập VLXD với modul cát
= 2.5 và V
h

= 372.23 lít ta có K
d
= 1.517 + 0.15 = 1.667
- Hàm lượng cốt liệu lớn:
Đ
( ) ( )
1430
1098.75
1 1 0.452 1.667 1 1
vd
d d
r k
ρ
= = =
− + − +
kg
Trong đó:
p
vd
= 1430 kg/m
3
: khối lượng thể tích xốp của đá
r
d
=
1000
1
vd
d
ρ

ρ
 
×

 ÷
 
: độ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 14
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
k
d
= 1.667 : hệ số dư vữa
- Hàm lượng cát:
C
516.12 1098.75
1000 1000 205.74 2.65
3.1 2.61
hc c
x d
X D
N
ρ
ρ ρ
 
 
 
 
= − + + × = − + + =
 

 ÷
 ÷
 
 
 
 
 
548 kg
Trong đó:
p
x
= 3.1 g/cm
3
: khối lượng riêng của xi măng
p
d
= 2.61 g/cm
3
: khối lượng riêng của đá
p
c
= 2.65 : khối lượng riêng của cát
- Vậy ta có thành phần vật liệu cho 1m
3
bê tông là:
Thành phần bê tông
Thành phần vật liệu cho 1m
3
bê tông
Phụ gia

( lít )
Xi măng
( kg )
Cát ( kg ) Đá ( kg )
Nước
( lít )
Thành phần cơ bản 4.13 516.12 548 1098.75 201.61
1.2.3 Tính chiều dày lớp bê tông bịt đáy: ( tính theo AASTO )
- Mục đích:
+ Giữ ổn định nền dưới đáy móng chống áp lực đẩy nổi
+ Ngăn kín nước từ phía đáy
+ Tạo mặt bằng thi công bệ móng
- Chọn khoảng cách của vòng vây tường cọc ván là 1m ra mỗi bên đối với cả
phương cạnh dài và cạnh ngắn.
- Lớp bê tông bịt đáy được xác định từ điều kiện: Áp lực đẩy nổi của nước lên
lớp bê tông phải nhỏ hơn lực ma sát giữa bê tông với hệ cọc và trọng lượng lớp bê tông
bịt đáy.
- Gọi x là chiều dày lớp bê tông bịt đáy ta có
+ Trọng lượng bản thân khối bê tông bịt đáy:
b
A F x
γ
= × ×
( 1 )
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 15
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Lực ma sát giữa cọc và lớp BTBĐ:
B d x
π τ

= × × ×
( 2 )
+ Lực đầy nổi do mực nước gây ra:

( )
n
C h x F
γ
= × + ×
( 3 )
Trong đó:
F = 22.5 x 11.25 = 253.13 (m
2
) : diện tích phần tiết diện tính toán
h = 5.4 + x (m): Chiều cao từ MNTC đến đáy lớp BTBĐ
γ
n
= 1 (T/m
3
): Trọng lượng riêng của nước
γ
b
= 2.3 (T/m
3
): Trọng lượng riêng của bêtông
d =1.5 (m): đường kính cọc khoan nhồi
τ = 6.895(T/m
2
): Lực ma sát giữa cọc và BTBĐ
- Chiều dày lớp BTBĐ phải thỏa mãn điều kiện :

A+B ≥ C ( 4 )
( )
b n
F x d x h x F
γ π τ γ
⇔ × × + × × × ≥ × + ×
Suy ra :
( )
1 5.4 253.13
(2.3 1) 253.13 1.5 6.895
3.78
x
x m
π
× ×

− × + × ×

- Theo AASTO sau khi tính toán theo điều kiện đẩy nổi phải cộng thêm 300mm
và chiều dày không nhỏ hơn 600mm
=> Chiều dày lớp BTBĐ x = 3.78 + 0.3 = 4.08 m, ta chọn x = 4.1m > 0.6m
1.3 Thiết bị gia công ván khuôn, thép, bê tông:
1.3.1 Thiết bị đổ bê tông:
- Ống đổ bê tông: ( dùng cho cọc khoan nhồi )
+ Bê tông phải được đổ bằng ống dẫn thẳng đứng ( ống tremie )
+ Ống đổ bê tông phải được làm bằng thép có đường kính D = 250mm và phải
đảm bảo kín nước hoàn toàn từ trên xuống dưới trong suốt quá trình đổ bê tông
+ Ống đổ bê tông được tổ hợp các đoạn ống có cùng đường kính, không bị móp
méo và chiều dài các ống phải linh hoạt phù hợp với quá trình thi công
+ Mối nối của ống đổ bê tông phải đảm bảo dễ lắp ghép và kín nước

+ Ống đổ bê tông phải có chiều dài đảm bảo có thể đặt suốt chiều dài của cọc
- Phểu đổ bê tông:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 16
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
+ Phểu phải được thiết kế chuyên dùng cho công tác đổ bê tông, đảm bảo cho
việc tiếp nhận bê tông liên tục và vữa bê tông không bị tràn ra ngoài và rơi vào
hố khoan
+ Phểu phải có độ dốc hợp lý đảm bảo cho vữa bê tông không bị tràn ra ngoài
- Nút đệm ngăn nước ( thi công cọc khoan nhồi )
+ Nút đệm được làm bằng cao su không thấm nước và phải có tỉ trọng nhỏ hơn
1 để có thể nổi lên trên mặt nước và không nằm lại trong bê tông
+ Nút đệm phải đảm bảo kín khít không cho nước tràn vào vữa bê tông trong
ống dẫn nhưng không bị kẹt lại trong ống khi đổ bê tông
+ Trước khi đổ bê tông nút đệm ngăn nước phải được đặt vào miệng trên của
ống
1.4 Thiết bị khoan:
1.4.1 Hệ chở nổi thiết bị khoan:
- Hệ nổi chở máy khoan phải đảm bảo đủ khả năng giữ ổn định trong quá trình
khoan cọc
- Hệ nổi chở thiết bị khoan phải được neo cố định vào hệ thống cọc neo đảm
bảo không bị xê dịch hoặc bị lắc trong khi khoan
1.4.2 Chuẩn bị máy khoan:
- Trước khi khoan máy khoan phải được bảo dưỡng và vận hành thử để đảm
bảo không bị trục trặc trong quá trình khoan
- Cần khoan phải được điều chỉnh cho thẳng đứng, độ nghiêng của cần khoan
phải nằm trong phạm vi cho phép
1.4.3 Công tác ống vách:
- Ống vách được chế tạo trong xưởng hoặc nhà máy phải theo đúng bản vẽ thiết
kế

- Ống vách trước khi đưa vào rung hạ không bị móp méo, sai số đường kính
trong suốt chiều dài không được vượt quá giá trị cho phép
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 17
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Việc hạ ống vách phải có khung định vị có đủ độ cứng đảm bảo khi ống vách
hạ đến cao độ yêu cầu các sai số phải nằm trong giới hạn sau: độ nghiêng < 1%
1.4.4 Vữa khoan:
- Thành phần gồm nước + sét bentonite + xi măng + phụ gia
- Bentonite phải được tính toán đủ số lượng và phải được tập kết tại công
trường đến khi đủ số lượng mới được bắt đầu công tác khoan
- Bentonite phải được giữ trong kho khô ráo và không ẩm thấp
- Vữa bentonite phải được trộn bằng thiết bị chuyên dụng và chứa trong bể chứa
có máy khuấy.
- Vữa bentonite khi sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau: ( TCVN 257-2000 )
Chỉ tiêu cơ lý
Khi đưa vào trong
quá trình khoan
Trước khi
đổ bê tông
Phương pháp thử
Tỷ trọng (g/cm
3
) 1.05-1.15 < 1.25
Tỷ trọng kế dung
dịch sét
Độ nhớt
(s/500ml)
18-45 < 28
Phương pháp phểu

500cc
Trị số pH 7-9 7-9 Giấy thử pH
Hàm lượng cát < 6% < 8%
2. Công tác thực hiện:
2.1. Công tác khoan tạo lỗ:
- Trình tự khoan tạo lỗ và đổ bê tông cọc phải theo đúng sơ đồ như bản vẽ quy
định.
- Trong quá trình khoan tạo lỗ phải thường xuyên theo dõi các lớp địa chất mà
mũi khoan đi qua và đối chứng với tài liệu khảo sát địa chất.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 18
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Trong quá trình khoan phải thường xuyên bổ xung vữa bentonite vào trong hố
khoan sao cho mực vữa trong hố khoan phải luôn luôn cao hơn mực nước ngoài
ống vách tối thiểu là 1m.
- Phải thường xuyên theo dõi độ xiên của cọc, độ sai lệch toạ độ trên mặt bằng
và độ mở rộng hố khoan để kịp thời sử lý.
- Để đảm bảo cho hố khoan ổn định không bị sụt lở cần hạn chế đến mức tối đa
các va đập hoặc các lực xung kích tác dụng vào hố khoan.
- Công tác khoan phải tiến hành liên tục và không được phép nghỉ nếu không có
sự cố gì về máy móc và thiết bị khoan.
- Trong quá trình khoan ta phải kiểm tra thường xuyên các chỉ tiêu của vữa
bentonite, nếu cần thiết ta phải điều chỉnh các chỉ tiêu như độ nhớt, dung trọng cho phù
hợp.
2.2. Rửa hố khoan:
- Việc làm vệ sinh đáy và thành lỗ khoan trước khi đúc cọc là một công việc rất
quan trọng. Nếu không vét bỏ lớp mạt khoan, đất đá và dung dịch vữa sét lắng đọng sẽ
tạo ra một lớp đệm yếu dưới chân cọc, khi chịu lực cọc sẽ bị lún. Mặt khác bê tông đổ
nếu không đùn hết được cặt lắng sẽ tạo ra những ổ mùn đất làm giảm sức chịu tải cuả
cọc. Vì vậy khi khoan xong cũng như trước khi đổ bê tông phải thổi rửa sạch lỗ khoan.

- Công việc thổi rửa lỗ khoan được tiến hành theo 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Ngay sau khi kết thúc khoan tạo lỗ phải đưa hết các mạt khoan
ở dạng thô ra ngoài bằng cách sau khi khoan 15 đến 20 phút ta dùng cần khoan nạo vét
đến khi hết bùn thì thôi.
+ Giai đoạn 2 : Trước khi đổ bê tông cần phải đẩy ra ngoài tất cả những hạt mịn
còn lại ở trạng thái lơ lửng bằng ống hút dùng khí nén. Cách thực hiện như sau:
• Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, ống thổi rửa có đường kính
Φ90, chiều dài mỗi đoạn là 3m được thả vào giữa ống đổ. Các ống được nối với nhau
bằng ren. Một số ống có chiều dài thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m để lắp linh động, phù hợp
với chiều sâu hố khoan. Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa
bên trong và bên ngoài. Phía trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 19
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và cát về máy lọc, một cửa dẫn khí có chiều dài
bằng 80% chiều dài cọc.
• Bơm khí với áp suất 7 atm và duy trì trong suốt thời gian thổi rửa đáy hố.
Khí nén sẽ đẩy vật lắng đọng và dung dịch bentonite bẩn về máy lọc.
• Lượng dung dịch sét bentonite trong hố khoan giảm xuống. Quá trình
thổi rửa phải bổ sung dung dịch Bentonite liên tục. Chiều cao của nước bùn trong hố
khoan phải cao hơn mực thi công 1m để thành hố khoan mới tạo được màng ngăn
nước, tạo được áp lực đủ lớn không cho nước từ ngoài hố khoan chảy vào trong hố
khoan.
• Thổi rửa khoảng 20 ÷ 30 phút thì lấy mẫu dung dịch ở đáy hố khoan và
giữa hố khoan lên để kiểm tra. Nếu chất lượng dung dịch đạt so với yêu cầu của quy
định kỹ thuật và đo độ sâu hố khoan thấy phù hợp với chiều sâu hố khoan thì có thể
dừng để chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.
2.3. Công tác cốt thép:
- Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng kích thước và chủng loại theo đúng yêu
cầu của thiết kế

- Khung cốt thép cọc được chế tạo sẵn thành các khung nhỏ theo đúng hồ
sơ thiết kế sau đó đưa ra vị trí thi công tổ hợp và hạ xuống cao độ thiết kế.
- Công tác hạ lồng cốt thép phải được làm hết sức khẩn trương để giảm tối đa
lượng chất lắng đọng xuống đáy hố khoan cũng như khả năng sụt lở thành vách.
- Công tác hạ cốt thép phải được tiến hành ngay sau khi vệ sinh hố khoan xong
và tiến hành càng sớm càng tốt.
- Trong trường hợp khung cốt thép phải nối bằng mối nối hàn phải tận dụng tối
đa khả năng của thiết bị hàn để rút ngắn thời gian hàn nối đến mức tối thiểu.
- Toàn bộ thời gian của công tác hạ lồng cốt thép không nên vượt quá 4 giờ.
- Việc hạ lồng cốt thép phải làm hết sức nhẹ nhàng tránh va đập mạnh vào
thành hố khoan làm sụt lở vách.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 20
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Sau khi lồng cốt thép đã được hạ đến cao độ yêu cầu phải tiến hành neo cố
định lồng cốt thép vaò ống vách thép để tránh chuyển vị lồng thép trong quá trình
đổ bê tông.
- Để cho khung cốt thép được đặt đúng vào tâm hố khoan trên khung cốt thép
phải đặt sẵn các con kê có kích thước phù hợp và có khoảng cách giữa các tầng con kê
phù hợp với bản vẽ thiết kế.
2.4. Công tác bê tông:
2.4.1 Trộn bê tông:
- Bê tông phải được trộn bằng trạm trộn cân đong tự động hoặc máy trộn có hệ
thống định lượng có sai số không vượt quá giới hạn cho phép.
- Thời gian trộn phụ thuộc vào đặt tính kỹ thuật của thiết bị trộn nhưng không
quá thời gian qui định.
- Độ sụt của bê tông trước khi đổ phải đạt độ sụt thiết kế
2.4.2 Vận chuyển bê tông:
- Bê tông được vận chuyển từ trạm trộn đến vị trí đổ thông qua ống dẫn bê tông
được lắp ráp trên cầu tạm.

2.4.3 Đổ bê tông:
- Tổ hợp và lắp đặt ống đổ bê tông vào trong lòng hố khoan sao cho ống được đặt
suốt chiều dài hố khoan.
- Treo hệ thống ống đổ bê tông lên miệng ống vách thép.
- Để giảm tối thiểu mức độ lắng cặn và khả năng sụt lở hố khoan, bê tông phải được
đổ vào trong lòng cọc ngay sau khi khoan xong và rửa vệ sinh hố khoan bằng
vữa bentonite và ngay sau khi lắp đặt xong khung cốt thép.
- Các công tác như: Kiểm tra cặn đáy hố khoan, lắp đặt lồng cốt thép, lắp đặt ống
dẫn bê tông phải được làm hết sức khẩn trương. Nếu thời gian này vượt quá 4 giờ thì
phải tiến hành thay và bổ xung vữa betonite mới cho đến khi độ nhớt và dung trọng
của vữa betonite đạt được yêu cầu rồì mới tiến hành rót bê tông vào lòng cọc.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 21
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Sau khi lắp đặt lồng cốt thép xong và trước khi đổ bê tông nhất thiết phải kiểm tra
độ độ lắng đọng của mùn của hố khoan. Nếu ướt quá quy định phải tiến hành rửa lại
hố khoan bằng vữa bentonite theo phương pháp nén khí.
- Bê tông được rót vào ống dẫn bê tông thông qua phễu.
- Bê tông trước khi rót vào phễu của ông dẫn phải có độ sụt 18cm. Không một mẻ
bê tông nào có độ sụt nhỏ hơn 18cm được rót vào trong lòng cọc.
- Trước khi đổ, dùng cẩu nhấc hệ thông ống lên sao cho chân ống cách đáy hố
khoan chừng 25-30cm để cầu ngăn nước có thể thoát ra khỏi ống và nổi lên trên cho
phép bê tông bắt đầu tràn vào trong lòng cọc và chiếm lấy thể tích chiếm chỗ của vữa
betonite.
- Tiếp tục cấp bê tông liên tục vào phễu.
- Chân của ống dẫn phải luôn luôn ngập sâu trong vữa bê tông từ 2-5m.
- Phải giảm tối thiểu thời gian nâng ống dẫn và thời gian tháo ngắn ông dẫn để tăng
tốc độ đổ bê tông.
- Trong suốt quá trình đổ bê tông cọc tránh không để bê tông tràn ra ngoài miệng
phễu và rơi vào trong lòng cọc làm ảnh hưởng đến độ nhớt của vữa betonite và làm

ảnh hưởng đến chất lượng bê tông của cọc.
- Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra cao độ mặt bê tông trong
lòng cọc bằng thước dây và rọi chuyên dụng để kịp thời điều chỉnh cao độ chân ống
dẫn cho phù hợp.
- Trước khi đổ bê tông phải tính toán kỹ lưỡng năng lực cấp bê tông của các nguồn
sản xuất bê tông sao cho đảm bảo thời gian đổ bê tông cho một cọc tối đa là 4 giờ.
- Cao độ đổ bê tông cuối cùng phải cao hơn cao độ đầu cọc thiết kế tối thiểu là 1.5D
sau đó phải đục bỏ để đảm bảo bê tông cọc đồng nhất, rắn chắc không bị tơi xốp.
2.5. Tiêu chuẩn chất lượng cọc khoan nhồi:
- Sau khi khoan đất và rửa lỗ xong phải dùng các thiết bị để kiểm tra vị trí lỗ
khoan, chiều sâu lỗ khoan, đường kính lỗ khoan, độ thẳng đứng của lỗ khoan, bề dày
bùn lắng dưới lỗ khoan.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 22
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Các sai lệch cho phép về chất lượng lỗ khoan xem bảng sau: (22TCN 257-
2000):
Số
TT
Hạng Mục Sai lệch cho phép
1 Sai lệch vị trí
±
0.1 cm
2 Đường kính cọc
±
5cm
3 Độ nghiêng của cọc 1/100
4 Chiều sâu lỗ khoan
±
25 cm

5 Bề dày bùn lắng

10cm
6 Cường độ bê tông +20 ; -5%
- Được phép sử dụng các phương pháp không phá hoại cọc để kiểm tra chất
lượng bê tông như: khoan lấy mẫu, siêu âm cơ học, hiệu ứng điện nước Kiểm tra
chất lượng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Kiểm tra bằng tia gama hay siêu âm toàn bộ số lượng cọc.
- Bê tông đúc cọc khoan nhồi theo phương pháp ống dẫn vữa di chuyển thẳng
đứng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Chất lượng bê tông và cốt thép phải phù hợp với TCVN 4453-87
+ Không có vết nứt
+ Chiều sâu chôn cọc không nhỏ hơn yêu cầu của thiết kế
+ Đoạn đầu cọc ngàm vào bệ cọc và chiều dài cốt thép neo trong bệ
không nhỏ hơn 40 lần đường kính cốt thép.
2.6. An toàn kỹ thuật khi thi công:
- Trước khi thi công phải tổ chức học tập cho những người tham gia thi công
nắm vững: Quy trình kỹ thuật và quy trình an toàn lao động. Phải làm cho mọi người
hiểu rõ an toàn lao động là mục tiêu cao nhất, có ý thức bảo vệ mình.
- Trong quá trình thi công mọi người đều phải ở vị trí của mình, tập trung tư
tưởng để làm việc, điều khiển máy chính xác. Cấm ngặt bỏ chỗ làm việc.
-Khi làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra tời, cáp, phanh, dụng cụ thao tác các loại máy, các hệ
thống truyền lưu của cả động cơ nhất thiết phải được bao cho kín để đảm bảo an
toàn.
- Các vùng nguy hiểm ở công trường phải đặt biển báo và có người canh gác.
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 23
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
- Hệ thống dây điện, cáp điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh

chấp hành các quy định về an toàn sử dụng điện. Phải có công nhân chuyên môn phụ
trách hệ thống điện.
- Ở công trường ngoài trách nhiệm của đội trưởng, tổ trưởng phải chỉ định thêm
người làm công tác bảo đảman toàn lao động.
- Mỗi ca làm việc trưởng ca phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình công việ.
Khi đổi ca phải bàn giao chi tiết cho trưởng ca mới và có sổ bàn giao ký nhận.
- Phải ghi đầy đủ vào nhật ký thi công cọc khoan nhồi.
- Khi khoan dưới nước phải chấp hành đầy đủ các quy định an toàn về làm việc
trên sông. Phải có đầy đủ các loại tín hiệu, phao hiệu, cờ hiệu, đèn hiệu Phương tiện
nổi phải đảm bảo an toàn theo quy định và phải có lan can chắc chắn để giữ an toàn
cho người và thiết bị. Đối với cán bộ, công nhân phải được trang bị đầy đủ các loại
phao cứu sinh, cứu hộ, tàu, thuyền để đảm bảo an toàn. Mọi thành viên phải biết bơi
lặn.
- Làm việc ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng, ở nơi tập trung lao động
và lao động nặng nhọc phải được chiếu sáng bằng đèn pha.
2.7. Công tác theo dõi và lấy mẫu:
- Quá trình kiểm tra bê tông phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bê tông và
dây chuyền đổ bê tông trong nước.
- Để kiểm tra chất lượng bê tông phải đúc hai nhóm mẫu, mỗi nhóm 3 mẫu với
kích thước 200x200x200mm.
- Trong quá trình đổ bê tông cần kiểm tra và ghi nhật ký thi công các số liệu
sau:
+ Tốc độ đổ bê tông
+ Độ cắm sâu của ống vào vữa
+ Mức vữa bê tông dâng lên trong lỗ khoan
- Việc quan sát và ghi chép cần tiến hành 30 phút một lần. Khi bắt đầu đổ bê
tông thì việc ghi chép tiến hành sau 10-15 phút
- Chất lượng bê tông cọc khoan nhồi và chiều dày mùn đáy cọc còn được kiểm
tra bằng phương pháp khoan mũi cọc, khoan lấy mẫu sau 28 ngày đúc cọc cũng có thể
dùng phương pháp sử dụng máy siêu âm, phóng xạ, sóng cơ học. Kiểm tra chất lượng

cọc toàn bộ số lượng cọc trong móng.
3. Thi công bệ móng:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 24
MSSV : 1076847
Đồ Án Thi Công Cầu GVHD: Ths. Trần Nhật Lâm
3.1. Đào đất hố móng thi công lớp bê tông bịt đáy:
- Sau khi đào đất hố móng đến cao độ cách đáy hố móng chiều sâu 4.1m (4.1m
là chiều dày lớp bê tông bịt đáy), bằng cách dùng máy gầu ngoạm đặt trên hệ nổi để
đào đất ra khỏi hố móng.
- Tiến hành đổ lớp bê tông bịt đáy với chiều dày 4.1m theo phương pháp dịch
chuyển ống thắng đứng. Do hố móng rộng nên ta bố trí các ống đổ sao cho bê tông
được phân bố đều khắp hố móng. Các ống này được bố trí sao cho đáy của chúng cách
đáy hố móng khoảng 20cm và trong quá trình đổ phải đảm bảo các ống dẫn luôn ngập
sâu trong vữa bê tông không được bé hơn 2m.
3.2. Hút nước trong hố móng:
- Sau khi bê tông bịt đáy hố móng đạt cường độ, tiến hành đặt máy bơm ly tâm
công suất lớn để hút cạn nước trong hố móng. Do vòng vây cọc ván thường không kín
nên sẽ luôn có một lượng nước trong hố móng. Để khắc phục vấn đề này, sau khi hút
cạn nước trong hố móng ta bố trí một máy bơm công suất nhỏ để hút nước, đảm bảo
móng luôn khô ráo trong quá trình thi công bệ sau này.
3.3 Thi công bệ móng:
- Tiến hành đập bỏ bê tông đầu cọc và mở rộng cốt thép đầu cọc
- Dọn sạch đáy hố móng, lắp đặt ván khuôn thi công bệ .
- Bố trí cốt thép và tiến hành thi công bệ.
- Việc đổ bê tông móng khối được thực hiện bằng cách dùng ống đổ chuyên
dụng sao cho chiều cao rơi tự do của vữa bê tông < 1.5m
- Để bê tông móng khối đảm bảo chất lượng thì phải theo dõi và bảo dưỡng bê
tông sau khi thi công xong.
4. Thi công thân trụ:
- Lắp đặt ván khuôn theo cơ chế đố bê tông từng đợt

- Bố trí cốt thép thân trụ
- Tiến hành đố bê tông thân trụ bằng ống vòi voi
- Đợi bê tông đạt cường độ 75% tiến hành đổ lớp khác
- Khi BT đạt cường độ tiến hành tháo dỡ ván khuôn , hoàn thiên trụ.
F. CÁC CHỈ DẪN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:
SVTH : Buøi Phöông Nam TRANG: 25
MSSV : 1076847

×