Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng: BOK, MAS, SBV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.09 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

MÔN NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TIỂU LUẬN
Tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng: BOK, MAS, SBV

GVHD: TS. HOÀNG CÔNG GIA KHÁNH
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2014
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu

1
Chương 1. Thực trạng mô hình tổ chức giám sát ngân hàng tại Hàn Quốc,
Singapore và Việt Nam

2
1.1. Tổ chức giám sát Ngân hàng tại Hàn Quốc

2
1.1.1. Lịch sử hình thành

2
1.1.1.1. Trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998.

2
1.1.1.2. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998


2
1.1.1.3. Sau khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008

3
1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Hàn Quốc

3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của FSS

4
1.1.4. Mục tiêu giám sát của FSS

6

16
1.2. Tổ chức giám sát Ngân hàng tại Singapore

6
1.2.1. Lịch sử hình thành

6
1.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Singapore

7
1.2.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của MAS

7
1.2.4. Mục tiêu giám sát của MAS

10

1.3. Tổ chức giám sát Ngân hàng tại Việt Nam

10
1.3.1. Lịch sử hình thành

10
1.3.2. Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Việt Nam

10
1.3.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

11
1.3.4. Mục tiêu giám sát của

11
Chương 2. Đối sánh ba mô hình giám sát ngân hàng

12
2.1. Đặc điểm chung

12
16
2.2. Đặc điểm riêng

12
2.2.1. Lực chọn mô hình tổ chức giám sát

12
2.2.2. Lựa chọn cơ quan giám sát


13
2.2.3. Mức độ can thiệp của Chính phủ

14
Chương 3. Kết luận và đề nghị

15
Tài liệu tham khảo

16
16
Lời mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ, vấn đề giám sát tài chính nói
chung và giám sát ngân hàng nói riêng nhận được quan tâm từ các nhà nghiên cứu và các
nhà hoạch định chính sách. Theo World Bank, hệ thống tài chính ổn định là nền tảng cho
sự phát triển kinh tế, giảm nghèo đói ở các nước đang phát triển. Qua đó, nhận thấy muốn
nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường hệ thống tài chính phải có hệ thống giám sát tài
chính vững mạnh. Các nước đang phát triển hiện nay trong đó có Việt Nam phải đối mặt
với những trở ngại như: chuẩn mực kế toán yếu kém, không minh bạch thông tin tài
chính, thị trường nghèo nàn… gây khó khăn trong việc giám sát thị trường, thực thi hành
chính và pháp lý. Do đó mục tiêu của bài viết này là phân tích đối sánh mô hình tổ chức
giám sát tài chính tại Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam. Từ đó, rút ra kinh nghiệm trong
việc tổ chức giám sát ngân hàng tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của mô hình tổ chức giám sát tài chính, đồng thời đưa
ra một số đề nghị về mô hình tổ chức hoạt động giám sát ngân hàng tại Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình tổ chức giám sát ngân hàng tại Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam.
4. Câu hỏi nghiên cứu

- Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam áp dụng mô hình tổ chức hoạt động giám sát tài
chính như thế nào?
- Sự khác biệt giữa các mô hình tổ chức hoạt động giám sát tài chính?
5. Nội dung nghiên cứu:
- Thực trạng mô hình tổ chức giám sát tài chính tại Hàn Quốc, Singapore, Việt
Nam.
- Đối sánh điểm giống và khác nhau giữa ba mô hình tổ chức giám sát tài chính.
- Một số giải pháp cho mô hình tổ chức giám sát ngân hàng tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu.
16
Chương 1: Mô hình tổ chức giám sát ngân hàng tại
Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam
1.1. Tổ chức giám sát ngân hàng tại Hàn Quốc
1.1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1.1. Trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998
Trước khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007, Hàn Quốc áp dụng mô hình tổ
chức giám sát chuyên ngành.
Hình 1: Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Hàn Quốc trước năm 1998
Nguồn: Thu thập của học viên
Khi khủng hoảng xảy ra, Chính phủ Hàn Quốc cho rằng hệ thống giám sát hiện tại
không có sự liên kết chặt chẽ giữa các Ban giám sát, không chuyên môn hóa, lỏng lẻo
trong hoạt động dẫn đến khủng hoảng. Do đó, Hàn Quốc nhờ có sự giúp sức của IMF đã
tiến hành cải cách hệ thống giám sát tài chính.
1.1.1.2. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998
Năm 2008, Hàn Quốc có bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử cải cách hệ thống giám
sát tài chính. Việc thành lập Ủy ban giám sát tài chính có chức năng ban hành các quy
định về giám sát toàn bộ các định chế tài chính trong nền kinh tế.
Hình 2: Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Hàn Quốc sau năm 1998
Nguồn: Tổng hợp của học viên

Bank of
Korea
Financial
Supervisor
y
Service
Korea
Deposit
Insurance
Corporation
Ministry of
Finance &
Economy
Securities
& Future
Commissio
n
Financial
Supervisor
y
Commissio
n
16
Bên cạnh đó, Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai cùng với Dịch vụ giám
sát tài chính cũng được thành lập. Đây là cánh tay đắc lực của Ủy ban giám sát tài chính,
trực tiếp giám sát các hoạt động của thị trường.
Dịch vụ giám sát tài chính (FSS) được thành lập bằng cách hợp nhất 4 cơ quan
giám sát là: Cơ quan giám sát Ngân hàng; Ban Kiểm soát Chứng khoán; Ban Kiểm soát
Bảo hiểm; Cơ quan giám sát phi ngân hàng.
1.1.1.3. Sau khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008

Năm 2008, Hàn Quốc nhận thấy rủi ro trong hoạt động của các tập đoàn tài chính
đa quốc gia nên đã tiến hành điều chỉnh mô hình tổ chức giám sát tài chính . Năm 2008,
Ủy ban Giám sát tài chính đã tách ra làm hai phần chính: một là thành lập Ủy ban dịch vụ
tài chính (FSC) và hai là sát nhập vào Bộ Tài chính kinh tế tạo thành Bộ Chiến lược và
tài chính. Như vậy, hệ thống giám sát tài chính của Hàn Quốc hiện nay bao gồm Ủy ban
dịch vụ tài chính, Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai, Dịch vụ giám sát tài chính.
1.1.2. Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Hàn Quốc
Hiện nay Hàn Quốc đang áp dụng mô hình một cơ quan giám sát hợp nhất tập
trung. Trong đó, Ủy ban dịch vụ tài chính, Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai
hướng dẫn và giám sát hoạt động thực thi giám sát của Dịch vụ giám sát tài chính. Dịch
vụ giám sát tài chính chịu trách nhiệm giám sát ba mảng chính là Tập đoàn và bảo hiểm,
Ngân hàng và tổ chức Phi ngân hàng, Thị trường vốn.
Hình 3: Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Hàn Quốc hiện nay
Nguồn: Tổng hợp của học viên
Bank of
Korea
(BOK)
Financial
Supervisor
y
Service
(FSS)
Korea
Deposit
Insurance
Corporation
(KDIC)
Ministry of
Strategy
and Finance

(MOSF)
Coordinatio
n and
Insurance
Banking
And
Non-
banking
Capital
Market
Securities
& Future
Commission
(SFC)
Financial
Services
Commission
(FSC)
16
 Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC): thành lập ngày 03 tháng 3 năm 2008.
Nhiệm vụ chính của FSC là ban hành các chính sách quản lý giám sát tài chính, giải
quyết các vấn đề tài chính quan trọng và giám sát hoạt động của Ủy ban chứng khoán và
hợp đồng tương lai, Dịch vụ giám sát tài chính.
 Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai (SFC): thành lập tháng 4 năm 1998.
Ủy ban chứng khoán và hợp đồng tương lai có nhiệm vụ như sau: Điều tra các giao
dịch không công bằng trong thị trường chứng khoán và hợp đồng tương lai; Lập chuẩn
mực kế toán và tiến hành kiểm toán khi có nhu cầu điều tra; Quản lý, theo dõi và giám sát
thị trường chứng khoán và hợp đồng tương lai trong phạm vi quyền hạn cho phép từ
FSC; Nhiệm vụ khác giao cho SFC theo pháp luật hoặc các quy định khác có liên quan.
 Dịch vụ giám sát tài chính (FSS): thành lập ngày 02 Tháng 1 năm 1999.

Nhiệm vụ của FSS bao gồm: Kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh
của các định chế tài chính được quy định trong Đạo luật về việc thành lập các tổ chức
giám sát tài chính; Xử phạt theo Luật định khi có hành vi vi phạm pháp luật; Hỗ trợ trong
việc thực hiện nhiệm vụ của FSC và SFC; Nhiệm vụ khác giao cho FSS theo pháp luật
hoặc các quy định khác có liên quan.
Dịch vụ giám sát tài chính (FSS) là cơ quan giám sát độc lập. Ngân hàng trung
ương Hàn Quốc, Bộ Chiến lược và tài chính, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc
khi có nhu cầu về hoạch định chiến lược tài chính thì yêu cầu FSC cung cấp thông tin,
hoặc sẽ cử người cùng FSC và FSS thực hiện thu thập dữ liệu về giám sát cần thiết.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Bộ Chiến lược và tài chính, Tổng công ty Bảo
hiểm tiền gửi Hàn Quốc đưa ra các chính sách quản lý hoạt động của các định chế tài
chính. Khi có nhu cầu thông tin về tình hình giám sát trong nước để phục vụ cho việc
soạn thảo văn bản luật thì các đơn vị này yêu cầu FSC và FSS cung cấp tài liệu hoặc sẽ
cử người cùng FSS khảo sát số liệu cần thiết. Tuy nhiên không trường hợp FSC và FSS
cho rằng lý do yêu cầu thông tin của các đơn vị này không phù hợp với nguyên tắc bảo
mật thì FSC và FSS có quyền từ chối.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của FSS
Đội ngũ lãnh đạo
Cơ cấu tổ chức của Dịch vụ Giám sát Tài chính bao gồm: một Thống đốc, ba Phó
Thống đốc, chín Trợ lý Thống đốc, và một Giám đốc điều hành kiểm toán.
16
Thống đốc Dịch vụ giám sát tài chính do Tổng thống bổ nhiệm. Các Phó Thống đốc
và Trợ lý Thống đốc của Dịch vụ Giám sát tài chính được bổ nhiệm theo quyết định của
Chủ tịch FSC dựa trên đề nghị của Thống đốc FSS. Giám đốc điều hành kiểm toán được
Tổng thống Hàn Quốc bổ nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Dịch vụ tài chính.
Nhiệm kỳ của Phó Thống đốc, trợ lý thống đốc và các kiểm toán viên là ba năm, và
mỗi người trong số họ có thể được bổ nhiệm lại chỉ một lần.
Hình 4: Cơ cấu tổ chức hoạt động giám sát của FSS
Nguồn: />Thống đốc có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm đối với toàn bộ nhân viên.
Phó Thống đốc, trợ lý thống đốc, kiểm toán viên, và người lao động không tham

gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận khác hơn nhiệm vụ của mình, và không
giữ chức khác mà không có sự chấp thuận từ người có thẩm quyền bổ nhiệm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức danh đều được phân chia rõ ràng.
Cơ cấu tổ chức giám sát
FSS giám sát phân theo ba mảng chính là: Tập đoàn và Bảo hiểm, Ngân hàng và tổ
chức phi ngân hàng, Thị trường vốn. Tất cả đều có chức năng cụ thể và phối hợp chặt chẽ
với nhau trên toàn hệ thống giúp cho Hàn Quốc có thể giám sát các định chế tài chính đa
ngành nghề. Ta cũng có thể thấy đối tượng giám sát của FSS rất đa dạng cụ thể như:
- Tổ chức tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và đại lý chuyển giao.
- Công ty quản lý tài sản và các công ty tư vấn đầu tư, công ty ủy thác.
- Ngân hàng Thương mại, ngân hàng tiết kiệm tương hỗ và Liên đoàn các Ngân
hàng tiết kiệm, ngân hàng công đoàn và Liên đoàn Liên minh tín dụng quốc gia
- Công ty chuyên ngành tài chính tín dụng, hợp tác xã kinh doanh tín dụng.
16
- Đại lý Hợp đồng tương lai theo Luật Thương mại tương lai.
- Các lĩnh vực kinh doanh tín dụng của Liên đoàn Quốc gia Thủy sản Hợp tác xã
- Căn cứ các quy định của hành vi khác và các đạo luật cấp dưới.
- Cá nhân tham gia vào hoạt động tài chính theo quy định của Nghị định tổng thống.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu khi có một văn
phòng riêng do chính Thống đốc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết các quyền lợi của người gửi
tiền, nhà đầu tư nhỏ lẻ khi khủng hoảng xảy ra. Việc làm này cũng đem lại lòng tin cho
dân chúng đối với chính phủ Hàn Quốc.
1.1.4. Mục tiêu giám sát của FSS
Củng cố tính hợp lý của trật tự tín dụng, góp phần phát triển kinh tế.
Duy trì sự công bằng của giao dịch tài chính, đảm bảo tính minh bạch và công
khai trong hoạt động tài chính.
Bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch tài chính.
1.2. Tổ chức giám sát ngân hàng tại Singapore
1.2.1. Lịch sử hình thành
Trước năm 1970, các chức năng tiền tệ khác nhau sẽ phải kết hợp với ngân hàng

trương ương tương ứng với các phòng ban của chính phủ.
Cùng với phát triển kinh tế, môi trừơng tài chính ngân hàng ngày càng phức tạp đòi
hỏi phải có mô hình giám sát quản lý phù hợp để cho thị trường tiền tệ phát triển. Do đó,
năm 1970, Quốc hội Singapore đã thông qua Luật quản lý tiền tệ dẫn đến sự ra đời của Cơ
quan quản lý tiền tệ (MAS) vào ngày 01/01/1971, đóng vai trò như ngân hàng trung ương
của Singapore. Thông qua đạo luật này (MAS Act), MAS được ủy quyền hoạt động như một
ngân hàng và là cơ quan đại diện tài chính của Chính phủ, nhằm giám sát và thúc đẩy ổn
định tiền tệ, tín dụng và chính sách ngoại hối có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tháng 04/1977, MAS thêm chức năng quản lý ngành bảo hiểm. Và tháng 09/1984,
MAS được chuyển giao quản lý thêm lĩnh vực chứng khoán.
Hiện nay, MAS đảm nhận chức năng giám sát, quản lý và điều hành các đạo luật
khác nhau liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và các lĩnh vực tài
chính nói chung. Sau khi sáp nhập với Ban Ủy Viên tiền tệ vào ngày 01 Tháng 10 năm
2002 , MAS cũng đã thừa nhận chức năng phát hành tiền tệ.
16
1.2.2. Mô hình tổ chức hoạt động tài chính Singapore
Singapore có cấu trúc quản lý tài chính hợp nhất, cơ quan quản lý tiền tệ có quyền
điều hành lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm.
Hình 5: Mô hình quản lý hệ thống tài chính Singapore

Nguồn:
Là cơ quan giám sát thống nhất tất cả lĩnh vực dịch vụ tài chính, MAS chỉ đạo giám
sát dựa trên rủi ro của các định chế tài chính. Điều này bao gồm việc cấp phép cho các
định chế tài chính cung cấp dịch vụ (đặc biệt là nhận tiền gửi), thiết lập các quy định và
chuẩn mực, các biện pháp xử lý các định chế, các nhân vi phạm.
MAS giám sát hệ thống tài chính để phát hiện các rủi ro tiềm năng, xu hướng mới
nổi để hướng dẫn và hỗ trợ các hoạt động quản lý cho các tổ chức tài chính.
MAS có trách nhiệm phải báo cáo thường niên cho Thủ tướng và Quốc hội trong
vòng sáu tháng kể từ kết thúc năm tài chính. MAS chịu trách nhiệm cuối cùng về chính
sách quản lý, giám sát, tiền tệ trước Quốc hội thông qua Bộ trưởng phụ trách MAS.

Do tầm quan trọng của khu vực tài chính, MAS được chính phủ ủng hộ và được
cung cấp các nguồn lực đầy đủ. Tuy nhiên cơ cấu trong Hội đồng quản trị của MAS làm
tăng khả năng ảnh hưởng chính trị trong hoạt động của nó. Bốn trong chín thành viên của
Hội đồng quản trị bao gồm Chủ tịch và Phó chủ tịch là Bộ trưởng và thành viên thứ 5 là
thư ký thường trực của Bộ tài chính. Làm tăng khả năng ảnh hưởng chính trị đến MAS.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của MAS
MAS được quản lý bởi Hội đồng quản trị (Board of Directions), chịu trách nhiệm
đối với các chính sách và quản lý chung công việc kinh doanh của MAS. Hội đồng quản
trị thiết lập định hướng chung cho MAS.
16
Hình 6: Cơ cấu tổ chức giám sát của Singapore
Nguồn: />Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các công việc được giao,
đồng thời báo cáo cho Hội đồng quản trị về hành động và quyết định của mình.
Ủy ban Kiểm toán (Audit Committee) cung cấp đánh giá độc lập về kiểm soát nội
bộ của MAS và xử lý báo cáo tài chính.
Ủy ban rủi ro (Risk Committee) thực hiện giám sát và hướng dẫn về quản lý rủi ro
tiềm năng và giám sát vĩ mô cho MAS và gửi đánh giá báo cáo cho Hội đồng quản trị.
Mô hình tổ chức giám sát của MAS có sự chuyên môn hóa cao về chức năng nhiệm
vụ giữa các phòng ban cũng như về nhân sự. Các mâu thuẫn tiềm ẩn hay hiện tại giữa bên
giám sát và bên phát triển sẽ được ban điều hành cấp cao giải quyết. Cụ thể:
Đối với lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm:
Vụ Ngân hàng giám sát việc cấp phép và quy định cho các ngân hàng, công ty tài
chính, các đại lý chuyển và đổi tiền tại Singapore. Giám sát thông qua quản trị doanh
nghiệp và quản lý rủi ro đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Cụ thể, Cục ngân hàng I giám sát
các nhóm ngân hàng địa phương được sát nhập và các ngân hàng nước ngoài. Cục ngân
hàng II giám sát các ngân hàng kinh doanh kết hợp bán lẻ và bán buôn, các công ty tài
chính, và các đại lý chuyển đổi tiền tệ. Cục Ngân hàng III giám sát các hoạt động ngân
hàng nói chung liên quan đến kinh doanh nguồn vốn và nhận tiền gửi.
16
Vụ Bảo hiểm giám sát và điều chỉnh các công ty bảo hiểm với mục tiêu chính là

bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm. Bằng cách tiếp cận rủi ro tập trung, giám sát
thận trọng và tiến hành giám sát thị trường của các công ty bảo hiểm.
Đối với thị trường vốn: chia làm bốn vụ, cụ thể:
Vụ giám sát các tổ chức trung gian thị trường vốn: chịu trách nhiệm tiếp nhận và
giám sát thị trường vốn trung gian, bao gồm các đại lý và môi giới chứng khoán tương
lai, các công ty quản lý quỹ, các công ty tư vấn tài chính.
Vụ giám sát các tổ chức trung gian đầu tư: chịu trách nhiệm tiếp nhận và giám sát
việc cấp phép và kinh doanh của các trung gian đầu tư, bao gồm quản lý quỹ, các Công ty
đầu tư tín thác bất động sản; và các cơ quan xếp hạng tín dụng.
Vụ giám sát Ứng xử thị trường: giám sát việc chào bán chứng khoán, ủy thác kinh
doanh, bất động sản đầu tư tín thác và đầu tư tập thể; giám sát các giao dịch mua lại và
sáp nhập. Nó cũng thi hành hình phạt dân sự đối với hành vi sai trái của thị trường.
Vụ giám sát Chính sách Thị trường và Cơ sở hạ tầng: giám sát thị trường và cơ sở
hạ tầng bao gồm cả trung ương và địa phương để đạt được kết quả công bằng cho người
gửi tiền, nhà đầu tư và người mua bảo hiểm.
Đối với việc giám sát thực thi chính sách, rủi ro đặc biệt
Vụ chính sách an toàn: bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng, công ty bảo hiểm và
công ty chứng khoán để thúc đẩy tài chính bền vững. Giám sát việc thực hiện theo các
tiêu chuẩn vốn của Basel III. Giám sát các chính sách về tín dụng nhà ở và tín dụng
không có tài sản bảo đảm Đánh giá chính sách của MAS về việc cấu trúc hệ thống ngân
hàng và tăng cường khung pháp lý cho các ngân hàng, công ty tài chính.
Vụ Quản lý các rủi ro đặc biệt: đánh giá các quy trình quản lý rủi ro và kiểm soát
của các tổ chức tài chính và hệ thống thanh toán. Đồng thời, giám sát các rủi ro vĩ mô của
tài chính và tìm giải pháp hiệu quả giải quyết rủi ro đó. Tập trung vào rủi ro tài chính và
nguy cơ công nghệ, quản lý kinh doanh; hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng.
Vụ giám sát kinh tế vĩ mô: xác định xu hướng mới nổi và các lỗ hổng giám sát và
đánh giá sự phát triển của G-3 và thị trường tài chính quốc tế. Nghiên cứu các chính sách có
liên quan đến quan hệ vĩ mô, rủi ro hệ thống và các vấn đề ổn định tài chính khác. Kết hợp
chặt chẽ với các cơ quan giám sát của MAS để đảm bảo ổn định tài chính vi mô và vĩ mô.
16

1.2.4. Mục tiêu giám sát của MAS:
- Ổn định hệ thống tài chính: Đây là mục tiêu hàng đầu của MAS.
- An toàn và lành mạnh các trung gian tài chính.
- Cơ sở hạ tầng tài chính an toàn và hiệu quả.
- Thị trường tài chính được tổ chức một cách công bằng, hiệu quả và minh bạch.
- Người gửi tiền được cung cấp đầy đủ thông tin và trao quyền.
1.3. Tổ chức giám sát ngân hàng tại Việt Nam:
1.3.1. Lịch sử hình thành:
Từ năm 1951 đến năm 1988: Hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ có một cấp từ trung
ương đến địa phương. Thanh tra ngân hàng chưa có đối tượng thanh tra.
Từ năm 1988 đến năm 1990: Thanh tra ngân hàng nhà nước nằm trong Vụ Kinh tế-
Kế hoạch ở NHTW và trong Phòng Kinh tế - Kế hoạch ở NHNN tỉnh thành phố
Từ năm 1990 đến năm 2010: Thanh tra ngân hàng nhà nước là tổ chức thanh tra
chuyên ngành về ngân hàng thuộc NHNN. Hệ thống tổ chức của Thanh tra NHNN như sau:
- Tại NHTW, tổ chức thành tra Ngân hàng trung ương là Vụ Thanh tra, bộ máy bao
gồm các phòng làm nhiệm vụ giám sát thường xuyên và thanh tra tại chỗ các TCTD, thực
hiện nhiệm vụ xét khiếu tố và các nhiệm vụ liên quan khác
- Tại các tỉnh, thành phố, là Phòng Thanh tra của Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
Từ năm 2010 đến nay: Tổ chức bộ máy của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng
thay thế cho Vụ Thanh tra NHNN
1.3.2. Mô hình tổ chức hoạt động giám sát của Việt Nam:
Theo Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 ngày 07/04/2014, cơ quan thanh
tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc Chính phủ.
Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham mưu, thanh tra và giám sát ngân
hàng; thực hiện phòng, chống rửa tiền.
Năm 2008, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ra đời, là một cơ quan có chức
năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trong điều phối hoạt động giám
sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm); giúp Thủ tướng
Chính phủ giám sát chung thị trường tài chính quốc gia.


quan
thanh
tra,
giám
sát NH
16
Hình 7: Mô hình tổ chức hoạt động giám sát của Việt Nam

(Nguồn: trích Tạp chí Phát triển và Hội nhập số tháng 5/2013)
1.3.3. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Cơ cấu tổ chức: bao gồm Vụ, Cục, Văn phòng tại trụ sở chính và các Cục Thanh
tra, giám sát ngân hàng đặt tại một số tỉnh, thành phố.
- Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thành lập đoàn
thanh tra, và tiến hành thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.
Hình 8: Cơ cấu tổ chức giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguồn: Thu thập của học viên
1.3.4. Mục tiêu giám sát:
- Bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng.
- Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
16
Chương 2. Đối sánh ba mô hình tổ chức giám sát ngân hàng
2.1. Đặc điểm chung
Ba mô hình tổ chức giám sát tài chính của Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam đều
hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính, đảm bảo quyền
lợi của người tiêu dùng, đảm bảo tính minh bạch và công khai trong hoạt động tài chính.
2.2. Đặc điểm riêng
2.2.1. Lựa chọn mô hình tổ chức giám sát
Ta nhận thấy trong ba nước nghiên cứu tồn tại hai loại mô hình tổ chức giám sát, đó

là: mô hình tổ chức giám sát hợp nhất (Hàn Quốc và Singapore) và mô hình tổ chức giám
sát chuyên ngành (Việt Nam). Do đó, nhóm đã nghiên cứu về hai loại mô hình này dựa
trên ba tiêu chí: an toàn và lành mạnh, chi phí cho các cơ quan thanh tra giám sát, chi phí
cho các đối tượng tham gia thị trường, cụ thể như sau:
Chỉ tiêu Tổ chức giám sát hợp nhất Tổ chức giám sát chuyên ngành
An toàn

lành mạnh
- Phù hợp với xu hướng mở rộng
phạm vi hoạt động các tổ chức tài
chính ra nhiều lĩnh vực chứng
khoán, bảo hiểm.
- Sớm phát hiện những lỗ hổng về
quy định giữa các lĩnh vực và khắc
phục.
- Có thể giải quyết “sự bất hòa”
phát sinh giữa các mục tiêu.
- Nâng cao trách nhiệm của cơ
quan giám sát, thống nhất minh
bạch và trách nhiệm hơn.
- Linh hoạt để đối phó với sự thay
đổi của thị trường tài chính.
- Đối với mục đích Giám sát xuyên
biên giới, dễ dàng được sự trợ giúp
của Quốc tế (một điểm để liên lạc).
- Nhiều cơ quan giám sát chuyên
ngành có thể học hỏi lẫn nhau và trao
đổi kinh nghiệm để ngày càng hoàn
thiện hơn.
- Có thể xảy ra xung đột mục tiêu

giữa các cơ quan giám sát chuyên
ngành với nhau, dẫn đến đùn đẩy
trách nhiệm trong việc giải quyết vấn
đề phát sinh trên thị trường.
Chi phí
cho các
cơ quan
- Hiệu quả trên quy mô: Quy mô
hoạt động của MAS, FSC và FSS
rất lớn, do đó chuyên môn hóa cao
- Có thể không đạt tính kinh tế theo
quy mô: do không tận dụng được về
nguồn lực và cơ sở hạ tầng
16
thanh tra
giám sát
hơn, tận dụng được các yếu tố đầu
vào -> Phù hợp với các nước nhỏ.
- Nắm bắt công nghệ thông tin trở
nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Hiệu quả hơn trong việc thu hút,
phát triển và giữ chân đội ngũ nhân
viên.
- Tính kinh tế theo phạm vi: sử dụng
nguồn lực tập trung để kiểm soát các
hoạt động đa dạng của tổ chức tài
chính.
- Tốn kém trong việc liên lạc, trao
đổi thông tin giữa các cơ quan giám
sát chuyên ngành

Chi phí
cho các
đối tượng
tham gia
thị trường
- Tạo sự thuận lợi liên lạc và dễ
dàng nắm bắt thông tin, các văn
bản pháp lý hơn cho các định chế
tài chính.
- Tuy nhiên mô hình giám sát hợp
nhất được trao quá nhiều quyền
hành, có thể dẫn đến những rủi ro
về lạm dụng quyền.
- Gây ra hoang mang trong việc thực
thi giữa các văn bản pháp lý chồng
chéo của các cơ quan chuyên ngành.
- Sự cải tiến trong công nghiệp ngân
hàng: Sự tồn tại nhiều cơ quan giám
sát có thể thúc đẩy sự cạnh tranh
giữa các cơ quan giám sát và dẫn
đến cải tiến hệ thống pháp lý,
phương thức điều hành.
2.2.2. Lựa chọn cơ quan giám sát (Ngân hàng trung ương có nên giám sát ngân
hàng?):
Trong ba nước nghiên cứu, nhóm nhận thấy rằng cơ quan giám sát của Singapore
(MAS) và Việt Nam (SBV) cũng chính là cơ quan quản lý (Ngân hàng trung ương). Cơ
quan giám sát tài chính của Hàn Quốc có sự tách biệt với cơ quan quản lý điều hành thị
trường (BOK). Do đó, nhóm tập trung phân tích ưu và nhược điểm của việc lựa chọn
Ngân hàng trung ương thực hiện giám sát ngân hàng.
16

Ưu điểm:
- Ngân hàng trung ương nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác về tình trạng và
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Đây chính là điều kiện tiên quyết để thực thi, xây
dựng chính sách tiền tệ. Kịp thời hỗ trợ, thực hiện chức năng là người cho vay cuối cùng.
Nhược điểm:
- Việc vừa giám sát vừa điều chính chính sách tiền tệ có thể dẫn đến lạm dụng
quyền lực, không khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của chính sách.
- Rủi ro danh tiếng: nếu ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm giám sát nhưng lại
để xảy ra một vụ phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng trung ương đó, đồng
thời chính sách tiền tệ có thể thất bại.
2.2.3. Mức độ can thiệp của Chính phủ
Tổ chức giám sát tài chính là “cánh tay đắc lực” của Chính phủ trong việc đảm bảo
minh bạch và ổn định hoạt động của các định chế tài chính trong nền kinh tế. Do đó, đánh
giá mức độ can thiệp của Chính phủ vào tổ chức giám sát tài chính rất quan trọng.
Tại Hàn Quốc, lãnh đạo của FSC, SFC và FSS đều không được gia nhập Đảng phái
chính trị hay tham gia bất kỳ hoạt động chính trị nào khác ngoài nhiệm vụ được giao tại
đơn vị công tác. Điều này được quy định tại Điều 7 của Đạo luật về việc thành lập các tổ
chức giám sát tài chính. Những quyết định của FSC, SFC và FSS đưa ra để giám sát tài
chính không bị ảnh hưởng bởi quyền lợi chính trị của Đảng phái nào mà dựa trên ý kiến
đồng thuận tại Quốc Hội. Do đó, có thể nói mô hình tổ chức giám sát của Hàn Quốc độc
lập với Chính phủ nước này.
Bên cạnh đó, tại Singapore và Việt Nam thì mức độ độc lập của tổ chức giám sát có
phần thấp hơn. Tại Việt Nam, các chính sách giải quyết Ủy ban giám sát tài chính quốc
gia đều dựa trên chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Luật do Quốc hội thông qua. Còn tại
Singapore thì MAS có khả năng tự đưa ra chính sách giải cứu thị trường nếu thấy cần
thiết mà không cần thông qua quyết định của Chính phủ.
16
Chương 3: Kết luận và đề nghị
Mô hình giám sát ngân hàng của SBV là mô hình giám sát chuyên ngành, trực
thuộc Ngân hàng nhà nước.

Mô hình giám sát của SBV có sự đổi mới căn bản, được quy định tại Nghị định
26/NĐ-CP ngày 07/04/2014 theo hướng bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong
chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương, phù hợp với xu hướng tập
trung hóa quản trị, điều hành về trụ sở chính của TCTD. Hướng tới thực hiện theo các
tiêu chuẩn về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel.
Mô hình này liệu có phù hợp với tình hình hiện nay? So sánh với các mô hình giám
sát của BOK, MAS, ta nhận thấy mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, không có
mô hình giám sát tài chính nào là tối ưu. Việc lựa chọn mô hình giám sát phụ thuộc vào
đặc điểm chính trị, thể thế và quản trị nhà nước của một quốc gia. Điều quan trọng hiện
nay là Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bắt kịp với sự thay đổi
của thị trường, giúp cho việc giám sát hiệu quả. Ngoài ra, cần có sự chia sẻ thông tin giữa
các cơ quan, tổ chức liên quan, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả giám sát, đảm
bảo được sự ổn định của hệ thống tài chính, là nền tảng cho sự ổn định nền kinh tế Việt
Nam
16
Tài liệu tham khảo
1. Dr. Lee Jang Yung (2007), “Korea’s Experience of Financial Supervision and
Financial Sector Examination”, presented at Financial Stability and Financial
Sertor Supervison: Lessons from the Past Decade and Way Forward, Japan, 2007.
2. Ts. Vũ Thành Tự Anh (2010), “Xây dựng Ngân hàng trung ương hiện đại”,
Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright.
3. FSS Handbook (2013)
4. Republic of Korea Act on the Establishment ETC of Financial Supervisory
organization (2003).
5. Ministry of Legislation (2002), Banking Act (Republic of Korea).
6. MAS (2013), “Monetary Authority of Singpapore Act”, Internet:
/>Papers.aspx
7. MAS (March 2013), “Broad and Senior Management”, Guidelines on Risk
Management Practices.
8. International Monetary Fund (2013), Detailed Assessment of Compliance-Basel

core principles for Efective banking supervision.
9. PGS. TS. Đoàn Thanh Hà và Phan Thị Thúy Diễm, “Lựa chọn mô hình giám sát
Ngân hàng, Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Chuyển động Chính
sách tiền tệ và Tài khóa, Số 10 (20) - Tháng 05-06/2013.
10.Nghị định số 26/2014/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát
ngành ngân hàng.
11.Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16.06. 2010
12.Nghị định 156/2013/NĐ-CP, ngày 11/11/2013, Cơ cấu tổ chức Ngân hàng nhà
nước Việt Nam.

×