Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

PHÂN TÍCH VAI TRÒ, MỤC TIÊU, CẤU TRÚC TỔ CHỨC CỦA CÁC NHTW: RBA, ECB, BOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.61 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT





-
MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
PHÂN TÍCH VAI TRÒ, MỤC TIÊU, CẤU TRÚC TỔ
CHỨC CỦA CÁC NHTW: RBA, ECB, BOK
TP. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014
MỞ ĐẦU
1. Tóm tắt:
Bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:
- Phân tích vai trò của các ngân hàng RBA, ECB, BOK và so sánh, nhân xét.
- Phân tích mục tiêu của các ngân hàng RBA, ECB, BOK và so sánh, nhân xét.
- Phân tích cấu trúc tổ chức của ngân hàng trung ương RBA, ECB, BOK và so sánh,
nhân xét.
2. Giới thiệu:
Ngân hàng trung ương không phải xuất hiện ngay khi có các hoạt động ngân hàng.
Trong giai đoạn đầu của hoạt động ngân hàng thì có rất nhiều ngân hàng phá sản, các
cuộc khủng hoảng kinh tế, tiền tệ,… Tiến trình hình thành ngân hàng trung ương diễn ra
qua hai giai đoạn: giai đoạn ngân hàng phát hành và giai đoạn biến ngân hàng này thành
ngân hàng trung ương. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã buộc chính phủ các nước
phải tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế. Đây có thể
coi là một trong những nguyên nhân chính hình thành nên các ngân hàng trung ương từ
các ngân hàng phát hành. Việc hình thành ngân hàng trung ương không chỉ là sự thay đổi
về mặt tên gọi mà còn bao hàm cả chức năng hoạt động, vai trò, mục tiêu và cấu trúc tổ


chức của ngân hàng. Vì vậy, việc đi tìm hiểu, phân tích vai trò, mục tiêu, cấu trúc tổ chức
của các ngân hàng trung ương trên thế giới là điều cần thiết. Australia, Hàn Quốc, EU
đều là những nền kinh tế mạnh tại Châu Á, Châu Úc và Châu Âu. Sau đây, chúng tôi xin
đưa ra những phân tích vai trò, mục tiêu, cấu trúc tổ chức của các ngân hàng trung ương
của các nước này.
3. Mục đích ngiên cứu:
Mục đích chủ yếu của bài nghiên cứu là góp phần phân tích vai trò, mục tiêu và
cấu trúc tổ chức của các ngân hàng trung ương Australia, Ngân hàng trung ương châu Âu
và ngân hàng trung ương Hàn Quốc. Từ đó, thấy được điểm giống và khác nhau giữa
chúng. Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận và kiến nghị đối với từng ngân hàng.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm để trả lời các câu hỏi sau:
1) Vai trò của ngân hàng trung ương ECB, RBA, BOK là gì? Tại sao?
2) Mục tiêu của ngân hàng trung ương ECB, RBA, BOK là gì? Tại sao?
3) Cấu trúc tổ chức của ngân hàng trung ương ECB, RBA, BOK là gì? Tại sao?
4) Sự giống và khác nhau trong vai trò, mục tiêu, cấu trúc tổ chức của ECB, RBA, BOK
là gì?
5) Có thể rút ra được điều gì từ vai trò, mục tiêu, cấu trúc tổ chức của 3 ngân hàng này?
5. Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp như mô hình hóa, phân tích, mô tả, so
sánh và suy luận để làm rõ vai trò, mục tiêu, cấu trúc tổ chức của ECB, RBA, BOK và
đưa ra những kết luận.
NỘI DUNG
1. Điểm qua những lý thuyết quan trọng:
1.1. Tổng quan về ngân hàng trung ương:
Chức năng khởi thủy của Ngân hàng trung ương (NHTƯ) là đóng vai trò như
người cho vay cứu cánh cuối cùng (lender of the last resort) cho các ngân hàng thương
mại (NHTM) và nhà nước.
1.2. Vai trò của ngân hàng Trung ương:
Ngân hàng Trung ương (NHTW) ở bất kỳ quốc gia nào đều có vai trò quan trọng

trong việc đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và sự an toàn của hệ
thống ngân hàng.
1.3. Mục tiêu của ngân hàng Trung ương:
NHTW là tổ chức chính sách công với mục tiêu chính là đảm bảo ổn định tiền tệ
và thúc đẩy sự ổn định hệ thống tài chính. Qua đây, có thể thấy có một sự đồng nhất
trong vai trò và mục tiêu chính của các ngân hàng trung ương nói chung.
1.4. Mô hình cấu trúc tổ chức:
Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội mỗi nước mà NHTW sẽ tổ chức theo những
mô hình khác nhau, có vị trí khác nhau trong bộ máy nhà nước, có mối quan hệ khác
nhau với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Trên thực tế
đã tồn tại 3 mô hình NHTW: NHTW trực thuộc Quốc hội và độc lập với Chính phủ,
NHTW trực thuộc Chính phủ, NHTW trực thuộc Bộ Tài chính.
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1. Phân tích vai trò của ngân hàng trung ương RBA, ECB, BOK:
 Ngân hàng dự trữ Úc (The Reserve Bank of Australia):
Ngân hàng Dự trữ Úc là ngân hàng trung ương của Úc, có trụ sở tại Sidney. Ngân hàng
được thành lập vào cuối năm 1959 cùng với Luật Ngân hàng Dự trữ, có hiệu lực vào ngày
19/01/1960. Ngân hàng Commonwealth của Úc được thành lập vào năm 1911 với chức
năng thông thường của ngân hàng thương mại và tiết kiệm. Khi mới thành lập,
Commonwealth chưa được trao chức năng ngân hàng trung ương cũng như phát hành
tiền. Năm 1924, luật ngân hàng Commmonwealth được điều chỉnh, trao trách nhiệm phát
hành tiền cho ngân hàng Commmonwealth. Từ thời điểm 1924-1945 một số điều chỉnh
tiếp theo được diễn ra, theo đó ngân hàng Commmonwealth dần tham gia các hoạt động
của một ngân hàng trung ương, hoạt động kiểm soát ngoại hối, hoạt động kiểm soát hệ
thống ngân hàng (có quyền qui định về cấp tín dụng, chính sách lãi suất, yêu cầu ngân
hàng tư nhân mở và gửi tiền đảm bảo ở tài khoản đặc biệt tại ngân hàng
Commmonwealth). Luật ngân hàng Commmonwealth và Luật ngân hàng năm 1945 đã
qui định về quyền năng của ngân hàng Commmonwealth trong điều hành chính sách tiền
tệ, ngân hàng và quản lý ngoại hối. Luật năm 1951 đưa ra một số thay đổi, thành lập hội
đồng gồm 10 thành viên, bao gồm thống đốc ngân hàng, thực hiện điều hành ngân hàng

Commmonwealth. Luật ngân hàng Dự trữ của Úc năm 1959 qui định chức năng ngân
hàng trung ương của ngân hàng Commmonwealth được chuyển giao cho ngân hàng mới
thành lập, ngân hàng Dự trữ của Úc. Theo đó, chức năng ngân hàng thương mại và tiết
kiệm tiếp tục được ngân hàng Commmonwealth duy trì.
Ngân hàng Dự trữ Úc có một số trách nhiệm quan trọng, một trong những trách
nhiệm quan trọng nhất là thiết lập các chính sách tiền tệ của đất nước. Ngân hàng cũng
chịu trách nhiệm cho sự ổn định của hệ thống tài chính của Úc. RBA làm việc để đảm
bảo hệ thống thanh toán tài chính thông suốt và an toàn. Ngân hàng Dự trữ Úc quản lý dự
trữ ngoại hối và vàng của Úc và là đơn vị phát hành tiền duy nhất của Úc. Ngân hàng
hoạt động như một ngân hàng của chính phủ.
 Ngân hàng trung ương châu Âu ( European Central Bank):
ECB là ngân hàng trung ương khối đồng tiền chung châu Âu, đồng Euro. Nhiệm
vụ chính của ECB là duy trì sức mua của đồng euro và do đó ổn định giá cả trong khu
vực đồng Euro. Khu vực đồng Euro bao gồm 18 nước Liên minh châu Âu đã sử dụng
đồng Euro từ năm 1999.
Có thể thấy, vai trò của ngân hàng trung ương châu Âu được thể hiện rõ nét trong
cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro năm 2008-2009. ECB mua lại nợ của các quốc
gia trên thị trường thứ cấp vô thời hạn nhằm giảm gánh nặng nợ xấu của các quốc gia
khu vực đồng Euro. Khi cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp lên đến đỉnh điểm vào mùa
xuân năm 2010, ECB, dưới sự chỉ đạo của cựu Tổng thống Jean-Claude Trichet, khởi
xướng Chương trình thị trường chứng khoán, thông qua đó nó bắt đầu mua trái phiếu
chính phủ Hy Lạp trên thị trường thứ cấp . Khi cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro
ảnh hưởng tới các quốc gia khác, ECB mở rộng SMP đến Ireland, Bồ Đào Nha, Ý, Tây
Ban Nha, thực hiện chương trình không liên tục vào tháng 1 năm 2012.
Năm 2011, ECB có sự điều chỉnh và thay đổi lãi suất một cách đột ngột dười hai
thời lãnh đạo là Trichet và Mario Draghi. Nếu như Trichet tăng lãi suất ECB hai lần lên
đến 1.5% thì Draghi sau khi nhậm chức trong tháng 11/2011 đã kịp thời hạ lãi suất cơ
bản của ngân hàng xuống còn 1.25% và tiếp tục hạ xuống mức thấp kỷ lục 0.75% tháng
07/2012.
Ngoài ra, ECB còn thực hiện nỗ lực trong việc tạo thanh khoản và khuyến khích

ngân hàng cho vay (WSJ), ECB bắt đầu một hoạt động tái cấp vốn dài hạn (LTRO) vào
cuối tháng 12/2011, cung cấp $ 640.000.000.000 các khoản vay ba năm không lãi đến
523 ngân hàng EU. ECB đã ban hành chương trình LTRO để cho vay vào cuối tháng
2/2012 bằng cách cung cấp 712.000.000.000 $ đến 800 ngân hàng.
Như vậy có thể thấy, trong cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro, ECB đã thể
hiện rõ vai trò của một ngân hàng trung ương châu Âu trong việc thực hiện các gói cứu
trợ nhằm giúp các nước trong liên minh châu Âu vượt qua khủng hoảng và phát triển bền
vững.
 Ngân hàng trung ương Hàn Quốc ( Bank of Korea):
Sau khi giải phóng Hàn Quốc 15/08/1945, nền kinh tế Hàn Quốc có nhiều xáo
trộn. Để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo mô hình Nhật Bản,
cùng với việc thúc đẩy kinh tế phát triển, hệ thống ngân hàng Hàn Quốc cũng được thành
lập. Trong đó có ngân hàng trung ương Hàn Quốc được thành lập năm 1950 và luật ngân
hàng Hàn Quốc. Ngân hàng Hàn Quốc đã được thành lập với số vốn 1,5 tỷ won thuộc
nguồn vốn chính phủ. Luật Ngân hàng của Hàn Quốc sửa đổi vào năm 1962 quy định
Ngân hàng là một pháp nhân đặc biệt không có vốn .
Mục đích chính của Ngân hàng là theo đuổi sự ổn định giá cả. Ngân hàng đặt mục
tiêu ổn định giá cả trình Chính phủ và rút ra và đưa ra các chính sách bao gồm cả chính
sách tiền tệ.
Để đảm bảo điều này, ngân hàng thực hiện các chức năng điển hình của một ngân
hàng trung ương: phát hành tiền giấy và tiền xu, xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ
và tín dụng, phục vụ như ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của chính phủ.
Ngoài ra, Ngân hàng Hàn Quốc cam kết các hoạt động và giám sát các hệ thống thanh
toán, quyết toán và quản lý dự trữ ngoại hối của quốc gia. Nó cũng tiến hành chức năng
giám sát cho các tổ chức tài chính theo quy định của luật ngân hàng Hàn Quốc.
Vai trò của ngân hàng trung ương Hàn Quốc được thể hiện rõ trong cuộc khủng
hoảng tài chính 1997-1998. Khi Hàn Quốc phải gánh một khoản nợ nước ngoài khổng lồ.
BOK tập trung vào chính sách tiền tệ mà tâm điểm là chính sách lãi suất và tỷ giá. Với
chiến dịch huy động vàng, chính phủ đã nhận được 227 tấn vàng trị giá 2.2 tỷ USD từ 3.5
triệu người dân Hàn Quốc. Chính sách tiền tệ với việc bơm 3.6 tỷ USD vào hệ thống

ngân hàng trong một ngày và quy định trần trạng thái giao dịch kỳ hạn tiền tệ và áp thuế
đối với các tài sản nợ ngoại tệ không phải tiền gửi mà các ngân hàng nắm giữ. Ngoài ra
còn áp thuế với mức tối đa 14% đối với các khoản thu nhập từ lãi đối với trái phiếu do
người nước ngoài nắm giữ và đánh thuế lên tới 20% trên thu nhập từ vốn khi bán các trái
phiếu này. Chính những chính sách đúng đắn của ngân hàng trung ương cùng các bộ, ban
ngành liên quan của chính phủ Hàn Quốc đã giúp Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng
kinh tế 1997-1998 với số nợ IMF lên tới 57 tỷ USD giúp Hàn Quốc ngày càng phát triển
trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.
 So sánh và nhận xét:
Qua phân tích vai trò của các ngân hàng RBA, ECB và BOK có thể thấy vai trò
của các ngân hàng trung ương tại Austraia, Hàn Quốc và châu Âu là tương đối giống
nhau. Các ngân hàng trung ương đã luôn thể hiện được tốt vai trò của mình trong các
cuộc khủng hoảng kinh tế, nợ.
2.2. Phân tích mục tiêu của ngân hàng trung ương ECB, RBA, BOK:
Các ngân hàng trung ương trên thế giới có sự đồng nhất nhất định về mục tiêu
hoạt động là đảm bảo ổn định giá trị tiền tệ và sự ổn định của hệ thống tài chính. Tuy
thành lập vào những thời điểm khác nhau nhưng cả ECB, RBA và BOK đều lấy mục tiêu
ổn định giá trị tiền tệ là mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất. Sức mua của đồng tiền phụ
thuộc vào giá cả. Khi giá cả gia tăng, cùng một lượng tiền nhưng số lượng hàng hóa mua
được sẽ ít hơn trước, hay nói cách khác giá trị tiền tệ giảm đi. Vì vậy, bản chất của mục
tiêu ổn định giá trị tiền tệ của các ngân hàng trung ương là duy trì lạm phát ở mức thấp.
Bên cạnh đó, giá cả bị ảnh hưởng bới nhiều yếu tố như đầu tư, tiêu dùng giả cả
của các yếu tố đầu vào. Trong khi đó, trong số nhiều chính sách khác nhau nhằm thực
hiện bình ổn giá thì các chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương có thể thực hiện để
điều chỉnh lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế là chính sách hiệu quả nhất nhằm
kiềm chế lạm phát, ổn định giá. Vì vậy, mục tiêu ổn định giá cả được giao cho ngân hàng
trung ương là điều tất yếu ở nhiều quốc gia.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) được thành lập vào năm 1950 trong bối
cảnh đất nước vừa được giải phóng vào ngày 15/08/1945 nên nền kinh tế rơi vào trình
trạng bị xáo trộn, lạm phát gia tăng. Do đó, theo đạo luật của Ngân hàng Trung ương Hàn

Quốc, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng này là theo đuổi việc ổn định giá cả nhằm
hướng đến phát triển bền vững nền kinh tế quốc gia. Với mục tiêu là ổn định giá cả, BOK
định hướng kiểm soát lạm phát với mục tiêu giữ lạm phát ở mức thấp dao động ở 3%.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng theo đuổi mục tiêu ổn định
hệ thống tài chính thông qua thực hiện các chức năng cơ bản của ngân hàng trung ương
như phát hành tiền, kiểm soát chính sách tín dụng, vận hành và quản lý hệ thông thanh
khoản, quản lý ngoại tệ, người cho vay cuối cùng và giám sát các ngân hàng trong hệ
thống.
Ngân hàng dự trữ Australia (RBA) được thành lập vào năm 1959, trong cùng giai
đoạn với BOK. Trong giai đoạn này, giá trị của đồng đô la Úc được gắn liền với đồng
bảng Anh, do đó tình trạng lạm phát ở Úc gia tăng cao do bị ảnh hưởng bởi việc lạm
phát ở Anh xảy ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Dự
trữ được thành lập và đảm nhận chức năng ngân hàng trung ương Úc và coi việc ổn định
giá trị tiền tệ là mục tiêu chính.
Bên cạnh đó, RBA cũng đảm nhận vai trò điều tiết hệ thống tài chính. Tuy nhiên,
từ những năm 1970, hệ thống tài chính Úc bắt đầu chịu ảnh hưởng của những khó khăn
lớn. Công ty chứng khoán Mineral phá sản năm 1971, đánh dấu sự hoảng loạn nghiêm
trọng nhất trong lịch sử nước Úc từ năm 1893. Năm 1974 tổ chức tín dụng Cambridge và
Mainline phá sản. Năm 1977 đột biến rút tiền và hoảng loạn xẩy ra ở Hiệp hội xây dựng
tại miền Nam Úc, Queensland và một số trường hợp nghiêm trọng khác (Trevor, 1998).
Vì vậy, nghị quyết của Ủy ban Wallis, có hiệu lực năm 1998, quyết định chuyển điều tiết
hoạt động ngân hàng từ Ngân hàng dự trữ sang Tổ chức điều tiết thận trọng Úc (APRA)
(RBA, 2011). Đây là điểm khác biệt của mô hình ngân hàng trung ương tại Australia với
mô hình trung ương tại các nước khác khi mục tiêu điểu tiết để ổn định hệ thống tài chính
được giao cho một cơ quan khác. Và cũng với đặc thù này, ngân hàng dự trữ Úc cũng
thực hiện các mục tiêu khác liên quan với mục tiêu ổn định giá cả là tạo việc làm, tăng
trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được thành lập ngày 1/06/1998, có tư cách
pháp nhân và hưởng quyền độc lập hoàn toàn đối với các thể chế quốc gia cũng như cộng
đồng chung. Theo Hiệp ước Maastricht thì mục tiêu chính của ECB là ổn định giá cả

bằng việc định ra chính sách tiền tệ của khu vực đồng Euro để bảo vệ được giá trị đồng
Euro. Mục tiêu này của ECB được quy định tại Điểu khoản 127 của bộ luật quy định
Chức năng hoạt động của Liên minh Châu Âu, và việc ổn định giá cả được định nghĩa
bằng việc duy trì lạm phát ở mức 2%. Mục tiêu ổn định giá cả là mục tiêu quan trọng
nhất của ECB.
2.3. Phân tích cấu trúc tổ chức của ngân hàng trung ương ECB, RBA, BOK:
 Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK)
NHTW Hàn Quốc là ngân hàng trực thuộc Chính phủ và thực hiện vai trò là một
NHTW quốc gia. Trên đỉnh của bộ máy Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc là Ủy ban
Chính sách tiền tệ. Chức năng chính của ủy ban là xây dựng các chính sách tín dụng và
tiền tệ. Ủy ban cân nhắc và giải quyết các vấn đề chính yếu liên quan đến hoạt động của
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc. Ủy ban Chính sách tiền tệ bao gồm 7 thành viên, đặc
biệt 7 thành viên này đại diện cho các nhóm khác nhau của nền kinh tế:
1. Thống đốc kiêm chủ tịch Ủy ban Chính sách Tiền tệ do tổng thống bổ nhiệm.
2. Phó Thống đốc cấp cao, do tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thống đốc;
3. Một thành viên được tiến cử bởi Bộ trưởng Tài Chính;
4. Một thành viên được tiến cử bởi Thống đốc ngân hàng Hàn Quốc;
5. Một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc;
6. Một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp;
7. Một thành viên được tiến cử bởi Chủ tịch hiệp hội Ngân hàng Hàn Quốc.
Tất cả các vấn đề chính yếu đều phải thông qua Ủy ban chính sách tiền tệ quyết
định về chính sách tiền tệ, tín dụng, giám sát hệ thống ngân hàng. Ủy ban hoạt động theo
phương thức triệu tập hai lần mỗi tháng. Chủ tịch có thể triệu tập nếu thấy cần thiết hoặc
khi có ít nhất hai thành viên yêu cầu. Nghị quyết tại cuộc họp Ủy ban Chính sách tiền tệ
được thông qua đa số khi có ít nhất năm thành viên có mặt. Và các quyết định của Ủy
ban được công bố ngay sau cuộc họp trên website.
Thêm vào đó, bộ phận kiểm toán trực thuộc Ủy ban Chính sách tiền tệ. kiểm tra
các hoạt động của Ngân hàng và báo cáo kết quả cho Ủy ban Chính sách tiền tệ. Hình vẽ
bên dưới minh họa cho bộ máy hoạt động tập trung vào Ủy ban Chính sách tiền tệ của
NHTW Hàn Quốc.

Hình 1: Cấu trúc tổ chức của NHTW Hàn Quốc
Nguồn: Website NHTW Hàn Quốc:
Tóm lại, điểm đặc trưng của bộ máy hoạt động BOK là quyền lực được tập trung
vào Ủy ban chính sách tiền tệ. Tất cả hoạt động chính yếu đều được quyết định sau cuộc
họp của Ủy ban này. Hơn nữa, ủy ban không những bao gồm những quan chức thuộc
quản trị tài chính mà còn đại diện cho nhiều nhóm khác nhau của nền kinh tế như đại
diện của Bộ tài chính, Phòng thương mại và công nghiệp, Hiệp hội ngân hàng Hàn
Quốc, Điều này không những tạo sự khác biệt trong cấu trúc tổ chức của BOK so với
các quốc gia khác mà còn là bước đệm cho những chính sách tiền tệ phù hợp với tổng thể
nền kinh tế quốc gia trên phương diện của các thành phần kinh tế khác.
 Cấu trúc tổ chức của NH dự trữ Úc (RBA)
Ngân hàng này có sự phân biệt rõ ràng giữa cấu trúc quản lý và cấu trúc hoạt
động để duy trì những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Về cấu trúc quản lý khá chặt chẽ
với bốn Hội đồng và nhiều Ủy ban hỗ trợ với sự phân quyền rõ ràng giữa nhiệm vụ của
mỗi Hội đồng, Ủy ban, cụ thể là:
 Hội đồng quản trị ngân hàng Dự trữ
Hội đồng quản trị Ngân hàng Dự trữ chịu trách nhiệm về chính sách tiền tệ và
chính sách ngân hàng, ngoại trừ chính sách về hệ thống thanh toán của mình. Thống
đốc vừa là giám đốc điều hành của Ngân hàng Dự trữ vừa là chủ tịch hội đồng này.
 Hội đồng hệ thống thanh toán
Chịu trách nhiệm đối với chính sách hệ thống thanh toán. Thống đốc cũng là
Chủ tịch. Trợ lý Thống đốc là Phó Chủ tịch .
 Ủy ban kiểm toán
Ủy ban Kiểm toán là một ủy ban của Hội đồng quản trị Ngân hàng Dự trữ .
Thành viên của nó bao gồm hai thành viên không điều hành của Hội đồng quản trị Ngân
hàng Dự trữ và hai thành viên bên ngoài.
 Ban chấp hành
Ban chấp hành là Ủy ban ra quyết định quan trọng của Ngân hàng về các vấn đề
có tính chất hành chính và quản lý có chiến lược. Vai trò của nó là để hỗ trợ và hỗ trợ của
Thống đốc trong việc thực hiện trách nhiệm của mình theo Đạo Luật Ngân hàng Dự trữ

năm 1959 đến quản lý Ngân hàng. Ủy ban do Thống đốc chủ trì.
 Ủy ban Quản lý rủi ro
Ủy ban Quản lý rủi ro có trách nhiệm đảm quản lý những rủi ro không nằm trong
chính sách và phù hợp với chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng. Chủ tịch là Phó
thống đốc.
Trái ngược hẳn với cấu trúc quản lý, NH Dự trữ Úc chia cấu trúc hoạt động theo
lĩnh vực cung cấp dịch vụ cho nền kinh tế và cho Chính phủ Úc
- Nhóm liên quan đến hoạt động thanh toán và hoạt động ngân hàng: cung cấp các
dịch vụ ngân hàng cho chính phủ Úc.
- Dịch vụ doanh nghiệp: cung cấp các dịch vụ cho các bộ phận khác của NHTW.
- Tiền tệ: chịu trách nhiệm phát hành tiền.
- Nền kinh tế: chịu trách nhiệm phân tích xu hướng nền kinh tế cả trong và ngoài
nước, dự báo liên quan đến chính sách tiền tệ.
- Thị trường tài chính: chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động của thị trường ngoại
hối, quản lý thị trường tài chính.
- Hệ thống tài chính hỗ trợ cho NHTW trong hệ thống thanh toán và chịu trách
nhiệm với những biến động của hệ thống tài chính.
- Bộ phận khác: kiểm toán, nhân sự, công nghệ thông tin.
Như đã đề cập ở phần đầu, cấu trúc quản lý của RBA khá chặt chẽ với những Hội
đồng và ban quản lý rủi ro, ủy ban thù lao đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau, một
mặt độc lập tương đối trong hoạt động giữ các Hội đồng tuy nhiên vẫn có sự gắn kết để
đảm bảo đạt đến nhiệm vụ chung của toàn Ngân hàng. Cấu trúc hoạt động cũng phân
theo lĩnh vực cung cấp dịch vụ như ECB nhưng đây là NHTW trực thuộc chính phủ nên
có thêm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ cho Chính phủ Úc.
 Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Đây là NHTW hoàn toàn độc lập với Chính phủ của các quốc gia và có tư cách
pháp nhân. Đơn vị chức năng của ECB được nhóm theo lĩnh vực hoạt động bao gồm
các phòng ban, bộ phận. Chịu trách nhiệm tổng thể là ban chấp hành (thực thi các chính
sách tiền tệ của ECB, chịu trách nhiệm cho các hoạt động hàng ngày của ECB) . Cấu trúc
tổ chức phản ánh nhiệm vụ thực hiện, liên quan chặt chẽ với nhiệm vụ theo quy định của

Hiệp ước.
Hình 2: Cấu trúc tổ chức của NHTW Châu Âu (ECB)
Nguồn: Website NHTW châu Âu
Các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi được thể hiện trong cấu trúc hoạt động của ECB,
bao gồm các lĩnh vực được phân quyền rõ ràng cho các bộ phận như bộ phận quản lý tiền
giấy, bộ phận đảm nhiệm việc quản lý rủi ro, hay bộ phận duy trì mối quan hệ giữa các
quốc gia trong khối EU và với các quốc gia ngoài khối, … Điểm đặc trưng trong cấu trúc
hoạt động của ECB là nhiệm vụ của ban chấp hành chỉ là quản lý chung và đảm bảo thực
thi chính sách tiền tệ của khối EU. Do đó, các phòng ban phân theo lĩnh vực cung cấp
dịch vụ chính là những bộ phận độc lập xử lý các nghiệp vụ và đảm bảo hoạt động cho
toàn bộ ECB.
3. Kết quả và đề nghị:
Bài nghiên cứu đã đạt được tất cả các mục tiêu đề ra. Nhóm phân tích đã dựa trên
cơ sở lý thuyết để làm rõ, phân tích vai trò, mục tiêu và cấu trúc tổ chức của các ngân
hàng trung ương RBA, ECB, BOK.

KẾT LUẬN
Vai trò, chức năng, mục tiêu cũng như cấu trúc tổ chức của một ngân hàng trung
ương ở một quốc gia hoặc tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các chính sách
tiền tệ, tài chính, ngoại hối, lãi suất,… của quốc gia, tổ chức đó. Ngân hàng trung ương
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường và kinh tế thế giới.
Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu tập trung đi sâu vào phân tích vai trò, mục tiêu, cấu
trúc tổ chức của các ngân hàng trung ương RBA, ECB, BOK có thể thấy được tầm quan
trọng của ngân hàng trung ương trong hệ thống ngân hàng cũng như trong nền kinh tế
của Australia, Hàn Quốc và EU và nêu ra một số kiến nghị. Có thế thấy, vai trò của ngân
hàng trung ương là rất to lớn trong các cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Hàn Quốc hay cuộc
khủng hoảng nợ trong khối đồng tiền chung châu Âu. Mục tiêu của ngân hàng trung ương
sẽ giúp chính phủ và các quốc gia có định hướng đúng đắn trong việc đưa ra các chính
sách và phương hướng phát triển kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bí mật đằng sau thành công của kinh tế Hàn Quốc từ Website
/>657451.htm
2. Cấu trúc tổ chức của ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tải từ Website
/>3. Christopher Alessi, Vai trò của ngân hàng trung ương châu Âu
4. GS.TS Lê Văn Tề, Tiền tệ ngân hàng – thị trường tài chính, Nhà xuất bản thống
kê, 2001
5. HANSPETER K. SCHELLER, SECOND REVISED, EDITION 2006, THE
EUROPEAN CENTRAL BANK
6.
7.
8.
9.
10.Mô hình hoạt động của một số ngân hàng trung ương trên thế giới từ Website
/>uong-tren-the-gioi-viec-su-dung-chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-da-51308/
11.Tổ chức và hoạt động của ngân hàng trung ương các nước và những gợi ý về triển
vọng hiến định ở Việt Nam từ Website />chuc-v-hoat-dong-cua-ngn-hng-trung-uong-cc-nuoc-v-nhung-goi-ve-trien-vong-hien-
dinh-o-viet-nam-2/
12.Trịnh Thị Mai Hoa, Giáo trình Kinh tế học - tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản đại
học Quốc gia Hà Nội
13.TS. Nguyễn Ngọc Hùng, Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Trường DDH Kinh tế
TP.HCM, Nhà xuất bản Tài chính

×