Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.1 KB, 35 trang )

Đề án môn học
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp ô tô có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Phát triển ngành
này không chỉ giải quyết tốt vấn đề giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất
và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao nhờ
sản xuất những sản phẩm có giá trị vượt trội.
Trong hoàn cảnh nhiều biến động và thách thức như hiện nay các doanh nghiệp
cần phải có những định hướng riêng cho mình để tận dụng được các cơ hội và loại trừ
được nguy cơ. Muốn làm được điều đó thì nghiên cứu, phân tích sự tác động của môi
trường vĩ mô đến ngành là điều không thể thiếu. Vậy ngành công nghiệp ô tô của nước
ta đang đối mặt với những cơ hội và nguy cơ nào từ nền kinh tế vĩ mô và liệu rằng các
nhà quản trị trong ngành cần phải có những hành động nào để có thể đưa ngành công
nghiệp ô tô của nước ta phát triển hơn? Những năm gần đây các yếu tố của môi trường
vĩ mô có những ảnh hưởng rõ nét hơn đến ngành ô tô ở nước ta. Môi trường biến động
đó sẽ đem đến cho Việt Nam những điều gì mới mẻ?
Chính vì muốn tìm hiểu và làm rõ những băn khoăn trên, nên trong đề án của
mình em đã chọn đề tài: “ Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các
doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam”.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hiểu được những yếu tố nào tác động lên các doanh nghiệp sản xuất ô tô của
nước ta, múc độ tác động đến đâu và khả năng tận dung cơ hội dựa trên những vấn
đề phát sinh của môi trường vĩ mô.
Đưa ra các thực trạng và xu hướng của nền kinh tế vĩ mô dựa trên những sự
kiện của môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam đang chịu tác
động; phân tích các yếu tố đó, nhận định vấn đề để xác định được nguy cơ và cơ hội
của ngành và đưa ra giài pháp kiến nghị.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các nhân tố của môi trường vĩ mô có tác động đến các doanh nghiệp sản xuất
ô tô của nước ta trong những năm gần đây và xu hướng tác động vào các doanh
nghiệp này trong những năm tới.


Phương pháp nghiên cứu
Bài viết có sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê,
quy nạp và diễn dịch.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
1
Đề án môn học
PHẦN II: NỘI DUNG TRIỂN KHAI
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ
TẠI VIỆT NAM
1. Khái quát chung về ngành và doanh nghiệp sản xuất ôtô ở Việt Nam
1.1. Lịch sử của ngành sản xuất ô tô Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp nặng. Nó được coi là một trong
những ngành công nghiệp sinh sau đẻ muộn ở nước ta.Năm 1995 là mốc quan trọng của
ngành khi doanh nghiệp liên doanh đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Điều đó kéo theo
hàng loạt các doanh nghiệp liên doanh lần lượt ra đời. Có thể kể tên đến các đại gia trong
lĩnh vực xe cộ như: Mercedes-Benz Việt Nam, Ford Việt Nam, Toyota Việt Nam…
Cũng giống như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế khác, các
doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng có hiệp hội riêng của mình VAMA (Hiệp hội các
nhà sản xuất ô tô Việt Nam). Hiệp hội là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập
từ ngày 03/03/2000. Ban đầu, Hiệp hội có 11 thành viên; tính đến năm 2008 VAMA
có tất cả 17 thành viên ( trong đó có 11 doanh nghiệp liên doanh). Các thành viên
VAMA luôn nỗ lực không ngừng để góp sức mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng.
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, VAMA luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
các ban ngành đại diện của Chính phủ như Bộ Tài Chính, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công nghiệp, Phòng Đăng kiểm, Tổng cục tiêu
chuẩn đo lường chất lượng,… trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và chính sách
phát triển vì sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.
1.2. Sản phẩm và các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam

1.2.1. Sản phẩm ô tô
Những năm cuối thế kỷ XX việc sở hữu một chiếc xe không phải là một việc
dễ dàng gì, thậm chí ở nhiều vùng trong cả nước còn lạ lẫm với hình ảnh của chiếc
xe hơi, chứ đừng nói đến sở hữu nó. Sau hơn 10 năm, một chặng đường không quá
dài nhưng đủ để cho sản phẩm xa xỉ trở nên quen thuộc và gần với tầm tay của
nhiều người hơn.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
2
Đề án môn học
Đây là thứ hàng hóa cao cấp, có giá trị lớn về kinh tế. Bản thân sản phẩm cũng
là mặt hàng cần có sự lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp với sở thích, mục đích sử
dụng và hợp với túi tiền của họ. Khi chất lượng cuộc sống tăng lên thì các khoản chi
dành cho xe cộ cũng có sự gia tăng theo. Dựa trên mục đích và kích cỡ của từng
loại xe, phân thành 4 loại sau:
Chính sự sôi động của ngành và sự đa dạng trong nguồn cung sản phẩm tạo
cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hợp lý với họ hơn; cả về giá cả, chất
lượng và cả chủng loại xe.
1.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam
Ngành ô tô của Việt Nam ra đời khá muộn. Năm 1995 là năm mà ngành chính
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
3
Đề án môn học
thức có doanh nghiệp liên doanh đầu tiên được thành lập. Đa số các hãng, doanh
nghiệp có liên quan đến ngành đều nhỏ bé, phần lớn đều rất manh mún. Chỉ có
khoảng vài ba doanh nghiệp có khả năng sản xuất ở mức 5000 xe/ năm. Còn ngoài
ra đều là các cơ sở lắp ráp nhỏ bé và mức độ tiêu thụ thấp.
Ngành công nghiệp ô tô trong nước có nhiều doanh nghiệp thuộc đủ loại hình
thành phần kinh tế khác nhau. Những doanh nghiệp liên doanh với các thương hiệu

lớn trên thế giới chiếm trên 60% trong số những thành viên của Hiệp hội sản xuất ô
tô Việt Nam(VAMA). Các hãng xe và doanh nghiệp tên tuổi đều là thành viên của
VAMA. Số lượng thành viên trong VAMA có đến 11/17 thành viên là doanh
nghiệp liên doanh. Trong đó ta có các số liệu sau:
STT Tên
công ty
Sơ lược về công ty
Thương
hiệu của
công ty
1 Công ty
TNHH
Ford
Vietnam
Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford
được thành lập năm 1995 và khai trương nhà máy
lắp ráp ở tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về
phía Đông) hai năm sau đó vào tháng 11/1997
Ford
2 Công ty
Liên doanh
Hino
Motors
Vietnam
Là nhà sản xuất xe tải hạng trung, hạng nặng và
xe buýt được thành lập tháng 6 năm 1996. Đây là
công ty liên doanh giữa Hino Motors., Ltd, Tổng
công ty Công ngiệp Ô tô Việt Nam và tập đoàn
Sumitomo Nhật Bản.
Hino

3 Công ty
TNHH
Isuzu
Vietnam
Thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1995, là liên
doanh giữa hai công ty Việt Nam: Công ty cơ khí ô
tô Sài Gòn (SAMCO), Công Ty Sản Xuất Kinh
Doanh Nhập Khẩu Gò Vấp (GOVIMEX) và hai
công ty hàng đầu của Nhật Bản: Công ty ô tô
ISUZU và tập đoàn ITOCHU
Isuz u
4 Công ty ô
tô Mekong
Thành lập năm 1991, theo Giấy phép Ðầu tư Số
208/GP, công ty đã thành lập Nhà máy Ô tô Cửu
Long - nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam.
Công ty Mekong Auto đã đưa ra thị trường sản
phẩm đầu tiên lắp ráp tại Nhà máy Ô tô Cửu Long
vào ngày 20/5/1992.
Fiat,
Ssanyong,
Iveco,
Paso.
5 Công ty
Liên doanh
Mercedes-
Benz
Vietnam
Thành lập vào năm 1995 và là thành viên của
tập đoàn DaimlerChrysler, Mercedes-Benz Việt

Nam là một trong những công ty sản xuất ô tô hàng
đầu tại Việt Nam
Mercedes-
Benz
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
4
Đề án môn học
6 Công ty
TNHH ô
tô Toyota
Vietnam
Được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995,
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) là liên doanh
giữa Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản (TMC), Tổng
công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt
Nam (VEAM) và công ty KUO (Singapore)
Toyota
7 Công ty ô
tô Vietnam
Daewoo
(Vidamco)
Là doanh nghiệp giữa Daewoo Motor và Xí
Nghiệp Liên Hiệp Cơ Khí 7983 (của Bộ Quốc
Phòng). Công ty được thành lập ngày 14 tháng 12
năm 1993, theo giấy phép đầu tư số 744/GP cấp
ngày 14 tháng 12 năm1993. VIDAMCO đã mua lại
phần vốn của đối tác Việt Nam trong liên doanh và
trở thành công ty ô tô đầu tiên 100% vốn nước
ngoài tại Việt Nam kể từ tháng 4 năm 2000.

Daewoo,
GM
Daewoo
8 Công ty
Liên doanh
ô tô Hòa
Bình
(VMC)
Thành lập ngày 19-8-1991 theo giấy phép đầu
tư số 228/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm
2007 chuyển đổi thành Công ty TNHH liên doanh ô
tô Hoà Bình. Các thành viên tham gia liên doanh: -
Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam
(VINAMOTORS) - Công ty TNHH Phương Nam
Việt. - Công ty Columbian Motors Corporation
(Philippin) - Công ty Robus Holding Corporation
(Philippin)
Kia,
Mazda,
BMW
9 Công ty
Vietnam
Suzuki(Vis
uco )
Thành lập từ tháng 4 năm 1995 với số vốn
pháp định là 18,5 triệu USD, Việt Nam Suzuki là
công ty liên doanh giữa ba đối tác: Tập đoàn Suzuki
Motor (Nhật Bản), Tập đoàn Nisho Iwai (Nhật
Bản), nay là Công ty Sojitz và Công ty Vikyno (Việt
Nam)

Suzuki
10 Công ty
Liên doanh
sản xuất ô
tô Ngôi
sao
(Vinastar)
Là nhà phân phối độc quyền nhãn hiệu ôtô
Mitsubishi nổi tiếng thế giới, Cty LDSX ô tô Ngôi
Sao (Vinastar) được đánh giá là một trong những
liên doanh sản xuất ôtô hàng đầu tại Việt Nam
Mitsubishi
11 Tổng công
ty cơ khí
GTVT Sài
Gòn
(Samco)
(**)
Là doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở hợp nhất
25 đơn vị, các thành viên của Samco là các doanh
nghiệp đủ mọi thành phần kinh tế.
Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con theo Quyết định số 172/2004/QĐ-
UB ngày 15 tháng 7 năm 2004 của Chủ tịch Uy Ban
Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Samco
12 Công ty ô
tô Trường
Hải
Công ty CP ô tô Trường Hải ra đời vào năm

1997 tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng
Nai. Hoạt động sản xuất và lắp ráp các sản phẩm ô
Kia,
Daewoo,
Foton,
Thaco
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
5
Đề án môn học
tô thì chủ yếu tập trung tại Khu công nghiệp cơ khí
ô tô Chu Lai Trường Hải.
13 Tổng công
ty máy
động lực
& máy
nông
nghiệp
Việt Nam
(Veam)
(**)
Bộ Công nghiệp được thành lập năm 1990
theo quyết định số 153/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam
và thành lập lại theo quyết định số 1119/QĐ-
TCCBĐT ngày 27 tháng 10 năm 1995 của Bộ Công
nghiệp nặng (nay là Bộ Công nghiệp). VEAM có 20
đơn vị thành viên
Veam
14 Tổng công

ty Công
nghiệp
than &
khoáng sản
Việt Nam
(Vinacomi
n)
(**)
Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước
số: 653/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính
phủ và số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của
Thủ tướng chính phủ về việc Thành lập Tập Đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Kamaz,
Kraz
15 Xí nghiệp
tư doanh
Xuân Kiên
Xuân Kiên bắt đầu từ nhà máy khuôn mẫu và
phụ tùng ô tô.Tháng 04 năm 2004, Xuân Kiên được
Thủ Tướng Chính phủ cấp giấy phép sản xuất, lắp
ráp xe ô tô các loại: NHÀ MÁY Ô TÔ XUÂN
KIÊN.
Vinaxuki
16 Tổng công
ty công
nghiệp ô tô
Việt Nam
(Tên viết
tắt là

Vinamotor
)
(**)
Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt nam là
Tổng Công ty thuộc sở hữu nhà nước. Tiền thân của
Vinamotor là Cục Cơ Khí Bộ GTVT (1964-1985),
Liên hiệp Xí nghiệp GTVT (1985-1995), Tổng
Công Ty Cơ khí GTVT - TRANSINCO (1995-
2003). Ngày 23/9/2003 Vinamotor chính thức được
thành lập theo quyết định số 189/QĐ - TTg của Thủ
tướng chính phủ và Quyết định số 3096/QĐ-
BGTVT của Bộ GTVT. Hiện nay Vinamotor có 34
đơn vị kinh tế thành viên.
Vinamotor
,Tran sinco
17 Công ty
TNHH
Honda
Vietnam
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh
giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty
Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty
Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Honda
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
6
Đề án môn học
Trong số các doanh nghiệp nêu trên bao gồm 4/4 doanh nghiệp Nhà nước
trong ngành công nghiệp ô tô. Những doanh nghiệp giữ vai trò then chốt trong

ngành. Kí hiệu (**)
Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam ( Vinamotor):
Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam:
Tông công ty than Việt Nam
Tổng công ty giao thông cơ khí Sài Gòn
1.2.3. Khái quát đặc điểm sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam
Đây là ngành nhận được sự quan tâm từ rất nhiều phía trong nền kinh tế, trong
đó phải kể đến chủ thể Nhà nước và các nhà đầu tư. Qua một chặng đường gần 20
năm hình thành và phát triển của mình, ngành công nghiệp ô tô của nước ta có
những đặc điểm cơ bản đáng chú ý;
1.2.3.1. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa
có nhiều sự đột phá, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài
Hiện nay, sản phẩm chủ đạo của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước
vẫn chưa phải là tạo ra chiếc xe mới hoàn thiện bằng công nghệ của mình mà nhập
các phụ tùng chi tiết từ nước ngoài về và lắp ráp. Nói cách khác, sản phẩm và dịch
vụ của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn chỉ dừng lại ở công việc lắp
ráp và sửa chữa. Do đó, giá trị của các hàng nhập khẩu này chiếm tỷ trọng cao trong
nền kinh tế quốc dân.
Theo phân loại của SITC, tỷ trọng các mặt hàng chế tạo trong tổng kim ngạch
nhập khẩu đã tăng nhanh với tốc độ trung bình 28,8% trong giai đoạn 2006 – 2008 và
chiếm tới 69,7% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2008. Trong số các mặt hàng nhập
khẩu nguyên liệu thô và sơ chế, chất đốt chiếm tỷ trọng lớn nhất là 56,6%, còn trong số
các mặt hàng chế tạo, thiết bị, máy móc và các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất
chiếm tỷ lệ cao nhất 75,7%. Điều này phản ánh sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào
nguồn nguyên vật liệu và thiết bị nhập khẩu để phục vụ ngành công nghệp chế tạo.
Công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài những sự phụ thuộc chặt chẽ đó.
1.2.3.2. Tỷ lệ nội địa hóa thấp, năng lực hoạt động của các doanh nghiệp chưa
thực sự hiệu quả
"Dễ thấy nhất là ở ngành công nghiệp ôtô, sau hơn 15 năm khi các liên doanh
lắp ráp ôtô VN bắt đầu hoạt động, hàng loạt tập đoàn lớn đổ vào VN đã khởi đầu

Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
7
Đề án môn học
cho hi vọng về sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô VN. Thế nhưng, hiện phần
lớn Cty sản xuất ôtô có dây chuyền sản xuất cũ, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp" - ông Bùi
Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Cty ôtô Vinaxuki cho biết.
Đây là thực tế và là một trong những vấn đề mang tính sống còn với doanh
nghiệp. Tỷ lệ này là một chỉ tiêu mà bất kỳ nhà chiến lược nào trong ngành và cả
doanh nghiệp sản xuất trong nước đều nghĩ đến. Thực tế, vẫn chưa có một doanh
nghiệp nào có tỷ lệ nội địa hóa tới 100% cho các sản phẩm của mình.
Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan đã đề ra chiến lược phát triển cho
ngành ô tô Việt Nam ở nước ta đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 là: Loại xe
phổ thông, đáp ứng 40-50% nhu cầu trong nước và nâng cao tỉ lệ nội địa hóa đến
40% vào năm 2005, đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội
địa hóa lên đến 60% và năm 2010 (động cơ phấn đấu đạt 50%, hộp số 90%). Các loại
xe chuyên dùng, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địa hóa
40% năm 2005, sẽ đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địa
hóa 60% vào năm 2010. Các loại xe cao cấp, các loại xe du lịch do các liên doanh sản
xuất phải đạt tỉ lệ nội địa hóa 20-25% vào năm 2005 và đến 40-50% vào năm 2010.
Các loại xe tải, xe buýt, đáp ứng 80% so với nhu cầu và tỉ lệ nội địa hóa 20% vào
năm 2005, và tỉ lệ nội địa hóa cho loại xe này phải đạt 35-40% vào năm 2010.
Trên thực tế, ngay cả các tên tuổi lừng danh của làng ô tô thế giới như Toyota,
Mercedes Benz, Ford, Honda… chính thức nhận giấy phép để đầu tư nhà máy ở
Việt Nam, tới nay, việc nội địa hóa đa phần mới chỉ đạt dưới 10%. Điều này chứng
tỏ năng lực hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa có được hiệu
quả tương xứng.
1.2.3.3. Chất lượng ô tô của trong nước chất lượng không tương xứng với giá
cả, hiệu quả trong công tác quảng bá giới thiệu thấp
Năm 2009 là một năm đáng nhớ với các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng

và ngành công nghiệp ô tô tại nước ta nói chung. Trong khi doanh số ô tô có sự tăng
lớn và nhanh, các mặt hàng ô tô nhập khẩu cũng gia tăng đáng kể. Giá trị kim ngạch
nhập khẩu các mặt hàng ô tô, xe máy, hàng hóa xa xỉ có xu hướng ngày càng tăng
nhanh trong khi mức thu nhập tổng thể còn tương đối thấp. Năm 2009, kim ngạch
nhập khẩu các mặt hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu
dùng. Vậy tại sao, giá trị mà người tiêu dùng lựa chọn cho hàng hóa xa xỉ lại lớn
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
8
Đề án môn học
như vậy và chắc chắn khi mua những sản phẩm này thì giá cả đắt hơn rất nhiều so
với ô tô sản xuất trong nước. Một vấn đề quan trọng được nêu ra là chất lượng sản
phẩm. Giá trị của một chiếc xe không phải là nhỏ, giá trị mỗi chiếc xe lên đến hàng
trăm triệu hay hàng tỷ đồng, chính vì thế mà người tiêu dùng phải lựa chọn thật kỹ.
Giá cả không tương xứng với chất lượng là một nguyên nhân quan trọng khiến khách
hàng tiềm năng đã lựa chọn những sản phẩm nhập ngoại có thương hiệu đảm bảo.
1.2.3.4. Thương hiệu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam còn yếu
so với các sản phẩm ngoại nhập và thiếu chiến lược rõ ràng
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, thương hiệu ô tô Việt Nam còn chưa được các
thị trường trên thế giới biết đến, bởi lẽ nhiều nguyên nhân. Trước tiên, ngành ô tô
trong nước là ngành hết sức non trẻ, ra đời cách đây chưa đầy 20 năm. Dựa trên một
nền công nghiệp phát triển đi sau thế giới và công nghệ sản xuất ô tô trong nước
chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, phần nhiều đã cũ kỹ và lạc hậu. Trong khi đó,
chu kỳ công nghệ trong ngành lại có xu hướng thu hẹp lại nhất lầ đối với công nghệ
ô tô của các nước đi trước nhất là các nền kinh tế lớn như : Mĩ, Nhật Bản, Đức…
công nghiệp ô tô đã phát triển từ lâu, các sản phẩm của họ luôn được cải tiến và
được bày bán ở khắp nơi trong đó có Việt Nam. Không nói đâu xa, ngay cả mặt
hàng ô tô của nước láng giềng Trung Quốc hay nước trong khu vực như Hàn Quốc
cũng có những sản phẩm lấn át ô tô trong nước của Việt Nam. Trong khi đó các
doanh nghiệp trong nước thì nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm sản xuất thì chưa đa

dạng, chưa thể đáp ứng được cầu trong nước.
Ngoài ra, các chiến lược chức năng chưa thực sự được cọi trọng. Hoạt động
Marketing chưa được đầu tư đích đáng, nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự hiểu
rõ vai trò của Marketing và chưa huấn luyện và đào tạo được đội ngũ nhân viên có
tay nghề và thạo công việc. Đầu tư mang tính chất dàn trải, khâu quản lý chất lượng
và nâng cao chất lượng chưa thực sự hiệu quả. Các nhà hoạch định chiến lược vẫn
chưa có những bước đi tỷ mỉ cho doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp trên thế giới khi các doanh nghiệp này tiến vào thị trường Việt Nam.
Khi đó phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều chỉ trông chờ vào sự bảo trợ của
Nhà nước và Chính phủ.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
9
Đề án môn học
1.2.3.5. Công nghiệp phụ trợ được quan tâm nhưng chưa thể hiện được vai trò
tích cực và hiệu quả đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước
Hội nghị ngày 23/6 lần này nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, hoá
nhựa có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin Vấn đề tỉ lệ nội địa hoá và các ngành
phụ trợ công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy không phải là một vấn đề
mới, song nó lại là điểm được các lãnh đạo của Sở Công Thương và các doanh
nghiệp đặc biệt quân tâm. Điều mà các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt hiện
nay còn thiếu đó là tính liên kết, sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả. Chính vì điều đó,
những cuộc hội nghị như thế này sẽ là cầu nối đưa các doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp ô tô hay các doanh nghiệp thuộc nghành công nghiệp phụ trợ có thể tìm được
tiếng nói chung.
Theo nhận định này, ngành công nghiệp phụ trợ cần phải có những bước đi
đúng đắn và tiếng nói chung để phát huy được vai trò của mình.
2. Vai trò của ngành công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đây

là thực tế không phủ nhận được. Không ít các quốc gia muốn sở hữu ngành công
nghiệp này. Qua thực tế cho thấy các nước phát triển trên thế giới đều có ngành
công nghiệp ô tô phát triển mạnh. Mĩ với ford, Đức BMW, Mecerdes-Benz,
Porcher; Nhật với Honda, Toyota; Hàn Quốc với Kia, Huyndai, Nó không chỉ là
bằng chứng cho sự thịnh vượng mà còn là nhân tố tạo ra sự thịnh vượng của các
quốc gia đó.
Dịch vụ giao thông vận tải gắn liền với sản xuất kinh doanh. Nó làm nhiệm vụ
quan trọng cho việc thúc đẩy trao đổi trên thị trường. Xe cộ vẫn là phương tiện giao
thông quan trọng và có nhiều linh động. Trong mọi địa hình và trên đoạn đường
tương đối ngắn thì ô tô luôn thể hiện được những ưu điểm của mình. Do đó, muốn
nâng cao sản xuất, tăng khối lượng trao đổi trên thị trường thì dịch vụ giao thông
vận tải luôn được phải được sự quan tâm và phát triển. Ngành công nghiệp ô tô
cung cấp những sản phẩm cho ngành dịch vụ giao thông vận tải. Vì thế ngành công
nghiệp ô tô phát triển là tiền đề tốt và là một điều kiện cần thiết để phát triển dịch
vụ giao thông vận tải này.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
10
Đề án môn học
Bản thân ngành công nghiệp ô tô là một ngành trong nền kinh tế của nước ta.
Các doanh nghiệp không chỉ có nghĩa vụ đưa sản phẩm ra thị trường mà còn chịu
trách nhiệm trước Nhà nước Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao
động. Chỉ tính riêng 18 thành viên của VAMA trong 6 năm từ 2000 đến 2006 đã
đóng góp 1,2 tỷ USD tiền thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm ổn định cho 8.500
lao động trong lĩnh vực ô tô nói riêng và khoảng 35.000 lao động trong các ngành
phụ trợ, có liên quan đến sản xuất ô tô. Đến năm 2010 tổng số thuế nộp cho Nhà
nước lên tới con số 17000 tỷ đồng, ước tính tạo ra 200.000 chỗ làm cho lao động,
chưa kể đến sự tác động kéo theo đối với các ngành công nghiệp phụ trợ khác.
Sở hữu ngành công nghiệp ô tô phát triển không chỉ giúp cho Việt Nam có thể
có nền sản xuất tiến bộ hơn mà càng giảm đi sức ép từ việc nhập khẩu bên ngoài

các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ này. Trong báo cáo mới nhất về năm 2010, thì mặt
hàng ô tô nhập khẩu là mặt hàng có tỷ lệ nhập khẩu cao nhất. Tình trạng nhập siêu
là biểu hiện của nền kinh tế chưa thực sự ổn định. Do đó, nếu sở hữu được ngành ô
tô trong nước thì việc nhập siêu sẽ có thể được ngăn chặn và mang lại sự cân bằng
trong cán cân xuất nhập khẩu của quốc gia.
Ngành công nghiệp ô tô muốn phát triển được thì bản thân nó không thể tạo ra
được những cơ hội và nguy cơ. Điều này phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, trong
mội trường kinh tế thì có các yếu tố cơ bản sau: nền kinh tế, cơ sở hạ tầng và các
ngành công nghiệp có liên quan. Khi thu hút, thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát
triển thì bản thân ngành được đầu tư, không những thế ngành còn kéo theo sự đầu
tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đường xá; mặt khác kéo theo sự phát triển của các
ngành công nghiệp phụ trợ khác. Đây là điều kiện để phát triển đất nước đồng đều
và tạo nhiều công ăn việc làm, bình ổn nền kinh tế vĩ mô.
Quân sự, an ninh quốc phòng cũng cần trang bị những phương tiện, thiết bị
liên quan đến ngành công nghiệp ô tô. Ngành này phát triển thì việc sản xuất những
phương tiện cần kíp cho quân sự, an ninh được đảm bảo và dễ dàng hơn. Chính vì
thế việc phát triển ngành còn liên quan đến việc đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn
xã hội của đất nước ta.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
11
Đề án môn học
II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TỚI CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ TẠI VIỆT NAM
1. Phân tích môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô là quan trọng và cần phải có khi đưa ra các
quyết định quản trị cho một tổ chức hay một ngành kinh tế. Các tổ chức luôn đặt
trong môi trường kinh doanh biến động theo từng ngày từng giờ. Muốn phân tích
được môi trường kinh doanh hiệu quả, chính xác thì doanh nghiệp phải lựa chọn
được mô hình đúng. Có rất nhiều mô hình, cách thức tiếp cận khác nhau. Trong các

giáo trình quản trị chiến lược cũng có sự khác biệt nhỏ giữa các tác giả. Qua tham
khảo em xin đưa ra 6 nhân tố sau để phân tích:
Môi trường kinh tế
Môi trường công nghệ
Môi trường dân số, văn hóa xã hội
Môi trường tự nhiên
Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường quốc tế
2. Phân tích môi trường vĩ mô của các doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam
Từ những nhân tố tác động đến môi trường vĩ mô trên, ta đi trực tiếp vào các
yếu tố đó. Độ mạnh yếu của những yếu tố đó đối với các doanh nghiệp trong ngành
sản xuất ô tô sẽ có sự khác biệt so với các ngành khác.
2.1. Môi trường kinh tế
Môi trường này chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh
nghiệp hoạt động. Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ mà trực tiếp nên tổ chức
trong ngành. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một doanh nghiệp có thể làm thay
đổi khả năng tạo ra giá trị và thu nhập của nó. Môi trường này là tổng hòa của
những biến đổi chung trong nền kinh tế thế giới nhưng lấy nền kinh tế Việt Nam là
mục tiêu để phân tích chính. Môi trường kinh tế bao gồm rất nhiều các nhân tố, bao
gồm các nhân tố chủ đạo sau:
2.1.1 Mức tăng trưởng kinh tế nhân tố quan trọng trong nền kinh tế
Các năm qua, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý. Trong khi
nền kinh tế thế giới khủng hoảng, các nền kinh tế trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn.
Sự suy giảm kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới giảm sút nghiêm
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
12
Đề án môn học
trọng. So sánh trên số liệu thống kê, ta thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đang có
những con số tăng trưởng ấn tượng.

Bảng 2.1: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số nước
trong khu vực (2004 – 2009)
Việt
Nam
Trung
Quốc
Inđonexia Malaixia Philipin Thái lan
Tốc độ
tăng
trưởng
kinh tế
(%)
7,4 11.1 5,5 4,5 4,7 3,5
Số liệu trên cho thấy tốc tộ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá ổn định,
ít bị chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá cao và ổn định.
Trong năm 2010 có nhiều biến động, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng có
phần đi xuống. Tuy nhiên, đây là những gì mà Nhà nước ta cũng nhận định từ trước
và những cú tăng trưởng ngoạn mục trong những tháng cuối năm là rất khả quan.
Kinh tế Việt Nam đã ngăn chặn được đà suy giảm, phục hồi và tăng trưởng
khá. GDP cả năm 2010 tăng 6,78%, cao hơn ước lượng thực hiện trước là 6,7% và
cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,5%. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 7%/năm. Các chỉ số này có thể dẫn
đến sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng, vì thế mà có thể đem lại khuynh hướng
thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong ngành.
GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD, điều này chính
thức đưa nước ta ra khỏi doanh sách nghèo và cận nghèo. Điều này hết sức có ý
nghĩa với đất nước ta, chính thức khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xóa đói
giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hệ quả của nó cũng dẫn đến chúng
ta khó khăn hơn trong việc vay vốn. Nền kinh tế của nước ta sẽ phải đi nhiều hơn

trên chính sức của mình. Rõ ràng đây vừa là tín hiệu vui nhưng cũng là thủ thách
lớn cho nền kinh tế của nước ta.
2.1.2. Lạm phát và mức lãi suất
Sự gia tăng của hai chỉ số này làm giảm đi ảnh hưởng tích cực của sự tăng
của tăng trưởng kinh tế.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
13
Đề án môn học
Bảng 2.2: Chỉ số tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam so với một số
nước trong khu vực (2004 – 2009)
Việt
Nam
Trung
Quốc
Inđonexia Malaixia Philipin Thái lan
Tỷ lệ
lạm
phát
(%)
10,2 2,9 8,4 2,7 5,8 3,1
Tốc độ lạm phát của nước ta khá cao, chỉ số giá tiêu dùng cũng có sự gia tăng
mạnh, năm 2010 chỉ số giá tiêu dùng đã chạm và vượt mốc hai con số lên tới
11,7%. Sự tăng giá chung này có ảnh hưởng đến lượng tiền tiết kiệm và những
quyết định chi tiêu cho mặt hàng xa xỉ.
Bên cạnh đó, mức lãi suất huy động giành cho đầu tư cũng có xu hướng gia
tăng. Có thể thấy những bất ngờ lớn trong thị trường tiền tệ của nước ta, đặc biệt
trong năm vừa qua. Nhiều ngân hàng thương mại của Việt Nam đã cạnh tranh nhau
và đều nâng lên đến 17%. Chưa kể đến lãi suất vàng tăng lên đến 38%. Sự tăng giá
vàng lên mức kỷ lục gần 40 triệu/ lượng. Sự chạy đua mức lãi suất này làm giảm đi

hiệu quả cạnh tranh và làm giảm đi mức thu nhập của nền kinh tế, đưa nước ta vào
hoàn cảnh : dù có tăng trưởng thì mức tăng trưởng không mang lại nhiều ý nghĩa.
2.1.3. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta nếu muốn vươn
ra thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, tỷ giá hối đoái cũng có tác động trực
tiếp đến giá cả của sản phẩm ô tô ngoại nhập. Muốn có được lợi thế trong nhập
khẩu hàng hóa thì đồng ngoại tệ của nước ta phải là đồng ngoại tệ mạnh còn ngược
lại khi động ngoại tệ của nước ta trở nên yếu đi, điều này có thể đem lại cho ta
những cơ hội thuận lợi, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi trường xuất khẩu sang thị
trường khu vực và thế giới. Ngành ô tô của Việt Nam sẽ phải chịu sức ép lớn hơn
với việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đô là Mỹ.
Qua bảng phân tích sau, ta có thể thấy sự biến động của giá động đô la Mỹ so
với Việt Nam đồng:
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
14
Đề án môn học
Bảng 2.3: Tỷ giá USD/VND năm 2007 – 2010
Xu hướng đồng đô la tăng cao trong những năm gần đây càng trở nên mạnh
mẽ hơn trong những tháng cuối năm. Có một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng
căng thẳng tỷ giá nói trên. Trước hết, lạm phát cao trong giai đoạn 2007 – 2008 đã
dẫn tới tỷ giá hiệu dụng thực USD/VND trong hai năm 2007-2008 tăng khoảng
20% so với đầu năm 2007.
1
Bên cạnh đó, cán cân thanh toán thanh toán của Việt
Nam đã chuyển trạng thái từ thặng dư lớn trong năm 2007 (+10,2 tỷ USD) sang
thâm hụt (-5,7 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2009. Giá của đồng Việt Nam năm
2010 cũng lại có sự biến động, sự giảm gia tăng của VND/USD, giá của đồng đô bị
đẩy cao lên rất nhiều so với các năm trước, tuy nhiên chênh lệch giữa tỷ giá đồng đô
la giữa trong năm 2010 không phải là quá lớn.

Bên cạnh việc gia tăng lên áp lực đối với tiền đồng của Việt Nam, việc tăng
giá này không hẳn là không tốt. Nó giúp cho việc giá mua xe tính bằng USD với xe
nhập khẩu càng tăng hơn. Đây là thể coi như lợi thế đối với dòng xe trong nước.
2.1.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông
Khi cơ sở vật chất hạ tầng giao thông là nhân tố nằm trong nhóm yếu tố của nền
kinh tế vĩ mô, đây là nhân tố có thể nhận thấy rõ ràng, và tương tác trực tiếp và có vai
trò quan trọng trong sự gia tăng cầu về ô tô. Xu hướng của nhân tố này đang được giải
1
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
15
Đề án môn học
quyết theo hướng ngày một tích cực và thu được nhiều kết quả đáng chú ý hơn.
Các phương tiện giao thông không thể phát triển nếu như không phát triển hạ
tầng giao thông cơ sở. Trong những năm qua, Nhà nước ta có những biện pháp và
chương trình nhằm đẩy mạnh cơ sở vật chất hạ tầng giao thông. Những năm qua đầu tư
cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã ở mức rất cao trong GDP, khoảng hơn 10%. Trong khi
đó, khuyến cáo của Ngân hàng thế giới về đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ là 7% để đảm bảo
mức tăng trưởng cao và bền vững. Chính sách đầu tư đó đã thu được những thành quả
nhất định. Đặc biệt ngành đối với cơ sở giao thông đường bộ. Hệ thống dường giao
thông được mở rộng đến các xã, buôn làng ngay cả ở các tỉnh miền núi.
Tuy nhiên nếu so sánh với cơ sở hạ tầng của các nước trong khu vực ta thấy cơ sở
hạ tầng của nước ta còn nhiều hạn chế. Thứ hạng xếp hạng của nước ta trong giao
thông đường bộ rất thấp. Theo điều tra NLCT cấp tỉnh (PCI), 71% doanh nghiệp chế
tạo nói rằng sản phẩm của họ bị hỏng khi vận chuyển do chất lượng đường xá kém,
gây thiệt hại trung bình khoảng 43 triệu đồng cho một doanh nghiệp mỗi năm.
Bảng 2.4: Xếp hạng về chất lượng cơ sở hạ tầng theo chỉ số
CCI2009
Nước Đường bộ
Việt Nam 96

Trung Quốc 55
Xingapo 1
Malaixia 25
Inđônêxia 87
Ấn độ 92
Thái Lan 34
Philippin 110
Campuchia 69
Hàn Quốc 16
Nhật bản 21
Nguồn: Khảo sát ý kiến doanh nghiệp toàn cầu của WEF, Học viện Chiến lược và
NLCT Harvard tổng hợp
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 96, so với các nước trong khu
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
16
Đề án môn học
vực kể thì vị trí của Việt Nam còn ở mức khá thấp, thậm chí so với các nước như
Cam pu chia hay Trung Quốc thì chỉ số ngày cũng thấp hơn rất nhiều. Do hoàn cảnh
của đất nước, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang dần được tiến hành với kết quả
đáng mừng.
2.2. Môi trường công nghệ
Nhân tố này có sự tác động mạnh mẽ, sức mạnh của nó có thể hủy diệt hoặc
tạo dựng một ngành kinh tế mới.Tác động của môi trường công nghệ chủ yếu thông
qua các nhân tố: sản phẩm mới, công nghệ hay vật liệu mới, quá trình công nghệ
mới. Phân đoạn công nghệ bao gồm các thể chế hoạt động có liên quan đến sáng
tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến cầu đầu ra, các sản
phẩm, các quá trình và các vật liệu mới.
Đặc điểm của môi trường công nghệ cũng đang phải đối mặt với xu thế chung;
sau chiến tranh thế giới thứ 2, tốc độ của thay đổi công nghệ đã có sự tăng lên

nhanh chóng. Đây là thời đại được coi là : “ Sự bùng nổ liên tiếp của sự phá hủy và
sáng tạo”. Hàng loạt các phát minh sáng chế trên nhiều lĩnh vực cả cũ lẫn mới được
đưa ra nhất là các khoa học nghiên cứu ứng dụng phát triển nhanh hơn bao giờ.
Trong ngành công nghiệp ô tô, ta có thể chia ra làm 2 nội dung riêng biệt.Thứ
nhất, bản thân chiếc xe ô tô như ngoại hình, động cơ, kiểu dáng, … những yếu tố
liên quan đến giá trị sử dụng, chất lượng của chiếc xe mà khách hàng lựa chọn; thứ
hai, nguồn nhiên liệu sử dụng cho xe.
Sức ép lớn nhất của nó là nguồn nhiên liệu cho xe và sức ép từ môi trường thế
giới. Về nhiên liệu: nguồn nhiên liệu sạch hiện này thật khó để có thể có với mức
chi phí hiện có. Hai nguồn nhiên liệu mới được phát hiện là điện và công nghệ sinh
học, ( nhiên liệu sạch ) cho tới nay chưa phải là giải pháp và tạo ra thách thức cho
ngành công nghiệp ô tô của nước ta. Hiện tại, giá thành sản xuất những loại phương
tiện chạy bằng nhiên liệu này có giá thành còn rất cao nhưng trong tương lai không
xa khi mà những doanh môi trường thiên nhiên trở nên khắc nghiệt hơn và thế giới
có những biện pháp chính thức lên án cho ngành này thì cũng cần phải có sự chuẩn
bị sao cho phù hợp với thời đại.
Những công nghệ vượt bậc trên là những bước phát triển của nhân loại khi
tình hình khí hậu đang trở nên thất thường hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại.
các doanh nghiệp trong ngành của Việt Nam cũng còn thiếu sự liên kết, công nghệ
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
17
Đề án môn học
thì thấp hơn so với thế giới một bậc. Đầu tư cho công nghệ trong ngành rất lớn.
Chính vì thế mà ngành còn nhiều sự cản trở và yếu thế hơn so với tập đoàn lớn
mạnh trong khu vực và trên thế giới.
Tuy vậy, muốn phát triển ngành công nghiệp này cũng đòi hỏi và đặt ra thách
thức lớn khi công nghệ chế tạo máy của các quốc gia trên thế giới ngày càng có
nhiều cách biệt với nước ta.
2.3. Môi trường dân số, văn hóa xã hội

2.3.1.Môi trường dân số
Yếu tố xã hội vàyếu tố kinh tế là 2 yếu tố quan trọng nhất trong môi trường.
Trước tiên, kết cấu dân số trẻ là thị trường tiềm năng đối với ngành ô tô.
Mức tổng dân số là hơn 83 triệu dân, kết cấu dân số trẻ, đồng thời xét trên mục
tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường đề ra vẫn chưa đáp ứng được 0,8%, hay 8xe/1000
dân, so với các nước khác Trung Quốc 24 xe trên 1000 người, Thái Lan là 152 xe
trên 1000 người, Hàn Quốc 228 xe trên 1000 người, Hoa Kỳ 682 xe trên 1000
người. Qua số liệu thống kê này cho thấy thị trường Việt Nam sẽ trở thành thị
trường đầy tiềm năng và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.trong
ngành công nghiệp ô tô.
Chất lượng cuộc sống ngày một gia tăng. Thu nhập của người dân được cái
thiện rất nhiều. Mới đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 107 quy định mức lương
tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước
ngoài tại Việt Nam và 108 đối với lương tối thiểu trong vùng đối với người lao
động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia
đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động (gọi chung
là doanh nghiệp trong nước). Theo quy định, mức lương tối thiểu cho lao động làm
việc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng. Mức lương tối thiểu vùng sắp tới cao
hơn mức lương hiện nay khoảng từ 100.000 - 370.000 đồng/tháng. Mức cao nhất
thuộc về vùng 1, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 1,55 triệu đồng/tháng,
mức lương tối thiểu thấp nhất là vùng 4, doanh nghiệp trong nước với 830.000
đồng/tháng.
Phân phối thu nhập chưa đồng đều, sự phân chia cách biệt giàu nghèo là khá
lớn. Điều này là một trong những hạn chế của xã hội. Tuy vậy, chính sự phân chia
này tạo cho ngành này những cơ hội cho ngành tấn công vào nhóm khách hàng giàu
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
18
Đề án môn học

và có tiềm năng.
2.3.2. Môi trường văn hóa, xã hội
Phân đoạn văn hóa xã hội có liên quan đến các trạng thái trong xã hội và các
giá trị văn hóa. Bởi vì các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng văn hóa của xã
hội, nó thường được dẫn dắt các thay dổi và các điều kiện công nghệ, chính trị,
pháp luật, kinh tế, và nhân khẩu. Hiểu theo cách khác thì môi trường văn hóa xã hội
bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những những chuẩn mực và giá trị này
được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội có nền văn hóa cụ thể.
Đây là yếu tố mang tính định hình sẵn, theo thời gian cũng có sự biến đổi. Tuy
nhiên cần tinh tế và xử lý khéo léo khi tác động vào các môi trường hoặc phản ứng
lại các kích thích từ môi trường này. Nếu không xử lý một cách tinh tế rất có thể
doanh nghiệp sẽ mất đi khác hàng và bị cả xã hội lên tiếng phản đối. Điều này
không phải không thấy, tại Ấn Độ người dân coi bò là linh vật, nước tăng lực làm từ
nước giải bò được người dân nước đó sử dụng. Tuy nhiên, nếu đem sản phẩm đó
đến các quốc gia khác như Việt Nam chẳng hạn, thì chắc chắn một điều : dù nó có
tốt đến đâu cũng khó mà chấp nhận được. Vậy ngành ô tô có những ngoại lệ riêng
của nó, do đó nhà sản xuất và cần phải tìm hiểu thật kĩ lưỡng khi đưa một sản phẩm
ra thị trường.
Tập tính sống theo gia đình và thể hình của người Việt Nam là nhỏ bé. Những
điều này có tác động mạnh đến cấu hình, kích thước của xe. Các loại xe con được
chú ý như mẫu xe từ 5 đến 9 chỗ ngồi có thể coi là một sự lựa chọn thích hợp. Bên
cạnh đó những kiểu dáng của xe cũng cần có sự chỉnh lại sao cho hợp lý với vóc
dáng của người Việt.
Người Việt Nam có thói quen sử dụng nhiều phương tiện giao thông, nhưng
những năm gần đây thì phương tiện giao thông đường bộ trở nên phổ biến, việc sở
hữu một chiếc xe ô tô đang trở thành mốt cho các hộ gia đình có thu nhập cao hiện
nay. Việc mua hàng với người Việt Nam, nhất là mặt hàng xa xỉ theo mốt, trào lưu
là phổ biến, đó có thể là do tính cánh của người Việt Nam. Nó có thể làm rộ lên một
trào lưu mới và tạo thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà.
2.4. Môi trường tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên là yếu tố mang đặc trưng riêng của từng vùng, có thể nói
đây là nhân tố buộc ngành phải có sự thích ứng. Các doanh nghiệp trong ngành phải có
sự hiểu biết kỹ lưỡng để đưa ra những quyết định đúng đắn cho sản phẩm của mình.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
19
Đề án môn học
Trong điều kiện tự nhiên như Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và
mưa nhiều, bụi. Đây cũng chính là điểm có nhiều sự khác biệt đối với ngành ô tô
của các quốc gia khác. Điều kiện tự nhiên sẽ quyết định đến nhu cầu của người tiêu
dùng về các yêu cầu và đặc tính của xe.
Muốn hiểu được những đặc tính đó, đòi hỏi phải là doanh nghiệp phải nắm và
tìm hiểu kĩ những đặc điểm của địa hình, thời tiết, khí hậu và điều kiện môi
trường…. Đây cũng có thể coi là lợi thế cho các hãng xe trong nước, bởi chính các
hãng xe này hiểu được địa hình, nắm được thổ địa và tình hình khí hậu nơi đây. Cần
phải xác định xem nếu là một người bản địa, sống tại đây thì khách hàng muốn sở
hữu một chiếc xe như thế nào để chống lại với những điều kiện của môi trường.
Môi trường này không có nhiều sự ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô.
Bản thân nhân tố chỉ là điều kiện và mang lại cho doanh nghiệp những điều kiện
riêng biệt để doanh nghiệp có thể nghiên cứu, tạo ra chiếc xe phù hợp với điều kiện
tự nhiên của môi trường Việt Nam.
2.5. Môi trường chính trị và pháp luật
Môi trường chính trị pháp luật của một quốc gia là là nhắc đến những yếu tố
do bàn tay hữu hình mà nhà nước tạo ra. Nếu chế độ chính trị là do Đảng ta lựa
chọn, pháp luật là do nhà nước ban hành thì chính phủ là cơ quan thi hành. Vậy
muốn quản lý nhà nước tốt, tạo điều kiện cho ngành phát triển ngành công nghiệp ô
tô thì bản thân Nhà nước và chính phủ phải đưa ra được những giải pháp hữu hiệu,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý.
2.5.1. Tình hình chung của môi trường chính trị và luật pháp
Về chính trị, pháp luật thì ngành công nghiệp ô tô nói chung và các ngành

khác đều có lợi thế chung từ sự ổn định chính trị. Đây là nền tảng cho các ngành
kinh tế của nước ta trong đó có ngành công nghiệp ô tô của nước ta.
Theo thống kê, Việt Nam được xếp hạng mức độ ổn định chính trị cao theo
xếp hạng của Chỉ số CCI của WEF và Chỉ số điều hành toàn cầu của WB (theo WB,
xếp hạng của Việt Nam chỉ đứng sau Xingapo và trên nhiều nước trong khu vực,
bao gồm cả Trung Quốc). Trong lĩnh vực này, Việt Nam là nước ổn định hơn nhiều
so với các nước có cùng mức độ phát triển trong khu vực, đó là một lợi thế quan
trọng để Việt Nam thu hút đầu tư và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của mình. Chính
vì thế mà cần phải có sự tận dụng các nguồn lực huy động được để thúc đẩy và
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành ô tô.
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
20
Đề án môn học
2.5.2. Các chính sách vĩ mô từ môi trường chính phủ, chính trị và pháp luật
cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
2.5.2.1. Chiến lược hoạch định cho ngành ô tô
Chính phủ ta đã đưa ra các quyết định chung về danh mục sản phẩm nhập
khẩu. Theo quyết định số 164/2002/ QĐ-BTC của bộ trưởng bộ tài chính về việc
ban hành Danh mục các nhóm mặt hàng do nhà nước quản lý. Điều này cho phép
xác định và đưa ra các biện pháp khuyến khích, ngăn chặn kịp thời để kiểm soát và
bảo hộ cho ngành công nghiệp ô tô của nước ta.
Chiến lược phương thức thực hiện mục tiêu. Muốn đạt được mục tiêu thì phải
xây dựng được một chiến lược hợp lý. Nhận định được điều này, Chính phủ ta có
các định hướng và chỉ đạo các hoạt động trong ngành ô tô. Tuy nhiên phải gần 10
năm sau khi có doanh nghiệp liên doanh đầu tiên thì sự quan tâm này mang tính
chất rõ nét. Cuối năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyết Chiến lược và Quy
hoạch phát triển cho ngành ô tô Việt Nam lần lượt vào tháng 12 năm 2002 và tháng
10 năm 2004. Điều này cho thấy Chính phủ ta có sự quan tâm rất lớn và muốn có
khả năng kiểm soát đối với ngành . Theo Quyết định số 177/2004/QĐ- TTg về

quyết định quy hoạch ô tô Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Những quyết định của Chính phủ là nỗ lực đưa ngành này vào đúng vai trò và vị trí
của nó trong nền kinh tế.
2.5.2.2. Bên cạnh đó hàng loạt Chính phủ ta cũng đưa ra những biện pháp hỗ
trợ về tài chính cho các dự án liên quan đến ngành ô tô.
Theo đó Chính phủ đã đưa ra được 7 chính sách hỗ trợ được nêu ra bao gồm
các vấn đề :
Chính sách hỗ trợ về thuế đối với ô tô và linh kiện, phụ tùng ô tô
Chính sách về thị trường
Chính sách đầu tư
Chính sách về khoa học và công nghệ
CHính sách về nguồn nhân lực
Chính sách về huy động vốn
Chính sách về quán lý ngành
Nội dung của những chính sách này là một trong này thể hiện cam kết của
chính phủ trong việc trợ giúp ngành công nghiệp ô tô.
2.5.2.3. Thuế và các quyết định thuế trong ngành công nghiệp ô tô
Thấy rằng thuế và các chính sách trợ giá là những biện pháp được Chính phủ
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
21
Đề án môn học
ta đưa ra và phổ biến nhất. Đặc biệt là chính sách về thuế. Cụ thể những ưu đãi đặc
biệt đó là:
Những loại xe đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không phải chịu thuế giá trị gia
tăng và thuế tiêu thụ đặt biệt áp dụng cho ô tô sản xuất trong nước được giảm 95%
so với ô tô nhập khẩu cùng loại. Thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm
trong một số năm đầu thành lập. Thuế nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô trong
nước thấp hơn nhiều so với thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Ngoài ra, các thiết bị,
máy móc, vật tư xây dựng để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp sản xuất, lắp

ráp ô tô cũng được miễn, giảm thuế nhập khẩu. Đặc biệt, sau ngày 1 tháng 1 năm
2004, khi đã thực hiện chính sách thuế mới giảm ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt và
áp dụng thuế giá trị gia tăng ở khâu bán ra nên hầu hết các loại xe sản xuất trong
nước đều tăng giá bán bằng cách cộng thêm thuế giá trị gia tăng. Mức tăng này
trong khoảng 10% đến hơn 30%.
Mục tiêu bảo hộ cho ngành sản xuất ô tô trong nước về cơ bản đã đạt được.
Tuy nhiên giá ô tô lại bị đẩy lên rất cao so với mặt bằng thế giới và điều quan trọng
nhất là mục tiêu phát triển thị trường ô tô Việt Nam đã không đạt được. Có rất nhiều
lý do song một lý do quan trọng ảnh hưởng đến việc này đó là từ hơn 10 năm nay
chúng ta điều tiết ngành này chỉ bằng một công cụ duy nhất là thuế trong khi đó bỏ
qua rất nhiều yếu tố khác như công nghệ mới, kiểm định chất lượng… Một ví dụ
nhỏ, Ở Lào thuế nhập khẩu là 42% song giá thành chiếc xe chỉ bằng một nửa so với
xe cùng loại vào Việt Nam. Với mục đích bảo hộ cho ngành công nghiệp nhưng
chính những điêu này làm cho giá cả đó tăng lên. Sự bảo hộ này là tốt cho doanh
nghiệp nhưng nó hẳn không mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng trong nước.
Trong sân chơi quốc tế, xu hướng bảo hộ và tác động của Nhà nước đang được
giảm thiểu tới mức tối đã. Nhà nước khó có thể can thiệp sâu hơn vào ngành công
nghiệp ô tô. Những dấu hiệu ban đầu có thể thấy là Nghị định số 12/2006/NĐ- CP
ngày 23-01-200 6 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 3/2006 TTLT-
BTC_BGTVT-BTC-BCA ngày 31-03-2006 của Bộ thương mại, Bộ giao thông vận
tải, Bộ tài chính, Bộ công an. Nội dung của hai văn bản này nói tới việc cho phép
nhập khẩu ô tô cũ chở người dưới 16 chỗ. Người tiêu dùng trong nước luôn cho có sự
phân biệt và đánh giá cao ô tô nhập khẩu và ô tô trong nước. Chính những động thái
ban đầu này làm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi quyết định mua xe.
Sự bảo hộ của nhà nước càng nới lỏng hơn khi những quyết định giảm thuế
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
22
Đề án môn học
cho các dòng xe nhập khẩu và phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô. Các mức thuế

có sự giảm rõ rệt qua từng năm. : Thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ năm 1991 cho
đến 2001 luôn ở mức 100% giảm lần đầu tiên xuống mức 90% tháng 1 năm 2005,
từ đó đến nay đã giảm liên tục ba lần xuống còn 60%. Mặc dù vẫn còn nhiều thứ
thuế đáng chú ý trong khi làm thủ tục nhập khẩu xe những những động thái này là
khiến cho các xe ngoại nhập ồ ạt tấn công vào thị trường nội địa. Sự giảm thuế này
chưa dừng lại ở mức đó, từ năm 2011 mức thuế và các chính sách cho các dòng xe
ngoại nhập được giảm thêm một bậc nữa.
Từ 1/1/2011 Theo biểu thuế mới của bộ Tài chính, dòng xe chở người 9 chỗ
ngồi trở xuống (thuộc nhóm 8703) đồng loạt áp dụng thuế suất 82% thay cho mức
83% hiện hành. Mức thuế này áp dụng với các dòng xe có dung tích xi lanh trên 1,8
lít, từ 1,8 lít đến 2,5 lít. Các loại xe có dung tích xi lanh từ 2,5 lít trở lên áp dụng
thuế suất 77%, thay cho mức 83% hiện hành. Đối với dòng xe 2 cầu, thuế suất áp
dụng tại thời điểm năm 2011 là 72%, thay cho mức 77% hiện hành.
Bộ Tài chính cho rằng mức thuế này được điều chỉnh theo lộ trình cam kết
thuế quan khi ký hiệp định WTO. Cụ thể, cam kết ASEAN, năm 2011, thuế suất dự
kiến với dòng xe này là 70% và cam kết WTO là 83%. Đối với xe 2 cầu, thuế suất
theo cam kết ASEAN là 70% và cam kết WTO 73%.
Chắc chắn mức thuế giảm này sẽ làm cho ngành ô tô của Việt Nam phải đối
mặt với nhiều thách thức hơn nữa trong các năm tới.
Ngoài việc giảm thuế thì các loại xe chuyên dụng lại tăng thuế. Tất cả các loại
xe ô tô chuyên dụng, như xe cứu thương, xe tang lễ, xe chở phạm nhân, bất kể dùng
động cơ xăng, diezel và bất kể dung tích xi-lanh, đều áp mức thuế suất nhập khẩu là
15%, thay cho mức 10% hiện tại.
Mức thuế được duy trì cho các mặt hàng xe cũ nhập khẩu. Theo Quyết định
số69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
mức thuế tuyệt đối thuế nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu và các văn bản
hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tuy những dòng xe này không được khuyến khích
nhưng cũng tạo ra sức ép lên thị trường ô tô của Việt Nam, chính phủ cần có biện
pháp thích hợp để tránh sử dụng những xe nhập khẩu quá cũ của các nước khác trên
thế giới.

2.5.2.4. Chính sách thuế khác có liên quan
Nhiều chính sách thuế không đánh trực tiếp lên ngành ô tô của Việt Nam
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
23
Đề án môn học
nhưng có tác động gián tiếp đến ngành ô tô. Trước tiên, việc Nhà nước ban hành
các chính sách về việc đăng kí kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Biết
rằng ngành công nghiệp ô tô là ngành có nhiều rào cản nhưng việc để doanh nghiệp
đăng kí kinh doanh dễ dàng hơn cũng ít nhiều góp phần làm cho ngành công nghiệp
này có phần sôi động hơn.
Ngày 1/1/ 2011, Luật thuế môi trường chính thức có hiệu lực. tám nhóm hàng
hóa sẽ phải chịu thuế môi trường, trong đó co mặt hàng xăng dầu ( xăng nhiên liệu
bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn mỡ). Mức thuế chịu từ 1000-5000đ/ lít.
Đây là những nguồn nhiêu liệu chủ yếu cho động cơ đốt trong. Việc tăng giá này
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định mua, tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không
quá lớn. Và nhu cầu mua xe không chịu nhiều ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu.
Bên cạnh đó, việc đăng kí biển số xe mới và các quy định liên quan đến bằng
lái xe (Bộ GTVT ban hành Thông tư 35/2010 về việc phê duyệt mẫu giấy phép lái
xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Việc đổi GPLX theo mẫu mới thống nhất trên cả
nước bắt đầu từ ngày 1.1.2011. Bộ GTVT cho biết các loại GPLX đã cấp vẫn được
tiếp tục sử dụng, người bị mất hoặc có nhu cầu đổi cũng sẽ được làm theo mẫu mới)
làm có việc sở hữu xe có thêm nhiều thủ tục hơn nhưng tất cả điều đó cũng không
làm giảm đi đáng kể lượng cầu của mặt hàng xe ô tô. Do đó nó cũng không ảnh
hưởng tiêu cực đến ngành ô tô nói chung.
2.6. Môi trường quốc tế
Trong xu thế quốc tế hóa và đa phương hóa, môi trường toàn cầu là một nhân
tố hết sức quan trọng. Phân đoạn môi trường toàn cầu bao gồm các thị trường toàn
cầu có liên quan, các thị trường đang thay đổi, sự kiện văn hóa có tính quốc tế quan
trọng, các đặc tính thể chế văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu.

Việt Nam ngày càng mở rộng cửa cho việc giao lưu văn hóa, thúc đẩy kinh tế.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO (2007) và quan hệ
giữa các nước trong cộng đồng ASEAN càng trở nên thắm thiết hơn là một lợi thế
và cơ hội lớn. Nhiều giả thiết về tương lai sáng lạng đặt ra cho nền kinh tế nước ta,
nước ta được đối xử công bằng hơn trong mối quan hệ với các cường quốc trên thế
giới, cụ thể như hàng rào thuế quan được rỡ bỏ. Tuy nhiên thách thức cho Việt Nam
cũng không phải là nhỏ. Hàng rào thuế quan có thể được hủy bỏ nhưng trên hết
hàng rào phi thuế quan lại được dựng nên vững chắc. Trước tiên, việc thuế nhập
khẩu của Việt Nam cũng được giảm xuống, những ưu đãi,bảo hộ cho ngành công
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
24
Đề án môn học
nghiệp của nước nhà bị giảm xuống. Đó là thực tế ghi nhận khi nước ta tham gia
vào sân chơi chung của khu vực và thế giới.
Việc đổi gió cho nền kinh tế Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên đây cũng là
bước đi táo bạo, chứa đựng nhiều rủi ro, cũng có thể con bão của quốc tế hóa sẽ
cuốn theo hết những thành quả mà nhà nước ta đã gây dựng nhưng cũng có thể điều
này sẽ mang đến sự sinh sôi nảy nở và cường thịnh hơn cho nền kinh tế Việt Nam
còn nhiều lạc hậu.
3. Sơ lược về cơ hội và nguy cơ với ngành từ môi trường vĩ mô
3.1. Nguy cơ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế còn khá non trẻ. Sau hơn 20 đổi mới mặc
dù thu được nhiều thành tựu nhưng cũng chứa đựng nhiều bất cập, hạn chế. Chính
điều này là một trong những nhân tố làm giảm đi những cơ hội của Việt Nam, thậm
chí khí ra hội nhập quốc tế sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói
riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung nhiểu thách thức và nguy cơ.
Trước tiên, môi trường biến động là luôn ẩn chứa nguy cơ trong nó. Sau
khủng hoảng kinh tế thế giới, tuy nói là ít chịu tác động nhưng những bất ổn trong
nền kinh tế luôn xảy ra. Lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, giá đô la tăng làm

cho nền kinh tế rơi vào tình trạng khó kiểm soát hơn. Hiệu lực của các chính sách vĩ
mô cũng theo đó mà giảm đi phần nào. Nền kinh tế trở nên khó khăn hơn và việc
giữ tiền trở thành xu thế tất yếu. Việc chi tiêu cũng có sự cân nhắc hơn, đặc biệt là
cho các sản phẩm xa xỉ như xe hơi và đầu tư.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước thì manh mún, nhỏ lẻ; hàm
lượng công nghệ thì còn kém hơn so với các đại gia đầu ngành trong lĩnh vực sản
xuất ô tô trên thế giới. Sự lép vế này khiến cho nhiều người tiêu dùng trong nước ưu
tiên cho sản phẩm ngoại nhập và tâm lý sính đồ ngoại, ganh hàng hiệu đối với
những sản phẩm này là khá phổ biến. Điều này tạo ra gánh nặng và sức ép cho các
doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam.
Khi Việt Nam ra nhập tổ chức kinh tế thế giới và các diễn đàn hợp tác kinh tế
khu vực và trên thế giới, vô hình chung sự bảo hộ của Nhà nước bị giảm đi rất
nhiều. Nguyên tắc chung là theo cơ chế thị trường, sự bảo hộ nào của nền “bàn tay
hữu hình” cũng trở thành phạm luật chơi chung. Có thể nói tới chuyện công bằng
không khi ngành công nghiệp của các nước đó đã ra đời từ lâu và có vị thế trên thị
Dương Thị Phương
QTKD Tổng hợp 50B
25

×