Tải bản đầy đủ (.ppt) (45 trang)

Phân tích tình hình tài chính của công ty vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.77 KB, 45 trang )



DANH SÁCH NHÓM 7
STT HỌ VÀ TÊN MSSV GHI CHÚ
1 Nguyễn Thị Anh 10020883
2 Bùi Thị Bình 10021283
3 Phan Thị Lam 10019163
4 Đỗ Thị Nương 10018433
5 Lê Thị Tươi 10020803
6 Phạm Thị Xuân 10019283

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời điểm đất nước đang trên đà hội nhập kinh tế thế giới, các
doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực đưa thương hiệu Việt lên một tầm cao mới,
sánh ngang với chất lượng của sản phẩm năm châu. Mỗi thương hiệu, mỗi sản
phẩm, mỗi chiến lược khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích là mang lại
hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả phát triển xã hội và thân thiện với môi
trường. Và công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk cũng đang góp sức vào
cuộc chiến hết sức ý nghĩa ấy.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
1.1 Lịch sử phát triển
- 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công
ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc
- 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và
Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I.
- 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em
tại Việt Nam.
Nội dung


- 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức
đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam
- 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12
năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
- 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006
- 2010: - Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N
Việt Nam và đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Sữa Dielac. Góp
vốn đầu tư 12,5 triệu NZD, chiếm 19,3% vào Công ty TNHH Miraka tại New
Zealand.

1.3 Những thành tích đã đạt được
- Danh hiệu Anh Hùng Lao Động.
- Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.
- Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam chất lượng cao“ từ 1995 – 2004
- Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
năm 2000 và năm 2004.
- Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần Đức
Lương trao tặng

1.4 Định hướng phát triển của công ty
Với định hướng phát triển thành một tập đoàn thực phẩm, Vinamilk
đang mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như cà phê
(Moment), bia (liên doanh với SABMiller).
Bên cạnh đó, Vinamilk cũng tăng quy mô thông qua đầu tư tài
chính vào một số công ty trong ngành.
Điểm nổi bật của Vinamilk là hoạt động kinh doanh ổn định, vững
vàng trong nhiều năm qua.

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH 1 CÔNG TY
2.1 Các báo cáo tài chính cơ bản
2.1.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng
tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.
Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mọi đối
tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với
doanh nghiệp.

Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới
dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán:
Một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh
nghiệp.
Bên tài sản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến
thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh
nghiệp: Tài sản cố định, Tài sản lưu động.
Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản có của
doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Vốn của chủ và các khoản
nợ.
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp
theo khả năng chuyển hoá thành tiền – tính thanh khoản – giảm dần
từ trên xuống.

2.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh ( Báo cáo thu nhập )
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng là một trong những tài
liệu quan trọng trong phân tích tài chính. Báo cáo kết quả kinh
doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt
động của doanh nghiệp trong tương lai.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp các nhà phân tích so sánh

doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ; so
sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành
doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định
được kết quả hoạt động kinh doanh là lỗ hay lãi trong một thời kỳ.

2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Báo cáo ngân quỹ )
Để đánh giá về khả năng chi trả của một doanh nghiệp
cần tìm hiểu về tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp, bao gồm:
Xác định hoặc dự baó dòng tiền thực nhập quỹ ( thu ngân quỹ ):
dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh; dòng tiền nhập quỹ
từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất
thường.
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ ( chi ngân
quỹ ) : dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng
tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền xuất
quỹ thực hiện hoạt động bất thường.

2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chí2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài
chính
2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính2
2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ cung cấp bổ sung cho các nhà
quản lý những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về một số tình hình
liên quan đến hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngày nay thuyết minh báo cáo tài chính vẫn chưa
thực sự phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường không áp dụng.

2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính doanh nghiệp
2.2.1 Nhóm chỉ số sinh lợi

Đây là nhóm tỷ số quan trọng, nó đánh giá tổng hợp hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ, nhóm tỷ
số này được rất nhiều đối tượng quan tâm từ các đối tác bên trong và
bên ngoài doanh nghiệp.

2.2.1.1 Lợi nhuận biên MP
Lợi nhuận biên là là tỷ số đo lường trong một đồng doanh
thu thu được, có bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông. Tỷ số này nói lên
tác động của doanh thu đến lợi nhuận.
2.2.1.2 Sức sinh lợi cơ sở BEP
Sức sinh lợi cơ sở là tỷ số đo lường một đồng tài sản tạo ra được
bao nhiêu đồng lãi trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp.
2.2.1.3 Suất sinh lợi trên tài sản ROA
Suất sinh lợi trên tài sản là tỷ số đo lường một tài sản
doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông, hay đo lường
hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản.

2.2.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu ROE
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phiếu là tỷ số đo lường một
đồng vốn cổ phiếu tạo ra bao nhiêu đồng lời cho cổ đông.
2.2.2 Nhóm tỷ số thanh toán
Đánh giá khả năng sử dụng tài sản để trả các khoản nợ, số
nợ của doanh nghiệp trong tổng vốn. Nhóm tỷ số này được các đối
tượng sau đây quan tâm: ngân hàng và doanh nghiệp bán chịu.
2.2.2.1 Khả năng thanh toán nhanh QR
Khả năng thanh toán nhanh là đo lường tài sản có thanh
khoản cao để trả nợ ngắn hạn, tài sản đó gồm có: tiền mặt và các
khoản tương đương tiền mặt, các khoản phải thu.

2.2.2.2 Khả năng thanh toán hiện thời CR

Khả năng thanh toán hiện thời là đo lường khả
năng sử dụng tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) để trả
nợ ngắn hạn.
2.2.2.3 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E
Tỷ số này đo lường tổng số nợ trên một đồng vốn. Tỷ số
này phản ánh bao nhiêu nợ trên một đồng vốn chủ sở hữu

2.2.3 Nhóm quản lí tài sản
Nhóm tỳ số quản lý tài sản là đánh giá năng lực quản lý và
sử dụng tài sản của đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Dựa vào nhóm tỷ
số này các cổ đông chọn lựa những nhà quản lý phù hợp.
2.2.3.1 Vòng quay hàng tồn kho Cs
Đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn
kho trong một năm.
2.2.3.2 Kỳ thu tiền bình quân DSO
Kỳ thu tiền bình quân đo lường thời gian trung bình thu
tiền của khách hàng theo phương thức tín dụng thương mại.

2.2.3.3 Vòng quay các khoản phải thu RT
Đo lường mức thu tiền mặt nhanh hay chậm khi sử dụng
phương thức bán hàng tín dụng (tín dụng thương mại).
2.2.3.4 Vòng quay tài sản cố định RFA
Đo lường mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố
định để có được một đồng doanh thu.

2.2.4 Nhóm chỉ số đánh giá cổ phiếu.
2.2.4.1 Lợi nhuận trên một cổ phiếu EPS
Được tính toán dựa trên lãi sau khi chia cho cổ tức ưu đãi
là thu nhập ròng của cổ đông đại chúng NI chia cho cổ phiếu hiện
hành.

2.2.4.2 Cổ tức DPS
Được tính toán dựa trên lãi sau khi chia cho cổ tức ưu đãi
là thu nhập ròng của cổ đông đại chúng NI, sau khi trừ cho số giữ
lại chia cho số cổ phiếu hiện hành.
2.2.4.3 Tỷ số giá cổ phiếu trên lợi nhuận của một cổ phiếu P/E
Đo lường thị giá của cổ phiếu trên thu nhập của một cổ
phiếu

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
VINAMILK
3.1 Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh và phân tích cổ phiếu
VNM của công ty Vinamilk (giai đoạn 2006-nửa đầu 2011):
Công ty có lợi thế về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng; có
khả năng mặc cả với người chăn nuôi trong quá trình thu mua sữa nguyên
liệu. Các chỉ tiêu tài chính cho thấy rõ lợi thế của công ty. Tỷ suất lợi
nhuận gộp của công ty luôn ở mức cao, từ 25.1%-31.6% trong vòng 3 năm
2006-2008, cho thấy các sản phẩm của công ty có mức sinh lợi cao. Các
chỉ số ROEA và ROAA luôn ở trên mức 20%/năm, cho thấy công ty đang
hoạt động một cách có hiệu quả và mang đến tỷ suất sinh lợi cao cho cổ
đông.

Chiến lược phát triển
- Củng cố, xây dựng và phát triển hệ thống các thương hiệu mạnh.
- Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng
nước giải khát có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng thông qua
thương hiệu VFresh.
- Củng cố hệ thống phân phối nhằm đảm bảo thị phần.
- Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi được
chủ động.
- Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng

tới một lượng khách hàng rộng lớn.

3.2 Phân tích báo cáo tài chính của công ty Vinamilk
3.2.1 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính
tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán. Qua đó ta biết được tình hình kinh doanh
qua các năm của doanh nghiệp như thế nào, lời hay lỗ, có tăng trưởng
hay không và các số liệu cho ta thấy rõ nhất về các vấn đề này là các
khoản mục về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2008 và 2009:

Nhận xét:
Nhìn vào đồ thị, ta thấy các nguồn doanh thu, chi phí và lợi
nhuận năm 2009 có sự gia tăng hơn năm 2008. Ở phần lợi nhuận
2009 ta thấy tỷ lệ của lợi nhuận tăng rất mạnh, tăng gấp đôi lợi nhuận
năm 2008.
Ngoài ra, chi phí qua hai năm 2008 và 2009 ta thấy có sự
tăng thêm qua năm 2009, việc tăng chi phí này thi doanh nghiệp cần
xem xét lại chi phí của doanh nghiệp vì sao lại tăng như thế. Từ đó
chọn phương pháp tốt để có thể giữ ổn định chi phí.

3.2.2 Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản
cuối kỳ với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản
chiếm trong tống số tài sản dễ thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

×