Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ, MỤC TIÊU, CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG: FED, BOC, BOJ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.7 KB, 16 trang )

1
PHÂN TÍCH VAI TRÒ, MỤC TIÊU, CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG: FED, BOC, BOJ
Tóm tắt
Ngân hàng trung ương có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh tế của các nước
trên thế giới. Hoạt động của Ngân hàng trung ương ảnh hưởng tới lãi suất, các khoản
tín dụng và việc cung cấp tiền tệ, tất cả không chỉ tác động trực tiếp đến thị trường tài
chính mà còn tác động đến tổng sản lượng quốc gia, lạm phát. Trong bài tiểu luận của
nhóm, nhóm sẽ phân tích vai trò, mục tiêu, chức năng và cấu trúc tổ chức của ba ngân
hàng là: ngân hàng trung ương của Mỹ (FED), ngân hàng trung ương Canada (BOC),
ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ). Kết hợp với việc phân tích mỗi ngân hàng,
nhóm sẽ so sánh để đưa ra kết luận về sự cần thiết của ngân hàng trung ương.
Mục đích nghiên cứu
Ở bất kỳ quốc gia nào thì vai trò của ngân hàng trung ương đều rất quan trọng trong
việc đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và giữ sự an toàn của hệ
thống ngân hàng. Thông qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng ta đã thấy
được vai trò của ngân hàng trung ương đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế của
các quốc gia trên thế giới. Nhờ có ngân hàng trung ương với quyền hạn và chức năng
đặc biệt của mình trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ mà các ngân hàng
thương mại có thể được giải cứu khỏi tình trạng phá sản hay để các ngân hàng thương
mại phá sản nếu hoạt động của nó không còn hiệu quả nữa, nhằm duy trì được tính
thanh khoản cho toàn bộ hệ thống tài chính. Do đó, việc nghiên cứu về ngân hàng trung
ương ở các nước, đưa ra các điểm giống và khác nhau để có thể đưa ra những nhận định
về hệ thống ngân hàng trung ương thế giới, cách thức hoạt động của các ngân hàng
trung ương.
Câu hỏi nghiên cứu
- Vai trò của FED, BOC, BOJ là gì đối với nền kinh tế của mỗi nước?
- Mục tiêu, chức năng của FED, BOC, BOJ là gì?
- Để hiểu về vai trò, mục tiêu, chức năng của các ngân hàng trung ương trong hệ thống
tài chính và toàn bộ nền kinh tế thì cần phải hiểu về cấu trúc hoạt động của nó. Ai là
người kiểm soát và quyết định hoạt động của FED, BOC, BOJ? Ai là người thực hiện


các hoạt động của các ngân hàng trung ương?
Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và so sánh sau đó rút ra kết luận
1. Lý thuyết
1.1 Ngân hàng trung ương (NHTW) và vai trò của nó
2
Ngân hàng trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc
gia/chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng trung ương là ổn định giá trị
của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy
cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có
một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ.
Ngân hàng trung ương có thể đóng vai trò là:
- Ngân hàng độc quyền phát hành tiền,
- Ngân hàng của các ngân hàng trung gian,
- Ngân hàng, đại lý và cố vấn cho chính phủ,
- Ngân hàng trực tiếp quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia,
- Điều tiết kinh tế vĩ mô.
1.2 Mục tiêu và chức năng của NHTW
Ngân hàng trung ương có thể theo đuổi một số mục tiêu. Các NHTW khác nhau
lại có thể có những mục tiêu với thứ tự ưu tiên khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại, mục
tiêu cuối cùng của các NHTW thường rơi vào năm nhóm sau: (1) ổn định giá cả, (2) ổn
định tỷ giá, (3) tăng trưởng, (4) việc làm, và (5) ổn định hệ thống tài chính; trong đó bốn
nhóm đầu tiên liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng, và nhóm cuối cùng
liên quan đến giảm rủi ro hệ thống của khu vực tài chính .
Tùy thuộc vào sự lựa chọn mục tiêu, NHTW có thể thực hiện toàn bộ hoặc một
số chức năng sau đây:
- Điều hành chính sách tiền tệ,
- Điều hành chính sách tỷ giá,
- Quản lý dự trữ ngoại hối,
- Giám sát hệ thống tài chính,

- Làm ngân hàng cho các ngân hàng thương mại,
- Thống kê và phân tích tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ,
- Chức năng phát triển,
- Một số chức năng khác: NHTW còn chịu trách nhiệm in và phát hành đồng
tiền quốc gia, cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng thương mại, cung
cấp dịch vụ thanh toán cho Chính phủ
1.3 Cấu trúc tổ chức của NHTW
1.3.1 Mô hình tổ chức của NHTW
- Khi nói tới mô hình tổ chức của NHTW ở các quốc gia thì cần phải vị trí pháp
lý của tổ chức này trong bộ máy công quyền. Tùy theo điều kiện kinh tế- xã hội mỗi nước
mà NHTW sẽ tổ chức theo những mô hình khác nhau, có vị trí khác nhau trong bộ máy
3
nhà nước, có mối quan hệ khác nhau trong Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác.
- Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại ba mô hình NHTW: NHTW độc lập với
Chính phủ, NHTW trực thuộc Chính phủ, NHTW trực thuộc Bộ tài chính. Nếu xét theo
nguồn vốn thì có các NHTW: NHTW do tư nhân làm chủ không có vốn nhà nước,
NHTW trong đó có cả vốn của nhà nước và tư nhân, NHTW thuộc sở hữu của nhà nước
100%.
1.3.2 Hoạt động của NHTW
- Dù NHTW thuộc mô hình tổ chức nào thì hoạt động của chúng đều có điểm
giống nhau đó là quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng và hoạt động nhằm ổn định
giá, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng và tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt
động: phát hành tiền, xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, giám sát hoạt động
của các ngân hàng thương mại. Các hoạt động này đều có vai trò quan trọng quyết định
với sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia.
- Mức độ độc lập trong hoạt động của NHTW được xác định tùy thuộc vào mô
hình tổ chức của NHTW và trình độ phát triển nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia.
-Mức độ độc lập được phân thành bốn cấp độ:
+ Cấp độ 1: độc lập, tự chủ trong việc thiết lập mục tiêu hoạt động

+ Cấp độ 2: độc lập, tự chủ trong việc xác lập các chỉ tiêu hoạt động
+ Cấp độ 3: độc lập, tự chủ trong việc chọn lựa công cụ điều hành
+ Cấp độ 4: độc lập tự chủ hạn chế
- Tính độc lập sẽ thể hiện ở ba khía cạnh:
+ Độc lập về nhân sự: thể hiện qua quyền hạn của Thống đốc NHTW trong
việc quyết định các vấn đề liên quan đến nhân sự bên trong tổ chức của mình.
+ Độc lập về chính sách: độc lập về mục tiêu trung gian và công cụ chính
sách của NHTW
+ Độc lập về tài chính.: NHTW có quyền tự chủ trong việc quyết định
phạm vi và mức độ tài trợ chi tiêu cho Chính phủ? NHTW có đủ nguồn tài chính lớn để
không phụ thuộc và sự cấp phát tài chính của Chính phủ? Thống đốc có quyền quyết định
hầu hết các khoản chi tiêu của tổ chức này trong khuôn khổ dự toán ngân sách đã được
phê duyệt?
2. FED, BOJ, BOC sự tương đồng và khác biệt
2.1 Hoàn cảnh ra đời và vai trò
FED
Trước thế kỷ 20, nước Mỹ trải qua cuộc nội chiến Bắc - Nam về vấn đề chủ nghĩa
nô lệ và giai đoạn phục hưng sau khi kết thúc cuộc chiến. Miền Bắc và miền Tây phát
triển nhanh chóng và thịnh vượng, trong khi miền Nam vẫn bần cùng cho đến nửa sau thế
4
kỷ 20. Một đặc điểm chính của nền chính trị Mỹ là nỗi sợ hãi quyền lực tập trung; sự thù
địch của công chúng Mỹ, sự bất mãn của giới trung lưu đối với các vấn đề như tham
nhũng, thiếu hiệu quả của hệ thống chính trị tạo ra một cản trở lớn đối với việc thành lập
một ngân hàng trung ương duy nhất. Ngân hàng BUS của Hamilton đã đóng cửa năm
1811 và thể chế thay thế sau đó cũng đóng cửa năm 1836. Người Mỹ cho rằng các Ngân
hàng có thể tự quản lý bản thân. Tuy nhiên, quan điểm này chấm dứt khi cuộc khủng
hoảng 1907 nổ ra.
Nền kinh tế Mỹ bắt đầu giảm tốc vào năm 1907, khiến giá của một số hàng hóa lao
dốc. Cuộc khủng hoảng do cặp đôi Heinze – Morse tạo ra dẫn đến một sự khủng hoảng
dây chuyền. Người Mỹ không tin tưởng vào hệ thống Ngân hàng và bắt đầu tháo chạy,

rút tiền ra khỏi Ngân hàng và giữ tiền mặt ngay tại nhà. Cảm nhận được viễn cảnh sụp
đổ, nhiều Ngân hàng tuyên bố nghỉ khẩn cấp, những ngân hàng còn hoạt động thì hạn chế
rút tiền. Lãi suất tăng vọt lên tới 125%.
Nước Mỹ thành lập một hội đồng có tên Ủy ban tiền tệ quốc gia (NMC) có nhiệm
vụ thảo luận về cách vận hành thị trường tiền tệ Mỹ. Sau 4 năm kiểm nghiệm các bằng
chứng từ khắp thế giới để tìm ra cách tái định hình thị trường tiền tệ tối ưu nhất. NMC
đưa ra kết luận ngân hàng đóng vai trò là người cho vay cuối cùng là điều cần thiết. Kết
quả là năm 1913, FED ra đời.
BOJ
Nhật Bản thời kỳ Tokugawa mặc dù là một nước nông nghiệp song lại có nền kinh
tế hàng hóa phát triển tương đối rộng khắp. Thay vì một nền nông nghiệp để sống thuần
túy, việc sản xuất cho thị truờng đã dần dần trở thành tiêu chuẩn cho dân chúng làm nông
nghiệp. Các thuơng nhân không chỉ buôn bán mà còn tiến hành các dịch vụ tài chính như
tín dụng và các hoạt động đầu tư sản xuất. Sự tích lũy tư bản tăng lên nhanh chóng, hoạt
động tiền tệ, tín dụng phát triển mạnh. Những hình thức sơ khai của Ngân hàng đã ra đời.
Năm 1868, sau chiến tranh Boshin, Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị Duy
Tân, mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời Minh
Trị là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản; đưa đất nước từ hình
thái bế quan tỏa cảng thời Mạc phủ Togukawa tiếp cận với những tư tuởng tiến bộ của
phương Tây. Chính phủ coi công nghiệp là một trong những trụ cột của một quốc gia
hiện đại và vì vậy đã đề ra nhiều chính sách phát triển công nghiệp. Năm 1882 Ngân
hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập theo mô hình của Ngân hàng quốc gia Bỉ là
5
một công ty cổ phần mà vốn nhà nước ban đầu chỉ là 55 triệu yên. Với vai trò phát hành
tiền và kiểm soát tiền tệ.
BOC
Năm 1817, Ngân hàng Montreal được thành lập, trở thành Ngân hàng đầu tiên của
Canada. Đến năm 1867, có 28 Ngân hàng hoạt động ở Canada. Hiến pháp năm 1867
(hiến pháp năm 1867 tuyên bố Canada là một nước tự trị) đã đưa Chính phủ tự trị mới có
được mức kiểm soát cao hơn đối với ngân hàng và tiền tệ. Hơn thế nữa, việc thành lập

Hiệp hội Ngân hàng Canada vào năm 1891 đã tạo ra một cơ cấu chính thức cho các Ngân
hàng trong việc thiết lập mối quan hệ với chính phủ tự trị Canada. Năm 1900, đạo luật
Ngân hàng ra đời áp dụng cho tất cả các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Canada phải
tuân thủ.
Trong những năm 1800, một sự kết hợp của nhiều yếu tố đã dẫn đến việc thành lập
một Ngân hàng trung ương ở Canada là không cần thiết. Có rất ít Ngân hàng hoạt động ở
Canada lúc bấy giờ cũng như là mối quan hệ mật thiết giữa các hình thái kinh doanh với
các quan chức trong thuợng viện và hạ viện Canada gây ra khó khăn trong việc thiết lập
một điều lệ Ngân hàng. Bên cạnh đó, dân số ít và nền kinh tế theo mua dựa vào nông
nghiệp và thủy sản khiến cho ở Canada không có nhiều sự xuất hiện của các Ngân hàng
lớn như Montreal. Điều này cũng có nghĩa là Chính phủ không cần thiết lập một Ngân
hàng trung ương để xử lý các hoạt động tài chính.
Năm 1931, Thủ tướng Chính phủ RB Bennett (thủ tướng chính phủ đầu tiên của
Chính phủ tự trị Canada) nhận ra những ưu điểm của một hệ thống Ngân hàng trung
ương; ông đưa ra bài phát biểu rằng Canada cần trực tiếp kiểm soát chính sách tiền tệ.
Bên cạnh đó, cuộc đại khủng hoảng năm 1930 đã tạo nên làn sóng chỉ trích trong hoạt
động của Ngân hàng. Hành động của Ngân hàng trong thời kỳ này đã tạo ra một tình
trạng giảm phát có hại cho nền kinh tế. Điều này tạo động lực cho một Ngân hàng trung
ương được thành lập ở Canada. Năm 1933 Chính phủ bổ nhiệm Ủy ban đứng đầu là
Macmillan để kiểm tra các ưu nhược điểm của việc thiết lập một hệ thống Ngân hàng
trung ương. Tháng 2 năm 1934 Chính phủ giới thiệu đạo luật cho việc thành lập Ngân
hàng trung ương; tháng 7 năm 1934 đạo luật Ngân hàng của Canada được thông qua và
tháng 3 năm 1935, Ngân hàng trung ương Canada được thành lập với vai trò thúc đẩy
kinh tế và tài chính của Canada.
2.2 Mục tiêu, chức năng và chính sách tiền tệ
6
Mục tiêu và chức năng
Federal Reserve System (FED) có một lịch sử lâu dài với các hoạt động, sự kiện đi
kèm với nó. Tương thích với tình hình kinh tế qua từng thời kỳ, hoạch định chính sách
của FED dường như chỉ định ít nhất một thứ hạng ngầm cho các mục tiêu. Theo Đạo luật

dự trữ liên bang Mỹ; FED có nhiệm vụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia để duy trì mức
việc làm, giá cả ổn định và lãi suất trung bình; giám sát và quản lý các thể chế ngân hàng
để đảm bảo đó là những nơi an toàn để gởi tiền và để bảo vệ quyền lợi tín dụng của nguời
dân; duy trì sự ổn định của nền kinh tế và kiềm chế các rủi ro hệ thống có thể phát sinh
trên thị trường tài chính; cung cấp các dịch vụ tài chính cho các tổ chức quản lý tài sản có
giá trị, các tổ chức chính thức nước ngoài và chính phủ Hoa Kỳ, đóng vai trò chủ chốt
trong vận hành hệ thống chi trả quốc gia.
Đối với BOJ, mục tiêu chính của nó đầu tiên là để duy trì ổn định giá cả trong hành
vi của chính sách tiền tệ; thứ hai là để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng
diễn ra trơn tru, ổn định và giải quyết thông qua các biện pháp như là người cho vay cuối
cùng. Từ các mục tiêu đó, luật BOJ quy định về nhiệm vụ và hoạt động mà Ngân hàng
cần phải tiến hành: Đảm bảo và quản lý tiền tệ; Quản lý chính sách tiền tệ; Cung cấp các
dịch vụ thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính; Đảm bảo các hoạt động
cho Chính phủ và kho bạc; Lập dữ liệu, nghiên cứu và phân tích các hoạt động kinh tế.
Về phía BOC, nhiệm vụ của Ngân hàng Canada được xác định trong Luật Ngân
hàng với nội dung: Mong muốn thiết lập một Ngân hàng trung ương ở Canada để điều
chỉnh tín dụng, tiền tệ nhằm đem đến lợi ích tốt nhất cho đời sống kinh tế của đất nước;
để kiểm soát và bảo vệ giá trị đồng tiền, để giảm thiểu sự tác động của nó đến sản xuất,
giá cả và việc làm; để thúc đẩy phúc lợi về kinh tế tài chính của Canada. Dựa trên những
tuyên bố đó; BOC tập trung thực hiện mục tiêu duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp, ổn định và
dự đoán được; ổn định tỉ giá và một hệ thống tài chính ổn định hiệu quả.
FED, BOJ, BOC tuy theo đuổi những mục tiêu với thứ tự ưu tiên khác nhau nhưng
tựu chung lại, những mục tiêu trên đều hướng đến một điều là mang lại sự ổn định trong
giá cả và đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính.
Chính sách tiền tệ qua các giai đoạn
FED
Trước khi diễn ra đại suy thoái; mùa hè năm 1927 FED thực hiện chính sách tiền tệ
nới lỏng mà cụ thể là FED đã mua vào 80 triệu đô la trái phiếu Mỹ trong vòng 8 tháng;
7
cục dự trữ liên bang Mỹ hạ lãi suất chiết khấu từ 4 xuống 3,5%, cho các Ngân hàng thành

viên vay 58 tỷ đô la. Thị trường cổ phiếu New York tạo điều kiện cho nhà đầu tư mua cổ
phiếu bằng 1% vốn, nếu cần có thể vay thêm Ngân hàng. Các Ngân hàng được vay từ
Cục dự trữ liên bang với lãi suất thấp rồi cho các nhà đầu tư vay lại với lãi suất 12%. Thị
trường cổ phiếu New York phát triển một cách nhanh chóng; người Mỹ đầu cơ vào cổ
phiếu một cách điên cuống. Ngày 9 tháng 8 năm 1929, cục dự trữ liên bang Mỹ bất ngờ
nâng lãi suất cho vay lên 6%. Ngân hàng cục dữ trữ liên bang tại New York tăng lãi suất
cho vay đầu tư chứng khoán từ 5% lên 20%. Lãi suất tăng chóng mặt khiến các nhà đầu
tư rút chạy và cuộc khủng hoảng bắt đầu. Người dân đổ xô đi rút tiền từ các Ngân hàng
khiến các Ngân hàng vỡ nợ nhanh chóng trong khi FED không đáp ứng đựoc vai trò là
người cho vay cuối cùng. Hậu quả hàng loạt các Ngân hàng phá sản và dẫn đến giai đoạn
kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.
BOJ
Trong thập kỷ 1990, trước thực tế nền kinh tế trì trệ triền miên, một số biện pháp
kích cầu đã được thực hiện nhằm vực dậy nền kinh tế Nhật Bản song nền kinh tế vẫn tiếp
tục trì trệ. Các chuyên gia kinh tế phê phán BOJ đã không thực hiện chính sách tiền tệ
hợp lý và đó là một trong những nguyên nhân gây ra thập kỷ mất mát của nước này. BOJ
đã chậm trễ trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ (giảm lãi suất). Đến khi quyết định
giảm lãi suất thì lại không đủ mức; thậm chí còn vội vàng nâng lãi suất khi nền kinh tế có
dấu hiệu hồi phục vào cuối năm 1993. Đến mùa hè và thu năm 1995, lãi suất ngắn hạn từ
mức trên 2% xuống còn 0,4~0,5%. Khi kinh tế Nhật Bản lại rơi vào suy thoái từ đầu năm
1997, Ngân hàng Nhật Bản đã không còn khả năng giảm lãi suất. Từ năm 1998, nền kinh
tế chính thức rơi vào trạng thái giảm phát. Đầu tư và tiêu dùng tư nhân bắt đầu giảm càng
làm cho khoảng cách giữa tổng cầu và tổng cung càng tăng. Giảm phát càng nghiêm
trọng hơn, và đây chính là "bẫy giảm phát" mà Nhật Bản mắc phải. Cung tiền ở Nhật Bản
lên cao xuống thấp rất bất thường, nhưng lãi suất ngắn hạn thì có xu hướng bị cố định.
Chính sách tiền tệ như vậy của Ngân hàng Nhật Bản là "chính sách tiền tệ đơn điệu", chỉ
biết làm cho cung tiền bằng cầu tiền để giữ tỷ lệ lạm phát khỏi tăng, chứ không chịu quan
tâm đến những mục tiêu tổng quát hơn như là mức tăng trưởng GDP (theo Iwata).
BOC
Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra đại suy thoái, dẫn đến tỷ lệ thất

nghiệp gia tăng đáng kể tại Canada.

Năm 2013, phần lớn kinh tế Canada đã ổn định, song
8
quốc gia vẫn gặp khó khăn do tăng trưởng thấp, tính nhạy cảm với cuộc khủng hoảng
Eurozone và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn bình thường. Thống đốc Ngân hàng trung ương
Canada cho biết việc duy trì một mức lãi suất thấp là cần thiết để giúp ngăn chặn nguy cơ
giảm phát, nhân tố có thể gây ra một hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Canada.
Thống đốc BOC Stephen Poloz cho hay chính sách tiền tệ hiện nay của ngân hàng này là
nhằm mục đích chống lại nguy cơ lạm phát giảm hơn nữa so với mục tiêu. Theo ông
Poloz, tình trạng giảm phát có thể sẽ tiếp tục kéo dài trong vài năm nữa, trước khi quay
trở lại mục tiêu 2% do BOC đặt ra và một chính sách tiền tệ phù hợp là rất cần thiết.
Trong đánh giá chính sách tiền tệ mới nhất của BOC, ngân hàng này dự báo nền kinh tế
của Canada sẽ đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay (2014) và 2,6% trong năm 2015.
Lạm phát có thể sẽ được kiểm soát và quay trở lại với mục tiêu 2% vào cuối năm 2015.
Qua cách phản ứng của Ngân hàng trung ương các nước đối với các giai đoạn ta có
thể nhận thấy vai trò rất quan trọng trong việc điều hành kinh tế của nó. Nếu NHTW thực
hiện các chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu cá nhân (khủng hoảng 1930 nổ ra ở Mỹ)
hay các chính sách không hiệu quả (Thập kỷ mất mát ở Nhật Bản) sẽ đưa nền kinh tế rơi
vào tình trạng khủng hoảng. Mặt khác, nếu có được chính sách hợp lý, thận trọng (chính
sách tiền tệ của Canada) sẽ giúp cho nền kinh tế dẫn phục hồi và lấy lại mục tiêu tăng
trưởng.
2.3 Cấu trúc tổ chức
Mô hình hoạt động của FED, BOC, BOJ
FED
9
Hình 1: Mô hình hoạt động của FED
BOC
Hội đồng quản trị



1 Thống đốc 1 Phó thống đốc 12 giám đốc độc lập



Phát triển kinh tế
Canada
Ủy ban chính sách
tiền tệ
Bốn bộ phận
kinh tế của
BOC


Phát triển kinh tế
quốc tế

Ổn định tài chính

Thị trường tài
chính
Hình 2: Mô hình hoạt động của BOC
BOJ
10
Hình 3: Mô hình hoạt động của BOJ
So sánh cấu trúc hoạt động của FED, BOC, BOJ
Chỉ tiêu FED BOC BOJ
Những
người
đứng

đầu ngân
hàng
trung
ương
- Tại FED là Hội đồng
thống đốc bao gồm 7
thành viên do Tổng
thống bổ nhiệm và
Thương viện phê
chuẩn.
- Tại BOC là hội đồng
quản trị gồm 14 thành
viên và được sự chấp
thuận bởi Chính phủ.
Tuy nhiên Bộ trưởng
bộ tài chính không có
quyền bỏ phiếu cho các
thành viên trong hội
đồng
- Tại BOJ là Hội đồng
chính sách bao gồm 9
thành viên được bổ nhiệm
nội các, phụ thuộc vào sự
chấp nhận của Thượng
viện và Hạ viện
11
Nhiệm
kỳ của
hội đồng
- Mỗi thành viên có

nhiệm kỳ cố định 14
năm-dài gấp đôi so với
nhiệm kỳ tối đa 8 năm
của Tổng thống Mỹ- và
trên thực tế là không
được gia hạn
- Để đảm bảo tính đại
diện thì không có hai
thành viên của được
phép đến từ cùng 1
vùng.
- Chủ tịch FED có
nhiệm kỳ 4 năm và có
thể được gia hạn.
Nhiệm kỳ 4 năm này sẽ
có 2 năm trùng với
nhiệm kỳ của Tổng
thống Mỹ đương nhiệm
và 2 năm trùng với
nhiệm kỳ của Tổng
thống tiếp sau đó. Có
điều đặc biệt là khi một
chủ tịch mới được chọn
thì chủ tịch cũ tự rút ra
khỏi Hội đồng ngay cả
khi chưa hết nhiệm kỳ
thành viên 14 năm,
điều này nhằm đảm bảo
tính độc lập cho cương
vị chủ tịch FED.

- Nhiệm kỳ của Thống
đốc và phó Thống đốc
là 7 năm.
- Các giám đốc được
bổ nhiệm bởi bộ trường
bộ tài chính với sự
chấp thuận của nội các,
nhiệm kỳ 3 năm.
- Các thành viên hội đồng
sẽ có nhiệm kỳ là 5 năm.
12
Tổ chức
hoạt
động
- Có thể nói cấu trúc
của Fed rất khác biệt so
với các NHTW khác. Ở
Fed tồn tại 4 cấp: Hội
đồng Thống đốc, Ủy
ban Thị trường mờ
(FOMC), 12 ngân hàng
chi nhánh và các ngân
hàng thành viên khác
nhỏ hơn.
- Hội đồng Thống đốc
là bộ phận chịu trách
nhiệm về phần lớn các
chính sách tiền tệ.
- Cấp tiếp theo là
FOMC. FOMC thực

hiện các nghiệp vụ trên
thị trường mở.
- 12 ngân hàng chi
nhánh có nhiệm vụ
thực hiện các nghiệp vụ
nhỏ nhặt hơn. Mỗi ngân
hàng có một chủ tịch và
kiểm soát hàng nghìn
ngân hàng thành viên
trong khu vực đó.
- Hội đồng quản trị sẽ
bầu ra hội đồng cấp cao
và hội đồng này cùng
với các thành viên của
hội đồng tư vấn sẽ đưa
ra các quyết định về
chính sách
- Các thành viên trong hội
đồng quản trị sẽ bầu ra
một người làm chủ tịch.
- Các cuộc họp sẽ được tổ
chức một hay hai lần 1
tháng hay khi hơn 1/3 số
thành viên hội đồng thấy
cần thiết và yêu cầu chủ
tịch tổ chức cuộc họp.
- Các chính sách được
quyết định bằng cách bỏ
phiếu, khi số phiếu bằng
nhau thì chủ tịch là người

ra quyết định cuối cùng
13
Vị thế
chính trị
và vị thế
pháp lý
- FED có vị thế chính
trị rất cao tại Mỹ. Cùng
với thời gian, FED đã
tích lũy được một tài
sản vô giá đối với việc
điểu hành kinh tế vĩ
mô, đó là niềm tin thị
trường. Vì vậy mỗi lời
phát biểu của FED đều
có tác động to lớn tới
nền kinh tế vĩ mô và thị
trường tài chính tới gần
như mọi mặt của đời
sống kinh tế Mỹ. -
Vị thế pháp lý thì FED
là một ngân hàng tư
nhân và không thành
lập dựa trên đạo luật
nào của Mỹ.
- BOC có vị thế chính
trị thấp hơn so với FED
vì Bộ trưởng bộ tài
chinh vẫn có thể ban
hành chỉ thị cho BOC

thay đổi chính sách cụ
thể mà BOC phải tuân
theo
- Vị thế pháp lý: BOC
được thành lập bởi
chính phủ và hoạt động
dựa vào luật Ngân hàng
Canada và là Ngân
hàng trực thuộc Chính
phủ với 100% vốn nhà
nước.
- BOJ có vị thế chính trị
cao hơn BOC nhưng thấp
hơn so với FED. Vì BOJ
vẫn chịu sự chi phối của
Chính phủ Nhật Bản.
Phải duy trì quan hệ
thường xuyên với Chính
phủ nhằm "trao đổi" và
"chia sẻ" quan điểm về
chính sách.
- Vị thế pháp lý: BOJ
cũng có vị thế pháp lý
tương tự như BOC, BOJ
cũng được thành lập bởi
Chính phủ Nhật Bản. Sau
đó, BOJ trở thành Ngân
hàng trực thuộc Bộ Tài
Chính của Nhật Bản. Tuy
nhiên thì vốn của BOJ là

55% vốn nhà nước và còn
lại là tư nhân góp vào.
Bộ phận
ra quyết
định
chính
sách tiền
tệ
- Ủy ban thị trường mở
liên bang
- FOMC, bao gồm 12
thành viên: 7 thành
viên của Hội đồng
thống đốc, Chủ tịch
Ngân hàng dự trữ liên
bang tại NewYork, và 4
chủ tịch luân phiên của
11 Ngân hàng Dự trữ
liên bang còn lại
- Hội đồng cấp cao, nó
bao gồm Thống đốc,
Phó Thống đốc, và 4
giám đốc độc lập. Nó
có vai trò tương đương
với FOMC trong việc
ra các quyết định về
chính sách tiền tệ.
- Hội đồng chính sách
14
Trách

nhiệm
giải
trình,
minh
bạch
- Thông báo tức thì hay
sau một thời gian ngắn
thông qua FOMC.
- Có trách nhiệm giải
trình trước Quốc hội
- Các ngân hàng dự trữ
liên bang địa phương
phải có báo cáo hàng
tháng.
- Bên cạnh việc công
bố hệ thống thông tin
chính sách trên trang
web của mình, Quốc
hội còn yêu cầu FED
phải công bố tốc độ
tăng trường các số đo
cung tiền, đồng thời
phải giải thích tính
tương thích của những
mục tiêu này với các
mục tiêu kinh tế của
Chính phủ
- Lập báo cáo định kỳ
và công bố rộng rãi
trên website của ngân

hàng về các chính sách
tiền tệ, hệ thống tài
chính. BOC còn cung
cấp các mục tiêu và
định hướng chính sách
của ngân hàng trong
một vài năm kế tiếp.
- Thông báo ngay lập tức
sau khi cuộc họp về chính
sách tiền tệ
- Tổ chức họp báo (lịch
trình vào lúc 3h30 chiều)
- Sau đó là công bố rộng
rãi tới công chúng (thông
thường là trong 1 tháng
sau đó, kể từ 3 ngày sau
cuộc họp về chính sách
tiền tệ)
- Công bố báo cáo hàng
tháng của Hội đồng chính
sách - Báo cáo
thường kỳ nửa năm 1 lần
cho quốc hội
Thực thi
các
chính
sách tiền
tệ
- Tập trung (tổ chức
thực hiện bởi FED)

- Tập trung - Tập trung
15
Tính độc
lập
- FED là NHTW có
mức độ độc lập cao
nhất thế giới. FED độc
lập rất cao về nhân sự
và chính sách. Về mặt
tài chính, FED cũng có
tính độc lập rất cao. Lợi
nhuận tài chính của
FED thường rất cao, và
khoản lợi nhuận này đủ
để giúp FED có vị thế
thuận lợi hơn hẳn so
với các cơ quan chính
phủ khác do ngân sách
của FED không phải đi
qua một trình tự phức
tạp, mang nặng tính
chính trị do Quốc hội
kiểm soát.
- Mục tiêu chính sách
tiền tệ và mục tiêu lạm
phát được lập ra bởi
BOC và chính phủ, do
đó BOC có ít mục tiêu
độc lập hơn so với FED
- Đạo luật BOJ ra đời đã

đưa ra mục tiêu độc lập
cho BOJ. Trong các cuộc
họp, chính phủ có thể cử
hai đại diện của mình tới
tham dự nhưng họ không
có quyền biểu quyết, mặc
dù họ có quyền yêu cầu
trì hoãn các quyết định về
chính sách tiền tệ.
- Bộ Tài chính cũng mất
đi quyền lực của mình
trong việc giám sát nhiều
hoạt động của BOJ, đặc
biệt là việc từ bỏ các quan
chức cấp cao.
- Tuy nhiên, Bộ tài chính
vẫn có thể kiểm soát một
phần ngân sách của Ngân
hàng mà không liên quan
đến chính sách tiền tệ,
điều này làm giới hạn sự
độc lập của BOJ ở một
mức độ nào đó.
- BOJ còn có sự độc lập
về nhân sự khi mà các
nhân viên trong văn
phòng hội đồng đều do
Thống đốc và Phó thống
đốc tuyển chọn
16

3. Kết luận
Will Rogers, một nhà văn hài hước người Mỹ đã vui tính tổng kết: “Có ba phát
minh vĩ đại từ khi bắt đầu sự sống của loài người: lửa, bánh xe và Ngân hàng Trung
ương”. Qua bài phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy đúng là như vậy. Nhiệm vụ
ban đầu của NHTW không phải là việc thực thi chính sách tiền tệ hay hỗ trợ hệ thống
ngân hàng trung gian mà chỉ đơn giản là tài trợ cho chi tiêu của chính phủ. Hậu quả là
các cuộc khủng hoảng diễn ra khá thường xuyên. Thời kỳ các NHTW được gọi là bước
vào thời kỳ NHTW hiện đại chính là từ khi hoạt động của các NHTW tập trung chức
năng, quyền lực tối cao vào việc thực thi chính sách tiền tệ. Hoạt động điều tiết và
những quyết sách đúng đắn của NHTW sẽ đưa nền kinh tế đất nước đi vào tăng trưởng
và ổn định nhưng ngược lại, các sai lầm trong những quyết định của NHTW cũng có
thể đưa nền kinh tế đất nước bước vào thời kỳ trì trệ và khủng hoảng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Vũ Thành Tự Anh, Xây Dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại
2. Lê Thị Thu Thủy, Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương các nước và
những gợi ý về triển vọng hiến định ở Việt Nam
3. Dieter Gerdesmeier, Francesco Paolo Mongelli and Barbara Roffia, The
Eurosystem, the Federal reserve and the Bank of Japan – Similarites and
Differences, 2007
4. />5. />6. />7. />

×