Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tuyển tập những bài văn tự luận hay lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.37 KB, 12 trang )

Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu
suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh
minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn
Đề 1 : Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu
suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như
Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.
1) Mở bài:
_ Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ
nước, đó là 1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái
bình, no ấm chính là nhờ tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn
võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn
(tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo anh minh suốt
đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý
Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta
sẽ làm sáng tỏ điều đó.
2) Thân bài:
_ Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân
ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều
mất, ông được triều thần tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận
Thiên.
_ Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra
thành Đại La, bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân
dân sẽ sống no ấm, đất nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn
quyết định như thế không phải theo ý riêng mình mà chính là lo cho
vận nước, hợp với lòng dân.
_ Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh
trời", "theo ý dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi
"trung tâm trời đất", tiện hướng "nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là
thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm nhận Lý Công Uẩn
không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là vị vua
anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất


sáng suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có
nghĩa là nhân dân thái bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô
Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô Hà Nội ngày nay, linh hồn của
VN)
_Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông
hung hãn, vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3
lần cầm quân đánh bại quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh
hùng của dân tộc.
_Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với
mục đích kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ
chuẩn bị đánh quân xâm lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao
bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
_ Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung
thần nghĩa sĩ của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng
sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với
họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước
vận mệnh của đất nước.
_ Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách
nhiệm của các tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật
ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ
thì mọi người được sử sách lưu danh.
_ Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ
lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người.
_ Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm
người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm
gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch
tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng
văn", "tiếng kèn xung trận hào hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần
(thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.
3) Kết bài:

_ Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi
là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi
vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo
toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã
noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của
họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi
trẻ "có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó".
Trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có biết bao nhiêu
trang sử hào hùng, oanh liệt ghi lại những bước tiến, những cuộc khởi nghĩa lớn
làm xoay chuyển vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những xoay chuyển, thay đổi
ấy đều được thực hiện bằng những con người sáng suốt, anh minh. Những con
người ấy có phải chăng là những vị tướng giỏi, vua tài như Trần Quốc Tuấn, Lí
Công Uẩn,…Tại sao tôi lại đề cập đến hai vị anh hùng dân tộc này? Vì qua hai
áng văn chính luận “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ” đã làm rõ vai trò anh minh
và tầm quan trọng của các vị ấy trong những lần thay đổi của đất nước.
Khi được tiếp xúc với hai bài viết giàu ý nghĩ của họ, ta hiểu thêm sự anh
minh của các đấng minh quân đời nhà Trần, Lí. Thoạt tiên khi đến với vấn đề
trên ta cần hiểu rõ thế nào là người lãnh đạo anh minh? Người này chắc hẳn phải
là người sáng suốt có tầm nhìn xa trông rộng, có công đức lớn lao đối với đất
nước, dân tộc. Không chỉ vậy học còn đóng góp công sức không hề nhỏ trong
việc đem lại tự do, hạnh phúc, cuộc sống ấm no, yên bình cho nhân dân. Nếu đã
là những người như vậy thì việc họ để lại tiếng tăm bất hủ cho đời sau hay để lại
những bài học vô giá cho hậu thế sau này trong sự nghiệp lớn của dân tộc liệu có
còn là điều đáng ngạc nhiên hay không?

Nhưng để làm được những công lao to lớn như vậy không phải là chuyện
mà ai cũng có thể thực hiện vậy thì động lực nào mang lại cho họ ý nghĩ phải

thực hiện những việc làm đó? Đó không phải là thứ gì khác mà là lòng yêu nước
nồng nàn. Ta nhận ra điểm giống nhau thứ yếu của các bậc minh quân là tấm
lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm trước vận mệnh sống còn của non sông. Ở
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn, ta nhận ra những điểm trên đây qua những ý
tứ, nội dung cúng như từ ngữ, câu từ mà hai vị đã dùng trong áng văn của họ.
“Chiếu dời đô” của vua Lí Công Uẩn , ông đã thể hiện tình yêu của mình ở cách
nhìn nhận vị trí kinh đô của đất nước. Sự anh minh của Lí Công Uẩn cũng được
thể hiện ở đây, ông nhận thấy kinh đô không còn phù hợp với tình thế đất nước
lúc bấy giờ nên đã quyết định tìm đến một kinh đô mới phù hợp hơn mang lại
cuộc sống tốt hơn cho nhân dân. Tất cả những nhìn nhận trên của ông đều xuất
phát từ lòng yêu nước, lo lắng cho cuộc sống của nhân dân và vận mệnh đất
nước. Đối với “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ta dễ dàng nhận thấy hơn
tình yêu nước của vị tướng được thể hiện qua những biểu hiện của chính Trần
Quốc Tuấn khi đất nước lâm vào cảnh bị đô hộ :“ Tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ
gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” những từ ngữ trên cho thấy sự đau xót,
thương tiếc cho sự mất mát của quốc gia. Nhưng tình yêu của ông không chỉ
dừng lại ở đây lòng yêu đất nước của ông đã biến thành sự căm ghét, căm phẫn ,
sôi sục ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược: “chỉ căm tức chưa xả thịt
lột da nuốt gan uống máu quân thù”. Nhưng ông không phải là một người dân
thường, ông là một vị tướng và ông có trách nghiệm giúp đất nước thoát khỏi
cảnh đau thương. Ông đã viết bài hịch nhằm mục đích khích lệ ý thức trách
nhiệm cũng như kêu gợi tình yêu quê hương đất nước trong các tướng sĩ của
mình. Đó là cách ông thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Như ta đã thấy những việc họ đã làm đã mang lại cho đất nước những lợi
ích không chỉ là tạm thời mà có ảnh hưởng to lớn đến tương lai của chúng ta. Vì
vậy vai trò của những người anh minh sáng suốt như họ là vô cùng quan trong,
cần thiết trong lịch sử dân tộc ta.Như Lí Công Uẩn vị vua đầu tiên của triều đình
nhà Lí là người tiêu biểu trong lịch sử dân tộc ta, sự anh minh của ông thể hiện
rất rõ trong việc dời kinh đô nước ta từ Hoa Lư về thành Đại La. Như đã nói vào
thời Lí nước ta trở thành một nước độc lập có chủ quyền, phát triển lớn mạnh về

mọi mặt, nên việc tiếp tục để kinh đô ở Hoa Lư là điều vô lí. Hoa Lư là một
vùng rừng núi có địa thể hiểm trở chỉ phù hợp với tình hình đất nước chưa phồn
thịnh và lớn mạnh. Nếu phát triển đất nước thì sẽ gặp nhiều khó khăn về nhiều
mặt như: giao thông, kinh tế, thương mại, ngoại giao, …Đối lập với Hoa Lư
thành Đại La lại là nơi “Ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ
ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, đất đai
rộng mà bằng cao mà thoáng…”Hơn thế nữa “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ,
ngập lụt, muôn vaath cũng hết mực phong phú tốt tươi”. Chỉ mới nói đến thôi ta
đã cảm nhận được cái ưu thế chỉ có một trên khắp đất nước của thành Đại La,
nhà vua hướng tầm nhìn về nơi đây có thể nói là sự sáng suốt, anh minh đi thâu
suốt lịch sử. Nhưng cũng thật khó khăn cho nhà vua khi việc chuyển dời kinh đô
là chuyện trọng đại ảnh hưởng rất lớn đến đất nước sau này, ấy vậy mà bậc minh
quân đã không ngần ngại với quyết định của mình và quyết định của ấy của ông
đã điểm một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Quả nhiên sau khi kinh đô
được chuyển dời thì nước ta từ bấy đến nay đất nước đã phát triển đi lên.Và vai
trò của vua Lí Công Uẩn được tôn vinh nhiều hơn trong năm vừa qua khi nhân
dân cả nước đã long trọng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội đánh dấu
thời kì đã qua cũng như hứa hẹn một tương lai phồn thịnh hơn đang tới.
Với những ý nghĩa và vai trò của “ Chiếu dời đô” thế hệ đi sau chúng ta
thật tự hào về một ông vua sáng suốt, anh minh mang lại cho chúng ta sự tự hào
về, cuộc sống ấm no hạnh phúc hôm nay. Nhưng sự anh minh của một vị vua
cũng không đủ đem lại độc lập tự do dân tộc mà phải nhờ đến những vị tướng
tài như Trần Quốc Tuấn – Hưng Đạo vương đời nhà Trần, cũng với sự anh
minh, sáng suốt của ông đã lãnh đạo nhân dân ba lần đánh tan quân Mông-
Nguyên, làm xoay chuyển vận mệnh của cả một dân tộc. Trần Quốc Tuấn không
chỉ anh minh trong đường lối đánh giặc mà ông còn là người mưu lược tài
cao.Ông đã bày mưu kế đưa hai vị vua từ Thăng Long về Hoa Lư để bảo toàn
lực lượng, vừa tranh sức mạnh mẽ của quân thù.Khi giặc sang ông tỏ thái độ rất
căm tức: “Ngó thấy sữ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà
sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phu”, ông dùng những từ ngữ,

câu văn lên án gay gắt thái độ của giặc cũng như thể hiện nỗi căm giận của lòng
ông.Ông lấy việc phải dùng nhạc thái thường để hầu giặc là điều vô cùng nhục
nhã của bậc quân thần.Ông chỉ ra những điều làm cho lòng người sôi sục, tâm
can nhục nhã khi không làm gì trước tình cảnh đất nước bị dày xéo, chà đạp.
Đây chính là sự sáng suốt anh minh của vị tướng tài: ông đã thức tỉnh tướng sĩ
đang ngủ say trong cuộc vui trước mắt ( chọi gà, đánh bạc, vợ con, lo làm giàu,
vườn ruộng, uống rượu, mê hát), lo toan chuyện nước nhà. Ông thấy được việc
trên dưới đồng lòng cùng đồng tâm chống giặc sẽ tạo nên một sức mạnh to lớn,
cho dù binh to búa lớn cũng không phá vỡ được tinh thần yêu nước sục sôi, long
căm thù sâu sắc. Chỉ với cái nhìn đúng đắn ấy của ông mà nước Việt ta bao lần
thắng giặc với thế lớn, binh nhiều. Lúc bấy giờ ông trở thành người có vai trò
quan trọng hơn cả với đất nước, là người có trách nhiệm tập hợp lòng dân, nghĩa
sĩ. Và để làm được điều ấy ông đã viết bài “Hịch tướng sĩ” mở đầu cho công
cuộc xây dựng tinh thần cho tướng sĩ. Bài hịch đã trở thành áng văn bất hủ, là
đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước có ý nghĩa to lớn trong việc đoàn kết tôn thất,
làm cho ý chí chống giặc của nhân dân, tướng sĩ lên đến đỉnh điểm. Cũng như
vạch ra con đường đi đúng đắn cho đất nước theo đường lối sáng suốt của Trần
Quốc Tuấn.
Qua những gì mà hai bậc hiền tài, anh minh của dân tộc đã làm cho đất
nước thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của họ trong những thời mốc điểm của đất
nước. Ảnh hướng to lớn của những vị ấy không chỉ trong lúc bấy giờ mà còn
ảnh hưởng đến đời sau - chúng ta. Nếu không có những người lãnh đạo anh
minh như thế thì liệu đất nước ta có còn tồn tại, nhân dân có được độc lập, tự do,
hạnh phúc như hôm nay?
Với riêng bản thân tôi cũng như nhiều người khác, lòng biết ơn đến những
nhật vật anh minh như họ và tự hào bởi họ là những gì mà thế hệ sau như chúng
ta luôn mong muốn được đền đáp ơn này. Những ngày kỉ niệm, những di tích
lịch sử ghi lại dấu ấn của họ được chúng ta gìn giữ là điều thể hiện rõ nhất trong
sự tôn kính, lòng biết ơn đối với những người lãnh đạo anh minh như Lí Công
Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

Kết quả của sự lãnh đạo anh minh của các vị tướng tài, vua giỏi Trần Quốc
Tuấn và Lí Công Uẩn là cuộc sống tốt đẹp của nhân dân ta từ thời ấy đến bây
giờ. Một lần nữa xin khẳng định lại tầm quan trọng của những vị ấy là vô cùng
to lớn đối với giang sơn, đất nước ta. Những vị ấy đã cố gắng gìn giữ và gây
dựng đất nước thì con cháu ta phải cùng nhau dựng nước vững mạnh hơn.
Từ bài"Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp. Em hãy nêu suy nghĩ về
mối quan hệ giữa học và hành.
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có những tên tuổi
sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số
đó. Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dân lên vua Quang
Trung bài tấu trong đó thể hiện rõ quan niệm của ông về học và đoạn trích “ Bàn
luận về phép học thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa “học” và
“hành” như ông bà ta thường nói : “Học đi đôi với hành”.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu : Học là gì? Học là quá trình tích lũy kiến thức từ
thầy cô, bạn bè và tiếp thu những điều hay từ trong cuộc sống, xã hội. Học để
hiểu được cái thâm thúy của cuộc sống, để mở mang đầu óc và phát triển tâm
hồn. Hơn thế, học còn là vì tương lai của chính bản thân mình. Tục ngữ có câu :
“ Nhân bất học bất tri lí” có nghĩa là người không học sẽ không có kiến thức,
không có hiểu biết, con người đó sẽ không thể tồn tại trong xã hội hiện nay, mà
luôn chìm đắm trong sự ngu dốt. Như Bác Hồ từng nói, giới trẻ có vai trò quan
trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp nước ta bước tới đài vinh
quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu và con đường duy nhất để đạt
được thành công này thì chỉ có một và một đó là HỌC.
Còn hành là gì? Hành có nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết
đã học vào thực tế, vào cuộc sống. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được
kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học.
Thực hành còn giúp ta có cảm giác hứng thú và chủ động hơn trong học tập,
hiểu được vấn đề, nội dung bài học cặn kẽ hơn.
Nêu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con

tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà
không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu.
Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không
mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.
Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do
không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá
hoại.
Vì vậy, sự kết hợp giữa học và hành là yếu tố thực sự cần thiết để con
người khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn, phát huy
được tính sáng tạo trong học tập. Song song với việc thực hành những điểu trên,
ta cần nhận ra được hậu quả của việc học vẹt và lười học, đừng như cái máy thu
âm chỉ biết lặp lại những gì người khác nói và cũng đừng như con rôbot chỉ biết
làm chứ không biết suy nghĩ, cả hai điều này đều rất tai hại. Như George
Duhmel từng nói : “ Đừng sợ máy móc ủa bên ngoài mà hãy sợ máy móc cõi
lòng”.
Qua tác dụng của việc “ học đi đôi với hành” đã cho ta thấy được quan
điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một
phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ cúng ta
hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học
không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu
mới.
Câu nói của M. Go-rơ-ki "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến
thức mới là con đường sống"gợi cho em nhứng suy nghĩ gì?
Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc
một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho
tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri
thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với
thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị
nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã
nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường

sống”.
Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người . Vậy
chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống,
các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác
phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận
cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống. Nhưng kiến thức ở đây không
chỉ là sự hiểu biết về thế giới xung quanh một cách khoa học mà còn là sự khai
tâm mở trí cho tâm hồn con người để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Do đó, sách
còn là một phương tiện giúp chúng ta rèn luyện nhân cách con người thông qua
các tư tưởng, chân lí đường đời mà lớp người đi trước đã tìm ra được.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con
người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức",
ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của
con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ,
hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ
sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cụa lớn như
thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua
mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những
biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp
cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách
văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để
ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và
nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh
phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta
khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời
của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh, Thực tế
trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát
minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua
sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh, Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt
Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng

dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã
thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân
chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến
thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Từ đó ta thấy mỗi cuốn sách đều
là một bậc thang nhỏ đưa ta tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất.
Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà
trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và
không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng kiến thức, kiến thức
lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà
không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô
dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này
sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời
kì tăm tối của sự ngu. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra
cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người.
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất
và tăm tối nhất của cuộc đời. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách
mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Tuy nhiên, ta cần chọn lọc ra những kiến thức
hữu dụng và đúng đắn- Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại
thì đem lại điều hữu ích. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biến những kiến thức
trong sách vở thành thực tế qua thực hành ứng dụng vào thực tiển cuộc sống.
Quan trọng là thái độ của chúng ta đối với sách, cần yêu quý, giữ gìn và nâng
niu sách như một báu vật.
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách
đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách
rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để
đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt
đẹp hơn.
Trình bày suy nghĩ của em qua câu nói sau: “Hãy yêu sách, đó là nguồn
kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
BÀI LÀM

Bàn về giá trị của sách, đại văn hào Nga M.Gorki có viết:“ Sách mởra trước mắt
tôi một chân trời mới”. Đúng vậy, mỗi trang sách mở ratrước mắt ta là cả một
chân trời bao la được khám phá. Nào những kiếnthức thú vị, nào những tình
thương chân thành, rồi những bí ẩn của cuộcđời… tất cả lần lượt hiện ra sau
từng trang sách mở. Ta đọc sách, tầmnhìn ta thay đổi, cuộc sống ta cũng được
nâng cao, phát triển. Qủa thậtsách có một giá trị và tầm quan trọng lớn đối với
cuộc sống chúng ta,cho nên M.Gorki đã khuyên nhủ mọi người: “Hãy yêu sách,
nó là nguồnkiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Vậy sách là gì? Khó mà có thể định nghĩa được chúng.Theo quan niệm
củangười học đạo Thánh hiền theo triết lý Á Đông xưa, sách vốn là di huấntinh
thần mà các bậc tiền nhân để lại cho người đời sau. Nhưng đối vớingày nay thì
sách lại là một phương tiện do con nguời đã chế tạo ranhằm chứa đựng kiến thức
được tích luỹ qua bao thế hệ. Sách ra đời đểđáp ứng nhu cầu muốn lưu giữ lại
kiến thức về mọi lĩnh vực mà người xưađã bỏ cả đời để khám phá.
Ban đầu, sách được làm bằng cách xâu những chiếc lá lại với nhau, bằngnhững
thanh tre kết lại thành miếng hay trên những tấm da dê, dacừu Cho đến khi
giấy được ra đời và thay thế các phương tiện cổ điểnkhác và được sử dụng cho
đến ngày nay. Từ việc chép tay, người xưa đãnghĩ ra việc khắc bản gỗ để in thủ
công. Rồi máy in được ra đời với kĩthuật hiện đại hơn để từ đó đến nay, chúng ta
có là cả một kho tàngsách bất tận.
Câu nói của M.GORKI trình bày rất rõ ràng với hai luận điểm khá thuyếtphục:
ta yêu sách vì “nó là nguồn kiến thức” và “chỉ có kiến thức mớilà con đường
sống”.
Nhưng tại sao sách lại đươc xem là nguồn kiến thức?
Trong cuộc sống, chúng ta có biết bao nhiêu lĩnh vực để tìm hiểu, đểhoạt động.
Tương ứng với bao nhiêu lĩnh vực ấy là có bấy nhiêu loạisách ra đời. Mỗi loại
lại có nhiều quan điểm tư tưởng, phương pháp khácnhau để hướng dẫn, minh
hoạ, phân tích sâu hay phát triển mở rộng. Córất nhiều loại sách khác nhau, từ
sách về Khoa học tự nhiên, Khoa họcxã hội đến các sách văn học, kinh tế, chính
trị, triết học và cả nhữngloại sách bồi dưỡng tâm hồn. Loại sách nào cũng có giá

trị riêng của nótrên con đường đưa nhân loại đến với tầm cao trí tuệ.
Có thể nói, sách là kho tàng kiến thức chứa đựng tinh hoa của nhânloại. Từ
những tinh hoa tri thức của phương Đông đến những phát minhkhoa học của
phương Tây, từ những kinh nghiệm của cổ đại đến những kiếnthức văn minh
hiện đại, tất cả đều được lưu giữ trong những trang sáchấy.
Các sách về khoa học tự nhiên cho ta biết về kiến thức thực tiễn. Nhờđó mà ta
biết được Định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton, Thuyếttương đối của nhà
bác học Albert Enstein lừng danh thế kỉ XX, rồiThuyết điện tử của Micheal
Faraday hay là Thuyết tiến hoá của CharlesDarwin. Đặc biệt là Louis Pasteur
với những nghiên cứu về y học nhưvắc-xin phòng bệnh *** dại…
Các loại sách về khoa học xã hội lại đưa con người đến với những tưtưởng triết
học nổi tiếng của các nhà tríêt học cổ đại như Lão Tử,Trang Tử, Khổng Tử,
Mạnh Tử của phương Đông; Xô-crát, Pha-ton, Arixtotcủa phương Tây hay
những tác phẩm bất hủ đến muôn đời như các bộ truyệnthần thoại, các bộ sử thi
Ô-đi-xê, Iliat của Hy Lạp, sử thi Ramayanacủa Ấn Độ…
Cũng nhờ các pho kinh điển tôn giáo như Vệ Đà, Đại Tạng, Cựu ước-Tânước,
Cô-ran… mà chúng ta mới hiểu một cách sâu sắc về triết lí, niềmtin của các tôn
giáo lớn trên thế giới như Ấn giáo, Phật giáo, ThiênChúa, Hồi giáo…
Sách là những cột mốc đánh dấu những chặng đường phát tiển của lịch sử.Nhờ
các tác phẩm còn để lại mà người đời sau hiểu rõ được từng bướcthăng trầm của
lịch sử để thêm tự hào vì các bậc tiền nhân, rút ra bàihọc kinh nghiệm cho đời
sau phát triển.
Cho đến nay, chưa có lĩnh vực nào dám khẳng định không cần đến kiếnthức để
tồn tại và phát triển.M.GORKI viết : “ Như những con chim kìdiệu trong truyện
cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng vàphong phú như thế nào ,con
người táo bạo như thế nào trong khát vọngđạt tới cái thiện và cái đẹp.Và càng
đọc,trong lòng tôi càng tràn đầytinh thần lành mạnh và hăng hái.Tôi trở nên
điềm tĩnh hơn,tin ở mìnhhơn,làm việc hợp lí hơn và ngày càng ít để ý đến vô số
những chuyện bựcbội trong cuộc sống”. Những trang viết của Gorki đã giúp ta
hiểu đượcvì sao “chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Thật thế, nhờ có sách lưu giữ lại tri thức của thế hệ trước mà thế hệtiếp theo chỉ
việc kế thừa và phát triển. Nhờ Jame Watt phát minh rađiện mà ngày nay con
người tiến hành điện khí hoá toàn cầu từ thuỷđiện, nhiệt điện, cho đến điện mặt
trời, phong điện. Nhờ Graham Bellphát minh ra điện thoại mà thế hệ ngày đã nối
mạng toàn cầu bằng hệthống Internet, hay nhờ có thuyết tương đối của Enstein
mà khoa học đãvươn lên tầm vũ trụ. Những phát minh ấy đều lưu truyền cho đời
sau đềuthông qua những trang sách quí.
Đọc sách giúp ta sát lại gần nhau hơn.Ta hiểu thêm được nhiều hoàn cảnhkhó
khăn hơn ta để ta biết cảm ơn cuộc sống,biết căm ghét những điềuxấu xa.Ta
hiểu thêm được nhiều gương giỏi giang hơn ta để ta biết cốgắng và đạt những
thành quả tốt đẹp.Hình ảnh một em bé bán diêm đã chếtvì giá rét trong đêm giao
thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ và niềmhạnh phúc khi cùng được bay
lên với bà hằng yêu mến chẳng phải là nhữngđiều quý giá mà sách mang lại cho
chúng ta để khiến nó tươi đẹp và thúvị hơn sao.
Sách nhỏ bé nhưng những gì chúng mang lại cho chúng ta những điều khôngthể
tưởng tượng. Nhờ sách mà con người ở thế kỉ XXI được hiểu biết cảmấy triệu
năm trước kể từ thuở hồng hoang của loài người,tìm hiểu nhữngphong tục,tập
quán của tất cả các nước trên thế giới,từ cực Nam cho đếncực Bắc,từ Địa Trung
Hải cho đến Đại Tây Dương…Sách triệt tiêu khoảngcách giữa con người với
con người,tạo ra một thế giới hoà bình.
M.GORKI đã từng viết: “ Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ màkhi bước
lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gầnquan niệm về cuộc
sống tốt đẹp nhất là về sự thèm khát cuộc sống ấy”.
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển thì vai trò của sách càngđược khẳng
định khắp mọi nơi. Sách thật quý giá và cần thiết biết bao!Hãy yêu sách như lời
khuyên tha thiết chân thành của nhà đại hào vănNga bằng cách làm giàu tủ sách
của mình từ những quyển sách hay và thúvị.

×