DANH SÁCH NHÓM 4
STT Họ và tên MSSV Ghi chú
1 Nguyễn Thị Thanh Tâm 09013613 Nhóm trưởng
2 Lê Thị Thanh 09007483
3 Nguyễn Nam Thắng 09007523
4 Lê Thị Thoan 09024353
5 Lê Thọ Tiến 09015853
6 Trần Đức Toàn 09023093
7 Hoàng Thị Trang 09016023
8 Phạm Thị Thu Trang 09019713
9 Quách Văn Tùng 09023953
10 Trương Thị Vân 09021593
NHẬN XẾT CỦA GIẢNG VIÊN
A.LỜI MỞ ĐẦU
Khát vọng cháy bỏng của một doanh nghiệp là xây dựng được một hình ảnh đẹp,
chất lượng và đáng tin cậy trong mắt khách hàng của mình. Nhưng để làm được điều đó
không phải là một việc dễ dàng mà cần phải trải qua một quá trình, một thời gian dài để
có thể khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Hiện nay, đã có rất nhiều các
công ty, tập đoàn thành công trong các lĩnh vực kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực xây dựng,
vật liệu xây dựng. Tại Việt Nam phải kể đến các công ty như: công ty xây dựng số 1,
công ty lắp đặt Holcim Việt Nam, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Đó là những công
ty có tiếng về xây dựng và vật liệu xây dựng trong nước cũng như quốc tế. Một trong
những công ty đó chúng tôi muốn nhắc đến công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. Một
thương hiệu ra đời cách đây 30 năm nhưng lại thu được những thành tựu hết sức rực
rỡ. Vậy làm cách nào công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn lại thành công nhanh chóng?
Và làm cách nào công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn có thể xây dựng và đưa thương
hiệu của mình sống trong lòng khách hàng? Làm thế nào cổ phiếu của công ty lại có
chỗ đứng trên sàn giao dịch. Câu hỏi đó sẽ một phần nào được giải đáp qua bài tiểu
luận nhóm 6 với đề tài: “ toàn cảnh công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận.
I. Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán.
1. Khái niệm.
- Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động
của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung hình thành
nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển
sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư.
- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại
chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị
trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi.
- Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người
phát hành;
- Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát
hành ở thị trường sơ cấp.
- Hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái
phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm
- Vị trí của thị trường chứng khoán: trong thị trường Tài chính có hai thị trường
lớn là:
+ Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ);
+ Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài
hạn; Thị trường cầm cố; và Thị trường chứng khoán.
- Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán:
+ Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung
cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính;
+ Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do
tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá
cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu;
+ Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành
trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ
thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn.
2. Chức năng
Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau:
Huy động vốn cho nền kinh tế;
Kích thích tiết kiệm và đầu tư
Hình thành giá các tài sản tài chính
Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính
3. Phân loại:
- Theo thời hạn luân chuyển vốn: thị trườn tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn dưới
12 tháng), thị trường vốn (thị trường vốn dài hạn trên 12 tháng)
- Theo tính chất chuyên môn hóa thị trường: thị trường công cụ nợ, thị trường vốn,
thị trường công cụ phái sinh
- Theo cơ cấu thị trường: thị trường sơ cấp (lần đầu tiên chứng khoán được phát
hành), thị trường thứ cấp (thị trường trao đổi chứng khoán từ lần thứ 2 – thị trường
trao tay)
II. Tìm hiểu chung về công ty cô phần xi măng Bỉm Sơn.
1. Lịch sử hình thành công ty
- Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN
- Tên gọi tắt : Công ty xi măng Bỉm Sơn.
- Tên giao dịch Quốc tế : BIMSON JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : BCC
- Trụ sở Công ty : phường Ba Đình – Thị xã Bỉm Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty
+ Họ và tên : Nguyễn Như Khuê
+ Chức danh : Tổng giám đốc Công ty
- Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4-3-1980. Ngày 12-8 1993 Bộ xây
dựng ra quyết định thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn.
- Năm 2003 Công ty hòan thành dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 chuyển
đổi công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/năm.
- Từ năm 2004 đến nay Công ty đang thực hiện tiếp dự án xâydựng nhà máy xi măng
mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm.
- Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn
theo QD số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký kinh
doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006.
2. Mục đích thành lập
- Duy trì thị trường trong nước và không ngừng nâng cao sức cạnh tranh đồng thời
tăng năng suất và đem lại hiệu quả cao cho công ty.
- Huy động vốn của toàn xã hội và của các cổ đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường, tạo điều kiện để người lao động, người có cổ phần trong công ty và những
người góp vốn được làm chủ thực sự doanh nghiệp.
- Thiết lập phưng thức quản lý tiên tiến, tạo động lực thúc đẩy Công ty làm ăn có
hiệu quả cao, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao lợi
tức cho cổ đông, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
- Phát triển nội lực, coi trọng hợp tác với các đối tác dưới nhiều hình thức nhằm
tăng cường khả năng cạnh tranh và sức mạnh của Công ty.
3. Sản phẩm
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker và các loại phụ gia xi
măng.
- Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác.
- XD các công trình giao thông, thủy lợi và các công trình kỹ thuật hạ tầng; Sản
xuất bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê tông đúc sẵn.
- Tư vấn đầu tư xây dựng, lập dự án, quản lý dự án.
- Gia công chế tạo các mặt hàng cơ khí.
- Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh
bất động sản.
CHƯƠNG 2: Cơ sở thực tiễn ( thực trạng hoạt động của công ty)
I. Hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ngày 22-12-1981, dây chuyền số 1 chính thức đi vào sản xuất, mẻ clinke đầu tiên ra
lò. Ngày 28-12-1981, những bao xi măng P400 nhãn hiệu “con voi” xuất xưởng và được
thị trường tín nhiệm. Ngày 6-1-1983, dây chuyền sản xuất số 2 hoàn thành và đi vào hoạt
động.
- Ngày 3-2-1990, tấn xi măng thứ 4 triệu ra lò - góp phần xây dựng những công trình
then chốt như: cầu Thăng Long, Thủy điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Bảo
tàng Hồ Chí Minh và nhiều công trình mới.
- Năm 1993, nhà máy sản xuất và tiêu thụ được 1.219.000 tấn sản phẩm, từ đó về sau
liên tục sản xuất tiêu thụ vượt công suất thiết kế của nhà máy.
- Tháng 9-1993, công ty kinh doanh vật tư số 4 được sáp nhập vào Nhà máy xi măng
Bỉm Sơn và đổi tên thành “Công ty xi măng Bỉm Sơn.
- Tháng 3/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại hóa
dây chuyền số 2, chuyển đổi công nghệ sản xuất. Dự án này được khởi công ngày
13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị kỹ
thuật nhằm nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn Clinker/ngày lên 3.500 tấn
Clinker/ngày
- Ngày 1-5-2006, Công ty xi măng Bỉm Sơn chính thức chuyển sang hoạt động theo
mô hình công ty cổ phần.
- Hiện Công ty đã hoàn thành dự án dây chuyền mới, nâng công suất lên 2 triệu tấn
sản phẩm/năm vào cuối năm 2008, đưa công suất của Nhà máy lên 3.2 triệu tấn xi
măng/năm.
- Ngày 1/3 / 2010 lò nung dây chuyền mới đã chính thức đi vào hoạt động và cho ra
sản phẩm: hơn 1,1 triệu tấn Clinker, nghiền được hơn 1,1 triệu tấn xi măng, đóng bao 2,6
triệu tấn làm tăng sản lượng tiêu thụ lên 108,7 %.
Kế hoạch kinh doanh
Chỉ tiêu
năm
Kế hoạch
doanh thu
Lũy kế
doanh thu
Tỷ lệ Kế hoạch
lợi nhuận
Lũy kế lợi
nhuận
Tỷ lệ
2011
3,578,000 1,669,397
47%
43,900 1,483
3%
2010
3,169,370 2,720,759
86%
176,190 64,2 54
26%
2009
2,383,000 1,129,339
47%
19,629 122,584
625%
2008 0
1,936,145
0% 0
210,099
0%
2007 0
1,553,485
0% 0
134,487
0%
2. Công ty với hoạt động bảo vệ môi trường.
Cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, công tác bảo vệ môi trường
luôn được coi trọng. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm sơn có chương trình sản xuất sạch
thân thiện với môi trường bằng cách tạo mặt bằng, tiến hành trồng cây xanh tại mỏ đá
Yên Duyên, Cổ Đam 1, Cổ Đam 2 . Trung tâm kĩ thuật I- Hà Nội thường xuyên về đo đạc
khói thải của các lò nung, cho thấy nồng độ bụi thải ra môi trường thấp hơn giới hạn B
của TCVN. Hệ thống nước thải hoạt động tốt, nước thải xử lý theo tiêu chuẩn (ghB). Các
chất thải sắt thép, gạch, bao bì được tập trung thu gom đưa ra bãi thải của công ty. Khu
vực xung quanh công ty được trồng cây xanh tạo môi trường xanh sạch. Dây chuyền sản
xuất có bệ đỡ bằng bê tông, đệm cao su làm giảm tiếng ồn và độ rung.
3. Vị thế của công ty trên thị trường.
- Nguyên liệu đầu vào của Công ty chủ yếu tự khai thác gần nhà máy hoặc đấu thầu
trong nước nên đảm bảo tính chủ động và ổn định. Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn phổ
biến và có vị thế, uy tín trên thị trường cùng với hệ thống phân phối rộng rãi khắp 3 miền.
- Tại địa bàn Hà tĩnh: Xi măng Bỉm sơn có uy tín và vị thế rất cao, được tiêu thụ ở tất
cả các khu vực trong tỉnh (chiếm 70% - 80% thị phần)
- Tại địa bàn Nghệ an chiếm từ 30 - 35% thị phần.
- Tại Thanh hóa chiếm từ 70-80% thị phần.
- Tại Ninh bình chiếm từ 35-40% thị phần.
- Tại Nam định chiếm từ 90-95% thị phần.
- Tại Hà tây chiềm từ 60-65% thị phần.
- Tại Sơn la chiềm từ 35-40% thị phần.
4. Dự án quan trọng
• Dự án lắp đặt dây chuyền mới, công suất 2 triệu tấn xi măng/năm với
tổng vốn 4,085 tỷ VND hiện đang là dự án quan trọng nhất đối với BCC.
Cho đến thời điểm cuối năm 2008, BCC đã giải ngân được hơn 3,000 tỷ
đồng, phần còn lại sẽ được giải ngân trong 3 quý đầu 2009. Điều đó có
nghĩa doanh thu và lợi nhuận của BCC trong năm nay sẽ chủ yếu vẫn
đến từ 2 dây chuyền lò quay hiện tại và khối lượng clinker nhập thêm
(nhưng không lớn).
• BCC đang gặp sức ép trả lãi vay lớn cho khoảng thời gian vay trong 8
-10 năm tới. Do vậy, những yếu tố mà BCC cần lưu ý để giảm bớt sức
ép này là tăng sản lượng tiêu thụ và/hoặc Chính phủ cho phép tăng giá
bán.
Tiếp nhận bàn giao dự án trạm nghiền xi măng Quảng Trị
TIẾP NHẬN BÀN GIAO
DỰ ÁN TRẠM NGHIỀN XI MĂNG QUẢNG TRỊ
ngày 16 tháng 06 năm 2011
Rủi ro
Rủi ro trong hoạt động sản xuất
Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2010 nhỏ, thể hiện khả năng quản lý
tốt của BCC. Vòng quay tài sản cố định tương đối thấp, cho thấy khả năng
sinh lời khá tốt từ một đồng giá trị tài sản của BCC.
Nếu trong trường hợp giá xi măng không được chính phủ phê duyệt cho
tăng giá, kèm theo việc chi phí nguyên vật liệu đầu vào không giảm, hoặc
tăng, thì khả năng rất lớn BCC sẽ phải trích lập dự phòng giảm giá, ít nhất là
cho khoảng 100 tỷ giá trị thành phẩm.
Khuyến nghị
Xét trên giá mục tiêu 20,830 đồng/cổ phiếu với giá hiện tại 4,000 đồng (ngày
10/10/2011), BCC đáng được đưa vào danh mục đầu tư. Tuy nhiên, có 2 điều mà các
nhà đầu tư có thể sẽ cân nhắc vào thời điểm này. Thứ nhất là ảnh hưởng từ hoạt động
của dây chuyền II trong 2 năm đầu lên lợi nhuận của BCC. Thứ hai, trong năm 2011,
việc một loạt các dự án xi măng bị chậm tiến độ trong các năm trước sẽ đi vào hoạt
động, làm gia tăng lượng cung, thậm chí có khả năng dẫn đến cung vượt cầu. Bên cạnh
đó, việc sản lượng của BCC tăng trong khi thị phần bị giới hạn bởi sự điều tiết của
Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) sẽ là yếu tố tác động không nhỏ đến kế
hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm nay của BCC.
Với những biến động về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010, phần lớn do ảnh
hưởng của chi trả lãi vay cho dây chuyền II, chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu
các nhà đầu tư giảm bớt quan tâm tới cổ phiếu này trong thời gian trước mắt. Tuy
nhiên, nếu công ty giải quyết được bài toán tỷ giá và thị phần, đây vẫn là một cổ
phiếu nên được cân nhắc nắm giữ trong dài hạn.
II. Doanh thu và lợi nhuận.
- Trong những năm 1996 - 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công
ty đạt 5,8%; trong những năm 2000 - 2004 vượt lên 19,55%. Đặc biệt, năm 2000, công ty
tháo dỡ lò nung số 2 để cải tạo nhưng sản xuất tiêu thụ vẫn đạt 1.500.000 tấn sản phẩm
đạt lợi nhuận 27 tỷ đồng.
- Doanh thu hoạt động kinh doanh luỹ kế 9 tháng đầu năm 2008 đạt 1.387 tỷ đồng
tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2007. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 151,3 tỷ đồng
bằng 108% lợi nhuận của cả năm 2007, trong đó quí III/08 đóng góp 42,9 tỷ đồng giảm
nhẹ 3% so với quí II/08. Tính đến hết quí III/08, BCC đã hoàn thành 64% kế hoạch doanh
thu và 84% kế hoạch lợi nhuận đề ra cho năm 2008.
- Năm 2009: tiêu thụ 2.990.241 tấn sản phẩm, lợi nhuận 226 tỷ đồng, bằng
104,63% so với năm 2008.
- Năm 2010:
+ Sản lượng đạt 2.655.547 tấn = 107% KH, tăng 51,87% so với năm 2009.
Sản phẩm SX và tiêu thụ đạt 3.284.549 tấn = 101%KH, tăng 9,84% so vơí năm2009.
+Doanh thu đạt 2.716,11 tỷ đồng = 101% KH và tăng 12,11% so với năm 2009
Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC) đã
thông qua kết quả kinh doanh năm 2010 và kế hoạch 2011.
Năm qua, công ty đã tiêu thu 3,28 triệu tấn sản phẩm, đạt doanh thu 2.716 tỷ đồng.
LNTT đạt 79,33 tỷ đồng, LNST đạt 54,7 tỷ đồng - EPS đạt 572 đồng. Tỷ lệ chia cổ tức
năm 2010 là 5%.
- Năm 2011, BCC đặt mục tiêu tiêu thụ 3,65 triệu tấn sản phẩm, trong đó xi măng
là 3,3 triệu tấn và clinker là 350.000 tấn.Kế hoạch doanh thu là 3.578 tỷ đồng và lợi
nhuận là 43,9 tỷ đồng.
Trong Q1 năm 2011, BCC đạt 826 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, LNTT giảm 46,5%, từ 49,6 tỷ xuống 26,5 tỷ đồng.So với kế hoạch, công ty đã
hoàn thành 23% về doanh thu và 60% kế hoạch lợi nhuận
Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của CTCP Xi măng Bỉm Sơn (BCC) đã
thông kế hoạch 2011 với chỉ tiêu lợi nhuận đạt 43,9 tỷ đồng.
Theo đó, trong năm 2010 công ty đã tiêu thu 3,28 triệu tấn sản phẩm, đạt 2.716 tỷ
đồng doanh thu. Lợi nhuận sau thuế đạt 54,7 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 572
đồngQua đó, công ty quyết định chia cổ tức năm 2010 là 5%Năm 2011, BCC đặt mục
tiêu tiêu thụ 3,65 triệu tấn sản phẩm, trong đó xi măng là 3,3 triệu tấn và clinker là
350.000 tấn.Chỉ tiêu kế hoạch doanh thu năm 2011 là 3.578 tỷ đồng và lợi nhuận phấn
đấu mức 43,9 tỷ đồngTrong Quý 1/2011, BCC thông báo đạt 826 tỷ đồng doanh thu,
hoàn thành 23% kế hoạch và tăng 36% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm 46,5%, đạt 26,5 tỷ đồng. So với kế
hoạch, công ty vẫn hoàn thành được 60% kế hoạch lợi nhuận cà nămĐHCĐ cũng thông
qua việc đổi tên từ CTCP xi măng Bỉm Sơn sẽ được sửa đổi thành CTCP Công nghiệp xi
măng Việt Nam Bỉm Sơn, tên giao dịch của Công ty là: Công ty cổ phần VICEM Bỉm
Sơn. Giao cho HĐQT căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn thời điểm hợp lý cho việc
đổi tên Công ty và tên giao dịch của Công ty.
III. Hoạt động tài chính
1. Sự ra đời cổ phiếu
- Ngày 24/11/2006 , cổ phiếu Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, mã chứng
khoán BCC, đã chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với
khối lượng 90 triệu cổ phiếu.
- Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, 351.100 cổ phiếu BCC đã chuyển nhượng
thành công với mức giá bình quân 18.700đ/cp và trở thành cổ phiếu có lượng giao dịch
lớn thứ hai trong phiên. Cổ phiếu BCC cũng thu hút được sự quan tâm khá đặc biệt của
nhà đầu tư nước ngoài, với 95% khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là giao
dịch cổ phiếu BCC, đạt 163.600 cổ phiếu.
Cổ phiếu BCC
Nhóm nghành: Xi măng
Các công ty cùng nghành (16 công ty)
ngày 10/10/2011
2. Báo cáo tài chính
2.1. Tỉ suất sinh lời
ROA thấp trong 4 năm qua, và chúng tôi nhận định trong năm 2009, ROA vẫn
thấp (1.7%) ánhững sẽ có khả năng tăng trong năm 2010 (2.4%). Lý do là chúng tôi
dự bo dây chuyền 2 chỉ chạy khoảng 20% công suất trong năm 2009 và từ 2010 sẽ chạy
được toàn bộ công suất. ROE sẽ có khả năng giảm mạnh trong năm tới, do lợi nhuận
ròng thấp, chi trả chi phí lãi vay và sản lượng tiêu thụ chỉ tương đương năm 2008, đổng
thời vốn chủ sở hữu được nhận định là không tăng mạnh.
Một số chỉ tiêu dự báo cho những năm tới
2009F 2010F 2011F 2012F 2013F
Doanh thu thuần 2,168.5 2,992.5 3,321.7 3,687.1 4,092.6
Giá vốn hàng bán 1,763.0 2,444.9 2,723.8 3,023.4 3,368.2
Lợi nhuận sau
thuế
95.9 109.9 121.9 162.4 214.4
Lợi nhuận biên 9.0% 13.9% 9.3% 9.5% 10.7%
ROA 1.6% 1.8% 2.1% 3.0% 4. 2%
ROE 7.0% 7.8% 8.3% 10.6% 13.0%
EPS 1.0 1.1 1.3 1.7 2.2
BVPS 14.2 14.7 15.3 16.0 17.2
Đơn vị: tỷ đồng, (EPS và BVPS: nghìn đồng
) Nguồn: Báo cáo tài chính BCC và dự báo của TS
Phấn đấu năm 2015 đạt được các chỉ tiêu: Sản lượng clinker đạt 4.150.000 tấn. Sản
lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 5.200.000 tấn. Doanh thu đạt 4.781,457 tỷ đồng. Nộp ngân
sách 190 tỷ đồng (năm 2010 là 145 tỷ đồng). Lợi nhuận đạt 205,047 tỷ đồng. Bảo toàn và
phát triển vốn, bảo đảm lợi ích cho cổ đông bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn tối ưu. Bảo
đảm việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 10 triệu đồng/người/tháng. Triển khai thực
hiện dự án chuyển đổi công nghệ dây chuyền số 1, cơ bản hoàn thành mục tiêu hiện đại
hóa nhà máy
2.2. Tính thanh khoản
* Khả năng thanh toán hiện thời của BCC tăng mạnh trong 4 năm trở lại đây.
Điều này không lạ nếu nhìn vào cơ cấu của tài sản lưu động trong những năm này.
* Giá trị các khoản phải thu và giá trị hàng tồn kho lớn là những yếu tố khiến
hệ số thanh toán hiện thời cao, đặc biệt trong năm 2008. (Giá trị hàng tồn kho và giá trị
các khoản phải thu, phần lớn là nguyên vật tư phục vụ cho xây lắp dây chuyền II và trả
trước cho bên nhà thầu IHI cho việc cung ứng vật tư, tỷ trọng trong 2 khoản mục này từ
85 – 87%). Thực tế, các khoản phải thu từ các nhà phân phối đang giảm dần trong
những năm gần đây, từ 61.4 tỷ (2005) xuống 18.5 tỷ (2007). Tuy nhiên, qua cuộc trao
đổi với BCC, chúng tôi được biết, trong năm 2008, BCC gặp khó khăn trong việc
thu hồi tiền từ phía khách hàng, đặc biệt là khi đối tác chuyển tiền qua ngân hàng mà
vướng vào ngày cuối tuần. BCC cũng đã có kể hoạch cho ngân hàng bảo lãnh trả chậm
cho đối tác để giảm thiểu rủi ro cũng như tối đa hiệu quả thu hồi các khoản phải thu.
* Khả năng thanh toán nhanh đang ở mức khá an toàn trong những năm qua.
Tuy nhiên, có thể khả năng thanh toán này sẽ không duy trì hệ số như năm ngoái. Theo
dự tính của chúng tôi, hệ số này vẫn duy trì ở mức tương đương 2008 ,2009, do có sự
thay đổi về các khoản phải thu.
* Khả năng thanh toán tiền mặt của BCC vẫn được duy trì ở mức khá
thấp, với lượng tiền mặt duy trì ở mức 85 tỷ. Với mức này, BCC sẽ gặp khó khăn
khi trả những khoản vay và nợ ngắn hạn khi đáo hạn, cũng như phải trả cho những
khoản mua nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất. Rất có thể, BCC trong năm nay, và cả
năm sau, sẽ phải tiếp tục duy trì những khoản vay ngắn hạn để trang trải cho các khoản
phải trả và nợ, vay ngắn hạn.
Bảng so sánh hệ số thanh toán của 4 doanh nghiệp niêm yết (số liệu tính
đến thời điểm cuối 2008)
Hệ số thanh toán Hệ số thanh toán Hệ số thanh toán
hiện thời nhanh tiền mặt
2007 2008 2007 2008 2007 2008
BCC 4.2 5.6 1.5 0.9 0.3 0.2
BTS 0.8 2.6 0.4 0.4 0.1 0.1
HT1 1.7 1.0 1.0 0.3 1.0 0.05
SCJ 2.9 5.5 2.7 4.8 0.4 0.4
( Nguồn: báo cáo tài chính các công ty)
Hệ số thanh toán của BCC so với 3 doanh nghiệp trên cho thấy BCC đang có ưu
thế về khả năng huy động vốn lưu động cho hoạt động sản xuất trong ngắn hạn, đặc biết
so với BTS và HT1, cũng như là tận dụng việc gửi tiền trong thời gian ngắn hạn
nhằm tối đa hoá nguồn tiền cho sản xuất.
Ban quản trị công ty
Thành viên Chức vụ Trình độ chuyên
môn
Ông Nguyễn Thanh Trương Chủ tịch HDQT Kỹ sư Silicat
Ông Nguyễn Như Khuê Giám đốc - ủy viên HĐQT Kỹ sư silicat
Ông Dương Đình Hội P.Giám đốc - ủy viên
HĐQT
Kỹ sư thi công công
trình
Ông Vũ Văn Hoan P,Giám đốc – Giám đốc
Quản lý dự án - ủy viên
HĐQT
Thạc sỹ
Bà Phan Thị Nhường Kế toán trưởng - ủy viên
HĐQT
Cử nhân nghành Tài
Chính
Ông Ngô Đăng Khoa P.Giám đốc Kỹ sư cơ khí
Ông Nguyễn Văn Châu P.Giám đốc Kỹ sư
Ông Nguyễn Sỹ Ngọc P.Giám đốc Kỹ sư
* Khả năng quản trị
Chúng tôi đánh giá cao sự tận tâm của thành viên ban lãnh đạo BCC cũng như
những thành viên chủ chốt khác đối với việc điều hành BCC. Thông qua cuộc tiếp
xúc doanh nghiệp, chúng tôi được biết, ban lãnh đạo BCC đang tập trung nhiều hơn đến
những phương thức khuyến mại nhằm kính thích nhu cầu khách hàng đối với sản
phẩm của BCC, đây là điều không dễ thấy ở các doanh nghiệp xi măng, đặc biệt là
những doanh nghiệp thuộc VICEM, vốn từ trước tới nay ít quen với các chương trình
quảng bá khuyến mại.
Bên cạnh đó, việc Ban giám đốc BCC chuyển đổi một số phương thức kinh doanh
như chi phí vận chuyển sẽ do nhà phân phối đảm nhận, thay vì do BCC chi trả như các
năm trước, cộng với xem xét phương thức cho ngân hàng bảo lãnh chi trả chậm cho đối
tác trong ngày nghỉ sẽ được coi là biện pháp hạn chế rủi ro chiếm dụng vốn cũng như
bảo đảm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất.
2.3. Hiệu quả hoạt động
Sau 5 năm hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, tổ chức và hoạt động của công
ty đã có nhiều đổi mới tích cực: lao động từ trên 2.800 người đã giảm xuống còn trên
2.300 người; từ 39 đầu mối đơn vị nay còn 29 đơn vị. Công tác quản lý, điều hành của
hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và hoạt động của các đơn vị được phát huy; vốn
Nhà nước được bảo toàn và phát triển, cổ tức và quyền lợi của các cổ đông được bảo
đảm; đã bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh và tổ chức tự làm một số công việc trước
đây phải thuê ngoài, xã hội hóa một số công việc lao động phổ thông để giảm lao động,
nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm chú trọng đúng mức.
Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên đáp ứng yêu cầu đổi mới, hiện đại hóa.
Thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng tự vệ, giữ vững an ninh, bảo vệ tài sản,
phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn.
Với lực lượng lao động còn đông, nhưng công ty đã sắp xếp lao động hợp lý, bảo
đảm việc làm ổn định, không ngừng cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động, thu
nhập bình quân năm 2010 dự kiến đạt 8 triệu đồng/người/tháng, tăng hơn 2 lần so với
năm 2005
3. Thành tựu đạt được.
Trong 30 năm qua, Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã góp phần quan trọng trong sự
phát triển của ngành Xi măng Việt Nam. Công ty đã sản xuất gần 40 triệu tấn xi măng
phục vụ nhu cầu xây dựng của đất nước, tạo ra doanh thu trên 22.243 tỷ đồng, đóng góp
cho ngân sách Nhà nước trên 2.300 tỷ đồng, tạo ra trên 1.800 tỷ đồng lợi nhuận, đảm bảo
việc làm, đời sống cho hàng ngàn lao động, góp phần cùng Tổng Công ty Công nghiệp xi
măng Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn thị trường xi măng theo chỉ đạo của
Chính phủ
Với thành tích đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Công ty đã
nhận được nhiều bằng khen và danh hiệu cao quý của Nhà Nước trao tặng, nhiều giải
thưởng, như: Năm 1998, được cấp dấu chất lượng Nhà nước; Năm 1994, được cấp
Chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Đạt giải Vàng “Chất Lượng Việt Nam” năm 2000 và
2004; Được tặng Giải thưởng “Quả Cầu Vàng” năm 2003, Cúp Vàng “Vì sự phát triển
Cộng đồng” năm 2004; 2006, Thương hiệu mạnh năm 2006, “Cúp Sen Vàng Việt Nam”
năm 2004; Được cấp chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000; Được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” từ năm
1997 đến nay; Được Nhà Nước tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lao động” trong thời
kỳ đổi mới. Giờ đây tập thể CBCNV xi măng Bỉm Sơn tiếp tục cùng nhau doàn kết một
lòng muôn người như một, phấn đấu giữ cờ thi đua Chính Phủ.
Chương 3. Đánh giá và kiến nghị
1. Vị thế SWOT
Điểm mạnh Điểm yếu
Được sự hỗ trợ về chính sách từ
phía VICEM. Có vị thế khi kiếm
Dây chuyền lò 1 đã xuống cấp.
Dây chuyền lò 2 gặp bất cập về
các thiết bị (con lăn lò, bộ truyền
tìm vốn tài trợ cho các dự án khi
là thành viên của VICEM, giải tỏa
được áp lực trả nợ trong thời gian
đầu nhà máy mới đi vào hoạt
động.
Ban lãnh đạo bao gồm những
thành viên có kinh nghiệm.
Hệ thống phân phối ổn định và
có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành
phố lớn ở phía Bắc.
Địa điểm đặt dây chuyền II
nằm ngay trong khuôn viên nhà
máy. Nguồn nguyên, nhiên liệu
đầu vào vẫn là nguồn đầu vào
dành cho nhà máy hiện tại, giảm
được chi phí tìm kiếm nguồn
nguyên nhiên liệu cũng như chi
phí vận chuyển đến nhà máy mới.
động máy nghiền than).
Giá phụ tùng, một số nguyên,
nhiên liệu đầu vào còn cao như giá
thạch cao, giá than và giá điện.
Duy trì song song 2 phương pháp
công nghệ (ướt và khô), nên cần duy
trì lượng nhân công lớn, so với một
số công ty xi măng có công suất
tương đương (như BTS – TSC
tham khảo).
Chịu sự điều tiết của VICEM, nên
không tự quyết được một số chính
sách quan trọng như mở rộng thị
phần và điêu chỉnh giá bán.
Chưa có biện pháp kiến nghị
VICEM để có giải pháp thúc đẩy
các thành viên trả tiền nhanh chóng
cho BCC khi nhập hang.
Chưa có khả năng hoặc chưa
chuận bị cho dự báo biến động tỷ
giá, gây ra những khoản lỗ do chênh
lệch tỷ giá.
BCC không có khả năng tự quyết
được sản lượng bán cũng như thị
trường tiêu thụ
.
Cơ hội Thách thức
Nếu có sự thay đổi về chiến lược
phát triển thị phần của các thành
viên từ phía VICEM, BCC sẽ có
cơ hội để mở rộng thị phần tại
miền Trung (trong trường hợp
Công ty xi măng Hoàng Thạch
tiến sang thị trường nam Trung
Quốc).
Sự xuất hiện của những nhà máy
mới có công suất khá lớn (trên 1
triệu tấn/năm) đang gây áp lực về
thị phần và doanh thu đối với BCC.
Khả năng bão hòa, thậm chí dư
cung trên thị trường khi có sự gia
tăng đáng kể về số lượng các nhà
máy và tổng công suất thiết kế.
Khó khăn khi tìm kiếm thị trường
tiêu thụ 2 triệu tấn xi măng tăng
thêm kể từ cuối năm 2009.
Các nhãn hiệu xi măng của các
thành viên khi bán ra thị trường
đều lấy dưới nhãn hiệu VICEM,
như vậy sẽ khó khăn cho nhãn
hiệu BCC khi thu hút lại thói quen
tiêu dùng của khách hàng cũ cũng
như tiếp cận khách hàng mới.
2. Khà năng thu hút các nhà đầu tư
Ngày 24/11, cổ phiếu Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, mã chứng khoán BCC,
đã chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với khối lượng 90
triệu cổ phiếu.
Sự xuất hiện của cổ phiếu BCC đã nâng tổng số cổ phiếu giao dịch tại sàn Hà Nội
lên 19 mã, với tổng khối lượng đăng kí giao dịch hơn 640 triệu cổ phiếu, tương đương
6.400 tỉ đồng giá trị theo mệnh giá.
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là công ty có số cổ phiếu đăng kí giao dịch lớn
thứ 3 tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, sau Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả
Lại (hơn 307 triệu cổ phiếu) và Ngân hàng TMCP Á Châu (110 triệu cổ phiếu).
Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, 351.100 cổ phiếu BCC đã chuyển nhượng
thành công với mức giá giao dịch bình quân 18.700đ/cp và trở thành cổ phiếu có khối
lượng giao dịch lớn thứ hai trong phiên (sau PPC với 529.800 cổ phiếu). Cổ phiếu BCC
cũng thu hút được sự quan tâm khá đặc biệt của nhà đầu tư nước ngoài, với 95% khối
lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là giao dịch cổ phiếu BCC, đạt 163.600 cổ
phiếu.
Với thương hiệu đã được khẳng định, cùng với hệ thống bán hàng rộng khắp miền
Bắc và miền Trung, BCC có lợi thế tiết kiệm được đáng kể chi phí bán hàng khi mở rộng
tiêu thụ sản phẩm do dây chuyền 2 đi vào hoạt động vào đầu năm nay. Lợi thế từ địa bàn
miền Trung là nơi Chính phủ ưu tiên tập trung nhiều dự án lớn, như thủy điện và cơ sở hạ
tầng cùng với dây chuyền 2 đi vào hoạt động kỳ vòng doanh thu năm 2010 của BCC sẽ
tăng mạnh so với năm 2009.
BCC là doanh nghiệp hoạt động thuần túy trong ngành xi măng nên sẽ không có
nhiều đột biến về kết quả kinh doanh. Việc tăng trưởng ổn định của công ty sẽ phụ thuộc
nhiều vào thị trường tiêu thụ, khả năng quản trị chi phí đầu vào của công ty.
Hiện nay, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã có vị thế trên thị trường đặc biệt
là khu vực miền bắc chiếm thị phần rất cao.
3. Định hướng phát triển
Phấn đấu năm 2015 đạt được các chỉ tiêu:
-Sản lượng clinker đạt 4.150.000 tấn. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ đạt 5.200.000
tấn. Doanh thu đạt 4.781,457 tỷ đồng.Nộp ngân sách 190 tỷ đồng (năm 2010 là 145 tỷ
đồng). Lợi nhuận đạt 205,047 tỷ đồng.
- Bảo toàn và phát triển vốn, bảo đảm lợi ích cho cổ đông bằng tỷ suất lợi nhuận
trên vốn tối ưu. Bảo đảm việc làm ổn định, thu nhập bình quân đạt 10 triệu
đồng/người/tháng.
- Triển khai thực hiện dự án chuyển đổi công nghệ dây chuyền số 1, cơ bản hoàn
thành mục tiêu hiện đại hóa nhà máy.
C.PHẦN KẾT LUẬN
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi bắt tay vào thành lập cũng phải nghĩ ngay đến
việc xây dựng thương hiệu cho mình. Nhưng thương hiệu không chỉ đơn giản là logo hay
một sản phẩm. Thương hiệu của một doanh nghiệp phải là tổng thể hài hòa giữa cảm xúc
và trí tuệ mà doanh nghiệp ấy tạo nên gây được ấn tượng mạnh mẽ cho mọi người. Và
thương hiệu con voi của công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn đã làm được điều đó. Hơn 30
năm thành lập, thương hiệu con voi đã đi vào lòng khách hàng như biểu tượng của sự tin
tưởng, tín nhiệm, mang lại thành công. Với slogan “niềm tin của người sử dụng - Sự bền
vững của những công trình” công ty xi măng Bỉm Sơn sẽ cùng tiến bước cùng những
công trình.
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm 4. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy
giáo để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!!!