Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌC
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG ÔTÔ
1.Các số liêụ ban đầu:
1.1. Kết cấu mặt đường:
STT Mã lớp Chiều dày Tên vật liệu Quy trình TC
Lớp 1 C 5 BTN chặt hạt mịn loại 1-Dmax15 22TCN249-98
Lớp 2 C 5 BTN chặt hạt vừa loại 1-Dmax25 22TCN249-98
Lớp 3 E 16 Cấp phối đá dăm loại 1-Dmax19 22TCN334-06
Lớp 4 E 18 Cấp phối đá dăm loại 2-Dmax37,5 22TCN334-06
1.2.Cấp thiết kế: cấp 3 1.3. Tốc độ thiết kế: 60Km/h
1.4. Địa hình: núi 1.5. Loại nền đường: Đào khuôn
1.6. B mặt đường: 6,0m 1.7. Loại lề đường: Gia cố hết
1.8. B lề gia cố: 2x1,5m 1.9. Thời hạn thi công: 80 ngày
1.10. Cự ly vận chuyển TB: 2,00Km 1.11. Các số liệu khác: (tự giả định)
1.12 Chiều dài đoạn thi công : 4800 m
Một số các chỉ tiêu kĩ thuật khác của tuyến đường thi công:
Số
TT
Các Chỉ Tiêu Kỹ Thuật
Đơn
Vị
Trị số chọn
1 Số làn xe. làn 2
2 Bề rộng 1 làn xe. m 3,0
3 Bề rộng lề gia cố hết. m 2x1,5
4 Bề rộng phần xe chạy. m 6,0
5 Độ dốc ngang mặt đường. % 2
6 Độ dốc ngang lề gia cố. % 2
PHẦN I:
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 1 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
I. Xác định các điều kiện xây dựng đường :
I.1. Các điều kiện tự nhiên :
I.1.1 Địa hình:
- Cao độ địa hình biến đổi trong khoảng 63.5 m đến 78.2 m. Đoạn tuyến thi công có
cao độ điểm đầu và cuối lần lượt là:63.5m và 78.2m.
- Địa hình khu vực tuyến tương đối bằng phẳng chủ yếu là các đồi thoải xen kẻ các dải
đất rộng có độ dốc ngang nhỏ. Nhìn chung khu vực đoạn tuyến thi công có độ dốc ngang
mặt đất dao đông từ 1% - 7%.
I.1.2 Địa mạo:
Loại rừng của khu vực đoạn tuyến là loại rừng cấp II. Đây là loại rừng cây con, mật độ
cây con, dây leo chiếm dưới 2/3 diện tích. Mật độ cây có đường kính 5-10 cm trên một ha
là 5 đến 25 cây, xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm. Đồng thời đất có các loại cây
mắm, cốc, vẹt … trên địa hình khô ráo. Tuyến đi qua khu vực không có đầm lầy, bùn trũng
đây là mặt thuận lợi cho cho quá trình thi công.
I.1.3 Địa chất:
Qua công tác khoan thăm dò địa chất cho thấy địa chất khu vực đoạn tuyến thu được kết
quả các lớp địa chất:
- Lớp đất hữu cơ dày 0.1 m.
- Lớp á cát dày 3-5 m.
- Lớp sét dẻo cứng dày 6-8 m.
- Lớp đá gốc.
Phần nền đường đã thi công xong có địa chất hầu hết là đất á cát, do đó sẽ thuận lợi cho
công việc đào khuôn đường và lu lèn phần khuôn đường đạt đến độ chặt yêu cầu của lớp áo
đường.
I.1.4 Địa chất thuỷ văn:
Mực nước ngầm thấp và tương đối ổn định không ảnh hưởng đến công trình. Ngoài ra
khu vực đoạn tuyến không có các hiện tượng caxtơ, sụt lún, xói ngầm…
I.1.5 Thuỷ văn:
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 2 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
- Khu vực đoạn tuyến thuộc vùng mưa IX ứng với H
p=4%
= 374 mm (Trạm Đồng Hới
thuộc tỉnh Quảng Bình).
- Mực nước ở các sông, suối và chế độ chảy tương đối ổn định, không có hiện tượng
xói lở hai bên lưu vực điều này không ảnh hưởng nhiều đến công tác thi công.
- Tuy nhiên cũng cần chuẩn bị tốt các hệ thống kênh mương rảnh để sẳn sàng thoát
nước trong các tình huống có các cơn mưa rào đột ngột ập đến, tránh hiên tượng ngập nước
nền đường.
I.1.6 Khí hậu, thời tiết:
- Khí hậu khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, điển hình nhiệt
độ cao ít biến động. Mổi năm có hai mùa rỏ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng11 và mùa
khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không
đậm và kéo dài.
- Nhiệt độ trung bình trong năm 25
o
c; mùa mưa dao động trong khoảng 18-27
o
c thấp
nhất vào các tháng 9,10,11 trung bình 20
o
c; mùa khô 18-24
o
c cao nhất vào các tháng 2,3,4
từ 21-24
o
C.
- Độ ẩm không khí trung bình: 80% cao nhất vào các tháng 6,7; thấp nhất vào các tháng
1, 2.
- Lượng mưa bình quân năm 19-210 mm lượng mưa cao nhất vào các tháng 7,8; thấp
nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4.
- số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung
bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165
giờ/tháng.
- Với những đặc điểm như vậy nên đoạn tuyến thi công vào mùa nắng là hợp lý nhất ta
có thể thi công vào các tháng 3,4.
I.2. Điều kiện xã hội khu vực tuyến đi qua :
I.2.1 Dân cư và tình hình phân bố dân cư:
Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2009 là 1.189.327 người, trong đó dân số nông thôn
738.935 người, chiếm 62,13%. Mật độ dân số 112 người/km
2
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 3 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với trên 40 dân tộc
khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến
nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm
1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng
xa, vùng sâu trong tỉnh.
I.2.2 Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong khu vực:
Nơi đây là địa hình miền núi trung du có nhiều đồi cao, sườn dốc và những dãy núi
dài, dân cư phân bố không đều. Gần đây, nhân dân các tỉnh khác tới đây khai hoang, lập
nghiệp, họ sống rải rác trên các sườn dốc. Nghề nghiệp chính của họ là trồng trọt và chăn
nuôi, các cây trồng chính ở đây chủ yếu là chè, cà phê, rau củ việc hoàn thành tuyến
đường này sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được dể dàng hơn. Giúp cho đời sống và
kinh tế vùng này được cải thiện đáng kể .
Ở đây có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là dân địa phương cho nên nền văn hóa
ở đây rất đa dạng, mức sống và dân trí vùng này tương đối thấp. Tuy nhiên, nhân dân ở đây
luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước.
I.2.3 Các định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong tương lai:
Với một nền văn hoá lâu đời và tình hình kinh tế, chính trị hiện tại cùng với tiềm năng
về phát triển các ngành kinh tế mới như: du lịch, phát triển các ngành trồng trọt, cây công
nghiệp… thì khu vực này hứa hẹn sẽ có những đổi thay và phát triển rất tốt trong tương lai
không xa. Cũng từ đó mà ta cố thể thấy được ý nghĩa quan trọng của tuyến đường này hiện
tại và trong tương lai đối với khu vực.
I.3 Các điều kiện liên quan khác:
I.3.1 Điều kiện khai thác, cung cấp các loại VLXD, bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn
và đườn vận chuyển đến tuyến:
Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu, vật liệu bán thành phẩm, cấu kiện đúc sẵn. Sau khi
khảo sát và nghiên cứu kỷ điều kiện cung cấp nguyên vật liệu ta thấy :
+ Các loại vật liệu dùng để thi công các lớp mặt đường đảm bảo chất lượng yêu cầu
và cung cấp thường xuyên kịp thời để phục vụ thi công. Cụ thể :
1)Vật liệu đá dăm :Trạm nghiền đá dăm để cung cấp cho việc thi công cách địa điểm
thi công với cự ly trung bình khoảng 4Km. Đá tại đây đạt đầy đủ các yêu cầu về vật liệu đá
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 4 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
cũng như khối lượng cần thiết. Do đó có thể sử dụng để sản xuất các vật liệu bán thành
phẩm như BTN, CPĐD sử dụng trong kết cấu áo đường trên toàn bộ chiều dài tuyến.
2)Vật liệu nhựa đường và bê tông nhựa: Trạm trộn BTN của vùng có thể cung cấp đầy
đủ các lượng nhựa đường mà tuyến cần, trạm trộn BTN cách điểm đầu tuyến với cự ly
trung bình khoảng 4 Km, Năng suất của trạm trộn BTN này có thể cung cấp đầy đủ lượng
BTN yêu cầu trong một ca máy thi công mặt đường. Nhựa này đã được thí nghiệm và đạt
các yêu cầu về vật liệu nhựa, cũng như khối lượng nhựa của đồ án thiết kế đã nêu.
3)Vật liệu nước :được lấy ở song suối cách địa điểm thi công với cự ly trung bình 1Km,
chất lượng nước được thí nghiệm đạt yêu chất lượng thi công.
+ Các bán thành phẩm như BTN, CPĐD cũng được sản xuất ở các trạm trộn đáng
tin cậy, có uy tín, chất lượng cao ở gần khu vực thi công, và được vận chuyển đến tuyến thi
công bằng các phương tiện chuyên dụng (ô tô tự đổ các loại), với điều kiện vận chuyển khá
thuận lợi. Đảm bảo cung cấp kịp thời cho đơn vị thi công.
+ Các cấu kiện đúc sẳn được vận chuyển tập kết sẳn ở bãi chứa gần công trường và
được bảo quản tốt.
I.3.2 Điều kiện cung cấp máy móc, nhân lực, phụ tùng thay thế:
Điều kiện cung cấp nguồn nhân lực, máy móc và thiết bị :
+ Đội ngũ công nhân của đơn vị thi công có tinh thần trách nhiệm tay nghề kỹ thuật
cao, đã được thi công những tuyến đường tương tự và được các nhà thầu đánh giá chất
lượng tốt. Nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng kịp thời khi cần.
+ Đội ngũ cán bộ kỹ thuật với lực lượng dồi dào, trình độ và khả năng quản lý tốt
đảm bảo yêu cầu, có tinh thần trách nhiệm cao và lòng yêu nghề.
+ Về máy móc: Đơn vị thi công có đầy đủ các loại máy móc với số lượng lớn, luôn
sẵn sàng cung cấp để phục vụ công tác thi công đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Vấn đề bảo
quản và sữa chữa máy móc cũng được đơn vị trang bị đầy đủ.
+ Phụ tùng thay thế luôn luôn được đảm bảo mỗi khi có sự cố, đội ngũ công nhân lái
máy có khả năng và kinh nghiệm trong việc sữa chửa máy.
Nói chung về phía đơn vị thi công luôn đảm bảo các yêu cầu mà công nghệ thi công đòi
hỏi. Bên cạnh đó chính quyền Tỉnh và nhân dân trong vùng luôn sẳn sàng giúp đỡ đơn vị
thi công khi cần thiết.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 5 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
I.3.3 Điều kiện cung cấp các loại năng lượng, nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ sinh
hoạt:
- Khả năng cung cấp năng lượng, nhiên liệu cho các máy móc thi công luôn được đảm
bảo xăng dầu được xe tải vận chuyển đến các kho của đơn vị từ các trạm xăng dầu cách đó
1 km. Các kho này được đặt gần nơi thi công để máy móc khỏi phải di chuyển xa.
- Khả năng cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt luôn được đảm bảo tốt vì vị trí
tuyến gần các chợ trong vùng dân cư. Các điều kiện sinh hoạt, nghĩ ngơi của cán bộ, công
nhân luôn được đảm bảo.
I.3.4 Điều kiện đảm bảo y tế, giáo dục, thông tin liên lạc:
- Đơn vị thi công có các loại thuốc cần thiết để kịp thời cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Tại
địa phương có các cơ sở y tế có thể điều trị tốt khi có đau ốm xảy ra.
- Hệ thống thông tin liên lạc được đảm bảo, sinh hoạt tinh thần của cán bộ công nhân
trong đơn vị rất tốt. Các điều kiện về truyền thanh, truyền hình, điện chiếu sáng sinh
hoạt…được phục vụ đầy đủ.
II. Đặc điểm tính chất công trình mặt đường, chọn phương pháp tổ chức thi công:
II.1 Đặc điểm tính chất công trình mặt đường:
- Nền đường thuộc dạng nền đường đào, cao độ nền đường chính là cao độ hoàn công
nền đường cùng cao độ trên trắc dọc, do đó phải thi công đào khuôn đường.
- Dùng khối lượng vật liệu lớn nên trong quá trình thi công kết hợp chặt chẽ các khâu
chọn địa điểm khai thác vật liệu, bố trí cơ sở gia công vật liệu, tổ chức và kỹ thuật khai
thác, gia công vật liệu và tổ chức cung ứng vật liệu.
- Kinh phí chi vào công trình mặt đường lớn, trong đó kinh phí về vật liệu chiếm tới 60-
70%.
- Khối lượng công trình phân bố trên toàn tuyến tương đối đều do kết cấu mặt đường
không thay đổi. Do đó khối lượng vật liệu yêu cầu và khối lượng công tác thi công (trừ
khâu vận chuyển), phân bố tương đối đều và tổ chức của các đơn vị công tác (tổ, đội)
tương đối ổn định, tốc độ thi công thường không thay đổi.
- Diện thi công hẹp và dài: mặt đường chỉ rộng 9m nhưng chiều dài tới 4.8km. Do vậy
nhân vật lực không thể bố trí tập trung như các công trình cầu, cống…Công tác tổ chức
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 6 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Mơn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Cơng Đường
quản lí tương đối khó khăn, khối lượng cơng tác vận chuyển phân bố khơng đều, nhu cầu
về xe vận chuyển thay đổi theo từng đoạn.
- Cơng tác thi cơng phải tiến hành ngồi trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên
nhiên, nhất là điều kiện khí hậu: mưa, nắng, gió, nhiệt độ. Trời mưa khơng thể tiến hành thi
cơng mặt đường bêtơng nhựa ngồi ra nắng to, gió lớn chóng làm khơ vật liệu do đó khi thi
cơng các lớp cấp phối thì cơng tác tưới nước phải tăng cường mới đảm bảo độ ẩm của vật
liệu khi lèn ép.
- Sản phẩm làm ra thì cố định, còn cơng trường ln thay đổi, nên phải tổ chức di
chuyển, đời sống cán bộ, cơng nhân cơng trường gặp nhiều khó khăn.
II.2 Đặc điểm của kết cấu áo đường:
- Kết cấu áo đường đã cho là kết cấu của mặt đường cấp cao A1, chặt, kín nước.
- Sau khi đã thi cơng xong mặt cắt ngang của đường có dạng như sau:
Pháưn âạy  phi
lu ln âảt K
yc
Cao âäü hon cäng NÂ cng
CÂ trãn tràõc dc
Chiãưu räüng hon cäng
nãưn âỉåìng
Pháưn khn âỉåìng âo b
thay bàòng KCÂ
- Kết cấu áo đường gồm có 4 lớp sau đây:
Cấp phối đá dăm loại 2_ Dmax37.5
Cấp phối đá dăm loại 1_ Dmax19
BTN chặt hạt vừa loại 1_ Dmax 25
BTN chặt hạt mòn loại 1 _ Dmax 15
- Đây là kết cấu mặt đường mềm, cấp thiết kế là cấp 3, thuộc cấp cao A1, kết cấu mặt
đường kín độ rỗng còn dư là < 6% do đó có thể tránh được hiện tượng nước thấm qua
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 7 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
KCMĐ xuống nền đường làm giảm cường độ của nền đường, dẫn đến phá hoại kết cấu áo
đường.
Trong đó theo yêu cầu của thiết kế là phần lề đường là gia cố hết do đó mà ta có thể đề
xuất phương án kết cấu của áo đường của phần lề gia cố mỗi bên 1,5m như sau:
Kết cấu lề gia cố
Trong đó:
Lớp 1: là lớp BTN chặt hạt mịn loại 1 - D
max
15 dày 5cm. Đây chính là lớp mặt của
kết cấu áo đường.
Lớp 2: là lớp BTN chặt hạt vừa loại 1 - Dmax25 dày 5cm.
Lớp 3: là lớp CPĐD loại 1 - Dmax19 dày 16cm.
Việc đề xuất kết cấu của lề gia cố như vậy là để đảm bảo rằng lề gia cố có kết cấu hoàn
toàn tương tự như kết cấu của mặt đường, đồng thời việc thi công phần lề gia cố này cũng
rất thuận lợi và hợp lí. Để thi công phần lề gia cố ta chỉ cần rải rộng thêm các lớp 1,2,3 ra
đúng chiều rộng phần lề gia cố và lu lèn đến độ chặt yêu cầu là được.
II.2.1 Lớp CPĐD loại 2 Dmax37.5 và lớp CPĐD loại 1 - Dmax19:
a. Nguyên lý sử dụng vật liệu:
- Hai lớp CPĐD này được sử dụng theo nguyên lý cấp phối. CPĐD là hỗn hợp cốt liệu,
là sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá hoặc sỏi sạn (CPĐD loại 2) có thành
phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục.
+Lớp CPĐD loại 1 Dmax19 là CPĐD được nghiền từ đá nguyên khai.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 8 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
+ Lớp CPĐD loại 2 Dmax37,5 là CPĐD được nghiền từ đá hoặc sỏi sạn, và trong đó
có thể có đến 50% hạt không được nghiền nhỏ hơn 2,36mm.
- Cốt liệu bao gồm nhiều cỡ hạt liên tục to nhỏ khác nhau được phối hợp với nhau theo
tỉ lệ nhất định. Vì vậy sau khi san rãi và lu lèn chặt thì các hạt nhỏ lắp đầy lổ rỗng còn lại
giữa các hạt lớn tạo thành kết cấu đặc chắc có khả năng chịu lưc đứng và lực ngang đều tốt
nhờ lực dính và góc ma sát trong của vật liệu.
b. Nguyên lý hình thành cường độ:
- Để đảm bảo cấp phối có cường độ cao, ổn định cường độ thì phải tạo ra được một cấp
phối có thành phần lực dính và góc ma sát trong đều lớn. Trong đó thành phần lực dính có
tính chất quyết định đến cường độ của cấp phối.
- Thành phần lực dính trong cấp phối có hai loại:
+ Lực dính tương hỗ: sinh ra do sự móc vướng vào nhau giữa các hạt có kích thước
lớn. Nó có thể được nâng cao nhờ biện pháp đầm nén chặt lớp vật liệu cấp phối hoặc dùng
các hạt có hình khối sắc cạnh. Thành phần lực dính tương hỗ nâng cao cường độ của cấp
phối nhưng không tăng cường được khả năng chống lực ngang. Hệ quả: hai cấp phối có có
thành phần hạt như nhau cấp phối nào có độ chặt lớn hơn sẽ có cường độ cao hơn. Hai cấp
phối có độ chặt như nhau, cấp phối nào có thành phàn hạt lớn hơn có cường độ cao hơn.
+ Lực dính phân tử: phát sinh do sự tương tác giữa các hạt có kích cỡ hạt keo.
Thành phần lực dính này nâng cao cường độ cấp phối khi chịu lực thẳng đứng và lực
ngang.
- Thành phần lực ma sát phát sinh do sự ma sát tiếp xúc giữa các hạt cốt liệu. Các hạt
cốt liệu có bề mặt sần sùi, nhám thì lực ma sát trong cấp phối càng lớn. Ngoài ra thành
phần lực ma sát được tăng cường khi độ chặt cấp phối tăng tức là các hạt được ép sít lại với
nhau, tăng tiết diện tiếp xúc.
c. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Cường độ mặt đường tương đối cao E = 2000-3000 (daN/cm
2
)
.
+ Kết cấu chặt kín.
+ Khả năng chịu lực thẳng đứng và lực ngang tốt.
+ Công lu lèn nhỏ.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 9 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
+ Có thể cơ giới hoá hầu hết các khâu công tác.
+ Giá thành tương đối thấp.
- Nhược điểm:
+ Công tác chế tạo vật liệu tương đối phức tạp.
+ Công tác kiểm tra chất lượng vật liệu trong quá trình thi công yêu cầu phải có thiết
bị dụng cụ chuyên dùng.
+ Cường độ giảm nhiều khi bị ẩm ướt.
● Lưu ý:
- Lớp CPĐD là hỗn hợp có tính xúc biến lớn nên tốt nhất là có phương tiện lu rung để
lu lèn.
- Lớp CPĐD dùng trong kết cấu áo đường là lớp CPĐD loại 1 nên yêu cầu toàn bộ cốt
liệu kể cả cỡ hạt mịn đều phải là sản phẩm nghiền từ đá sạch, có mức độ bụi bẩn không
đáng kể.
- Đối với lớp CPĐD làm móng trên bắt buộc phải thi công lớp nhựa thấm để hạn chế
mặt đường bốc bụi, bảo vệ mặt đường không bị hư hỏng khi phương tiện thi công đi lại và
đảm bảo liên kết tốt giữa tầng móng và tầng mặt của mặt đường cấp cao.
- Trong quá trình vận chuyển, san rải và lu lèn cần lưu ý thường xuyên kiểm tra độ ẩm
của hỗn hợp cũng như các chỉ tiêu khác về thành phần hạt. Nếu phát hiện thấy hỗn hợp bị
phân tầng (tập trung đá cỡ hạt lớn…) thì phải xúc bỏ thay hỗn hợp cấp phối mới. Không
được bù các cỡ hạt và trộn tại chổ.
- Luôn luôn tưới ẩm tạo dính bám khi thi công hai lớp CPĐD và tưới nhựa dính bám
trước khi thi công lớp BTN ở trên.
II.2.3. Lớp BTN chặt hạt vừa loại 1 Dmax25 và Dmax15.
a. Nguyên lý sử dụng vật liệu: nguyên lý cấp phối.
b. Nguyên lý hình thành cường độ: nhờ thành phần lực dính phân tử do thành phần hạt
mịn tạo ra và nhờ sự chèn móc, ma sát giữa các hạt lớn.
c. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Cường độ mặt đường cao.
+ Chịu tải trọng thẳng đứng và nằm ngang đều tốt.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 10 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
+ Là kết cấu chặt, kín nước hạn chế được nước thấm xuống dưới.
+ Mặt đường dễ tạo phẳng, độ bằng phẳng của mặt đường cao đáp ứng được yêu cầu
xe chạy cao mà vẫn êm thuận.
+ Độ cứng mặt đường không lớn nên xe chạy hầu như không gây tiếng ồn.
+ Mặt đường có độ hao mòn nhỏ, ít sinh bụi. Công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa ít,
đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Ổn định cường độ kém. Cường độ mặt đường giảm khi nhiệt độ cao, đặc biệt là
khả năng chịu cắt. Vì vậy về mùa nắng mặt đường BTN dễ phát sinh hiện tượng trồi, trượt,
làn sóng đặc biệt là những nơi có lực ngang lớn, về mùa mưa, khi mặt đường ẩm ướt hệ số
bám giữa bánh xe và mặt đường giảm.
+ Mặt đường có màu sẫm, khó phân biệt với lề đất hai bên nên định hướng xe chạy
vào ban đêm kém.
+ Công nghệ thi công đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dụng do đó giá thành
tương đối cao.
Tuy còn tồn tại nhiều nhược điểm song mặt đường BTN vẫn được sử dụng khá
rộng rãi làm lớp mặt cho các mặt đường cấp cao do những ưu điểm nổi bật nêu trên.
● Lưu ý:
- BTN là loại hỗn hợp có sức cản nhớt lớn nên khi thi công bắt buộc phải có phương
tiện lu bánh lốp thì mới đảm bảo độ chặt yêu cầu.
- Khi nhiệt độ của hỗn hợp giảm xuống bằng nhiệt độ của không khí thì cường độ của
BTN coi như đã hình thành, do đó BTN là loại vật liệu khống chế thời gian vận chuyển,
san rải và lu lèn. Vì vậy trong quá trình thi công luôn thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của
hỗn hợp bê tông nhựa.
- Do hỗn hợp khống chế nhiệt độ khi thi công nên dẫn đến khống chế thời gian thi công
do đó đòi hỏi phải tập trung các phương tiện thi công để kết thúc khi nhiệt độ của hỗn hợp
không nhỏ hơn 70
o
C.
- Để đảm bảo hỗn hợp không dính vào bánh lu trong quá trình lu lèn thì nên dùng dầu
chống dính để bôi vào bánh lu, tốt nhất là không nên dùng nước để chống dính bám vào
bánh lu.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 11 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
- Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không mưa, móng
đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới 5
o
C.
- Yêu cầu mặt đường bê tông nhựa sau khi lu lèn xong phải đạt độ chặt K≥0,98 so với
dung trọng mẫu bê tông nhựa chế từ BTN thiết kế cấp phối hoặc chế vị từ hỗn hợp bê tông
nhựa lấy tại hiện trường ( không so sánh với mẫu tiêu chuẩn).
II.3. Chọn phương pháp tổ chức thi công:
Về phương pháp tổ chức thi công, trong thực tế có 4 phương pháp, đó là : phương pháp
TCTC tuần tự, phương pháp TCTC dây chuyền, phương pháp TCTC song song, phương
pháp TCTC hỗn hợp (kết hợp các phương pháp trước lại với nhau).
- Đặc diểm tổ chức thi công của công trình mặt đường:
+ Sử dụng nhiều vật liệu: thường phải dùng hàng nghìn m
3
vật liệu cho 1km đường,
chi phí xây dựng mặt đường cao, chiếm khoảng 45%- 65% tổng giá thành (với đường
vùng đồng bằng và trung du), chi phí vật liệu chiếm tới 60% - 70% trong đó chi phí vận
chuyển chiếm một tỉ lệ lớn.
+ Khối lượng hầu như phân bố đều trên toàn tuyến do đó tốc độ thi công mặt đường
thường không thay đổi.
+ Kỹ thuật thi công hầu như không đổi ở các đoạn tuyến khác nhau. Vì vậy công
nghệ thi công ở các đoạn khác nhau là giống nhau.
+ Diện thi công hẹp và dài: mặt đường chỉ rộng từ (5 - 10)m nhưng chiều dài lên tới
hàng chục, hàng trăm km. Do đó việc tổ chức công tác vận chuyển tương đối phức tạp.
+ Công tác thi công phải tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
+ Địa điểm thi công thường xuyên thay đổi.
=> Để thích ứng với các đặc điểm trên, đối với công trình mặt đường nên tổ chức thi công
theo phương pháp dây chuyền bằng cách biên chế các tổ đội thi công chuyên nghiệp để thi
công trên toàn tuyến.
Ngoài ra các điều kiện liên quan khác như: Khả năng cung cấp máy móc không hạn chế,
khả năng quản lý và chỉ đạo của cán bộ kĩ thuật thi công tốt, đội ngũ công nhân có tay nghề
cao với lực lượng dồi dào, đáp ứng tốt cho phương pháp tổ chức thi công dây chuyền.
⇒ Đối với công trình mặt đường thì chọn phương pháp TCTC dây chuyền sẽ thích hợp
hơn cả.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 12 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
- Khi tổ chức thi công dây chuyền, phải giải quyết vấn đề sau:
+ Hướng thi công dây chuyền
+ Tốc độ thi công dây chuyền.
+ Xác định nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tổ chức SX và cung cấp nguyên vật liệu.
+ Xác định trình tự, nội dung và kĩ thuật thi công, tổ chức các đơn vị thi công chuyên
nghiệp, bố trí các đoạn thi công và tổ chức dây chuyền thi công.
III. Xác định tốc độ dây chuyền & hướng thi công:
III.1 Xác định tốc độ dây chuyền :
- Xác định hướng thi công chung phải đảm bảo điều kiện vận chuyển các nhu cầu khác
của công trường, như vận chuyển trang thiết bị, máy móc, đảm bảo sự liên hệ thuận tiện
giữa công trường với cơ quan chỉ đạo cấp trên. Ta chọn hướng thi công là từ đầu tuyến
Km0+000 đến cuối tuyến Km4+800.
- Tốc độ thi công dây chuyền được chọn trên cơ sở tốc độ thi công dây chuyền tối thiểu.
- Tốc độ thi công dây chuyền tối thiểu của mặt đường là chiều dài đoạn đường ngắn
nhất phải hoàn thành sau 1 ca. Tốc độ thi công dây chuyền tối thiểu có thể được xác định
theo công thức sau :
)/(
)(
21
min
cam
nttT
L
V
−−
=
Trong đó :
L : Chiều dài toàn bộ tuyến đường thi công (m) . L=4800m
n : Số ca trong 1 ngày, n=1 ca.
T : Thời gian tính theo lịch kể từ ngày khởi công đến ngày phải hoàn thành công
trình theo nhiệm vụ (ngày) , T=80 ngày.
t
1
: Thời gian khai triển dây chuyền là số ngày kể từ ngày khởi công của tổ đầu tiên
đến ngày khởi công của tổ chuyên nghiệp sau cùng. Thông thường t
1
=(3-6) ca, thực tế t
1
=7
ca nên ta chọn t
1
=7.
t
2
: Thời gian nghỉ việc (ngày) do thời tiết, do nghỉ lễ, Tết, chủ nhật .
Gọi: t
21
là số ngày nghỉ do thời tiết xấu.
t
22
: Số ngày nghỉ việc do nghỉ lễ, Tết, chủ nhật .
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 13 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
Vì ngày thời tiết xấu (mưa) không thi công được có thể trùng với các ngày nghỉ. tuy
nhiên phải căn cứ tình hình cụ thể mà điều chỉnh cho hợp lý.
Do đó
=
22
21
2
max
t
t
t
, tuy nhiên phải căn cứ tình hình cụ thể mà điều chỉnh cho hợp lý.
Do đó với t
21
: được xác định theo số liệu dự báo thời tiết của trạm khí tượng thuỷ văn
ở địa phương. Giả thiết t
21
=3 ngày.
t
22
: xác định cụ thể theo lịch trong khoảng thời gian yêu cầu thi công, t
22
=7
ngày (nghỉ ngày chủ nhật)
chọn t
2
=7 ngày⇒
73.72
7780
4800
=
−−
(m/ca)
III.2 Xác định tốc độ thi công hợp lý :
- Tốc độ thi công thực tế thường lớn hơn hoặc ít nhất là bằng tốc độ thi công tối thiểu
V
min
.
V
thực tế
≥ V
min
- Để xác định V
thực tế
ta thường căn cứ vào khả năng kỹ thuật, khả năng cung cấp trang
thiết bị và nguyên vật liệu quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm
việc của các thiết bị nhất là máy chính.
- Theo kinh nghiệm : V
thực tế
= (100÷200) m/ca kết hợp điều kiện Vmin= 72.73m/ca ta
chọn tốc độ thi công thực tế là V
tt
= 150 m/ca.
IV.Xác định quy trình thi công - nghiệm thu các lớp mặt đường:
IV.1 Tên quy trình:
STT Chiềudày, cm Tên lớp vật liệu
Quy trình
thi công
1 5 BTN chặt hạt mịn loại 1_Dmax15 22TCN 249-98
2 5 BTN chặt hạt vừa loại 1_Dmax25 22TCN 249-98
3 16 Cấp phối đá dăm loại 1_Dmax19 22TCN 334-06
4 18 Cấp phối đá dăm loại 2_Dmax37.5 22TCN 334-06
IV.2 Yêu cầu vật liệu:
IV.2.1. Lớp BTN chặt hạt mịn loại 1_Dmax15:
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 14 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
- Căn cứ vào cỡ hạt lớn nhất danh định của cấp phối đá (tương ứng với cỡ sàn tròn tiêu
chuẩn mà cỡ sàn nhỏ hơn sát ngay dưới nó có lượng sót tích luỹ lớn hơn 5%), bê tông nhựa
rải nóng được phân ra 4 loại: bê tông nhựa hạt nhỏ, bê tông nhựa hạt trung, bê tông nhựa
hạt lớn, bê tông nhựa cát
- Bê tông nhựa chặt (BTNC) có độ rỗng từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn
hợp phải có bột khoáng.
- Thành phần cấp phối các cỡ hạt của các loại cốt liệu (đá, cát, bột khoáng) dùng trong
bê tông nhựa chặt thỏa mãn quy định sau:
Đường kính lỗ
sàng D (mm)
Tỉ lệ % lọt qua sàng
BTNC hạt
mịn_Dmax15
BTNC hạt vừa_Dmax25
31.5 100
25 95-100
20 100 -
15 95-100 76-84
10 65-75 60-70
5 43-57 43-57
2.5 31-44 31-44
1.25 22-33 22-33
0.63 16-24 16-24
0.315 12-18 12-18
0.14 8-13 8-13
0.071 6-11 5-10
1.1 Đá dăm:
1.1.1 Đá dăm trong hỗn hợp bê tông nhựa được xay ra từ đá tảng, đá núi, từ cuội
sỏi, từ xỉ lò cao không bị phân huỷ.
1.1.2 Không đươc dùng đá dăm xay từ đá mác-nơ, sa thạch sét, diệp thạch sét.
1.1.3 Các chỉ tiêu cơ lý của đá đăm cho từng loại bê tông nhựa phải thoả mãn các
quy định ở bảng sau.
Các chỉ tiêu cơ lý của đá Lớp mặt (lớp
trên) loại 1
Phương pháp thí nghiệm
1.Cường độ nén (daN/cm
2
) không nhỏ hơn
a)Đá dăm xay từ đá mắcma và đá biến chất 1000 TCVN 1771
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 15 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
b)Đá dăm xay từ đá trầm tích 800
2.Độ ép nát (nén đập trong xilanh) của đá
dăm xay từ cuội sỏi không lớn hơn, % 8 TCVN 1771
3.Độ ép nát của đá dăm xay từ xỉ lò cao:
+) Loại
+) Không lớn hơn
1
15
TCVN 1771
4.Độ hao mòn LA, không lớn hơn % 25 AASHTO
5. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong
tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không nhỏ
hơn
100
Bằng mắt
6.Tỉ số nghiền củ cuội sỏi
R
c
= D
min
/d
max
không nhỏ hơn
4 Bằng mắt kết hợp sàng
D
min
: Cỡ nhỏ nhất của cuội sỏi đem xay.
d
max
: Cỡ lớn nhất của vien đá dã xay ra được.
1.1.4 Lượng đá dăm mềm yếu và phong hoá không được vượt quá 10% khối lượng đối
với bê tông nhựa rải lớp trên và không quá 15% khối lượng đối với bê tông nhựa rải lớp
dưới. Xác định theo TCVN 1771.
1.1.5 Lượng đá thoi dẹt của đá dăm không được vượt quá 15% khối lượng đá dăm
trong hỗn hợp. Xác định theo TCVN 1771
1.1.6 Trong cuội sỏi xay không được quá 20% khối lượng là loại đá gốc silic.
1.1.7 hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong
đó hàm lượng sét không quá 0.05% khối lượng đá. Xác định theo TCVN 1771.
1.1.8 Trước khi cân đong sơ bộ để đưa vào trống sấy, đá dăm cần được phân loại
theo các cỡ hạt.
- Đối với bê tông nhựa hạt nhỏ, phân ra ít nhất hai cỡ hạt 10-15mm và 5-10mm.
1.2 Cát:
1.2.1 Để chế tạo bê tông nhựa phải dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay. Đá để xay ra
cát phải có cường độ nén không nhỏ hơn của đá dùng để sản xuất ra đá dăm.
1.2.2 Cát thiên nhiên phải có môdun độ lớn (M
k
) 2. Trường hợp M
k
< 2 thì phải
trộn thêm cát hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra. Xác định theo TCVN 342-86.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 16 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
1.2.3 Đối với bê tông nhựa cát phải dùng cát hạt lớn hoặc cát hạt trung có M
k
> 2
và hàm lượng cỡ hạt 5mm-1,25mm không dưới 14%.
1.2.4 Hệ số đương lượng cát (ES) của phần cỡ hạt 0-4,75mm trong cát thiên nhiên
phải lớn hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50. xác định theo ASTM – D2419– 79. Cát
không được lẫn bụi, bùn sét quá 3% khối lượng trong cát thiên nhiên và không quá 7%
trong cát xay, trong đó lượng sét không quá 0,5%. Cát không được lẫn tạp chất hữu cơ.
Xác định theo TCVN 343, 344, 345-86.
1.3 Bột khoáng:
1.3.1 Bột khoáng được nghiền từ đá cacbônat (đá vôi canxit, đo lô mit, đá dầu…)
có cường độ nén không nhỏ hơn 200 daN/cm
2
và từ xỉ badơ của lò luyện kim hoặc
ximăng.
1.3.2 Đá cacbônat dùng sản xuất bột khoáng phải sạch, chứa bụi, bùn, sét không
quá 5%.
1.3.3 Bột khoáng phải khô, tơi (không vón hòn).
1.4 Nhựa đường:
1.4.1 Nhựa đường dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông nhựa rải nóng là loại nhựa
đường đặc gốc dầu mỏ.
1.4.2 Nhựa đặc để chế tạo bê tông nhựa rải nóng tuân theo tiêu chuẩn 22 TCN-
227-95. loại nhựa do tư vấn thiết kế lựa chọn.
1.4.3 Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất.
1.4.4 Trước khi sử dụng nhựa, phải có hồ sơ về các chỉ tiêu kỹ thuật của các loại
nhựa sẽ dùng và phải thí nghiệm lại như quy định.
IV.2.2 Lớp BTN chặt hạt vừa loại 1_Dmax 25:
- Các chỉ tiêu tương tự lớp BTN chặt hạt vừa loại 1_Dmax 25.
Các chỉ tiêu cơ lý của đá Lớp mặt( lớp
dưới) loại 1
Phương pháp thí nghiệm
1.Cường độ nén (daN/cm
2
) không nhỏ
hơn
a)Đá dăm xay từ đá mắcma và đá biến
chất
800 TCVN 1771
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 17 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
b)Đá dăm xay từ đá trầm tích 600
2.Độ ép nát(nén đập trong xilanh) của đá
dăm xay từ cuội sỏi không lớn hơn, %
12 TCVN 1771
3.Độ ép nát của đá dăm xay từ xỉ lò cao:
+) Loại
+) Không lớn hơn
2
25
TCVN 1771
4.Độ hao mòn LA, không lớn hơn % 35 AASHTO
5. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ trong
tổng số cuội sỏi, % khối lượng, không nhỏ
hơn
80
Bằng mắt
6.Tỉ số nghiền củ cuội sỏi
R
c
= D
min
/d
max
không nhỏ hơn
4 Bằng mắt kết hợp sàng
- Đối với bê tông nhựa hạt trung phân ra ít nhất 3 cỡ hạt 15-20 (25) mm, 10-15 mm
và 5-10mm.
IV.2.3. Lớp cấp phối đá dăm loại 1_Dmax19:
3.1 Thành phần hạt :
3.1.1 Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định ở bảng sau
Kích cỡ mắt sàng
vuông (mm)
Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
D
max
= 19
50 -
37.5 -
25 100
19 90-100
9.5 58-73
4.75 39-59
2.36 30-45
0.425 13-27
0.075 2-12
3.1.2 Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất D
max
) phải căn cứ
vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo
dường và chi dẫn kỹ thuật của công trình:
- Cấp phối loại D
max
=19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các
kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.
3.2 Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD:
- Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD được quy định ở bảng sau:
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 18 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD
TT Chỉ tiêu kỹ thuật CPĐD loại I Phương pháp thí nghiệm
1 Độ hao mòn Los- Angelé của cốt liệu
(LA), %
≤ 35 22 TCN 318-04
2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt
K98, ngâm nước 96 giờ, %
≥ 100 22 TCN 332-06
3 Giới hạn chảy (W
L
), % ≤ 25 AASHTO T89-02
(*)
4 Chỉ số dẻo (I
P
), % ≤ 6 AASHTO T90-02
(*)
5 Chỉ số PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng
lọt qua sàng 0,0075mm
≤ 45
6 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % ≤ 15 TCVN 1772-87
(**)
7 Độ chặt đầm nén (K
yc
), % ≥ 98 22 TCN 333-06
(phương pháp II-D)
Ghi chú
(*) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt qua
sàng 0,425 mm
(**) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;
Thí nghiệm được thưc hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm trên
5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã xác
định cho từng cỡ hạt
3.3 Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD:
3.3.1 Phải đảm bảo vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu
( W
o
%2
±
) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san hoặc rải và lu.
3.3.2 Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ
ẩm của vật liệu CPĐD.
- Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ sung bằng
các vòi tưới dạng mưa và không được để nước rửa trôi các hạt mịn. Nên kết hợp việc bổ
sung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạng sương gắn
kèm;
- Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi lu lèn.
4. Lớp cấp phối đá dăm loại 2-Dmax37.5:
4.1 Thành phần hạt:
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 19 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
4.1.1 Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định ở bảng sau:
Kích cỡ mắt sàng
vuông(mm)
Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng
D
max
= 37.5
50 100
37.5 95-100
25 -
19 58-78
9.5 39-59
4.75 24-39
2.36 15-30
0.425 7-19
0.075 2-12
4.1.2 Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất D
max
) phải căn cứ
vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo
dường và chi dẫn kỹ thuật của công trình:
- Cấp phối loại D
max
= 37.5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới.
4.2 Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu CPĐD:
- Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD được quy định ở bảng sau
Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD
TT Chỉ tiêu kỹ thuật CPĐD loại I Phương pháp thí nghiệm
1 Độ hao mòn Los- Angelé của cốt liệu
(LA), %
≤ 40 22 TCN 318-04
2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt
K98, ngâm nước 96 giờ, %
Không quy
định
22 TCN 332-06
3 Giới hạn chảy (W
L
), % ≤ 35 AASHTO T89-02
(*)
4 Chỉ số dẻo (I
P
), % ≤ 6 AASHTO T90-02
(*)
5 Chỉ số PP = Chỉ số dẻo IP x % lượng
lọt qua sàng 0,0075mm
≤ 60
6 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % ≤ 15 TCVN 1772-87
(**)
7 Độ chặt đầm nén (K
yc
), % ≥ 98 22 TCN 333-06
(phương pháp II-D)
Ghi chú
(*) Giới hạn chảy, giới hạn dẻo được xác định bằng thí nghiệm với thành phần hạt lọt
qua sàng 0,425 mm
(**) Hạt thoi dẹt là hạt có chiều dày hoặc chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 1/3 chiều dài;
Thí nghiệm được thưc hiện với các cỡ hạt có đường kính lớn hơn 4,75 mm và chiếm
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 20 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
trên 5% khối lượng mẫu;
Hàm lượng hạt thoi dẹt của mẫu lấy bằng bình quân gia quyền của các kết quả đã
xác định cho từng cỡ hạt
4.3 Yêu cầu về độ ẩm của vật liệu CPĐD:
4.3.1 Phải đảm bảo vật liệu CPĐD luôn có độ ẩm nằm trong phạm vi độ ẩm tối ưu
( W
o
2%±
) trong suốt quá trình chuyên chở, tập kết, san hoặc rải và lu.
4.3.2 Trước và trong quá trình thi công, cần phải kiểm tra và điều chỉnh kịp thời độ
ẩm của vật liệu CPĐD.
- Nếu vật liệu có độ ẩm thấp hơn phạm vi độ ẩm tối ưu, phải tưới nước bổ sung bằng
các vòi tưới dạng mưa và không được để nước rửa trôi các hạt mịn. Nên kết hợp việc bổ
sung độ ẩm ngay trong quá trình san rải, lu lèn bằng bộ phận phun nước dạng sương gắn
kèm;
- Nếu độ ẩm lớn hơn phạm vi độ ẩm tối ưu thì phải rải ra để hong khô trước khi lu lèn.
IV.3 Kiểm tra-Nghiệm thu:
1. Lớp BTN :
- Kiểm tra: Trước và sau khi thi công yêu cầu phải kiểm tra như sau:
- Kiểm tra giám sát việc chế tạo bê tông nhựa ở trạm trộn:
+ Kiểm tra các thiết bị ở trạm trộn trước khi hoạt động bao gồm: kiểm tra lưu lượng
các bộ phận cân đong cốt liệu, nhựa và độ chính xác của chúng, kiểm tra bộ phận trộn,
kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn trong khimáy hoạt động.
+ Kiểm tra các thông tin biểu hiện trên bảng điều khiển của trạm trộn để điều chỉnh
chính xác.
1. Lưu lượng các bộ phận cân đong.
2. Lưu lượng của bôm nhựa.
3. Lưu lượng của các thiết bị vận chuyển bột khoáng.
4. Khối lượng hỗn hợp một mẻ trộn và thời gian một mẻ trộn.
5. nhiệt độ và độ ẩm của cốt liệu khoáng đã được rang nóng
6. Lượng tiêu thụ trung bình của nhựa
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 21 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
Sai số cho phép khi cân đong vật liệu khoáng là ± 3% khối lượng của từng loại
vật liệu tương ứng, sai số cho phép khi cân lượng nhựa là ± 1.5%.
- Kiểm tra chất lượng vật liệu đá dăm cát:
+ Cứ 5 ngày phải lấy mẫu kiểm tra một lần, xác lượng hàm lượng bụi, sét, thành
phần cỡ hạt, lượng hạt dẹt. Ngoài ra phải lấy mẫu kiểm tra khi có loại đá mới.
+ Cứ 3 ngày phải lấy mẫu kiểm tra cát một lần, xác định mođun độ lớn của cát(M
k
),
thành phần hạt, hàm lượng bụi sét. Ngoài ra phải kiểm tra khi có loại cát mới.
+ sau khi mưa, trước khi đưa vật liệu đá, cát vào trống sấy, phải kiểm tra độ ẩm của
chúng để điêu chỉnh khối lượng khi cân đong và thời gian sấy.
- Kiểm tra chất lượng bột khoáng theo các yêu cầu về bột khoáng cho mỗi lần nhập. Cứ
5 ngày kiểm tra một lần để xác định thành phần hạt và độ ẩm.
- Kiểm tra chất lượng nhựa, mỗi ngày kiểm tra một lần độ kim lún ở 25
0
C của mẫu
nhựa lấy từ thùng nấu nhựa sơ bộ.
- Kiểm tra chất lượng của hỗn hợp bê tông nhựa khi ra khỏi thiết bị trộn:
+ Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp của mẻ trộn.
+ Kiểm tra bằng mắt chất lượng trộn đều của hỗn hợp.
+ Kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp bê tông nhựa đã trộn xong.
- Kiểm tra trước khi rải bê tông nhựa ở hiện trường.
- Kiểm tra trong khi rải bê tông nhựa ở hiện trường:
+ Kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp bê tông nhựa trên xe trước khi rải. Yêu cầu nhiệt độ
không dưới 130
o
C (-10
o
C).
+ Kiểm tra quá trình rải, chất lượng bù phụ, chất lượng lu lèn.
+ Kiểm tra chất lượng mối nối dọc và ngang bằng mắt, đảm bảo mối nối thẳng, mặt
mối nối không rổ, không lồi lõm, không bị khấc.
- Công tác nghiệm thu:
- Về kích thước hình học:
+ Bề rộng mặt đường được đo bằng thước thép.
+ Bề dày lớp rải được nghiệm thu theo các mặt cắt bằng cách đo cao đạc mặt lớp bê
tông nhựa so với các số liệu cao đạc các điểm tương ứng ở mặt của lớp móng (hoặc lớp bê
tông nhựa dưới).
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 22 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
+ Độ dốc ngang mặt đường được đo theo hướng thẳng góc nới tim đường, từ tim ra
mép. Điểm đo ở mép phải lấy cách mép 0,5m. Khoảng cách giữa hai điêm đo không quá
10m.
+ Độ dốc dọc kiểm tra bằng cao đạc tại các điểm dọc theo tim đường
Sai số cho phép của các đặc trưng hình học của lớp mặt bê tông nhựa được quy
định như sau:
Các kích thước hình học Sai số cho phép Ghi chú
1. Bề rộng mặt đường bê
tông nhựa
-5cm Tổng số chỗ hẹp không vượt qua
5% chiều dài đường
2. Bề dày lớp bê tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên
-Đối với lớp trên khi dùng
máy rải có điều chỉnh tự
động cao độ
± 10%
± 8%
± 5%
Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo,
5% còn lại không vượt qua 10mm
3. Độ dốc ngang ặt đường bê
tông nhựa
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên
± 0,005
± 0,0025
Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
4. Sai số cao đạc không vượt
quá
- Đối với lớp dưới
- Đối với lớp trên
-10mm
+5mm
± 5mm
Áp dụng cho 95% tổng số điểm đo
- Về độ bằng phẳng: Với loại máy rải bê tông nhựa thông thường, sai số về độ bằng
phẳng cho phép như sau:
Vị trí lớp bê tông nhựa Phần trăm các khe hở giữa thước dài 3m
với mặt đường (%)
Khe hở lớn
nhất(mm)
< 2mm < 3mm ≥ 3mm ≥ 5mm
Lớp trên
Lớp dưới
–
–
≥ 85
≥ 80
–
–
≤ 5
≤ 5
10
10
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 23 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
- Ngoài ra phải kiểm tra độ chênh lệch giữa hai điểm dọc theo tim đường với sai số cho
phép như sau: ( Đối với máy rải thông thường ). Trong đó 90% tổng các điểm đo phải
thỏa mãn các yêu cầu.
Khoảng cách giữa hai điểm đo Hiệu số đại số độ chênh của hai điểm đo so
với đường chuẩn (mm), không lớn hơn
5 7
10 12
20 24
- Về độ nhám: Kiểm tra bằng phương pháp rắc cát. Yêu cầu chiều cao lớn hơn hoặc
bằng 0,4mm.
- Về độ chặt: Cứ mỗi 200m đường 2 làn xe hoặc cứ 1500m
2
mựt đường bê tông nhựa
khoan lấy 1 tổ 3 mẫu đường kính 101,5mm để thí nghiệm hệ số độ chặt lu lèn.
- Về độ dính bám giữa hai lớp bê tông nhựa hay giữa lớp bê tông nhựa và lớp móng
được đánh giá bằng mắt bằng cách nhận xét mẫu khoan. Sự dính bám phải được đánh giá
là tốt.
- Về chất lượng mối nối phải đảm bảo yêu cầu. Khe nối dọc ở lớp trên và lớp dưới phải
so le nhau, cchs nhau ít nhất là 20cm. Khe nối ngangở lớp trên và lớp dưới cách nhau ít
nhất là 1m. Hệ số độ chặt lu lèn của bê tông nhựa ở ngay mép khe nối dọc chỉ được nhỏ
hơn 0,01 so với hệ số độ chặt yêu cầu chung. Số mẫu để xác định hệ số độ chặt lu lèn ở
mép khe nối dọc phải chiếm 20% tổng số mẫu xác định hệ số độ chặt lu lèn của toàn mặt
đường bê tông nhựa.
2 Lớp CPĐD:
2.1 Nội dung kiểm tra:
- Cao độ, độ dốc ngang, chiều rộng, chiều dày mặt đường; kiểm tra 20 – 40 mặt cắt
ngang trong 1km.
- Độ bằng phẳng; kiểm tra 10 mặt ngang trong 1km.
- Độ chặt mặt đường: kiểm tra bằng phương pháp rót cát ( 2-3 vị trí/700m
2
).
- Cường độ mặt đường: kiểm tra bằng phương pháp ép tĩnh.
- Kiểm tra trong quá trình thi công:
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 24 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847
Bộ Môn: Kỹ Thuật Xây Dựng Đồ Án: Thi Công Đường
+ Cứ 150 m
3
hoặc một ca thi công kiểm tra về thành phần hạt, về tỷ lệ hạt dẹt, về chỉ
số dẻo hoặc đương lượng (ES). Ngoài ra cũng cần xác định độ ẩm tốt nhất W
o
và độ chặt
lớn nhất δ
c
max
.
+ Phải lấy mẫu CPĐD trên thùng xe khi xe chở CPĐD đến hiện trường.
+ Khi thay đổi mỏ đá hoặc loại đá sản xuất cấp phối phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu
của CPĐD theo yêu cầu vật liệu, đồng thời tiến hành thí nghiệm đầm nén.
+ Thường xuyên kiểm tra chiều dày san rải bằng con xúc xắc hay bộ sào 3 cây tiêu.
+ Cứ 150 m
3
hoặc một ca thi công phải kiểm tra độ ẩm của CPĐD trước khi rải như
quy định về độ ẩm khi san rải và lu lèn .
+ Kiểm tra độ chặt của mõi lớp CPĐD sau khi lu lèn, cứ 800 m
2
kiểm tra một lần.
Dùng phương pháp kiểm tra: phương pháp rót cát
+ Kiểm tra độ chặt: Cứ 700 m
2
kiểm tra 3 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp rót
cát. Hệ số K kiểm tra phải lớn hơn hệ số K thiết kế, tức là K ≥ K
yc
= 0.98.
+ Kiểm tra bề dày kết cấu: Kết hợp việc đào hố kiểm tra độ chặt tiến hành kiểm tra
bề dày lớp kết cấu CPĐD. Sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không được quá ±
10mm (đối với lớp CPĐD làm móng dưới).
2.2 Các sai số cho phép:
- B mặt đường: ±5cm.
- H mặt đường: lớp móng trên không quá ±5cm, móng dưới không quá
±1cm.
- Cao độ mặt đường: lớp móng trên không quá ±0.5cm, móng dưới không quá
±1cm.
V. Xác định trình tự thi công chính, trình tự thi công chi tiết:
V.1 Công tác chuẩn bị:
- Căn cứ vào hệ thống cọc, xác định chính xác vị trí tim đường, lề đường đúng cao độ
thiết kế và cao độ hình học. Cắm lại hệ thống cọc định vị tim đường, cọc mép phần xe
chạy,mép lề gia cố.
GVHD:
Msc. Trần Trang Nhất
- 25 -
SVTH: Bùi
Phương Nam
MSSV: 1076847