Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Kết quả hoạt động và những định hướng phát triển của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.85 KB, 36 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mục lục
Mục lục.................................................................................................... 1
Lời mở đầu.............................................................................................. 1
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần
xi măng Bỉm Sơn....................................................................................2
I - Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.......................2
1. Giới thiệu về doanh nghiệp:..................................................................2
2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp..............................2
3. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:..........3
II - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty..................................6
1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.................................................6
2. Các phân xưởng sản xuất chính............................................................8
3. Các phân xưởng sản xuất phụ...............................................................8
4. Nhiệm vụ một số phòng ban chính.......................................................8
III - Thị phần của Công ty..........................................................................9
Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực của Công ty cổ phần xi măng Bỉm
Sơn......................................................................................................... 11
I - Đặc điểm về công nghệ sản xuất..........................................................11
1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất....................................................11
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..............................11
II - Đặc điểm về tình hình sử dụng nguyên vật liệu...............................15
III - Đặc điểm về sản phẩm.......................................................................18
1. Sản phẩm sản xuất...............................................................................18
2. Tiêu thụ sản phẩm...............................................................................19
3. Tình hình giá cả và thị trường.............................................................20
IV - Đặc điểm về lao động, nhân sự.........................................................21
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1. Cơ cấu lao động theo tính chất............................................................21
2. Cơ cấu lao động theo giới tính............................................................21


3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi..............................................................22
4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn........................................23
5. Các chế độ đãi ngộ đối với người lao động.........................................23
5.1. Tiền lương...................................................................................23
5.2. Về công tác khuyến khích, thù lao, khen thưởng:........................24
6. Về công tác đào tạo nhân lực..............................................................24
7. Về công tác tuyển dụng.......................................................................25
V - Đặc điểm về công tác quản lý chất lượng..........................................26
Chương 3: Kết quả hoạt động và những định hướng phát triển của
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.......................................................27
I - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.......................27
1. Thuận lợi.............................................................................................27
2. Khó khăn.............................................................................................29
3. Nguyên nhân.......................................................................................29
II - Phương hướng, kế hoạch, mục tiêu phát triển của Công ty............30
1. Phương hướng.....................................................................................30
2. Nhiệm vụ.............................................................................................30
Kết luận................................................................................................. 31
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Danh mục sơ đồ, bảng, biểu
1. Sơ đồ:
- Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
- Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp ướt lò quay
- Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất xi măng theo phương pháp khô lò quay.
2. Bảng, biểu:
- Bảng 1: Sản lượng một số nguyên liệu chính từ năm 2005 - 2007
- Bảng 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong hai năm 2006 -
2007.
- Bảng 3: Cơ cấu lao động phân chia trực tiếp, gián tiếp từ năm

2005 - 2007.
- Bảng 4: Cơ cấu lao động phân chia theo giới tính từ năm 2005 -
2007.
- Bảng 5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tính từ năm 2005 - 2007
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 1 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Lời mở đầu
Trong thời đại ngày nay, công cuộc ứng dụng lý thuyết vào trong thực tế
đang ngày càng được chú trọng. Hơn thế nữa, để giảm tỷ lệ sinh viên Việt Nam
ra trường phải đào tào lại khi tham gia vào thị trường lao động, các trường Đại
học và Cao đẳng luôn giành một khoảng thời gian nhất định để sinh viên được
tiếp cận dần với môi trường làm việc thông qua quá trình thực tập.
Để hoàn thiện quá trình đào tạo cho sinh viên chuyên ngành Kế hoạch
trước khi tốt nghiệp, giúp sinh viên có thể tự chủ về kiến thức và không gặp
bỡ ngỡ khi bước vào môi trường làm việc mới, quá trình thực tập tốt nghiệp
có vị trí rất quan trọng giúp sinh viên có thể tiếp cận được với thực trạng hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Theo phương thức “ học đi đôi với
hành ”, thực tập tốt nghiệp sẽ là cơ hội rất tốt để sinh viên tiếp xúc với thực tế
và áp dụng những kiến thức đã học vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá,
đồng thời giải quyết được những bất cập đang còn tồn tại ở đơn vị thực tập.
Hoàn thành tốt quá trình thực tập là cơ sở để nâng cao khả năng nghiên cứu
khoa học cũng như thực hành của mỗi sinh viên, để khi ra trường sinh viên sẽ
không gặp trở ngại, khó khăn trong bước đầu hòa nhập với môi trường làm
việc mới.
Với mục đích đó em đã chọn Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là nơi
giúp đỡ để em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Qua quá trình tìm
hiểu về công ty, em đã hoàn thành bản báo cáo tổng hợp của mình với bố cục
như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

Chương 3: Kết quả hoạt động và những định hướng phát triển của
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 2 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần
xi măng Bỉm Sơn
I - Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1. Giới thiệu về doanh nghiệp:
• Tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt: Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn.
• Tên giao dịch quốc tế : BIMSON CEMENT JOINT STOCK
COMPANY.
• Tên viết tắt : BCC.
• Trụ sở Công ty: Phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
• Điện thoại: (0)84.373.824242
• Fax: (0)84.373.824046
• Website: www.ximangbimson.com.vn
• Email:
2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của doanh nghiệp
- Chức năng: Công ty xi măng Bỉm sơn với chức năng sản xuất xi măng
bao PCB30, PCB40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với
thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO
3
nằm trong xi măng đạt 1,3% đến
3%.
- Nhiệm vụ:
• Công ty xi măng có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp xi măng cho các
công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện tại đang
xuất khẩu sang nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Tại địa bàn này tuy việc
cung ứng xi măng gặp rất nhiều khó khăn, song vì việc chiếm lĩnh thị trường
lâu dài nên công ty vẫn quyết tâm đáp ứng thoả mãn nhu cầu thị trường.

GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 3 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
• Ngoài ra công ty còn có 1 nhiệm vụ chính là cung cấp xi măng cho các
địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Tổng công ty công nghiệp Xi măng
Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả trên thị trường.
3. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn:
Đất nước ta sau những năm dài chiến tranh khốc liệt hậu quả để lại là
những đống đổ nát do bom đạn tàn phá. Để khôi phục lại bộ mặt của đất
nước, công việc xây dựng các cơ sở hạ tầng được gấp rút thi công. Vì thế nhu
cầu xi măng cho xây dựng là hết sức cấp thiết.
Đã có rất nhiều địa điểm được khảo sát và có khả năng xây dựng nhà
máy xi măng như: Hoàng Mai (Nghệ An), Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa),
Bút Sơn (Nam Hà)…Nhưng do điều kiện của nước ta lúc đó không đủ sức để
xây tất cả các nhà máy nên Đảng, Chính phủ đã quyết định tập trung xây
dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn có công suất lớn nhất nước ta khi đó nhằm
đáp ứng được một phần nhu cầu xi măng cho công cuộc xây dựng đất nước
sau khi thống nhất.
- Giai đoạn 1: Tiến hành công tác khảo sát thăm dò địa chất (1968 -
1975).
Việc thăm dò khảo sát do đoàn Địa chất 306 tiến hành trên phạm vi rộng
hàng chục km
2
. Trong báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò khảo sát địa chất
ở Bỉm Sơn, đoàn Địa chất 306 đã khẳng định: nguồn nguyên liệu ở đây đủ
điều kiện để xây dựng nhà máy xi măng cỡ lớn, có công suất từ 1,5 – 2 triệu
tấn/ năm.
Đến cuối năm 1975, các tài liệu về xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn
đã hoàn tất, được Đảng và Chính phủ thông qua lần cuối.
- Giai đoạn 2: Quá trình xây dựng và hoàn thành xây dựng, đưa nhà máy
đi vào sản xuất (1975 – 1985).

GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 4 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Công trình xây dựng Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã nhận được sự hợp tác
và giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ). Theo thoả thuận ký kết thì Liên Xô sẽ giúp
đỡ cho Việt Nam toàn bộ dây chuyền công nghệ và trang thiết bị hiện đại, thiết
kế kỹ thuật để xây dựng nhà máy với hai dây chuyền sản xuất có công suất 1,2
triệu tấn / năm.
Ngày 01/10/1974, công việc thi công chuẩn bị cho việc xây dựng nhà
máy bắt đầu. Đến năm 1980, Chính phủ ra quyết định số 334/BXD – TCCB
ngày 04/03/1980 thành lập Nhà máy xi măng Bỉm Sơn.
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm Sơn – một thị xã nằm
phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá, cách Hà Nội 130 km về phía Nam. Tổng diện
tích mặt bằng của nhà máy khoảng 50 ha, nằm trong một thung lũng đá vôi và
đá sét với trữ lượng lớn.
Tháng 10 năm 1981, dây chuyền 1 đã được lắp ráp hoàn chỉnh và đến
28/12/1981 những bao xi măng đầu tiên mác P400 nhãn hiệu “Con voi” của
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã chính thức xuất xưởng.
Song song với việc tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và đào tạo đội ngũ
cán bộ, công nhân kỹ thuật thì cán bộ, công nhân toàn công trường tập trung
thi công xây lắp dây chuyền sản xuất số 2. Ngày 06/10/1983, dây chuyền sản
xuất số 2 đã được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động.
Từ năm 1982 – 1985, các đơn vị tiếp tục xây lắp các phần còn lại và
hoàn chỉnh nhà máy.
- Giai đoạn 3: Sản xuất kinh doanh, thực hiện cơ chế quản lý mới (1986
- 1990).
Từ năm 1986 – 1990 là giai đoạn nhà máy xi măng Bỉm Sơn chuyển dần
từ cơ chế quản lý cũ sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa theo nghị
quyết Đại hội Đảng IV. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn đã vượt qua những khó
khăn thử thách mới như: Các dây chuyền sản xuất thiếu nguyên vật liệu, thiếu
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B

Báo cáo thực tập tổng hợp - 5 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
phụ tùng thay thế, ý thức tổ chức kỷ luật lao động của công nhân còn lỏng lẻo,
tư tưởng bảo thủ trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng nề,… Những bài học kinh
nghiệm và thành công đã nâng cao một bước năng lực quản lý điều hành, tổ
chức lao động sản xuất của nhà máy.
- Giai đoạn 4: Xi măng Bỉm Sơn đổi mới (Từ năm 1991 đến nay).
Tháng 08 năm 1993, Nhà nước đã quyết định sát nhập hai đơn vị là nhà
máy xi măng Bỉm Sơn và Công ty cung ứng vật tư vận tải số 4 thành Công ty
xi măng Bỉm Sơn trực thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam, với tổng số
công nhân viên là 2864 người, trong đó nhân viên quản lý là 302 người.
Ngày 19/02/2002, được sự đồng ý của Nhà nước và sự chỉ đạo của Tổng
công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Bỉm Sơn đã khởi công xây dựng,
cải tạo và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế giai đoạn I đạt
sản lượng 1,8 triệu tấn xi măng/ năm, giai đoạn II đạt sản lượng 2,4 triệu tấn
xi măng/ năm.
Ngày 03/05/2003, dự án cải tạo hiện đại hóa dây chuyền số 2 kết thúc
giai đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất, chuyển đổi công nghệ từ ướt
sang khô, đưa công suất nhà máy tăng từ 1,2 triệu tấn/ năm lên 1,8 triệu tấn/
năm.
Từ năm 2004 đến nay công ty đang thực hiện tiếp dự án xây dựng nhà
máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/ năm.
Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Xi
măng Bỉm Sơn theo quyết định số 486/QĐ-BXD ngày 23/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng và đăng kí kinh doanh số 2603000429 do sở KH&ĐT
tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/05/2006. Vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó vốn
nhà nước chiếm 72,85%, tương đương 655.433 triệu đồng, vốn của các cổ
đông khác: 27,15%, tương đương 244.567 triệu đồng... Ngày 20/01/2006
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 6 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu tại 2

địa điểm là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
II - Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: sơ đồ 1 (đính kèm phụ lục)
1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi
năm một lần và trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Đại hội đồng cổ
đông quyết định các vấn đề sau: quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
quyết định tổ chức lại và giải thể công ty; quyết định loại cổ phần và tổng số
cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm
của từng loại cổ phần; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản
trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác
của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Thư ký công ty; thông
qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty; báo cáo của Ban kiểm soát;
quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư
của năm tài chính mới.
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty gồm có năm thành viên do
Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Hội đồng quản trị là cơ quan
quản lý cao nhất của Công ty, quản trị Công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 7 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Ban Kiểm soát:
Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội
đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty.

Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc:
Ban Giám đốc Công ty gồm Giám đốc và 05 Phó Giám đốc. Giám đốc là
người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành mọi hoạt động hàng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Năm Phó Giám đốc được phân công
phụ trách năm mảng khác nhau, gồm: Phó Giám đốc phụ trách nội chính -
kinh doanh phụ trách việc quản lý, chỉ đạo điều phối hoạt động của các chi
nhánh và hoạt động y tế, an ninh trong Công ty; Phó Giám đốc phụ trách sản
xuất thực hiện nhiệm vụ theo dõi, điều hành hoạt động sản xuất hàng ngày
của Công ty, đảm bảo năng suất lao động cũng như kế hoạch sản xuất; Phó
Giám đốc phụ trách cơ điện có trách nhiệm điều hành hoạt động kỹ thuật về
cơ khí, điện... đảm bảo chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, sự ổn định
của hoạt động sản xuất; Phó Giám đốc tiêu thụ phụ trách mảng tiêu thụ sản
phẩm của các chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty; Phó Giám đốc đầu
tư xây dựng chịu trách nhiệm về điều hành ban quản lý dự án về kỹ thuật, đầu
tư, vật tư thiết bị.
Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn nên cơ cấu
tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm 17 phòng ban và 11
xưởng sản xuất (bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ trợ), 8
chi nhánh, một văn phòng đại diện tại Lào và một Trung tâm giao dịch tiêu thụ
xi măng được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và 5 Phó giám. Do vậy, ở đây
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 8 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
chỉ đề cập, tìm hiểu nhiệm vụ và công việc một số phòng ban, phân xưởng chủ
yếu.
2. Các phân xưởng sản xuất chính
• Xưởng mỏ: Với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác
đá vôi và đá sét tại các mỏ nằm cách nhà máy khoảng 3km.
• Xưởng ô tô: Bao gồm các loại ô tô vận tải có trọng lượng lớn vận

chuyển đá vôi, đá sét về công ty.
• Xưởng tạo nguyên liệu: Thiết bị chính là máy đập, máy nghiền và các
thiết bị phụ trợ khác làm nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗn hợp
nguyên liệu cần thiết.
• Xưởng lò nung: gồm lò nung cùng các thiết bị phụ trợ khác có nhiệm
vụ nung hỗn hợp nguyên liệu hỗn hợp dưới dạng bùn thành clinker.
• Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiền chuyên dùng và
các thiết bị phụ trợ khác có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và
các chất phụ gia thành xi măng.
• Xưởng đóng bao: Dùng máy đóng bao có nhiệm vụ đưa xi măng bột
vào đóng bao sản phẩm.
3. Các phân xưởng sản xuất phụ
Bao gồm xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng may bao, xưởng sửa chữa
công trình, xưởng điện tự động, xưởng sửa chữa công trình cấp thoát - nén
khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho
sản xuất chính như sửa chữa kịp thời các thiết bị hỏng hóc, cung cấp vỏ bao
phục vụ cho đóng bao và cung cấp điện nước cho sản xuất.
4. Nhiệm vụ một số phòng ban chính
• Phòng cơ khí: có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của thiết bị và
sửa chữa chúng khi bị hư hỏng, chế tạo các thiết bị thay thế.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 9 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
• Phòng kỹ thuật sản xuất: Có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất các
phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ, theo dõi kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
• Phòng năng lượng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình liên quan đến việc
cung cấp năng lượng cho sản xuất và các thiết bị điện.
• Phòng kế toán thống kê tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối
với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
• Phòng vật tư thiết bị: có nhiệm vụ theo dõi cung ứng vật tư, máy móc

thiết bị cho sản xuất.
• Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
• Phòng KCS: Có nhiệm vụ theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Ngoài các phòng ban và phân xưởng công ty xi măng Bỉm Sơn còn một
số phòng ban khác làm nhiệm vụ phục vụ như phòng đời sống, phòng bảo
vệ... và một hệ thống tiêu thụ gồm 1 trung tâm Giao dịch tiêu thụ, 8 chi
nhánh, một văn phòng đại diện tại Lào và rất nhiều đại lý có nhiệm vụ tiêu
thụ xi măng trên địa bàn của từng chi nhánh phụ trách.
III - Thị phần của Công ty
Hiện nay, tuy sản phẩm của Công ty chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản
phẩm của các nhà máy mới xây dựng nhưng với uy tín, chất lượng đã được
khẳng định qua thời gian, Công ty vẫn luôn duy trì được thị phần lớn, đảm
bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
Thị phần của Xi măng Bỉm Sơn tại các địa bàn chính hiện nay như sau:
- Tại địa bàn Chi nhánh Hà Tĩnh: Xi măng Bỉm Sơn có uy tín và vị thế
rất cao ở thị trường này, được tiêu thụ ở tất cả các khu vực trong tỉnh (chiếm
70%, có nơi chiếm 80% thị phần).
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 10 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
- Tại địa bàn Chi nhánh Nghệ An: Tại địa bàn tỉnh Nghệ An có 3 loại xi
măng lớn cùng tham gia tiêu thụ đó là xi măng Bỉm Sơn, xi măng Hoàng Mai
và xi măng Nghi Sơn. Đây là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt nhất đối với
xi măng Bỉm Sơn, tuy vậy sản lượng của xi măng Bỉm Sơn hàng năm luôn đạt
ở mức tương đương với các loại xi măng khác, chiếm từ 30% - 35% thị phần.
- Tại địa bàn Chi nhánh Thanh Hoá: Với ưu thế đóng trên địa bàn nên xi
măng Bỉm Sơn chiếm 70% - 80% thị phần, sản lượng tiêu thụ hàng năm
chiếm tỷ trọng cao nhất so với sản lượng tiêu thụ của toàn Công ty.
- Tại địa bàn Chi nhánh Ninh Bình: Sản lượng xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ
tại địa bàn này chiếm từ 35% - 40% thị phần.

- Tại địa bàn Chi nhánh Nam Định: Xi măng Bỉm Sơn có thị phần cao
và sức cạnh tranh tốt so với các loại xi măng khác và chiếm từ 90% - 95% thị
phần.
- Tại địa bàn Chi nhánh Thái Bình: Xi măng Bỉm Sơn tiêu thụ tại địa
bàn này chủ yếu là ở khu vực thành phố, do vậy sản lượng tiêu thụ chưa cao.
- Tại địa bàn Chi nhánh Hà Tây: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm Sơn
thông qua Chi nhánh Hà Tây rộng, nằm trên toàn bộ địa phận của tỉnh Hà Tây
và một phần lớn địa bàn của thành phố Hà Nội, chiếm từ 60% - 65% thị phần.
- Tại địa bàn Chi nhánh Sơn La: Thị trường tiêu thụ xi măng Bỉm sơn do
Chi nhánh Sơn La phụ trách là tỉnh Hoà Bình và một số tỉnh thuộc khu vực
Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Chiếm từ 35% - 40% thị phần.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B
Báo cáo thực tập tổng hợp - 11 - Khoa Kế Hoạch & Phát triển
Chương 2: Đặc điểm các nguồn lực của Công ty
cổ phần xi măng Bỉm Sơn
I - Đặc điểm về công nghệ sản xuất
1. Đặc điểm về phương pháp sản xuất
Quy trình sản xuất của công ty là sản xuất đơn giản kiểu khép kín. Sản
phẩm tạo ra trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, Sản phẩm chính của công ty
là xi măg PCB30, PCB40, Clinker, ximăng lixăng, được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ đồng bộ, liên tục.
2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sản phẩm chính của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là xi măng
PCB30 và PCB40, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ do Liên
Xô cũ cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt
nghiền hở với đặc điểm là dây chuyền chế biến kiểu liên tục và phức tạp.
Hiện nay, với dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, trải qua hơn 20 năm
sản xuất và kinh doanh sẽ là một bất lợi trong nền kinh tế sôi động, cạnh tranh
khốc liệt. Công ty đã sớm có chương trình kế hoạch nhằm đổi mới dây
chuyền công nghệ từ sản xuất theo công nghệ ướt sang sản xuất theo công

nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ có nhiều thuận lợi cho việc nâng cấp
và đổi mới công nghệ, đã mở ra một khả năng mới với nhiều triển vọng nhằm
cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp sản xuất xi măng khác.
* Quy trình sản xuất theo phương pháp ướt:
Phối liệu vào lò: Bùn nước 38 – 42 %.
Kích thước lò quay: D
5m
x L
185m
.
GVHD: TS. Nguyễn Thị Kim Dung SVTH: Mai Thị Bích Ngọc - KH47B

×