Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH LẦN ĐẦU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.81 KB, 90 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Tính đến hôm nay thị trường chứng khoán đã phát triển được 8 năm, một
bước đi không quá ngắn cũng chưa quá dài cho sự phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam, một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Tuy phát triển khá mạnh mẽ cùng với những đợt IPO của các tổng công ty
Nhà nước trong thời gian qua chúng ta cũng đã đạt được những thành công
ban đầu. Tuy nhiên việc đánh giá lại hiệu quả của các công ty sau IPO thì đến
thời điểm này chưa có ai đánh giá một cách nghiêm túc, xuất phát từ thực tế
đó tôi đã lựa chọn đề tài “ Phân tích cổ phiếu của một số công ty sau IPO”.
Sau IPO là thời điểm các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
dựa vào đó chúng ta có thể biết được những biến động giá chứng khoán của
các công ty này.
Với một mẫu tương đồi đầy đủ và chính xác tôi sẽ chọn các công ty đang
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) để nghiên cứu
để có những kết luận và khuyến nghị ban đầu đến các nhà đầu tư chứng
khoán, các tổ chức và cá nhân quan tâm.
Chúng ta biết rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá của cổ
phiếu nhưng có 2 nhân tố chính sẽ tác động đến đó là lợi suất của cổ phiếu và
sự ổn định giá hay chính là lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Mục đích của
đề tài là phân tích ở những cổ phiếu khác nhau thì đâu là nhân tố ảnh hưởng
tới độ ổn định của cổ phiếu sau IPO.
Với đề tài này có nhiều cách giải quyết khác nhau, nhưng tôi sẽ tiếp cận vấn
đề theo sự biến động lợi suất của cổ phiếu. Tức là so sánh sự biến động giá
của cổ phiếu với nhân tố so sánh là lợi suất của chỉ số thị trừơng mà sử dụng
trực tiếp là lợi suất của chỉ sốVN-Index. Từ đó xác định tính dừng của cổ
phiếu và đi đến xác định dải giá với các mức độ e ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đây là vấn đề mới và do tôi mới tiếp cận lần đầu vì vậy không thể không
có những sai sót trong quá trình giải quyết vấn đề. Hi vọng đề tài này sẽ thu


hút được sự quan tâm và góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các nhân viên phòng Phân tích
và đầu tư Công ty chứng khoán Thăng Long, em xin cảm ơn sự bảo ban giúp
đỡ nhiêt tình của thầy giáo Ngô Văn Thứ đã giúp đỡ cho em trong quá trình
học tập và thực tập.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY SAU PHÁT HÀNH
LẦN ĐẦU Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành
một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn
lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần
phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài
nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn
đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng
đối với việc huy động vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ
chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát
triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các
điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị
trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng
việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán
chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường

sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát
hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán
đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.1. Chức năng của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
- TTCK với việc tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích
tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế. Việc huy động vốn trên TTCK có thể làm tăng vốn tự có
của các công ty và giúp họ tránh được các khoản vay có chi phí cao cũng như
sự kiểm soát mạnh mẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyến khích
tính cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của TTCK cũng là
yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là nhân tố đảm
bảo cho sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong phạm vi một quốc gia
cũng như trên phạm vi quốc tế.
- TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông qua
việc các tập đoàn lớn phát hành chứng khoán ra công chúng giảm bớt tỷ lệ cổ
phần của nhà nước trong các doanh nghiệp này.
- TTCK tạo điều kiện tách biệt sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy
mô của doanh nghiệp tăng lên, môi trường kinh doanh trở nên phức tạp hơn,
nhu cầu về quản lý chuyên trách cũng tăng theo. TTCK tạo điều kiện cho việc
tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát thị trường một cách chặt chẽ
hơn tạo điều kiện kết hợp hài hòa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và
người lao động.
- Việc mở rộng TTCK làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Điều này cho phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn,
tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh
của các công ty trong nước.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà
không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện
các chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.
- TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kì kinh doanh trong
tương lai. Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kì kinh
doanh cho phép Chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư
cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK cũng tạo điều kiện tái
cấu trúc nền kinh tế.
1.1.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)
UBCKNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán.
* Sở Giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và
ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán
trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCKNN.
* Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK)
TTGDCK có chức năng tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát hệ thống
giao dịch và các hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường.
* Công ty chứng khoán (CTCK)
CTCK là tổ chức tài chính trung gian thực hiện một hoặc một số nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành,
lưu ký chứng khoán.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Các tổ chức phát hành chứng khoán
Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam gồm: Chính
phủ, chính quyền địa phương, các công ty cổ phần, các quỹ đầu tư chứng
khoán và công ty quản lý quỹ.

* Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư là những cá nhân hay tổ chức tham gia mua và bán chứng
khoán trên thị trường chứng khoán. Các tổ chức đầu tư có thể là các công ty
đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các
công ty chứng khoán.
* Các tổ chức có liên quan khác
- Các ngân hàng thương mại
Trên thị trường sơ cấp
Nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, nhu cầu vốn dài hạn thông qua
phát hành trái phiếu của các NHTM là rất lớn. Cho đến nay, hoạt động phát
hành trái phiếu của các NHTM chưa phải là hoạt động thường xuyên, liên tục.
Tuy nhiên, đợt phát hành trái phiếu tăng vốn vừa qua của Ngân hàng Ngoại
thương (NHNT) đã chứng tỏ mối quan tâm lớn của thị trường đối với trái
phiếu ngân hàng, đặc biệt là các NHTM hoạt động tốt có uy tín. Nhằm phục
vụ cho tăng trưởng kinh tế, yêu cầu về mở rộng quy mô vốn của các NHTM
càng đặt ra bức thiết. Việc các NHTM phát hành trái phiếu có ý nghĩa quan
trọng: một mặt, nó góp phần tăng hàng hoá cho thị trường chứng khoán, mặt
khác nó là một kênh dẫn vốn quan trọng cho các NHTM cho mục tiêu tăng
trưởng của nền kinh tế.
Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư
dài hạn, các NHTM có thể đóng vai trò là nhà đầu tư trên thị trường trái
phiếu, đặc biệt là đối với trái phiếu Chính phủ, vốn đòi hỏi tầm nhìn đầu tư
trung và dài hạn. Trên thực tế, một số lượng lớn trái phiếu Chính phủ và công
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
trái là do NHTM mua. Trong năm 2005, tổng lượng trái phiếu Chính phủ phát
hành là 17.226 tỷ đồng, trong đó các NHTM mua 12.058 tỷ đồng, chiếm
khoản 70%.
Tại một số thị trường tài chính lớn trên thế giới, các trung gian tài chính,
trong đó có các NHTM đóng vai trò quan trọng trên thị trường trái phiếu với

tư cách là đại lý sơ cấp (Primary Dealers) hoặc bảo lãnh phát hành.
Tại Việt Nam, bảo lãnh phát hành là phương thức phổ biến nhất đối với
trái phiếu Chính phủ. Với độ tín nhiệm cao và tiềm lực tài chính mạnh, các
NHTM có ưu thế lớn khi tham gia bảo lãnh phát hành. Bên cạnh đó, trái phiếu
Chính phủ còn được chào bán qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và bán lẻ
qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Tuy nhiên, Việt Nam chưa có hệ thống các đại lý sơ cấp. Việc hình
thành hệ thống đại lý sơ cấp với sự tham gia của các NHTM sẽ góp phần đẩy
nhanh và hiệu quả qúa trình phân phối trái phiếu Chính phủ.
Trên thị trường thứ cấp
Với vai trò là trung gian trên thị trường, các NHTM có thể thực hiện các
nghiệp vụ sau:
Kinh doanh trái phiếu: Hoạt động kinh doanh trái phiếu của NHTM thực
chất là hoạt động chiết khấu, tạo thanh khoản cho thị trường. Bện cạnh đó,
hoạt động kinh doanh trái phiếu, công trái với các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng có
tiềm năng phát triển lớn, nhưng chưa được tổ chức thật sự chuyên nghiệp.
Một ưu điểm nữa của hình thức kinh doanh này là không bị giới hạn bởi thời
gian giao dịch của thị trường chứng khoán tập trung.
Sản phẩm phái sinh: Các NHTM có thể thực hiện các sản phẩm phái
sinh như: hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai đối với các trái
phiếu, cổ phiếu trên thị trường. Ở đây, sự kết hợp liên thị trường giữa thị
trường tiền tệ với thị trường chứng khoán sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhiều công cụ để kinh doanh (đầu cơ) và bảo hiểm rủi ro, đồng thời tăng tính
thanh khoản của thị trường.
Cho vay chứng khoán:Nghiệp vụ cho vay chứng khoán rất phổ biến đối
với các TTCK phát triển. Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang (Fed) thực hiện
nghiệp vụ này với các đại lý sơ cấp đối với trái phiếu Chính phủ. Nghiệp vụ
này một mặt làm tăng thanh khoản của thị trường, mặt khác giúp Fed điều tiết

được lượng cung tiền. Tài sản thế chấp thường là tiền mặt. Nghiệp vụ cho vay
chứng khoán giữa các trung gian tài chính có phạm vi rộng hơn cả về danh
mục chứng khoán cho vay cũng như danh mục tài sản thế chấp. Bên vay thế
chấp tài sản khi nhận chứng khoán và phải trả lại chứng khoán, đồng thời
nhận lại tài sản thế chấp khi đáo hạn. Việc cho vay chứng khoán thực sự góp
phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường, đồng thời có thể giúp các bên
tham gia (đặc biệt là đối với các trung gian tài chính) tìm kiếm lợi nhuận
thông qua việc kinh doanh chứng khoán đi vay hoặc nhận thế chấp.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các
công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng
khoán, được thành lập nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của các thành viên và
các nhà đầu tư trên thị trường.
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán.
1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc cạnh tranh: giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu
về chứng khoán và các đối tượng tham gia trên thị trường được cạnh tranh
bình đẳng với nhau.
Nguyên tắc công bằng: mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ
những quy định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nguyên tắc công khai: công khai về hoạt động của tổ chức phát hành,
giao dịch của các loại chứng khoán trên thị trường.
Nguyên tắc trung gian: mọi hoạt động mua bán chứng khoán đều phải
thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán được phép
hoạt động trên thị trường.
Nguyên tắc tập trung: mọi giao dịch đều tập trung tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán để đảm bảo việc hình thành giá cả trung thực, hợp lý.
1.1.4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

* Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát
hành.
* Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao
dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
* Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị
trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán
phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua
bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và
mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các
trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi
bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền,
hợp đồng quyền chọn
2. Các khái niệm về phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
(IPO)
IPO (chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Initial Public Offering) có
nghĩa là phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Theo thông lệ tài chính

trong kinh doanh, việc phát hành này có nghĩa là một doanh nghiệp lần đầu
tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu
phổ thông, có thể hiểu là công ty bán một phần quyền sở hữu của mình cho
người mua cổ phần , được gọi là cổ đông.
Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và
người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng trong các kỳ họp Đại hội đồng
Cổ đông thường niên hay bất thường.
Như vậy, IPO với mỗi doanh nghiệp chỉ có một lần duy nhất, và sau
khi đã IPO thì các lần tiếp theo sẽ được gọi là phát hành cổ phiếu trên thị
trường thứ cấp. IPO có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp, vì với bất kỳ
doanh nghiệp nào, đây cũng là thử thách đầu tiên và quan trọng nhất đối với
hàng loạt khía cạnh vận hành. Nguyên nhân của thử thách này là do doanh
nghiệp trước khi được phép huy động vốn rộng rãi phải đảm bảo hàng loạt các
điều kiện phát hành ngặt nghèo và qui chế báo cáo thông tin rất nghiêm khắc.
Sau khi hoàn thành quá trình IPO, doanh nghiệp sẽ trở thành công ty đại
chúng. IPO hoàn toàn khác với việc một cổ đông hiện hữu bán lượng cổ phần
đang nắm giữ; hành vi sau này gọi là Chào bán Cổ phần (Offer for Sale).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Về mặt thủ tục, tiến trình IPO thường liên quan tới một hay một số
công ty tài chính đặc biệt gọi là Ngân hàng đầu tư, ở Việt Nam vẫn gọi là các
Công ty chứng khoán. Những trung gian tài chính này làm nhiệm vụ cung cấp
dịch vụ và bảo lãnh phát hành. Công ty tiến hành bán cổ phần bằng IPO được
gọi là "Nhà phát hành." Những vụ bảo lãnh phát hành lớn thường do một
nhóm các ngân hàng đầu tư hợp thành một xanh-đi-ca (syndicate) để phân
chia công việc và rủi ro. Trong số này có một tổ chức đứng ra làm Nhà bảo
lãnh chính, và chiếm hết phần lớn phí bảo lãnh phát hành. Trên thế giới, mức
phí này có thể lên tới 8% của tổng số tiền cổ phần bán được và kèm theo
nhiều điều khoản khác.
3. Những điểm thuận lợi và bất lợi của IPO

Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty trở thành công ty
đại chúng.
* Những điểm thuận lợi và bất lợi khi phát hành chứng khoán ra công
chúng:. Những điểm thuận lợi
Có một số thuận lợi chính khi công ty trở thành công ty đại chúng:
- Thứ nhất, phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp
và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí
hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần
sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ
trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua
nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ hai, phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản
ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng
với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền
hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp
nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp
dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.
- Thứ ba, phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu
hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công
chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho
nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở
thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường.
Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi
sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.
- Thứ tư, phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để
xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một
chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người

thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự
hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty
cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lí và điều hành hoạt
động của công ty.
- Thứ năm, phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và
độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải
được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều
này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được
thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.
Những điểm bất lợi
Tuy nhiên, khi trở thành công ty đại chúng, công ty cũng phải đối mặt
với một số khó khăn như:
- Thứ nhất, phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu
và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt
động thôn tính công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng
ngày.
- Thứ hai, chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường
chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát
hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết…
Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phải chịu thêm các khoản chi phí phụ như
chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp
cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin
định kì.
- Thứ ba, công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ
một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt
chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về
doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng

nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công
ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.
- Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn
trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng
vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.
4. Thực trạng các công ty IPO ở Việt Nam
4.1 Điều kiện doanh nghiệp được phép phát hành chứng khoán lần đầu ra
công chúng ở Việt Nam
Hiện nay các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán phần lớn
là niêm yết cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, do đó ta chỉ xét điều kiện phát hành
chứng khoán lần đầu ra công chúng của hai loại chứng khoán này.
Theo luật chứng khoán Việt Nam điều kiện chào bán chứng khoán ra
công chúng bao gồm:
* Đối với cổ phiếu:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã đóng góp tại thời điểm đăng kí
chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng kí chào bán phải
có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng kí chào bán.
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đọt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
* Đối với chứng chỉ quỹ:
-Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng kí chào bán tối thiểu 50 tỷ đồng Việt
Nam.
- Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được đợt chào
bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
Hiện nay có hay hình thức phát hành chứng khoán phổ biến là phát hành
riêng lẻ và phát hành chứng khoán ra công chúng, mỗi công ty có thể lựa chọn
các hình thức khác nhau tùy nhu cầu sử dụng vốn của mình, tuy nhiên trong

phạm vi bài viết tôi chỉ đề cập đến việc phát hành chứng khoán ra công
chúng. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng công ty trở thành công
ty đại
4.2 Nhu cầu về việc phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng ở Việt
Nam
Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới
nhu cầu mở rộng sản xuất là một tất yếu khách quan của các doanh nghiệp
trong nước, tuy nhiên việc vay vốn ngân hàng ngày càng khó khăn do nhu cầu
vốn của doanh nghiệp ngày một lớn, thêm vào đó là một loạt các thủ tục khá
rườm rà, một kênh huy động vốn rất hiệu quả của doanh nghiệp hiện nay là
huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tại sao kênh huy động này
lại hấp dẫn các doanh nghiệp như vậy?
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sở dĩ có điều này vì khi huy động qua thị trường chứng khoán công ty
được yêu cầu minh bạch thông tin điều này làm doanh nghiệp phải phát huy
hết tiềm lực, nâng cao chất lượng quản lý và điều hành. Một điều nữa là việc
huy động vốn trên thị trường chứng khoán thường dễ dàng hơn.
Hiện nay, thị trường vốn ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của sự
phát triển, trong khi một số công ty đang chuẩn bị IPO với qui mô lớn, thì
tổng số các công ty giao dịch đại chúng vẫn còn nhỏ khi so sánh với qui mô
quốc tế.
Do đó, khi thị trường có nguồn cung mới và thêm các công ty được niêm yết
ở Việt Nam sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nhu cầu từ phía nhà
đầu tư trong nước và quốc tế tăng lên nhanh chóng trong vòng 2 năm qua, bao
gồm các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư tổ chức.
Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là
các công ty thuộc sở hữu nhà nước. Và trước mắt, xu hướng này vẫn tiếp tục
khi Chính phủ công bố kế hoạch cổ phần hóa từ năm 2007 - 2010, trong đó
nhiều công ty nhà nước sẽ được niêm yết. Cùng với các công ty nhà nước,

một số lượng lớn các công ty tư nhân đang chuẩn bị niêm yết để tăng cường
khả năng vốn.
Thông thường thời gian doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết ngắn, điều này có thể
hiểu là doanh nghiệp chỉ tập trung vào những yêu cầu cần thiết khi niêm yết
mà không quan tâm đến các vấn đề khác khi niêm yết.
Khi niêm yết, hoạt động của công ty sẽ bị quan sát bởi các nhà phân tích và
các nhà đầu tư và sự mong đợi vào ban điều hành công ty cũng như là các
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
định hướng, chiến lược, quản trị doanh nghiệp, tài chính... ở mức độ cao hơn.
IPO chỉ là sự khởi đầu của doanh nghiệp niêm yết.
Cũng giống như các thị trường khác trên thế giới, có nhiều yếu tố ảnh hưởng
tới giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và thời gian của việc niêm
yết. Các nhà đầu tư trong nước, các công ty cổ phần hóa hoặc chưa cổ phần
hóa, người nước ngoài đã tham gia thị trường hoặc chuẩn bị tham gia thị
trường, các đối thủ của họ thường quan tâm rất sát quá trình này.
Một quyết định đúng thời điểm của cổ phiếu mới niêm yết thường gặp phải
khó khăn khi đánh giá. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng là đánh
giá thị trường. Nhiều cuộc IPO của các thị trường nước ngoài đã bị hoãn do
sự đi xuống của thị trường.
Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, khi một số IPO dự kiến năm 2007 bị
hoãn do sự đảo ngược của thị trường hiện tại chỉ bằng 75% của tháng 3 cùng
năm. Ví dụ gần đây nhất là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
dự định IPO tháng 12/2007 nhưng cuối cùng lại hoãn đến quý 2/2008.
Chúng ta đã chứng kiến một số cuộc IPO bị hoãn mà liên quan tới việc
bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Ví dụ như những
cuộc thương lượng với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có thể làm giá
quá cao khi thị trường đang đi xuống trong khi các cuộc thương lượng vẫn
đang tiếp diễn.
Nhà đầu tư nước ngoài nhận thức rất rõ về tiềm năng phát triển của Việt

Nam và thị trường chứng khoán Việt Nam trong một vài năm gần đây. Dự
báo có khoảng 6 tỷ đô la Mỹ của các quĩ quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Do
đó, có thể hiểu rằng mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài là đang nhắm tới
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
các cơ hội đầu tư mới và sẽ là những cổ đông nếu giá tăng trưởng và các chỉ
tiêu quan trọng khác phù hợp với tiêu chuẩn của họ. Điều này đặc biệt đúng
đối với các cổ phiếu blue chip.
Như vậy trong thời gian tới nhu cầu IPO của các doanh nghiệp còn cao,
điều đó vừa thuận lợi vừa có tác động đến nền kinh tế.
4.3 Đánh giá việc phát hành chứng khoán lần đầu ở Việt Nam
4.3.1 Khảo sát thị trường chứng khoán Việt Nam của các công ty niêm
yết
Nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam quá sốt
hay ảo. Và rằng niềm tin thị trường đã bị đẩy lên quá mức với các sự kiện
Việt Nam gia nhậpWTO Tổng thống Hoa Kỳ G.W. Bush ghé thăm Sở giao
dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó loạt các báo cáo nghiên cứu về
niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư, tổ chức tài chính…vào Việt Nam
với nhiều dấu hiệu tích cực tạo cảm giác phấn chấn cho giới đầu tư trong
nước. Dẫu biết rằng có thể làm cho thị trường chứng khoán khởi sắc và kinh
tế Việt Nam thăng hoa trong thời gian hiện tại và sắp tới bằng cách tác động
đến yếu tố niềm tin của nhà đầu tư; thì vấn đề niềm tin đó có được xây dựng
trên một cơ sở vững chắc hay không vẫn còn cần phải xem xét!
Hãy cùng khảo sát ba cổ phiếu thuộc hàng “đại gia”: cổ phiếu FPT, cổ
phiếu Vinamilk , và cổ phiếu Kinh Đô.
Vỏn vẹn trong vòng ba tháng kể từ khi chính thức niêm yết trên thị
trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT đã tăng liên tục với mức tăng được
tính bằng số “lần”. Tốc độ tăng trưởng của giá cổ phiếu FPT quả thực thần
kỳ. So với sự tăng trưởng của cổ phiếu FPT thì các cổ phiếu hàng đầu trong
ngành của thế giới như: Oracle , Microsoft hay Yahoo và cả Google cũng

không địch lại – P/E của FPT đạt 75 lần, “vượt mặt” đại gia Google “chỉ có”
63,37 lần, trong khi bình quân ngành của thế giới là 33,42 lần. (Chi tiết xem
bảng 1.4).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 1.1: Chỉ tiêu của Kinh Đô so với trung bình ngành và một số công
ty trên thế giới
Chỉ tiêu
Kinh
Do
Corp
Kraft
Food Inc.
ConAgra
Foods
Inc.
Bình
quân
Ngành
Giá trị thị trường (M$) 0,432 55.790 13.050 15.530
Doanh thu (M$) 10,28 34.650 11.680 8.880
Lợi nhuận gộp/Doanh
Thu 22,8% 36,22% 25,08% 37,09%
Lợi nhuận trước thuế,
lãi vay và giảm trừ
(EBITDA) (M$) 1,176 6.300 1.590 1.720
Lợi nhuận hoạt
động/Doanh Thu 8,4% 15,66% 10,70% 14,83%
Lợi nhuận ròng (M$) 1,176 3.210 470,5 670,18
EPS 2,756 1,93 0,803 1,99

P/E 83,82 17,59 32,18 23,67
Nguồn:Tác giả tổng hợp
P/E cao của FPT dường như không phải cá biệt. Cổ phiếu Kinh Đô có
P/E 83,82 cao hơn gần bốn lần mức bình quân ngành. Hai công ty Kraft Food
Inc. và ConAgra Foods Inc. dù có mức lợi nhuận trước thuế, lãi vay và giảm
trừ (EBITDA) gấp hàng nghìn lần Kinh Đô thì chỉ tiêu P/E vẫn chỉ đạt không
tới một nửa. (Chi tiết xem bảng 1.1).
P/E cao của các cổ phiếu Việt Nam liệu có phải là một qui luật khi điều
này tiếp tục đúng với trường hợp của cổ phiếu Vinamilk? Dù khiêm tốn hơn
với con số 50,42, Vinamilk vẫn có P/E gần gấp đôi mức bình quân ngành.
Các công ty quốc tế hoạt động trong cùng lĩnh vực, kể cả thương hiệu nổi
tiếng toàn cầu Coca-Cola, cũng không thể mơ tới mức P/E này. (Chi tiết xem
bảng 1.2).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 1.2: Chỉ tiêu của Vinamilk so với trung bình ngành và một số công
ty trên thế giới
Vinami
lk
Wimm-Bill-
Dann
Foods OJSC
Coca-
Cola Co.
Groupe
Danone
Bình
quân
ngành
Giá trị thị trường (B$): 1,90 2,94 113,06 40,02 2,86

Doanh thu (B$): 0,805 1,63 23,71 17,89 10,45
Lợi nhuận gộp/Doanh
Thu
26,09% 34,17% 65,82% 49,02% 32,05%
Lợi nhuận trước thuế,
lãi vay
và giảm trừ (EBITDA)
(B$)
0,12 0,200 8,38 3,23 0,92
Lợi nhuận hoạt động
/Doanh Thu
14,79% 8,64% 27,28% 13,55% 8,83%
Lợi nhuận ròng (B$) 0,012 0,074 5.27 1.53 0,031
EPS 3,81 1,698 2,232 2,43 0,18
P/E 50,42 39,34 21,61 13,6 30,5
Nguồn: saga.vn
Thử tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của hiện tượng này với cổ phiếu FPT.
FPT là một công ty phân phối điện thoại đi động và sản phẩm công nghệ
thông tin
Cổ phiếu Công Ty Cổ Phần Phát Triển Đầu tư Công Nghệ FPT được
niêm yết chính thức ngày 13/12/2006. Trước ngày được UBCK cấp giấy phép
niêm yết (21/11/06), giá FPT tăng nhanh qua các mốc như: bán cho các cổ
đông chiến lược Intel Capital và Texas Pacific Group ở mức khoảng 9 tới
10 lần mệnh giá, mức giá giao dịch trên thị trường OTC gấp 23 lần mệnh giá,
trước khi chính thức đạt 60 lần mệnh giá vào ngày 22/01/2007 (600.000
VND/cổ phiếu với mệnh giá 10.000 VND/cổ phiếu).
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bảng 1.3: Cơ cấu doanh thu các năm theo từng lĩnh vực (Đơn vị: Triệu đồng)
Lĩnh vực

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đến 30/09/2006
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
Phân phối điện thoại di
động
1,421,783 45% 2,556,195 50% 4,659,585 57% 4,936,235 64%
Tích hợp hệ thống 806,904 25% 1,209,094 24% 1,588,040 19% 940,327 12%
Phân phối sản phẩm
CNTT
662,420 21% 804,837 16% 1,132,176 14% 880,908 11%
Dịch vụ Internet 108,788 3% 186,509 4% 322,629 4% 393,706 5%
Sản xuất lắp ráp máy
tính
75,624 2% 184,766 4% 205,816 3% 174,167 2%
Phần mềm xuất khẩu 29,732 1% 68,443 1% 145,597 2% 163,728 2%
Phần mềm trong nước 45,411 1% 55,945 1% 87,256 1% 57,225 1%
Dịch vụ đào tạo 16,478 1% 22,113 0% 26,445 0% 25,760 0%
Dịch vụ ERP - 0% 9,647 0% 21,971 0% 14,818 0%
Dịch vụ truyền thông - 0% - 0% 20,108 0% 138,493 2%
Khác 4,818 0% 1,942 0% 1,368 0% 80 0%
Tổng cộng 3,171,958 100% 5,099,491 100% 8,210,991 100% 7,725,447 100%
Nguồn: Trích bản cáo bạch FPT
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bản cáo bạch FPT công bố số liệu đến 30/09/2006 cho thấy phần lớn
tăng trưởng doanh thu qua các năm là từ nguồn doanh thu bán điện thoại di
động với mức đóng góp lên đến 64% tổng doanh thu chín tháng đầu năm
2006. Tăng trưởng doanh thu bình quân trong lĩnh vực này trong ba (03) năm
gần nhất là gần 100%. Với các lĩnh vực kinh doanh khác không được FPT
công bố chi tiết, có thể có lĩnh vực lỗ, có thể có lĩnh vực lãi.
Trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như

phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh
doanh thu của FPT tổng cộng đạt không quá 3%. Xem vậy thì FPT giống một
công ty phân phối nhiều hơn (lệ thuộc sản phầm khác về công nghệ), chứ
không giống một công ty công nghệ và phát triển phần mềm hay cung cấp
dịch vụ Internet…
Điều gì sẽ xảy ra nếu FPT không có các mảng phân phối điện thoại độc
quyền như: Morotola, Samsung, hay Nokia? Một ngày nào đó, ba gã khổng lồ
điện thoại có thể chia sẻ thị phần cho một đối tác khác để tránh sự “ảnh
hưởng” hay “quá phụ thuộc” vào một đối tác duy nhất. Giảm 1% doanh thu
trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động dẫn tới mức biến động thế nào
với lãi gộp hay lãi ròng của FPT?
Nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” sẽ được áp dụng khi
một nhà phân phối chiếm quá 15% doanh thu của một tập đoàn nước ngoài.
Khi đó, FPT sẽ gặp khó khăn nếu các mảng chiến lược không được phát huy
như: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm…Nếu quả thực những điều này
có thể xảy ra thì mức độ rủi ro từ doanh thu FPT rất đáng để xem xét cẩn
trọng... Và khi doanh thu không đủ lớn, “kỳ vọng” của nhà đầu tư vào lãi
ròng, cổ tức, tăng trưởng hay nguồn tái đầu tư nội bộ sẽ ra sao?
Cần ghi nhận việc FPT có sự chuyển hướng rất nhanh qua hai mảng
chiến lược là Đại Học FPT và trang web để khai
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thác tốt nhất hai lĩnh vực “tri thức đào tạo” và “truyền thông trực tuyến”.
Trong đó, ít nhất, quảng cáo trực tuyến là hướng đi đúng và đã khẳng định
thành công.
Chỉ số tài chính của FPT thấp hơn mức bình quân ngành và các đại gia
công nghệ thế giới. Vậy tại sao FPT có P/E cao hơn?
Bảng 1.4: Phân tích báo cáo tài chính FPT so với các đại gia công nghệ
của thế giới như Microsoft, Google, Yahoo, Oracle, và bình quân ngành.
Chỉ tiêu FPT MSFT

GOO
G
YHOO ORCL Ngành
Giá trị thị trường
(M$) 2,199 305,630 152,790 39,360 88,820 243.12M
Số lượng nhân viên 7,008 71,000 5,680 9,800 56,133 204
Tăng trưởng doanh
thu quý 42,4% 11.00% 70.40% 18.80% 26.50% 16.20%
Doanh thu (M$) 729 45,350 9,320 6,220 16,070 51.70M
Lợi nhuận
gộp/Doanh Thu 13% 82.16% 60.18% 58.41% 76.73% 70.34%
Lợi nhuận trước
thuế, lãi vay và giảm
trừ (EBITDA) (M$) 38 19,000 4,050 1,940 6,510 6.53M
Lợi nhuận hoạt
động/Doanh Thu 4,78% 39.38% 34.24%
15.46
% 33.67% 4.08%
Lợi nhuận ròng
(M$) 33 12,940 2,420 1,170 3,700 0.276
EPS 0.499 1.251 7.875 0.789 0.697 N/A
P/E 75 24.85 63.37 36.68 24.59 33.42
PEG (Dự báo 5
năm) N/A 1.53 1.43 1.81 1.11 1.48
P/S (Thị Giá/Doanh
thu trên 1 CP) 3 6.66 15.74 5.89 5.52 2.9
Nguồn: Tổng hợp từ và Báo cáo tài chính của FPT
đến 31/12/2006 (Tỷ giá quy đổi: 16,037 VND/USD)
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Nhìn bảng so sánh trên ta thấy, giá cổ phiếu FPT cao hơn hẳn các đại gia
mà ai cũng biết như Microsoft, Yahoo, Oracle, Google. FPT hay các công ty
khác chắc chắn nhận được “hợp tác chiến lược” là đủ để “vui như tết” rồi chứ
đừng nói đến việc cạnh tranh với các “nhà sáng lập” ngành công nghệ phần
mềm, tích hợp cơ sở dữ liệu hay truyền thông như trên. Xét qua các chỉ tiêu
như: doanh thu, lãi gộp hay hướng phát triển, tăng trưởng trong thời gian sắp
tới, FPT khó có thể so sánh được với những gã khổng lồ này. Các chỉ tiêu đo
lường khả năng kinh doanh (kiếm lợi nhuận) của FPT cũng thấp hơn khi so
với các đại gia quốc tế:
Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp/Doanh thu cho biết trong một 100 đồng doanh
thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận gộp (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng
bán). Trong khi với Microsoft 100 đồng doanh thu tạo ra 82,16 đồng lợi
nhuận gộp và mức bình quân ngành là 70,34 đồng thì FPT đạt được có 13
đồng. Ấy vậy mà người ta vẫn hết lời ca ngợi FPT và sẵn lòng cầm cố nhà
cửa để đầu tư vào cổ phiếu này!
Chỉ tiêu Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu (P/S) cho biết trong 100 đồng
doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng Lợi nhuận hoạt động (sau khi đã trừ đi giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý). FPT đạt 4,78%, còn thấp
nhất của Yahoo là 15,46% trong năm tài chính 2006 đầy khó khăn của tập
đoàn này so với đối thủ Google.
Bỏ qua các yếu tố về môi trường kinh tế nơi FPT hoạt động tại Việt Nam
so với Hoa Kỳ, hay tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, mức sống, thu nhập
đầu người, điểm xuất phát…chỉ phân tích ngay chỉ số P/E hay P/S để nói mức
độ sẵn lòng chi trả của nhà đầu tư cho một đồng thu nhập hay doanh thu từ
FPT. Bình quân ngành mà FPT đang hoạt động là với 01 đồng thu nhập nhà
đầu tư chỉ sẵn sàng trả mức 33,42 lần và với một đồng doanh thu tạo ra nhà
đầu tư chỉ trả 2,9 lần. Trong khi với gã khổng lồ Google được cho là “công ty
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
siêu kỳ” trong các năm gần đây, nhà đầu tư cũng chỉ chịu móc hầu bao trả

mức cao nhất P/E: 63,7 và P/S: 15,74 hay “siêu” khác là Microsoft chỉ ở mức
P/E: 24,85 và P/S: 6,66! Vậy điều gì nhận được từ các con số biết nói bên
trong? FPT tốt hơn và đáng giá hơn Google, Microsoft hay Oracle?
Riêng tôi thì tôi đã có câu trả lời cho riêng mình về mức giá “hợp lý” và
mức dừng hợp lý. Các bạn có thể thảo luận thêm và đưa ra lời cảnh tỉnh sâu
sắc nhất. Và vì sao tôi lại lấy các công ty “sáng lập ngành” của thế giới mà ai
cũng biết để so sánh như: Yahoo, Google, Microsoft hay Oracle? Là vì tôi
muốn các bạn hay các nhà đầu tư thấy được ngay cả với các công ty này nhà
đầu tư cũng chỉ trả một mức giá “xem như cao nhất” trong hàng ngàn các
công ty cùng ngành và so sánh với FPT để cho thấy mức độ so sánh trực tiếp
nhất. Nếu cho rằng FPT nhỏ hơn hay không đủ để so với các loại chứng
khoán “sáng lập ngành công nghệ và internet” thì quay lại ban đầu: có thể
thấy gì về sự “quá nóng” của thị trường chứng khoán Việt Nam và FPT là một
ví dụ điển hình?
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Hình 1.5: Mức độ tăng giá của FPT so với VNINDEX

Hình 1.6: Khối lượng và giá trị giao dịch của FPT qua các phiên

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

×