Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Bài tập: Tài Chính Công có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.86 KB, 37 trang )

Bài tập cá nhân 1 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG
Câu 1: Mỗi học sinh chọn một bài tập tình huống theo phương pháp thực chứng
(Trắc nghiệm xã hội, Phỏng vấn & Kinh tế lượng hoặc kết hợp các phương pháp)
để đánh giá chính sách tài chính công (chi tiêu, thu thuế/phí và vay nợ …)
Bài làm:
• Các công cụ phân tích thực chứng :
- Phỏng vấn: hỏi trực tiếp người dân để biết các chính sách của chính phủ tác động đến
hành vi của họ như thế nào.
- Thực nghiệm xã hội: lấy mẫu ngẫu nhiên từ thực tế trong nền kinh tế, tuy nhiên trong
thực tế khó tìm được mẫu ngẫu nhiên như vậy.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: một số dạng hành vi kinh tế có thể nghiên cứu
trong môi trường của phòng thí nghiệ m, đây là các tiếp cận thường được các nhà tâm
lý sử dụng.
- Nghiên cứu kinh tế lượng: là phân tích thống kê các số liệu kinh tế. Có những khó
khăn liên quan đến việc tiến hành phân tích kinh tế lượng, các khó khăn này giải thích
vì sao các nhà nghiên cứu có những kết luận trái ngược.
Sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá chính sách cho vay vốn tín dụng
đối với xoá đói giảm nghèo ở huyện Hương Thủy – tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đánh giá
tác động của chính sách này, ta xem xét thu nhập của người dân thay đổi như thế nào
khi có vốn vay tín dụng. Xét hai biến thu nhập bình quân/lao động (biến phụ thuộc) và
vốn vay bình quân/ lao động (biến độc lập). Thu thập số liệu bằng cách: chọn 2 xã và 1 thị
trấn đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau ở huyện Hương Thủy và trên cơ sở đó chọn
ngẫu nhiên ở mỗi vùng là 30 hộ nghèo có vay vốn tín dụng để điều tra thu thập thông tin.
Câu 2: Hãy sử dụng công thức “Điều kiện cần cho phân bổ nguồn lực hiệu quả
Pareto “ để đánh giá sự can thiệp của Chính phủ Việt nam qua một số chính sách
như trợ cấp hàng nội, đánh thuế hàng nhập là không hiệu quả (VD: đánh thuế
nhập khẩu thịt bò/sữa nhập & trợ cấp cho nông dân chăn nuôi bò sữa …)
Bài làm:
- Tỷ lệ thay thế biên tế:


Bài tập cá nhân 2 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
- Tỷ lệ chuyển đổi biên tế:
- Điều kiện cần cho hiệu quả Pareto là:
=>
 Hiệu quả Pareto đòi hỏi rằng các mức giá phải có cùng tỷ lệ như chi phí biên tế, và
cạnh tranh bảo đảm thỏa mãn điều kiện này. Tính hiệu quả đòi hỏi rằng chi phí gia
tăng của mỗi hàng hóa được thể hiện trong giá của nó.
* Đánh giá sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam qua chính sách trợ cấp
cho hàng điện tử trong nước và đánh thuế hàng điện tử nhập khẩu:
Xét mô hình trong đó người tiêu dùng lựa chọn hai hàng hóa: hàng điện tử
trong nước và hàng điện tử nhập khẩu.
Gọi P
d
: là giá hàng điện tử trong nước
MC
d
: là chi phí biên sản xuất hàng điện tử trong nước
P
i
: là giá hàng điện tử nhập khẩu trước khi đánh thuế
MC
i
: là chi phí biên sản xuất hàng điện tử nhập khẩu
P

d
: là giá hàng điện tử trong nước khi trợ cấp
P

i

: là giá hàng điện tử nhập sau khi đánh thuế
• Trước khi Chính phủ can thiệp:
MRT = ; MRS = ;
• Khi trợ cấp thì giá hàng nội rẻ hơn hàng ngoại:
P

d
< P
i
=> MRS’ = < MRS = => => Không đạt điều kiện cần của hiệu quả Pareto
• Khi đánh thuế lên hàng ngoại thì giá hàng ngoại cao hơn giá nội địa:
P
d
< P

i
=> MRS’ = < MRS = => => Không đạt điều kiện cần của hiệu quả Pareto
Vậy, sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam như trợ cấp hàng nội, đánh thuế
hàng ngoại là không hiệu quả.
Bài tập cá nhân 3 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Chương 2: CÁC ỨNG DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG VỚI HÀNG
HÓA CÔNG VÀ NGOẠI TÁC
Câu 1: Hãy liệt kê những loại hàng hóa công thuần túy, hàng hóa công không
thuần túy, và những hàng hóa công nào do có thể chuyển giao cho tư nhân cung
cấp là hiệu quả, mô hình quan hệ Nhà nước-tư nhân tại VN-Tìm hiểu các Hợp
đồng BT-BOT, quan hệ giữa NN và Tư có sự tham gia vốn nhà nước theo Quy chế
thí điểm đầu tư theo hình thức PPP theo Quyết định 71/2010/QĐ-TTg
Bài làm:
• Liệt kê hàng hóa công:
- Hàng hóa công thuần túy: là tiêu thụ không cạnh tranh, không loại trừ. Ví dụ: Hải

đăng, dịch vụ quốc phòng, pháo hoa, phát thanh, công viên công cộng, hệ thống chiếu
sáng công cộng
- Hàng hóa công không thuần túy: có thể giao tư nhân tuy nhiên việc phân loại phụ
thuộc vào đặc điểm thị trường, tình trạng công nghệ. Ví dụ: dịch vụ xe bus công cộng:
có cạnh tranh, không loại trừ; Đường giao thông: có cạnh tranh, không loại trừ; Truyền
hình cáp: không cạnh tranh, có loại trừ; Phòng cháy chữa cháy: không cạnh tranh, có
loại trừ; Bãi biển công cộng: có cạnh tranh, không loại trừ.
- Các loại hàng hóa công có thể chuyển giao cho tư nhân cung cấp là hiệu quả: Thu
gom rác, hệ thống chiếu sáng công cộng.
• Mô hình quan hệ Nhà nước – tư nhân tại Việt Nam:
 Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (hợp đồng BOT)
Khái niệm: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn
nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà
nước Việt Nam.
Đặc điểm: Hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa nhà đầu
tư với Nhà nước. Hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT thường là các công trình kết
cấu hạ tầng như đường bộ, cầu, đường sắt, sân bay, bến cảng, Sau khi ký kết hợp
đồng nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng công trình. Trong quá trình thực hiện dự án nhà
đầu tư phải thành lập Doanh nghiệp BOT theo quy định của pháp luật để tổ chức quản
lý, kinh doanh dự án. Khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư tiến hành quản lý và
kinh doanh công trình này trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi
Bài tập cá nhân 4 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công
trình cho Nhà nước.
Ví dụ: Dự án nhiệt điện Mông Dương 2 được xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh theo hình
thức BOT, trong đó Tập đoàn AES (Mỹ) góp 90% vốn và Tập đoàn Công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam góp 10%. Dự án hoàn thành và đưa vào khai thác thương
mại trong năm 2010 đến 2012. Đây là dự án điện độc lập lớn nhất ở Việt Nam với tổng
số vốn đầu tư hơn 1,2 tỉ USD, công suất từ 1.000 -1.200 MW và là nhà sản xuất nhiệt

điện than độc lập đầu tiên ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng
của đất nước.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT)
Khái niệm: là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu
tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho
nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán
cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
Đặc điểm: Trong hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT thì nhà đầu tư phải thực
hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan đến cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh,
chuyển giao công trình thì ở hình thức đầu tư BT nghĩa vụ nhà đầu tư phải thực hiện
chỉ là xây dựng và chuyên giao công trình đó cho Nhà nước mà không được kinh
doanh chính công trình này. Vì vậy, những thoải thuận về quyền và nghĩa vụ của hai
bên trong hợp đòng cũng như những cam kết thực hiện sẽ ít hơn trong hợp đồng BOT.
Lợi ích nhà đầu tư được hưởng từ dự án đầu tư của mình là lợi ích từ một dự án khác
mà Nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện
dự án đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý.
Ví dụ: Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài (theo hình thức xây
dựng - chuyển giao - BT) giữa UBND TP.HCM và Tập đoàn GS Engineering &
Construction Corp (viết tắt GS, Hàn Quốc). Dự án đường có tổng vốn đầu tư trên 494
triệu USD, với hơn 3.700 hộ dân bị ảnh hưởng. Dự án đi qua bốn quận là Tân Bình,
Gò Vấp, Bình Thạnh và Thủ Đức.
Bài tập cá nhân 5 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP:
Khái niệm: là hợp tác công - tư mà theo đó nhà nước cho phép tư nhân cùng
tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Với mô hình
PPP, Nhà nước sẽ thiết lập các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ và tư nhân được khuyến
khích cung cấp bằng cơ chế thanh toán theo chất lượng dịch vụ. Đây là hình thức hợp
tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ
mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và

quản lý từ tư nhân, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Đặc điểm: Đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi hài hoài giữa các bên. Có sự tham
gia của nhà nước, không phải là tư nhân hóa, nhà nước vẫn nằm quyền sở hữu, quản
lý. Tổng giá trị phần tham gia của nhà nước không quá 30% tổng mức đầu tư của dự
án. Đối với phần vốn của nhà đầu tư tham gia dự án, vốn chủ sở hữu phải đảm bảo tối
thiếu bằng 30% phần vốn của khu vực tư nhân tham gia dự án, 70% còn lại có thể vay
các tổ chức tín dụng khác.
Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành Quy chế Thí
điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư đã thu hút nhà đầu tư chú ý đến mô hình
hợp tác nhà nước và tư nhân nhiều hơn. Đây được xem là hình thức hợp tác tối ưu hóa
hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao mang lại lợi ích cho cả
nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân mà
vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân.
Ví dụ: Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết bao gồm việc xây dựng và
vận hành 98km đường cao tốc với 4 làn xe, điểm đầu tại lý trình Km43 thuộc đường
cao tốc HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tại lý trình
Km 1717 trên QL1A thuộc tỉnh Bình Thuận. Khi đi vào hoạt động, đường cao tốc Dầu
Giây - Phan Thiết sẽ cải thiện dòng giao thông phía Bắc TP.HCM, giải quyết ùn tắc
giao thông trên QL1A và tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, xã hội trong khu
vực. Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện theo hình thức
PPP với sự tham gia của các DN tư nhân thành lập dự án để xây dựng đường cao tốc.
Tổng chi phí xây dựng dự kiến là 757 triệu USD. Nguồn vốn cho dự án nhận được từ
Bài tập cá nhân 6 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư và từ Chính phủ của Việt Nam. Dự án dự định hoàn
thành vào năm 2019. Tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư thứ nhất của dự án với tỷ lệ góp
vốn 60%. Nhà đầu tư thứ 2 chiếm 40% vốn chủ sở hữu sẽ được lựa chọn thông qua
hình thức đấu thấu cạnh tranh quốc tế.
Câu 2: Hãy cho thí dụ về ngoại tác tiêu cực và ngoại tác tích cực trong dự án công
hoặc chính sách công, mô tả các ngoại tác của một dự án/chính sách cụ thể-đo
lường ngoại tác và đánh giá tính hiệu quả của một chính sách/dự án công cụ thể

qua các lý thuyết đã học, mô tả qua đồ thị.
Bài làm:
• Ví dụ về ngoại tác tích cực và tiêu cực trong dự án công:
Dự án xây dựng cầu vượt nhẹ tại Ngã tư Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh:
Dự án cầu vượt tại khu vực Ngã tư Thủ Đức là dự án cầu vượt bằng thép được
xây dựng nhằm giảm ùn tắc giao thong với số vốn là 230 tỷ đồng. Theo thiết kế cầu có
chiều dài 570m, rộng 16m với 4 làn xe.
- Ngoại tác tích cực là: giảm ô nhiễm môi trường cho người dân trong khu vực vì
giảm ách tắc giao thông thời gian chờ đợi giảm đi thì làm giảm khói bụi do cái loại
xe thải ra, việc kinh doanh của các cửa hàng trong khu vực cũng thuận lợi hơn vì
khách hàng tới cửa hàng dễ dàng hơn, tạo cảnh quan đô thị,
- Ngoại tác tiêu cực là: gây ách tắc giao thông trong thời gian thi công công trình,
gây xáo trộn đời sống một số bộ phận dân cư xung quanh khu vực Ngã tư.
* Đo lường ngoại tác:
+ Giảm lượng ô nhiễm: điều tra số lượng dân cư trong khu vực và thời gian chờ đợi
do kẹt xe mỗi ngày tại nơi xây cầu trước và sau khi xây cầu vượt. Lượng khí thải bằng
lượng khí thải trung bình một giờ nhân với số giờ kẹt xe. Mức ô nhiễm bằng lượng khí
thải nhân số người trong khu vực chịu tác hại. So sánh lúc có cầu và không có cầu để
biết được tác hại giảm đi.
+ Doanh số bán hàng các cửa hàng tại khu vực xây cầu vượt trong tháng thay đổi như
thế nào khi xây cầu vượt,….
• Đánh giá tính hiệu quả của chính sách công:
Phí xử lý nước thải tại các khu công nghiệp:
Q
MSC=MPC+MD
(MPC+cd)
MPC
MD
MB
Q mỗi năm

j
i
O Q*
Đồng
c
d
Bài tập cá nhân 7 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Hệ thống xử lý nước thải của các khu công nghiệp chưa được giám sát thường
xuyên và chặt chẽ, cộng với tình trạng cơ sở sản xuất nhỏ tồn tại trong các khu dân cư
còn nhiều. Cho nên hiện nay, một lượng lớn nước thải công nghiệp chưa được kiểm
soát chặt trước khi thải ra môi trường. Đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng
nguồn nước mặt trên địa bàn Tp HCM ngày càng giảm sút. Để có thể ngăn chặn nguồn
nước thải ô nhiễm trên, tiến hành thu phí xử lý nước thải các khu công nghiệp.
Gọi MB: lợi tích biên tế của doanh nghiệp
MPC: chi phí tư nhân biên tế
MD: thiệt hại biên tế của những người khác do ô nhiễm với mỗi mức sản xuất
đầu ra
MSC=MPC+MD: chi phí xã hội biên tế.
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sản xuất tại mức Q
1
là nơi MPC cắt MB. Từ
quan điểm xã hội, nên tiến hành sản xuất khi lợi ích biên tế đối với xã hội vượt quá chi
phí biên tế đối với xã hội. Từ quan điểm xã hội chỉ sản xuất các đơn vị sản phẩm đầu
ra mà MB > MSC. Điểm đầu ra hiệu quả là Q* nơi MB cắt MSC
Khi Chính phủ áp thuế cd làm tăng chi phí biên tế của doanh nghiệp thành MPC
+ cd. Tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất tại điểm mà chi phí biên tế
bằng lợi ích biên tế là điểm giao nhau giữa MB và MPC+cd, đây là mức sản lượng đầu
ra hiệu quả Q*. Như vậy, thuế buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến các chi phí của
ngoại tác tạo ra và buộc họ phải sản xuất có hiệu quả.
Bài tập cá nhân 8 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành

Câu 3: Đề xuất chính sách thuế/trợ cấp đối với 1 loại ngoại tác tại VN/TPHCM.
Bài làm:
Những năm gần đây, ngành giống cây trồng Việt Nam đã cung ứng khoảng
50% nhu cầu giống ngô lai, 25% nhu cầu giống lúa lai, 30% nhu cầu giống lúa thuần
cho nông dân bằng hạt giống xác định. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chọn tạo giống
cho thấy, chất lượng một số cây trồng khác như, lúa lai, ngô lai và nhất là rau, hoa quả
của Việt Nam vẫn thua kém nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Không một
loại giống lúa hè thu nào cho lợi nhuận vượt biên quá 25%, thậm chí với các giống
chất lượng càng cao thì lợi nhuận biên còn thấp dưới 20%. Theo Hiệp hội giống cây
trồng, mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 15 nghìn tấn hạt giống lúa lai (trị giá
khoảng 46 triệu USD), gần mười nghìn tấn hạt giống ngô lai (trị giá 30 đến 40 triệu
USD) và phần lớn hạt giống rau lai F1 (trị giá cả trăm triệu USD).
Để chọn tạo ra một giống cây trồng mới cần phải đầu tư rất lớn công sức, tiền
của (trang thiết bị đặc biệt…) với thời gian dài (thường 10 – 15 năm, thậm chí 20 – 30
năm) mà lại có nhiều rủi ro. Do đó, mặc dù hiện cả nước có 415 đơn vị sản xuất, kinh
doanh giống cây trồng, trong đó doanh nghiệp (DN) chiếm 59%, các Trung tâm giống
cây trồng chiếm 31% và các thành phần khác chiếm 10%, nhưng không phải đơn vị
sản xuất giống cây trồng nào cũng làm tốt chức năng của mình. Rất ít doanh nghiệp
chịu kết hợp với các viện để đầu tư vào nghiên cứu các giống mới do chi phí cao, cho
nên thay vì đầu tư lâu dài, phần lớn chỉ tập trung nhập khẩu hạt giống về bán để hưởng
chênh lệch giá.
Vì vậy, cần có những giải pháp thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu chọn tạo
giống, sản xuất, chế biến, bảo quản và cung ứng hạt giống phát triển mạnh mẽ nhằm
xây dựng ngành công nghiệp hạt giống Việt Nam tiên tiến, không những có thể giảm
bớt nhập khẩu mà còn xuất khẩu giống ra thị trường khu vực. Một trong số đó là cần
có chính sách trợ cấp phù hợp cho các viện, trung tâm nghiên cứu giống cây trồng.
Giá
Pg
Pn
P

Lượng sữa chua
D
S
B
A
Q* Q
D’
Bài tập cá nhân 9 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH THUẾ
Câu 1: Ví dụ về thuế VAT một loại hàng hóa tác động lên phân phối thu nhập tại
VN (đưa thuế suất tỷ lệ về thuế đơn vị)
Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể phân tích phạm vi tác động của thuế lên
một loại hàng hóa có liên quan đến hàng hóa khác-Mô tả mối quan hệ và có thể
ước lượng tác động (ví dụ thuế làm tăng giá xăng-tác động đến ngành vận tải và tác
động đến các ngành có liên quan như thế nào?)
Bài làm:
• Ví dụ về thuế VAT trên sữa chua Vinamilk 10%
Giá bán hiện nay trên thị trường: 250 ngàn/ thùng
Thuế VAT: 25 ngàn
Gọi S: lượng cung sữa
D: lượng cầu sữa khi chưa đánh thuế VAT
S’: lượng cung sữa khi đánh thuế
P: giá cân bằng trước khi đánh thuế
P
g
: giá người tiêu dùng phải trả sau khi đánh thuế
P
n
: giá người sản xuất nhận được sau khi đánh thuế
Trước khi đánh thuế thị trường cân bằng tại điểm A với sản lượng Q, mức giá P

S

Bài tập cá nhân 10 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Sau khi đánh thuế t=25 đường cung mới dịch chuyển lên trên 25 đơn vị. Điểm
cân bằng mới là điểm B với mức sản lượng mới Q
*
< Q. Thị trường hình thành hai
mức giá: giá người sản xuất nhận được P
n
< P; giá người tiêu dùng phải chịu P
g
> P.
Thuế làm giá người tiêu dùng phải trả cao hơn giá ban đầu, người sản xuất nhận
được giá thấp hơn ban đầu => thuế làm cả người tiêu dùng và người sản xuất thiệt hại,
phân phối lại thu nhập người tiêu dùng và nhà sản xuất.
• Áp dụng mô hình cân bằng tổng thể phân tích phạm vi tác động của thuế lên
một loại hàng hóa có liên quan đến hàng hóa khác:
Nếu tăng thuế lên đối với xăng dầu, giá xăng dầu tăng sẽ làm cho nhu cầu sử
dụng xăng của người dân giảm, thay vì đi xe máy người dân có thể sẽ chuyển sang sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Ngoài ra, khi giá xăng tăng
sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giá các dịch vụ giao thông vận tải, xe chở khách, và dẫn
tới giá cả các loại hàng hóa tăng.
Người tiêu dùng bị tác động giảm thu nhập hai lần: một lần vì giá xăng tăng tác
động trực tiếp tới việc sử dụng xe của họ, một lần vì giá các dịch vụ giao thông vận
tải, các loại hàng hóa gia tăng.
Câu 2: Giả sử rằng lượng cầu đối với rượu tại TP.HCM vào dịp tết là Q
r
D
= 84.000
– 600P

r
, trong đó Q
r
D

là số chai rượu yêu cầu và P
r
là giá mỗi chai rượu. Lượng
cung rượu là Q
r
S
= 600P
r
(ĐVT trong phương trình:Ngàn Đồng VN ).
a.Tìm giá và số lượng rượu, giả sử thị trường là cạnh tranh
b.Để giảm uống rượu, chính phủ áp loại thuế là 20 ngàn đồng trên mỗi chai
rượu. Tính số lượng rượu sau thuế, giá mà người tiêu dùng chi trả và giá người
sản xuất nhận được. Chính phủ huy động được số thu thuế là bao nhiêu? Mô tả kết
quả tính toán trên đồ thị.
Bài làm:
a. Giá và lượng rượu cân bằng:Q
r
D
= Q
r
S
 84.000 – 600P = 600P
=> P =70
Giá
P’

P”
P
Số chai rượu
D
S
M
E
Q’ Q
Bài tập cá nhân 11 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
=> Q
r
D
= Q
r
S
= Q =42.000
Kết luận: Số lượng rượu tiêu thụ là Q = 42.000 chai và Giá mỗi chai rượu là P = 70
ngàn đồng/ chai.
b. Khi chính phủ đánh thuế t = 20 ngàn lên mỗi chai rượu
Ta có: Q
r
S
’ = 600(P
r
- 20)
Tại điểm F cân bằng mới ta có: Q
r
D
= Q
r

S


84.000 – 600P
r
= 600(P
r
-20)
=>P
r
’ = 80
=>Q’= 36.000
Mức giá và sản lượng cân bằng mới là: P’=80 ngàn đồng; Q’=36.000 chai
Kết luận: - Giá người mua phải trả sau thuế là: P= 80 (ngàn đồng)
- Giá người bán nhận được sau thuế là: P”= 80-20=60 (ngàn đồng)
- Số tiền chính phủ thu được từ thuế là diện tích hình chữ nhật P’FMP”:
t = 20.*36.000= 720.000 (ngàn đồng)
S’
F
Bài tập cá nhân 12 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Câu 3: Nêu thí dụ thuế và vốn hóa tại Việt Nam
Bài làm:
• Thí dụ thuế tại VN:
+ Thuế TNCN (đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú): Thu
nhập tính thuế được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh. Sau
đó áp dụng biều thuế lũy tiến từng phần để tính
+ Thuế TNDN thông thường tại VN hiện đang tính ở mức 20% đối với doanh
nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 20 tỷ đồng, những doanh
nghiệp còn lại sẽ là 22% từ 1/1/2014.
• Vốn hóa tại VN:

- Vốn hóa
Điểm đặc trưng của đất đai là lượng cung cố định và thời gian sử dụng lâu dài. Giả
sử tiền thuê đất là R
0
đô la trong năm nay, năm tới sẽ là R
1
, hai năm nữa sẽ là R
2
và vân
vân.
Nếu thị trường đất đai là cạnh tranh thì giá của đất là bằng giá trị hiện tại chiết khấu
của dòng tiền thu được từ cho thuê. Do đó, nếu lãi suất là r, giá của đất (P
R
) là:
T là năm cuối cùng thu lợi từ các dịch vụ của của đất (có thể là vô tận).
Giả sử năm nay thuế đất là $u
0
, năm tới là $u
1
, hai năm nữa là $u
2
và tiếp tục vì
lượng cung đất đai là cố định, nn tiền cho thuê đất mà người chủ sở hữu nhận được sẽ
giảm đúng bằng số tiền đóng thuế. Điều này có nghĩa là suất sinh lời cho người chủ
đất ban đầu giảm xuống còn $(R
0
–u
0
), năm thứ nhất còn $(R
1

–u
1
), và sau hai năm là $
(R
2
–u
2
)
Những người mua tài sản luôn tính đến việc nếu họ mua đất, họ sẽ mua cả dòng tiền
nghĩa vụ đóng thuế cũng như cả dòng tiền thu nhập tương lai. Do vậy, ngưới mua đất
sẵn sàng chi trả cho đất đai với giá (P
R
’) là:
(2)
So sánh hai phương trình 1 và 2 ta thấy khi có thuế, giá của đất giảm xuống bằng:
Bài tập cá nhân 13 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Do vậy, khi đất đai bị áp thuế, giá của đất giảm xuống với khoảng chênh lệch bằng
giá trị hiện tại của tất cả các khoản chi trả thuế tương lai. Quá trình dòng tiền chi trả
thuế hoà nhập vào giá của một tài sản được xem như là vốn hoá
- Ở Việt Nam Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp
dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc
thuế
Diện tích đất tính thuế (m
2
)
Thuế suất
(%)
1 Diện tích trong hạn mức 0,03
2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức
0,07
3
Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức
0,15
Trong đó, hạn mức đât ở được xác định tùy thuộc vào từng địa phương.
Như vậy khi mua nhà ở cần phải tính toàn cá tiến thuế phải đóng hàng năm vào giá
mua.
Câu 4: Những loại thuế nào sau đây có thể tạo gánh nặng tăng thêm lớn nhất
(khảo sát số liệu doanh thu thực tế các hàng hóa dưới đây tại TPHCM để so sánh):
+ Thuế trên đất đai 5%
+ Thuế 25% trên việc sử dụng điện thoại di động
+ Trợ cấp 10% cho đầu tư vào các công ty công nghệ cao
+ Thuế lợi tức kinh tế - điện (5% trên giá điện)
+ Thuế 10% trên tất cả các phần mềm máy tính
Bài làm:
f
g
h
B
d
Dg
Sg
S’g
Số thu thuế
Gánh nặng tăng thêm của thuế
Pg
(1+20%)Pg
Giá
Q2

Q1 Doanh số Rượu
A
Bài tập cá nhân 14 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Khi Chính phủ đánh thuế sẽ tạo ra gánh nặng tăng thêm được đo lường theo
công thức:
½
η
P
b
q
1
t
2
b
Trong đó:

η
là giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá đền bù của lượng cầu đối với mặt hàng bị
đánh thuế.
η
có giá trị cao cho thấy rằng lượng cầu đền bù là rất nhạy cảm với những
thay đổi của giá. Do vậy, sự hiện diện của
η
trong biểu thức có ý nghĩa trực quan –
thuế càng làm sai lệch quyết định tiêu dùng (đền bù) thì gánh nặng tăng thêm càng lớn.
 P
b
×

q

1
là tổng thu nhập được tiêu dùng trên mặt hàng bị đánh thuế ban đầu. Việc
nó được thể hiện trong công thức cho thấy nếu chi tiêu ban đầu trên hàng hoá bị đánh
thuế càng lớn thì gánh nặng tăng thêm càng lớn.
 Cuối cùng, sự hiện diện của t
2
b
cho thấy rằng khi thuế suất tăng thì gánh nặng tăng
thêm cũng tăng với tỷ lệ bình phương của chính nó. Tăng thuế suất gấp đôi sẽ làm tăng
gánh nặng tăng thêm lên gấp bốn lần, với các yếu tố khác là không đổi.
Do sự bùng nổ tiêu dùng các sản phẩm di động và thương mại điện tử nên trong
các đối tượng trên, việc sử dụng điện thoại và phần mềm máy tính có độ co giãn lớn,
doanh thu cao => Thuế 25% trên việc sử dụng điện thoại đi động và thuế 10% trên tất
cả các phần mềm máy tính tạ ra gánh nặng tăng thêm lớn.
Câu 5: Dùng đồ thị đã học để đo lường vá xác định gánh nặng tăng thêm của 1 loại
thuế và 1 loại trợ cấp tại Việt Nam
Bài làm:
• Thuế tiêu thụ đặc biệt 50% đánh vào rượu,bia:
Giả sử D
g
: là đường cầu rượu,bia
P
g
: Chi phí xã hội biên tế của rượu bia không đổi
S
g
: đường cung là đường nằm ngang.
Tại điểm cân bằng A, người ta tiêu thụ một là Q
1
, mức giá P

g
Thặng dư người tiêu dùng được xác định là diện tích hình: fhA
Bài tập cá nhân 15 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Chính phủ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 50% cho rượu bia
Khi đó ta có đường cung mới là S’
g
. Lúc này đường cung và đường cầu giao
nhau tại điểm điểm cân bằng mới B có: mức giá mới là (1+50%)P
g
, sản lượng mới Q
2
- Thặng dư tiêu dùng lúc này là diện tích tam giác Bfg
- Số thu thuế của thuốc lá là diện tích hình chữ nhật Bdhg
- Tổng thặng dư của người tiêu dùng sau thuế và số thuế thu được là diện tích
hình thang fBdh bé hơn thặng dư ban đầu của người tiêu dùng là diện tích tam giác
fAh một lượng là diện tích tam giác BAD – là gánh nặng tăng thêm của thuế TTĐB,
được xác định theo công thức:
S
BAd
= ½ η P
g
Q
1
(0.5)
2
Với η là giá trị tuyệt đối của độ co giãn giá đền bù của lượng cầu.
• Trợ cấp nhà ở cho người có thu nhập thấp
Giả sử: D
h
: lượng cầu đối với nhà ở .

S
h
: Đường cung .
Trước khi trợ cấp:
- Sản lượng cân bằng tại H
1
- Mức giá P
g
- Thặng dư người tiêu dùng là diện tích mno
Sau khi trợ cấp: giả sử chính phủ trợ cấp s% cho các nhà cung cấp dịch vụ nhà đất.
- Giá mới của dịch vụ nhà là (1-s)P
h
- Đường cung tương ứng là S’
h
.
- Trợ cấp là tăng số lượng nhà ở lên H
2
.
- Thặng dư của người tiêu dùng là muq
 Thăng dư người tiêu dùng tăng là diện tích hình thang nouq
 Chi phí của việc trợ cấp này là diện tích hình chữ nhật nvuq
 Vậy gánh nặng tăng thêm của trợ cấp là diện tích tam giác ovu, được đo
lường bằng:
S
ovu
= ½ µ P
h
H
1
(s%)

2
n
q
m
o
r
Dh
S’h
Sh
Gánh nặng tăng thêm
Pg
(1-s)Pg
Giá
H1
H2 Dịch vụ nhà
u
v
VMPtt
VMPxhh
Lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực thông thường
Lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực xã hội hóa
O O’
w
w
H*
Bài tập cá nhân 16 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Với µ là giá trị tuyệt đối co giãn giá đền bù của lượng cầu đối với dịch vụ nhà ở
Câu 6: Hãy chỉ loại thuế nào ở VN trước đây & hiện nay có đánh thuế phân biệt?
Có hiệu quả không? Tại sao?
Bài làm:

* Các loại thuế ở VN trước đây& hiện nay có đánh thuế phân biệt: Thuế đối với
người có thu nhập cao, thuế chuyển nhượng, thuế cổ tức, thuế tài sản, thuế tiêu thụ đặc
biệt.
* Xét trường hợp Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Thuế suất thuế TNDN đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (sau
đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hoá) là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
- Thuế suất thuế TNDN đối với phần thu nhập của doanh nghiệp có được từ hoạt động
trong lĩnh vực không thuộc diện ưu đãi (sau đây gọi chung là lĩnh vực thông thường)
là 25% và từ 1/1/2014 là 22%
Việc đánh thuế phân biệt sẽ làm sai lệch sự lựa chọn của nhà đầu tư giữa các
lĩnh vực kinh doanh. Xét hình, khoảng nằm ngang OO

tính tổng vốn đầu tư trong
cộng đồng xã hội. Lượng vốn trong lĩnh vực thông thường được đo bằng khoảng cách
bên phải của điểm O, lượng vốn trong lĩnh vực xã hội hóa được đo bằng khoảng cách
bên trái của điểm O

. Do vậy, bất kỳ điểm nào thuộc OO

thể hiện được sự phân bổ
giữa lượng vốn trong lĩnh vực xã hội hóa và lĩnh vực thông thường.
(1+15%)w1
H1
(1+15%)VMPxhh
Gánh nặng tăng
H*
VMPtt
VMPxhh
Lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực thông thường

Lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực xã hội hóa
O O’
w1
a
b
c
Bài tập cá nhân 17 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Phân bổ lượng vốn giữa lĩnh vực xã hội hóa và lĩnh vực thông thường
Giản đồ VMP
tt
thể hiện giá trị sản phẩm biên tế của lĩnh vực thông thường
Giản đồ VMP
xhh
thể hiện giá trị sản phẩm biên tế của lĩnh vực xã hội hóa.
Giả sử người ta phân bổ lượng vốn giữa lĩnh vực xã hôi hóa và lĩnh vực thông
thường. trước khi có ưu đãi thuế suất, cân bằng xảy ra khi có OH* vốn dành cho lĩnh
vực xã hội hóa và có OH* vốn dành cho lĩnh vực thông thường. giá trị sản phẩm biên
tế của vốn trong cả hai lĩnh vực là w đồng.

Khi có ưu đãi thuế suất 10% cho lĩnh vực xã hội hóa. Việc ưu đãi này làm tăng
suất sinh lời từ VMP
xhh
thành (1+15%)VMP
xhh
. Tại điểm H*, (1+15%)VMP
xhh
lớn hơn
Bài tập cá nhân 18 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
VMP
tt.

Do đó, nhà đầu tư sẽ đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực xã hội hóa và ít hơn cho
lĩnh vực thông thường và điều đó làm dịch chuyển cân bằng kinh tế sang bên trái từ
điểm H*. cân bằng đạt đến khi giá trị sau ưu đãi của sản phẩm biên tế trong khu vực xã
hội hóa bằng giá trị sản phẩm biên tế trong khu vực thông thường tại điểm H
1
.
Tóm lại, thuế suất ưu đãi có thể dẫn đến sự phân bổ không hiệu quả các nguồn
lực về phương diện nó làm méo mó các động lực huy động đầu vào tại những nơi sử
dụng hiệu quả nhất. kết quả tạo ra gánh nặng tăng thêm là tam giác abc có diện tích
bằng ½(∆H)tw
1
.
Ta thấy sự thay đổi trong phân bố lượng vốn (∆H) và khoảng đệm ưu đãi (tw
1
)
càng lớn thì gánh nặng tăng thêm càng lớn.
Câu 7: Áp dụng quy tắc Ramsey và các tiêu chuẩn khác để đánh giá chính sách
thuế tại Việt nam
Bài làm:
 Quy tắc Ramsey: Để tối thiểu hoá toàn bộ gánh nặng tăng thêm thì gánh nặng tăng
thêm biên tế của mỗi đô la cuối cùng của thu nhập thuế được tăng thêm từ mỗi loại
hàng hoá phải như nhau. Nói cách khác, có thể giảm toàn bộ gánh nặng tăng thêm
bằng cách tăng thuế suất lên hàng hoá có gánh nặng tăng thêm biên tế bé hơn và ngược
lại.
 Chính sách thuế: thuế VAT
Luật thuế giá trị gia tăng hiện nay quy định 3 mức thuế suất gồm: 0%, 5% và
10%. Để đánh giá tính hiệu quả và tính công bằng của thuế VAT, ta xét trường hợp hai
loại hàng mặt hàng dược phẩm (trừ thực phẩm chức năng) thuộc nhóm thuế suất 5%
và mặt hàng sữa thuộc nhóm thuế suất 10%.
- Tính hiệu quả:

Thuốc men là thứ quan trọng, do đó dù giá cả có tăng bao nhiêu thì người bệnh
vẫn tiêu dùng, hay độ co giãn của dược phẩm η
t
rất thấp. Còn sữa là mặt hàng dễ dàng
thay thế bằng các sản phẩm dinh dưỡng khác, lượng cầu giảm mạnh khi giá tăng, hay
độ co giãn của sữa η
o
cao. Quy tắc Ramsey, hay quy tắc co giãn nghịch đảo nói rằng:
chừng nào mà hàng hóa không liên quan với nhau trong tiêu dùng, thuế suất phải tỷ lệ
nghịch đối với độ co giãn. Do đó, thuế hiệu quả đòi hỏi áp thuế suất cao tương đối cho
mặt hàng dược phẩm, và áp thuế suất thấp tương đối cho mặt hàng sữa . Như vậy, việc
Bài tập cá nhân 19 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
áp thuế suất 5% cho mặt hàng dược phẩm thấp hơn thuế suất 10% cho mặt hàng sữa là
không hiệu quả.
- Tính công bằng
Để đánh giá một hệ thống thuế, ta không thể chỉ dựa trên tiêu chuẩn tính hiệu
quả mà còn phải xét tính công bằng.
Thực tế cho thấy, những người nghèo với điều kiện kinh tế còn thấp, điều kiện
chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế (Theo số liệu thống kê năm 2011, người nghèo đi
khám bệnh 2,9 lượt/năm, trong khi người có điều kiện là 4,7 lượt/năm; 40% người
giàu sử dụng dịch vụ ngoại trú tại tuyến tỉnh nhưng nghèo chỉ khoảng 12%.), kéo theo
đó tỷ lệ mắc bệnh cũng tăng cao. Do đó, những chi phí cho việc điều trị bệnh luôn là
nỗi lo, gánh nặng kinh tế đối với người nghèo nếu chẳng may bị bệnh tật. Vậy, ngay cả
khi dược phẩm có lượng cầu không co giãn hơn sữa, đánh thuế hiệu quả vẫn đòi hỏi
thuế suất cao hơn lên sữa hơn là lên dược phẩm. Lúc này, thuế suất cao lên sữa sẽ tạo
ra gánh nặng tăng thêm tương đối lớn, nhưng nó còn hướng đến phân phối lại thu nhập
theo chiều hướng có lợi cho người nghèo. Tóm lại, việc áp thuế suất 5% cho mặt hàng
dược phẩm thấp hơn thuế suất 10% cho mặt hàng sữa là công bằng.
Câu 8: Làm thế nào để xác định một loại phí. Nêu thí dụ trong thực tế. Dựa vào lý
thuyết đã học để bình luận.

Bài làm:
* Xác định một loại phí:
- Định nghĩa: Theo pháp lệnh Phí và lệ phí, phí là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải trả khi được tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ theo quy định trong
danh mục phí được ban hành kèm theo Pháp lệnh. Hiện hành, có 73 loại phí khác nhau
thuộc nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông, tư pháp, tài chính ngân hàng, v.v
- Cơ sở thu phí: Cơ sở để thu phí là việc chủ thể được nhận phí đã cung cấp cho
chủ thể nộp phí một lợi ích nhất định thông qua dịch vụ của mình.
* Ví dụ trong thực tế: phí bảo trì đường bộ, phí bảo vệ môi trường, phí xuất nhập
khẩu….
* Bình luận về phí bảo trì đường bộ:
Bài tập cá nhân 20 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Nhằm có thêm kinh phí duy tu, bảo dưỡng hệ thống đượng bộ, ngày 1/1/2013,
quy định thu phí bảo trì đường bộ với ô tô, xe máy chính thức có hiệu lực.Việc xác
định mức thu phí đối với các loại phương tiện dựa trên căn cứ mức thu phí qua trạm và
tương quan mức thu giữa các loại xe quy định tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ của Bộ Tài chính.
Câu 9: Khảo sát tình hình trốn thuế & chi phí hành chính của một số loại thuế tại
VN. Nguyên nhân trốn thuế?
Bài làm:
* Tình hình trốn thuế tại Việt Nam:
Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mội người dân và các tổ chức xã hội
khác. Tuy nhiên khoản thu ngân sách quan trọng của nhà nước đang bị thất thoát đáng
kể thông qua hoạt động trốn thuế và tránh thuế của các doanh nghiệp trong nước, đặc
biệt là các công ty đa quốc gia đến từ nhiều nước trên thế giới.
Việc trốn thuế ở Việt Nam thường diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều loại
thuế khác nhau. Chẳng hạn, trường hợp doanh nghiệp trong nước bắt tay với đối tác
bán hàng nước ngoài hạ giá hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế nhập khẩu; tổ chức,
cá nhân mua bán hóa đơn đầu vào khống (thuế giá trị gia tăng); doanh nghiệp không
khai báo đầy đủ doanh thu hay khai khống chi phí (thuế thu nhập doanh nghiệp); cá

nhân không kê khai thu nhập chịu thuế (thuế thu nhập cá nhân), hạ giá của hàng hóa
mua bán chịu thuế trước bạ (như xe hơi hay nhà ở) để giảm thiểu số thuế trước bạ phải
đóng…. Theo thống kê của ngành hải quan, tính tới 12/2009, có gần 1.000 doanh
nghiệp trốn thuế, số tiền nợ đọng thuế lên tới hơn 3.000 tỷ đồng. Sau khi phân loại,
khoảng 2.500 tỷ đồng được xếp vào dạng nợ khó đòi.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, qua báo cáo sơ bộ từ các cục thuế
địa phương, tính đến tháng 5/2012 có khoảng trên dưới 100 doanh nghiệp có chủ là
người nước ngoài nợ hàng chục tỷ đồng tiền thuế nhưng đã bỏ trốn, có những khoản
nợ phát sinh gần 20 năm. Các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở địa bàn phía Nam.
Tại Cục Hải quan TP.HCM, số doanh nghiệp có chủ người nước ngoài nợ thuế đã bỏ
Bài tập cá nhân 21 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
trốn là 45 đơn vị, khiến Nhà nước thất thu gần 13,2 tỷ đồng tiền thuế, bao gồm thuế
nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT) và tiền phạt chậm nộp thuế. Tại Cục Hải quan
Bình Dương có tới 34 doanh nghiệp có chủ là người nước ngoài nợ thuế đã bỏ trốn.
Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM
đang diễn ra khá nhiều. Những doanh nghiệp lợi dụng thời gian chậm nộp thuế cho
phép để mở liên tiếp các tờ khai tại một hoặc nhiều nơi khác nhau rồi nhập ào ạt một
số lượng lớn hàng hoá qua cửa khẩu. Cho đến sát thời điểm đáo hạn nộp thuế của lô
hàng đầu tiên (15 ngày, 30 ngày hoặc 9 tháng tuỳ theo từng loại hàng hoá) thì các
doanh nghiệp bỏ trốn, bỏ lại đằng sau những khoản nợ hàng tỷ đồng.
* Nguyên nhân trốn thuế:
Khó khăn trong kiểm soát nguồn thu nhập của các cá nhân: Nền kinh tế Việt
Nam vẫn là một nền kinh tế ưa chuộng tiền mặt, các giao dịch trong nền kinh tế chủ
yếu là tiền mặt, các khoản thu nhập cá nhân đều được chi trả bằng tiền mặt. Do đó,
khó có thể tạo ra cơ chế kiểm soát thu nhập cá nhân một cách chính xác và hiệu quả.
Thêm vào đó, nguồn hình thành thu nhập của các cá nhân quá đa dạng và phức tạp.
Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm
soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng đối với các khoản thu nhập của các hộ
kinh doanh cá thể, các cá nhân hành nghề độc lập, đặc biệt là đối với đối tượng ca sỹ,
nghệ sỹ, giáo viên dạy thêm, nguồn thu nhập không chính thức khác… thì cơ quan

thuế khó có thể kiểm soát được một cách chính xác. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ
chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển
nhượng bất động sản phần lớn cơ quan thuế chỉ nắm được thông tin và kiểm soát được
trong trường hợp cá nhân chuyển nhượng cho tổ chức mà tổ chức này cần hoá đơn,
chứng từ kế toán. Đối với thu nhập ở nước ngoài của cá nhân cư trú, các khoản thu
nhập do chuyển nhượng bất động sản giữa các cá nhân với nhau; thu nhập từ chuyển
vốn giữa các cá nhân với nhau; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại giữa
các cá nhân với nhau; thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa các cá nhân
chưa kiểm soát được thu nhập do họ tự kê khai về doanh thu, giá bán không phù hợp
với giá thực tế chuyển nhượng. Khó khăn trong việc kiểm soát thu nhập các cá nhân
dẫn đến khó khăn trong kiểm tra, thanh tra thuế, khó kiểm soát tình trạng trốn thuế.
Bài tập cá nhân 22 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Thuế Thu nhập cá nhân được triển khai từ năm 2009, công tác tuyên truyền,
phổ biến giáo dục về Luật Thuế TNCN mới chú trọng về chiều rộng, chưa tập trung
nhiều về chiều sâu và tuyên truyền tập trung nhiều vào giai đoạn triển khai thực hiện
Luật, một bộ phận lớn người nộp thuế chưa nhận thức được độ mức sai phạm, vi phạm
pháp luật khi kê khai không trung thực, không đầy đủ thu nhập chịu thuế. Trình độ
hiểu biết và ý thức chấp hành Luật của một bộ phận lớn dân cư còn hạn chế, tâm lý
trốn thuế còn lan truyền trong các tâng lớp dân cư.
Sự phối hợp giữa ngành thuế với các cấp chính quyền địa phương, với các tổ
chức, cơ quan liên quan trong việc hợp tác triển khai Luật Thuế TNCN ở một số địa
phương chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tượng tiêu cực trong việc nộp thuế
TNCN vẫn chưa được xử lý triệt để, làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả thực tế và công
bằng của Luật, gây một số bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Một số khó khăn trong việc thi hành pháp luật thuế TNCN như việc cấp mã số
thuế vẫn còn chậm dẫn đến nhiều cá nhân không kê khai thuế đầy đủ, số đông người
nộp thuế, kể cả những người có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, đều ngại tự mình quyết
toán thuế hoặc không rõ thủ tục tiến hành, nên ủy quyền cho đơn vị chi trả thu nhập
thực hiện hộ, từ đó có thể kê khai không đầy đủ thu nhập; đây là những năm đầu tiên
thực hiện Luật Thuế TNCN, có nhiều nội dung mới trong phương pháp quản lý thuế,

tính phức tạp của thuế TNCN, số lượng người nộp thuế quá lớn, nên việc tổ chức thực
hiện thanh tra, kiểm tra về thuế TNCN chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên.
Câu 10: Cho tình huống: Gần đây người nông dân trồng một loại trái hạnh đào đặc
chủng ở một số vùng nông thôn của Trung Quốc đã phản đối chính phủ vì chính
phủ tăng thuế suất quá cao đối với họ (từ 0% lên 15%). Giả sử: diện tích đất trồng
và sản lượng hạnh đào đặc chủng mỗi năm ở Trung Quốc hầu như cố định, và chỉ
có người giàu mới mua loại quả đặc biệt này. Chi phí hành chính của thực hiện
thuế này tại Trung Quốc ước khoảng 15% tổng số thu.
Hãy bàn về tính hiệu quả, tính công bằng và khả năng quản lý điều hành
loại thuế trên loại trái cây đặc biệt-quả hạnh đào tại Trung Quốc.
Giá người nông dân nhận được giảm đúng bằng số thuế
Lượng quả hạnh đào hàng năm
Giá
Pg=P0
Pn
S
t
D’
D
Bài tập cá nhân 23 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Xác định phạm vi tác động pháp luật và phạm vi tác động kinh tế của chính
sách thuế trên loại trái cây đặc biệt-quả hạnh đào tại Trung Quốc. Mô tả đồ thị
phạm vi tác động kinh tế của thuế đánh trên quả hạnh đào.
Bài làm:
- Tính hiệu quả:
Do quả hạnh đào chỉ có người giàu mới mua được nên là sản phẩm cao cấp, có
độ co giãn thấp. Theo quy tắc Ramsey thì phải đánh thuế suất cao. Như vậy, Chính
phủ Trung Quốc đánh thuế hiệu quả.
- Tính công bằng và khả năng quản lý điều hành loại thuế này:
Người giàu là người tiêu thụ nhưng những người nông dân lại phải chịu khoản

thuế lớn quá mức đến mức không thể sản xuất được. Đây chính là sự bất công bằng.
Khả năng quản lý điều hành với chi phí điều hành chiếm khoảng 15% tổng số
thu cho thấy phí tổn khá lớn để thu được khoản thuế do đó hiệu quả thấp.
- Xác định phạm vi tác động pháp luật của thuế:
Bởi vì người nông dân chịu hoàn toàn gánh nặng thuế nên phạm vi tác động pháp luật
lẫn phạm vi tác động kinh tế của chính sách này đều là người nông dân.
Bài tập cá nhân 24 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
Chương 4: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM
Câu 1: Áp dụng cách tiếp cận chi phí-lợi ích hãy đánh giá tính hiệu quả của một
chính sách liên quan đến tài chính công (từ cả hai phía: chính sách liên quan đến
nguồn thu thu và chính sách liên quan đến chi ngân sách quốc gia/địa phương)
Bài làm:
 Đánh giá hiệu quả dự án thủy điện Đăk Srông 3A
Sông Ba là một sông lớn ở miền Trung Việt Nam, diện tích toàn bộ lưu vực xấp
xỉ 14.000 km
2
, trải dài suốt ba tỉnh Gia Lai, Đaklak và Phú Yên. Quy hoạch bậc thang
thủy điện sông Ba gồm 10 dự án với tổng công suất lắp máy 618 MW, điện lượng
trung bình hàng năm 2864,5 triệu kWh. Hiện đã đưa vào khai thác thủy điện sông
Hinh 2x36MW và Iayun Hạ, các dự án còn lại đang được triển khai thi công.
Dự án thủy điện ĐakSrông 3A nằm trên dòng chính sông Ba cách dự án thủy
điện sông ĐakSrông 3B khoảng 3km về phía thượng lưu, thuộc địa phận các xã Ia
Rsai, Ia Rsươm huyện Krông Pa và các xã Ia Tul, Ia Rtô huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai.
Quyết định số 2004/QĐ-KHĐT ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ Công nghiệp
phê duyệt, hiệu chỉnh, bổ sung Quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Ba trên
địa bàn tỉnh Gia Lai. Và theo công văn số 1518/UBND-CN ngày 27 tháng 5 năm 2009
của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã đồng ý cho phép Công ty cổ phần Hoàng Anh
Gia Lai tiếp tục làm chủ đầu tư dự án ĐakSrông 3A.
Các thông số chính theo quyết định đầu tư
- Điện lượng trung bình năm : 37.3 triệu KWh

- Tổng mức đầu tư : 232.344 tỷ VNĐ
- Chỉ tiêu kinh tế tài chính:
+ Các chỉ tiêu kinh tế
• EIRR : 13.8%
• B/C : 1.33
• NPV : 64.141 tỷ VNĐ
Bài tập cá nhân 25 GVHD: GS.TS Nguyễn Thị Cành
+ Các chỉ tiêu tài chính:
• FIRR : 12.82%
• B/C : 1.21
• NPV : 46.828 tỷ VNĐ
Bảng các chi phí tài chính:
Nội dung Thành tiền (tỷ đồng)
Chi phí xây dựng 114.721
Chi phí thiết bị 54.303
Chi phí lưới điện truyền tải 6.600
Chi phí đền bù, tái định cư 8.004
Chi phí quản lý dự án 1.669
Chi phí tư vấn 7.834
Chi phí khác 5.372
Dự phòng chi phí 19.850
Lãi vốn vay 13.991
Tổng mức đầu tư 232.344
Đánh giá dự án về mặt tài chính
Chỉ tiêu
IRR 13,10%
NPV 9,90 tỷ đồng
B/C 1,04
Vậy: IRR = 13.1% > WACC = 12.48%
NBV = 9.9 tỷ đồng

B/C = 1.04 >1
 Dự án có sinh lời và nên đầu tư
Chương 5: NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI
Câu 1: Cập nhật tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam, tính toán các chỉ số:
+ Mối quan hệ giữa tiết kiệm-đầu tư-tăng trưởng và vay nợ;
+ Cán cân thanh toán và nợ;
+ Quan hệ giữa lãi suất, xuất khẩu và nợ;
+ Quan hệ giữa ngân sách và nợ;
+ Giải thích các kết quả
Bài làm:
 Tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam:

×