Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã nam cao - kiến xương - thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 94 trang )

MỤC LỤC
1
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa của từ
1 ĐVT Đơn vị tính
2 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
3 NVL Nguyên vật liệu
4 STT Số thứ tự
5 TTXK Thị trường xuất khẩu
6 TCMN Thủ công mỹ nghệ
7 UBND Ủy ban nhân dân
8 VND Việt Nam đồng
9 XK Xuất khẩu
10 USD United states dollas (Đô la Mỹ)
11 WTO World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)
2
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
BẢNG
HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của làng nghề
Nam Cao Error: Reference source not found
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu vốn của các hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân
trong làng nghề xã Nam Cao giai đoạn 2006-2011 Error: Reference
source not found
Hình 2.3 Tổng sản lượng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Lào và
Campuchia của Làng nghề Nam Cao từ 2006-2011 Error: Reference
source not found
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử loài người, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra từ rất sớm,


nó gắn liền với các cuộc hành trình khám phá thế giới của con người. Có nghĩa
là thế giới ngày càng phát triển, tầm nhìn của loài người ngày càng được mở
rộng, thì việc giao lưu nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng giữa các quốc
gia, các vùng miền ngày càng trở nên phổ biến.
Sau một thời gian đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội, Đại hội VI
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một cột mốc đặc biệt quan trọng, từ
đó nền kinh tế Việt Nam đã được định hướng đi theo xu hướng chung của thế
giới, đó là xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, hay nói cách khác là
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thay đổi mạnh mẽ. Góp phần
vào sự thay đổi trên ngoài các Doanh nghiệp thì phải kể đến vai trò của các làng
nghề truyền thống. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống hàng trăm năm với sự
năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất theo định hướng mới, các làng
nghề truyền thống của Việt Nam đã không ngừng khẳng định thương hiệu của
mình ở trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Trong số những làng nghề đó, có
Làng nghề tơ đũi Nam Cao thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ngày nay, sản phẩm tơ đũi của làng nghề Nam Cao chủ yếu để phục vụ
xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Làng nghề Nam
Cao có tiềm lực về con người; có bề dày truyền thống kết hợp với máy móc hiện
đại thay thế cho sản xuất thủ công trước kia, qua đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu
của làng nghề là rất lớn. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của làng nghề còn nhiều
hạn chế dẫn đến việc khai thác những tiềm năng của làng nghề chưa tương xứng.
Do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản
i
phẩm tơ đũi lụa của làng nghề ngày càng trở nên cấp thiết.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ
Luận văn tập trung xây dựng cơ sở lý luận nhằm đánh giá về tổng quan
hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Làng nghề xã Nam Cao trên sơ

sở vận dụng lý thuyết thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghê.
Các vấn đề trong chương 1 đã hệ thống hóa những nội dung cơ bản về
thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề bao gồm: khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của
làng nghề, nội dung thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, các phương
thức thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến
thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề và các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm của làng nghề.
Những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống Việt Nam cũng được
đề cập đến như: quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, khái niệm
và đặc điểm về xuất khẩu của làng nghề qua đó làm rõ thêm những nét riêng
trong hoạt động xuất khẩu của các làng nghề truyền thống.
Ngoài ra chương 1 cũng chỉ rõ sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản
phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam. Sự cần thiết này thể hiện ở
vai trò của việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, ý nghĩa của việc
thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm truyền thống đối với việc duy trì nền văn hóa
dân tộc và trước những yêu cầu đòi hỏi khách quan của thị trường quốc tế.
Những nội dung trong chương 1 là cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu
và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã
Nam Cao – huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình.
ii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
CỦA LÀNG NGHỀ XÃ NAM CAO – KIẾN XƯƠNG – THÁI
BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2011
Trong chương 2, luận văn đã trình bày về thực trạng thúc đẩy xuất khẩu
của làng nghề xã Nam Cao - huyện Kiến Xương – tỉnh Thái Bình trong giai
đoạn 2006-2011, qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu
sản phẩm của làng nghề trong giai đoạn này, luận văn đã chỉ ra những ưu
điểm cũng như tồn tại và các nguyên nhân của nó trong hoạt động thúc đẩy
xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao.

Luận văn cũng giới thiệu khái quát về làng nghề xã Nam Cao, qua đó để
biết thêm những đặc điểm của làng nghề có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề.
Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề xã Nam Cao cũng được
làm rõ ở các nội dung về thị trường xuất khẩu, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu,
các phương thức xuất khẩu và tổng kết kim ngạch xuất khẩu của làng nghề
Nam Cao giai đoạn 2006-2011. Mặt khác luận văn cũng chỉ ra những biện
pháp thúc đẩy xuất khẩu mà làng nghề đã áp dụng trong giai đoạn này.
Dựa trên thực trạng và các chỉ tiêu đánh giá thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
của làng nghề Nam Cao cho giai đoạn 2006-2011 như: giá trị tăng kim ngạch
xuất khẩu, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, số lượng thị trường thực mới hàng
năm, tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu luận văn đã đưa ra được những đánh giá
quan trọng về ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề xã Nam Cao giai doạn 2006-2011.
Những nội dung được trình bày trong chương 2 là cơ sở thực tiễn cho
việc đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng
nghề Nam Cao cho tới năm 2020.
iii
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ XÃ NAM CAO –
KIẾN XƯƠNG –THÁI BÌNH CHO ĐẾN NĂM 2020
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích ở các chương trước, chương
3 của luận văn tiến hành nghiên cứu, đưa ra những định hướng và mục tiêu
trong thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao cho tới năm 2020.
Bên cạnh những mục tiêu và định hướng là những đề xuất hệ thống giải
pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Nam Cao trong thời
gian tới. Nhóm giải pháp được đi sâu theo hai góc độ là giải pháp từ phía làng
nghề và các kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước.
Về phía làng nghề, các nhóm giải pháp lần lượt được đưa ra là nhóm giải

pháp về Mraketing quốc tế, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và nhóm giải
pháp trong hoạt động sản xuất của làng nghề.
Đối với các cơ quan Nhà nước, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị
nhằm tạo dựng môi trường tốt hơn cho các làng nghề nói chung của Việt Nam
trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đồng thời đề xuất những giải pháp mang
tính vĩ mô để tạo điều kiện tốt hơn cho làng nghề trong thúc đẩy xuất khẩu
như tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển du lịch trong nước, có nhiều chính
sách quan tâm đúng mực tới hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền
thống của nước ta hiện nay
Như vậy, để đạt được những phương hướng và mục tiêu trong thúc đẩy
xuất khẩu của làng nghề Nam Cao cho tới năm 2020, làng nghề cần phải thực
hiện nghiêm túc các nội dung của thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời áp dụng linh
hoạt những giải pháp đã đưa ra, cũng như vận dụng triệt để những điều kiện
thuân lợi mà các cơ quan Nhà nước đã tạo ra cho ngành sản xuất thủ công mỹ
nghệ truyền thống của Việt Nam.
iv
KẾT LUẬN
Với những chính sách thương mại thuận lợi, Đảng và Nhà nước đã tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia xuất khẩu
hàng hóa, mang về một số lượng ngoại tệ lớn, đưa nền kinh tế Việt Nam xích
lại gần với những nền kinh tề phát triển trên toàn thế giới, từ đó mang đến
nhiều thay đổi tích cực về mặt xã hội.
Vì vậy, một lần nữa khẳng định việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa
không chỉ là tất yếu đối với các doanh nghiệp, mà còn là chiến lược đối với
một Quốc gia trong thời kỳ hội nhập và đổi mới như nước ta.
Làng nghề Nam Cao cũng như nhiều doanh nghiệp, làng nghề và địa
phương khác đều đã nắm được xu hướng chung của nền kinh tế. Đặc biệt đối
với Làng nghề Nam Cao, là một làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống,
thì việc thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài càng trở nên
cần thiết, không những góp phần bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống

mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông
nhàn với thu nhập ổn định, tăng thu nhập quốc dân, phát triển du lịch và hội
nhập quốc tế.
Trong giai đoạn nền kinh tế thế có nhiều biến động khôn lường thì việc
đẩy mạnh xuất khẩu đối với các doanh nghiệp, làng nghề trong nước nói
chung, và làng nghề Nam Cao nói riêng sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thách
thức, đòi hỏi làng nghề phải nắm bắt sự vận động của nền kinh tế, xây dựng
những kế hoạch ngắn hạn phù hợp với từng thay đổi đang diễn ra.
Không chỉ có các nỗ lực từ phía các doanh nghiệp - làng nghề, trong
giai đoạn tới, Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và
giúp đỡ các doanh nghiệp – làng nghề trong hoạt động xuất khẩu của mình.
v
Trờng Đại học KINH Tế QuốC DÂN


NGUYễN CÔNG THùY NINH
THúC ĐẩY XUấT KHẩU SảN PHẩM CủA LàNG NGHề
Xã NAM CAO - HUYệN KIếN XƯƠNG - TỉNH THáI BìNH
Chuyên ngành: QUảN TRị KINH DOANH QUốC Tế
Ngời hớng dẫn khoa học:
ts. NGUYễN ANH MINH
Hà nội, năm 2011
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra từ rất sớm,
nó gắn liền với các cuộc hành trình khám phá thế giới của con người. Có nghĩa là
thế giới ngày càng phát triển, tầm nhìn của loài người ngày càng được mở rộng,
thì việc giao lưu nói chung và kinh doanh quốc tế nói riêng giữa các quốc gia, các
vùng miền ngày càng trở nên phổ biến.
Sau một thời gian đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội, Đại hội VI của

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một cột mốc đặc biệt quan trọng, từ đó
nền kinh tế Việt Nam đã được định hướng đi theo xu hướng chung của thế giới,
đó là xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần, hay nói cách khác là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã thay đổi mạnh mẽ. Góp phần
vào sự thay đổi trên ngoài các doanh nghiệp thì phải kể đến vai trò của các làng
nghề truyền thống. Kết hợp giữa sức mạnh truyền thống hàng trăm năm với sự
năng động và sáng tạo trong lao động sản xuất theo định hướng mới, các làng
nghề truyền thống của Việt Nam đã không ngừng khẳng định thương hiệu của
mình ở trong nước và nhiều nơi trên thế giới. Trong số những làng nghề đó, có
Làng nghề tơ đũi Nam Cao thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Cách huyện lỵ Kiến Xương không xa, Nam Cao nổi lên như một điển
hình về phát triển làng nghề. Nam Cao là xã đất chật, người đông. Có thể đó là
những lý do để nhiều năm trước đây nghề nuôi tằm, kéo tơ và dệt đũi đã sớm
về gắn bó với đất này. Người ta cho rằng nghề dệt đũi Nam Cao được hình
thành từ gần 400 năm trước đây. Lúc đầu vải đũi được dùng để may thành
1
quần áo tiêu thụ trong nước cho các nhu cầu của nhân dân và dùng trong các lễ
hội. Sau này vải đũi đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Đến thời kỳ
Pháp thuộc, vải đũi Tuýt So đã được xuất khẩu sang Pháp với số lượng lớn.
Đến những năm 80 của thế kỷ trước, đũi Nam Cao đã nổi đình nổi đám, mỗi
năm tiêu thụ 4050 nghìn mét vuông. Khi thị trường Đông Âu mất đi, đũi Nam
Cao cũng ắng lại. Song với sự biến chuyển trong định hướng phát triển kinh tế
của đất nước, đũi Nam Cao đã nhanh hơn các sản phẩm khác, kịp thời chuyển
hướng sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Nghề dệt đũi lại
phát triển và còn có sức mạnh hơn xưa, vươn ra toàn xã Nam Cao, tới cả các
xã lân cận như Lê Lợi, Đình Phùng, Quốc Tuấn với các doanh nghiệp tiêu biểu
của nghề dệt đũi ở Nam Cao như Doanh nghiệp dệt nhuộm Đông Thành,
Doanh nghiệp dệt Đại Hoà, Doanh nghiệp dệt An Liên, Doanh nghiệp dệt
Quang Bình Đũi Nam Cao đã trở thành hàng độc nhất vô nhị trong làng dệt

Việt Nam.
Ngày nay, sản phẩm tơ đũi của làng nghề Nam Cao vẫn chủ yếu để phục
vụ xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và các nước Tây Á. Làng nghề Nam
Cao có tiềm lực về con người; có bề dày truyền thống kết hợp với máy móc hiện
đại thay thế cho sản xuất thủ công trước kia, qua đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu
của làng nghề là rất lớn. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu của làng nghề còn nhiều
hạn chế dẫn đến việc khai thác những tiềm năng của làng nghề chưa tương xứng.
Do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm
tơ đũi lụa của làng nghề ngày càng trở nên cấp thiết.
Là một người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nam Cao, tác giả đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài luận văn là “
 !"#$%&” với mong muốn những phát hiện
của mình trong đề tài này sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển làng nghề tại
quê hương.
2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu
khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao - Kiến Xương - Thái Bình
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài này có 3 nhiệm vụ chính, đó là:
- Trình bày lý luận về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, luận giải
sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề Việt Nam.
- Phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam
Cao – Kiến Xương – Thái Bình từ năm 2006 ước tính đến hết năm 2011, làm rõ
những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất
khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam Cao.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của
làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình cho đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lý luận thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
của làng nghề và thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã Nam
cao – Kiến Xương – Thái Bình. (Ở đây làng nghề được hiểu là những thôn, làng
có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để
sản xuất, kinh donh, mang lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm).
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu vấn đề thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã
Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình dưới góc độ các doanh nghiệp tư nhân và
3
các hộ gia đình sản xuất của xã Nam Cao. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn
2006-2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2020
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phân tích, thống kê,
so sánh, tổng hợp, đối chiếu và suy luận logic, dựa trên các số liệu về kết quả sản
xuất - kinh doanh - xuất khẩu do làng nghề xã Nam Cao - Kiến Xương - Thái
Bình cung cấp.
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay chưa có luận văn nào nghiên cứu về đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu
sản phẩm của làng nghề
xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình”. Tuy đây là
một làng nghề thủ công ở Thái Bình – một tỉnh mà sản xuất nông nghiệp và trình
độ lao động còn chưa cao, nhưng hoạt động xuất khẩu tại làng nghề Nam Cao đã
được thực hiện ngay từ khi làng nghề được hình thành. Ngày nay cùng với sự hội
nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thì hoạt động
xuất khẩu càng được chú trọng hơn cả. Tác giả hy vọng đề tài này sẽ thu được
những thành công nhất định góp phần giúp cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm
của làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình nói riêng, cũng như nhiều
làng nghề thủ công khác được hoàn thiện hơn.
5. Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần: Mục lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục bảng hình, lời
mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm
3 chương như sau:
Chương 1.
Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề
Chương 2.
Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề xã
4
Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình giai đoạn 2006-2011
Chương 3.
Định hướng và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của
làng nghề xã Nam Cao – Kiến Xương – Thái Bình cho đến năm 2020
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
CỦA LÀNG NGHỀ
1.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA LÀNG NGHỀ VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA
LÀNG NGHỀ
1.1.1 Quá trình hình thành, khái niệm và đặc điểm của làng nghề
Trong quá trình phát triển của lịch sử cũng như hiện nay đã cho thấy làng
xã Việt Nam có vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất cũng như đời sống
nhân dân ở nông thôn. Qua thử thách của những biến động thăng trầm, những
lệ làng phép nước và phong tục tập quán ở nông thôn vẫn được duy trì đến
ngày nay.
Làng xã Việt Nam phát triển từ rất lâu đời, nó thường gắn liền với nông
nghiệp và sản xuất nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu sử học, làng xã Việt
Nam xuất hiện từ thời các vua Hùng dựng nước, những xóm làng định canh đã
hình thành, dựa trên cơ sở những công xã nông thôn. Mỗi công xã gồm một số
gia đình sống quây quần trong một khu vực địa giới nhất định. Đồng thời là
nơi gắn bó các thành viên với nhau bằng khế ước sinh hoạt cộng đồng, tâm

thức tín ngưỡng, lễ hội, tập tục, luật lệ riêng nhằm liên kết với nhau trong quá
trình sản xuất và đời sống sinh hoạt.
Từ buổi ban đầu, ngay trong một làng, phần lớn người dân đều làm nông
nghiệp, càng về sau có những bộ phận dân cư sống bằng nghề khác, họ liên kết
chặt chẽ với nhau, khiến cho nông thôn Việt Nam có thêm một số tổ chức theo
nghề nghiệp, tạo thành các phường hội: phường gốm, phường đúc đồng, phường
dệt vải từ đó càng nghề được lan truyền và phát triển thành làng nghề.
Bên cạnh những người chuyên làm nghề thì đa phần vừa sản xuất nông
nghiệp, vừa làm nghề phụ. Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề
6
mang tính chuyên môn sâu hơn và thường chỉ giới hạn trong quy mô nhỏ dần
dần tách khỏi nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Những làng
nghề phát triển mạnh, số hộ, số lao động làm nghề truyền thống tăng nhanh và
sống bằng nghề đó ngày càng nhiều.
Như vậy, làng xã Việt Nam là nơi sản sinh ra nghề thủ công truyền thống
và các sản phẩm mang dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Quá
trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiều thủ công nghiệp ở
nông thôn. Lúc đầy sự phát triển đó từ một vài gia đình rồi đến cả họ và lan ra
cả làng. Trải qua một quá trình lâu dài của lịch sử lúc thịnh lúc suy, có những
làng nghề được gìn giữ, có những làng nghề bị mai một hoặc mất hẳn và có
những nghề mới ra đời. Trong đo có những làng nghề đạt tới trình độ công
nghệ tinh xảo với kỹ thuật điêu luyện và phân công lao động khá cao.
Ngày nay, các làng nghề truyền thống tập trung hầu hết ở vùng châu thổ
sông Hồng như: Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình…Một số rải rác ở
các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam
Sau đây là một vài khái niệm và đặc điểm của làng nghề truyền thống:
• Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn, làng có một
hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh danh độc lập.
Thu nhập của các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của
cả thôn, làng.

• Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều ngành
nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh
doanh và mang lại thu nhập chủ yếu của làng nghề. Những nghề thủ công của
làng nghề truyền thống được truyền từ đời này qua đời khác, thường là qua
nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã
trở thành nghề nổi trội, một nghề cố truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm vào sản xuất, có
7
quy trình công nghệ nhất đinh và sống chủ yếu bằng nghề đó, sản phẩm của họ
làm ra có tính mỹ nghệ cao và trờ thành hàng hóa trên thị trường.
• Đặc điểm của làng nghề truyền thống:
- Số hộ và số lao động làm nghề truyền thống đạt từ 50% trở lên so với
tổng số hộ và lao động của làng. Thông thường cơ cấu trong làng nghề truyền
thống bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong làng nghề và các hộ gia đình
sản xuất.
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ ngành nghề truyền thống ở làng đạt trên
50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
- Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ mang đậm nét yếu tó văn hóa và bản
sắc dân tộc Việt Nam.
- Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác.
Hiện nay, có 12 nhóm sản phẩm truyền thống chính của các làng nghề
Việt Nam, bao gồm: Mây tre đan, sản phẩm từ cói và lục bình, gốm sứ, điêu
khắc gỗ, sơn mài, thêu ren, điêu khắc đá, dệt thủ công, giấy thủ công, tranh
nghệ thuật, kim khí, những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác.
1.1.2 Xuất khẩu sản phẩm của làng nghề
'('()('$*
Để đi tìm khái niệm về xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, trước tiên ta
cần làm rõ khái niệm về xuất khẩu hàng hóa nói chung.
Hiện nay, khải niệm xuất khẩu cũng có rất nhiều cách hiểu và cách đánh

giá khác nhau, bởi vì cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, tư duy
con người phát triển, việc đưa ra khái niệm cho một phạm trù có rất nhiều
quan điểm khác nhau phụ thuộc vào góc nhìn nhận vấn đề đó.
Theo quan điểm Marketing, “ Xuất khẩu là hoạt động tiêu thụ hàng hoá,
dịch vụ được sản xuất trong nước ra thị trường nước ngoài”. Quan điểm này
8
đã chỉ rõ đối tượng của xuất khẩu là hàng hoá và dịch vụ nhưng chỉ giới hạn
phạm vi của hoạt động tiêu thụ là ở trong nước mà thôi.
Các nhà quản trị kinh doanh quốc tế thì quan niệm rằng: “Xuất khẩu là
hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác”.
Với quan điểm này, phạm vi bó hẹp của hoạt động xuất khẩu được phá vỡ.
Hàng hoá và dịch vụ không bị giới hạn phải sản xuất trong nước như trên mà
có thể bao gồm hàng hoá, dịch vụ đã nhập khẩu từ nước khác (tái xuất).
Từ các cách tiếp cận nêu trên, ta có thể rút ra được một khái niệm chung
cho xuất khẩu. Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán trong đó có
sự di chuyển của hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Bản chất của xuất khẩu là hoạt động dựa trên quan hệ hàng tiền có yếu tố
quốc tế. Xuất khẩu thường là hình thức đầu tiên của quá trình thâm nhập thị
trường quốc tế. Phần lớn các doanh nghiệp đều bắt đầu hoạt động mở rộng thị
trường ra thế giới với tư cách là những nhà xuất khẩu rồi sau đó mới chuyển
sang các hình thức thâm nhập khác. Xuất khẩu được coi là hình thức ít rủi ro
và chi phí thấp, được áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp mới thâm
nhập thị trường ở giai đoạn đầu.
Từ khái niệm về xuất khẩu và bản chất vừa rút ra được, áp dụng vào với
làng nghề truyền thống, ta có thể rút ra kết luận: Xuất khẩu sản phẩm của
làng nghề là hoạt động kinh doanh buôn bán của làng nghề đó, nhằm đưa
sản phẩm truyền thống của mình ra thị trường quốc tế.
'('()()+,-
Theo khái niệm về xuất khẩu sản phẩm của làng nghề, ta thấy xuất khẩu
là một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Chính yếu tố

quốc tế đã mang đến cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm của làng nghề vừa có
những đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa nói chung, vừa có những đặc điểm
riêng, cụ thể như sau:
9
● Những đặc điểm chung:
- Chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu bao gồm người mua và người
bán có quốc tịch khác nhau.
- Đối tượng của hoạt động xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được di
chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác.
- Đồng tiền tính toán và thành toán trong quan hệ hàng và tiền là ngoại tệ
đối với 1 hoặc cả hai bên.
- Sự cọ xát giữa các nền văn hóa, ngôn ngữ… xảy ra trong quan hệ buôn
bán giữa các chủ thể.
- Hợp đồng xuất khẩu chịu sự chi phối của những hệ thống luật pháp
phức tạp như: Thông lệ Quốc tế, tập quán quốc tế, hiệp định song phương,
luật nước nhập khẩu, luật nước xuất khẩu…
● Những đặc điểm riêng: do đặc thù của các làng nghề truyền
thống với cơ cấu tổ chức có những điểm khác biệt so với các doanh
nghiệp thông thường, vì thế hoạt động xuất khẩu của làng nghề có những
đặc điểm riêng như:
- Chủ thể tham gia vào xuất khẩu của làng nghề: Các doanh nghiệp tư
nhân trong làng nghề sẽ là những đơn vị thực hiện công tác xuất khẩu sản
phẩm của làng nghề, dựa trên những đơn đặt hàng trực tiếp của doanh nghiệp
từ phía bạn hàng; hoặc dựa trên những đơn hàng được chỉ định từ phía các
hiệp hội hoặc ban quản lý của làng nghề.
- Các hộ sản xuất trong làng nghề đóng vai trò là những người sản xuất,
cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong các làng
nghề truyền thống cũng có chức năng sản xuất sản phẩm, tuy nhiên sản lượng
chính chủ yếu là do các hộ sản xuất cung cấp. Do đó các hộ sản xuất đóng vai
trò quan trọng trong việc kịp thời cung ứng nguồn hàng xuất khẩu cho các

doanh nghiệp tư nhân. Để tránh rủi ro trong việc không đảm bảo nguồn hàng,
10
sau khi nhận được đơn đặt hàng từ phía đối tác, các doanh nghiệp tư nhân
trong làng nghề thường phải cân đối xem xét khả năng tự sản xuất sau đó kịp
thời đặt hàng trở lại các hộ sản xuất nhằm thu mua đủ lượng hàng xuất khẩu
cần thiết.
- Sản phẩm của các làng nghề truyền thống chủ yếu là các hàng hóa thủ
công mỹ nghệ chứa đựng nhiều tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền;
vừa có thể sử dụng làm vật trang trí, vừa làm đẹp nhà cửa, văn phòng và cũng
có thể là những món quà lưu niệm trong các chuyến du lịch của du khách
quốc tế, vì vậy sản phẩm của các làng nghề thông thường được xuất khẩu theo
hai phương thức sau:
+ Xuất khẩu tại chỗ: Đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch nước ngoài
muốn mua sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Với xu hướng phát triển
du lịch như ngày nay, hình thức xuất khẩu này sẽ góp phần đáng kể vào
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa truyền thống thủ công mỹ nghệ của Việt
Nam hàng năm.
+ Xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài: là hình thức các doanh nghiệp
trong làng nghề bán sản phẩm cho đối tác nước ngoài bằng cách mang hàng
tận nơi bằng các phương tiện vận tải khác nhau và chịu sự ràng buộc của một
số thủ tục xuất khẩu nhất định.
1.2 THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CỦA LÀNG NGHỀ
1.2.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề
•Khái niệm: Dưới góc độ các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình
sản xuất trong làng nghề, thúc đẩy xuất khẩu là tổng hợp các biện pháp mà
làng nghề có thể áp dụng để gia tăng khả năng, qui mô và hiệu quả xuất
khẩu của mình.
•Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề là việc
làng nghề tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình.
11

1.2.2 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề
Trước khi thực hiện nhưng nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu,
làng nghề cũng phải thực hiện các nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
nói chung như: Nghiên cứu thị trường nước ngoài; Lựa chọn thị trường xuất
khẩu; Lựa chọn đối tác xuất khẩu; Lập phương án kinh doanh xuất khẩu; Đàm
phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
Sau đó để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, làng
nghề cần thực hiện thêm một số công việc sau:
'()()(' +$.*$
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, tìm
ra mặt hàng cho từng thị trường thì làng nghề sẽ nghiên cứu những biện pháp
để có thể thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả. Các biện pháp thúc đẩy
xuất khẩu có thể chia ra làm 2 nhóm chính như sau:
 Nhóm các biện pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu (Biện
pháp mục tiêu):
•Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các
mặt hàng xuất khẩu đối với từng thị trường khác nhau
Dựa trên kết quả thi được từ việc nghiên cứu thị trường, làng nghề sẽ
chọn ra mặt hàng trọng điểm để tập trung sản xuất và thúc đẩy sản xuất mặt
hàng đó trên những thì trường đã chọn. Biện pháp này giúp làng nghề tập
trung nguồn lực của mình để thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rộng rãi trên thị
trường nước ngoài, từ đó làm tăng kim ngạch xuất khẩu của những mặt hàng
chủ lực này.
•Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với làng nghề
Mỗi loại hình thức kinh doanh xuất khẩu lại có những ưu nhược điểm
riêng. Nhưng không có một phương thức nào đáp ứng được tất cả yêu cầu phù
hợp với mọi điều kiện của làng nghề. Vì thế việc lựa chọn hình thức xuất
12
khẩu, sáng tạo những hình thức mới hay phối hợp các hình thức xuất khẩu sẽ
là biện pháp hiệu quả để kinh doanh tốt trên những thị trường nước ngoài

khác nhau. Từ việc thâm nhập đến mở rộng thì trường, nếu áp dụng những
hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp sẽ làm gia tăng số lượng cũng như
giá trị xuất khẩu của làng nghề, đồng nghĩa với việc bài toán thúc đẩy xuất
khẩu đã có hướng giải quyết tốt.
•Ổn định nguồn hàng xuất khẩu
Đối với làng nghề sản xuất kinh doanh xuất khẩu: Làng nghề thường tự
sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hóa của mình. Hình thức xuất khẩu của
họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu. Do là doanh nghiệp sản
xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hóa xuất khẩu cao hơn các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và do đó mục tiêu ổn định nguồn hàng
xuất khẩu của làng nghề cũng dễ thực hiện.
•Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của làng nghề ra thị trường nước
ngoài, yếu tố tiên quyết chính là sản phẩm. Sản phẩm của làng nghề có chất
lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp, tinh túy và chắt lọc các giá trị văn
hóa lớn… chắc chắn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và thu hút sự chú ý của
khách hàng, kích thích tiêu dùng của khách hàng đem lại doanh thu lớn cho
làng nghề. Vì thế, làng nghề nên áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực
cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất
mới, bổ sung nhân lực tinh thông nghiêp vụ ngoại thương… để giảm những
chi phí thừa trong sản xuất. Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển
sản phẩm một cách đồng bộ những hướng sau:
 Thích nghi hoá sản phẩm
 Đa dạng hoá sản phẩm
 Chuyên môn hóa, cá biệt hóa sản phẩm
13
•Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu
Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của một làng nghề. Đây là
khâu cuối cùng trước khi hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường nước

ngoài, là khâu loại trừ lần cuối những sản phẩm có khuyết tật để hạn chế đến
mức thấp nhất những rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng. Công tác kiểm tra
chất lượng của làng nghề tốt sẽ đem lại uy tín cho làng nghề trong làm ăn với
những khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính. Vì thế, việc kiểm
tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu cần được tiến hành nghiêm ngặt ở cả hai
cấp cơ sở và cửa khẩu. Trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quyết định.
Qui trình kiểm tra nên bắt đầu từ khâu đầu vào.
 Các nhóm biện pháp Marketing xuất khẩu (Biện pháp điều kiện)
•Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Thông tin luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài của làng nghề. Để chất lượng thông tin về thị trường,
sản phẩm được tốt, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành bài bản. Áp
dụng các mô hình nghiên cứu như SWOT, năm lực lượng cạnh tranh của
Michel Porter… để nghiên cứu thị trường được tổng quan và đầy đủ.
•Xây dựng thương hiệu thương mại cho sản phẩm của làng nghề
Thương hiệu thương mại cho sản phẩm chính là điểm yếu của hầu hết
những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Thương hiệu ảnh hưởng
trực tiếp đến uy tín của sản phẩm, cũng như của làng nghề, là cách để đánh
giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và sự ưu tiên của hàng hóa trong
tâm trí khách hàng. Thương hiệu xây dựng không chỉ là cái tên, mà nó còn
bao gồm các bộ phận nhu biểu tượng, slogan, cách trình bày… để có thể cho
ra đời một thương hiệu đúng qui cách. Các làng nghề nên quan tâm nhiều hơn
đến biện pháp này, vì nó cũng chính là biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu
rất tốt và đạt hiệu quả lâu dài.
14
•Hoàn thiện kỹ năng định giá hàng hoá xuất khẩu
Nếu chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín, thì giá cả lại tạo ra lực hấp dẫn
để kích thích tiêu dùng của khách hàng, qua đó làm tăng doanh thu, kim
ngạch xuất khẩu cho làng nghề. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sẽ rất tốt nếu
như làng nghề định giá sản phẩm của mình ở mức cạnh tranh so với các đối

thủ khách trên thị trường. Việc định giá sản phẩm chính là bí quyết, kinh
nghiệm của những nhà kinh doanh xuất khẩu. Định giá sản phẩm cạnh tranh
sẽ giúp thâm nhập tốt thị trường mới và mở rộng hơn nữa về qui mô trên thị
trường hiện tại.
•Phát triển hệ thống phân phối
Một biện pháp nữa để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp đó là tìm cách để tăng số lượng khách mua hàng. Tức là, biện pháp
để mở rộng và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Phát triển đa dạng các
kênh phân phối, để tận dụng tốt cơ hội tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên
cũng cần tính đến chi phí để xây dựng kênh phải phù hợp với khả năng của
từng làng nghề.
•Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Thực chất của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là những kế hoạch định
hướng dài hạn được xây dựng và áp dụng cùng với những phương tiện như:
tiếp thị, quảng cáo, hội trợ triển lãm, khảo sát thị trường, thương mại điện
tử… nhằm đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu thụ, xuất
phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua. Hoạt động xúc tiến được thực hiện
thường xuyên sẽ đem về cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tăng cường thúc
đẩy xuất khẩu hơn nữa.
'()()() /01.*$
Đối với mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường, làng nghề không chỉ sử
dụng một biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu. Vì mỗi biện pháp có những ưu
15
điểm và bạn chế nhất định. Do đó, việc kết hợp linh hoạt các biện pháp sẽ
giúp làng nghề thực hiện hoạt động thúc đẩy xuất khẩu được tốt hơn.
Để lựa chọn được biện pháp tối ưu, làng nghề có thể sử dụng phương
pháp so sánh giữa chi phí bỏ ra cho mỗi biện pháp với hiệu quả kinh tế ước
tính thu được khi áp dụng biện pháp đó. Biện pháp nào cho hiệu quả cao với
chi phí hợp lý sẽ được lựa chọn.
'()()(2 0*$.*$

Khi đã tìm ra được biện pháp phù hợp cho thúc đẩu xuất khẩu, làng nghề
sẽ tiến hành tổ chức thực hiện những biện pháp đó bằng cách huy động và
phân phối nguồn lực doanh nghiệp cho từng khâu. Trong qua trình thực hiện
hoạt động thúc đẩy xuất khẩu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát
tình hình để có những điều chỉnh kịp thời. Sau khi kết thúc thời gian thực hiện
thúc đẩy xuất khẩu theo như mục tiêu đề ra, làng nghề tiến hành tổng kết và
tính toán các chỉ tiêu đạt được, so sánh với mục tiêu đề ra, từ đó, đưa ra kế
hoạch thúc đẩy xuất khẩu cho kỳ tiếp theo.
1.2.3 Các phương thức thúc đẩy xuất khẩu của làng nghề
Để thúc đẩy xuất khẩu, làng nghề có thể thực hiện theo hai phương thức là
thúc đẩy xuất khẩu theo chiều rộng và thúc đẩy xuất khẩu theo chiều sâu. Trên
thực thế, làng nghề không áp dụng riêng lẻ một trong hai phương thức này mà
thường áp dụng cả hai phương thức cùng một lúc nhằm đạt được kết quả tốt nhất
trong hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu.
'()(2('345
Thúc đẩy xuất khẩu theo chiều rộng là phương thức mà theo đó làng
nghề muốn mở rộng thị trường xuất khẩu theo phạm vi địa lý, đa dạng hóa
sản phẩm để tăng thêm lượng khách hàng sử dụng sản phẩm của mình.
Phương thức này sẽ hữu ích với những làng nghề có những đặc điểm
16

×