Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI TOÀN CẦU HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.3 KB, 71 trang )

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI DỊCH CHƯƠNG 1
TOÀN CẦU HÓA
Giáo viên: Ts. Lê Tuấn Lộc
Nhóm thực hiện:
Chung Thủy Hảo K104071180
Võ Thị Ngọc Hậu K104071182
Tô Kim Hồng K104071187
Trần Ngọc Sông Ngân K104071211
Lê Hoài Phương K104071232
Lê Thị Bảo Yến K104071276
Tp.HCM, ngày 16 tháng 5 năm 2012
Chương 1: Toàn cầu hóa
SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU CỦA WAL-MART
Được Sam Walton thành lập năm 1962 ở Arkansas, Wal-Mart đã phát triển
nhanh chóng trở thành công ty bán lẻ lớn nhất thế giới với doanh thu năm 2002 là 218
tỷ đôla, có 1.3 tỷ hội viên và 4500 cửa hàng. Mãi cho đến năm 1991 thì hoạt động của
Wal-Mart mới bị hạn chế bởi Chính phủ Mỹ, nơi nó đã tạo được lợi thế cạnh tranh dựa
trên việc liên kết đẩy mạnh hiệu quả bán hàng và chính sách quan hệ con người tiến bộ.
Bên cạnh đó, Wal-Mart còn dẫn đầu trong việc sử dụng hệ thống thông tin để theo dõi
doanh số bán hàng và kiểm kê hàng hóa. Nó đã phát triển một trong những hệ thống
phân phối hiệu quả nhất trên thế giới và là một trong những công ty đầu tiên xúc tiến
mở rộng quyền sở hữu vốn trong những người làm thuê. Việc này có thể làm tăng năng
suất, cho phép Wal-Mart cắt giảm chi phí hoạt động, và đạt được ý nguyện của người
tiêu dùng trong việc mua hàng giá thấp, một chiến lược đã giúp công ty đạt được thị
phần bán lẻ đầu tiên mà ngày nay nó đang chiếm ưu thế. Và sau đó là thị trường thực
phẩm mà công ty chiếm thị phần nhờ các siêu thị.
Tuy nhiên, mãi đến năm 1990, Wal-Mart mới nhận ra rằng cơ hội phát triển của
nó ở Mỹ đang ngày càng bị giới hạn. Năm 1995, công ty hoạt động ở cả 50 bang. Các
nhà quản lý tính toán rằng, vào đầu những năm 2000, cơ hội phát triển nội địa của Wal-
Mart sẽ bị ghìm lại vì sự bão hòa của thị trường. Vì vậy, công ty đã quyết định mở rộng


phạm vi ra toàn cầu. Ban đầu các nhà phê bình đã chế giễu điều đó. Họ nói rằng Wal-
Mart là một công ty Mỹ. Trong khi việc bán hàng của nó được thuận lợi ở Mỹ thì
không nên mở rộng ra những nước khác, nơi mà cơ sở hạ tầng khác ở Mỹ, thị hiếu và
sự lựa chọn của khách hàng cũng đa dạng và các công ty bán lẻ ở đây đã chiếm ưu thế.
Nhưng không lo sợ, Wal-Mart đã bắt đầu mở rộng ra quốc tế bằng việc mở cửa
hàng đầu tiên tại Mexico. Sự hoạt động ở Mexico được thiết lập như một liên doanh
với Cifera, đại lý bán lẻ lớn nhất ở đây. Ban đầu, Wal-Mart đã có một số sai lầm, điều
dường như chứng tỏ là các nhà phê bình đúng. Wal-Mart đã gặp vấn đề về việc lặp lại
hệ thống phân phối trước đó ở Mexico. Nền sản xuất nghèo nàn, đường hẹp, thiếu lực
2
Chương 1: Toàn cầu hóa
đòn bẫy với các nhà cung cấp địa phương, nhiều thứ không đến đúng các cửa hàng và
các trung tâm phân phối của Wal-Mart. Kết quả là đưa đến vấn đề về kho bãi làm tăng
chi phí và giá cả. Lúc đầu, giá Wal-Mart tại Mexico đã cao hơn giá sản phẩm tương tự
tại Mỹ đến 20%. Điều này đã làm giới hạn khả năng đạt được thị phần của Wal-Mart.
Họ lại còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn lực thúc đẩy bán hàng. Ban đầu, nhiều
cửa hàng ở Mexico đã mang đến những món hàng phổ biến ở Mỹ, bao gồm ván trượt
băng, máy cắt cỏ, máy thổi lúa và dụng cụ câu cá. Những thứ này không bán chạy ở
Mexico. Vì vậy các nhà quản lí đã hạ giá để giảm hàng tồn kho, và hệ thống thông tin
tự động của công ty sẽ ngay lập tức yêu cầu kiểm kê để bổ sung hàng hóa trong kho.
Tuy nhiên, vào giữa những năm 1990, Wal-Mart đã nhận biết được những sai
lầm ban đầu và thích nghi với sự hoạt động theo kiểu Mexico để tồn tại được ở môi
trường này. Một mối quan hệ buôn bán với người Mexico đã nhanh chóng cải thiện hệ
thống phân phối, trong khi việc bảo quản cẩn thận hơn, nghĩa là các cửa hàng Mexico
bán hàng với thị hiếu và sự ưa thích nơi đây. Bởi vì Wal-Mart đã phát triển nên nhiều
nhà cung cấp của Wal-Mart đã xây dựng nhà máy gần các trung tâm phân phối để có
thể phục vụ công ty tốt hơn, giúp giảm mạnh hơn nữa chi phí kiểm kê và hậu cần.
Ngày nay, Mexico là một viên ngọc quý trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Wal-
Mart. Năm 1998, Wal-Mart đã đạt được mức lợi nhuận có thể kiểm soát tại Cifera. Cho
đến năm 2002, thì Wal-Mart đã lớn gấp đôi quy mô của đối thủ lớn nhất ở Mexico, với

600 cửa hàng và lợi nhuận trên 10 tỷ đôla.
Kinh nghiệm ở Mexico chứng tỏ rằng Wal-Mart có thể cạnh tranh bên ngoài
nước Mỹ. Sau đó, nó đã mở rộng sang 8 nước khác, Canada, Anh, Đức, Nhật, Hàn
Quốc, Wal-Mart đã xâm nhập bằng cách mua lại các công ty bán lẻ tại đó rồi chuyển
giao hệ thống thông tin, hậu cần và chuyên môn quản lý. Ở Brazil, Argentina và Trung
Quốc, Wal-Mart đã thành lập những cửa hàng của chính nó. Và kết quả là đến năm
2002, công ty có hơn 1200 cửa hàng bên ngoài Mỹ, 303000 nhân viên và lợi nhuận
quốc tế hơn 35 tỷ đôla.
3
Chương 1: Toàn cầu hóa
Ban đầu, sự mở rộng ra quốc tế của Wal-Mart đã được trợ giúp bởi 3 yếu tố.
Thứ nhất, vì hàng rào của việc đầu tư xuyên biên giới đã giảm trong những năm 1990,
nên khả thi hơn cho Wal-Mart xâm nhập ra nước ngoài trên phạm vi lớn. Điển hình
như sự thâm nhập năm 1996 của Wal-Mart vào Trung Quốc, nơi mà bây giờ Wal-Mart
có 26 cửa hàng, sẽ không thể sớm hơn 1 thập kỷ. Thứ hai, bằng việc mở rộng ra quốc
tế, Wal-Mart đã thu hoạch được quy mô kinh tế lớn từ sức mua toàn cầu. Nhiều công ty
như GE (sản phẩm điện, điện tử), Unilever (thực phẩm) và P&G (sản phẩm chăm sóc
cá nhân) là những nhà cung cấp lớn cho Wal-Mart đã có sự hoạt động toàn cầu lâu đời.
Nhờ xây dựng phạm vi hoạt động quốc tế, Wal-Mart đã sử dụng quy mô được nâng cao
của nó để yêu cầu sự giảm giá hơn nữa của các nhà cung cấp địa phương, tăng khả
năng bán giá thấp hơn đến khách hàng, đạt được thị phần và sau cùng là kiếm được
nguồn lợi nhuận khổng lồ hơn. Thứ ba, sự tiến bộ của hệ thống thông tin, đặc biệt là sự
lan rộng của phần mềm Internet cơ bản, đã cho phép Wal-Mart sử dụng để xem xét,
điều khiển hoạt động của nó trên toàn cầu, theo dõi doanh thu các cửa hàng riêng biệt,
hàng tồn kho, giá cả và dữ liệu lợi nhuận hằng ngày.
Wal-Mart đã nhận ra rằng, nếu nó không mở rộng ra thế giới thì các nhà bản lẻ
toàn cầu sẽ đánh bại nó. Sự thật là Wal-Mart đã đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên
toàn cầu từ Carrefour của Pháp, Ahold của Hà Lan và Tesco từ Anh. Carrefour, nhà bán
lẻ lớn thứ hai trên toàn thế giới, có lẽ là công ty mang tính toàn cầu nhiều nhất. Là nhà
đi đầu, bây giờ nó đã hoạt động ở 26 quốc gia với hơn 50% doanh thu bán hàng là từ

bên ngoài Pháp. So sánh với công ty này thì Wal-Mart đã chậm hơn với chỉ 17% doanh
thu từ hoạt động quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn cơ hội cho sự phát triển toàn cầu. Thị
trường bán lẻ toàn cầu vẫn còn dở dang. Năm 2002, tốp 25 nhà bán lẻ chỉ mới nắm
được 18% doanh số trên toàn thế giới, mặc dù dự báo con số có thể lên đến 40% vào
năm 2009, với Mỹ Latinh, Bắc Á, Đông Âu là những thị trường chính.
4
Chương 1: Toàn cầu hóa
GIỚI THIỆU
Một sự thay đổi cơ bản đang diễn ra trong nền kinh tế thế giới. Chúng ta đang
dần xa một thế giới mà ở đó kinh tế quốc gia khép kín, bị cô lập với các nước khác bởi
hàng rào thương mại; bởi khoảng cách thời gian, khu vực địa lý và ngôn ngữ; và bởi sự
khác biệt quốc gia trong sự điều hành của chính phủ, văn hóa và hệ thống kinh doanh.
Chúng ta đang hướng tới một thế giới mà hàng rào đầu tư và thương mại đã sụp đổ,
khoảng cách đang rút ngắn lại nhờ sự tiến bộ của công nghệ vận tải và viễn thông, chất
liệu văn hóa bắt đầu tương tự bên ngoài thế giới, và kinh tế quốc gia đang sáp nhập vào
hệ thống kinh tế toàn cầu. Tiến trình này đang được đề cập phổ biến với tên gọi là toàn
cầu hóa.
Trong nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc này, một người Mỹ có thể đi làm bằng
chiếc xe hơi được thiết kế ở Đức, lắp ráp ở Mexico bởi Daimler Chryler, thiết bị được
sản xuất tại Mỹ và Nhật, những thiết bị này lại được cấu tạo từ thép Hàn Quốc và cao
su Malaysia. Cô ta có lẽ phải đổ xăng tại một quầy dịch vụ BP của công ty đa quốc gia
Anh. Xăng dầu có thể được sản xuất từ dầu bơm ngoài bờ biển châu Phi bởi một công
ty dầu của Mỹ, được vận chuyển đến Mỹ trên con tàu của hãng tàu Hy Lạp. Trong lúc
lái xe, cô ấy có thể nói chuyện với người mua bán cổ phần chứng khoán bằng điện
thoại di động Nokia được thiết kế ở Phần Lan, lắp ráp ở Texas, sử dụng bộ chip sản
xuất ở Đài Loan, thiết kế bởi các kỹ sư Ấn Độ làm việc ở bang San Diego, California,
được gọi là Qualcomm. Cô ta có thể bảo người mua bán cổ phiếu mua cổ phần của
Deutsche Telekom, một hãng viễn thông Đức, từ một công ty độc quyền thành một
công ty quốc tế nhờ CEO đầy nghị lực người Israeli. Cô ta có thể mở radio xe, được
sản xuất ở Malaysia bởi một hãng Nhật, và nghe bài hiphop nổi tiếng tác giả là người

Thụy Điển, trình bày bằng tiếng Anh của nhóm nhạc Đan Mạch - đã ký hợp đồng với
công ty nhạc Pháp để quảng cáo bản thu ở Mỹ. Lái xe có thể uống một cốc cà phê từ
quán của một người nhập cư Hàn Quốc, và gọi một chiếc bánh không béo phủ đầy
sôcôla. Hạt cà phê đến từ Brazil và sôcôla từ Peru, trong khi bánh ngọt làm ở địa
5
Chương 1: Toàn cầu hóa
phương và sử dụng công thức Ý. Sau khi bài hát kết thúc, phát thanh viên nói rằng một
phong trào chống toàn cầu hóa đang diễn ra ở cuộc họp thượng đỉnh của bang Davos,
Thụy Sỹ, đã dẫn đến bạo lực. Một người biểu tình đã bị giết. Sau đó, chuyển sang mục
tiếp theo, câu chuyện về sự xuống dốc của kinh tế Mỹ đã làm chỉ số chứng khoán
Nikkei, Nhật Bản xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua.
Đây là thế giới mà chúng ta đang sống. Nơi mà làn sóng của hàng hóa, dịch vụ
và đầu tư quốc tế đã mở rộng nhanh hơn sản lượng thế giới hằng năm trong suốt 2 thập
kỷ cuối của thế kỷ 20. Đây là thế giới mà hơn 1.2 tỷ đôla trong ngoại thương được tạo
ra hằng ngày. Là thế giới mà Tổ chức thương mại thế giới tập trung các nhà lãnh đạo từ
các nền kinh tế mạnh nhất trên thế giới để kêu gọi giảm bớt hàng rào thương mại và
đầu tư. Là thế giới mà biểu tượng văn hóa và sự phổ biến đang tăng trên toàn cầu: từ
của Coca-cola đến Sony Playstation, điện thoại di động Nokia, MTV và phim Disney.
Là thế giới mà sản phẩm được sản xuất từ những nguyên liệu đến từ khắp nơi trên thế
giới. Là thế giới mà khủng hoảng kinh tế ở châu Á có thể dẫn đến sự thụt lùi sản xuất ở
Mỹ và sự xuống dốc ở Mỹ đã đưa chỉ số của Nekkei, Nhật Bản năm 2002 xuống mức
thấp chưa từng thấy từ năm 1985. Là thế giới mà một số người đã tạo ra phong trào
chống toàn cầu hóa, thứ họ cho là nguyên nhân của thất nghiệp ở những nước phát
triển, sự xuống cấp môi trường và sự Mỹ hóa trong văn hóa. Và những phong trào này
đã dần trở nên bạo lực.
Dù sao thì đối với kinh doanh đây là khoảng thời gian tốt. Toàn cầu hóa đã làm
tăng cơ hội mở rộng lợi nhuận bằng việc bán hàng trên khắp thế giới, và giảm chi phí
bằng việc sản xuất ở những nước có nguyên liệu rẻ hơn. Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội cuối những năm 1980, sự dao động chính sách ở các quốc gia đã đưa đến một thị
trường tự do hơn. Sự can thiệp và các hàng rào quản trị kinh doanh ở nước ngoài đã

giảm xuống, trong khi các nước này cũng thường xuyên chuyển đổi nền kinh tế, hoạt
động kinh doanh cá nhân, thị trường tự do, tăng cạnh tranh và mời chào đầu tư bằng
6
Chương 1: Toàn cầu hóa
ngoại thương. Điều này cho phép hoạt động kinh doanh, cả lớn và nhỏ, từ các nước
tiến bộ và các nước đang phát triển mở rộng ra thế giới.
Wal-Mart là người đi sau trong sự phát triển này. Ở một số nền công nghiệp như
máy bay thương mại, xe ô tô, dầu khí, sản phẩm gia dụng, chip bán dẫn và máy tính,
các công ty đã mở rộng toàn cầu được mấy thập kỷ. Việc bán lẻ diễn ra đầu tiên ở
phương đông, nhưng trong nhịp độ phát triển của toàn cầu hóa, dẫn đầu bởi các công ty
như Wal-Mart và Carrefour của Pháp, điều này cũng đang thay đổi. Việc cắt giảm hàng
rào đầu tư xuyên biên giới đã làm cho điều này có thể xảy ra. Sự tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng ở các quốc gia đang phát triển và sự bão hòa thị trường nội địa đã khiến
toàn cầu hóa trở thành bắt buộc và là chiến lược đối với các công ty bán lẻ để phát triển
hoạt động kinh doanh. Các công ty như Wal-Mart tin rằng, họ phải thay đổi tích cực
ngay bây giờ, vì đã mất sự khởi đầu vào những công ty sớm như Carrefour. Họ có sự
tiến bộ trong chiến lược xây dựng thương hiệu toàn cầu, phân biệt hệ thống thang đo
kinh tế, và kỹ năng tạo lực đòn bẫy thông qua hàng rào quốc gia. Trong điều này, họ
không khác gì những công ty đã gia nhập toàn cầu ở các nền công nghiệp khác.
Sau một khoảng thời gian, việc gia nhập toàn cầu đã không thành vấn đề nữa.
Đây cũng là bằng chứng cho trường hợp ví dụ. Tầm nhìn chiến lược đúng đắn của các
công ty bán lẻ như Wal-Mart thường vấp phải khó khăn, với thực tế rằng sự tương
đồng văn hóa, sự phổ biến trong hệ thống kinh doanh chỉ là bề ngoài, việc kinh doanh
ở nước ngoài vẫn là những thử thách. Vì sự khác nhau về thị hiếu và sự ưa thích,
những gì công ty bán được ở Mỹ có lẽ không bán được ở Trung Quốc, tiến trình kinh
doanh ở Mỹ có thể khó áp dụng ở Mexico, và một thương hiệu ở Kansan có lẽ ít có ý
nghĩa ở Indonexia.
Mâu thuẫn giữa các cơ hội kinh tế khi toàn cầu hóa và những thử thách trong
kinh doanh xuyên biên giới là quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Chúng ta sẽ xem
xét lại sự mâu thuẫn ấy trong quyển sách này. Tuy nhiên, để bắt đầu, chúng ta cần xem

xét một cách chặt chẽ tiến trình toàn cầu hóa. Chúng ta cần hiểu cái gì đã dẫn dắt tiến
7
Chương 1: Toàn cầu hóa
trình này, đánh giá nó thay đổi bộ mặt của kinh doanh quốc tế như thế nào, và tốt hơn
nên nắm được tại sao toàn cầu hóa đã và đang trở thành trung tâm của những cuộc bàn
cãi, bằng chứng xác thực và sự đấu tranh vượt qua hướng dẫn tương lai của cuộc cách
mạng của chúng ta.
TOÀN CẦU HÓA LÀ GÌ?
Toàn cầu hóa đề cập đến sự thay đổi của nền kinh tế theo hướng ngày càng
thống nhất và phụ thuộc nhau hơn. Toàn cầu hóa có một vài khía cạnh khác nhau bao
gồm toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa sản xuất.
TOÀN CẦU HÓA THỊ TRƯỜNG
Toàn cầu hóa thị trường đề cập đến sự sáp nhập các thị trường quốc gia riêng
biệt thành một thị trường toàn cầu lớn. Việc giảm hàng rào thương mại đã khiến cho
việc buôn bán quốc tế dễ dàng hơn. Có nhận xét rằng, thỉnh thoảng thị hiếu và sự ưa
thích của khách hàng ở các quốc gia khác nhau bắt đầu hội tụ tại một số tiêu chuẩn
toàn cầu, bằng cách ấy tạo ra thị trường toàn cầu. Các sản phẩm tiêu dùng như thẻ
Citicorp, nước Coca-cola, hambuger là những ví dụ điển hình. Các hãng như Citicorp,
Coca-cola, McDonald và Sony có nhiều lợi thế trong xu hướng này. Bằng việc xây
dựng các tiêu chuẩn sản phẩm trên toàn cầu, đã giúp họ tạo ra thị trường toàn cầu.
Một công ty không nhất thiết phải có quy mô như những công ty đa quốc gia
khổng lồ thì mới có thể thu lợi từ sự toàn cầu hóa thị trường. Ví dụ như ở Mỹ, năm
2001, gần 89% các hãng xuất khẩu là chủ thể kinh doanh nhỏ và thuê ít hơn 100 công
nhân. Thị phần của họ trong tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ đã tăng đều đặn trong suốt
thập kỷ qua để đạt 21% vào năm 2001. Các hãng thuê ít hơn 500 công nhân được tính
toán là chiếm 97% ở Mỹ và gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Điển hình là Hytech,
một nhà sản xuất tấm hấp thụ năng lượng mặt trời ở NewYork, 40% trong tổng doanh
thu 3 triệu đôla hằng năm đến từ xuất khẩu sang 5 nước; hay B&S Aircraft Alloys, một
công ty khác ở NewYork, đã có 40% của doanh thu 8 triệu đôla hằng năm là từ xuất
8

Chương 1: Toàn cầu hóa
khẩu. Tình huống này cũng tương tự ở một số quốc gia khác. Ở Đức, các công ty có ít
hơn 500 người chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia.
Mặc dù có sự lưu hành toàn cầu của thẻ Citicorp và hambuger McDonald, thì họ
vẫn luôn ý thức rằng rằng thị trường quốc gia là con đường dẫn đến thị trường toàn
cầu. Như ta sẽ thấy ở chương sau, vẫn còn nhiều khác biệt to lớn tồn tại giữa thị trường
các quốc gia theo nhiều thước đo, bao gồm sự ưa thích và thị hiếu khách hàng, kênh
phân phối, hệ thống với các chuẩn mực về văn hóa, hệ thống kinh doanh và tính hợp
pháp. Nó đòi hỏi các chiến lược marketing đặc điểm sản phẩm và khách hàng hóa để
thích nghi tốt nhất với điều kiện của một nước. Ví dụ như xe hơi, công ty sẽ xúc tiến
các mẫu xe khác nhau phụ thuộc vào dãy yếu tố như chi phí nhiên liệu ở địa phương,
mức đầu vào, ùn tắc giao thông, và giá trị văn hóa. Tương tự, như ta thấy trong trường
hợp ví dụ, các nhà bán lẻ quốc tế như Wal-Mart vẫn cần đa dạng hóa hòa trộn từ nước
này sang nước khác phụ thuộc vào thị hiếu và sự ưa thích ở nơi đó.
Thị trường toàn cầu nhất hiện nay không phải là thị trường sản phẩm tiêu thụ -
nơi mà sự khác nhau trong thị hiếu vẫn còn đủ quan trọng để cản trở toàn cầu hóa – mà
là thị trường hàng hóa công nghiệp và nguyên liệu phục vụ nhu cầu trên khắp thế giới.
Những thị trường này bao gồm thị trường của nguyên liệu thô như nhôm, dầu khí, lúa
mì; thị trường sản phẩm công nghiệp như bộ vi xử lí, thẻ nhớ máy tính và máy bay
phản lực dùng cho thương mại; thị trường của phần mềm máy tính và thị trường cho
các tài sản tài chính từ Mỹ. Hóa đơn tài chính đến trái khoán châu Âu và tương lai của
chỉ số Nekkei hoặc đồng peso của Mexico.
Ở nhiều thị trường quốc tế, các hãng có sản phẩm giống nhau thường xuyên đối
đầu với nhau như những nhà cạnh tranh của quốc gia này với quốc gia khác. Sự cạnh
tranh giữa Coca-cola với Pepsi là một ví dụ, cũng như sự cạnh tranh giữa Ford và
Toyota, Boeing và Airbus, Caterpillar và Komatsu, Mintendo và Sega. Nếu một hãng
thâm nhập vào một quốc gia chưa có mặt công ty đối thủ, cạnh tranh chắc chắn theo
chiều hướng ngăn cản đối thủ đạt được lợi thế. Trường hợp ví dụ bộc lộ rằng các nhà
9
Chương 1: Toàn cầu hóa

bán lẻ như Wal-Mart, Carrefour và Tesco đang bắt đầu một sự cạnh tranh quốc tế. Các
hãng sẽ theo nhau trên khắp thế giới, hành trang sẽ là lợi thế cạnh tranh của họ ở quốc
gia khác – bao gồm sản phẩm, chiến lược thực hiện, chiến lược tiếp thị và thương hiệu
– tạo một số sự đồng nhất thông qua thị trường. Như vậy, sự đồng bộ lớn hơn thay thế
sự đa dạng. Vì sự phát triển đó, trong khi các ngành công nghiệp đang tăng dần, không
còn ý nghĩa nữa khi nói về thị trường Đức, thị trường Mỹ, thị trường Brazil hay thị
trường Nhật; với nhiều hãng, chỉ có thị trường quốc tế.
TOÀN CẦU HÓA SẢN XUẤT
Toàn cầu hóa sản xuất đề cập đến nguồn hàng hóa và dịch vụ từ khắp thế giới để
tận dụng lợi thế khác biệt giữa các quốc gia về chi phí và chất lượng của các yếu tố sản
xuất (như lao động, năng lượng, đất và vốn). Thực hiện điều này, các công ty hy vọng
giảm cấu trúc toàn bộ chi phí và cải thiện chất lượng chức năng của sản phẩm họ bán,
từ đó cho phép họ cạnh tranh hiệu quả. Hãy xem xét máy bay chở khách Boeing 777,
tám nhà cung cấp Nhật đã sản xuất những phần cho than máy bay, cửa, cánh; một nhà
cung cấp ở Singapore thì sản xuất bánh xe răng cưa tiếp đất; ba nhà sản xuất ở Ý sản
xuất vành cánh,… Lý do căn bản mà Boeing thu gom sản xuất từ nhiều nhà cung cấp
nước ngoài là vì đây là những nhà cung cấp tốt nhất trên thế giới nếu xét về từng lĩnh
vực chuyên môn. Mạng lưới quốc tế của các nhà cung cấp để sản xuất ra sản phẩm
cuối cùng tốt hơn, làm tăng cơ hội chiếm được thị phần đặt hàng lớn hơn các đối thủ
cạnh tranh khác. Boeing còn gom mua những sự sản xuất từ nước ngoài để tăng cơ hội
giành được những đơn đặt hàng quan trọng từ nhũng chiếc máy bay được sản xuất cơ
bản ở những nước đó.
Việc phổ biến rộng rãi các hoạt động sản xuất là không giới hạn đối với những
gã khổng lồ như Boeing. Các hãng nhỏ hơn nhiều cũng đang dần hành động. Swan
Optical là một nhà sản xuất và phân phối kính mắt của Mỹ. Với doanh thu hằng năm từ
20-30 triệu đôla, Swan là một gã khổng lồ hiếm có, Swan sản xuất mắt kính ở các nhà
máy chi phí thấp ở Hồng Kông và Trung Quốc, các nhà máy là đồng sở hữu cùng một
10
Chương 1: Toàn cầu hóa
công ty Hồng Kông. Swan cũng có chân trong các ngôi nhà thiết kế ở Nhật, Pháp và Ý.

Công ty đã thiết kế và sản xuất ở khắp các nước trên toàn thế giới để tận dụng lợi thế
của những lợi ích từ kỹ năng lao động và cấu trúc chi phí. Đầu tư nước ngoài ở Hồng
Kông và sau đó ở Trung Quốc đã giúp Swan giảm chi phí, trong khi đầu tư ở Nhật,
Pháp và Ý thì giúp sản xuất những mắt kính thời trang hơn để bán với giá cao hơn.
Bằng việc mở rộng hoạt động thiết kế và sản xuất, Swan đã thiết lập một lợi thế cạnh
tranh cho mình trong thị trường mắt kính quốc tế, như Boeing đã từng cố gắng làm.
Robert Reich, người từng là một thư ký nhân sự trong hệ thống quản trị Clin-
ton, đã nhận xét rằng, như một kết quả của xu hướng được minh họa bởi Boeing và
Swan Oftical, ở nhiều nền công nghiệp, đã trở nên không thích hợp khi nói về các sản
phẩm Mỹ, Nhật, hay Hàn Quốc. Theo Reich, tăng sự thu gom hoạt động sản xuất từ
các nhà cung cấp khác nhau, kết quả là tạo ra các sản phẩm toàn cầu một cách tự nhiên,
đó là sản phẩm quốc tế. Nhưng với sự toàn cầu hóa thị trường, phải cẩn thận để không
đẩy toàn cầu hóa sản xuất đi quá xa. Như chúng ta sẽ biết trong chương sau, những trở
ngại thực tế vẫn còn làm cho các hãng khó đạt được các hoạt động sản xuất đến các
khu vực trên toàn cầu. Những trở ngại này bao gồm hàng rào thương mại chính thức và
không chính thức giữa các nước, hàng rào đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi phí vận tải
và các vụ kiện, các yêu cầu liên quan đến rủi ro chính trị và kinh tế.
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn hướng tới một tương lai ngày càng toàn cầu hóa thị
trường và sản xuất. Những hãng hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc này, bằng
những hoạt động đẩy mạnh toàn cầu hóa của họ. Tuy nhiên, những hãng này, chỉ đơn
thuần là hành động theo bản năng để đạt hiệu quả và thay đổi điều kiện thị trường.
SỰ CẦN THIẾT CỦA CÁC TỔ CHỨC
Vì thị trường ngày càng toàn cầu hóa và ngày càng nhiều các hoạt động kinh
doanh bên ngoài các hàng rào quốc gia, nên cần thiết có các tổ chức để quản lý, điều
chỉnh và kiểm soát thị trường toàn cầu. Hơn nửa thế kỷ qua, một số tổ chức quan trọng
11
Chương 1: Toàn cầu hóa
toàn cầu đã được thành lập để thực hiện chức năng này. Những tổ chúc này bao gồm
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch, tiền thân của Tổ chức thương mại thế giới;
Qũy tiền tệ thế giới và tổ chức anh em là Ngân hàng thế giới; Liên Hiệp Quốc. Các tổ

chức này được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện giữa các nước thành viên và chức
năng của nó được cam kết trong các thỏa thuận quốc tế.
Tổ chức thương mại thế giới (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch trước
đó) chịu trách nhiệm lớn nhất trong các hoạt động kinh doanh, do đó tổ chức này có
phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng khá lớn. WTO chịu trách nhiệm tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho việc thiết lập các hợp đồng thương mại đa quốc gia giữa các thành
viên. Qua lịch sử của nó và Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch trước đó, WTO
đã xúc tiến việc cắt giảm hàng rào thuế quan thương mại và đầu tư. Do đó, nó là trợ thủ
đắc lực của các thành viên muốn tạo ra một hệ thống kinh doanh toàn cầu hơn nữa và
không bị trở ngại bởi hàng rào thương mại và đầu tư. Nếu không có một tổ chức như
WTO, sự toàn cầu hóa thị trường và sản xuất không thể tiếp tục vươn xa như thế. Tuy
nhiên như sẽ thấy ở chương này và trong chương 5, nếu chúng ta nhìn theo hướng khác
thì WTO đang là nguyên nhân mất dần chủ quyền quốc gia của các nước thành viên.
Qũy tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới đều được thành lập năm 1944 bởi 44
nước ở Bretton, New Hampshire. Chức năng của Qũy tiền tệ thế giới là sắp xếp lại hệ
thống tiền tệ thế giới và Ngân hàng thế giới là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Trong
vòng 60 năm kể từ khi thành lập, cả 2 tổ chức đã giữ một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế toàn cầu. Ngân hàng thế giới thì ít gây tranh cãi hơn tổ chức anh em của mình.
Nó tập trung làm giảm tỷ lệ nợ của chính phủ các nước nghèo, những nước mong
muốn được đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng (như xây dựng đập hoặc hệ thống giao
thông).
Qũy tiền tệ thế giới thường được biết đến như người cho vay cuối cùng của
những nền kinh tế trong tình trạng hỗn độn và tiền tệ đang mất giá so với các nước
khác.Ví dụ như, trong suốt thập kỷ qua, Qũy tiền tệ thế giới đã cho các chính phủ đang
12
Chương 1: Toàn cầu hóa
gặp khó khăn mượn tiền bao gồm Argentina, Indonesia, Mexico, Nga, Hàn Quốc, Thái
Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Vay nợ của Qũy tiền tệ thế giới đến cùng với một loạt điều kiện
đính kèm; khi đến hạn, Qũy tiền tệ thế giới yêu cầu quốc gia phải chấp nhận các chính
sách kinh tế riêng biệt nhằm mục đích đưa nền kinh tế trì trệ của họ trở nên bền vững

và phát triển. Những điều kiện này tạo ra nhiều sự bàn cãi, đối với một số người thì các
chính sách của Qũy tiền tệ thế giới không được đánh giá cao, trong khi một số khác
cho rằng, giống như WTO, bằng việc yêu cầu chính phủ các nước thực hiện các chính
sách kinh tế, Qũy tiền tệ thế giới đang chiếm đoạt chủ quyền của các quốc gia - dân
tộc. Chúng ta sẽ xem xét sự tranh cãi về vai trò của Qũy tiền tệ thế giới trong chương
10.
Tổ chức Liên Hợp Quốc được thành lập vào 24/11/1945 bởi 51 quốc gia cam
kết giữ vững nền hòa bình thông qua các tổ chức quốc tế và an ninh tập thể. Đến nay
hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều trực thuộc Liên Hợp Quốc, số thành viên
đã lên tới 191 quốc gia. Khi một nước trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, nước
đó phải tuân theo những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc, một hiệp ước
quốc tế về những nguyên tắc cở của các mối quan hệ quốc tế. Dựa theo Hiến chương,
tổ chức Liên Hợp Quốc có 4 mục tiêu: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, để phát
triển các tình hữu nghị giữa các quốc gia, để hợp tác cùng giải quyết những vấn đề
quốc tế và nâng cao quyền nhân quyền, và để trở thành trung tâm để điều hành hoạt
động của các quốc gia. Mặc dù Liên Hợp Quốc được biết nhiều như là một tổ chức giữ
gìn hòa bình, một trong những nhiệm vụ chính của nó là nâng cao mức sống, đảm bảo
việc làm, và các điều kiện của nền kinh tế và quá trình phát triển xã hội và phát triển –
tất cả những vấn đề những vấn đề chính dẫn đến sự bất ổn của nền kinh tế. Đến 70%
trên tổng số công việc của Liên Hợp Quốc là nhầm hoàn thành nhiệm vụ này. Để làm
được như thế, Liên Hợp Quốc phải hợp tác chặt chẽ vỡi những tổ chức quốc tế khác
như Ngân hàng Thế giới. Việc chỉ đạo công việc sẽ xóa bỏ đi con nghèo, nầng cao chất
lượng đời sống của người nhân mọi nơi là những bước cần thiết để tạo ra một thế giới
hòa bình lâu dài.
13
Chương 1: Toàn cầu hóa
NHÂN TỐ CỦA TOÀN CẦU HÓA
Có hai nhân tố chính thúc đẩy tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn. Thứ
nhất là những rào cản giao dịch hàng hóa, dịch vụ và vốn xuất hiện từ vào cuối Thế
chiến thứ II đã phần nào giảm nhẹ. Nhân tố thứ hai là sự thay đổi của công nghệ, đặc

biệt là sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện liên lạc, quá trình xử lý thông tin và
phương tiện chuyên trở trong những năm gần đây.
SỰ DẦN THÁO GỠ CÁC RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ
Trong những thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX, có rất nhiều quốc gia dân tộc
trên thế giới xây dựng các rào cản khắc khe đối với thương mại quốc tế và đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Thương mại quốc tế được xem là việc một công ty đầu tư nguồn lực
vào những hoạt động kinh tế vào các quốc gia khác. Rất nhiều rào cản thương mại
quốc tếchủ yếu làviệc đánh thuế cao vào hoạt động nhập khẩu các hàng hóa sản xuất
công nghiệp. Mục đích chính của việc đánh thuế đó là bảo vệ hàng hóa trong nước
trước sự cạnh tranh của các mặt hàng nước ngoài. Tuy nhiên, điều này đã hình thành
chính sách “bần cùng hóa bạn hàng” giữa các quốc gia khi các nước đều gia tăng rào
cản của mình đối với nước bạn. Kết quả là cầu trên thế giới giảm sút và hình thành
cuộc Đại khủng hoảng vào những năm 30 của thế kỉ XX.
Rút kinh nghiệm từ quá khứ, sau Thế chiến thứ II, những nước có nền công
nghiệp tiên tiến ở phương Tây đã tự thỏa thuận là sẽ tháo bỏ những rào cản về tự do
lưu thông hàng hóa, dịch vụ và tiền vốn giữa các nước. Mục tiêu này đã được nêu rõ
trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Dưới điều khoản của
GATT, tám vòng đàm phán của các nước thành viên (bây giờ là 146 nước) đã diễn ra
nhằm tháo gỡ các rào cản tự do thương mại và dịch vụ. Gần đây nhất là Vòng đàm
phán Uruguay, kết thúc vào tháng 12 năm 1993. Vòng đàm phán Uruguay đã đẩy mạnh
việc tháo bỏ rào cản, mở rộng GATT tới các dịch vụ cũng như các mặt hàng sản xuất
công nghiệp, nâng cao bảo vệ quyền sáng chế, thương hiệu và bản quyền; thành lập Tổ
14
Chương 1: Toàn cầu hóa
chức Thương mại quốc tế (WTO) để kiểm soát hệ thống trao đổi buôn bán quốc tế.
Bảng 1.1 tóm tắt những ảnh hưởng của hiệp định GATT đối với các mức thuế trung
bình cho các hàng hóa sản xuất công nghiệp. Như chúng ta có thể thấy, mức thuế trung
bình đã giảm một cách rõ rệt từ 1950 và hiện tại đang ở con số 39%.
Vào cuối năm 2001, WTO khởi xướng một vòng đàm phán mới nhằm mục đích
tự do hóa thương mại thế giới và cơ cấu đầu tư. Lần đàm phán này diễn ra tại Doha,

thủ đô của Qatar. Tại Doha, các nước thành viên thiết lập chương trình nghị sự.
Chương trình được dự kiến diễn ra trong 3 năm, tuy nhiên nếu lịch sự là một bài học
kinh nghiệm, nó đã có thể kéo dài hơn. Chương trình bao gồm việc cắt giảm thuế của
các mặt hàng công nghiệp, giảm bớt rào cản thương mại đối với các dự án đầu tư
xuyên quốc gia (FDI); và giới hạn việc áp dụng chính sách chống phá giá. Thành công
lớn nhất có thể thấy được là về nông sản: mức thuế nông nghiệp trung bình sẽ xoay
quanh con số 40%, và các quốc gia giàu mạnh sẽ chi 3 tỉ đôla trợ cấp mỗi năm để hỗ
trợ ngành nông nghiệp của nước nhà. Những quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ có lợi
nhiều nhất trong việc bởi những cải cách như thế sẽ cho cơ hội đặt chân vào thị trường
của các nước đã phát triển.
Bên cạnh việc giảm bớt các rào cản, nhiều quốc gia đã có bức tiến nhanh trong
việc thoá bỏ những điều cấm đối với việc đầu tư trực tiếp quốc tế (FDI). Theo Hoa Kỳ,
gần 95% trong 1393 sự thay đổicủa nghị định của chính phủ về đầu tư trực tiếp quốc tế
từ năm 1991 đến 2001 trên toàn thế giới đã tạo ra một môi trường dễ tốt đẹp hơn cho
FDI. Mục đích của chính phủ là tạo điều kiện cho việc đầu tư FDI đã được chứng minh
15
Bảng 1.1
Mức thuế trung bình của
hàng hóa công nghiệp tính
theo phần trăm giá trị.
Nguồn: 1913 – 1990 từ “Who
Wants to Be a Giant?” The
Economist: A Survey of the
Multinationals
June 24, 1995, pp.3-4.
Copyright © The Econosmist
Books, Ltd.
Chương 1: Toàn cầu hóa
bằng sự tăng mạnh của các hiệp ước đầu tư song phương với nội dung bảo vệ và đẩy
mạnh việc đầu tư giữa hai nước. Cụ thể năm 2002, có đến 2099 hiệp ước như thế đến

từ hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới, tăng 10 lần so với 181 hiệp ước năm 1980.
Những xu hướng trên đã tạo điều kiện cho việc toàn cầu hóa th trường cũng như
toàn cầu hóa sản xuất. Việc gỡ bỏ các rào cản thương mại quốc tế đã giúp thị trường
của các công ty rộng ra toàn cầu chứ không giới hạn ở một quốc gia nào. Đồng thời các
công ty có thể đặt cơ sở sản xuất của mình ở địa điểm tối ưu để hoạt động. Cho nên,
một công ty có thể thiết kế một sản phẩm ở quốc gia này, sản xuất linh kiện ở hai quốc
gia khác, lắp rắp linh kiện lại ở một quốc gia khác, và sau đó xuất khẩu sản phẩm cuối
cùng ra toàn thế giới.
Việc gỡ bỏ các rào cản thương mại cũng tạo điều kiện cho việc toàn cầu hóa sản
xuất. Theo thông tin từ WTO, từ năm 1950 số lượng sản phẩm được đem ra trao đổi
tăng nhanh hơn số lượng sản phẩm sản xuất. Từ năm 1950 đến 2002, thương mại quốc
tế đã tăng gấp hơn 20 lần, gấp 3 lần lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng 7 lần. Như
được thể hiện trong biểu đồ 1.1, sự tăng trưởng của thương mại quốc tế có bước nhảy
vọt từ năm 1990.
Tuy nhiên, vào năm 2001 xu hướng dài hạn này bỗng có sự tụt dốc. Lượng sản
phẩm trao đổi trên toàn quốc giảm 1% vào năm 2001, lần sụt giảm đầu tiên sau hai thế
kỉ, trong khi lượng sản phẩm sản xuất ra tăng mờ nhạt 1%. Mặc dù lượng sản phẩm
được đem trao đổi tăng trở lại 2.5% vào năm 2002 nhưng vẫn còn kém xa so với tốc độ
trung bình 6.7% đã đạt được trong những năm 1990. Kinh tế thế giới bị đình trệ vào
năm 2001 và 2002 cùng với thiệt hại kinh tế từ cuộc khủng bố nhằm vào Hoa Kỳ ngày
11 tháng 9 năm 2001 là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trong thương mại
quốc tế. If his… , sự sụt giảm này chỉ là diễn ra rất ngắn, dù cho ảnh hưởng của cuộc
chiến Irac và Hội chứng Hô hấp Cấp tính nặng (bệnh dịch SARS) cũng được cho là đã
dẫn đến việc tăng trưởng chậm chạp của thương mại và sản lượng trong suốt năm
2003.
16
Chương 1: Toàn cầu hóa
Mặc dù có sự giảm sút gần đây, số liệu được thể hiện trong biểu đồ 1.1 đã làm
rõ hai vấn đề. Đầu tiên, ngày càng nhiều công ty theo gót của Boeing trong việc sản
xuất ra chiếc 777: phân chia việc sản xuất các bộ phận đến những địa điểm khác nhau

trên toàn quốc nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng. Thứ hai, nền kinh tế của các
quốc gia dân tộc trên thế giới ngày càng quấn chặt vào nhau. Khi mà thương mại được
mở rộng. các quốc gia ngày lệ thuộc vào nhau đối với các hoàng hóa và dịch vụ quan
trọng.
Những bằng chứng trên cũng nói lên rằng việc đầu tư trực tiếp quốc tế đang
đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu khi mà càng nhiều
công ty đầu tư mạnh hơn qua các nước khác. Lượng FDI đầu tư trung bình hằng năm
tăng từ khoảng 25 tỉ đôla năm 1975 lên con số kỉ lục 1.3 nghìn tỉ đôla năm 2000.
Tuy nhiên, cũng giống như thương mại quốc tế, dòng vốn FDI cũng giảm sút
trong năm 2001, còn 735 tỉ đôla, và xuống đền khoảng 534 tỉ trong năm 2002 cũng vì
những lý do ở trên. Mặc dù có sự trì trệ trong những năm 2001 và 2002, dòng vốn FDI
không chỉ tăng nhanh over the last quarter century, mà còn tăng nhanh hơn so với sự
tăng trưởng của thương mại thế giới. Ví dụ như giữa năm 1990 và 2000, dòng vốn FDI
từ các quốc gia tăng gấp năm lần, trong khi thương mại thế giới tăng gần 82% và sản
lượng đầu ra thế giới tăng gần 23%. Với việc dòng vốn FDI tăng trưởng mạnh, kết quả
là cổ phiếu quốc tế của FDI đạt đến mốc 6,6 nghìn tỷ USD. Nhìn chung, có 65000
công ty mẹ sở hữu hơn 850000 chi nhánh trên thị trường ngoại ngoại quốc.
Toàn cầu hóa thị trường và sản xuất, tăng trưởng thương mại thế giới, đầu tư
nước ngoài trực tiếp, và xuất khẩu đều chỉ ra rằng các công ty đang nhận thấy việc thị
trường sân nhà của mình đang bị các đối thủ bên ngoại tấn công. Như ở Nhật Bản, các
công ty Hoa Kỳ như Kodak, Procter & Gamble, và Merrill Lynch đang ngày càng xuất
hiện nhiều. Tương tự đối với Hoa Kỳ, các nhà sản xuất xe ô tô Nhật Bản đã chiếm lấy
thị phần của General Motors và Ford. Châu Âu cũng không ngoài lệ, công ty Phillips
17
Chương 1: Toàn cầu hóa
của Hà Lan, từng độc chiếm thị trường hàng tiêu dùng điện tử, giờ cũng chứng kiến thị
phần của mình bị công ty JVJ, Matsushita và Sony của Nhật Bản lấy mất.
Nhưng việc giảm bớt các rào cản thương mại không phải là không phải là hoàn
hảo. Như chúng ta có thể thấy trong những chương tiếp theo, trên thế giới vẫn có
những quốc gia yêu cầu sự “bảo vệ” khỏi những công ty nước ngoài, kể cả Hoa Kỳ.

Mặc dù việc thi hành lại các chính sách hạn chế thương mại của những năm 20, 30 thế
kỉ XIX là điều khó có thể xảy ra, nhưng cũng không chắc rằng liệu các tổ chức chính
trịtrong thế giới công nghiệp hóa này có thích giảm tải các rào cản thương mại hay
không. Nếu việc giảm tải rào cản thương mại kết thúc, ít nhất cho đến bây giờ, nó sẽ là
cái phanh kìm hãm việc toàn cầu hóa cả thị trường lẫn sản xuất
VAI TRÒ CỦA NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÔNG NGHỆ
Việc giảm bớt các rào cản thương mại có thể dẫn đến việc toàn cầu hóa thị
trường và sản xuất chỉ là lý thuyết nhưng những thay đổi về kĩ thuật đã khiến nó trở sự
thật hiển nhiên. Từ kết thúc Thế chiến thứ 2, thế giới đã có đạt được những bước phát
triển nhảy vọt trong liên lạc, xử lý thông tin và chuyển giao công nghệ, bao gồm cả sự
bùng nổ của Internet và Hệ thống mạng lưới toàn cầu (World Wide Web). Theo như lời
của Renato Ruggiero, Tổng giám đốc của WTO,
Hệ thống liên lạc viễn thông đang tạo ra một sân khấu toàn cầu. Giao thông vận
tải đang tạo ra một ngôi làng toàn cầu. Từ Buenos Aires đến Bostom đến Beijing,
người dân đang xem MTV, họ mặc quần jean hiệu Levis, và họ nghe nhạc bằng máy
Walkmans của Sony trên đường đến công sở.
MẠCH VI XỬ LÝ VÀ VIỄN THÔNG
Có lẽ sự đổi mới quan trọng bậc nhất là sự phát triển của các mạch vi xử lý, nó
đã dẫn đến sự phát triển nổi trội của những hệ thống vi tính năng suất cao, chi phí thấp,
tăng nhanh lượng thông tin được xử lý bởi cá nhân và các doanh nghiệp. Các mạch vi
18
Chương 1: Toàn cầu hóa
xử lý cũng đã tăng cường sự viễn thông toàn cầu. Trong 30 năm vừa qua, viễn thông
toàn cầu đã được cải tiến với những sự phát triển của vệ tinh, cáp quang, công nghệ
không dây và bây giờ là Internet và hệ thống mạng lưới toàn cầu (World Wide Web).
Những kỹ thuật trên phụ thuộc rất nhiều vào các mạch vi xử lý để mã hóa, truyền phát,
và đọc lượng thồng tin khổng lồ được truyền qua những những đường dây điện cao áp.
Chi phí để sản xuất ra các mạch vi xử lý ngày càng giảm trong khi hiệu suất lại càng
tăng (hiện tượng này được gọi là Định luật Moore, cho rằng hiệu suất của các mạch vi
xử lý sẽ tăng gấp đôi trong khi chi phí sản xuất giảm một nữa cứ mỗi 18 tháng). Và vì

vậy, chi phí cho việc liên lạc toàn cầu cũng giảm và việc tổ chức và điều khiển một tổ
chức thế giới cũng ít tốt kém hơn. Như có thể thấy giữa 1930 và 1990, giá của một
cuộc gọi 3 phút từ Newyork và London giảm từ 244.65 USD xuống còn 3.32 USD.
Đến 1998 chỉ còn có 36% đối với người sử dụng và còn thấp hơn nhiều đối với doanh
nghiệp.
MẠNG MÁY TÍNH (INTERNET) VÀ HỆ THỐNG MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU
(WORLD WIDE WEB)
Sự tăng trưởng vượt bậc của Internet và Hệ thống mạng lưới toàn cầu (là một hệ
thống sử dụng Internet để liên lạc giữa các trang Web) là biểu hiện cuối cùng của sự
phát triển này. Trong 1990, gần 1 triệu người sử dụng đã kết nối với Internet. Đến
1995, con số đã tăng lên 50 triệu. Trong 2002, đã tăng lên trong tầm 580 đến 650 triệu.
Các dự báo cho rằng đến năm 2005, Internet sẽ có hơn 1.12 tỉ người sử dụng, gần 18%
dân số thế giới. Tháng 7/1993, gần 1.8 triệu máy chủ đã kết nối với Internet (các máy
chủ địa phương). Tháng 1/2003 có 172 triệu máy chủ và con số vẫn còn tăng lên rất
nhanh. Ở Hoa Kỳ, nơi mà Internet phát triển mạnh nhất, 60% dân số kết nối với
Internet tại nhà vào 2002. Tốc độ phát triển của Internet hiện nay đang chậm lại ở Hoa
Kỳ vì thị trường đã trở nên bão hòa. Tuy nhiên, đa số các nhà quan sát cho rằng nguyên
nhân là do phần lớn tốc độ kết nối Internet vẫn còn chậm (kết nối bằng đường dây điện
thoại), và họ tin rằng một khi các kết nối có tốc độ cạo trở nên phổ biến hơn (như cáp
19
Chương 1: Toàn cầu hóa
mondem có thể truyền dữ liệu nhanh gấp 1000 lần so với kết nối qua đường dây điện
thoại bằng modem truyền thống), chúng ra sẽ chứng kiến một sự biến đổi mạnh trong
lượng giao thông trên các trang Web. Vào 2002, số hộ gia đình sử dụng dạng thức kết
nối tốc độ cao “broadband” tăng lên 59% đạt con số 33 triệu.
20
Chương 1: Toàn cầu hóa
Internet và Hệ thống mạng lưới toàn cầu hứa hẹn sẽ phát triển trở thành trụ cột
thông tin của nền kinh tế toàn cầu. Theo Forrester Research, trị giá của các giao dịch
thông qua các trang Web lên đến 657 triệu USD trong 2002, từ gần như là con số

không trong 1994 và đến 2004 đã có thể tăng lên 6.8 nghìn tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ
chiến 47% trong số tổng các giao dịch (hình 1.2). Nhiều giao dịch thông qua các trang
Web không phải là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng (còn gọi là e-
commerce), mà là giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (hay là e-business).
Tiềm năng lớn nhất hiện nay của các trang Web có lẽ là ở mảng doanh nghiệp và doanh
nghiệp.
Phần trăm thương mại giữa các nước cũng tăng theo sự gia tăng của số lượng
giao dịch thông qua các trang web. Quan sát trên toàn thế giới, các trang Web ngày
21
Hình 1.2
Một thế giới đang thu nhỏ
Nguồn: P.Dickeb, Global Shift
(New York: Guiford Press, 1992),
p.104.
Chương 1: Toàn cầu hóa
càng có vai trò san bằng hóa mọi việc. Nó xóa bỏ những hạn chế do vị trí, phạm vi và
múi giờ mang lại. Các trang Web cho phép các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, hiện
diện ở mọi nơi với chi phí thấp nhất từ trước đến nay. Một thí dụ là công ty nhỏ khởi
nghiệp tại California, Cardiac Science, sản xuất máy khử rung và máy đo nhịp tim.
Vào 1996, Cardiac Science mong muốn gia nhập vào thị trường toàn cầu nhưng không
biết cách để thành lập chi nhánh quốc tế. Đến khoảng 1998, công ty đã bán sản phẩm
cho khách hàng ở 46 nướ và doanh thu quốc tê góp 1.02 triệu USD vào tổng doanh thu
1.2 triệu USD của công ty. Đến 2002, tổng doanh thu đã tăng lên nhờ vào dòng sản
phẩm mới, trong đó có 17.5 triệu USD là doanh thu bán hàng cho các khách hàng ở 50
quốc gia. Mặc dù một vài vụ làm ăn thực hiện thông qua các kênh xuất khẩu truyền
thống, một phần lớn là nhờ những lần ghé thăm đến website của công ty, mà theo CEO
của công ty là “thu hút những thương quốc tế như là ong tìm mật”. Tương tự, 10 năm
trước không ai nghĩ rằng một công ty nhỏ của nước Anh có trụ sở ở Stafford lại có thể
xây dựng một thị trường toàn cầu cho mình bằng cách khai thác tối đa Internet, nhưng
đó chính là chuyện mà Bridgewater Pottery đã làm. Bridgewatter từ lâu bán các sản

phầm gốm qua các kênh xuất khẩu, nhưng công ty thấy rằng để tìm được các nhà bán
lẻ thì rất khó và gian nan. Từ khi thành lập trang Web vào 1997, Bridgewater giao dịch
được với rất nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau mà họ không thể mua bán
qua những kênh phân phối hiện có hoặc phải tốn rất nhiều chi phí. Các trang Web
khiến người mua và người bán dễ dàng tìm gặp nhau hơn dù cho họ ở đâu và có quy
mô cỡ nào.
CÔNG NGHỆ VẬN CHUYỂN
Bên cạnh sự phát triển của công nghệ giao tiếp, một số cách tân nổi bật trong
công nghệ vận chuyển cũng xuất hiện từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nếu xét theo
22
Hình 1.2
Một thế giới đang thu nhỏ
Nguồn: P.Dickeb, Global
Shift (New York: Guiford
Press, 1992), p.104.
Chương 1: Toàn cầu hóa
phía cạnh kinh tế, quan trọng nhất là sự phát triển của máy bay phản lực thương mại,
tàu chở hàng và sự ra mắt của việc thiết kế tàu hay bến cảng để vận chuyển côngtenơ,
những công nghệ này đã đơn giản hóa việc vận chuyển bằng tàu từ nơi này đến nơi
khác. Sự có mặt của máy bay phản lực thương mại đã giảm thời gian di chuyển từ nơi
này đến nơi khác, góp phần thu nhỏ trái đât một cách đáng kể. Xét phương diện thời
gian di chuyển, New York bây giờ “gần” Tokyo hơn là Philadelphia vào những ngày
thuộc địa.
Sự lắp đaẹt đã cách tân thương mại vận chuyển, đặc biệt giảm chi phí chuyển
hàng đường dài. Trước khi có containerzation, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm
chuyển chở này đến địa điểm chuyên chở khác cần nhiều nhân lực, tốn nhiều thời gian
và tiền bạc. Để chất hàng và dỡ hàng lên xuống xe tài hay xe lửa có thể mất vài ngày
và cần hàng trăm người khuân vác. Nhờ sự containerzation ngày càng trở nên phổ biến
vào những năm 70, 80 của thế kỉ 20 mà cả quá trình chỉ cần một vài nhân công trong
vòng 2 ngày. Từ 1980, đội tàu thủy được thiết kể để chở côngtenơ đã tăng gấp 4 lần,

phần nào phản ánh số lượng thương mại xuyên quốc gia đang tăng cao cũng như sự
chuyển đổi dần sang loại hình chuyên chở này. Một trong những lợi ích mà việc
containerization mang lại là việc cắt giảm rất nhiều chi phí vận chuyển, khiến việc
chuyển chở hàng hóa ngày càng tiết kiệm hơn và vì thế đẩy mạnh quá trình toàn cầu
hóa thị trường và sản xuất. Giữa 1920 và 1990, trung bình chi phí mỗi tấn hàng xuất
nhập khẩu ở Mỹ thông qua cac chuyến tàu chở hàng và ở các cảng biển đã tụt từ 95
đôla xuống còn 29 đô la (tính theo giá đôla 1990). Chi phí chuyên chở mỗi tấn hàng
trên mỗi dặm đường ray xe lửa của Hoa Kỳ giảm từ 3.04 xu năm 1985 còn 2.3 xu năm
2002, và phần lớn lợi ích này là do việc containfer mang lại. Giờ đây ngày còn có
nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng đường không. Giữa 1955 và 1999, doanh thu
trung bình của việc vận chuyển băng đường không giảm hơn 80%. Phản ánh việc giảm
giá trên, khoảng 2002 việc chuyển chở bằng đường không chiếm 28% giá trị hàng hóa
vận chuyển của Mỹ, tăng từ 7% ở năm 1965.
23
Chương 1: Toàn cầu hóa
QUẢN LÝ TẬP TRUNG
Homer Simpson - một thương hiệu toàn cầu.
Nếu 1 cuộc thăm dò được tổ chức để xác định gia đình “rắc rối” được yêu
thích trên thế giới, gia đình Simpson có lẽ sẽ giành chiến thắng trong tầm tay. Công ty
The Fox Broadcasting sản xuất những thước phim về cuộc sống và những tình huống
của ông Homer và cả gia tộc, đó là bộ phim hoạt hình được đồ họa dài nhất trong lịch
sử các chương trình tivi. Khoảng 60 triệu người ở hơn 70 đất nước mở tivi hàng tuần
để xem sự khôi hài của gia đình Simpson. Bộ phim phổ biến ở khắp nơi, với lượng
khán giả chia đều 50/50 cả người lớn và trẻ em, tỷ lệ khán giả ngày càng tăng khắp các
nước từ Tây Ban Nha cho tới Nhật Bản. Tạp chí Time gọi “Gia đình Simpson” là
chương trình tivi hay nhất thế kỉ 20. Trưởng bộ môn Triết Đại học Manitoba viết một
bài tuyên bố là “Gia đình Simpson” là chương trình truyền hình sâu sắc nhất.
Khi mà sức hấp dẫn của chương trình vẫn còn thì không còn nghi ngờ nào về
việc ông Homer và gia đình đang trở thành một thương hiệu toàn cầu đầy quyền lực.
Fox và công ty mẹ News Corporation không chỉ có lợi từ bản quyền khổng lồ của

chương trình mà họ còn thu lợi từ việc bán hình ảnh các nhân vật. Từ khi ra đời năm
1990, “Gia đình Simpson” đã tạo ra hơn 1.2 tỉ đôla từ việc bán lẻ cà vạt, phần lớn tiêu
thụ bên ngoài nước Mỹ. Hơn 60 thương hiệu lớn và đối tác marketing trên khắp thế
giới sử dụng hình ảnh gia đình Simpson để bán mọi thứ từ giấy vệ sinh ở Đức, kẹo
sôcôla Kit Kat và khoai tây chiên ở Anh, búp bê El Cortes Bart Simpson ở Tây Ban
Nha, cho tới bộ vi xử lí của Intel ở Mỹ. Clinton Cards- một công ty bán lẻ thiệp chúc
mừng sử dụng ngày của cha (Father’s Day) trong năm 2000 như một cơ hội hoàn hảo
để tìm kiếm người cha ở nước Anh có cách cư xử tương tự như ông Homer Simpson.
Cuộc thi đã tung ra trên 692 câu chuyện và được quảng cáo hỗ trợ trên tivi.
Vậy điều gì sẽ xảy đến tiếp theo cho gia đình Simpson? Fox đã cẩn thận hơn khi
quản lí việc cấp giấy phép sử dụng hình ảnh, để ông Homer và cả gia tộc không bị lạm
24
Chương 1: Toàn cầu hóa
dụng, phổ biến theo các cách không phù hợp. Theo Matt Groening, tác giả của chương
trình, “gia đình Simpson là một hình ảnh thương mại và chúng tôi giữ cho những kế
hoạch tài chính diễn ra tự nhiên nhất. Chúng tôi đã cố gắng để gia đình Simpson không
chỉ đánh vào nhãn hiệu, chúng tôi không đánh vào những hình ảnh được vẽ trên sản
phẩm. Chúng tôi cố làm những món đồ dí dỏm, và đôi khi chúng tôi giải thích trên đó
sự phi lí của chính sản phẩm. Trong ngắn hạn, Fox cố đảm bảo rằng những nhân vật
của “Gia đình Simpson” được sử dụng một cách phù hợp nhất với sự bất kính tự nhiên
nhất của chính chương trình. Nếu chúng tôi không làm vậy, chúng tôi có thể mất đi sự
tin cậy của người hâm mộ và chúng tôi có thể đảm bảo rằng điều đó sẽ không xảy ra.”
Nguồn: D. Finigan, “Homer Impovement”, Brandweek, ngày27/11/2000, trang
22-25 ; “The Simpson -Picking a Winner”, ngày 29/6 /2000, trang 28-29; T.Chapman,
“Licensing Done Right”, Marketing, ngày 2/12 /2002 trang 14.
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI TOÀN CẦU HÓA SẢN XUẤT.
Cũng giống như những chi phí vận chuyển ảnh hưởng tới toàn cầu hóa sản xuất,
việc phân tán sản xuất ở các địa điểm địa lý riêng biệt đã trở nên tiết kiệm hơn. Như
một kết quả của việc đổi mới công nghệ, cái giá thực sự của việc tiếp cận thông tin và
giao tiếp đã giảm đáng kể trong 2 thập kỉ qua. Sự phát triển này có thể làm cho một

công ty tạo ra và sau đó là quản lí hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu, tiếp tục tạo
điều kiện thuận lợi cho việc toàn cầu hóa sản xuất.
Một mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu là cần thiết cho nhiều doanh
nghiệp quốc tế. Ví dụ như công ty máy tính Dell sử dụng internet để phối hợp và điều
khiển hệ thống phân phối sản phẩm toàn cầu, chỉ có ba ngày để hàng tồn kho tại các
địa điểm lắp ráp. Hệ thống internet của Dell dựa trên việc ghi lại các đơn hàng thiết bị
máy tính, cũng như việc chúng được gửi bởi khách hàng thông qua trang web của công
ty, sau đó ngay lập tức truyền lại kết quả đặt hàng tới các nhà cung cấp trên khắp thế
giới - là những người có một cái nhìn xác thực dòng lệnh đặt
25

×