Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Phân tích tình hình tài chính của công ty vinamilk NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.6 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CN TP. HỒ CHÍ MINH
(CƠ SỞ THANH HÓA)
KHOA KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty Vinamilk, dựa
vào các báo cáo tài chính của công ty, thông qua nội dung của
phân tích cơ bản”
GVHD : TRẦN THỊ YẾN
THỰC HIỆN: NHÓM 07
LỚP : NCKT4BTH
Thanh Hóa, tháng 05 năm 2014
PHOTO QUANG TUẤN
ĐT: 0972.246.583 & 0166.922.4176
Gmail: ; Fabook: vttuan85
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
DANH SÁCH NHÓM 7
S
TT
HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Anh 10020883
2 Bùi Thị Bình 10021283
3 Phan Thị Lam 10019163
4 Đỗ Thị Nương 10018433
5 Lê Thị Tươi 10020803
6 Phạm Thị Xuân 10019183
Thực hiện: Nhóm 07
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
MỤC LỤC
Thực hiện: Nhóm 07


Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời điểm đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đưa thương hiệu Việt lên một tầm cao mới,
sánh ngang với chất lượng của sản phẩm năm châu. Mỗi thương hiệu, mỗi sản
phẩm, mỗi chiến lược khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là mang lại
hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả phát triển xã hội và thân thiện với môi
trường. Và công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk cũng đang góp sức vào
cuộc chiến hết sức ý nghĩa ấy. Với 35 năm thăng trầm trên thương trường, công
ty Vinamilk đã tạo ra cho riêng mình một chỗ đững khá vững chắc, cùng với bề
dày thương hiệu, Vinamilk đã mang những sản phẩm thật tuyệt vời đến tay
người tiêu dùng với mục đích cải thiện chất lượng sống của người Việt, mang
đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự
trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã
hội. Với sứ mệnh cao cả ấy, công ty Vinamilk mong muốn “Trở thành biểu
tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ
cuộc sống con người”. Không có gì ngạc nhiên khi VNM được tạp chí Forbes
bình chọn là một trong 200 doanh nghiệp tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương
2010. Đó chỉ là một trong rất rất nhiều những thành tích mà VNM đã đạt được
trong quá trình hình thành và phát triển. Cùng với sự phát triển và cổ phần hóa
công ty từ năm 2006, VNM phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng và đã gặt
hái được nhiều thành công ở lĩnh vực này.
Với đề tài tiểu luận “Phân tích tình hình tài chính của công ty
Vinamilk, dựa vào các báo cáo tài chính của công ty, thông qua nội dung của
phân tích cơ bản”, chúng tôi muốn đưa đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan
nhất về tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực
chứng khoán của công ty Vinamilk, để từ đó các bạn có thể đưa ra cho mình một
quyết định đầu tư đúng đắn vào công ty Vinamilk. Trong quá trình làm tiểu
Thực hiện: Nhóm 07
1

Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
luận, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong cô giáo và các bạn
thông cảm. Chúng tôi luôn mong được nhận những ý kiến đóng góp của cô và
các bạn để những bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Thực hiện: Nhóm 07
2
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM – VINAMILK
1. 1 Lịch sử phát triển
1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công
ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy
sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột
Bích Chi và Lubico.
1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và
Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em
tại Việt Nam.
1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị
trường Việt Nam.
1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công
Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm
sữa.
1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng
nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị
trường Miền Bắc Việt Nam.
Thực hiện: Nhóm 07
3

Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành
lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho
Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà
Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người
tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng
xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành
phố Hồ Chí Minh.
2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm
2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình
thức hoạt động của Công ty.
2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
Công ty lên 1,590 tỷ đồng.
2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh
thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại
Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
* Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên
Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên
doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.
2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và
Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.
* Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6
năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống
Thực hiện: Nhóm 07
4
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng,

khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe.
* Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm
trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với
đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay
sau khi được mua thâu tóm.
2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9
năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2008: Khánh thành và đưa nhà máy sữa Tiên Sơn (Hà Nội) đi vào hoạt
động.
2010: - Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt
Nam và đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Sữa Dielac. Góp vốn đầu
tư 12,5 triệu NZD, chiếm 19,3% vào Công ty TNHH Miraka tại New Zealand.
- Mua thâu tóm 100% cổ phần c.n lại tại Công ty cổ phần sữa Lam Sơn
để trở thành Công ty TNHH Một Thành viên sữa Lam Sơn.
- Khánh thành và đưa nhà máy Nước giải khát tại Bình Dương đi vào
hoạt động.
1.2 Những thành tích đã đạt được
Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã
trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại
Việt Nam. Những danh hiệu Vinamilk đã được nhận là:
- Danh hiệu Anh Hùng Lao Động.
- Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.
- Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam chất lượng cao“ từ 1995 –
2004 (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn).
Thực hiện: Nhóm 07
5
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
- Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) năm 2000 và năm
2004.

- Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần
Đức Lương trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5
năm liền từ năm 2000 – 2004.
1.3 Định hướng phát triển của công ty
Với định hướng phát triển thành một tập đoàn thực phẩm, Vinamilk đang
mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như cà phê (Moment), bia
(liên doanh với SABMiller). Bên cạnh đó, Vinamilk cũng tăng quy mô thông
qua đầu tư tài chính vào một số công ty trong ngành. Điểm nổi bật của Vinamilk
là hoạt động kinh doanh ổn định, vững vàng trong nhiều năm qua. Đặc biệt, trải
qua năm 2007 với giá nguyên liệu tăng đột biến và 9 tháng đầu năm 2008 đối
mặt với tình trạng kinh tế bất ổn, kết quả kinh doanh của Vinamilk vẫn tăng
trưởng khả quan. Doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 5.956 tỷ đồng tăng 22,2% so
với cùng kỳ 2007, lợi nhuận sau thuế khoảng 1.022 tỷ, tăng 35% so với cùng kỳ
và đạt 89% kế hoạch cả năm.
Gần đây, sự kiện trong sữa có chất gây hại “melamine” đã ảnh hưởng
không nhỏ đến ngành sữa nói chung. Các mẫu thử sản phẩm sữa của Vinamilk
được công bố không chứa “melamine”, đồng thời một số sản phẩm Dutch Lady
sản xuất tại Trung Quốc bị phát hiện có chứa chất này đã phần nào làm tăng
điểm tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước cho sản phẩm của
Vinamilk. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, Vinamilk có khả năng giành thêm thị
phần từ đối thủ cạnh tranh trong nước.
Thực hiện: Nhóm 07
6
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 CÔNG TY
2.1 Các báo cáo tài chính cơ bản
2.1.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính
của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo

tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan
hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân
đối số dư các tài khoản kế toán:
Một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập
báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Tài sản cố định, Tài
sản lưu động.
Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản có của
doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Vốn của chủ và các khoản nợ.
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng
chuyển hoá thành tiền – tính thanh khoản – giảm dần từ trên xuống.
Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản,
bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập
về tài chính của doanh nghiệp.
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại
hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ của doanh nghiệp. Bảng cân đối tài
sản là một tài liệu quan trọng nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả
năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của
doanh nghiệp.
Thực hiện: Nhóm 07
7
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
2.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh ( Báo cáo thu nhập )
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng là một trong những tài liệu quan trọng
trong phân tích tài chính. Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển
của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự
tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu với

số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh
với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi
phí, có thể xác định được kết quả hoạt động kinh doanh là lỗ hay lãi trong một
thời kỳ.
Như vậy, Báo cáo kêt quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ
nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính và kết
quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động kỹ thuật và trình độ quản lý sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, có các khoản mục chủ yếu: doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu tư
hoạt động bất thường và các chi phí tương ứng.
2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Báo cáo ngân quỹ )
Để đánh giá về khả năng chi trả của một doanh nghiệp cần tìm hiểu về
tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp, bao gồm:
Xác định hoặc dự baó dòng tiền thực nhập quỹ ( thu ngân quỹ ): dòng tiền
nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài
chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân quỹ ) : dòng tiền
xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động
đầu tư, tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường.
Thực hiện: Nhóm 07
8
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
Trên cơ sở dòng tiền nhập và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối
ngân quỹ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, thiết lập mức dự phòng tối
thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà quản lý
những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình liên quan đến hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay thuyết minh báo

cáo tài chính vẫn chưa thực sự phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thường không áp dụng.
2.2 một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp
2.2.1 Nhóm tỷ số sinh lợi.
Đây là nhóm tỷ số quan trọng, nó đánh giá tổng hợp hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ, nhóm tỷ số này được rất nhiều đối
tượng quan tâm từ các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
2.2.1.1 Lợi nhuận biên MP
Lợi nhuận biên là là tỷ số đo lường trong một đồng doanh thu thu được,
có bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông. Tỷ số này nói lên tác động của doanh thu
đến lợi nhuận.
NI
MP
TR
=
Trong đó:
MP: lợi nhuận biên.
NI: lãi ròng (Net Income)
TR: tổng doanh thu (Total Return)
Ý nghĩa lợi nhuận biên:
• Lợi nhuận biên đo lường hiểu quả quản lý doanh thu và chi phí của
doanh nghiệp.
Thực hiện: Nhóm 07
9
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
• Mục tiêu của nhà đầu tư trong một đồng doanh thu có số tiền lãi
ròng kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.
• Lợi nhuận biên càng tăng càng tốt.
2.2.1.2 Sức sinh lợi cơ sở BEP
Sức sinh lợi cơ sở là tỷ số đo lường một đồng tài sản tạo ra được bao

nhiêu đồng lãi trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp.
EBIT
BEP
TA
=
Trong đó:
BEP: sức sinh lợi cơ sở
EBIT Sức sinh lợi cơ sở BEP: thu nhập trước lãi vay và thuế (Earning
before Interest and Taxs)
TA: tổng tài sản của doanh nghiệp (Total asset)
Ý nghĩa sức sinh lợi cơ sở BEP:
- Một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lải trước lãi vay và thuế
cho cổ đông.
- Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng tài sản tạo ra lãi trước lãi vay
và thuế kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.
- BEP càng tăng càng tốt.
2.2.1.3 Suất sinh lợi trên tài sản ROA
Suất sinh lợi trên tài sản là tỷ số đo lường một tài sản doanh nghiệp tạo ra
bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông, hay đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng tài
sản.
NI
ROA
TA
=
Trong đó:
Thực hiện: Nhóm 07
10
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
ROA: suất sinh lợi trên tài sản
NI: lãi ròng

TA: tổng tài sản của doanh nghiệp
Ý nghĩa:
• Suất sinh lợi trên tài sản đo lường hiệu quả về việc quản lý và sử
dụng tài sản trong doanh nghiệp.
• Suất sinh lợi trên tài sản nói lên một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu
đồng lãi cho cổ đông.
• Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng tài sản thu về cho cổ đông ở
hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.
• ROA càng tăng càng tốt.
2.2.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu là tỷ số đo lường một đồng vốn cổ
phiếu tạo ra bao nhiêu đồng lời cho cổ đông.
NI
ROE
TI
=
Trong đó:
ROE: tỷ suất thu hồi vốn cổ phần
NI: lãi ròng
TE: tổng vốn cổ phần thường
Ý nghĩa:
• Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu đo lường hiệu quả về việc quản
lý và sử dụng vốn cổ phần đại chúng.
• Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu nói lên một đồng vốn cổ đông bỏ
ra thu bao nhiêu lãi cho họ.
• Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng vốn bỏ ra thì lãi ở kỳ hiện tại
và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.
• ROE càng tăng càng tốt.
Thực hiện: Nhóm 07
11

Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
2.2.2 Nhóm tỷ số thanh toán
Đánh giá khả năng sử dụng tài sản để trả các khoản nợ, số nợ của doanh
nghiệp trong tổng vốn. Nhóm tỷ số này được các đối tượng sau đây quan tâm:
ngân hàng và doanh nghiệp bán chịu.
2.2.2.1 Khả năng thanh toán nhanh QR
Khả năng thanh toán nhanh là đo lường tài sản có thanh khoản cao để trả
nợ ngắn hạn, tài sản đó gồm có: tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt,
các khoản phải thu.
QR = (tiền mặt + khoản phải thu)/nợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
• Đo lường khả năng trả nợ nhanh cho các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp.
• Khả năng thanh toán nhanh thấp chứng tỏ khả năng trả nợ nhanh
của doanh nghiệp không cao có thể ảnh hưởng đến huy động vốn
trong tương lai.
• QR càng cao càng tốt.
2.2.2.2 Khả năng thanh toán hiện thời CR
Khả năng thanh toán hiện thời là đo lường khả năng sử dụng tài sản ngắn
hạn (tài sản lưu động) để trả nợ ngắn hạn.
CR = tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động)/nợ ngắn hạn
Ý nghĩa:
• Dùng tài sản ngắn hạn để trả được bao nghiêu lần nợ ngắn hạn.
• Khả năng thanh toán hiện thời cao thì khả năng trả nợ của doanh
nghiệp tốt, khả năng huy động vốn trong tương lai cao và ngược lại.
2.2.2.3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E
Thực hiện: Nhóm 07
12
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
Tỷ số này đo lường tổng số nợ trên một đồng vốn. Tỷ số này phản ánh

bao nhiêu nợ trên một đồng vốn chủ sở hữu.
D/E = vốn vay dài hạn/vốn chủ sở hữu =
AD
AE
Trong đó:
D/E: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
AD: vốn vay dài hạn
AE: vốn chủ sở hữu
Ý nghĩa:
• Tỷ số này phản ánh bao nhiêu nợ trên một đồng vốn chủ sở hữu.
• Tỷ số D/E thấp càng tốt.
2.2.3 Nhóm quản lí tài sản
Nhóm tỳ số quản lý tài sản là đánh giá năng lực quản lý và sử dụng tài sản
của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Dựa vào nhóm tỷ số này các cổ đông chọn
lựa những nhà quản lý phù hợp.
2.2.3.1 Vòng quay hàng tồn kho C
s
Đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong một
năm.
C
s
=
SC
AS
= chi phí hàng tồn kho/giá trị hàng tồn kho bình quân
Trong đó:
C
s
: vòng quay hàng tồn kho
SC: chi phí hàng tồn kho

AS: giá trị hàng tồn kho bình quân
Thực hiện: Nhóm 07
13
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
Ý nghĩa:
• Doanh nghiệp bán hàng trong kho nhanh hay chậm.
• Vòng quay hàng tồn kho lớn thì bán hàng nhanh ít có hàng tồn kho,
nếu nhỏ tức vòng quay chậm.
2.2.3.2 Kỳ thu tiền bình quân DSO
Kỳ thu tiền bình quân đo lường thời gian trung bình thu tiền của khách
hàng theo phương thức tín dụng thương mại.
DSO = (khoản phải thu/doanh thu)*365 =
365
KPT
TR
×
Ý nghĩa:
• Kỳ thu tiền bình quân nói lên số ngày đến hạn phải thu tiền của
khách hàng mua bán hàng hóa chịu.
• Kỳ thu tiền lớn chứng tỏ doanh nghiệp bán chịu nhiều, bị chiếm
dụng vốn nhiều.
2.2.3.3 Vòng quay các khoản phải thu RT
Đo lường mức thu tiền mặt nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán
hàng tín dụng (tín dụng thương mại).
RT =
365
DSO
Trong đó:
RT: vòng quay các khoản phải thu
DSO: kỳ thu tiền bình quân

Ý nghĩa:
Thực hiện: Nhóm 07
14
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
• Doanh nghiệp mong nuốn vòng quay phải thu mỗi năm một lớn dần
.
• Trong một năm thì có bao nhiêu lần thu tiền.
• Bao nhiêu đồng doanh thu thì có một đồng khoản chi phí
2.2.3.4 Vòng quay tài sản cố định RFA
Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được
một đồng doanh thu.
R
FA
=
TR
FA
= tổng doanh thu/tài sản cố định
Trong đó:
R
FA
: vòng quay tài sản cố định
TR: tổng doanh thu
FA: tài sản cố định
Ý nghĩa:
• Đánh giá khả năng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
• Vòng quay tài sản cố định cao càng tốt.
• Một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu doanh thu.
2.2.4 Nhóm chỉ số đánh giá cổ phiếu.
2.2.4.1 Lợi nhuận trên một cổ phiếu EPS
Được tính toán dựa trên lãi sau khi chia cho cổ tức ưu đãi là thu nhập ròng

của cổ đông đại chúng NI chia cho cổ phiếu hiện hành.
EPS = lợi nhuận ròng cổ đông đại chúng/số cổ phiếu đã phát hành =
NI
QS
Ý nghĩa:
Thực hiện: Nhóm 07
15
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
• EPS là lãi danh nghĩa của cổ đông.
• Được thay đổi theo từng tháng, quý, năm.
• Là tỷ số các cổ đông dựa vào để doán cổ tức trong tương lai.
2.2.4.2 Cổ tức DPS
Được tính toán dựa trên lãi sau khi chia cho cổ tức ưu đãi là thu nhập ròng
của cổ đông đại chúng NI, sau khi trừ cho số giữ lại chia cho số cổ phiếu hiện
hành.
DPS = tổng cổ tức/số cổ phiếu đã phát hành =
TD
QS
Trong đó:
DPS: cổ tức
TD: tổng cổ tức
QS: số lượng cổ phiếu doanh nghiệp phát hành
Ý nghĩa: Là số tiền thật sự mà nhà đầu tư nhận được trên một cổ phiếu
thông qua đại hội cổ đông.
2.2.4.3 Tỷ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận của một cổ phiếu P/E
Đo lường thị giá của cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu
P/E =
P
EPS
= giá thị trường của cổ phiếu/lợi nhuận trên cổ phiếu

Trong đó:
P/E: Tỷ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận của một cổ phiếu
P: giá thị trường của cổ phiếu
EPS: lợi nhuận trên cổ phiếu
Ý nghĩa:
Thực hiện: Nhóm 07
16
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
• Tỷ số này phản ánh nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu cổ phiếu để
được một đồng lợi nhuận.
• Tỷ số này nếu láy nghịch đảo nói lên suất sinh lợi trên vốn đầu tư.
Thực hiện: Nhóm 07
17
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY VINAMILK
3.1 Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và phân tích cổ phiếu VNM
của công ty Vinamilk (giai đoạn 2006-nửa đầu 2011):
Công ty có lợi thế về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng; có khả năng
mặc cả với người chăn nuôi trong quá trình thu mua sữa nguyên liệu. Các chỉ
tiêu tài chính cho thấy rõ lợi thế của công ty. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty
luôn ở mức cao, từ 25.1%-31.6% trong vòng 3 năm 2006-2008, cho thấy các sản
phẩm của công ty có mức sinh lợi cao. Các chỉ số ROEA và ROAA luôn ở trên
mức 20%/năm, cho thấy công ty đang hoạt động một cách có hiệu quả và mang
đến tỷ suất sinh lợi cao cho cổ đông.
Cơ cấu doanh thu: Hiện công ty đang có 4 dòng sản phẩm chủ lực là:
sữa bột, sữa đặc có đường, sữa nước (bao gồm sữa tươi, sữa tiệt trùng) và sữa
chua. Hai dòng sản phẩm mà Vinamilk có thị phần lớn là sữa chua và sữa đặc.
Trong khi đó, hai dòng sản phẩm có tỷ trọng cao trong doanh thu là sữa bột và
sữa nước lại có thị phần thấp. Điều này cho thấy, VNM đang bị cạnh tranh khá

mạnh trên thị trường.
Thị trường tiêu thụ: chủ yếu nằm ở thị trường trong nước, chiếm
khoảng 80% tổng doanh thu. Doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm tỷ lệ 20%. Thị
trường xuất khẩu chủ yếu của công ty đến từ khu vực Trung Đông, Campuchia,
Philippines và Úc.
Vị thế của công ty trong ngành: VNM là công ty sữa lớn nhất cả nước
với thị phần 37%. Quy mô nhà máy cũng lớn nhất cả nước với tổng công suất
hiện nay là 504 nghìn tấn/năm, đạt hiệu suất 70%.
Chiến lược phát triển:
Thực hiện: Nhóm 07
18
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
- Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu mạnh.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng
nước giải khát có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng thông qua thương hiệu
VFresh.
- Củng cố hệ thống phân phối nhằm đảm bảo thị phần.
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi được chủ
động.
- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng
tới một lượng khách hàng rộng lớn.
Năng lực cạnh tranh: qua mô hình 5 áp lực của Michael Porter
- Nhà cung cấp: VNM có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc
thu mua nguyên liệu sữa do công ty là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng
sữa cả nước. Bên cạnh đó, VNM gặp bất lợi vì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu
sữa nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên qua trao đổi với Vinamilk, tôi được biết, chi
phí để pha chế ra 1 kg sữa nước từ sữa bột nhập khẩu vẫn thấp hơn giá thu mua
sữa tươi trong nước. Do đó, đây không phải là nhược điểm quá lớn đối với
VNM.
- Khách hàng, nhà phân phối: VNM không chịu áp lực bởi bất cứ nhà

phân phối nào. Hiện công ty có hai kênh phân phối: (1) kênh truyền thống (138
nhà phân phối và hơn 94,000 điểm bán lẻ), thực hiện phân phối hơn 80% sản
lượng của công ty; (2) phân phối qua kênh hiện đại (như hệ thống siêu thị,
Metro …). Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty
sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy, VNM có
khả năng chuyển những bất lợi từ phía nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách
hàng.
Thực hiện: Nhóm 07
19
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
- Sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện chưa có sản phẩm thay thế. Tuy
nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm sữa có thể cạnh
tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khoẻ khác như nước giải khát…Do đó,
VNM ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế. Hiện nay, VNM đang phát triển ra
nhiều sản phẩm nước uống có lợi cho sức khoẻ để mở rộng thị phần.
- Đối thủ tiềm tàng: Đối với sản phẩm sữa bột chi phí gia nhập ngành sữa
không cao, do đó các đối thủ tiềm năng dễ dàng tham gia vào phân khúc này.
Ngược lại, chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại
khá cao. Quan trọng hơn, để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi
phí lớn. Hiện nay, VNM đã có lợi thế lớn trong vấn đề này. Dù vậy, chi phí
chuyển đổi sản phẩm của người tiêu dùng gần như bằng 0 nên VNM vẫn bị áp
lực cạnh tranh ở mức độ trung bình.
- Cạnh tranh nội bộ ngành: VNM cũng bị cạnh tranh cao ở các công ty
sữa trong nước như Hanoimilk, công ty nước ngoài như Abbott, Mead Johnson;
Nestlé, Dutch Lady Trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng
và mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn.
3.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty Vinamilk
3.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế

toán. Qua đó ta biết được tình hình kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp
như thế nào, lời hay lỗ, có tăng trưởng hay không và các số liệu cho ta thấy rõ
nhất về các vấn đề này là các khoản mục về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Thực hiện: Nhóm 07
20
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu Đồng
KHOẢN MỤC 2008 2009
Tổng doanh thu 8,380,563 10,820,142
Các khoản giảm trừ -171,581 -206,371
Doanh thu thuần 8,208,982 10,613,771
Giá vốn hàng bán -5,610,969 -6,735,062
Lợi nhuận gộp 2,598,013 3,878,709
Doanh thu hoạt động tài chính 264,810 439,936
Chi phí hoạt động tài chính -197,621 -184,828
Chi phí bán hàng -1,052,308 -1,245,476
Chi phí quản lý doanh nghiệp -297,804 -2,929,942
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,315,090 2,595,399
Kết quả từ các hoạt động khác
Thu nhập khác 136,903 143,031
Chi phí khác -6,730 -7,072
Phần lỗ trong liên doanh -73,950
Lợi nhuận trước thuế 1,371,313 2,731,358
Chi phí thuế thu nhập hiện hành -161,874 -361,536
Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại 39,259 6,245
Lợi nhuận sau thuế 1,248,698 2,376,067
Phân bổ cho:
Cổ đông thiểu số -1,422 375
Cổ đông của công ty 1,250,120 2,375,692

Lãi trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu bằng VNĐ 3,563 6,769
Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2008 và 2009:
Khoản mục 2008 2009
Doanh thu 8,208,982 10,613,771
Chi phí 6,837,669 7,882,413
Lợi nhuận 1,371,313 2,731,358
Thực hiện: Nhóm 07
21
Bài tiểu luận môn Thị Trường Chứng khoán GVHD: Trần Thị Yến
Nhận xét:
Nhìn vào đồ thị, ta thấy các nguồn doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm
2009 có sự gia tăng hơn năm 2008. Ở phần lợi nhuận 2009 ta thấy tỷ lệ của lợi
nhuận tăng rất mạnh, tăng gấp đôi lợi nhuận năm 2008.
Ngoài ra, chi phí qua hai năm 2008 và 2009 ta thấy có sự tăng thêm qua
năm 2009, việc tăng chi phí này thi doanh nghiệp cần xem xét lại chi phí của
doanh nghiệp vì sao lại tăng như thế. Từ đó chọn phương pháp tốt để có thể giữ
ổn định chi phí.
BẢNG CÂN ĐỐI KÊ TOÁN CÁC NĂM 2008 - 2009
CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Bảng cân đối kế toán ĐVT: Triệu đồng
KHOẢN MỤC 2008 2009
TÀI SẢN
Tài sản ngắn hạn 3,187,605 5,069,157
Thực hiện: Nhóm 07
22

×