Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nồng độ testosterone của phụ nữ miền bắc việt nam tuổi từ 13-80 và một số yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.1 KB, 66 trang )

1
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
……………***……………
NGUYỄN HOA HỒNG
NåNG §é TESTOSTERONE CñA PHô N÷
MIÒN B¾C VIÖT NAM TUæI Tõ 13-80 Vµ
MéT Sè YÕU Tè ¶NH H¦ëNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
Khóa 2007-2013
Người hướng dẫn:
TS.NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG
Hà Nội – 2013
3
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học em đã nhận được rất
nhiều sự động viên, giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Nguyễn Thị Thanh
Hương – giảng viên bộ môn Sinh lý trường Đại Học Y Hà Nội, là người cô đã
nhiệt tình hướng dẫn, động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý giá để em
hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới:
∗ Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Y Hà Nội.
∗ Bộ môn Sinh Lí trường Đại Học Y Hà Nội.
∗ Tập thể các y bác sỹ, y tá, kĩ thuật viên các khoa lâm sàng và cận lâm
sàng bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội.
Đã cho phép, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
học tập và nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp.
Lời cảm ơn sau cùng em muốn gửi lời biết ơn tới bố mẹ, anh và em
trai đã luôn sát cánh bên em, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất và tiếp


cho em có đủ niềm tin và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn. Cuối cùng em
xin gửi lời cảm tới các bạn bè, anh chị đã dành tình cảm chân thành và sự
giúp đỡ quí báu nhất.
Hà Nội, ngày tháng năm
Nguyễn Hoa Hồng
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH: Adrenocorticotropic hormone.
AR: Androgen receptor.
BMI: Body Mass Index.
DHEA: Dehydroepiandrosterone.
DHEAS: Dehydroepiandrosterone sulfate .
DHT: Dihydrotestosterone.
ECLIA: Electrochemiluminescence Immuno Assay
EIA: Enzym Immino Assay.
LH: Luteinizing hormone.
PCOS: Polycystic Ovary Syndrome.
RIA: Radio Immuno Assay.
SHBG: Sex Hormon Binding Globulin.
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Estrogen và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe sinh sản và các bệnh mạn
tính (ung thư vú, rối loạn nội tiết, các bệnh tim mạch) đã được chú trọng
nghiên cứu rất nhiều trên nữ giới. Ngược lại có rất ít nghiên cứu đánh giá về
vai trò của androgen nói chung và testosterone nói riêng tới sức khỏe phụ nữ.
Testosterone là một hormone quan trọng nhất thuộc nhóm androgen lưu
hành trong máu ở cả nam và nữ. Ở phụ nữ, testosterone được sản xuất 25% ở
vỏ thượng thận, 25% ở buồng trứng, và 50% được sản xuất từ quá trình
chuyển hóa ngoại vi của androstenedion [1][2].
Ở phụ nữ nồng độ testosterone cao bất thường có liên quan đến tăng

nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư vú, tăng triglycerid, tăng nguy cơ đề
kháng với insulin[3], và xuất hiện các đặc tính sinh dục nam thứ phát như
giọng trầm, tăng khối lượng cơ bắp, rậm lông, mụn trứng cá, hói đầu [4].
Ngược lại nồng độ testosteorone giảm bất thường có liên quan tới một số hội
chứng lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ [5], giảm khối lượng cơ, giảm ham muốn
tình dục, giảm nhạy cảm và tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương đặc biệt
sau mãn kinh [3].
Nồng độ testosterone có liên quan tới một số bệnh mạn tính, dùng để
định hướng và chẩn đoán bệnh. Hội y học sinh sản Mỹ (ASMR) và Hội sinh
sản người và phôi học Châu âu(ESHRE) nhóm họp tại Rotterdam (Hà Lan) đã
chỉ ra rằng định lượng nồng độ testosterone là một trong ba tiêu chuẩn để
chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang [6], nguy nhân phổ biến gây vô
sinh ở nữ giới. Bên cạnh đó, nồng độ testosterone tăng cũng đang được nghi
ngờ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến ung thư vú do gắn cách cạnh tranh với
6
SHBG hoặc được chuyển hóa thành estrogen [7]. Tương tự như vậy,nồng
độtestosterone có thể liên quan với tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh đái
tháo đường [3][8].
Một số nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ
testosterone như: tuổi (giảm dần theo tuổi), chu kì kinh nguyệt (tăng cao nhất
vào thời kì trước rụng trứng), BMI, chu kì ngày đêm, hút thuốc, lối sống và sử
dụng thuốc tránh thai [9][10][11].
Đặc biệt Randolph và cộng sự còn chỉ ra rằng nồng độ testosterone và
các sản phẩm chuyển hóa của testosterone là rất khác nhau giữa các chủng tộc
[9]. Nồng độ testosterone ở phụ nữ Trung Quốc (68,67 ng/dl) cao hơn người
da trắng (42,49 ng/dl)và thấp nhất ở người da đen (37,92ng/dl) [12][13].
Do vậy, để có thể ứng dụng trong chuẩn đoán và điều trị, mỗi nước cần
xác định nồng độ testosteorone toàn phần trong huyết thanh trên nữ giới ở các
nhóm tuổi khác nhau. Cho tới nay, ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào tập
trung giải quyết vấn đề này, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:

1. Xây dựng giá trị tham chiếu của testosterone ở nữ giới miền Bắc Việt
Namtuổi từ 13 đến 80.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến testosteron ở nữ giới miền
Bắc Việt Nam tuổitừ 13 đến 80.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, bản chất hóa học, quá trình tổng hợp testosterone ở nữ:
1.1.1. Nguồn gốc:
Ở phụ nữ khỏe mạnh testosterone được sản xuất từ 3 nguồn chính: sản xuất
trực tiếp từ buồng trứng,vỏ thượng thận, và được chuyển hóa từ chất tiền thân
androstenedion ở cơ quan đích[1][2].
Hình 1 cho thấy: khoảng 20-25% testosterone được sản xuất từ vỏ buồng
trứng, một số ít được sản xuất từ tế bào đệm.Khoảng 20-25% được sản xuất ở
lớp lưới của tuyến vỏ thượng thận.Chủ yếu 50% được sản xuất từ quá trình
chuyển hóa chất tiền thân androstenedion ở có quan đích: da, lớp mỡ dưới da
( hình 1).
Hình 1.1: Nguồn gốc Testosterone [1].
8
1.1.2.Bản chất hóa học:
Testosterone là một hormon steroid có 19C (C19H28O2), có khối lượng phân
tử 288 daltons[2].
Hình 1.2. Công thức cấu tạo của testosterone [2]
1.1.3. Quá trình tổng hợp :
Testosterone được tổng hợp trực tiếp từ cholesterone hoặc
acetylCoA.Quá trình này diễn ra tại lớp lưới vỏ thượng thận và lớp vỏ của
buồng trứng.
Dưới tác dụng của các enzym tổng hợp nên pregnenolone, qua 1 chuỗi
các phản ứng tổng hợp nên androstenedione.Dưới tác dụng của 17
ketoreductase, androstenedion chuyển thành testosterone.

Từ testosterone và androstenedione tổng hợp nên estradiol nhờ enzym
aromatase.
Ở tế bào đích, dưới tác dụng của 5α reductase, testosterone được
chuyển thành dihydrotestosterone có tác dụng mạnh hơn (hình 3).
9
Hình 1.3:Quá trình tổng hợp testosterone [14]
1.2.Chuyển hóa của testosterone:
Sau khi được tổng hợp, phần lớn testosterone được liên kết chặt chẽ với
globulin gắn hormon sinh dục (SHBG) và liên kết lỏng lẻo với với albumin
huyết tương, và lưu hành trạng thái này trong vài phút tới vài giờ [15][16].
Còn lại một lượng nhỏ(1-3%) testosterone ở dạng tự do.
Testosterone ở dạng tự do và liên kết lỏng lẻo với albumin khi đến cơ
quan đích sẽ chuyển thành chất có tác dụng mạnh hơn là dihydrotestosterone
(DHT) và gây ra các tác dụng sinh lí [15][16] (hình 4).
Như vậy trong máu ngoại vi testosterone tồn tại dưới ba dạng: liên kết
chặt với SHBG,liên kết lỏng lẻo albumin, và dạng tự do.Trong đó chỉ có
testosterone dạng tự do và liên kết lỏng lẻo với albumin là có thể gây ra các
tác dụng sinh lí.
10
Hình 1.4: Chuyển hóa của testosterone [16].
1.3.Thoái hóa và bài tiết testosterone ở nữ:
Các hormon sinh dục nam được thoái hóa chủ yếu tại gan, thành
androsteron, etiocholanolon, và một phần nhỏ thành epiandrosterone.Các sản
phẩm này liên hợp với acid glucuronic và acid sulfuric tại gan và đào thải ra
ngoài qua phân, và nước tiểu [17].
1.4.Cơ chế tác dụng của testosterone:
Testoterone tác dụng theo hai cơ chế: tác dụng trực tiếp lên androgen
receptor và tác dụng gián tiếp sau khi chuyển đổi thành estradiol nhờ enzym
acromatase và sau đó hoạt hóa estrogen receptor [18].
11

Chỉ có testosterone ở dạng tự do và liên kết lỏng lẻo với albumin mới
có tác dụng tại cơ quan đích.Khi tới cơ quan đích testosterone được chuyển
thành chất có tác dụng mạnh hơn dihydrotestosterone(DHT) nhờ enzym 5 α
reductase và gây tác dụng sinh lí.
Khi tới tế bào đích,vì testoterone có bản chất steroid nên hòa tan trong
lớp lipid và khuếch tán dễ dàng qua màng tế bào vào bào tương.Trong bào
tương testosterone gắn với androgen receptor tạo phức hợp hormon-receptor
và được vận chuyển vào trong nhân tế bào.Tại nhân tế bào phức hợp hormon-
receptor sẽ gắn bào vị trí đặc hiệu tạo mARN.Sau đó mARN khuếch tán ra
bào tương thúc đẩy quá trình dịch mã tạo protein và tạo ra các tác dụng sinh lí
khác nhau [19] (hình 5).
Hình 1.5:Cơ chế tác dụng của testosterone [19].
12
1.5.Chức năng sinh lí của testosteron ở nữ:
Chức năng sinh lí của testosterone ở phụ nữ được biết đến chưa
nhiều,tuy nhiên trong những năm gần đây thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
vai trò và tầm quan trọng của testosterone ở nữ giới như:
1.5.1.Trong thời kì mang thai:
Khi mang thai ngoài lượng nhỏ testosterone được sản xuất từ mẹ. Nếu
mẹ mang thai con trai thì đến tuần thứ 7 tinh hoàn của thai nhi sẽ bài tiết
lượng lớn testosterone.Vai trò của testosterone trong trường hợp này là kích
thích phát triển đường sinh dục theo kiểu nam, ức chế sự hình thành cơ quan
sinh dục nữ [19]. Dựa vào nồng độ testosterone của mẹ trong nửa đầu của thai
kì có thể giúp chẩn đoán được giới tính của thai nhi [20].
Nếu lượng testosterone được bài tiết quá nhiều trong thời kì có thai thì
kìm hãm sự phát triển của thai trong buồng tử cung.Hậu quả con sinh ra có
cân nặng và chiều dài nhỏ hơn bình thường: ở tuần 17 nếu testosterone tăng
25-75% con sinh ra có cân nặng giảm 160gram, nếu tăng ở tuần thứ 33 con
sinh ra có cân nặng giảm 115gram [21].
1.5.2.Trong thời kì trưởng thành:

1.5.2.1.Hoạt động tình dục và chức năng sinh sản:
Testosterone ở nữ giới tuy với nồng độ rất nhỏ nhưng đóng vai trò quan
trọng để duy trì hoạt động tình dục và ham muốn tình dục.Gần đây còn có
nhiều tranh cãi về vai trò của testosterone và DHEA trong ảnh hưởng hình
thành nang trứng chín và kích thích gây rụng trứng [22].
Thiếu hụt testosterone sẽ gây suy giảm chức năng tình dục,teo âm đạo,
ngứa,viêm và đau âm hộ,làm giảm ham muốn tình dục [3][21][23].
13
Như vậy testosterone giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc
gia đình.
1.5.2.2.Tác dụng lên sự phân bố lông:
Testosterone có tác dụng lên sự phát triển của lông, tuy tác dụng này
không thật sự rõ ràng như ở nam giới nhưng khi cường androgen thì tác dụng
này được thể hiện rất rõ ràng: rậm lông, hói đầu [4][13].
1.5.2.3.Tác dụng lên da:
Testosterone có tác dụng bảo vệ da,cải thiện bề mặt da,duy trì collagen,
chống mỏng da và tăng cường hoạt động của tuyến bã nhờn,tăng khả năng
miễn dịch ở da [1][24].
1.5.2.4.Tác dụng lên sản xuất hồng cầu:
Testosterone có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu [1][19], tuy nhiên
nồng độ testosterone ở nữ giới thấp, chỉ bằng 1/15 so với nam giới nên tác
dụng này không thật sự rõ ràng.
1.5.2.5.Tác dụng lên chuyển hóa protein và cơ:
Ở nam giới hormon testosterone đóng vai trò quan trọng là phát triển
mạnh khối cơ sau dậy thì và phát triển protein ở một số cơ quan khác:
da,thanh quản,dây thanh làm giọng nói trầm hơn. Testosterone được một số
vận động viên sử dụng để tăng sức mạnh cơ, tăng thành tích thi đấu, và ở
người già nó được sử dụng như một hormon làm “cải lão hoàn đồng”[19].
Tuy nhiên ở nữ giới testosterone không có tác dụng tăng mạnh quá
trình đồng hóa protein như nam giới,mà chỉ có tác dụng tăng nhẹ khối lượng

cơ thể , và khối cơ [2].Điều đó có thể là do nồng độ testosterone ở nữ chỉ
bằng 1/15 nồng độ testosterone ở nam nên vai trò tăng quá trình đồng hóa
protein không mạnh.
14
1.5.2.5.Tác dụng lên xương:
Ở nữ giới bên cạnh estrogen có tác dụng mạnh lên sự phát triển của
xương thì testosterone cũng đóng vai trò khá quan trọng,đặc biệt ở phụ nữ
mãn kinh. Testoterone thúc đẩy sự phát triển của xương, khoáng hóa
xương,tăng tái tạo xương[25],ức chế hủy cốt bào,tăng khối lượng xương,dày
vỏ xương.Vì vậy testosterone được dùng phối hợp với estrogen để tăng mật
độ xương ở phụ nữ loãng xương tuổi mãn kinh[26].
Testoterone ở nữ giới tác động lên xương thông qua hai cơ chế: tác
dụng trực tiếp và gián tiếp:
Tác dụng trực tiếp của testoterone thông qua thụ thể androgen receptor
(AR).AR có ở trong tế bào sụn,mô đệm,nguyên bào xương,tế bào xương, hủy
cốt bào, trong đó tác dụng của testosterone chủ yếu kích thích hoạt động tạo
cốt bào nhờ enzym ngoại bào alkaline phosphatase: tổng hợp lên khung
protein của xương[27],và tác dụng lên tế bào sụn ở đầu xương.Như vậy
testoterone làm tăng hình thành xương, kích thích xương phát triển theo chiều
dài [18].
Tác dụng gián tiếp của testosterone lên xương thông qua receptor của
estrogen sau khi testosterone chuyển thành estradiol nhờ enzym
aromatase.Estrogen làm giảm tính nhạy cảm của hủy cốt bào với các cytokin:
IL-1,IL-6,yếu tố hoại tử mô,do đó ức chế hình thành hủy cốt bào [28].Ngoài
ra estrogen kích thích sản sinh,biệt hóa của tạo cốt bào.Bên cạnh đó
testosterone tác dụng gián tiếp làm tăng nồng độ canxi thông qua cơ chế điều
hòa tái hấp thu canxi ở ruột và thận [27],tăng tiết hormon tăng trưởng GH ở
tuyến yên trong thời kì dậy thì[29],ức chế hormon tuyến cận giáp giảm quá
trình hủy cốt bào[18].
15

1.5.2.6.Tác dụng lên não,tâm thần kinh:
Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với não và các hoạt động tâm
thần. Testosterone có tác dụng duy trì trạng thái tâm lí bình thường, và cải
thiện trí nhớ [30],tạo niềm đam mê trong cuộc sống[4].Nếu nồng độ
testosterone thấp sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động tâm thần: lo âu, trầm cảm,
ám ảnh sợ,giảm nhạy cảm [3][5].
Như vậy nồng độ testosterone thích hợp đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động tâm thần, trí nhớ, tăng khả năng và năng lực làm việc.
1.5.2.7.Tác dụng trên tim mạch:
Nghiên cứu tác dụng có lợi hay có hại của testosteorne trên tim mạch ở
phụ nữ còn nhiều ý kiến trái ngược nhau.Một số nghiên cứu cho thấy
testosterone có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch[1][31],giãn
mạch vành giảm các triệu chứng của đau thắt ngực[30], là một liệu pháp hứa
hẹn để nâng cao cải thiện tình trạng làm việc của tim trong bệnh suy
tim[32].Mặt khác có nghiên cứu lại cho rằng mức độ cao tesosterone sẽ làm
gia tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch[3][33].
Cho nên cần có nhiều nghiên cứu để đánh giá được hết vai trò, ảnh
hưởng của testosterone lên hệ tim mạch.
1.6.Sự thay đổi trong điều kiện sinh lí:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ testosterone luôn thay đổi theo
tuổi, nhịp điệu ngày đêm,chu kì kinh nguyệt.
Testosterone giảm dần theo tuổi[34]:khi phụ nữ từ 40 tuổi trở ra thì
nồng độ testosterone giảm 50% so với phụ nữ 20 tuổi [4].Phụ nữ từ nhóm tuổi
18-24 có nồng độ testosterone toàn phần cao nhất trong các nhóm tuổi: 1,55
nmol/l, và thấp nhất ở độ tuổi mãn kinh 0,55 nmol/l [35].
16
Nồng độ testosterone thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm, cao nhất vào
buổi sáng lúc 9h với nồng độ Testosterone trong nước bọt là 16,2 pg/ml, thấp
nhất lúc 21giờ: với nồng độ testosterone trong nước bọt là 14,1pg/ml, sau đó
tăng dần trở lại từ lúc 23 giờ [5][30].

Ngoài ra testosterone thay đổi theo chu kì kinh nguyệt: nồng độ
testosterone huyết thanh tăng cao nhất ở giữa chu kì kinh nguyệt,lúctrước khi
rụng trứng [4][30].
1.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ testosterone toàn phần:
Testosterone chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau,các yếu tố đó có
thể làm tăng hay giảm nồng độc testosterone, là các yếu tố có thể thay đổi
được và không thể thay đổi được.
1.7.1. Các yếu tố về chủng tộc:
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các chủng tộc khác nhau có nồng
độ testosterone và các sản phẩm chuyển hóa của testosterone khác nhau, đặc
trưng cho từng dân tộc, tôn giáo [9].Những người dân da trắng có nồng độ
testosterone toàn phần trong huyết thanh: 42,49 ng/dl, cao hơn so với người
dân da đen với nồng độ TT trong huyết thanh 37,92ng/ml [12]. Trong khi đó
những phụ nữ Trung Quốc có nồng độ testosterone toàn phần trong huyết
thanh cao hơn: 68,67 ng/dl. Như vậy giữa các chủng tộc, vùng miền khác
nhau thì nồng độ testosterone có sự khác biệt rất rõ, và cần phải xây dựng
nồng độ testosterone đặc trưng cho từng quốc gia, khu vực.
1.7.2. Các yếu tố về hình thái:
Các đặc điểm hình thái có mối liên quan khá chặt chẽ với nồng độ
testosterone trong huyết thanh.Quan sát thấy những người phụ nữ có cân nặng
cao thì thường tăng nồng độ testosterone toàn phần [11].Đặc biệt chỉ số khối
17
của cơ thể có liên quan chặt chẽ với nồng độ testosterone,với BMI >30 kg/m
2
thì nồng độ testosterone toàn phần trong huyết tương: 50-70 pg/ml- cao hơn
so với những người có BMI < 22 kg/m
2
[10][11].Ngoài ra chỉ số khối, phần
trăm lượng mỡ trong cơ thể và vòng eo tăng làm tăng nồng độ testosterone
toàn phần [11], cụ thể là nếu vòng eo >89cm thì nồng độ testosterone tăng

gấp 25% so với những người có vòng eo <74cm [11].
1.7.3. Các yếu tố về lối sống:
Tập quán ăn uống có ảnh hưởng một phần không nhỏ tới nồng độ
testosteron. Nếu ăn ít chất xơ thì giảm androgen, tăng SHBG và ngược lại
[36].Và có những nghiên cứu cho rằng số lượng protein, lipid, carbonhydrat
ăn vào không có mối liên quan tới nồng độ testosterone [11].Uống rượu làm
tăng nồng độ DHEA, DHEAS [10],nhưng không ảnh hưởng tới các androgen
khác trong đó có cả testosterone [10][11]. Uống café có tác dụng làm tăng
hoặc giảm nồng độ testosterone trong huyết thanh, điều này phụ thuộc vào
lượng café uống mỗi ngày: nếu uống lượng nhỏ, vừa phải thì café có tác dụng
tăng nồng độ testosterone huyết thanh, tuy nhiên nếu uống lượng lớn >800mg
thì lại có tác dụng làm giảm nồng độ testosterone [37]. Hút thuốc lại ảnh
hưởng rất lớn tới testosterone và các hormon chuyển hóa khác của
testosterone, cụ thể là:những người hút thuốc lá > 25 điếu thuốc/ ngày sẽ tăng
nồng độ testosterone lên 44% so với những người không hút thuốc lá trong
cùng nhóm tuổi [10].Tập thể dục thể thao làm tăng nhẹ nồng độ
testosterone,nhưng mối tương quan này không chặt chẽ với nhau [11]. Như
vậy ảnh hưởng của lối sống, thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống có vai trò
khá quan trọng tới nồng độ testosterone. Tuy nhiên các yếu tố này ảnh hưởng
như thế nào tới phụ nữ Việt Nam thì chưa có nghiên cứu, vậy nên cần phải có
nghiên cứu đánh giá vai trò và tác dụng của các yếu tố đó trên quần thể người
Việt Nam.
18
1.7.4. Các yếu tố liên quan tới sử dụng thuốc
Việc sử dụng một số các hormon hay các thuốc giảm đau ảnh hưởng
đánh kể tới nồng độ testosterone toàn phần.Trong những thập kỉ qua việc lạm
dụng các thuốc giảm đau nhóm opiat đang gia tăng đáng kể và chính việc sử
dụng nhiều, lâu dài các loại thuốc nhóm này đã làm giảm nồng độ các
androgen,sản xuất không đủ và gây ra các biểu hiện thiếu hụt androgen, ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống [38].Bên cạnh đó sử dụng các thuốc tránh

thai có estrogen và liệu pháp estrogen thay thế đơn thuần có nồng độ
testosterone thấp hơn đáng kể những phụ nữ không dùng các nhóm thuốc này
[39]. Tỉ lệ sử dụng thuốc tránh thai ở Việt Nam chỉ có 10% và thấp hơn so với
các nước Châu Âu (Pháp 44%, Đức 24%), Châu Úc, và một số nước trong
khu vực Châu Á như Thái Lan 37% [40]. Chính vì thế cần có nghiên cứu
đánh giá sự ảnh hưởng của thuốc tránh thai tới nồng độ testosterone toàn phần
ở người Việt Nam.
1.8.Testosterone và một số bệnh lí có liên quan:
Tăng hay giảm nồng độ testosterone có liên quan tới một số bệnh, trong
đó có những bệnh mà sự tăng nồng độ testosterone là một trong những tiêu
chuẩn chẩn đoán bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang.
Tăng testosterone là một trong các yếu tố nguy cơ gia tăng các bệnh về:
tim mạch [3], ung thư vú[3][7],tăng triglycerid rối loạn mỡ máu[3],tăng nguy
cơ đề kháng insulin gây tình trạng đái tháo đường typ 2 [3][8]. Tăng
testosterone gây lên tình trạng tăng khối cơ, rậm lông, hói đầu[4].Nguyên
nhân dẫn đến cường androgen bao gồm rất nhiều nguyên nhân khác nhau: tại
buồng trứng (hội chứng buồng trứng đa nang,u buồng trứng), tại tuyến vỏ
thượng thận (tăng sản thượng thận,hội chứng Cushing), suy giáp[2]….Chính
vì thế xác định nồng độ testosterone có thể là tiêu chuẩn để chẩn đoán một số
19
bệnh như tăng sản thượng thận, hội chứng buồng trứng đa nang[6].Tuy nhiên
ở Việt Nam chưa có nghiên cứu xác định nồng độ bình thường testosterone
toàn phần trong huyết thanh, đặc biệt ở các nhóm tuổi khác nhau nên đó là
một hạn chế cho việc chẩn đoán một số bệnh nội tiết.
Ngược lại giảm testosterone cũng liên quan nhiều tới chức năng, hoạt
động của các cơ quan. Các liên quan đó bao gồm: giảm ham muốn tình dục,
giảm nhạy cảm,giảm khối lượng cơ,lo âu trầm cảm[3],tăng nguy cơ loãng
xương[41],giảm tỉ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm[22] và giảm chất
lượng cuộc sống.Nguyên nhân giảm testosterone gồm nhiều nhóm nguyên
nhân: tuổi già, tại buồng trứng (cắt buồng trứng, suy giảm chức năng buồng

trứng),suy tuyến thượng thận,suy tuyến yên,mắc các bệnh mãn tính,sử dụng
các liệu pháp estrogen thay thế[2][39],lạm dụng các thuốc giảm đau họ
opiat[38].
Như vậy tăng hay giảm nồng độ testosterone có liên quan tới một số
bệnh lí mà hiện nay trên thế giới đang nghiên cứu để làm rõ, nâng cao công
tác chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Chính vì những nguyên nhân trên mà
Việt Nam cần sớm xây dựng giá trị tham chiếu testosterone ở nữ giới ở các
lứa tuổi khác nhau để sớm phát hiện và điều trị một số bệnh có liên quan tới
sự thay đổi của hormon này, theo kịp sự phát triển y học trên thế giới.
1.9.Ứng dụng hormon testosterone trong lâm sàng:
Hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu đánh giá và thử nghiệm vai trò
của testosterone trong thực hành lâm sàng, một trong số đó đã cho kết quả
đáng kể.
Trong điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh hiện nay đang có xu
hướng kết hợp estrogen và testosteron để làm tăng hiệu quả điều trị,bảo tồn và
xây dựng lại các sụn xương[4][42].
20
Trong thuốc tránh thai kết hợp estrogen với testosterone làm tăng năng
lượng và chất lượng sống, tăng ham muốn tình dục, tăng khoái cảm [4][26].
Điều trị bổ sung androgen cho những bệnh nhân có phản ứng buồng
trứng thấp [43]. Testosterone có khả năng kích thích gây rụng trứng, và
testosterone còn làm tăng tỉ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm[44] .
Trong điều trị rong kinh,rong huyết nếu điều trịphối hợp với
testosterone sẽ đem lại nhiều kết quả khả quan, góp phần nâng cao thể trạng
và giúp cho chuyển hóa tốt [15].
Như vậy tuy nồng độ testosterone ở nữ giới rất thấp, chỉ bằng 1/15 so
với nam giới nhưng lại có ứng dụng quan trọng trong y học, có thể mở ra
nhiều phương hướng điều trị mới, đồng thời kết hợp, nâng cao hiệu quả điều
trị của các phương pháp truyền thống.
1.10.Điều hòa bài tiết testosterone ở nữ:

Testosterone ở nữ giới được bài tiết ở buồng trứng và vỏ thượng thận
dưới tác dụng kích thích của ACTH và LH ở tuyến yên.
Corticod điều hòa ngược âm tính lên tuyến yên sản xuất ACTH,ACTH
có tác dụng kích thích vỏ thượng thận tăng sản xuất DHEA, DHEAS và
testosterone. Estrogen và một phần nhỏ progesterone, testosterone điều hòa
ngược âm tính lên tuyến yên sản xuất LH,LH có tác dụng kích thích vỏ buồng
trứng sản xuất androstenedion và testosterone[1] (hình 6).
21
Hình 1.6: Cơ chế điều hòa testosterone [1]
1.11.Các phương pháp định lượng nồng độ testosterone:
Hầu hết các hormon có mặt trong máu với một lượng rất nhỏ được tính
bằng nanogram/ml máu(10
-9
g) hoặc picogram/ml máu(10
-12
g).Do vậy nhìn
chung khó có thể dùng các kĩ thuật định lượng hóa học thông thường để định
lượng nồng độ hormon trong máu.
Từ 30 năm nay người ta đã sử dụng một kĩ thuật có độ nhạy và độ đặc
đặc hiệu cao để định lượng hormon, tiền horon hoặc các dẫn xuất của chúng,
đó là phương pháp miễn dịch phóng xạ cạnh tranh (Radio Immuno Assay-
RIA).Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp miễn dịch enzym (Enzym
Immino Assay-EIA) để định lượng hormon hoặc dùng các phương pháp khác
như đo độ thanh thải của hormon, đo mức chế tiết hormon [19].
Năm 1997 người ta còn sử dụng phương pháp miễn dịch điện hóa phát
quang (Electrochemiluminescence Immuno Assay- ECLIA) để định lượng
hormon do hãng Boehringer Mannheim giới thiệu[45].
22
Hiện nayba phương pháp hay dùng để định lượng hormon là phương
pháp RIA,EIA,ECLIA.

1.11.1.Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA):
1.11.1.1.Nguyên tắc chung:
Dựa vào sự gắn cạnh tranh giữa hormon tự nhiên(hormon trong máu
cần định lượng) và hormon đánh dấu phóng xạ với kháng thể đặc hiệu.Mức
độ gắn của 2 hormon này với kháng thể tỉ lệ với nồng độ ban đầu của
chúng.Đo phức hợp hormon gắn đồng bị phóng xạ- kháng thể bằng máy đếm
phóng xạ rồi dựa vào đường cong chuẩn tính ra lượng hormon có trong dịch
cần định lượng[1].
1.11.1.2.Bước tiến hành:
- Tạo kháng thể đặc hiệu cao với hormon cần định lượng bằng cách
tiêm hormon tinh khiết cho một số loài động vật( thỏ, chuột ).
- Các bước tiến hành:
Hình 1.7: Bước tiến hành của phương pháp RIA[46]
23
Lưu ý: điều kiện của phương pháp: kháng thể không đủ để gắn với
hormon,mục đích để tạo ra tình trạng gắn cạnh tranh giữa hormon có trong
dịch cần định lượng với hormon chẩn gắn phóng xạ.
- Sau đó đo hormon gắn phóng xạ-kháng thể bằng máy đếm phóng xạ
- So sánh phức hợp hormon phóng xạ gắn kháng thể đếm được ở trên
với đường cong chuẩn để tính lượng hormon trong mẫu cần định
lượng.
1.11.1.3. Ưu điểm, nhược điểm:
− Ưu điểm:Có thể định lượng với số lượng lớn cùng một lúc, nhanh và
chính xác
− Nhược điểm: đồng vị phóng xạ bị phân rã nên thời gian sử dụng hạn
chế, sử dụng chất phóng xạ nên cần được thiết kể đảm bảo an toàn khi
sử dụng.
1.11.2.Phương pháp miễn dịch enzym(EIA):
1.11.2.1.Nguyên tắc chung:
Dựa vào nguyên tắc dùng hai kháng thể đơn dòng “kẹp” vào hai đầu

của chất thử (hormon).Một trong hai kháng thể được đánh dấu bằng
enzym.Nếu gọi chất thử là Ag, kháng thể không đánh dấu là Ac
o
, kháng thể
đánh dấu là Ac
*
, ta có:
Ag + Ac
0
+ Ac
*
 Ac
0
- Ag – Ac
*
Nồng độ phức hợp đánh dấu sau phản ứng tỉ lệ với lượng kháng nguyên
có mặt.
1.11.2.2.Bước tiến hành:
-Tạo kháng thể có tính đặc hiệu cao với hormon cần định lượng bằng
cách tiêm hormon tinh khiết cho một số loài động vật (thỏ, chuột ).
24
-Gắn enzym vào kháng thể đặc hiệu tạo ra kháng thể đánh dấu.
-Kháng thể đặc hiệu được cố định trên bề mặt rắn.
-Mẫu hormon cần định lượng được thêm vào ống nghiệm đã có sẵn
kháng thể đặc hiệu. Các phân tử hormon sẽ gắn với các kháng thể cố định.
-Kháng thể đánh dấu được thêm vào hỗn hợp phản ứng sẽ gắn với
kháng nguyên đã gắn với kháng thể cố định, tạo nên phức hợp đánh dấu
‘sandwich” “ Kháng thể - Hormon - kháng thể đánh dấu”.
-Tách phức hợp đánh dấu “Kháng thể - Hormon – Kháng thể đánh dấu”
ra khỏi phần dịch còn lại bằng cách rửa loại bỏ các phần tử không gắn.

-Cho chất nền không màu vào phức hợp “ Kháng thể - Hormon –
Kháng thể đánh dấu”. Dưới tác dụng của enzym gắn trên kháng thể đánh dấu,
chất nền từ không màu chuyển sang có màu.
-Sau khi chất màu chuyển màu kết thúc,đo nồng độ của chất nền có
màu bằng máy đo phổ hấp phụ.Cường độ của màu trên phổ hấp phụ tỉ lệ với
nồng độ hormon cần định lượng.
-So sánh lượng phức hợp đánh dấu từ mẫu chưa biết với đường cong chuẩn
từ mẫu đã biết trước để tính lượng hormon trong mẫu cần định lượng[47].
25
Hình 1.8: Bước tiến hành của phương pháp EIA [47].
1.11.2.3.Ưu điểm, nhược điểm:
−Ưu điểm: Phương pháp này có độ nhạy cao, tiến hành được trên nhiều
mẫu thử và không phải tiếp xúc với các chất phóng xạ.
−Nhược điểm: giá thành cao.
1.11.3.Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA):
1.11.3.1.Nguyên tắc chung:
Dựa vào nguyên lý cạnh tranh, sử dụng kháng thể đơn dòng đặc hiệu
kháng trực tiếp testosterone[48].
1.11.3.2.Bước tiến hành:
-Trộn mẫu cần định lượng với hỗn hợp gồm kháng thể đặc hiệu gắn biotin
và kháng thể gắn Rutenium là chất đánh dấu điện hóa phát quang.Testosterone
gắn đồng thời với 2 kháng thể tạo nên phức hợp miễn dịch tương ứng.

×