Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

quản trị kênh phân phối của trung tâm thông tin di động khu vực v – công ty thông tin di động vms mobifone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.57 KB, 97 trang )

MỤC LỤC
- Dịch vụ hiển thị số thuê bao chủ gọi (CLIP) 80
- Dịch vụ giấu số thuê bao chủ gọi (CLIR) 80
- Dịch vụ chờ cuộc gọi – Call Waiting 80
- Dịch vụ giữ cuộc gọi – Call Hold 81
- Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi Call Forward - CF 81
- Dịch vụ hộp thư thoại Voice Mail 81
- Dịch vụ Fax 82
- Dịch vụ Data – dịch vụ truyền số liệu 82
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước 82
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế 82
- Dịch vụ gọi quốc tế 83
- Dịch vụ nhắn tin quảng bá 83
- Dịch vụ Wap 84
- Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện – MMS 84
- Dịch vụ GPRS – Internet 85
- Dịch vụ chặn cuộc gọi. 85
- Dịch vụ USSD 85
- Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS và các dịch vụ trên nền SMS 86
- Dịch vụ gói cước 87
- Dịch vụ gọi số tắt 87
- Một số dịch vụ khác 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
- Dịch vụ hiển thị số thuê bao chủ gọi (CLIP) 80
- Dịch vụ giấu số thuê bao chủ gọi (CLIR) 80
- Dịch vụ chờ cuộc gọi – Call Waiting 80
- Dịch vụ giữ cuộc gọi – Call Hold 81
- Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi Call Forward - CF 81
- Dịch vụ hộp thư thoại Voice Mail 81


- Dịch vụ Fax 82
- Dịch vụ Data – dịch vụ truyền số liệu 82
- Dịch vụ chuyển vùng trong nước 82
- Dịch vụ chuyển vùng quốc tế 82
- Dịch vụ gọi quốc tế 83
- Dịch vụ nhắn tin quảng bá 83
- Dịch vụ Wap 84
- Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện – MMS 84
- Dịch vụ GPRS – Internet 85
- Dịch vụ chặn cuộc gọi. 85
- Dịch vụ USSD 85
- Dịch vụ nhắn tin ngắn SMS và các dịch vụ trên nền SMS 86
- Dịch vụ gói cước 87
- Dịch vụ gọi số tắt 87
- Một số dịch vụ khác 88
BIỂU
Biểu đồ 2.1 : Thị phần của Trung tâm thông tin di động khu vực V so với toàn
Công ty Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.2: Thị phần của Trung tâm thông tin di động khu vực V so với các
mạng khác Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ Kênh phân phối Trung tâm thông tin di động KV V Error:
Reference source not found
Biều đồ 2.4: So sánh tỷ lệ số lượng KPP & Doanh thu của Trung tâm thông tin
di động khu vực V Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5: Doanh thu và lợi nhuận của hệ thống kênh phân phối Error:
Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty thông tin di động. Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin di động khu vực V Error:

Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Hệ thống kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu vực V.
Error: Reference source not found
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Phân phối là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.Nếu sản phẩm của bạn có chất lượng tốt,giá cả hợp lý,công tác truyền
thông tốt nhưng tổ chức phân phối kém dẫn đến hàng hoá không đến được với
người tiêu dùng khi đó doanh nghiệp bạn đã thất bại,mọi nỗ lực ban đầu đến đây
đều là uổng phí.Do vậy phân phối thể hiện một vai trò rất quan trọng trong những
nỗ lưc tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ
dừng ở việc lựa chọn và thiết lập kênh phân phối. Xây dựng hệ thống phân phối đòi
hỏi việc quản lý và điều hành ở một trình độ chuyên nghiệp. Điều này đặc biệt quan
trọng trong lĩnh vực có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay.Thực tế những công
ty lớn hiện nay đều có thực hiện sử dụng mạng lưới kênh phân phối tuy nhiên hiệu
quả chưa cao:phần lớn các kênh phân phối đang ảnh hưởng tiêu cực từ các cơ hội
kinh doanh,các thành viên mạnh trong kênh thường áp đặt những điều họ nghĩ gây
ảnh hưởng đến các thành viên yếu hơn hay cả người tiêu dùng,một số kênh quản lý
theo kiểu chắp vá…Do vậy quản trị kênh phân phối cần phải được xem xét như vấn
đề mang tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.
Đề tài: “Quản trị kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu vu V –
Công ty thông tin di động VMS MobiFone” là một góc nhìn nhận chủ quan theo
đánh giá của em, về các hoạt động quản trị kênh phân phối của Trung tâm thông tin
di động khu vực V.
Các thiết kế các kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu vục V
theo từng yêu cầu riêng lẻ, mà chưa gắn kết với các đối tác trong hệ thống kênh
phân phối cũng như với người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, việc thay đổi các kênh
phân phối là việc làm khó khăn nhất so với thay đổi các yếu tố khác trong chiến
lược tiếp thị của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có một chiến lược mới để tiếp cận thị
trường, đó là thực hiện quản trị kênh phân phối. Trong tất cả các thành phần của

i
chiến lược tiếp thị, kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu vực V là
những nội dung khó thay đổi nhất.
2. CƠ SỞ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý thuyết:
Thực hiện quản trị kênh phân phối, mà theo là hoạt động quan trọng nhất để có
thể mang lại lợi ích cho tất cả đối tác tham gia trong kênh phân phối đối với mỗi
doanh nghiệp. Bất cứ sự thay đổi nào trong hệ thống phân phối đều liên quan tới
nhiều bên và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, như các mối quan hệ trung gian, các
cam kết thể chế và luật pháp, hành vi cố hữu của khách hàng và các yếu tố cạnh
tranh thường hạn chế các doanh nghiệp trong việc thay đổi về hình thức cũng như
quy mô. Trong doanh nghiệp, chiến lược kênh phân phối thường thuộc trách nhiệm
của bộ phận kinh doanh, trong khi động cơ lớn nhất của họ là bán sản phẩm, họ
chưa từng tham gia xây dựng chiến lược kênh phân phối hay tham mưu về các
quyết định cải tiến kênh. Vị trí quản lý toàn hệ thống phân phối bị bỏ trống, không
có người đánh giá thực trạng hệ thống các kênh phân phối trước các thay đổi của thị
trường, như năng lực chuyển giao công nghệ, các hoạt động cạnh tranh và hành vi
mua sắm của khách hàng. Do thiếu sự quản lý, kênh và các tiêu chuẩn kênh trở
thành biện pháp chủ yếu để tiếp cận khách hàng. Thậm chí ngay cả khi có người
lãnh đạo kênh, rất khó có thể thay đổi cả một hệ thống phân phối đã từ lâu vận hành
thiếu sự hướng dẫn và không có trật tự lô-gic. Công tác quản lý kênh vì thế chỉ
mang tính hình thức và chưa phát huy được vai trò của công tác thiết kế kênh, mặc
dù thiết kế kênh là một công cụ hữu hiệu giúp giải quyết các vấn để về quản lý kênh
phân phối.
Cơ sở thực tiễn cần thực hiện quản trị kênh phân phối:
Vì các thành viên trong kênh đã có tăng trưởng nhất định về doanh thu, các
kênh phân phối cũng được mở rộng theo hướng có sự tham gia của các đối tác kênh
mới, nảy sinh từ các quan hệ cá nhân cũng như ưu tiên đặc biệt của một số người có
ii
thế lực ra quyết định của kênh. Từ đó, các luật lệ « ngầm », không chính thức ra đời

và nó điều tiết hoạt động của toàn hệ thống.
Khi doanh nghiệp đã tăng trưởng đến một ngưỡng đủ mạnh, họ sẽ nhận ra
những khiếm khuyết của hệ thống kênh phân phối. Thông thường, họ chỉ chú trọng
thiết lập kênh phân phối dựa trên các nguồn lực sẵn có để thực hiện các mục tiêu
kinh doanh trong tương lai, họ nhận ra rằng cần thiết lập kênh phân phối. Những
thiết kế kiểu bổ sung như thế luôn dẫn tới một cơ cấu kênh trục trặc, thiếu ăn khớp
với hệ thống kênh ban đầu.
3. KẾT QUẢ LUẬN VĂN
Luận văn phản ảnh các khía cạnh hiện có của Trung tâm như: Thực trạng thiết
kế, tổ chức kênh của Trung tâm; thực trạng vận hành hệ thống kênh phân phối; thực
trạng mở rộng & hoàn thiện hệ thống kênh….đề từ đó, đưa ra các giải pháp nhất
định nhằm mục đích nâng cao hơn, việc quản trị hệ thống kênh phân phối của Trung
tâm thông tin di động khu vực V hiệu quả hơn. Các giải pháp thực hiện đưa ra:
Giải pháp về xây dựng chiến lược và chính sách nhất quán với việc cung cấp
sản phẩm ra thị trường.
Giải pháp hoàn thiện công cụ Marketing – Mix trong quản trị kênh phân phối
của Trung tâm thông tin di động khu vực V
Giải pháp nâng cao kiến thức cho cán bộ nhân viên.
Giải pháp lựa chọn thành viên kênh và kiêm tra, kiểm soát thành viên kênh
Giải pháp tổ chức bổ xung một số hệ thống kênh phân phối hiện có của Trung
tâm thông tin di động khu vực V và một số giải pháp khác.
Các giải pháp trên đã được em đánh giá, hệ thống, hiệu quả của các giải pháp
đã thực hiện và có hiệu quả nhất đinh. Vi vậy, ý nghĩa mà đề tài mạng lại, đó chính
là sự phát triển, thị phần của Trung tâm thông tin di động khu vực V được lấy lại và
có vị thế cao hơn khi thực hiện có hiệu quả nhất quá trình quản trị kênh phân phối
của Trung tâm.
iii
4. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
Luận văn chưa được phân tích sâu và kĩ hơn về chi tiết cụ thể của hệ thống
kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu vực V. Chi tiết doanh thu, mức

độ phát triển của hệ thống kênh thể hiện qua chỉ số nào…
Các nội dung về quản trị kênh phân phối của Trung tâm thông tin di động khu
vực V chưa được chi tiết. Do hệ thống rộng và nhiều thông tin tác giả chưa có đươc,
hoặc không thể lấy được, nên việc phân tích còn nhiều hạn chế và chưa đầy đủ như
dự kiến.
Các giải pháp đưa ra, có cả ý kiến chủ quan của tác giả dựa trên phân tích định
tính và định lượng, cũng như những thực tế đã từng có trong quá trình tác giả thực
hiện công việc đó, nên có thể sẻ phù hợp, cũng có thể cần bổ xung, cải tiến theo một
số yêu cầu khác để phù hợp hơn.
Luận văn đứng trên tổng thể quản trị kênh phân phối, cả góc độ lý thuyết và
thực tế, nên sẻ còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện về nội dung như đề tài
đã đưa ra. Nên em rất mong được nhận các ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, để em
có thể chỉnh sửa, bỗ xung hoàn thiện nội dung luận văn, để luận văn có ý nghĩa thực
tiễn nhiều hơn trong ứng dụng điều hành, quản trị kênh phân phối của Trung tâm
thông tin di động khu vực V.
iv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta đã và đang vận hành theo cơ chế thị trường, với các chính
sách kinh tế mở và chiến lược gia nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế thị trường
đã, đang và sẻ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối
diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang
tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ở cả phạm vi trong
nước cũng như thị trường thế giới.
Trong sự phát triển đó, ngành viễn thông di động tại nước ta cũng phát triển
theo xu hướng phát triển trên của nền kinh tế. Trong những năm qua, thị trường
viễn thông di động Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng 60%-70%/năm và được
coi là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Xếp về mức độ tăng trưởng
cao trên thế giới về viễn thông di động, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Hiện
nay, tổng số thuê bao di động trên cả nước đạt hơn 138 triệu thuê bao - trong khi

dân số Việt Nam là xấp xỉ 84 triệu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thu hồi vốn
lớn là những yếu tố khiến lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam thu hút sự chú
ý của không ít nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO. Hàng
loạt các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ mạng di động hàng đầu thế giới trong
thời gian qua ráo riết tiếp xúc và tìm cách tạo dựng tên tuổi của mình ở Việt Nam.
Chính vì sức hút lớn của thị trường viễn thông di động Việt Nam, nên sự canh tranh
giữa các nhà mạng hiện tại là rất lớn và khóc liệt. Trong cuộc canh tranh này, hệ
thống kênh phân phối với vai trò liên kết giũa nhà sản xuất và người tiêu dung, có
tác động trực tiếp đến lợi nhuận và giá cả cuối cùng, cũng như rất nhiều lợi ích khác
cho người tiêu dùng cuối cùng để có khả năng lựa chọn những sản phẩm có chất
lượng, giá rẻ và phù hợp với nhu cầu… nên đang ngày càng trở thành phương tiện
cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp viễn thông.
1
Công ty Thông tin di động VMS – MobiFone là một trong những doanh
nghiệp đầu tiên khai thác mạng di động tại Việt Nam vào năm 1994, là mạng di
động hàng đầu Viêt Nam. Hiện nay, hệ thống kênh phân phối của Công ty đã có
những bước tiến và sụ ổn định tốt so với các doanh nghiệ khác cùng khai thác lĩnh
vực viễn thông di động. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh về công nghệ, thị trường
tiêu dùng và sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác, nên hệ thống kênh
phân phối của Công ty vẫn còn một số hạn chế, nhược điểm cần khắc phục và cải
thiện để phù hợp với xu thế hiện tại.
Trung tâm Thông tin Di động KV V được thành lập vào ngày 25 tháng 4
năm 2008, trực thuộc quản lý của Công ty Thông tin di động, có trụ sở chính tại số
8 Lô 28A đường Lê Hồng Phong – Quận Ngô Quyền – Hải Phòng. Quản lý tổng 14
tỉnh thuộc khu vực phía Tây Bắc gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái
Bình, Bắc Ninh, Nam Đinh, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Hà Giang. Trung tâm Thông tin di động KVV là
một trung tâm mới, với những nhân tố mới, cần nhiều công tác triển khai tiếp cận
thị trường mà trước đây chưa được công ty đầu tư nhiều.
Chính vì lý do trên, mà em quyết định lựa chọn đề tài “Quản trị kênh phân

phối của Trung tâm thông tin di động Khu vực V – Công ty Thông tin Di động
VMS MobiFone” để làm luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá hệ thống kênh phân phối của Trung tâm thông tin di
động Khu vực V để từ đó tìm ra các ưu điểm, nhược điểm, bất hợp lý của
hệ thống kênh phân phối này.
- Trên cơ sở những phân tích đánh giá này đưa ra các kiến nghị, đề xuất để
hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống kênh phân phối của Trung tâm
Thông tin Di động Khu vực V - Công ty Thông tin Di động VMS hiệu
quả và tối tưu hơn.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối của Trung tâm
Thông tin Di động Khu vực V – Công ty Thông tin Di động VMS –
MobiFone.
− Phạm vi nghiên cứu :
+ Về sản phẩm nghiêm cứu: Nghiêm cứu các nhóm sản phâm dịch vụ hiện có
của Công ty, ví dụ như: Gói dịch vụ hòa mạng trả sau MobiGold, hoa mạng
trả trước MobiCard, Mobi365, MobiZone, MobiQ ( Q-student, Q-Teen)….
+ Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu toàn bộ hệ thống kênh phân phối của
Trung tâm thông tin di động Khu vực V và Chi nhánh thông tin di động Bắc
Giang.
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011, định hướng
đến năm 2015.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Đề tài hoàn thiện hệ thống kênh phân phối nói chung không phải là đề tài
mới không những trên thế giới và ngay cả đối với Việt Nam. Theo xu hướng ngày
nay, bất kể các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại đều cần tổ chức tiêu thụ hàng
hoá của mình trực tiếp và qua các trung gian, không chỉ qua một cấp mà có thể qua
nhiều cấp trung gian. Các doanh nghiệp đều cố gắng xây dựng hệ thống kênh phân

phối sản phẩm của mình nhằm phát huy tối đa hiệu qủa của việc tiêu thụ hàng hoá.
Việt Nam, hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông chính tại Việt
Nam là VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và
FPT. Riêng với thị trường dịch vụ di động hiện đã hội tụ đủ 6 nhà cung cấp với thế
cân bằng, 3 doanh nghiệp thuộc công nghệ GSM và 3 thuộc công nghệ CDMA.
3
Hiện Mobifone, Vinaphone và Viettel Mobile, ba mạng GSM mỗi mạng chiếm trên
dưới 30%, còn lại là của ba mạng CDMA.
Cuộc cạnh tranh giành thị phần cũng chủ yếu diễn ra với những doanh
nghiệp chiếm thị phần lớn này. Các hoạt động cạnh tranh nhằm vào chính sách dịch
vụ, chính sách giá cước, kênh phân phối, cạnh tranh về bán hàng. Trong đó, hệ
thống kênh phân phối chiểm vai trò hết sức quan trọng, chi phối đến sự thành công
của từng doanh nghiệp viễn thông.
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trên thị
trường, nhất là với lĩnh vực thông tin di động. Về phía người dùng, cơ hội sử dụng
nhiều dịch vụ tiên tiến với chi phí ngày càng hợp lý và có quyền lựa chọn nhà cung
cấp được tăng lên rất nhiều. Cùng với đó, cạnh tranh cũng là cơ hội để các doanh
nghiệp có những thay đổi năng động hơn về các chính sách của mình. Muốn đạt
được điêu đó, sự phân phối qua các kênh bán hàng của doanh nghiệp chính là chìa
khóa để cách doanh nghiệp thành công.
Một số nghiên cứu về việc đi sâu vào hệ thông kênh phân phối trong lĩnh vực
này đã cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt: như nghiên cứu của GoldSun Focus Media
về việc gia nhập của mạng Viettnammobile, Beeline, Đặc biêt là Beeline, sự tiếp
cận thị trường một cách tông thể kênh phân phối hình ảnh, giá, chất lượng…kết quả
đạt được là sự ấn tượng của khách hàng, sự nhân biết thương hiệu và sản phẩn
Beeline là rất tốt, đạt 78% độ nhận dạng thương hiệu ( nguồn GoldSun Focus Media
- Out-Of HOME Media Network ). Tuy nhiên, có bước chạy đà tốt, nhưng sau một
thời gian, việc chăm sóc kênh, đẩy mạnh hơn không được duy trì ổn đinh, nên việc
đánh mất lợi thế củng là tất yếu với các nhà mạng này.
Như vậy việc nghiên cứu và quyết định lựa chọn, xây dựng kênh phân phối

như thế nào cho phù hợp là một quyết định rất quan trọng. Không còn lâu nữa, khi
chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp quốc tế, yếu nhất
của các doanh nghiệp viễn thông là dịch vụ kênh phân phối, so với quốc tế, giá
cước dịch vụ này của Việt Nam vẫn còn cao. Trong khi ấy, kênh phân phối là nguồn
4
gốc giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở đường ra thế giới, nếu không làm ngay sẽ
khó có thể cạnh tranh được với nước ngoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
− Sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát thu thập các thông tin về tình
hình thực trạng tiêu thụ hàng hoá qua các kênh phân phối.
− Sử dụng phơng pháp tổng hợp và phân tích thống kê để phân tích và đánh
giá thực trạng, xem xét tính hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm. Kết hợp với
phơng pháp chuyên gia để rút ra các kết luận và đánh giá.
− Sử dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả nghiên
cứu, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện phát triển các kênh
phân phối trong thời gian tới.
6. Đóng góp của nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản trị kênh phân phối dịch vụ
thông tin di động.
- Đánh giá thực trạng quản trị kênh phân phối của Trung tâm thông tin di
động Khu vực V
- Đưa ra các kiến nghị và đề xuất hoàn thiện quản trị kênh phân phối của
Trung tâm thông tin di động Khu vực V
7. Kết cấu của luận văn
Phần Mở Đầu
Chương 1: Những lý luận cơ bản về quản trị kênh phân phối và đặc điểm kinh
doanh viễn thông.
Chương 2: Thực trạng quản trị kênh phân phối của Trung tâm thông tin di
động Khu vực V
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản trị kênh phân phối của

Trung tâm thông tin di động Khu vực V
Kết Luận
5
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ ĐẶC
ĐIỂM KINH DOANH VIỄN THÔNG
1.1 TỔNG QUAN QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
1.1.1 Khái niệm quản trị kênh phân phối
Khái niệm quản trị kênh: Quản trị kênh là toàn bộ các công việc được quản lý,
điều hành hoạt động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành
viên kênh đã được lựa chọn, qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh
nghiệp.Những vấn đề nhấn mạnh trong quản lý kênh
Quản lý kênh là quản lý các kênh đã có , đang hoạt động có nghĩa là cấu trúc
của kênh đã được thiết kế và tất cả các thành viên trong kênh đã được lựa chọn. Các
quyết định tổ chức kênh được xem xét tách bạch với quyết định quản lý kênh.
Đảm bảo sự hợp tác của các thành viên trong kênh có nghĩa là các thành viên
trong kênh không hợp tác một cách tự nhiên mà cần có các hoạt động quản lý để
đảm bảo sự hợp tác chủ động của họ.
Quản lý kênh phải nhằm vào mục tiêu phân phối cụ thể. Mục tiêu phân phối là
những tuyên bố về hoạt động phân phối với tư cách là một bộ phận của Makerting
-Mix sẽ đóng góp những gì vào việc đạt được toàn bộ mục tiêu Makerting của công
ty. Quản lý kênh phải đảm bảo thực hiện mục tiêu phân phối của nhà sản xuất .
1.1.2 Những nội dung và đặc điểm cơ bản của quản trị kênh phân phối :
Phạm vi hoạt động của kênh phân phối là bao trùm toàn bộ hoạt động của
kênh, liên quan đến tất cả mọi thành viên kênh phân phối từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng cuối cùng .Kênh phân phối phải được quan niệm là một hệ thống hoàn
6
chỉnh từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.Đối tượng quản lý là cả hệ thống thống
nhất chứ không phải chỉ là từng giai đoạn trong quá trình lưu thông hàng hoá .
Quản lý kênh phân phối bao gồm quản lý cả 1 dòng chảy trong kênh. Một hệ

thống kênh hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các dòng chảy của nó
có được điều hành thông suốt không .Tất cả các dòng chảy như: đàm phán,chuyển
quyền sở hữu,thông tin,tiền tệ…phải được xúc tiến, quản lý hiệu quả để đạt được
các mục tiêu phân phối của hệ thống kênh.tất cả các dòng chảy khác trong kênh
phải được quản lý tốt trước khi các hoạt động phân phối vật chất được tiến
hành.Các dòng chảy trong kênh vận động rất phức tạp làm cho việc quản lý chúng
khó khăn và phức tạp.
Quản lý kênh là quản lý các hoat động ,các quan hệ ở bên ngoài doanh nghiệp
chứ không phải trong nội bộ nên đòi hỏi người quản lý kênh phải sử dụng những
biện pháp hoàn tòan khác với những biện pháp quản lý các biến số marketing khác.
Các thành viên trong kênh nhiều là các doanh nghiệp độc lập ,họ có chiến lược kinh
doanh riêng ,có mục tiêu riêng ,có mục tiêu riêng, sức mạnh riêng muốn quản lý họ
phải sử dụng sức mạnh hợp lý. Doanh nghiệp phải có các biện pháp giải quyết tốt
các quan hệ hành vi trong kênh .Những quan hệ phức tạp giữa các thành viên kênh
trong kênh cần được giải quyết hợp lý.Mỗi hệ thống phân phối là một hệ thống xã
hội gồm các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau với mục tiêu chung.Vì vậy ,mỗi hệ
thống kênh có thể được xem như là một đơn vị cạnh tranh độc lập trê thị trường.
Mọi vị trí thành viê trong kênh đều có trách nhiệm và khả năng quản lý kênh ở
những mức độ khác nhau: Quản lý kênh phân phối của những doanh nghiệp có vai
trò lãnh đạo khác với quản lý kênh của những doanh nghiệp phụ thuộc.Thành viên
kênh nắm vai trò lãnh đạo kênh tất nhiên phải phát triển một chiến lược quản lý
kênh toàn diện để chi phối ,dẫn dắt các thành viên khác trong kênh hoạt động theo
mục tiêu mong muốn của họ.Họ có những cơ sở sức mạnh để làm được điều đó.
7
Ngược lại các thành viên ở vị trí phụ thuộc thường phải không khéo điều chỉnh hoạt
động của họ cho thích ứng với chiến lược của nhà lãnh đạo kênh.
Các thành viên kênh khác nhau có mục tiêu, định hướng quản lý kênh khác
nhau: Nhà sản xuất quan tâm đến quản lý kênh từ đầu nguồn phát luồng hàng cho
tới người tiêu dùng cuối cùng .Các nhà trung gian thương mại, nhà bán lẻ quan tâm
đến quản lý kênh cả về hai phía:nhà cung cấp và khách hàng của họ.Ở mỗi vị trí

thành viên kênh có chiến lược quản lý khác nhau.
Phân biệt quản lý kênh hàng ngày và quản lý kênh về mặt chiến lược: Các
kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ trên thị trường bao gồm một chuỗi các hoạt động
thường xuyên lặp đi lặp lại nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường .Vì vậy quản lý kênh
phân phối trước hết là quản lý các hoạt động tiêu thụ thường xuyên hàng ngày.Hoạt
động thường xuyên của kênh phân phối thể hiện ở quá trình tiếp nhận, xử lý đơn đặt
hàng ,giao nhận,thanh tóan,kiểm tra giá cả…Người quản lý kênh của doanh nghiệp
phải quản lý sự vận động hàng ngày của tất cả các dòng chảy của kênh.
Quản lý kênh về mặt chiến lược liên quan đến xác lập các kế hoạch và chương
trình hoạt động nhằm đảm bảo sự hợp tác dài hạn của các thành viên kênh nhằm đạt
các mục tiêu phân phối của nhà sản xuất.Quan điểm quản lý kênh về mặt chiến lược
giúp người quản lý kênh dự báo được những biến động của môi trường marketing
ảnh hưởng đến kênh phân phối,từ đó xây dựng các chiến lược quản lý thích ứng với
hoàn cảnh thị trường mới,tránh được những rủi ro. Theo quan điểm này người quản
lý cần giải quýêt được:
- Nên phát triển quan hệ chặt chẽ như thế nào với các thành viên kênh?
- Nên khuyến khích các thành viên kênh như thế nào để họ hợp tác dài hạn
trong thực hiện các mục tiêu dài hạn của kênh.?
- Marketig-mix nên được sử dụng như thế nào để khuyến khích hoạt động
của các thành viên kênh?
8
- Cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh và đưa ra những
điều chỉnh phù hợp
Mức độ và khả năng quản lý hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp
phụ thuộc vào kiểu tổ chức kênh đã xác lập của doanh nghiệp: Những kênh đơn và
kênh truyền thống không cho phép doanh nghiệp quản lý toàn diện với mức độ cao
hoạt động của hệ thống kênh Các kênh phân phối liên kết dọc cho phép và đỏi hỏi
doanh nghiệp giữ vai trò lãnh đạo kênh thực hiện quản lý toàn diện và ở mức độ cao
hoạt động của nó.
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VIỄN THÔNG

1.2.1 Khái niệm viễn thông
Nhà nước xác định viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng
thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong chiến lược tăng tốc phát triển, cùng với phương châm đóng góp tích cực
vào công cuộc phát triển kinh tế đất nước theo đường lối “công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”, ngành Viễn thông đã liên tục ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất trên
thế giới vào chương trình số hóa, thông minh hoá, hiện đại hoá toàn mạng lưới viễn
thông, liên doanh hợp tác với các hãng viễn thông lớn trên thế giới đưa ra các giải
pháp viễn thông hiện đại ngang tầm quốc tế. Viễn thông đang và sẽ là ngành đi đầu
để tạo sức bật cho các ngành kinh tế khác.
Viễn thông bao gồm: mạng viễn thông và dịch vụ viễn thông
Mạng viễn thông:Là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau
bằng các đường truyền dẫn, (trong đó thiết bị viễn thông được hiểu là các phương
tiện kỹ thuật bao gồm cả phần cứng và phần mềm được dùng để thiết lập mạng viễn
9
thông; các đường truyền dẫn là tập hợp các thiết bị truyền dẫn được liên kết với
nhau bằng đường cáp quang viễn thông, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang
học và các phương tiện điện từ khác).
Dịch vụ viễn thông: Là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số hiệu, chữ viết, âm
thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng
viễn thông.
Các loại hình dịch vụ viễn thông: Dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ viễn
thông cơ bản; dịch vụ giá trị gia tăng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ truy nhập
Internet; dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông.
Dịch vụ viễn thông là sản phẩm truyền đưa tin tức, do vậy nó bị chi phối bởi những
đặc điểm kinh tế như sau:
- Dịch vụ viễn thông là một loại sản phẩm thiết yếu của đời sống xã hội.
- Dịch vụ viễn thông làmột loại sản phẩm vô hình không nhìn thấy được, tiêu

dùng một lần và là sản phẩm đặc biệt của ngành viễn thông.
- Dịch vụ viễn thông được tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó, vì vậy việc
đảm bảo chất lượng khai thác mạng lưới, chất lượng dịch vụ có yêu cầu rất cao.
Những đặc điểm trên tác động rất lớn đến việc tổ chức kinh doanh sản phẩm
dịch vụ viễn thông.
1.2.2 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ viễn thông
Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh
lợi, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ viễn thông) có nghĩa vụ thực hiện
dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ viễn thông (gọi
là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ
viễn thông theo thoả thuận.
Kinh doanh nhóm dịch vụ viễn thông cơ bản: Những dịch vụ này được kinh
doanh dưới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc
trưng cơ bản của nhóm dịch vụ này là quản lý theo thuê bao/người sử dụng và tính
10
doanh thu theo cước thuê bao và cước truy nhập. Với xu hướng hiện nay, khi các
dịch vụ gia trị gia tăng ngày càng phát triển thì cước thuê bao và cước truy nhập
sẽđược giảm dần đến mức tối thiểu. Vậy doanh nghiệp viễn thông sẽ tồn tại như thế
nào? Câu trả lời là các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng các dịch vụ giá trị gia tăng
trên mạng viễn thông. Với đặc trưng trên, nhóm dịch vụ cơ bản được kinh doanh
những hình thức sau: Cước thuê bao + cước truy nhập; Chỉ tính cước truy nhập; Chỉ
tính cước thuê bao hoặc miễn phí toàn bộ.
Kinh doanh nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng: Hình thức kinh doanh các dịch
vụ giá trị gia tăng hết sức phong phú và có lẽ rằng chúng ta khó có thể liệt kê hết
được. Đặc trưng cơ bản của các hình thức kinh doanh nhóm dịch vụ này là người sử
dụng dịch vụ chỉ phải trả cho nhà cung cấp dịch vụ mỗi khi sử dụng (có thể là phải
đăng ký sử dụng hoặc có thể không). Các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự cung cấp
các dịch vụ gia trị gia tăng và cũng có thể chỉ tạo ra môi trường cung cấp dịch vụ.
Doanh thu từ các dịch vụ gia tăng giá trị thường được thể hiện dưới các hình thức
sau: Theo hợp đồng kinh tế; Trả theo tháng; Trả theo cường độ sử dụng; hoa hồng.

Dịch vụ viễn thông là một loại hình dịch vụ được cung cấp đòi hỏi phải trang
thiết bị, máy móc công nghệ cao, hiện đại với vốn đầu tư lớn. Hầu hết hệ thống
trang thiết bịcông nghệ, kỹ thuật phục vụ kinh doanh đều nhập từ nước ngoài, giá
cao nhưng lại có chu kỳ sống ngắn nên đòi hỏi phải thu hồi vốn nhanh, mức độ
khấu hao lớn sẽ ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ với khách hàng.
11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI TẠI TRUNG TÂM THÔNG
TIN DI ĐỘNG KHU VỰC V
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC V – CÔNG
TY THÔNG TIN DI ĐỘNG VMS MOBIFONE
2.1.1 Vị trí trung tâm thông tin di động khu vực V trong công ty
Tên công ty: Công ty Thông tin di động VMS MobiFone
Trụ sở chính: Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại liên hệ: 84 43 78 31 733
E-mail:
Văn phòng khu vực: Trung tâm thông tin di động khu vực V
Địa chỉ: Số 8 Lô 28A, Đường Lê Hồng Phong, Quận Ngô Quyền,
Hải Phòng.
Điện thoại liên hê: 84 313558879
Ngày thành lập trung tâm: 24-08-2008
Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company -
VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã
trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800
với thương hiệu MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động
Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát
triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công
12

nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ
GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty thông tin di động
(Nguồn: Quy chế hoạt động Công ty thông tin di động – P. TC-HC.)
Trung tâm Thông tin di động KV V được thành lập vào ngày 25 tháng 4 năm
2008, trực thuộc quản lý của Công ty thông tin di động, có trụ sở chính tại số 8 Lô
28A đường Lê Hồng Phong – Quận Ngô Quyền – Hải Phòng.
13
Trung tâm thông tin di động khu vực V chịu trách nhiệm điều hành sử dụng
vận hành hệ thống mạng lưới BTS của công ty.
Quản lý và tổ chức khai thác kinh doanh tại các tỉnh trực thuộc Trung tâm theo các
chủ trương của công ty.
Xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan bán hàng và hoạt động sau bán hàng
tại các địa bản tỉnh thuộc Trung tâm quản lý.
Lắp đặt, khai thác và kinh doanh hệ thống thông tin di động dịch vụ điện thoại di
động;
Vận hành khai thác mạng lưới viễn thông, tin học và truyền thông;
Kinh doanh thiết bị tin học, viễn thông và truyền thông;
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm thông tin di động khu vực V
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thông tin di động khu vực V
(Nguồn: Quy chế hoạt động Trung tâm thông tin di động khu vực V – P. TC-HC)
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM
Các phó Giám đốc
Phòng
TC-HC
Phòng
KT-TK-TC
Phòng
CSKH
Phòng

TTCP
Phòng
KT-TK
Phòng
TH-TC
Phòng
QLĐT-XD
Phòng KT các
DV GTGT
Đài
Chuyển mạch
Đài
Vô tuyến
Phòng
KH-BH&Ma
Đài 145 -
1090
CN HẢI
PHÒNG
CN QUẢNG
NINH
CN THÁI
BÌNH
CN NAM
ĐỊNH
CN BẮC
NINH
CN BẮC
GIANG
CN BẮC

GIANG
CN…
14
 Phòng tổ chức hành chính:
- Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất bộ máy tổ chức của Trung tâm
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân
cấp
- Điều chuyển cán bộ
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
- Khen thưởng, kỷ luật cán bộ
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác lao động tiền lương theo
phân cấp
- Phối hợp trong công tác tổ chức tuyển dụng lao động hoặc tổ chức tuyển dụng
lao động khi được Giám đốc Công ty ủy quyền.
- Quản lý lao động của toàn Trung tâm
- Quản lý và phân bổ quỹ tiền lương của Trung tâm theo đúng quy chế trả lương
hiện hành của Công ty.
- Đề xuất ký hợp đồng lao động, xếp lương, nâng lương đối với CBCNV của
Công ty.
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác chính sách xã hội
- Công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Các chế độ chính sách khác đối với người lao động.
- Nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện công tác tổng hợp, đào tạo, thi đua,
khen thưởng.
- Triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, thanh tra, bảo hộ lao
động.
- Triển khai thực hiện công tác hành chính, quản trị, y tế, thông tin nội bộ
- Triển khai thực hiện công tác Đảng, Công đoàn
 Phòng Kế Hoạch – Bán Hàng và Marketing
- Phòng KH- BH & Marketing là đơn vị trực thuộc Trung tâm thông tin di động

KV V Tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo và thực hiện các mặt công
15
tác sau: Công tác kế hoạch, Công tác bán hàng và phối hợp công tác sau bán
hàng, Công tác Marketing;
- Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư, tài sản được giao, sử dụng đúng mục
đích, nhiệm vụ theo qui định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước.
- Xây dựng, theo dõi thực hiện và đề xuất các biện pháp đối với kế hoạch SXKD
của Trung tâm. Cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch SXKD hàng năm của Trung tâm trình Công ty.
- Xây dựng kế hoạch SXKD hàng tháng, quý tại Trung tâm.
- Lập kế hoạch vật tư hàng hoá phục vụ SXKD của Trung tâm
- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Trung tâm và tổng hợp kết
quả thực hiện hàng tháng, quý của các đơn vị trong Trung tâm báo cáo, đề xuất
phương án, biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện kế hoạch SXKD với
lãnh đạo Trung tâm
- Theo dõi kế hoạch chi phí cho các đơn vị thuộc Trung tâm.
- Nghiên cứu mở rộng mạng lưới phân phối của toàn Trung tâm. Cụ thể:
- Khảo sát, lựa chọn vị trí phát triển các loại hình thức Cửa hàng cũng như thay
đổi vị trí các Cửa hàng đó phù hợp với tình hình thực tế.
- Khảo sát, lựa chọn các đối tác để ký hợp đồng Đại lý nhằm mở rộng mạng lới
cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
- Khảo sát và tổ chức phát triển mở rộng mạng lưới bán hàng trực tiếp.
- Quản lý mạng lưới phân phối của toàn Trung tâm. Cụ thể:
- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho các nhân viên bán hàng (bao gồm nhân viên
tại Cửa hàng, BHTT và Đại lý).
- Tiến hành sửa chữa, cải tạo và trang bị cho các Cửa hàng theo quy định.
- Tổ chức triển khai và kiểm tra các Cửa hàng, BHTT và Đại lý trong việc thực
hiện các chính sách bán hàng và cung cấp dịch vụ theo đúng qui định của Trung
tâm và Công ty.
- Tổ chức thực hiện công tác phát triển thuê bao, chăm sóc khách hàng, thu cước

tại Cửa hàng và BHTT.
16
- Phối hợp tổ chức giám sát mạng lới và dịch vụ thông tin di động GSM theo quy
định.
- Tổ chức, quản lý hoạt động Marketing và khuyếch trơng sản phẩm, dịch vụ tại
khu vực phía Bắc, bao gồm:
- Nghiên cứu thị trờng và các đối thủ cạnh tranh.
- Theo dõi, thu thập và phân tích các thông tin để đề xuất thực hiện các chương
trình quảng cáo, khuyến mại.
- Thực hiện in các ấn phẩm phục vụ công tác bán hàng cũng như giới thiệu sản
phẩm và dịch vụ của Công ty.
- Triển khai thực hiện kế hoạch Quảng cáo và khuyến mại của Công ty theo quy
định.
- Thực hiện báo cáo và đối soát các số liệu SXKD liên quan theo chức năng,
nhiệm vụ của Phòng và quy định của Trung tâm.
- Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web Kế hoạch- Bán hàng &
Marketing.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt
động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả
thực hiện thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm
về tính xác thực của báo cáo.
 Phòng thanh toán cước phí
- Trực tiếp quản lý lao động, thiết bị, vật tư tài sản được giao. Sử dụng đúng mục
đích nhiệm vụ theo qui định của Trung tâm, Công ty và nhà nước.
- Kiểm tra đối soát số liệu cước hàng tháng với P.THTC, P. KTTKTC theo qui
định. Phối hợp với P. TH-TC quản lý và giám sát hệ thống TTCP tại trung tâm.
- Thực hiện in, phát hành thông báo cước đúng, đủ, chính xác kịp thời đến tay
khách hàng.
- Chủ trì triển khai thực hiện việc thu – nộp cước đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu

chính xác, kịp thời theo qui định của Trung tâm, Công ty và Nhà nước.
17
- Tập hợp và tư vấn pháp lý cho toàn Trung tâm.
- Xác minh, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện thanh lý và xóa nợ theo qui định.
- Kiểm tra đối soát số liệu trừ nợ với các đơn vị thu cước. Thực hiện việc trừ nợ
số liệu cước thu được, cước điều chỉnh cho khách hàng khi được Lãnh đạo phê
duyệt.
- Phân tích các số liệu về tình hình thanh toán cước và số liệu cước nợ đọng của
khách hàng để đề ra biện pháp thu cước và tổ chức triển khai đạt hiệu quả tốt
theo các chỉ tiêu thu nợ của Công ty và Trung tâm.
- Quản lý số liệu thanh toán cước phí toàn Trung tâm, phối hợp với Phòng KH–
BH&M đôn đốc, thu nợ và hướng dẫn nghiệp vụ thanh toán cước phí tại các
Tỉnh.
- Quản lý cấp phát và báo cáo sử dụng hóa đơn VAT cho khách hàng sử dụng
dịch vụ MobiFone theo qui định.
- Thực hiện nhắn tin, chặn cắt, hoãn cắt thông tin 1 chiều, 2 chiều khách hàng nợ
cước theo qui định. Theo dõi quản lý thuê bao cước cao, cước nóng, thuê bao
công vụ, nghiệp vụ. Mở lại thông tin cho khách hàng sau khi đã thanh toán cước.
- Nghiên cứu các qui định, chế độ chính sách mới của Nhà nước, của Nghành,
Công ty và Trung tâm về công tác thu cước để thực hiện đồng thời hướng dẫn
các đơn vị liên quan thực hiện.
- Thực hiện các chính sách và chương trình chăm sóc khách hàng do Trung tâm
và Công ty qui định.
- Xây dựng, quản trị và cập nhật thông tin trên trang Web Thanh toán cước phí.
- Báo cáo định kỳ, đột xuất với Giám đốc Trung tâm về mọi hoạt động và kết quả
thực hiện thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về tính xác
thực của báo cáo .
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và pháp luật về mọi kết quả hoạt
động của đơn vị mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
 Đài chuyển mạch

18

×