Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số II Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476 KB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển theo hướng mở
cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng tăng. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên để khẳng định vị
trí của mình cần phải năng động trong tổ chức quản lý, điều hanh tổ chức hoạt
động kinh doanh không chỉ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã
đẹp mà sản phẩm đó phải có giá thành hạ. Do đó các doanh nghiệp đều hướng
tới mục tiêu giảm thiểu chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo
yêu cầu chất lượng.
Ngành xây dựng cơ bản trong điều kiện phát triển như hiện nay ngày
càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra của cải vật chất trong nền
kinh tế quốc dân. Các sản phẩm trong ngành góp phần xây dựng cơ sở hạ
tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Mặt khác, xây dựng cơ
bản là ngành có vốn đầu tư lớn và đang tăng mạnh trong thời gian gần đây
làm cho công tác hạch toán chi phí và quản lý vốn đầu tư ngày càng trở nên
mối quan tâm lớn trong các doanh nghiệp xây lắp nhằm khắc phục tình trạng
lãng phí thất thoát vốn. Vì thế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành trong doanh nghiệp xây lắp ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng. Các doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tận
dụng và kết hợp các nguồn lực sản xuất một cách tối ưu, có thể kiểm soát
quản lý các yếu tố, các khoản mục chi phí giá thành của từng công trình, theo
từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu dự toán để tìm ra nguyên
nhân chênh lệch, kịp thời ra quyết định hợp lý điều chỉnh hoạt động sản xuất
kinh doanh theo mục tiêu đề ra.
Nhận thức được vai trò của việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm đó trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số II Thái
Nguyên em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số II Thái Nguyên ‘’ làm chuyên đề báo
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
1


Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
cáo thực tập cuối khoá. Với mong muốn học hỏi và nhận thức thực tế nhằm
nâng cao vốn kiến thức của mình đã học ở trường.
Bài chuyên đề của em ngoài lời mở đầu và kết luận được chia làm 03
chương:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty Cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên.
.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
2
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ II K - THÁI NGUYÊN
1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SỐ II - THÁI NGUYÊN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Xây dựng Cổ phần số II tiền thân là Công ty Xây dựng số 10
thuộc Bộ Xây Dựng. Công ty được thành lập theo QĐ số 748-UBQĐ ngày
31/12/1992 của UBND tỉnh Bắc Thái và được đổi tên thành Công ty Xây
dựng số II - Thái Nguyên theo QĐ số 2738/QĐUB ngày 9/7/2001 của UBND
tỉnh Thái nguyên tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Cổ phần Xây
dựng số II - Thái Nguyên được thành lập theo hình thức chuyển đổi từ doanh
nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo quyết định số 2544/QĐUB
ngày 27/8/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 1703000034 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái nguyên cấp ngày

3/1/2003.
Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực tổ chức hoạt động kinh
doanh trên lĩnh vực xây lắp công nghiệp và xây dựng dân dụng. Đội ngũ cán
bộ gồm 34 kỹ sư và 39 trung cấp các nghành nghề thuộc lĩnh vực xây lắp. Đội
ngũ cán bộ này có thâm niên công tác trên 5 năm, đồng thời công ty có đội
ngũ công nhân xây dựng trên 200 người đủ nghề, có trình độ tay nghề chuyên
môn cao từ 4/7-7/7. Công ty đã và đang xây dựng các công trình công nghiệp
và dân dụng các cấp được khách hàng và thị trường chấp nhận về chất lượng
và kỹ thuật các công trình do công ty đảm nhận thi công được các chủ đầu tư
và các ngành có liên quan nghiệm thu đánh giá là đảm bảo tốt. Trong đó có
một số công trình đạt chất lượng cao được Bộ Xây Dựng tặng thưởng huy
chương vàng. Công ty được Bộ Xây Dựng tặng bằng khen công nhận Công
Ty Cổ phần Xây dựng số II là đơn vị đạt chất lượng cao công trình sản phẩm
xây dựng Việt Nam năm 1997.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
3
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Công ty Cổ phần Xây dựng số II là doanh nghiệp xây lắp có năng lực và
khả năng kinh doanh lâu năm trên địa bàn tỉnh Bắc Thái (trước đâyt) và các
tỉnh lân cận. Các công trình có quy mô lớn được xây dựng như: Khách sạn
Thái nguyên, rạp chiếu bóng Thái nguyên, trường Cao đẳng sư phạm Việt
Bắc, nhà khách UBND tỉnh Tuyên Quang, nhà máy chè kim Anh Vĩnh Phúc,
xí nghiệp ô tô 24 Mê Linh Vĩnh Phúc, các công trình về đường dây và trạm
biến áp đến 35 KV của nhà m áy xi măng Cao Ngạn Thái Nguyên, trung tâm
giáo dục xã hội 05-06 Thái Nguyên, công ty tấm lợp và vật liệu xây dựng
Thái Nguyên, UBND huyện Võ Nhai, UBND huyện Đại Từ và đồn biên
phòng 185 Hà Giang, trụ sở UBND xã Nghinh Tường, đường ven sông lam
Nghệ An, các công trình kiên cố hoá trường lớp học tại địa bàn tỉnh Thái
Nguyên, tỉnh Bắc Kạn…. đều do công ty đảm nhận thi công.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh .

Là Công ty xây dựng vì vậy nghành nghề kinh doanh của công ty chủ
yếu là xây dựng các công trình dân dụng, công trình hạ tầng, giao thông,
thuỷ lợi, đường dây tải điện trạm biến áp 35 KW, san lấp mặt bằng, nền
móng công trình, gia công các kết cấu thép, cấu kiện bê tông, lắp đặt các
thiết bị cột điện, cột thu lôi, chống sét, chế biến đồ mộc dân dụng, kinh
doanh vật liệu xây dựng.
Sau đây là một số chỉ tiêu nói lên thành quả sản xuất mà công ty đạt
được trong 3 năm gần đây
Bảng số 1.1
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng doanh thu 13.499.971.942 14.455.921.919 15.700.000.000
Tổng vốn kinh doanh 20.399.116.048 22.051.682.160 22.640.170.921
Qua bảng ta thấy các chỉ tiêu của công ty đều tăng qua các năm:
- Chỉ tiêu về tổng doanh thu của công ty năm 2004 tăng so với năm
2003 là 956.003.790 (tăng 7t,08 %) đến năm 2005 tỷ lệ doanh thu của công ty
năm 2005 đã tăng lên so với năm 2004 là 1.244.078.090 (tăng 8,6%).
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
4
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Chỉ tiêu về tổng vốn kinh doanh của công ty năm 2004 so với năm
2003 là 1.652.566.120 (tăng 8.1t%), và đến năm 2005 đã tăng lên so
với năm 2004 là588.488.760 (tăng 2t,66%) .
Qua tỷ lệ tăng của những chỉ tiêu trên cho ta thấy công ty đã sử dụng
nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả.
Bảng số 1.2
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm2005
Số lao động trực tiếp
229 253 276
Số lao động gián tiếp
42 57 68

Thu nhập bình quân đồng /
người / tháng
731.483 861.945 1.015.578
Qua bảng ta thấy các chỉ tiêu vể số lao động trực tiếp và gián tiếp đều
tăng cùng với việc tăng đó thì thu nhập bình quân cũng tăng lên, cụ thể:
- Số lao động trực tiếp năm 2004 tăng so với 2003 là 24 người (tăng
10.48t%) và đến 20005 đã tăng thêm 23 người (tăng 9.09t%) so với
năm 2004.
- Số lao động gián tiếp của năm 2004 tăng so vơí năm 2003 là 15
người tăng (35,7%), sang đến năm 2005 tăng 11 người (tăng 19t,2%)
so với năm 2004.
Số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng nhưng thu nhập bình quân
đầu không những không giảm mà còn tăng lên chứng tỏ quy mô của công ty
ngày càng lớn, sản xuất kinh doanh ổn định đảm bảo mức lương cho công
nhân viên trong công ty.
Bảng số 1.3:
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
5
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Do công ty sử dụng nguồn vốn hợp lý và có hiệu quả cùng với sự phát
triển về quy mô do đó TSCĐ và tài sản lưu động của công ty đều tăng lên qua
các năm.D
Qua việc phân tích các chỉ tiêu trong bảng các chỉ tiêu đều tăng lên
chứng tỏ công ty luôn phát triển và lớn mạnh qua các năm.
1.2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Tổ chức bộ máy quản lý. Công ty Xây dựng số II -Thái Nguyên thuộc Sở
Xây Dựng Thái Nguyên nhưng hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân nên
bộ máy quản lý của công ty về cơ bản cũng giống như các doanh nghiệp khác.
Mọi hoạt động của công ty đều dưới sự chỉ đạo của Đại hội cổ đông, Hội
đồng quản trị và Đảng bộ công ty. Đã tạo ra không khí thi đua trong lao động,

sản xuất tạo sức mạnh tăng giá trị tổng sản lượng, mở rộng thị trường trong
toàn công ty.
Mối quan hệ cuả bộ máy quản lý của công ty được biểu diễn qua sơ đồ
sau:
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tài sản lưu động (TSNH) 22.054.063.051 22.061.682.160 22.640.170.921
Tài sản cố định (TSDH) 618.746.804 539.684.928 874.893.131
6
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần
Xây Dựng số II - Thái Nguyên.

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
+ Đại hội cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội
cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty giữa hai nhiệm kỳ đại
hội, bầu ra ban kiểm soát để kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, phục vụ tốt nhất lợi ích của công ty.
+ Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất, đại diện pháp nhân duy nhất
của doanh nghiệp, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm
quyền của đại hội cổ đông.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
7
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG
TY

PHÒNG KẾ
HOACH KỸ
THUẬT
PGĐ KINH
DOANH
PGĐ KỸ THỤÂT
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
CÁC ĐỘI XÂY
LẮP
CÁC CHI
NHÁNH
CÁC BAN CHỈ
HUY
CÁC ĐẠI LÝ
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
+ Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty. Kiểm tra tính
trung thực, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
cuả công ty, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán.
+ Giám đốc công ty: Giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ
nhiệm, đại diện cho công ty điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty theo đúng điều lệ của công ty và quy định của pháp luật. Chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về những quyết định của mình
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó giám đốc kinh doanh và tiếp thị: Là người giúp việc cho giám
đốc, chịu trách nhiệm về những vấn đề kinh doanh của công ty. Với chức
năng tiếp thị, khai thác thị trường, tìm kiếm công việc xây lắp các công trình,

tăng cường mối quan hệ liên doanh liên kết với các đơn vị xây lắp khác nhau
để cùng nhau tìm kiếm và mở ra các thị trường mới.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp việc cho giám đốc, quản lý,
chỉ đạo và giám sát về công tác kỹ thuật, quản lý chất lượng các công trình.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về
công tác tổ chức nhân sự, về tiền lương, giải quyết các chế độ về BHXH, bảo
hộ lao động, các công tác về khen thưởng, kỷ luật, hành chính, quản lý quỹ
tiền mặt…
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về
công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình, đề ra các phương án, kế
hoạch sản xuất kinh doanh, theo dõi đôn đốc và điều chỉnh tiến độ sản xuất.
Chuẩn bị hồ sơ tham dự đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh toán khối lượng
các công trình.
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán tài sản cũng như các
quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Với chức năng giám sát bằng đồng
tiền mọi hoạt động kinh tế, quản lý tài sản của công ty, tổ chức sử dụng các
nguồn vốn một cách hiệu quả nhất. Tổ chức công tác hạch toán kế toán trong
đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Lập báo cáo tài
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
8
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
chính để tập hợp, cân đối tình hình tài sản của công ty trong kỳ hoạt động.
Tính kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà
nước của công ty.
+ Các đội sản xuất và các ban chỉ huy, chi nhánh: Chịu trách nhiệm trực
tiếp thi công các công trình theo đúng hồ sơ thiết kế và hợp đồng giao nhân thầu
xây lắp, báo cáo các khối lượng thực hiện và quyết toán các công trình.
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty Cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên là doanh nghiệp hoạt
động sản xuất chủ yếu là xây lắp các công trình nên tổ chức sản xuất của công

ty cố định tại nơi sản xuất, toàn bộ NVL, công cụ dụng cụ, các thiết bị để sản
xuất và nhân công trực tiếp thực hiện công việc xây lắp trên công trường
công ty đều thuê ngoài và luôn phải di chuyển theo địa điểm đặt công trình.
Do đó công ty có sơ đồ về quy trình sản xuất kinh doanh sau:
Sơ đồ 1.2: Về quy trình sản xuất kinh doanh:
Hay nói cách khác quy trình công nghệ xây lắp của công ty còn được
thể hiện chi tiết qua các bước sau:
Sản phẩm của công ty chính là các công trình xây lắp trong và ngoài
tỉnh. Các công trình được xây dựng theo quy trình sau:
Bước 1: Đăng ký dự thầu, mua hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ dự thầu công trình.
Bước 3: Căn cứ thông báo trúng thầu của chủ đầu tư, tiến hành hương
thảo, ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp công trình. Lập các kế
hoạch cung ứng nguyên vật liệu, chuẩn bị tiếp nhận mặt hàng, làm lễ khởi
công xây dựng công trình.
Bước 4: Nghiệm thu hoàn toàn bàn giao công trình đưa vào sử dụng, lập
hồ sơ hoàn công công trình.
Bước 5: Bảo hành công trình theo đúng thời hạn quy định của Nhà nước.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
9
Lập kế
hoạch
SXKD
Đấu thầu
Thực hiện
SXKD
Nghiệm
thu bàn
giao SP
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán

Bước 6: Thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký kết.
2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ II - THÁI NGUYÊN.
2.1/ Tổ chức bộ máy kế toán.
Để hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của công ty thực sự phát huy
vai trò quan trọng và có hiệu quả ngày càng lớn thì yêu cầu đặt ra cho bất kỳ
doanh nghiệp nào là phải tổ chức bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ để đảm bảo
thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường hiện nay các thông tin về tài chính kế toán, về tình hình kinh tế đòi
hỏi phải được cung cấp thường xuyên, đầy đủ kịp thời và chính xác về các
nhà quản lý, kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn. Khi mà sự cạnh tranh
đặt các doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn thì yêu
cầu này càng trở nên quan trọng. Trước nguy cơ tiềm tàng đó Công ty Cổ
phần Xây dựng số II không ngừng đổi mới, cải tiến công tác tổ chức kế toán
để phù hợp với sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế
toán nói riêng và hoạt động của toàn công ty nói chung. Hiện nay Công ty Cổ
phần Xây dựng số II đã thực hiện công tác kế toán theo hình thức vừa tập
trung, vừa phân tán. Theo hình thức này thì các đội xây lắp thực hiện tổ chức
kế toán, hạch toán riêng, các đội được tự chủ trong hạch toán kinh doanh tính
giá thành sản phẩm xây lắp ở đơn vị, chịu trách nhiệm nộp về công ty một cổ
phần các chi phí quản lý tính vào giá thành sản xuất kinh doanh.
Phòng kế toán công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
10
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán

`
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công việc
do các kế toán viên và các kế toán đơn vị trực thuộc thực hiện, lập báo cáo

theo yêu cầu quản lý của cấp trên, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp
trên về các thông tin kế toán.
+ Tổng hợp chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất, tính giá thành
sản phẩm.
+ Phân tích các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
- Kế toán vật tư tài sản cố định: chịu trách nhiệm hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh, ghi chứng từ kế toán vào sổ sách kế toán. Chịu trách
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
11
KẾ
TOÁN
ĐỘI 7
KẾ TOÁN VẬT TƯ
TSCĐ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
THANH TOÁN
KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG, BHXXH,
TGNH
THỦ QUỸ
KẾ
TOÁN
ĐỘI 1
KẾ
TOÁN
ĐỘI 2
KẾ
TOÁN
ĐỘI 3

KẾ
TOÁN
ĐỘI 6
KẾ
TOÁN
ĐỘI 5
KẾ
TOÁN
ĐỘI 10
KẾ
TOÁN
ĐỘI 11
KẾ
TOÁN
ĐỘI 12
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
nhiệm trước kế toán trưởng về công tác quản lý xuất, nhập vật tư, công cụ và
theo dõi tăng giảm của tài sản.
- Kế toán thanh toán:
+ Căn cứ vào chứng từ gốc khi tiến hành sản xuất, nhập quỹ có phiếu thu
chi kèm theo đúng quy định, chế độ chứng từ kế toán.
+ Hàng ngày vào sổ quỹ tiền mặt và nhật ký chứng từ số 1.
+ Căn cứ vào giấy báo nợ các bảng kê của ngân hàng lên bảng kê số 2 và
nhật ký chứng từ số 2.
+ Chịu trách nhiệm về công tác thanh toán bằng tiền mặt và huy động vốn.
- Kế toán tiền lương, BHXH, tiền gửi ngân hàng: Phản ánh đầy đủ
chính xác, kịp thời và kết quả lao động của công nhân viên chức, tính toán
đúng và đầy đủ tiền lương và các khoản phải nộp theo chế độ hiện hành. Chịu
trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác thanh toán qua ngân hàng theo
dõi lương và các khoản bảo hiểm của công nhân viên chức.

- Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập,
xuất quỹ, ghi sổ và lập báo cáo quỹ. Phản ánh số hiện có và tình hình biến
động tăng, giảm của tiền mặt tại quỹ, ghi sổ và lập báo cáo quỹ.
Do có sự đổi mới về tổ chức quản lý các đơn vị trực thuộc có điều kiện
để tiến hành tổ chức hạch toán riêngD, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và vào sổ chuyển lên phòng kế toán công ty nên các đội xây lắp có các
kế toán riêng. Cụ thể các đội xây lắp có bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ 1.4: Bộ máy kế toán đội
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
12
ĐỘI TRƯỞNG
CÁN BỘ
KỸ THUẬT
ĐỘI
CÁN BỘ THỦ
KHO, THỦ
QUỸ
KẾ TOÁN
ĐỘI
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Chức năng nhiệm vụ của kế toán đội: Cũng giống như ở công ty chỉ
khác về phạm vi quản lý và hạch toán của kế toán đội là theo dõi hạch toán
các nghiệp vụ phát sinh ở các bộ phận đơn vị mình định kỳ lập đối chiếu và
báo cáo gửi lên phòng kế toán công ty.
- Đội trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và giám đốc công
ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đội. Bố trí, điều hành lực lượng,
tổ chức sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, tập hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh theo kỳ.
- Cán bộ kỹ thuật: Là người trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật thi công theo quy
trình quy phạm. Tổ chức lực lượng sản xuất đảm bảo an toàn lao động, hiệu

quả lao động. Lập hoàn công, nghiệm thu theo phần việc được giao.
2.2/ Hình thức ghi sổ kế toán.
Hiện nay Công ty Cổ phần Xây Dựng số II đang áp dụng hình thức nhật
ký chứng từ để hạch toán kế toán. Kể cả những đơn vị trực thuộc hạch toán
độc lập báo sổ về công ty cũng áp dụng hình thức kế toán này. Đặc trưng cơ
bản của phương pháp này là sổ nhật ký chứng từ được mở hàng tháng cho
một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau và có liên quan
với nhau theo yêu cầu quản lý. Lập các bảng tổng hợp cân đối với bên nợ
các tài khoản liên quan kết hợp giữa ghi theo thời gian và hệ thống, giữa
hạch toán tổng hợp và chi tiết. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu
trên sổ chi tiết, lập bảng cân đối số phát sinh, vào sổ cái, vào bảng lương
báo cáo tài chính.
Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ tại công ty sở kế toán có liên
quan đến:
+ Sổ nhật ký chứng từ.
+ Sổ cái: Mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm chi tiết theo
từng tháng trong đó bao gồm: Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối
kỳ của các tài khoản: 111, 112, 113, 141, 138, 139…
+ Sổ chi tiết tài khoản: 111, 911…
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
13
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Có thể mô tả hệ thống sổ sách và trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký
chứng từ tại công ty như sau:
Sơ đồ 1.5: Hệ thống sổ sách và trình tự ghi sổ

Ghi chú: : Ghi hàng ngày :
: Ghi cuối kỳ
: Đối chiếu kiểm
Đây là hình thức kế toán phù hợp với công ty, theo hình thức này các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các chứng từ gốc. Kế toán căn
cứ vào các chứng từ gốc phản ánh trên các “ Nhật ký chứng từ” các chứng từ
cùng loại sẽ được ghi vào bảng kê, từ bảng kê cuối tháng ghi vào các nhật ký
chứng từ có liên quan. Chứng từ gốc vào bảng phân bổ sau khi ghi vào bảng
kê hay nhật ký chứng từ được chuyển đến kế toán chi tiết để ghi vào sổ, thẻ
kế toán chi tiết, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng cộng số phát sinh bên Có của tài khoản trên nhật ký chứng từ
theo dõi và các phát sinh Nợ của các tài khoản liên quan. Sau khi đối chiếu
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
14
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ
CÁC BẢNG PHÂN BỔ
NHẬT KÝ
CHỨNG TỪ
SỔ THẺ KẾ
TOÁN CHI TIẾT
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
BẢNG KÊ
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
các nhật ký chứng từ với nhau và các bảng kê đã thấy hợp lôgic thì từ nhật ký
chứng từ sẽ ghi vào sổ cái cuối tháng sau đó cộng phát sinh và rút số dư cuả
từng tài khoản. Sau khi đối chiếu khớp đúng sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
là cơ sở để lập báo cáo kế toán. Chính vì thế mà hệ thống hạch toán phát huy
được vai trò kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách
chặt chẽ và có hiệu lực đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty.
2.3 Kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
2.3.1/ Chính sách kế toán áp dụng.

Công ty luôn áp dụng đúng chế độ chính sách kế toán do Nhà Nước ban
hành. Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 15 của Bộ
Tài Chính.
- Kỳ kế toán: bắt đầu từ 1/1 kết thúc 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương
pháp chuyển các đồng tiền khác: Đồng.
- Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ.
* Phương pháp kế toán TSCĐ
+ Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,
+Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao
TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, khấu hao đường thẳng.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo giá trị thực tế nhập
kho.
+Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế
+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ.
* Phương pháp tính thuế GTGT
Công ty Cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên áp dụng phương pháp
khấu trừ khi tính thuế GTGT, các chứng từ hạch toán thuế GTGT là hoá đơn
mua hàng (mua vật tưm, hành hoá, dịch vụ là các đối tượng chịu thuế GTGT)
phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các hoá đơn bán hàng, doanh thu của
công ty trong kỳ.
* Chính sách đối với chi phí đi vay: Trả lãi vay theo tháng.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
15
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Chính sách kế toán được áp dụng cho chi phí đi vay.
- Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ.
- Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn
hoá trong kỳ.

* Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công
việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng: Theo biên bản nghiêm thu bàn
giao và giá trị thực tế hoàn thành.
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao
dịch cung cấp dịch vụ.
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng
xây dựng: Bàn giao đưa vào sử dụng.
* Hệ thống tài khoản mà công ty áp dụng: TK111,TK 112, TK131,
TK133, TK136,TK141, TK152,TK153, TK154, TK211, TK214, TK311,
TK331, TK333, TK334, TK341, TK411,TK421, TK623, TK627, TK642,
TK635, TK911…
* Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng tại doanh nghịêp:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Bảng cân đối tài khoản.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Tình hình nghĩa vụ thực hiện đối với Nhà nước

Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
16
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ II - THÁI NGUYÊN.
2.1. ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY
Công ty Cổ phần Xây dựng số II là một doanh nghiệp xây lắp chuyên
sản xuất ra những công trình dân dụng, hạng mục công trình xây lắp hoàn
thành. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm khác việc đầu
tiên và cấp thiết của công tác kế toán là xác định đối tượng tập hợp chi phí sản

xuất. Để xác định đúng đối tượng này chỉ căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi
phí và công cụ của chi phí trong sản xuất. Tuỳ theo cơ cấu tổ chức sản xuất,
yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp. Do đặc điểm sản phẩm của xây lắp là mang tính chất đơn chiếc nên
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo đơn đặt hang hay cũng có
thể là một công trình hay nhóm công trình. Vì thế công ty quản lý hạch toán
kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo các yếu tố từ khâu đầu vào của quá trình
sản xuất kết hợp, tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá
thành sản xuất.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung.
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho
việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất cho hạch toán kinh tế nội
bộ và hạch toán kế toán kinh tế doanh nghiệp phục vụ tốt cho công tác tính
giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
* Đối tượng tính giá thành.
Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm làm ra có
tính chất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
17
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
công trình và năm vừa qua Công ty Cổ phần Xây dựng số II Thái Nguyên đã
thi công rất nhiều công trình như:, công trình trường THCS thị trấn Chợ Chu,
khu tập thể trường THCS Bộc Nhiêu, trạm Y tế xã Thanh Định huyện Định
hoá Công trình trường PTTH Trại Cau, công trình trường THPT La Bằng
huyện Đại Từ... Trong chuyên đề thực tập này em sẽ lấy quá trình tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm của công trình trường THPT La Bằng huyện
Đại Từ tỉnh Thái Nguyên để minh hoạ cho quá trình tập hợp chi phí và tính

giá thành sản phẩm tại công ty. Công trình giao cho Đội xây dựng số 10 và
Công trình được khởi công từ ngày 5/4/2006 đến hết năm 2006, Để hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán tiến hành hạch toán như
sau:
2.2. Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Xây dựng số II -
Thái Nguyên.
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
là các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoat động xây
lắp hay sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp xây lắp. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong các yếu tố chi phí của các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh
nghiệp xây dựng nó thường chiếm tới 70% giá trị công trình vì vậy mà việc
tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trở nên rất quan
trọng trong các biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp vào các đối tượng là các công trình. Trong đó chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Nguyên liệu, vật liệu (Xi măng, cát, sỏi, gạch,
đá, thép...), nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu (bê tông đúc sẵnb,
panen…).
- Nguyên vật liệu phụ: Sơn, bột màu, đinh, dây buộc, bột đá....
- Nhiên liệu: Xăng, dầu, than củi …
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
18
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Phụ tùng thay thế.
Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo đơn giá thực tế khi xuất sử dụng.
Vì doanh nghiệp xây lắp sản xuất ra những sản phẩm đơn chiếc, không có sản
phẩm nào giống sản phẩm nào, các nguyên vật liệu được xuất dùng trực tiếp
cho công trình khi mua về xuất thẳng vào công trình. Vì thế giá thành thực tế

của nguyên vật liệu được xác định theo phương pháp thực tế đích danh và đối
với nguyên vật liệu chính kế toán áp dụng phương pháp ghi trực tiếp vì nó có
quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chi phí riêng biệt. Còn đối với nguyên
vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế thì được ghi theo phương pháp ghi
gián tiếp.
Để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu kế toán thực hiện theo
sơ đồ sau:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu
: Hàng quý
Hàng ngày nhận được chứng từ gốc, kế toán vào bảng kê và sổ chi tiết
từng thứ, từng loại sau đó đối chiếu với nhau và đến cuối quý kế toán tiến
hành vào bảng phân bổ để tính giá thành. Công việc của kế toán nguyên vật
liệu là phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị thực nhập và thực xuất
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
19
Bảng phân
bổ
Bảng kê nhập,
xuất
Chứng từ
nhập, xuất
Sổ chi tiết
từng loại
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
thông qua hoá đơn, chứng từ nhập xuất và thực hiện theo đúng mẫu bảng quy
định. Phiếu nhập xuất được thể hiện qua bảng sau:
Biểu số 2.1:
Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số II Thái Nguyên
Địa chỉ: Phường Phan Đình Phùng

thành phố Thái Nguyên
Mẫu số 02/VT
Theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT Ngày
1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày10 tháng 04 năm 2006
Số: 12
Nợ:
Có:
Họ, tên người nhận hàng: Trần Đại Nghĩa Địa chỉ bộ phận: Kế toán
Lý do xuất kho: Xây dựng công trình Trường THPT La Bằng
Xuất tại kho: Đội xây dựng số 10
Số
TT
Tên, nhãn hiệu, quy
cách phẩm chất vật
tư (sản phẩm hàng
hoá)

số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Theo
chứng từ
Thực
xuất
Đơn giá Thành tiền

A B C D 1 2 3 4
1 Cát M3 28 75.000 2.100.000
2 sỏi M3 23 95.000 2.185.000
3 Xi măng Tấn 145.3 650.000 94.445.000
4 Gạch xây Viên 4991 400 1.996.400
(chi phí vận chuyểnc) 1.874.160 1.874.160
Cộng: 102.600.560
Cộng thành tiền (Bằng chữB)
(Nguồn số liệu từ phòng kế toán)
Sau khi nhận được chứng từ xuất, nhập kho kế toán tiến hành vào các sổ
chi tiết từng thứ, từng loại nguyên vật liệu và vào các bảng kê nhập xuất vật
tư. Đến cuối quý kế toán dựa vào các sổ nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, bảng kê,
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
20
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tính giá thành sản phẩm
và đến cuối quý kế toán kết hợp các sổ sách theo dõi nguyên vật liệu từ các
bảng kê, sổ chi tiết, bảng phân bổ và các bảng nhật ký chứng từ, lập sổ chi tiết
nguyên vật liệu trực tiếp - TK 621. Sau đó kế toán vào các sổ cái TK 621 của
toàn công ty được tập hợp từ các sổ của từng tổ, đội, công trình.
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
21
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Biểu số 2.2:
BẢNG KÊ XUẤT VẬT TƯ
Công trình: Trường THPT La Bằng
Quý II/2006
Chứng từ
Số Ngày
Diễn giải 152.1 152.2 152.3 153 Cộng

12 10/04 Xuất cát, sỏi, gạch xây 6.281.400 1.874.160 8.155.560
13 15/04 Tôn lợp, gạch ốp lát 84.080.779 84.080.779
14 22/04 Thép, phụ tùng 78.967.074 78.967.074
15 28/04 Thép, gạch,TBVS, động cơ 406.944.426 215.590.050 622.534.476
16 29/04 Xi măng đá cửa các loại 261.732.088 117.757.893 379.489.981
17 30/04 Xi măng, gạch, xây, thép, xăng 499.547.174 2.466.000 502.013.174
18 02/05 Xuất xăng, dầu, bảo hộ lao động 7.055.500 7.462.703 14.518.203
12 10/04 Xuất xi măng 94.445.000 94.445.000
20 08/05 Xuất vật liệu điện 30.213.569 30.213.569
21 16/05 Xuất vật liệu mái 82.291.105 82.291.105
22 28/05 Gạch xây, vật liệu điện 43.277.958 53.638.240 96.916.198.
23 20/06 Vật liệu điện 69.520.650 69.520.650
24 26/06 Xi măng, ngói, thép 58.649.995 58.649.995
25 8/06 Vật tư, thiết bị vệ sinh 112.298.900 112.298.900
26 10/06 Gạch xây 3.808.764 3.808.764
Tổng cộng 1.620.025.763 599.019.302 11.395.660 7.462.703 2.236866.494
(Số liệu từ phòng kế toán)
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
22
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Biểu số 2.3:
Sau khi vào bảng kê xuất vật tư ta tiếp tục vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ:
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Công trình: Trường THPT La Bằng
Quý II/2006
Có TK
Nợ TK
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
TK152.1
TK152.2 TK152.3 TK153 Cộng

TK621 1.620.025.76
3
518.396.82
3
2.138.422.586
TK623 11.395.66
0
11.395.660
TK627 80.622.479 88.085.182
Cộng 1.620.025.76
3
599.019.30
2
11.395660 7.462.70
3
2.337.903.428
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
23
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Biểu số 2.4:
SỔ CHI TIẾT TK 621
Công trình: Trường THPH La Bằng
Quý II/ 2006
Đơn vị tính: Đồng
Diễn giải TK đối ứng
Số tiền
Nợ Có
Nguyên vật liệu chính 152.1 1.620.025.763
Nguyên vật liệu phụ 152.2 518.386.823
Kết chuyển CPNVL trực tiếp 154 2.138.412.586

Cộng 2.138.412.586 2.138.412.586
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
24
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Biểu số 2.5:
SỔ CÁI
TÀI KHOẢN 621
Toàn công ty quý II /2006
Số dư đầu năm
NỢ CÓ
Ghi Có các TK, đối
ứng
ghi Nợ TK này
Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Cộng
….
Số phátsinh Nợ ……….. 3.750.273.44
1
4.235.650.273 13.791.451.281
Số phát sinh Có ……….. 3.750.273.44
1
4.235.650.273 13.791.451.281
Số dư cuối tháng
Nợ


Kế toán ghi sổ Ngày….tháng… năm
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

(Nguồn số liệu, Phòng kế toán thống kê)
Sinh viên: Lưu Thị Trang Lớp: Kế toán KV15
25

×