Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.01 KB, 90 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế này là
do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn
trích dẫn rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Cao Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 4
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH 6
TẠI DOANH NGHIỆP CẤP NƯỚC SẠCH 6
CHƯƠNG 2 32
ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 46
2.2. Thực trạng quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng
cấp nước Đồng Nai 49
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch 49
- Tỷ lệ thất thoát nước: Là tỷ số giữa lượng nước sản xuất so với lượng nước thu được
ghi trên hóa đơn. Chỉ số này trên thực tế rất quan trọng là tiêu chí đánh giá tổng quan
về trình độ năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của các Công ty. Nó cũng phản
ánh thực trạng đường ống cấp nước cũ hay mới 65
- Chi phí vận hành : Chi phí vận hành cho 1m3 nước thương phẩm được xác định
bằng công thức tổng chi phí vận hành chia cho tổng khối lượng nước ghi thu. Chỉ số
này cung cấp cho các nhà quản lý biết được chi phí vận hành thực tế đã bỏ ra để sản
xuất 1m3 nước sạch thương phẩm, chỉ số này càng thấp càng hiệu quả 66
3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất của Công ty. 69
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý sản xuất của Công ty 72
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành cấp nước của Chính phủ, khuyến khích các


thành phần kinh tế đã tham gia tích cực công tác xây dựng và quản lý các hệ thống
cấp nước với mức độ và quy mô khác nhau. Hiện nay có nhiều mô hình quản lý đầu
tư như chính quyền địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, tư nhân ở một số
địa phương đang áp dụng hiệu quả 78
- Mô hình quản lý Công ty: 81
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
- KCN : Khu công nghiệp
- TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
- UBND : Ủy ban nhân dân
- HTCN : Hệ thống cấp nước
- NMN : Nhà máy nước
- XN : Xí nghiệp
- D : Đường kính
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BẢNG
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 4
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH 6
TẠI DOANH NGHIỆP CẤP NƯỚC SẠCH 6
CHƯƠNG 2 32
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức sản xuất 41
ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 46
2.2. Thực trạng quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng
cấp nước Đồng Nai 49
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch 49
- Bố trí sản xuất các HTCN tại công ty được bố trí dây chuyền theo đường thẳng
hoặc có dạng chữ U đảm bảo duy trì sản xuất 24/24 giờ và được giao cho từng xí
nghiệp trực thuộc tổ chức vận hành thành 3 ca nhằm đảm bảo cấp nước được liên
tục. Giám đốc xí nghiệp là người trực tiếp điều hành sản xuất 60

- Tỷ lệ thất thoát nước: Là tỷ số giữa lượng nước sản xuất so với lượng nước thu được
ghi trên hóa đơn. Chỉ số này trên thực tế rất quan trọng là tiêu chí đánh giá tổng quan
về trình độ năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của các Công ty. Nó cũng phản
ánh thực trạng đường ống cấp nước cũ hay mới 65
- Chi phí vận hành : Chi phí vận hành cho 1m3 nước thương phẩm được xác định
bằng công thức tổng chi phí vận hành chia cho tổng khối lượng nước ghi thu. Chỉ số
này cung cấp cho các nhà quản lý biết được chi phí vận hành thực tế đã bỏ ra để sản
xuất 1m3 nước sạch thương phẩm, chỉ số này càng thấp càng hiệu quả 66
3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất của Công ty. 69
- Về sản xuất, tăng công suất cấp nước: Nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước trong
thời gian tới, ngoài các nhà máy sản xuất hiện hữu Công ty hiện đang thực hiện
đầu tư các dự án cấp nước tăng công suất đó là: 70
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý sản xuất của Công ty 72
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành cấp nước của Chính phủ, khuyến khích các
thành phần kinh tế đã tham gia tích cực công tác xây dựng và quản lý các hệ thống
cấp nước với mức độ và quy mô khác nhau. Hiện nay có nhiều mô hình quản lý đầu
tư như chính quyền địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, tư nhân ở một số
địa phương đang áp dụng hiệu quả 78
- Chống thất thoát, thất thu : Mọi cố gắng về đầu tư sản xuất, phát triển, mở rộng
khách hàng sẽ là không hiệu quả nếu Công ty không kiểm soát được lượng nước
thất thoát. Vì vậy, vấn đề chống thất thoát nước phải được quan tâm và tìm biện
pháp để hạn chế tối đa phấn đấu khống chế tỷ lệ thất thoát nước dưới 20% 79
- Mô hình quản lý Công ty: 81
MỞ ĐẦU
1- Lý do lựa chọn đề tài:
Nước sạch là nhu cầu không thể thiếu đối với sinh hoạt, công nghiệp và dịch
vụ, vấn đề cấp nước thỏa mãn các nhu cầu trên đang trở nên rất cấp bách tại các đô
thị và các khu công nghiệp nói chung. Tỉnh Đồng Nai trong quá trình đô thị hóa có
rất nhiều vấn đề nảy sinh, với việc gia tăng dân số và sự di dân theo nhu cầu việc
làm, trong đó vấn đề quản lý sản xuất nước sạch đang được kiện toàn và phát triển

theo những định hướng qui hoạch của tỉnh.
Trong những năm qua, công tác cấp nước tại tỉnh Đồng Nai đã có những bước
phát triển mạnh mẽ về việc tăng công suất, mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên, công tác
quản lý hiện nay vẫn còn những khó khăn nhất định. Do nhiều nguyên nhân khác
nhau như: cơ chế, chính sách quản lý cấp nước chưa phù hợp, hoạt động của doanh
nghiệp còn mang tính bao cấp. Mặt khác, Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng
phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật, sức ép
của sự phát triển đô thị, sự tăng nhanh dân số, di dân tập trung cao và ô nhiễm
nguồn nước có nguy cơ khó kiểm soát, việc quản lý và vận hành các công trình
cũng là những trở ngại lớn đối với công tác phát triển cấp nước hiện nay. Đó là lý
do người viết chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai”
2- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá thực trạng quản lý sản
xuất nước sạch tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai.
Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch
của doanh nghiệp qua đó cũng cải thiện dịch vụ cấp nước cho người dân Đô thị và
các KCN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động quản lý sản
xuất nước sạch tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai.
1
Các giải pháp mang tính kỹ thuật chỉ nêu ra để nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu
của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu Quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty
TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai từ năm 2005 đến năm 2009; đề
xuất các giải pháp quản lý sản xuất nước sạch đến năm 2015 và một số giải pháp dài
hạn cho những năm tiếp theo
4- Câu hỏi nghiên cứu:
- Quản lý sản xuất nước sạch tại doanh nghiệp cấp nước sạch hiện nay được diễn

ra như thế nào? Các chính sách liên quan về quản lý sản xuất nước sạch của Nhà nước
hiện nay có phù hợp với thực tế quản lý của doanh nghiệp hay không?
- Thực trạng về quản lý sản xuất nước sạch của Công ty đã đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng hay chưa?
- Việc dự báo nhu cầu dùng nước, tiêu chuẩn cấp nước và công tác quản lý, vận
hành sản xuất so với công suất thiết kế đạt được như thế nào? Lý do và giải pháp khắc
phục.
- Công tác bố trí, điều độ sản xuất và chi phí vận hành sản xuất 1m
3
đạt được
như thế nào? Lý do và giải pháp khắc phục.
- Các nguyên nhân thất thoát nước và giải pháp khắc phục.
- Việc kiểm tra quản lý chất lượng nước sạch sản xuất ra có đạt chất lượng theo
tiêu chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt hay không?
- Mô hình tổ chức quản lý của Công ty đã phù hợp với qui mô về nguồn vốn
và năng lực sản xuất nước hay chưa? Nếu chưa thì nên chuyển đổi theo mô hình nào
cho phù hợp và hiệu quả?
5- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về quản lý sản xuất nước sạch
tại doanh nghiệp cấp nước sạch.
- Đánh giá đúng thực trạng về quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty TNHH
một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai, đề xuất một số giải pháp quản lý có
căn cứ khoa học, có tính thực tiễn và khả thi.
2
- Là một phần tài liệu tham khảo cho công tác quản lý sản xuất nước sạch tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai trong
việc định hướng phát triển.
6- Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê và tổng hợp số liệu. Từ đó, phân
tích và đánh giá thực trạng, ngoài ra còn sử dụng hệ thống sơ đồ, bảng, biểu để

trình bày.
6.1- Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các Nghị định, thông tư, quyết định của Chính
phủ và các Bộ, ngành, cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Các nghiên cứu của
cá nhân, tổ chức, ban ngành liên quan đến quản lý sản xuất nước sạch và các nguồn
thông tin như : sách, báo, tạp chí, tài liệu hội nghị chuyên ngành và internet
- Thu thập tài liệu sơ cấp: Việc thu thập tài liệu sơ cấp chủ yếu dựa trên nghiên
cứu thực tế, sử dụng các số liệu trong các báo cáo về tài chính, sản xuất, lao động, tổ
chức của Công ty, đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu.
6.2- Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu cụ thể
và kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề: Tình hình biến động của các hiện tượng
qua các giai đoạn thời gian; mức độ hiện tượng; mối quan hệ giữa các hiện tượng.
Được thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. Từ đó đưa
ra các kết luận có căn cứ khoa học. Số liệu thu thập được biểu diễn bằng nhiều dạng
khác nhau như bảng biểu, biểu đồ Tùy thuộc vào từng loại số liệu khác nhau và
yêu cầu cần thiết phải thể hiện kết quả.
- Phương pháp dự báo:
Từ việc nghiên cứu thực trạng về quản lý sản xuất
nước sạch của Công ty TNHH Một
thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai giai
đoạn 2005- 2009 và định hướng phát triển để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện quản lý.
- Phương pháp so sánh : So sánh theo thời gian, so sánh theo thời điểm để đưa
ra những phương án tối ưu cho việc nghiên cứu.
3
7- Tình hình nghiên cứu:
- Lĩnh vực quản lý sản xuất nước sạch tại Việt Nam hiện nay đang được các
bộ ngành của Chính Phủ và các nhà chuyên môn quan tâm tìm hướng giải quyết
nhằm đạt được mục tiêu trong “Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công

nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” mà Thủ Tướng Chính
phủ đã phê duyệt. Bên cạnh đó việc nghiên cứu cũng đề ra các giải pháp tháo gỡ
vướng mắc cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cấp nước. Hiện nay, có một
số nguồn nghiên cứu như sau:
- Hàng năm hội cấp thoát nước Việt Nam phối hợp với các công ty cấp nước
của các địa phương tiến hành hội thảo. Qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động cấp
nước tại các địa phương và đưa ra các tiêu chí so sánh nhằm xếp hạng các doanh
nghiệp, qua việc hội thảo các doanh nghiệp cũng trao đổi các kinh nghiệm quản lý
và các kiến nghị về chính sách đối với các Bộ ngành Trung ương.
- Ngoài ra còn có các chuyên đề như : Công tác quản lý cấp nước tại các đô thị
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Tham luận của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc
Dung - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tại Hội thảo khoa học “Quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam - Cơ hội và Thách thức”, tháng 11 - 2008. Nghiên cứu về "Sức
khỏe, Cung cấp nước sạch,Vệ sinh môi trường và Người nghèo" (2008) của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc do.
PGS.TS. Trương Mạnh Tiến - TS. Nguyễn Trung Thắng thực hiện
- Hồ Chí Trung (2008), Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Đổi mới
quản lý hoạt động cấp nước sạch đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Học viện
chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh). Qua tham khảo luận văn này người
viết nhận thấy luận văn chủ yếu đề cập đến chính sách quản lý vĩ mô của Nhà Nước
qua đó đưa ra các kiến nghị nhằm đổi mới công tác quản lý. Điểm hạn chế của luận
văn là chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá công tác quản lý hoạt động cấp nước
sạch. Từ đó, các kiến nghị và giải pháp chủ yếu là chính sách chung chung.
Đến thời điểm hiện nay các công trình nghiên cứu khoa học dưới dạng luận án,
luận văn thạc sỹ về nội dung quản lý sản xuất nước sạch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
chưa có công trình khoa học nào được công bố.
4
8- Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Bố cục của luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất nước sạch tại doanh

nghiệp cấp nước sạch
- Chương 2: Thực trạng quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty
TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại Công
ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH
TẠI DOANH NGHIỆP CẤP NƯỚC SẠCH
1.1- Tổng quan về nước sạch
1.1.1- Nước sạch và tiêu chuẩn nước sạch
1.1.1.1. Khái niệm nước sạch
- Theo cách hiểu thông thường khi nói đến nước sạch thì người ta thường
hiểu là nước được dùng để ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, tùy vào
mục đích khác nhau. Để phân biệt nước sạch thì mỗi quốc gia thường đưa ra các
tiểu chuẩn đánh giá khác nhau về nước sạch.
- Theo Unesco: Nước sạch là nước an toàn cho ăn uống và tắm giặt, bao
gồm
nước mặt đã qua xử lý và nước chưa qua xử lý song không bị ô nhiễm (nước giếng
ngầm, nước giếng khoan được bảo vệ).
- Ở Việt Nam : Theo nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của chính
phủ đưa ra khái niệm Nước sạch: là nước đã qua xử lý có chất lượng đảm bảo, đáp
ứng yêu cầu sử dụng.
1.1.1.2. Tiêu chuẩn nước sạch
Tuỳ theo quan điểm, trình độ và mức sống của từng quốc gia mà quan điểm về
nước sạch mà tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt và công nghiệp có khác nhau,
nhưng đều thống nhất ở một số mặt :
- Độ pH là từ 7 đến 8 (trung tính).
- Không màu, không mang mùi khác lạ hay gây khó chịu.
- Không mang chất hoà tan “cứng”, kim loại nặng, chất độc.

- Không chứa chất bẩn sinh học, hoá học, cơ học, nông nghiệp và công nghiệp
trong một giới hạn cho phép.
Tất cả những điều nêu trên nằm trong một hệ thống gọi là tiêu chuẩn quốc gia
về nước sạch.
6
- Đối với Việt Nam: Hiện nay, tiêu chuẩn nước sạch ở Việt Nam do Bộ Y tế
ban hành với các tiêu chí đánh giá và các giới hạn cho phép nhằm để kiểm nghiểm
nghiệm mẫu nước và đánh giá chất lượng nước đối với các Doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh nước sạch. Cụ thể như sau:
Bảng 1.1 :Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Mức độ
giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 A
2 Mùi vị(*) -
Không có mùi
vị lạ
Không có
mùi vị lạ
A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 A
4 Clo dư mg/l
Trong khoảng
0,3-0,5
- A
5 PH(*) -

Trong khoảng
6,0 - 8,5
Trong khoảng
6,0 - 8,5
A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 A
7
Hàm lượng Sắt tổng số
(Fe2+ + Fe3+)(*)
mg/l 0,5 0,5 B
8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 A
9
Độ cứng tính theo
CaCO3(*)
mg/l 350 - B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 - A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 B
13 Coliform tổng số
Vi
khuẩn/
100ml
50 150 A
14
E. coli hoặc Coliform
chịu nhiệt
Vi
khuẩn/
100ml
0 20 A

(Nguồn :Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế)
Ghi chú:
+ (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
+ Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
7
+ Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước
của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn
giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
Giải thích:
+ Chỉ tiêu cảm quan là những yếu tố về màu sắc, mùi vị có thể cảm nhận được
bằng các giác quan của con người.
+ TCU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh True Color Unit có nghĩa là đơn vị
đo màu sắc.
+ NTU là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Nephelometric Turbidity Unit có
nghĩa là đơn vị đo độ đục.
- Đối với thế giới: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành tiêu chuẩn nước
sạch cho ăn uống và sinh hoạt với các tiêu chí và giới hạn cho phép. Tiêu chuẩn
nước sạch của WHO chỉ có tính chất tham khảo; mỗi quốc gia xây dựng theo một
tiêu chí riêng, tuỳ từng điều kiện, đặc điểm của mỗi nước. So với Việt Nam tiêu
chuẩn của WTO có một vài khác biệt:
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chất lượng nước của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
dùng cho nước ăn uống và sinh hoạt
TT Chỉ tiêu chất lượng nước Đơn vị Giới hạn cho phép
1 PH 6,5 - 8,5
2 Độ màu TCU 15
3 Độ đục NTU 5
4 Chất rắn hoà tan tổng cộng mg/l 1000
5 Độ cứng mg/l CaCO
3
500

6 Clorua Cl mg/l 250
7 Flour F mg/l 1,5
8 Nitrit NO
2
mg/l 0,1
9 Nitrat NO
3
Mg/l N 10
10 Sunphát SO
4
mg/l 400
11 Natri na mg/l 200
12 Sắt Fe mg/l 0,3
13 Mangan Mn mg/l 0,1
14 Asen As mg/l 0,05
8
TT Chỉ tiêu chất lượng nước Đơn vị Giới hạn cho phép
15 Bari Ba mg/l Chưa có quy định
16 Beri Be mg/l Chưa có quy định
17 Cadmi Cd mg/l 0,005
18 Crôm Cr mg/l 0,05
19 Chì Pb mg/l 0,05
20 Đồng Cu mg/l 1
21 Niken Ni mg/l 0,05
22 Selen Se mg/l 0,01
23 Bạc Ag mg/l chưa có quy định
24 Thuỷ ngân Hg mg/l 0,001
25 Cyanua CN mg/l 0,1
26 Nhôm Al mg/l 0,2
27 Kẽm Zn mg/l 0,5

28 Benzen
µg/l
10
29 Tetraclocacbon
µg/l
3
30 Clobenzen
µg/l
0,1
31 Cloform
µg/l
30
32 DDT
µg/l
1
33 2.4.6 Triclophenol
µg/l
10
34
Tổng hoạt độ Alpha (α)
Bq/l 0,1
35
Tổng hoạt độ Beta (β)
Bq/l 1,0
36 Facalcoli form N/100 ml 0
1.1.2- Phân loại nước sạch
- Theo mục đích sử dụng nước khác nhau để có cách phân loại nước sạch với
các mục đích như sau:
+ Nước sạch sử dụng cho sinh hoạt: Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các

khu vệ sinh, tưới đường, tưới cây Loại nước này chiếm đa số trong các khu dân cư.
+ Nước sạch sử dụng cho sản xuất : Là loại nước phục vụ cho các mục đích
sản xuất, có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất
9
lượng nước rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số
lượng lớn như luyện kim,
hoá chất…, ngược lại có ngành yêu cầu số lượng nước
không nhiều nhưng chất
lượng rất cao như ngành dệt, nước cấp cho các nồi hơi,
nước cho vào sản phẩm là
các đồ ăn uống…. Lượng nước cấp cho sản xuất của
một nhà máy có thể tương
đương với nhu cầu dùng nước của một đô thị có dân số
hàng chục vạn dân.
+ Nước sử dụng cho chữa cháy: Dù là khu vực dân cư hay là khu công
nghiệp đều có khả năng xảy ra
cháy. Vì vậy, hệ thống cấp nước cho sinh hoạt
hay sản xuất đều phải tính đến
trường hợp có cháy. Nước dùng cho trường hợp
chữa cháy luôn được dùng dự trữ trong bể chứa nước sạch của thành phố. Khi tính
toán mạng lưới đường ống phân phối có tính đến khả năng làm việc của mạng lưới
khi có cháy xảy ra.
1.1.3- Vai trò của nước sạch đối với đời sống và sản xuất kinh doanh
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống
con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trương
nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ
( tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò
trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước.
Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi
vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời

sống tinh thần cho dân.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì có khoảng 3.575.000.000 người
mỗi năm mắc bệnh liên quan đến nước. Trong đó 43% các ca tử vong liên quan đến
nước là do tiêu chảy; 84% các ca tử vong liên quan đến nước là ở trẻ em tuổi từ 0-
14 tuổi; 98% các ca tử vong liên quan đến nước xảy ra trong thế giới ở các nước
đang phát triển; 884.000.000 người trên thế giới thiếu nguồn cung cấp nước an toàn;
88% các trường hợp tiêu chảy trên toàn thế giới là do nước không an toàn hoặc vệ
sinh không đầy đủ. Mỗi 20 giây trên thế giới có một trẻ em chết từ một căn bệnh
liên quan đến nước. 90% các ca tử vong do bệnh tiêu chảy là trẻ em dưới 5 tuổi, chủ
10
yếu là ở các nước đang phát triển. (Theo water.org)
Đối với sản xuất kinh doanh nước sạch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
sản xuất công nghiệp như dệt, nhuộm và các ngành sản xuất khác nước tham gia
làm mát các hệ thống nhà máy sản xuất, vv…
Ngoài ra đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò
điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí
trong đất…
1.2. Sản xuất nước sạch tại doanh nghiệp cấp nước sạch
1.2.1. Đầu vào và sản phẩm của doanh nghiệp cấp nước sạch
1.2.1.1- Đầu vào của doanh nghiệp cấp nước sạch
Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuất được thể
hiện bằng sơ đồ sau :
Chúng là những điều kiện, phương tiện cần thiết cho bất kì quá trình sản xuất
sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất có hiệu quả, cần phải tổ chức
khai thác, sử dụng, quản lý các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.
-Các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp cấp nước sạch: Cũng như các doanh
nghiệp khác để tiến hành sản xuất cần có các yếu tố đầu vào đó là :
Các yếu tố đầu vào
Quá trình sản

xuất
Kết quả đầu
ra
- Con người
- Đất đai, tài nguyên
- Nguyên nhiên vật liệu
Thông qua quá
trình xữ lý các
yếu tố đầu vào
thành kết quả đầu
- Sản phẩm
nước sạch
11
Đầu vào
Quá trình biến đổi
Đầu ra
Thông tin
phản hồi
Thông tin
phản hồi
Kiểm tra
- Máy móc thiết bị,
công nghệ
- Vốn
- Kỹ năng quản lý
- Nguồn thông tin
ra
a- Nguyên liệu:
- Nguồn nước dùng để sản xuất : Là chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc
nhân tạo có thể khai thác, sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch; biển,

hồ, đầm, ao; các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ
nước khác. Doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất nước sạch cần phải nghiên cứu
đánh giá chất lượng, trử lượng nguồn nước làm nguyên liệu đầu vào theo tiêu
chuẩn cho phép
- Các loại hóa chất xữ lý: Gồm Vôi, phèn, Clo, Javen,…
b- Dây chuyền công nghệ xữ lý nước:
- Dây chuyền xử lý nguồn nước mặt
- Dây chuyền xử lý nguồn nước ngầm
1.2.1.2- Sản phẩm của doanh nghiệp cấp nước sạch
Nước sạch là hàng hóa đặc biệt bởi vì nó là nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống. Nhà nước thống nhất quản lý ngành nước từ trung ương đến địa phương.
Doanh nghiệp sản xuất nước sạch là doanh nghiệp đặc thù sản xuất mang tính phục
vụ. Vì vậy, sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm nước đã qua xữ lý thông qua
dây chuyền sản xuất khi cung cấp phải đạt tiêu chuẩn của Bộ y tế đáp ứng phù hợp
với các đối tượng sử dụng:
- Nước dùng cho sinh hoạt trong các nhà ở và trong các xí nghiệp công nghiệp.
- Nước dùng để tưới đường, quảng trường, vườn hoa, cây cảnh,
- Nước dùng cho sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp.
12
- Nước dùng để chữa cháy.
- Nước dùng cho các nhu cầu đặc biệt khác (nước dùng cho bản thân nhà máy
nước, dùng cho hệ thống xử lý nước thải, nước dò rỉ và nước dự phòng).
1.2.2. Quá trình sản xuất nước sạch
Quá trình sản xuất nước sạch là quá trình sản xuất liên tục ở đó người ta xử lý
tập trung một khối lượng lớn nước thô thành sản phẩm nước sạch đạt chất lượng
theo tiêu chuẩn và ổn định. Quá trình sản xuất thông qua các hệ thống xữ lý nước,
các thiết bị được lắp đặt theo dây chuyền sản xuất. Hiện nay, các hệ thống xữ lý
nước gồm có :
a/ Hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước mặt:
Sơ đồ 1.1: HTCN sử dụng nguồn nước mặt

b/ Hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước ngầm:
13
1
2
3
4
4
5
6
7
8
1+2
1+2
1+2
3
4
4
5
6
7 8
Sơ đồ 1.2: HTCN sử dụng nguồn nước ngầm
c/ Hệ thống cấp nước sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau:
Sơ đồ 1.3: HTCN sử dụng nhiều nguồn nước
KÝ HIỆU VÀ CHỨC NĂNG CÁC HTCN:
(1). Công trình thu nước: dùng để thu nước nguồn (sông, hồ, nước ngầm, ).
(2). Trạm bơm cấp 1: dùng để bơm nước từ công trình thu lên công trình xử lý.
(3). Trạm xử lý: dùng để làm sạch nước cấp.
(4). Các bể chứa nước sạch: dùng để chứa nước đã làm sạch, dự trữ nước chữa
cháy và điều hòa áp lực giữa các trạm xử lý (trạm bơm 1 và trạm bơm 2).
(5). Trạm bơm cấp 2: dùng để bơm nước từ bể chứa nước sạch lên đài hoặc

vào mạng phân phối cung cấp cho các đối tượng sử dụng.
14
1+2 1+2 1+2
1
2
3
4
4
5
6
123
4
4
5
8
7
3
4 4
5
7
(6). Đài nước : dùng để dự trữ nước, điều hòa áp lực cho mạng giữa các giờ
dùng nước khác nhau.
(7). Đường ống chuyển tải: dùng để vận chuyển nước từ trạm bơm cấp 2 đến
điểm đầu tiên của mạng lưới phân phối nước.
(8). Mạng lưới phân phối nưóc: dùng để vận chuyển và phân phối nước trực
tiếp đến các đối tượng sử dụng.
Tùy theo yêu cầu về chất lượng nước, yêu cầu về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
và tùy theo điều kiện tự nhiên từng nơi, người ta có thể:
- Tổ hợp các công trình lại với nhau, ví dụ: tổ hợp công trình thu nước với
trạm bơm 1, hoặc cả công trình thu nước, trạm bơm 1, trạm bơm 2 thành một khối.

- Có thể bớt một số công trình bộ phận trong một số công trình nêu trên, như
bỏ bớt trạm bơm 2 và trạm xử lý nếu chọn được nguồn nước tốt, có thể cấp thẳng
cho đối tượng sử dụng mà không cần xử lý.
- Có thể không cần đài nước nếu hệ thống cấp nước có công suất lớn, nguồn
điện luôn bảo đảm và trạm bơm cấp 2 sử dụng loại bơm ly tâm điều khiển tự động
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp cấp nước sạch
1.2.3.1- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng
- Công suất thiết kế: Công suất thiết kế là yếu tố quyết định đến sản lượng.
Thông qua việc điều tra, phân tích những yếu tố về tình hình kinh tế xã hội từ đó
đưa ra các dự báo vè nhu cầu dùng nước để thiết kế HTCN nước phù hợp
- Nguồn cung cấp nước thô: Chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, thủy văn
tại khu vực đặt nhà máy xữ lý.
- Các yếu tố khác: Do hệ thống máy móc thiết bị của HTCN vận hành chủ yếu
dựa và nguồn điện cung cấp. Vì vậy, nguồn điện cũng có ảnh hưởng rất lớn, ngoài
ra do yếu tố điều độ sản xuất vận hành, tay nghề kỷ thuật của công nhân
1.2.3.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
- Dây chuyền công nghệ: Dây chuyền công nghệ rất quan trong đối với việc
15
xữ lý nước, việc lựa chọn công nghệ xữ lý phụ thuộc vào chất lượng nước thô,
nguồn nước dùng để sản xuất. Vì vậy, khi lựa chọn công nghệ phải có đầy đủ các
thông tin về nguồn nước thô
- Chất lượng nguồn nước thô: là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng nước sản xuất, theo qui định hiện nay chất lượng nước thô dùng để xử
lý, sản xuất nước sạch có Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ
các chất ô nhiễm trong nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt được qui định
như sau:
+ Đối với nước mặt : (Xem phụ lục 1)
+ Đối với nước ngầm (nước dưới đất): Là nước tồn tại trong các tầng chứa
nước dưới mặt đất. (Xem phụ lục 2)

- Khả năng vận hành, điều hành sản xuất: Việc không tuân thủ các qui định
trong vận hành cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sản xuất
- Qui trình kiểm tra, giám sát chất lượng: Việc kiểm tra giám sát chất lượng
nước thô, cũng như các công đoạn khi vận hành rất quan trọng. Đặc biệt là giám sát
quá trình xữ lý và lượng hóa chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước
1.3. Quản lý sản xuất nước sạch tại doanh nghiệp cấp nước sạch
1.3.1. Khái niệm quản lý sản xuất nước sạch
Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo
ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho xă hội. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm,
dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp. Hình thành, phát
triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiết yếu để
mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường.
Quản lý sản xuất nước sạch: là quá trình lập kế hoạch, tổ chức điều hành và
kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ
chức và quản lý quá trình biến đổi này. Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là thiết kế và
tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các đầu vào thành các đầu ra sau mỗi quá
16
trình biến đổi, nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia
tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ
chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Giá trị
gia tăng là nguồn gốc tạo ra nguồn thu nhập cho tất cả các đối tượng có tham gia
đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như: chủ sở hữu, cán bộ quản lý, những
người lao động; và là nguồn tái đầu tư sản xuất mở rộng đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất có hiệu quả là yêu cầu thiết
yếu đối với quản lý một tổ chức.
1.3.2. Mục tiêu của quản lý sản xuất nước sạch
Quản lý sản xuất nước sạch cũng như các ngành sản xuất khác là đảm bảo
thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, cung cấp nước sạch đến người tiêu dùng
một cách an toàn, liên tục, duy trì áp lực cấp nước, đảm bảo cung cấp đủ lượng

nước theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn theo quy định, làm
giảm các bệnh tật qua đường nước, giảm các nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ
nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng
sử dụng nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe
cộng đồng, phòng ngừa dịch bệnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, các doanh nghiệp cấp nước cần có kế hoạch triển khai thực hiện cấp
nước an toàn và hiệu quả, nhằm đảm bảo đạt được các mục đích và yêu cầu cơ bản
như sau:
- Duy trì áp lực cấp nước.
- Cung cấp ổn định đủ lượng nước yêu cầu.
- Đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định.
- Giảm thiểu nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công
đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
- Có kế hoạch đối phó đối với các sự cố bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm bảo
cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng, liên tục và hiệu quả.
- Giảm các bệnh tật qua đường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất
17
lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng và góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội.
- Ngoài những mục tiêu nêu, do ngành sản xuất nước có liên quan đến hạ tầng
phát triển của địa phương vì vậy còn phải theo qui hoạch chung và mục tiêu của
từng địa phương. Quản lý sản xuất nước sạch còn phải đáp ứng mục tiêu về chính
trị - xã hội.
1.3.3. Nội dung của quản lý sản xuất nước sạch
1.3.3.1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch
Mục đích của việc nghiên cứu, dự báo nhu cầu dùng nước sạch là điều tra,
phân tích các yếu tố như: số liệu về dân số, quy mô công nghiệp, dịch vụ và tiêu
chuẩn cấp nước, từ đó nghiên cứu tính toán thỏa mãn các nhu cầu dùng nước cho
các mục đích như sau:
- Nước dùng cho sinh hoạt (ăn uống, tắm rửa, giặt dũ, ) trong các nhà ở và

trong các XN công nghiệp.
- Nước dùng để tưới đường, quảng trường, vườn hoa, cây cảnh,
- Nước dùng để sản xuất của các XN công nghiệp đóng trong địa bàn khu vực đó.
- Nước dùng để chữa cháy.
- Nước dùng cho các nhu cầu đặc biệt khác (kể cả nước dùng cho bản thân nhà
máy nước, nước dùng cho các hệ thống xử lý nước thải, nước dò rỉ và nước dự
phòng cho các nhu cầu khác chưa tính hết được ).
Để tính toán và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch cần phải dựa vào tiêu
chuẩn dùng nước: Tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước bình quân tính cho một đơn
vị tiêu thụ trên một đơn vị thời gian hay một đơn vị sản phẩm, tính bằng lít/người-
ngày, lít/người-ca sản xuất hay lít/đơn vị sản phẩm. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt
cho khu dân cư có thể xác định theo đối tượng sử dụng nước, theo mức độ trang bị
thiết bị vệ sinh (mức độ tiện nghi) hay theo số tầng nhà.
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt theo đối tượng sử dụng
18
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
TIÊU CHUẨN BÌNH
QUÂN (l/người-ngày)
- Thành phố lớn, thành phố du lịch, nghỉ mát, khu công
nghiệp lớn
200 - 250
- Thành phố, thị xã vừa và nhỏ, khu công nghiệp nhỏ 150 - 200
- Thị trấn, trung tâm công nông nghiệp, công ngư nghiệp 80 - 120
- Nông thôn 25 - 50
(Nguồn : Giáo trình cấp thoát nước)
- Tiêu chuẩn dùng nước cho sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp được xác
định theo đơn vị sản phẩm (1 tấn kim loại, 1 tấn sợi, 1 tấn lương thực, ) do các
chuyên gia công nghệ, thiết kế hay quản lý các xí nghiệp công nghiệp đó cung cấp
hoặc có thể tham khảo các tài liệu đã có về ngành công nghiệp đó với cùng một qui
trình công nghệ và công suất tương tự. Tuy nhiên cùng một loại xí nghiệp nhưng do

dây chuyền công nghệ và trang thiết bị khác nhau, lượng nước dùng cho nhu cầu
sản xuất có thể khác nhau. Mặt khác, khi lập kế hoạch cho một khu công nghiệp nào
đó thì các số liệu về công suất của các xí nghiệp trong các khu công nghiệp cũng
như qui trình công nghệ của nó thường chưa có; do đó tiêu chuẩn nước cho các
ngành sản xuất có thể tính sơ bộ qua độ lớn về diện tích đất được qui hoạch cho
từng loại ngành.
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất
NGÀNH SẢN XUẤT ĐƠN VỊ ĐO
TIÊU CHUẨN
(m3/1 đơn vị đo)
Nước làm lạnh trong các nhà máy nhiệt điện 1000 KW/h 3-5
Nước cấp cho nồi hơi nhà máy nhiệt điện 1000 KW/h 0,015 - 0,04
Khai thác than 1 tấn than 0,2 - 0,5
Làm giàu than 1 tấn than 0,3 - 0,7
19
NGÀNH SẢN XUẤT ĐƠN VỊ ĐO
TIÊU CHUẨN
(m3/1 đơn vị đo)
Nước vận chuyển than theo máng 1 tấn than 1,5 - 3,0
Làm nguội lò Mactanh 1 tấn thép 13 - 43
Các xưởng cán cống, đúc thép 1 tấn thép 6 - 25
Nước để xây các loại gạch 1000 viên 0,1 - 0,2
Nước rửa sỏi, cát để đổ bêtông 1 m3 1 - 1,5
Nước phục vụ để đổ 1 m3 bêtông 1 m3 2,2 - 3,0
Nước để sản xuất gạch ngói 1000 viên 0,7 - 1,2
Các nhà máy cơ khí với động cơ điêze m3/ha-giờ l 30 - 140
Các nhà máy cơ khí không có động cơ điêzel m3/ha-giờ 5 -11
Nhà máy xà phòng m3/ha-giờ 9 - 30
Dệt nhuộm m3/ha-giờ 30 - 43
Chế biến sữa dùng nước tuần hoàn m3/ha-giờ 32 - 42

Chế biến nông sản m3/ha-giờ 35 - 47
Chế biến thực phẩm m3/ha-giờ 25 - 42
Sản xuất ôxy m3/ha-giờ 25 - 42
Sản xuất, chế biến giấy (25 M3/t) m3/ha-giờ 25 - 27
Xí nghiệp bánh kẹo m3/ha-giờ 3 - 6
Dệt sợi m3/ha-giờ 1,2
Nhà máy đường hiện đại m3/ha-giờ 0,24
Nhà máy in sách báo m3/ha-giờ 1,4 - 2
(Nguồn : Giáo trình cấp thoát nước)
1.3.3.2. Xác định sản phẩm và lựa chọn công nghệ sản xuất nước sạch
Do Nhà nước thống nhất tổ chức quản lý ngành nước từ trung ương đến địa
phương. Vì vậy, sản xuất nước sạch phải theo chiến lược và qui hoạch chung của
Nhà nước. Doanh nghiệp cấp nước ngoài việc sản xuất hiệu quả còn phải sản xuất
theo mục tiêu chính trị quốc kế dân sinh của từng chính quyền địa phương.
Việc lựa chọn công nghệ sản xuất nước sạch là việc rất quan trọng vì nó sẽ
20
quyết định giá thành xây dựng và giá thành quản lý của hệ thống. Vì vậy khi thiết
kế công nghệ sản xuất phải nghiên cứu thật đầy đủ các yếu tố để tiến hành tính toán
so sánh các phương án về mặt kinh tế - kỹ thuật để có thể chọn một phương án tối
ưu, các yếu tố đó là:
- Điều kiện về thiên nhiên, trước hết là nguồn nước (cần xem xét vấn đề bảo
vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ lưu lượng cho nhu
cầu hiện tại và khả năng phát triển trong tương lai), sau đó là các yếu tố về thủy
văn, các điều kiện về địa hình trong khu vực.
- Yêu cầu về lưu lượng, chất lượng và áp lực của các đối tượng sử dụng nước.
- Khả năng xây dựng và quản lý hệ thống (về tài chính, mức độ trang bị kỹ
thuật, tổ chức quản lý hệ thống ).
- Phải dựa vào sơ đồ qui hoạch chung và đồ án thiết kế xây dựng khu dân cư
và công nghiệp.
- Phải phối hợp với việc thiết kế hệ thống thoát nước.

Những phương án và giải pháp kỹ thuật chủ yếu áp dụng khi thiết kế hệ thống
cấp nước phải dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sau đây:
- Giá thành đầu tư xây dựng.
- Chi phí quản lý hàng năm.
- Chi phí xây dựng cho 1m
3
nước tính theo công suất ngày trung bình chung
cho cả hệ thống và cho trạm xử lý.
- Chi phí điện năng cho 1 m
3
nước .
- Giá thành xử lý và giá thành sản phẩm của 1m3 nước.
Các công nghệ xữ lý cơ bản như sau :
Tùy vào công nghệ sản xuất và qui mô khác nhau để có qui trình quản lý phù
hợp. Hiện nay, các công trình cấp nước tập trung gồm các nhà máy khai thác nước
ngầm và nhà máy khai thác nước mặt các công nghệ xữ lý nước đều khác nhau tùy
theo công suất. Các dây chuyền xữ lý chung cho các nhà máy như sau:
21
Trạm bơm bờ sông
(trạm bơm I)
Dàn mưa (Tự nhiên hoặc
cưởng bức)
Vôi - Phèn
Lắng
(Tiếp xúc)
Lọc nhanh Bể chứa Trạm bơm
II
Khử trùng
Xả lắng Xả lọc
Bể lắng

Bơm nước sau lắng
Rửa lọc
Bùn

×