MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
DN : Doanh nghiệp
NLĐ : Người lao động
LĐTL : Lao động tiền lương
PX : Phân xưởng
QĐPX : Quản đốc phân xưởng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
LỜI NÓI ĐẦU
Kế toán ra đời, tồn tại và phát triển cùng nhân loại và có lẽ cũng là một trong những
phát minh to lớn nhất của loài người. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế ở nước ta
hiện nay, công tác kế toán càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu
quản lý của ngành kinh tế ngày một phát triển công tác kế toán cũng gặp không ít
khó khăn.
Xuất phát từ thực tế đó, các doanh nghiệp khi muốn tiến hành sản xuất kinh doanh
cần phải có ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động; trong đó
lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định
trong quá trình sản xuất. Quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản
xuất ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì một vấn
đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu
dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi người lao động tham gia lao động sản
xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ.
Trong nền kinh tế thị trường, thù lao lao động biểu hiện bằng thước đo giá trị gọi là
tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh
nghiệp sử dụng tiền lương là đìn bẩy khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là
nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp tiền lương
phải trả cho người lao động là bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm dịch vụ do
doanh nghiệp sáng tạo ra. Do vậy các doanh nghiệp phải sử dụng, quản lý lao động
tiền lương có hiệu quả để tiết kiệm chi phí giá thành sản phẩm. Để làm được điều
này, hạch toán lao động có vai trò quan trọng để tổ chức hạch toán lao động và tiền
lương giúp cho doanh nghiệp tính đúng, đủ vào chi phí sản xuất theo từng đối
tượng, quản lý lao động, hạch toán giá thành từ đó thúc đẩy tăng năng suất lao
động. Hạch toán tiền lương là căn cứ để xác định giá thành, giá bán, các khoản
nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước và trả công lao động đúng chế độ.
Xuất phát từ thực tế đó, với mong muốn tìm hiểu nghiên cứu và đối chiếu giữa
những kiến thức đã học tại trường với thực tiễn của doanh nghiệp, em xin lựa chọn
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
chuyên đề thực tập tốt nghiệp : Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu.
Nội dung chuyên đề ngoài lời nói đầu, một số kiến nghị và kết luận gồm có 3 phần:
Phần I: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của Công
ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
Phần III: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN Lí
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
1.1.Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
Với đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất kính với số lượng nhân công lớn nên
doanh nghiệp thực hiện việc phân loại lao động theo ngành nghề, bậc thợ. Kết hợp
sử dụng lực lượng lao động trẻ cùng nhiều bậc thợ với nhiều ngành nghề khác nhau
như: thợ hàn, thợ nguội, thợ điện, cử nhân kinh tế, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, kỹ sư
lắp máy, công nhân sản xuất…Tổng số cán bộ công nhân hiện nay của Công ty là
472 người, lao động gián tiếp là 65 người, lao động trực tiếp là 408 người. Cụ thể:
Lao động gián tiếp Lao động trực tiếp
Ban Giám đốc : 3 người Công nhân gia công kính : 15 người
Kế toán trưởng : 1 người Công nhân kính in hoa : 19 người
Giám đốc xí nghiệp : 2 người Công nhân lắp máy : 9 người
Phó Giám đốc xí nghiệp : 3 người Công nhân kính cán : 144 người
Trưởng phòng : 3 người Công nhân hàn hơi : 20 người
Phó phòng : 2 người Thợ điện : 15 người
Cán bộ kỹ thuật : 30 người Nhà bếp : 10 người
Cán bộ hành chính : 6 người Công nhân phun kính mờ : 17 người
Cán bộ chuyên môn : 15 người Công nhân tiện : 25 người
Công nhân gương : 7 người
CN vệ sinh công nghiệp : 2 người
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
1.2.Các hình thức trả lương của Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo hai phương pháp sau:
• Trả lương khoán theo m2 sản phẩm
• Trả lương theo thời gian
1.2.1. Trả lương theo sản phẩm
Là hình thức trả lương cho người lao động ăn theo đơn giá tiền lương đã khoán theo
m2 sản phẩm sản xuất trong kỳ. Phương pháp này áp dụng khác nhau cho hai đối
tượng:
• Các phân xưởng trong công ty:
Bao gồm: Quản đốc, Phó quản đốc, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, công nhân vệ
sinh công nghiệp
Căn cứ công việc được giao, các phân xưởng xây dựng hệ số lương của từng
người trong phân xưởng. Hệ số lương phải được Tổng giám đốc duyệt mới được
thực hiện.
Lương hệ số 1 =
Tổng lương sản phẩm x tỉ lệ %
Tổng hệ số lương tại các phân xưởng
Trong đó: Tổng lương sản phẩm là doanh thu về lương sản phẩm của phân
xưởng trong tháng đó
Tỉ lệ %: là tỉ lệ phần trăm của doanh thu do công ty quy định
Tổng hệ số lương tại các phân xưởng: là hệ số lương đã được Tổng giám đốc
công ty phê duyệt.
• Các phòng ban và khối quản lý trong công ty:
Bao gồm: Ban Tổng giám đốc, cổ đông và bộ phận gián tiếp (phòng Tài chính
kế toán, phòng Hành chính nhân sự, phòng Kỹ thuật, phòng Kế hoạch vật tư…)
Căn cứ công việc được giao, chức năng nhiệm vụ của mỗi người, các phòng xây
dựng hệ số tiền lương cho từng cổ đông và người lao động trong phòng. Hệ số
tiền lương của từng người phải được thông qua tập thể phòng, thông qua hội
đồng định mức Công ty và Tổng giám đốc duyệt mới được thực hiện.
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
Lương hệ số 1 của phòng
ban và khối quản lý
=
Tổng số lương sản phẩm thực chia toàn công
ty trong tháng x 20%
Tổng hệ số lương của các phòng ban và khối
quản lý
Trong đó:
Tổng số lương sản phẩm thực chia toàn công ty: là tổng số tiền lương sản phẩm
trong tháng của toàn công ty.
Tổng hệ số lương của các phòng ban và khối quản lý: là tổng hệ số lương đã
được tổng giám đốc phê duyệt.
1.2.2. Trả lương theo công nhật
Lương công nhật được trả trên cơ sở: mức tăng tiền lương của lương công nhật
bằng 70% mức tăng tiền lương của lương sản phẩm.
Phương pháp này áp dụng đối với các trường hợp sau:
• Những ngày CBCNV đi học ngắn hạn, đi họp, đi đường từ công ty đến địa điểm
làm việc ngoài công ty theo quyết định điều động của Tổng giám đốc, của cổ đông
• Những công việc khó xác định khối lượng hay thí nghiệm…. không thể định
mức được.
1.2.3. Phụ cấp lương: Công ty áp dụng một số phụ cấp lương sau:
- Mức lương độc hại và phụ cấp độc hại:
+ Mức độ độc hại: Công nhân trong các bộ phận có mức lương độc hại khi làm việc
ở điều kiện độc hại thì được hưởng mức lương độc hại theo quy định của nhà nước.
+ Bồi dưỡng độc hại: CBCNV trong các ngành nghề không có mức lương độc hại
khi làm việc trong điều kiện độc hại thì hưởng phụ cấp độc hại. Nếu làm việc từ 2
giờ đến 4 giờ thi được tính nửa ngày, nếu làm việc từ 4 giờ trở nên thì được tính cả
ngày. Công ty áp dụng mức bồi dưỡng độc hại tại chỗ bằng hiện vật theo thời gian
làm việc, mức bồi dưỡng một công là 4.000đ quy ra sữa.
- Phụ cấp làm đêm: Thời gian làm đêm tính từ 23 giờ đến 7 giờ sáng, làm giờ nào
phụ cấp giờ ấy. Mức phụ cấp 30% lương cấp bậc hoặc chức vụ (kể cả phụ cấp chức
vụ). Đối với công việc không thường xuyên làm đêm 40% tiền lương cấp bậc hoặc
chức vụ (kể cả phụ cấp chức vụ).
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
- Phụ cấp chức vụ, lãnh đạo:
Đối tượng áp dụng Hệ số phụ cấp so với mức lương tối thiếu
Tổ trưởng sản xuất, nhà ăn 0,1
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch công đoàn,
Bí thư đoàn thanh niên
0,3
Tổ lái xe
0,1 (đã tính hệ số mức lương theo chế độ công
việc được giao)
1.3.Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty cổ
phần kính Viglacera Đáp Cầu.
Công ty áp dụng chế độc trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương theo
đúng chế độ hiện hành.
Các khoản trích
theo lương
2010 – 2011 2012 -2013 2014 trở đi
DN NLĐ DN NLĐ DN NLĐ
BHXH 16 6 17 7 18 8
BHYT 3 1.5 3 1.5 3 1.5
KPCĐ 2 2 2
BHTN 1 1 1 1 1 1
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty
Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Kính Viglacera Đáp Cầu có phân cấp rõ ràng
trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong việc tuyển dụng, nâng
bậc, kỷ luật lao động, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiền lương nhằm quản lý và
sử dụng nguồn nhân lực sao cho có hiệu quả nhất.
• Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác quản lý, sản xuất kinh
doanh của Công ty. Theo đó Tổng giám đốc là người ra quyết định tuyển dụng nhân
sự, phê duyệt tiền lương, thưởng, mức tăng lương định kỳ cho toàn thể CBNV trong
công ty
• Phó Tổng giám đốc kinh doanh: giúp Tổng giám đốc công ty phụ trách lĩnh
vực kinh doanh của Công ty, tham gia xét duyệt ABC hàng tháng và tham gia Hội
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
đồng tư vấn xét duyệt kỷ luật lao động, xét duyệt sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
• Phó Tổng giám đốc sản xuất:
- Giúp Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực sản xuất của Công ty
- Chủ tịch Hộ đồng thi nâng bậc cho công nhân, Chủ tịch hội đồng tư vấn xét
duyệt kỷ luật lao động và xét duyệt ABC hàng tháng,
- Đại diện lãnh đạo công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
phiên bản 2000
- Các công việc cụ thể khác do Tổng giám đốc chỉ đạo.
• Phòng Tổ chức hành chính: là phòng quản lý nghiệp vụ, quản lý phục vụ Đối
với công tác Tổ chức lao động, phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Lập kế hoạch về nhu cầu lao động, tiếp nhận và bố trí lao động vào các dây
chuyền sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trực thuộc công ty; giúp Tổng
giám đốc công ty ký kết các hợp đồng lao động với tất cả CBNV trong Công
ty theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành.
- Giúp cho Tổng giám đốc công ty trong việc nhận xét, đánh giá đội ngũ
CBCNV trong việc đề bạt, nâng bậc lương, đào tạo bồi dưỡng cho CBCNV
hàng năm trong công ty.
- Nghiên cứu xây dựng các hình thức trả lương, trả thương cho CBCNV trong
công ty sao cho có hiệu quả nhất.
• Phòng Tài chính kế toán: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và sự chỉ
đạo của Kế toán trưởng cấp trên về mặt nghiệp vụ. Phòng Tài chính kế toán có chức
năng, nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện và kiểm soát theo tháng, quý, năm.
- Phối hợp với bộ phận hành chính để đưa ra các hình thức trả lương, trả
thưởng hợp lý.
- Thực hiện phân tích, đánh giá thường xuyên hoạt động Tài chính của Công
ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Cũng theo quy định của Công ty, người lao động đi muộn về sớm, nghỉ làm quá
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
thời gian quy định hoặc không có phép đều chịu các hình thức kỷ luật nhất định,
Công ty áp dụng chủ yếu là hình thức trừ lương. Tùy theo mức độ sai phạm mà tiền
phạt đối với mỗi nhân viên khác nhau. Trong trường hợp nhân viên vi phạm nhiều
lần hoặc cố tình vi phạm có thể dẫn tới chấm dứt hợp động lao động giữa Công ty
và người lao động.
Để có thể theo dõi đánh giá năng lực của các lao động trong Công ty, vào dịp cuối
năm Công ty thường xuyên tiến hành đánh giá, xếp loại người lao động theo các
tiêu chí. Năng lực của người lao động sẽ được đánh giá thông qua “Phiếu đánh giá
chất lượng lao động”. Các phiếu này là căn cứ để phòng Hành chính tổng hợp tập
hợp kết quả để xét lên lương đối với những người lao động có kết quả lao động tốt
và tham mưu cho Ban giám đốc trong việc điều chuyển nhân sự sao cho phù hợp
với năng lực của từng người. Đây là một biện pháp rất hiệu quả trong việc khích lệ
tinh thần làm việc cho người lao động.
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH
VIGLACERA ĐÁP CẦU
2.1.Kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần kính Viglacera Đáp Cầu
2.1.1.Chứng từ sử dụng
Để phù hợp với tình hình sản xuất cũng như yêu cầu và trình độ quản lý, Công ty đã
áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung kết hợp trình tự ghi sổ theo thời gian với
trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào
sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là Sổ nhật ký chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký
của các nghiệp vụ cùng loại vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái cuối tháng.
Chứng từ sử dụng bao gồm:
* Chứng từ sử dụng để theo dõi lao động: Đơn vị căn cứ vào Hợp đồng lao động
hoặc Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động để theo dõi tăng giảm lao động trong
kỳ.
Ví dụ: Trong tháng 01 năm 2011 Công ty có tiếp nhận 01 lao động và chấm dứt 01
hợp đồng lao động
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
9
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
C.TY CP KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 15/QĐ-TCHC
Bắc Ninh, ngày 06 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tiếp nhận CB CNV
- Căn cứ Điều lệ hoạt động của công ty
- Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức – hành chính
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Tiếp nhận ông Lê Thanh Hương – Công nhân thợ tiện kể từ ngày 06 tháng
01 năm 2011
Điều 2: Ông Lê Thanh Hương được hưởng lương CN bậc ¼, hệ số: 2,18, mức
lương: 918.000 đồng.
Điều 3: Ông Lê Thanh Hương, trưởng phòng Tổ chức – hành chính, Kế toán trưởng
và Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: Tổng giám đốc
- Như điều 3
- Lưu TCHC
TỔNG CÔNG TY VIGLACERA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
NAM
C.TY CP KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 35/QĐ-TCHC
Bắc Ninh, ngày 01 tháng 3 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động
- Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/6/1994, luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật lao động ngày 02/04/2002 và các văn bản quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành của các cơ quan chức năng
- Căn cứ Điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty
- Xét đơn xin chấm dứt Hợp đồng lao động của Ông Nguyễn Văn Hưng
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN KÍNH VIGLACERA ĐÁP CẦU
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Nguyễn Văn Hưng – Công
nhân cơ khí kể từ ngày 07 tháng 03 năm 2011
Điều 2: Ông Nguyễn Văn Hưng được hưởng trợ cấp thôi việc là 3.658.500 đ
Điều 3: Các ông, bà trưởng phòng Tổ chức – hành chính, Kế toán trưởng, thủ
trưởng các đơn vị và ông Nguyễn Văn Hưng chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này.
Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC
- Như điều 3
- Lưu TCHC
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
DANH SÁCH CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN
Có mặt đến thời điểm 01/01/2011
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Ghi chú
1 Trần Quốc Thái 1960 Chủ tịch HĐQT
2 Trần Thanh Vân 1967 Trưởng ban kiểm soát
3 Nguyễn Thanh Trì 1969 Tổng giám đốc
……………
…………………
………………………
470 Ngô Văn Xuyên 1957 CN sơn
471 Giang Văn Yên 1978 CN hàn hơi
472 Đoàn Văn Yên 1967 CN hàn hơi
DANH SÁCH TĂNG, GIẢM LAO ĐỘNG
Tháng 01 năm 2011
TT Họ và tên Năm sinh Chức danh Ghi chú
I Danh sách lao động tăng
1 Lê Thanh Hương 1972 CN thợ tiện
………………
II Danh sách lao động giảm
1 Nguyễn Văn Hưng 1969 CN cơ khí
* Chứng từ sử dụng để theo dõi kết quả lao động: Ngoài sử dụng bảng chấm công
để theo dõi thời gian lao động công ty còn theo dõi kết quả lao động theo giấy giao
việc, phiếu nhập kho theo quy định. Căn cứ để viết phiếu nhập là các bản khối
lượng công việc hoàn thành có xác nhận của KCS, chủ nhiệm dự án và các bộ phận
có liên quan, từ các phiếu nhập ta mới tính vào bảng thanh toán lương khoán
Ví dụ:
Công ty cổ phần Kính Viglacera PHIẾU GIAO VIỆC
Đáp Cầu
Tân công việc: Sản xuất sản phẩm kính an toàn
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
Ngày giao: 01/01/2011
Ngày hoàn thành: 31/01/2011
Người nhận: Vũ Thành Kiên – Ca D Phân xưởng kính cán
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
- Sản xuất sản phẩm kính an toàn
- Số lượng: 4000 m2 Đơn giá: 33.000 đ/m2
- Tổng số tiền theo sản phẩm sản xuất: 4.000m2 x 33.000 đ = 1.518.000 đ
- Tiền thưởng: không
Tổng giám đốc LĐTL Bên giao Bên nhận
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
13
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
* Phiếu chi, chứng từ và các tài liệu khác về các khoản khấu trừ, trích nộp liên
quan.
CÔNG TY CỔ PHẦN
KÍNH VIGLACERA
ĐÁP CẦU
PHIẾU CHI
Quyển số: Mẫu số C21-H
Ngày 14 tháng 01 năm 2011
Số: (QĐ số: 999-TC/QĐ/CĐKT
Nợ Ngày 1 tháng 11 năm 1995
Có: 1111 của Bộ tài chính
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Hữu Tưởng ( Đại diện)
Địa chỉ: Ca B – PX gương
Lý do chi tiền: Chi tiền tạm ứng lương kỳ I tháng 01/2011
Số tiền: 250.000.000 đ, .Bằng chữ: Hai trăm năm mươi triệu đồng chẵn.
Kèm theo: Bảng tạm ứng lương kỳ I tháng 01/2011 của các bộ phận, Chứng từ gốc.
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ):…………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ngày…… tháng……năm 2011
Tổng giám đốc Phụ trách kế toán Người lập biểu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký tên, đóng dấu)) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
2.1.2.Phương pháp tính lương
a/ Trả lương theo sản phẩm
• Các phân xưởng: Mức lương hệ số 1 hàng tháng của từng phân xưởng được xác
định căn cứ vào quỹ tiền lương theo tỉ lệ % của tổng số tiền lương sản phẩm và
lương khoán của phân xưởng trong tháng, tỉ lệ % tiền lương giao cho các phân
xưởng phải được Tổng giám đốc duyệt mới được thực hiện.
Lương hệ số 1 =
Tổng lương sản phẩm x tỉ lệ %
Tổng hệ số lương tại các phân xưởng
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
14
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
Ví dụ 1: Bảng tổng hợp tiền lương sản phẩm tháng 1 năm 2011 và Bảng danh sách
xếp lương, phân bổ tiền lương cho các bộ phận trong tháng 1 năm 2011 như sau:
Bảng 2-1: BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM
Tháng 1 năm 2011
TT Tên các bộ phận Tổng số công
Tổng tiền sản phẩm
thực chia
1 Phân xưởng kính cán
Tổng lương sản phẩm kính tấm 3.664,3 462.853.200
Tổng lương sản phẩm kính tôi 393,5 50.584.800
Cộng 4.057,8 513.438.000
2 Phân xưởng sản xuất gương
Tổng lương sản phẩm kính
gương
2.542,53 286.695.100
Tổng cộng 6.600,33 800.133.100
Ngày 30 tháng 01 năm 2011
Người lập biểu
Bảng 2-2: DANH SÁCH XẾP LƯƠNG VÀ PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG TRONG
CÔNG TY
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
15
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
STT Họ và tên
Hệ số lương và tỉ
lệ % tiền lương
được xây dựng
Hệ số lương và tỉ
lệ % tiền lương
được duyệt tháng
01 năm 2010
Ghi chú
I Phòng kế hoạch vật tư 38 38
1 Trịnh Nam Hải 6.0 6.0
2 Nguyễn Hướng Dương 4.0 4.0
3 Phạm Văn Mỹ 3.5 3.5
4 Nguyễn Văn Luận 3.5 3.5
5 Nguyễn Văn Dự 3.5 3.5
6 Đoàn Gia Vỵ 3.5 3.5
7 Hà Tấn Cương 3.5 3.5
8 Nguyễn Huy Thông 3.5 3.5
9 Nguyễn Thị Vân Mai 3.5 3.5
10 Dương Thị Liệu 3.5 3.5
II Phòng kỹ thuật và QLTB 27.3 28.8
1 Lương Văn Lực 5.4 5.4
2 Ngụy Ngọc Thắng 3.2 3.2
3 Ngô Sách Hùng 2.5 2.5
4 Phan Văn Tế 2.5 2.5
5 Trần Văn Quảng 2.5 2.8
Ô. Quảng CNDA
Thuỷ điện Sê San
4 cộng thêm hệ
số 0.3
6 Nguyễn Văn Phong 2.5 2.8
Ô. Phong CNDA
GKG Hà Tây
cộng thêm hệ số
0.3
7 Trần Công Sơn 2.5 2.8
Ô. Sơn CNDA
XM Cẩm Phả
cộng thêm hệ số
0.3
8 Giáp Trọng Hanh 2.2 2.5
Ô. Hanh CNDA
XM Hồng Phong
cộng thêm hệ số
0.3
9 Vũ Trí Phú 2.0 2.0
10 Nguyễn Văn Đệ 2.0 2.3
Ô.Đệ CNDA
Metro Hà Nội 2
cộng thêm hệ số
0.2
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
16
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
III Phòng kế toán 16.2 16.2
1 Hà Đình Kết 4.0 4.0
2 Nguyễn Thị Chanh 3.5 3.5
3 Lưu Thị Lan 2.0 2.0
4 Nguyễn Phương Thảo 2.0 2.0
5 Nguyễn Thị Bich 2.2 2.2
6 Thân Văn Tú 2.5 2.5
IV Phòng TC-HC 12 12
1 Triệu Ngọc Thịnh 3.0 3.0
2 Dương Đức Hà 2.5 2.5
3 Đỗ Văn Bắc 2.5 2.5
4 Trần Kim Dung 2.0 2.0
5 Vũ Thị Nhung 2.0 2.0
V Tổ bảo vệ 10.5 10.7
1 Trần Khắc Huấn 2.5 2.5
2 Nguyễn Văn Lợi 2.0 2.0
3 Hà Đình Đoàn 2.0 2.0
4 Ngô Quang Tuấn 2.0 2.0
5 Nguyễn Minh Thông 2.0 2.2
Ô. Thông kiêm
nhiệm làm công
tác y tế cộng
thêm hệ số 0.2
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
17
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
VI Tổ lái xe 6.6 6.6
1 Phạm Văn Phượng 2.2 2.2
2 Đỗ Văn Khảm 2.2 2.2
3 Lê Văn Hoàn 2.2 2.2
VII Phân xưởng kính cán 24.45 24.45
1 Nguyễn Đức Ninh 3.5 3.5
2 Nguyễn Xuân Nhân 3.1 3.1
3 Nguyễn Văn Hải 2.3 2.3
4 Đỗ Văn Kiên 2.5 2.5
5 Lê Văn Tuấn 2.3 2.3
6 Vương Đình Hưng 2.25 2.25
7 Nguyễn Thị Thoa 2.0 2.0
8 Hướng Thị Hương 2.0 2.0
9 Hồng Văn Nam 2.25 2.25
10 Ngô Đức Quý 2.25 2.25
VIII Phân xưởng gương 17.6 17.6
1 Hồng Trung Văn 3.5 3.5
2 Dương Văn Nam 2.6 2.6
3 Nguyễn Quang Vinh 2.6 2.6
4 Phan Thanh Vân 2.0 2.0
5 Nguyễn Thu Hường 2.0 2.0
6 Đoàn Văn Bách 2.3 2.3
7 Nguyễn Quốc Tăng 2.6 2.6
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
18
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
Bảng 2-3: HỆ SỐ TRƯỢT LƯƠNG, TỈ LỆ % TIỀN LƯƠNG CỦA CÁC BỘ PHẬN
1 Mức lương hệ số 1
Bộ máy quản lý và phục vụ khối cơ quan
Phân xưởng kính cán
Phân xưởng gương
2 Hệ số trượt lương
(Thanh toán lương thời gian theo cách 2) 1,2
3 Tỉ lệ tiền lương
Phân xưởng kính cán – kính tấm 8%
Kính tôi 12%
Phân xưởng gương – kính gương 8%
Bộ máy quản lý và phục vụ khối cơ quan 22%
Căn cứ vào bảng 2-1, 2-2, 2-3 ta có thể tính được mức lương hệ số 1 của Phân
xưởng gương như sau:
=
Tổng lương sản phẩm x tỉ lệ
%
=
286.695.100 x 8%
= 1.303.160
Tổng hệ số lương xí nghiệp 17,6
Vậy hệ số 1 của Phân xưởng gương là: 1.303.160 đ
Mức lương hệ số 1 của Phân xưởng kính cán được tính như sau:
Phân xưởng kính cán có 2 phần kính tấm và kính tôi
- Tổng số lương sản phẩm kính tấm x 8% = X = 462.853.200 x 8% =
37.028.256
- Tổng số lương sản phẩm kính tôi x 12% = Y = 50.584.800 x 12% =
6.070.176
Hệ số 1 = (X + Y)/ tổng hệ số bình xét của mỗi người hàng tháng
= (37.028.256 + 6.070.176)/24,45 = 1.762.717 đ
Vậy hệ số 1 của Phân xưởng kính cán là: 1.762.717 đ
• Phòng ban chức năng và khối quản lý: Mức lương hệ số 1 hàng tháng được xác
định căn cứ vào qũy tiền lương theo tỉ lệ % của tổng số tiền lương sản phẩm và
lương khoán của toàn công ty trong tháng, tỉ lệ % tiền lương giao cho các phòng
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
19
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
ban chức năng và khối quản lý phải được Tổng giám đốc duyệt mới được thực hiện.
Lương hệ số 1 của
phòng ban chức năng
=
Tổng số lương sản phẩm thực chia toàn công ty
trong tháng x 20%
Tổng hệ số lương của phòng ban chức năng và khối
quản lý trong công ty
Theo Bảng 2-1 và bảng 2-2 ta có thể tính được mức lương hệ số 1 của các phòng
ban chức năng và khối quản lý như sau:
Lương hệ số 1 =
800.133.100 x 20%
= 1.424.992
112,3
Vậy mức lương hệ số 1 là: 1.424.992 đ
• Công nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo chế độ tính theo lương cấp bậc
hoặc chức vụ ( kể cả phụ cấp chức vụ) áp dụng đối với toàn thể cổ đông và người
lao động trong Công ty
Lương phép (lễ) =
Lương cấp bậc
x Số công nghỉ phép (lễ)
26 ngày công
Ví dụ: Ông Trịnh Nam Hải trong tháng 1 năm 2011 của Phòng kế hoạch vật tư nghỉ
1 công lễ, bậc lương cơ bản là 3.24 tính như sau:
Lương lễ =
3.24 x 830.000
x 1 = 103.430
26
b/ Trả lương theo thời gian
Bước 1: Xác định một công lương cấp bậc bình quân của bộ phận làm lương sản
phẩm và lương khoán
Bước 2: Tính mức thu nhập bình quân 1 công trong tháng của lương sản phẩm và
lương khoán trong toàn Công ty.
Bước 3: Tính số tiền lương tăng giữa 1 công lương thu nhập bình quân của lương
sản phẩm và lương khoán so với một công lương cấp bậc bình quân của bộ phận
làm lương sản phẩm và lương khoán
Bước 4: Lấy số tiền lương tăng chia cho một công lương cấp bậc bình quân ra hệ số
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
20
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
tăng tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm và lương khoán.
Bước 5: Lấy hệ số tăng tiền lương của bộ phận làm lương sản phẩm và lương khoán
nhân với 70% ra hệ số tăng tiền lương của bộ phận làm lương thời gian.
Tổng lương sản phẩm
=
Thu nhập bình quân
sản phẩmTổng công sản phẩm
Thu nhập bình quân lương SP = Thu nhập bq SP – bình quân lương cấp bậc =
Hiệu
(Lấy bq là bậc 4 = {450.000đ x 2,71}/26 công)
Hiệu chia cho bình quân lương cấp bậc 4 = Thương
Thương x 70% = Hệ số*
Hệ số 1 + Hệ số* = Hệ số trượt lương thời gian
Theo Bảng 2-1 về phân bổ tiền lương sản phẩm thực chia của tháng 1 năm 2011, ta
có thể tính hệ số trượt lương thời gian theo cách thứ hai như sau:
Thu nhập bình quân
sản phẩm
=
800.133.100
= 121.226 đ
6.600,33
Thu nhập bq lương SP = 121.226 – 46.904 = 74.322 đ
Hiệu chia cho bình quân lương cấp bậc 4 = Thương
=
121.226
= 1,58
46.904
Thương x 70% = 1,58 x 70% = 1,1
Hệ số trượt lương thời gian = hệ số 1 + 1,1 = 2,1
Ví dụ: Trong tháng 1 năm 2011 Ông Nguyễn Đình Hiệu đi học lớp bồi dưỡng cảm
tình Đảng từ ngày 8/01/2011 đến hết ngày 12/01/2011, lương được trả trong những
ngày đi học như sau:
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
21
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH Phạm Thị Thu Phương
=
Lương cấp bậc
x 2,1 x Số công =
1.435.500
x 2,1 x 5 = 579.721
26 ngày công 26
2.1.3. Tài khoản sử dụng
* Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên: Thanh toán các khoản phải trả cho công
nhân viên trong công ty
* Tài khoản 622, 627, 642, 138 : những tài khoản này sử dụng theo chế độ chung.
2.1.4. Quy trình kế toán
Dựa trên các chứng từ về tăng, giảm lao động trong tháng, phiếu nhập kho, phiếu
chi, đơn xin nghỉ phép, danh sách tạm ứng lương…. Kế toán sẽ tổng hợp lại để hoàn
thiện Bảng thanh toán lương cho từng bộ phận trong Công ty.
o0o Trường đại học Kinh tế Quốc Dân o0o
22