Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh doanh.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.08 KB, 8 trang )

Câu 1: Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh
doanh. Lấy thực tế một số doanh nghiệp để minh chứng.
Trả lời: Nội dung kiến thức thuộc chương 2: Triết lý kinh doanh.
1. Phân tích vai trò định hướng hoạt động kinh doanh của triết lý kinh doanh:
Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn thành
công của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh có vai trò:
+ Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của một doanh nghiệp. Đảm
bảo nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Định rõ mục đích của doanh
nghiệp và dịch chuyển các mục tiêu này thành mục tiêu cụ thể.
+ Nội dung triết lý kinh doanh rõ ràng là điều kiện hết sức cần thiết để thiết
lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả. Một kế
hoạch mang tính chiến lược bắt đầu với một sứ mệnh kinh doanh đã được xác
định một cách rõ ràng. Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ qua bản sứ mệnh) được
chuẩn bị kĩ được xem như bước đầu tiên trong quản trị chiến lược.
+ Triết lý kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn phân phối của nguồn
lực tổ chức. Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một yếu tố môi trường
bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh,
marketing, tài chính và quản trị nhân sự. Mỗi bộ phận chuyên môn hay tài vụ
này phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh cảu công ty để đề ra mục tiêu của bộ
phận mình.
Vai trò định hướng kinh doanh của triết lý kinh doanh được khái quát qua
những bước sau:
• Bước 1: Xác định sữ mệnh và các mục tiêu của tổ chức.
• Bước 2: Phân tích các đe dọa và cơ hội của thị trường.
• Bước 3: Đánh giá những điểm mạnh và yếu của tố chức.
• Bước 4: Xây dựng các chiến lược đã lựa chọn.
• Bước 5: Triển khai kế hoạch chiến lược.
• Bước 6: Triển khai kế hoạch chiến lược.
• Bước 7: Triển khai và đánh giá kết quả.
• Bước 8: Lặp lại quá trình hoạch định.


Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vốn rất phức tạp và biến đổi
không ngừng. Để tồn tại được doanh nghiệp cần có tính mềm dẻo, linh hoạt và
hơn thế nữa, muốn phát triển được lâu dài , nó cần thêm năng lực chủ động kinh
doanh với tính khôn ngoan sáng suốt. Tính định tính, sự trừu tượng cảu triết lý
kinh doanh cho phép doanh nghiệp có sự linh hoạt nhiều hơn trong việc thích
nghi với môi trường đang thay đổi và các hoạt động bên trong. Nó tạo ra sự linh
động trong việc thực hiện, sự mềm dẻo trong kinh doanh. Nó chính là một hệ
thống tạo nên cái “dĩ bất biến ứng vạn biến” của doanh nghiệp.
Theo Peter và Waterman, chính triết lý kinh doanh mang tính định tính làm
cho các công ty thành công hơn về tài chính so với những mục tiêu định lượng
( lợi nhuận, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, chỉ tiêu tăng trưởng) nó bù đắp cho chỗ
yếu chỗ bất lực của cơ cấu tổ chức, của kế hoạch trước những cơ hội xuất hiện
tình cờ khó đoán trước và không thể dự đoán chính xác.
Triết lý kinh doanh có vai trò định hướng, là một công cụ để hướng dẫn cách
thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của công doanh nghiệp. Nếu thiếu một
triết lý kinh doanh có giá trị thì chẳng những tương lai lâu dài của doanh nghiệp
có độ bất định cao mà ngay trong việc lập kế hoạch chiến lược và dự án kinh
doanh của nó cũng rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa
các tầng lớp, bộ phận của tổ chức doanh nghiệp. Sự trung thành với triết lý kinh
doanh còn làm cho nó thích ứng với các nền văn hóa khác nhau ở các quốc gia
khác nhau đem lại thành công cho các doanh nghiệp.
2. Lấy thực tế một số doanh nghiệp để chứng minh.
Triết lý kinh doanh của công ty IBM với mục đích: “đứng đầu thị trường về
khoa học kĩ thuật của sản phẩm” nên nó cần một bầu không khí văn hóa sáng tạo
để nuôi dưỡng thúc đẩy sáng kiến mới.
Công ty này cấn đào tạo cho nhân viên có kỹ năng khoa học kỹ thuật cao để
nuôi dưỡng và phát triển kỹ thuật cao. Do đó cần phải có chính sách lương bổng
và tiền thưởng phù hợp và động viên những nhân viên có năng suất lao động cao
nhất và có nhiều sáng tạo.
Câu 2: Hãy phân biệt hai khái niệm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp. Lấy ví dụ minh họa. Tại sao nói đạo đức kinh doanh là
sức mạnh cho trách nhiệm xã hội. Lấy ví dụ chứng minh.
Trả lời: Nội dung kiến thức thuộc phần chương 3: Đạo đức kinh doanh.
1. Phân biệt hai khái nệm đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của kinh
doanh
- Khái niệm đạo đức kinh doanh: đạo đức kinh doanh là tập hợp những
nguyên tắc, chuân mực có tác dụng điểu chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát
triển nhân viên, phát triển cộng đồng....theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội.
Hai khái niệm này thường bị sử dụng lẫn lộn tuy nhiên chúng có ý nghĩa
hoàn toàn khác nhau.
• Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực
và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại
bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong giới kinh
doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội, trong đạo đức
kinh doanh lại bao gồm những quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ
chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo qua trình đưa ra
quyết định của những tổ chức ấy.
• Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm đến
hậu quả của quyết định cuả tổ chức với xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện
những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể
hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.
2. Lấy ví dụ minh họa.

Công ty Coca – cola Việt Nam xử dụng vật liệu quá hạn sử dụng để sản xuất,
và đưa sản phẩm và tiêu thụ ngoài thị trường đây là hành động vi phạm đạo đức
kinh doanh.
Còn việc hành động xả nước thải chưa xử lý trực tiếp ra sông của công ty
Vedan là một hành động vi phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
3. Đạo đức kinh doanh là sức mạnh cho trách nhiệm xã hội.
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan hệ
chặt chẽ với nhau. Đạo đưc kinh doanh là trách nhiệm trong trách nhiệm xã hội
vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân
thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bắng chứng cho thấy trách nhiệm xã hội
bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan đến việc tăng lợi nhuận. Một cuộc khảo
sát cho thấy ba trong số bốn khách hàng từ chối mua sản phấm của một số doanh
nghiệp cho biết: đạo đức của doanh nghiệp cũng được coi là lý do quan trọng
giải thích tại sao khách hàng tránh không mua san phẩm của doanh nghiệp đó.
Một nghiên cứu nhận thấy rằng trách nhiệm xã hội góp phần vào sự tận tụy của
nhân viên và sự trung thành của khách hàng – những mối quan tâm chủ yếu của
bất cứ doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi các công ty có mối
quan tâm đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh của mình thì trách
nhiệm xã hội mới như một quan niệm mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra
quyết định hằng ngày được.
Mặt khác các vụ tranh cãi về các vấn đề dạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức
thường được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự. Với tư cách là
một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp luôn
phả tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi mong muốn của xã
hội. Khó khăn trong các quyết định không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích
cần được tôn trọng, mà còn cân đối, hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần lợi
ích riêng và lợi nhuân. Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần
có những quy tắc riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách
nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn trách nhiệm xã hội.
4. Lấy ví dụ chứng minh.

Muối i-ốt của Unilever đã nhanh chóng chiếm 35% thì trường Ấn Độ vì đã
gắn kết sản phẩm với sức khoẻ cộng đồng.
Sự kiện công ty Vedan xả 5000m3 chất thải thô chưa qua xử lý/ ngày xuống
sông Thị Vải gây sự phẫn nộ rất lớn đối với người tiêu dùng, hàng loạt khách
hàng đã quyết định tẩy chay hàng của công ty Vedan vì lý do trên. Đây là hành
động vị phạm nghiêm trọng trách nhiệm xã hội của công ty Vedan, xuất phát từ
đạo đức kinh doanh kém, đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu.
Câu 3: Ngày 7/7/2005 Đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực
phẩm bắt đầu tiến hành kiểm tra tại Coca-cola Việt Nam. Khi đến kho nguyên
liệu Đoàn phát hiện thấy tất cả nguyên vật liệu mà công ty đang dùng để sản
xuất đã hết hạn sử dụng được 3 tháng so với những hướng dẫn về hạn sử dụng
trên các thùng đựng nguyên vật liệu. Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty Coca-cola
Việt Nam đã thanh minh rằng việc nguyên vật liệu quá hạn là “bị oan” do quá

×