Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong thời kỳ Cách mạng giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.41 KB, 2 trang )

Hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong thời kỳ Cách mạng giải phóng Miền
Nam, thống nhất Tổ quốc
Ngay sau khi Mỹ hất cẳng Pháp để xâm chiếm nước ta, công việc đầu tiên của Cách mạng là
cùng với việc chuyển quân tập kết, ta tiến hành ngay việc ”thu hồi tiền Việt Nam rút lui trận địa
tiền tệ miền Nam Việt Nam” thu đổi giấy bạc của ta phát hành ở Nam bộ và tiền tín phiếu phát
hành ở liên khu V (Trung bộ), nhằm mục đích bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ giá trị tiền ta,
giữ vững lòng tin của nhân dân đối với chính quyền cách mạng. Trong giai đoạn này “thời kỳ
chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt 1955 – 1964”, công tác tiền tệ ngoài việc thanh
lý tài sản của Nhà nước và thu hồi tín phiếu, còn phải làm tốt công việc quản lý thị trường tiền
tệ và vật giá khá phức tạp trong tình hình mới. Trong những tháng ngắn ngủi trước khi rút đi,
chính quyền cách mạng còn phải lo giúp đỡ nhân dân phục hồi sản xuất và đảm bảo sinh hoạt
bình thường ở những vùng bị địch càn quét và vùng bị thiên tai, tín dụng ngân hàng trong
những ngày cuối thời gian tập kết chuyển quân vẫn phải xuất vốn cho nông dân và ngư dân vay
để có lương ăn và mua lúa giống, trâu bò cày, lưới đánh cá, đặc biệt là để phục hồi ruộng bỏ
hoang hóa trong vành đai trắng. Việc làm này có tác dụng chính trị và kinh tế rất tốt, đã để lại
trong lòng nhân dân tình cảm sâu sắc đối với chính quyền cách mạng. Chính sách rút lui trận
địa tiền tệ đã có tác dụng để lại trong lòng nhân dân miền Nam những ấn tượng khá sâu sắc về
thời kỳ 9 năm ròng sống dưới chính quyền cách mạng. Đây đúng là một yếu tố vô cùng quan
trọng, động viên tinh thần đấu tranh bất khuất bền bỉ sau này trong sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước, thống nhất Tổ quốc.
Để có tiền chi tiêu trong giai đoạn này, ta phải sử dụng tiền Ngụy và các loại tiền khác kể cả
tiền Đô la Mỹ. Các tổ chức hối đoái, quản lý tiền đã được thành lập ở các khu, tỉnh cũng như
cấp miền, đã áp dụng nhiều hình thức linh hoạt kể cả phương pháp đổi chuyển khoản giữa các
ngân hàng. Ưu điểm lớn của chúng ta trên mặt trận tài chính, tiền tệ trong giai đoạn này là mỗi
địa phương đã biết rút kinh nghiệm của thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tự động tổ chức lạc
quyên ngay từ đầu để phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang để tiến hành cuộc
chiến tranh cách mạng.
Năm 1965, Trung ương cục miền Nam đã ra Nghị quyết XI (tháng 3) và Nghị quyết XII (tháng
12) nhằm ủng cố và tăng cường được Ban kinh tài các cấp từ miền đến tỉnh, huyện. Nhiều
chính sách mới được ban hành và được thi hành nghiêm túc, nhờ đó công tác kinh tế, tài chính,
ngân hàng đã góp phần hỗ trợ ba mũi đấu tranh chính trị, quân sự và binh vận giành thắng lợi


từng phần “chiến tranh Cục bộ”, tiến tới cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968, bắt buộc Mỹ
phải chấp nhận họp hội nghị Paris với ta.
Ta đặt chế độ đảm phụ nông nghiệp theo tỷ suất lũy tiến, hình thức này được tiến hành thu liên
tục ở tất cả các vùng nông thôn, đồng bằng và rừng núi giải phóng, kết hợp thu bằng hình thức
lạc quyên tự nguyện hoặc lạc quyên có hướng dẫn mức thu. Ngoài ra, Trung ương lại tăng
cường chi viện cho miền Nam bằng Đô la tiền mặt. Trong tình hình mới, Trung ương Cục chủ
trương chuẩn bị cho in để phát hành tiền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Ngành ngân hàng trong những năm đầu thành lập, nhưng đã điều vào miền Nam gần 500 cán
bộ ngân hàng để chuẩn bị cho công cuộc giải phóng miền Nam.
Từ 1969, chúng ta đã mở rộng thêm công tác Ngân khố, Tín dụng. Tổ chức Kho bạc được tổ
chức theo hệ thống dọc 4 cấp Trung ương (tức Kho bạc miền) khu, tỉnh và huyện để thực hiện
cấp phát chi tiền ngân sách và phát triển một số mặt nghiệp vụ ngân hàng như: thanh toán
chuyển khoản, cho vay phục vụ sản xuất.v.v... Ngân khố bắt đầu tổ chức công tác thanh toán
không dùng tiền mặt giữa ngân sách với đơn vị và giữa cơ quan với nhau. Công tác thanh toán
không dùng tiền mặt được tiến hành qua các tài khoản của các cơ quan mở tại ngân tín. Doanh
số thanh toán không dùng tiền mặt, ta đã dùng Séc định ngạch có bảo chí. Các hình thức thanh
toán trên mặc dù còn hạn chế đã bước đầu góp phần vào việc tăng cường quản lý tài chính
vùng căn cứ giải phóng miền Nam. Công tác ngoại hối có ý nghĩa đặc biệt đối với sự nghiệp
cách mạng ở miền Nam. Nhiệm vụ đổi Đô la để có tiền Sài gòn và tiền Ria Campuchia đáp ứng
cho nhu cầu chiến đấu nhất là trong giai đoạn cuối cùng nầy của cuộc cách mạng giải phóng
Miền Nam trở thành một nhiệm vụ nặng nề và phức tạp. Trong giai đoạn này ta đã phải mất đi
hàng trăm cán bộ chiến sĩ vừa bị hy sinh vừa bị bắt, trong đó có tới 40 cán bộ chiến sĩ ngân
hàng bị hy sinh phần lớn trong các vụ đổi tiền và vận chuyển tiền.
Từ sau Hiệp định Pari công tác tín dụng được tiến hành bằng vốn ngân sách do Trung ương chi
viện. Lúc đầu chỉ phục vụ sản xuất tự túc và cải thiện cho những cơ quan đơn vị, về sau được
mở rộng cho nhân dân trong vùng địch kiểm soát và cho đồng bào Việt kiều ở Campuchia về
nước trên 4 vạn người. Nó đã có tác dụng mở rộng hoạt động thương nghiệp quốc doanh, hình
thành ở vùng căn cứ các công ty bông vải sợi, bách hóa, công nghệ phẩm, lương thực thực
phẩm và những cửa hàng cung cấp bán lẻ phục vụ cán bộ, bộ đội và nhân dân. Tuy số tiền cho
vay chưa nhiều lắm nhưng ngoài ý nghĩa kinh tế trên đây nó cũng nói lên được ý nghĩa chính trị

của công tác này. Trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng chính quyền cách mạng không
bao giờ sao lãng một nhiệm vụ quan trọng là tổ chức sản xuất, xây dựng kinh tế, tìm cách cải
thiện đời sống cho nhân dân.
Cuối năm 1974 và sang 1975 chuẩn bị lần thứ ba cho phát hành tiền, ta đã vận chuyển từ miền
Bắc vào miền Nam, nhưng đến tháng 9/ 1975 sau hơn 4 tháng hoàn toàn giải phóng miền Nam
chúng ta mới thực hiện được chủ trương đã có từ 10 năm trước, phát hành tiền cách mạng
thay cho tiền Ngụy.
Sự nghiệp cách mạng ở miền Nam là vô cùng vĩ đại, trong sự nghiệp chung đó, có sự đóng góp
không nhỏ của ngành Ngân hàng. Những kết quả đạt được đều phải đổi bằng mồ hôi, thậm chí
bằng xương máu của nhiều chiến sĩ ngân tín. Những chiến công thầm lặng đã khắc họa thêm
cho bức tranh anh hùng của quân và dân cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
giành thắng lợi vang dội và lâu dài mãi tới mai sau.
(Ths.Ngô Quang Lương - Văn phòng NHNN)

×