Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tiểu luận về cổ phần hóa tư nhân hóa trong các doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.85 KB, 27 trang )

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới ngày nay, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đa dạng hoá các hình thức sở hữu, phát huy
mọi tiền lực của xã hội nhằm phát triển đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa:
Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Trong trên trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường với nhà hình thức
sở hữu, Nhà nước ta đã họp thu được kinh nhiệm của nhiều nước, trong đó có cổ
phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay, cổ
phần hoá một bộ phận trong doanh nghiệp Nhà nước nhằm làm tiền đề cho việc cổ
phần hoá tràn trên doanh nghiệp.
Giải pháp cổ phần hoá một bộ phận trong doanh nghiệp Nhà nước đã được đặt
lên chương trình nghĩa vụ về "cải cách kinh tế quốc doanh" ở nước ta được vài năm
nay. Nhưng việc thực hiện còn chậm, nguyên nhân chính do nhận thức, quan điểm
lý luận và giải pháp trong quy trình xử lý các vấn đề kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ
liên quan đến tiến trình cổ phần hoá
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà
nước nhằm đưa ra một cái nhìn khai quát về cổ phần hoá, từ việc đùi rút kinh
nghiệm cổ phần hoá - Tư nhân hoá ở các nước trên thế giới đến việc phân tích thực
trạng khu vực kinh tế quốc doanh cũng đánh giá quá trình thực hiện cổ phần hoá ở
Việt Nam, tiếp đó nêu ra một số giải pháp và kiến nghị cơ bản để tháo gỡ những
vướng mắc còn tồn tại gây chậm trễ cho tiến trình cổ phần hoá. Vì vậy em chon đề
tài : “ Vấn đề cổ phần hóa, tư nhân hóa, công ty hóa doanh nghiệp nhà nước”
làm bài tiểu luận của mình.
Do còn những hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn, về nguồn tài liệu, bài làm không
tránh khỏi sai sót: rất mong được sự đóng góp ý kiến, phề bình của cô giáo hướng
dẫn nhằm hoàn thiện hơn trong quá trình làm bài tiểu luận này.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 1
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM


NỘI DUNG
Phần I: VẤN ĐỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I – KHÁI QUÁT VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH NPHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Những nội dung cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Trước khi đi vào phân tích nội dung quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà
nước, ta cần phải hiểu thế nào là một công ty cổ phần
1.1 - Khái niệm và đặc điểm của công ty cổ phần
Là loại hình doanh nghiệp được thành lập do nhiều người bỏ vốn ra. Tiền vốn
được chia thành các cổ phần bằng nhau, người hùn vốn với tư cách là các cổ đông
sẽ mua một số cổ phần đó.
Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền cổ phần mình đã xuất
vốn và cổ đông được quyền tự do sang nhượng lại cổ phần thông qua việc mua bán
các cổ phiếu.
Theo luật công ty ở nước ta, công ty cổ phần là công ty trong đó :
-Số thành viên gọi là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít
nhất là bảy.
-Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hoặc
nhiều cổ phiếu.
-Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu của sáng
lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
-Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ
được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 2
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
-Công ty cổ phần được tự do đặt tên, trên bảng hiệu, hoá đơn, quảng cáo, báo
cáo, tài liệu giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên công ty kèm theo
chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ.

1.2 - Thế nào là cổ phần hoá
Cổ phần hoá là chuyển thể một doanh nghiệp từ dạng chưa là công ty cổ phần
thành công ty cổ phần
Ví dụ:
Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
Chuyển công ty TNHH thành công ty cổ phần
Chuyển công ty liên doanh thành công ty cổ phần.
1.3 - Mục tiêu của cổ phần hoá doanh nghiệp
-Huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp; cá nhân, các tổ
chức kinh tế trong nước và nước ngoài để đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển
doanh nghiệp.
-Tạo điều kiện để những người góp vốn và cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp cổ phần, nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
1.4 - Đối tượng doanh nghiệp được cổ phần hoá
Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 của Chính phủ đã quy định tiêu chuẩn để chọn
một số doanh nghiệp Nhà nước để cổ phần hoá.
-Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
-Những doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hoặc trước mắt tuy có gặp khó khăn
nhưng triển vọng sẽ hoạt động tốt.
-Không thuộc diện các doanh nghiệp Nhà nước cần thiết phải giữ 100% vốn đầu
tư của Nhà nước.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 3
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Căn cứ luật doanhnghiệp Nhà nước đã được quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ VII
thông qua ngày 20 tháng 04 năm 1995 để phân loại doanh nghiệp thì có thể phân ra:
Loại 1: Những doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng,
một số doanh nghiệp trong một số lĩnh vực độc quyền (điện, xăng dầu, viễn thông,

đường sắt, bảo hiểm, ngân hàng) một số daonh nghiệp công ích phục vụ đời sống
sản xuất (nước máy phục vụ sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Những doanh nghiệp
này không cổ phần hoá.
Loại 2: Những doanh nghiệp Nhà nước trong một số ngành then chốt có tác dụng
điều phối kinh tế hoặc chi phối thị trường (xi măng, phân bón), một số lĩnh vực
thương mại, xuất nhập khẩu dặc biệt… trước mắt chưa cổ phần hoá những doanh
nghiệp này, hoặc nếu có thì chỉ cổ phần hoá một số bộ phận nhỏ (phân xưởng sản
xuất, một số công ty nhỏ mang tính hỗ trợ). Khi cổ phần hoá nhất thiết Nhà nước
phải nắm giữ trên 50% tổng số vốn.
Loại 3: Một số doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực phục vụ công cộng, có
quy mô vừa hoặc nhỏ (sản xuất hàng tiêu dùng, khách sạn, du lịch, các xí nghiệp
sản xuất rượu, bia, thuốc lá, vận tải đường bộ, đường sông…) Những doanh nghiệp
này có thể cổ phần hoá, nhưng nhà nước vẫn giữ tỷ lệ cổ phần chi phối (trên 30%)
Loại 4: Những doanh nghiệp khác, không có ý nghĩa quan trọng về quốc kế dân
sinh, không có vai trò chi phối thị trường (may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, vận
tải nhỏ, các cửa hàng thương nghiệp.v.v ) Cần tiến hành cổ phần hoá các doanh
nghiệp này và Nhà nước có thể không hoặc giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhỏ theo quy
định hiện nay dưới 10%.
1.5 - Những hình thức cổ phần hoá, và cơ quan có thẩm quyền quyết định
danh sách doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thành công ty cổ phần.
a)Những hình thức cổ phần hoá
Có 3 hình thức cổ phần hoá đã quy định trong Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996
của Chính phủ đó là
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 4
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu theo quy định
nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp
- Bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp

- Tách một bộ phận DNNN (phân xướng, xí nghiệp, đội sản xuất, vận tải ) đủ
điều kiện để cổ phần hoá.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc:
- Giá trị doanh nghiệp phải do một hội đồng thẩm định có quyền thông qua.
- Giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm đưa ra cổ phần hoá là giá trị thực của
doanh nghiệp mà ngươì bán (Nhà nước) và người mua cổ phần có thể chấp nhận
được.
- Căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp là bản kiểm kê tài sản, văn bản giao vốn
có tính các hệ số điều chỉnh tăng, giảm theo thời giá do Bộ tài chính hướng dẫn và
theo kết quả phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hoá. Thực trạng của doanh nghiệp gồm; Thực trạng về triển vọng tài chính,
thực trạng về công nghệ của doanh nghiệp và những ưu thế về cạnh tranh của doanh
nghiệp, các yếu tố thị trường khác như khả năng sinh lời, trong những năm sắp tới
của ngành kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế, uy tín, hiệu quả kinh tế
thực tế hiện nay của doanh nghiệp., thực trạng về đất đai (hệ số lợi thế của doanh
nghiệp). Hệ số lợi thế của doanh nghiệp là vị trí địa lý thuận tiện, nhãn mác có uy
tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả kinh doanh được tính vào giá trị doanh nghiệp khi
tiến hành cổ phần hoá.
b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định danh sách DNNN để cổ phần hoá thành
công ty cổ phần.
Căn cứ vào điều kiện quy định tại Điều & Nghị định 28/CP ngày 7/5/96 các Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thứ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi nhất trí với ban cán
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 5
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
sự Đảng hợac tỉnh uỷ (thành uỷ) quyết định danh sách một số doanh nghiệp Nhà
nước để cổ phần hoá .
Thẩm quyền quyết định thực hiện cổ phần hoá DNNN được quy đinh nha sau:

- Đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng, Bộ trưởng các
bộ, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh xây dựng phương án cổ phần hoá gửi về
Ban chỉ đạo Trung ưoưng để trình Thủ tướng Chính Phủ để phê duyệt cho phép
thực hiện dưới sự tham gia chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo trung ương coỏ phần
hoá.
- Đối với những doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống, Bộ
trưởng và Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, (thành phố) trực thuộc trung ương tổ chức
thực hiện cổ phần hoá trên cơ sở Nghị định 28/CP và hướng dẫn kiểm tra của các
Bộ có liên quan, dưới sự hướng dẫn, theo dõi, giám sát của ban chỉ đạo Trung ương
cổ phần hoá
- Đối với việc cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên tổng công ty Nhà nước do
thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, Hội đồng quản trị xây dựng phương án
cổ phần hoá gửi về ban chỉ đạo Trung ương cổ phần hoá để thưcj hiện dưới sự tham
gia trực tiếp của Ban chỉ đạo trung ương cổ phần hoá.
1.6 - Những ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng sau khi cổ phần hoá.
Được giảm thuế lợi tức 50% trong 2 năm liên tiếp sau khi chuyển sang hoạt động
theo luật công ty.
Được sử dụng quỹ khen thưởng- phúc lợi chia cho cán bộ công nhân viên mua cổ
phiếu
Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản
lý và sử dụng của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá thành sở hữu của công ty cổ
phần.
Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại của Nhà nước theo cơ chế và lãi
suất áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 6
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hoá theo chế độ quy định của Nhà nước.
Các khoản chi phí hợp lý và cần thiết cho quá trình cổ phần hoá được tính vào

giá trị doanh nghiệp do Bộ tài chính quy định.
1.7 - Đối tượng mua cổ phiếu và cơ quan quản lý việc phát hành cổ phiếu
của các doanh nghiệp cổ phần hoá
Những người sau đây có quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hoá
- Các tổ chức kinh tế cs tư cách pháp nhân
- Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận.
- Công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên.
- Việc bán cổ phiếu cho các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định riêng của
chính phủ.
Cổ phiếu được bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc bán thông qua
các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính được chỉ định. Số tiền thu được
từ bán cổ phiếu chỉ được sử dụng để đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước.
Quyền sở hữu và mọi quyền lợi hợp pháp của người mua cổ phiếu được Nhà
nước bảo vệ theo quy định tại điều 6 và điều 175 của Bộ luật dân sự và theo các quy
định khác của pháp luật hiện hành.
Trật tự ưu tiên về bán cổ phiếu như sau:
- Thứ nhất là bán cho công nhân viên chức đang làm việc tại doanh nghiệp, một
số công nhân viên chức có hàon cảnh khó khăn được ưu tiên trả chậm tiền mua cổ
phiếu không quá 12 tháng. Danh sách công nhân viên chức này do Công đoàn xét
chọn và công bố công khai.
- Thứ hai là các tổ chức kinh tế xã hội trong nước, đặc biệt là các đơn vị kinh tế
như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính.
Thứ ba là các cá nhân trong nước.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 7
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Cơ quan quản lý việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần hoá: Bộ
tài chính thống nhất quản lý việc phát hành cổ phiếu ở các doanh nghiệp cổ phần
hoá. Đình chỉ việc phát hành cổ phiếu khi công ty cổ phần vi phạm các quy định

hiện hành.
Việc quản lý vốn Nhà nước tại công ty cổ phần được thực hiện như sau:
- Chuyển toàn bộ doanh nghiệp độc lập thành công ty cổ phần. Tổng cục trưởng
tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp cử người trực tiếp quanr
lý vốn của Nhà nước tại công ty cổ phần, sau khi thoả thuận
- Chuyển một bộ phận của doanh nghiệp Nhà nước độc lập, tổng công ty Nhà
nước thành công ty cổ phần.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, tuy
nhiên do giới hạn của bài viết cho nên em chỉ nêu lên được những điếm chính trong
nội dung coỏ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề khác
liên quan đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước như; chế độ chính sách
đối với lao động trong doanh nghiếp trước khi tiến hành cổ phần hoá, những ưu đãi
mà người lao động được hưởng sau khi doanh nghiệp đã được cổ phần hoá., vai trò
chức năng của Công Đoàn trong doanh nghiệp cổ phần hoá…v v hoặc những vấn
đề liên quan đến thị trường chứng khoán khi doanh nghiệp Nhà nước được phép
tham gia dưới hình thức công ty cổ phần
2 – Tình hình chung cổ phần hoá doanh nhgiệp nhà nước ở nước ta.
Từ năm 1999, khi Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra quyết định
143/HĐBT ngày 10/5/1990 cho phép thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần đến tháng 12/ 2000 mới có 636 DNNN và bộ phận
DNNN được thực hiện cổ phần hoá hoặc các hình thức chuyển đổi khác. Cụ thể số
doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá những năm 1990- 1992 là 0, giai đoạn
1992-1995 là 7, năm 1996 là 6, năm 1997 là 7, năm 1998 là 100, năm 1999 là 250,
năm 200 là 212 và 5 tháng đầu năn 2001 là 54…
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 8
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Trong số 636 DNNN được cổ phần hoá, chuyển sang hoạt động theo luật doanh
nghiệp thì 45,5% thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 37,7% thuộc dịch vụ

thương mại, 10,7% thuộc giao thông vận tải, hơn 5% thuộc các lĩnh vực còn lại.
Như vậy hiẹn nay trên thực tế chúng ta mới chỉ cổ phần hoá được 11% trên tổng số
doanh nghiệp Nhà nước.
Hoà chung vào xu thế chung của cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Liên hiệp
vận tải Gemadept là một trong năm đơn vị của ngành vận tải đường biển của Việt
nam được cổ phần hoá, nhưng tới nay kết quả vẫn chưa được là bao nhiêu. Hiện nay
ngành vận tải đường biển Việt nam đang từng bước thúc đẩy quá trình cổ phần hoá
những doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt nam.
Bên cạnh những nỗ lực mà liên hiệp Gemadept đã đạt được trong thời gian qua,
Nhà nước cũng cần có những chủ trương chính sách để những doanh nghiệp đã
được cổ phần hoá hoạt động ngày một hiệu quả hơn, bên cạnh đó nhằm khuyến
khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp còn lại trong ngành vận tải ddường
biển nói riêng và các doanh nghiệp nhà nước nói chung tiến hành cổ phần hoá.
Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một chiến lược cải cách doanh
nghiệp .
Quy luật tất yếu sẽ dẫn đến phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu
nhà nước không có moọt chiến lược hỗ trợ toàn diện, nếu chính bản thân các doanh
nghiệp này không chủ động tìm kiếm những phương thức liên kết rộng lớn thay
cho hình thức liên kết “tay đôi” phổ biến hiện nay.
Một phương thức liên kết được đề xuất và hình thành những nhóm doanh nghiệp
có hạy nhân nòng cốt đó là là một doanh nghiệp lớn dưới dạng công ty cổ phần.
Muốn doanh nghiệp nhà nước thực sự mạnh để cùng với các yếu tố khác cấu
thành kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần thì
không có cách nào khác là phải tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới và phát triển
doanh nghiệp Nhà nước, mà trong đó cổ phần hoá là một biện pháp rất quan trọng.
Nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng, phần nói về đường lối chiến lược phát triển
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 9
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM

kinh tế- xã hội một lần nữa nhấn mạnh: “Trong 5 năm tới 2001-2005, cơ bản hoàn
thành việc củng cố, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp Nhà
nước hiện có”, “Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối
với các doanh nghiệp Nhà nước không cần năm 100% vốn”.
II – TÌNH HÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CÁC NĂM QUA
1 - Qúa trình phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
1.1 - Trước đổi mới
Các doanh nghiệp Nhà nước của chúng ta đã hình thành và phát triển qua
nhiều thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý.Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp
đã kéo dài hơn 30 năm.Các xí nghiệp hoạt động trong cơ chế này chủ yếu là nhận
lệnh từ trên bằng nhiều chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước giao;hoạt động sản xuất
của các đơn vị cơ sở theo phương thức cung cấp và giao nộp,không phải sản xuất để
bán trao đổi.Chế độ hạch toán kinh tế không được thực hiện mà là “hết tiền xin
trên , hết hàng xin cấp, tổn thất không hay, lỗ lãi không chịu”.
Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã chiếm mất quyền chủ động sản xuất kinh
doanh của cơ sở, kìm hãm sản xuất phát triển , triệt tiêu động lực sản xuất, không đa
được khoa học công nghệ vào sản xuất, máy móc thiết bị ngày càng già cỗi rệu rã,
cán bộ quản lý thụ động xơ cứng. v. v
Mâu thuẫn gay gắt trong thời kỳ này một bên là sự can thiệp quá sâu của Nhà
nước vào công việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở trong điều
kiện nguồn lực Nhà nước có hạn; một bên là các cơ sở đòi quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh, họ muốn “bung ra”,được “tháo gỡ”. Trong điều kiện đó sản xuất sa sút
nghiêm trọng, nhiều xí nghiệp có nguy cơ phá sản, nhất là với các xí nghiệp dùng
nguyên liệu của nước ngoài.
1.2 - Sau đổi mới
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 10
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM

Trước tình hình đó, tháng 1/1981 Chính phủ đã ban hành quyết định 25-CP về
“một số chủ trương biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh
và quyền tự chủ về tài chính của xí nghiệp quốc doanh “.Quyết định 25- CP là một
sự mở đầu về đổi mới cơ chế quản lý ở nước ta. Quyền chủ động của các xí nghiệp
quốc doanh đã được nới dần . Kế hoạch sản xuất ở cơ sở được chia làm 3 phần:
phần do Nhà nước giao phần tự cân đối của xí nghiệp và phần sản xuất phụ .
Mặc dầu còn nhiều hạn chế nhưng quyết định 25-CP đã phát huy quyền chủ động
sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp . Nhiều xí nghiệp từ chỗ sắp bị
đóng cửa đã đứng dậy được và phát triển. Trong quá trình thực hiện quyết định 25-
CP tuy có nhiều mặt tích cực nhưng cũng bộc lộ nhiều hiện tợng tiêu cựcnhưviệc
các xí nghiệp làm lẫn lộn giữa 3 phần kế hoạch theo hướng có lợi cho cá nhân và
tập thể làm thiệt hại lợi ích Nhà nước .Các phạm trù “3 lợi ích”, ”liên doanh liên
kết”đã bị lợi dụng và xuyên tạc vv ,
Để vãn hồi trật tự kinh tế,tháng 8/1982 Chính phủ đã có những chính sách biện
pháp bổ sung bằng quyết định 146/HĐBT và đến tháng 11/1984 có nghị quyết
156/HĐBT về một số vấn đề cải tiến công nghiệp quốc doanh.
Nghị quyết 156/HĐBTvẫn chưa “gãi đúng chỗ ngứa” của các doanh nghiệp Nhà
nước vì vẫn mang nặng tính chất tập trung quan liêu bao cấp.Các xí nghiệp vẫn trăn
trở tìm lối ra và tiếp tục đòi quyền tự chủ của mình.Do vậy tháng 4/1986 Bộ Chính
trị đã có dự thảo Nghị quyết 306 và sau đó quyết định tạm thời 76/HĐBT về đổi
mới cơ chế quản lý các xí nghiệp quốc doanh và đã được khẳng định tại Nghi quyết
3 Ban chấp hành Trung ơng và thể chế hoá tại quyết định 217/HĐBT,Nghị quyết
50/HĐBT và Nghị quyết 98/HĐBT về đổi mới cơ chế quản lý với nội dung cốt lõi
là :”chuyển các đơn vị kinh tế sang hạch toán kinh doanh XHCN,thực hiện chế độ
tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị cơ sở,đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước về
kinh tế”.
Thực hiện Quyết định 217/HĐBT,Nghị quyết 50/HĐBT và Nghị định 98 đã thu
được những thành công đáng kể. Nhờ thực hiện chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH

SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 11
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
của cơ sở mà giải phóng được năng lực sản xuất,phát triển kinh tế hàng hoá,bước
đầu tạo động lực sản xuất,đa được khoa học kỹ thuật vào sản xuất,bước đầu tập dợt
đội ngũ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên bên cạnh những cái được nói trên,trong quá trình thực hiện cơ chế
quản lý mới đã xuất hiện một số mâu thuẫn khá gay gắt trong xí nghiệp quốc doanh
những mâu thuẫn đó là:
- Nhấn mạnh việc thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị cơ
sở nhưng lại coi nhẹ hoặc buông nhẹ sự kiểm soát của Nhà nước,do đó làm thất
thoát tài sản của Nhà nước.
- Lợi ích của người lao động kể cả lao động quản lý chưa gắn chặt với hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
- Sự phát triển các doanh nghiệp Nhà nước quá phân tán,tràn lan,nhỏ bé đã làm
phân tán nguồn lực của Nhà nước kể cả lực lượng vật chất và trí tuệ quản lý.
2. Thực trang tình hình cổ phần háo các doanh nhà nước
2.1 Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước lần đầu tiên được nêu tại Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ơng khoá VII(tháng 11/1991) được
cụ thể hoá trong Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khoá
VII(1/1994), Nghị quyết 10/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 17 tháng 3 năm 1995;
Thông báo ý kiến của Bộ Chính trị. Đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết Hội nghị lần 4 của Ban Chấp hành Trung
ơng khoá VIII thì chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được khẳng định
rõ hơn. Chính phủ đã triển khai thực hiện từng bước các Nghị quyết nói trên và chú
ý điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.
Quá trình thực hiện có thể chia làm 2 giai đoạn chính.
2.2 Giai đoạn 1991_1996.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH

SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 12
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Trong giai đoạn này Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tớng Chính phủ)
đã ban hành Quyết định số 202/CT ngày 8 tháng 6 năm 1992 về tiếp tục thí điểm
chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và Chỉ thị 84/TTg về
việc xúc tiến thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng
hoá hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Sau 4 năm triển khai Quyết định số 202/CT và Chỉ thị số 84/TTg của Thủ tướng
Chính phủ(1992-1996) đã chuyển được 5 doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ
phần là:
- Công ty Đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ Giao thông vận tải(năm
1993).
- Công ty Cơ đIện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(năm
1993).
- Xí nghiệp Giấy Hiệp An thuộc Bộ công nghiệp (năm 1994).
- Xí nghiệp chế biến háng xuất khẩu thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An(1995).
- Xí nghiệp Chế biến thức ăn gia súc thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông
thôn (năm 1995).
Trong doanh nghiệp nói trên thì có bốn doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh 1 doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Long An.
2.1 Giai đoạn 1996 đến nay
Trên cơ sở đánh giá các u điểm và tồn tại trong giai đoạn triển khai thí điểm cổ
phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số
28/CP ngày 7 tháng 5 năm 1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành
công ty cổ phần Nghị định này đã xác định rõ giá trị doanh nghiệp:chế độ ưu đãi
cho người lao động trong doanh nghiệp và tổ chức bộ máy giúp Thủ tướng Chính
phủ chỉ đạo công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,đồng thời giao nhiệm vụ
cho các bộ,các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH

SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 13
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Kể từ khi Nghị định số 28/CPđược ban hành đến tháng 9 năm 1998 đã có 33
doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần.Nh vậy từ năm 1992 đến nay
cả nước đã có 38 doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn thành cổ phần hoá.Ngoài ra, hiện
nay còn hơn 178 doanh nghiệp đang triển khai ở các bước khác nhau.
Như vậy việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ thực sự bắt đầu vào
cuối năm 1992 sau khi có quyết 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ
trưởng(nay là Thủ tớng Chính phủ):trong Quyết định đó có sự lựa chọn một số
doanh nghiệp cụ thể.Tiếp theo là một số văn bản pháp quy khác tạo khung pháp lý
cho việc tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là phải kể
đến Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước
thành công ty cổ phần và Nghị định 25/Cp ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của
Nghị định 28/CP kể trên.Nhờ việc thực hiện tốt những văn bản nêu trên,công tác cổ
phần hoá đạt được những kết quả khá cao trong 2 năm 1996-1997.Số doanh nghiệp
Nhà nước cổ phần hoá trong 2 năm đó tăng gấp nhiều lần 3năm trước, đa tổng số
doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành việc chuyển thành công ty cổ phần,hoạt động
theo luật công ty lên 18 doanh nghiệp.
Hầu hếy 18 doanh nghiệp này sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều phát triển
tốt với một số chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao. Đó thực sự là tín hiệu tốt, khích lệ
cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp Nhà nước chuẩn bị chuyển sang
công ty cổ phần tiếp tục ủng hộ chủ trương cổ phần hoá củaĐảng và Nhà nước.
Tuy nhiên ròng rã hơn 5 năm mà các nghành các địa phương trong cả nước mới
chỉ cổ phần xong có 18 doanh nghiệp còn quá ít và chậm. Các nguyên nhân của sự
chậm chạp đã được chỉ ra và khắc phục từng bước, tạo nên một sự chuyển biến
ngày một mạnh mẽ cả về sự bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp
luật, quy trình, thủ tục và việc thực hiện cổ phần hoá. Bước chuyển biến lớn.
3 - Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần
hoá.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:

CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 14
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Khi thực hiện cổ phần hoá,ngoài phần vốn của Nhà nước(thờng chiếm 30% tổng
giá trị)nhờ việc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên trong doang nghệp(thờng
từ 30-50%)và cho các đôi tợng ngoài xã hội nên đã huy động,thu hút được một số
lượng của xã hội vào sản xuất.Ví dụ công ty xe khách Hải Phòng,trước khi cổ phần
hoá năm 1991 vốn của xí nghiệp chỉ có 486 triệu đồng,sau khi cổ phần hoá vốn của
công ty là 2,16 tỷ đồng.Nh vậy,mục tiêu thu hút rộng rãi các nguồn vốn cuả xã hội
để phát triển sản xuất thông qua giải pháp cổ phần hoá,nhưng Nhà nước vẫn giữ vai
trò chủ đạo nhờ duy trì cổ phần chi phối giám sát các hoạt động bằng pháp luật và
nội dung các điều lệ hoạt động với quy định cuả Nhà nước.
Công ty cổ phần là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh xã hội hoá sản xuất về
quyền sở hữu tài sản nên nó tạo nên sự liên kết,đan xen giữa các hình thức sở
hữu,các thành phần kinh tế để phát triển,nhưng vẫn bảo đảm vai trò chủ đạo,chi
phối cuả sở hữu Nhà nước.Vì trong công ty cổ phần,số vốn nhà nước thờng chiếm
30% của các tầng lớp dân c và các đối tợng khác chiếm tới 70% nhưng rất phân tán
người cao nhất cũng chỉ chiếm không quá 5% tổng số cổ phần của công ty nên
khống chế vẫn thuộc về Nhà nước.
- Quyền lợi của người lao động đồng thời là các cổ đông gắn liền với quyền lợi
của công ty,người lao động một mặt làm việc với tinh thần trách nhiệm cao vì
quyền lợi của mình,mặt khác cũng yêu cầu hội đồng quản trị giám đốc điều hành
phải chỉ đạo và lãnh đạo công ty hoạt động có hiệu quả để lợi nhuận cao hơn.
- Các doanh nghiệp Nhà nờc đã chuyển sang công ty cổ phần chẳng những bảo
toàn được vốn mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt khá cao.
III - NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH
CỔ PHẦN HOÁ.
1. Những kết quả đạt được.
Hình thành một mô hình doanh nghiệp mới , gắn bó chặt chẽ quyền lợi và
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:

CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 15
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
trách nhiệm. Với việc thay đổi phương thức quản lý chế độ bình bầu chọn giám
đốc, hội
đồng quản trị và chức danh lãnh đạo doanh nghiệp đã làm đội ngũ này có trách
nhiệm cao hơn do quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm gắn chặt với nhau. Không còn
những giám đốc “há miệng chờ sung”mà thay vào những giám đốc, xông xáo, năng
động, bám sát thị trường, luôn tìm tòi, sáng tạo trong lập phương án kinh doanh, tìm
kiếm đối tác, bạn hàng, mở mang thị trường. Đội ngũ công nhân viên chức do được
sàng lọc, tinh gọn lại là các cổ đông của chính công ty nên chất lượng cũng ý thức
làm chủ, tự giác, tiết kiệm được nâng lên rõ rệt. Tại công ty cổ phần Phú Gia(Hà
Nội) sau CPH, hàng tháng tiết kiệm được hơn 50% tiền điện và 30% chi phí hành
chính khác. Chuyển biến tích cực này cũng diễn ra ở nhiều doanh nghiệp được CPH
khác. Hiệu quả kinh doanh được nâng cao lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân
đều được đáp ứng : Theo dõi hoạt động của các DNNN được CPH đều dễ nhận thấy
hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu vốn, lợi nhuận, nộp
ngân sách, việc làm, thu nhập bình quân đều tăng đáng kể. Tại DNNN đầu tiên
được CPH là Đại lý liên hiệp vận chuyển thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,
năm 1993, ở thời điểm CPH chỉ có số vốn là 6,2 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động số
vốn tăng gấp 6 lần(đạt 37,8 tỷ đồng) lợi tức so với vốn tăng 150%. Xí nghiệp cơ
điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh, sau 3 năm hoạt động tăng vốn gấp lên 10 lần,
doanh thu tăng 10 lần, lao động tăng 4 lần, thu nhập của người lao động cũng tăng 4
lần. Tại 22 doanh nghiệp được CPH thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hiệu quả này phản ánh qua chỉ tiêu vốn năm 1999 tăng lên 359,5 tỷ đồng so với
280,1 tỷ đồng của năm 1998(tức đã huy động thêm được79 tỷ).
Những đơn vị có thời gian CPH từ 1 năm trở lên đều có những bước tiến lạc
quan: Doanh thu tăng 30% lợi nhuận thực hiện tăng hơn 30% nộp ngân sách tăng
15- 18%, thu nhập của người lao động tăng từ 1,2 lần lên 1,5 lần so với trước CPH.
Nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt, các doanh nghiệp được CPH thực sự trở

thành mô hình”ba trong một” vừa cứu vẵn được nguy cơ đổ vỡ của nhiều doanh
nghiệp, vừa tăng phần nộp ngân sách nhà nước, vừa tăng thu nhập cho người lao
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 16
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
động. Xét dưới góc độ lợi ích nhà nước thì không chỉ có nguồn thu nhập tăng nhờ
các doanh nghiệp trích nộp ngân sách nhiều hơn mà còn không phải làm bà đỡ,
không tốn chi phí bao cấp, u đãi tài chính cho doanh nghiệp và ngay cả khi bán cổ
phần, nhà nước cũng thu về một lượng vốn đáng kể.
2. Hạn chế
2.1 - Những hạn chế.
Kể từ thời điểm tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp đầu tiên(7/1993), tiến độ cổ
phần hoá hầunhưkhông năm nào đạt chỉ tiêu kế hoạch(năm 1993: 2 doanh nghiệp,
1994: 1, 1995: 2, 1996: 5, 1997:5). Năm 1998: chỉ tiêu là 159 doanh
nghiệp;1999:400 doanh nghiệp.nhưvậy, nếu giữ được tiến độ theo đúng kế hoạch
thì nay ta có khoảng gần 600 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Trên thực tế tính đến
2/2000 mới chỉ CPH được 380 doanh nghiệp. Tốc độ CPH không đáp ứng yêu cầu
sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là do nhiều nguyên nhân:
2.2 - Nguyên nhân.
Một là: cơ chế chính sách cổ phần hoá chậm được ban hành đồng bộ, thiếu cụ
thể, quy trình xác định giá trị doanh nghiệp quá phức tạp, còn nhiều mặt chưa được
phù hợp. Trong thời gian dài chậm quy định phạm vi doanh nghiệp Nhà nước được
phép CPH, chưa đề ra mục tiêu hoàn thành CPH hàng năm để phấn đấu thực hiện.
Hai là: trước yêu cầu mới, các doanh nghiệp đều bỡ ngỡ, lúng túng nhưng phần
lớn cán bộ trong ban chỉ đạo công tác này đều kiêm nhiệm nên có ít điều kiện để
thờng xuyên đôn đốc hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho doanh
nghiệp.
Ba là: số Bộ và địa phương, Tổng công ty Nhà nước chưa nhận thức đầy đủ ý
nghĩa chủ trương CPH một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là nhằm huy động vốn

toàn xã hội để tạo thêm việc làm, phát triển sản xuất nâng cao sức cạnh tranh, đổi
mới cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đồng thời tạo điều kiện để người lao động trong
doanh nghiệp có cổ phần và những người góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi
phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiểu qủa,
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 17
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
tăng tài sản của nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động và góp phần tăng
trưởng toàn nền kinh tế quốc dân. Do đó thiếu chủ động và chưa kiên quyết tổ chức
triển khai.
Bốn là: công tác tuyên truyền giáo dục từ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước từ
Trung ương đến địa phương chưa được đẩy mạnh. Việc thực hiện các quy định công
khai tài chính của doanh nghiệp Nhà nước chưa thành nền nếp thường xuyên. Các
thông tin về kết quả của những doanh nghiệp đã CPH chưa được phổ biến sau rộng
trong nhân dân và người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác các
tư tưởng ỷ lại, bao cấp chưa được phê phán triệt để nên còn có hiện tợng chần chừ,
do dự hoặc né tránh không muốn triển khai CPH.
Năm là: môi trường kinh tế chưa thực sự bình đẳng, chưa tạo được mặt bằng
thống nhất về cơ chế chính sách cho các thành phần kinh tế cùng cạnh tranh phát
triển. Trong những năm gần đây Chính phủ đã có nhiều chính sách và biện pháp cải
cách doanh nghiệp Nhà nước theo hướng nâng cao quyền chủ động kinh doanh, tự
chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính. Tuy nhiên vẫn còn một số ưu đãi: mức vay
và lãi suất cho vay, khoản nợ và xoá nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh,
chưa phải nộp tiền thuê đất…còn một số cán bộ coi doanh nghiệp CPH như loại
hình doanh nghiệp phi xã hội chủ nghĩa làm cho một số doanh nghiệp Nhà nước e
ngại khi chuyển thành công ty cổ phần sẽ bị thiệt thòi, giảm khả năng cạnh tranh so
với doanh nghiệp Nhà nước.
Sáu là: thị trường vốn chưa phát triển, chưa có thị trường chứng khoán nên chưa
có phương thức thích hợp để giao dịch cổ phiếu và từ đó chưa tạo thuận lợi cho việc

thúc đẩy cổ phần hoá.
Phần II: VẤN ĐỀ TƯ NHÂN HÓA
I – KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TƯ NHÂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
1 – Tư nhân hóa là gì?
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 18
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Tư nhân hóa là một quá trình chuyển đổi về hình thức sở hữu của một doanh
nghiệp từ nhà nước sang tay tư nhân.
Mục tiêu hàng đầu của việc tư nhân hóa là để các cơ sở được tư nhân hóa có
được cơ chế lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và khai thác được tối đa khả
năng hoạt động hiệu quả của cơ sở đó.
Với đại đa số các cơ sở xuất phát từ công hữu, trước khi chuyển đổi bị thua lỗ
triền miên, sống bằng bầu sữa nhà nước, khi chuyển đổi sang tư nhân đã lập tức
hoạt động có hiệu quả; thậm chí lãi lớn. Thông thường nhà nước là nơi lập chính
sách, thi hành nó nên nhà nước không nên làm kinh doanh: vừa đá bóng thì không
nên thổi còi và ngược lại. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy nhà nước làm kinh doanh
luôn kém nên vai trò đó nên chuyển cho khu vực tư nhân.
Việc tư nhân hóa đã làm giảm tải mạnh mẽ áp lực về tiền mặt và chiếm dụng các
tài nguyên quốc gia. Ngân sách bớt gánh nặng, trong khi lại có nguồn thu từ thuế và
các khoản khác đem lại. Trong trường hợp này, có thể nói hiệu quả nhân lên nhiều
lần.
Các nước theo nền kinh tế thị trường, việc tư nhân hóa các doanh nghiệp và tổ
chức luôn được đặt ra lập tức khi nó hoạt động không có hiệu quả. BBC là một dẫn
chứng điển hình của việc này.
Lịch sử đổi mới các cơ sở kinh doanh và theo mô hình kinh doanh được bắt đầu
lần đầu tiên ở các nước Trung và Đông Âu vốn theo chủ nghĩa cộng sản với nền
kinh tế hầu như chỉ có công hữu. Bắt đầu từ khoảng năm 1989, các nước này trong

quá trình xây dựng cơ chế kinh tế thị trường và tiến hành tư nhân hóa khá nhanh
chóng.
Tiếp theo, tiến trình này được thực hiện tại các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, do sự vận động của Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Chính Trung Quốc thực hiện việc này khá muộn
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 19
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
2 – Tư nhân hóa ở Việt Nam
Chính sách của Việt Nam là đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, tên gọi của chính
phủ cho tư nhân hoá, ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ,
dự đoán việc thực thi các kế hoạch. “Vụ Vinashin sẽ không làm chậm lại chương
trình cổ phần hoá,” ông trả lời qua điện thoại hôm 6 tháng 8 vừa qua. Cựu chủ tịch
tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã bị bắt vào tuần trước giữa một cuộc
điều tra nguyên nhân dẫn đến thua lỗ.
Thúc đẩy tư nhân hoá có thể nâng cao trình độ quản lí tại các công ty bản địa và
giúp quốc gia Nam Á cắt giảm thâm hụt thương mại, lí do góp phần vào việc bị
Fitch hạ mức tín nhiệm trong tháng trước. Chính phủ trì hoãn kế hoạch bán cổ phần
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Vietnam Airlines và một số doanh nghiệp nhà
nước trong 2 năm cuối vì thị trường chứng khoán toàn cầu lao đao giữa cơn khủng
hoảng.
Việt Nam tập trung tư nhân hoá vào các công ty nhỏ hay các đơn vị thuộc tập
đoàn lớn. Tuần trước, 129.2 tỉ đồng đã được huy động từ việc bán cổ phần tại Công
ty Bảo hiểm BIDV, một thành viên của BIDV, ngân hàng lớn thứ 2 đất nước tính
theo tài sản. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Housing
Bank – MHB), ngân hàng thương mại vốn nhà nước, tuần trước cũng cho biết đang
lên kế hoạch hoàn thành tư nhân hoá trong năm nay.
Chính phủ dự định tiến hành IPO cho BIDV vào năm 2007. Kế hoạch bị dời lại
vì lo ngại mức cung dư thừa cổ phiếu mới và sau đó vì khủng hoảng tài chính toàn

cầu. IPO của Vietnam Airlines cũng được lên kế hoạch trong năm 2008. Thời điểm
cụ thể cho cả hai chưa vẫn chưa được ấn định.
Bảo Việt Holdings, công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, thu về 4,300 tỉ thông
qua một đợt IPO vào năm 2007, trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào
năm 2009. Vietcombank và Vietinbank, ngân hàng lớn thứ 3 và 4 theo tài sản, cũng
đã niêm yết năm ngoái.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 20
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Chính phủ nên ưu tiên bán cổ phần tại một số doanh nghiệp lớn nhất hiện vẫn
chịu hoàn toàn sự quản lí của nhà nước, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
EVN, và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Petro Vietnam. Giám đốc phòng
thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Matthias Duehn cho biết.
“EVN có lẽ là doanh nghiệp cần khẩn cấp tiến hành nhất bởi Việt Nam đang mắc
phải những vấn đề năng lượng nghiêm trọng trong trung và dài hạn,” ông nói.
“Trong rất nhiều trường hợp, gần đây nhất là Vinashin, đã chứng minh rằng các
doanh nghiệp nhà nước thường rớt lại phía sau trên phương diện tính hiệu quả, phân
bổ nguồn vốn và kiểm soát doanh nghiệp (corporate governance).”
Việt Nam có kế hoạch tái cấu trúc Vinashin, nơi đã sa thải khoảng 5,000 công
nhân để giảm chi phí và “đang đối mặt với nguy cơ phá sản” vào tháng 6, theo báo
cáo chính phủ ngày 4-8. Tập đoàn phải tập trung vào lĩnh vực đóng tàu và bảo
dưỡng, Phó TT Nguyễn Sinh Hùng cho biết. Vinashin đã đầu vào rất nhiều dự án
như vận tải biển, khu công nghiệp và sản xuất xi măng.
Chính phủ có thể sẽ cứu tập đoàn đóng tàu vì nó tập trung nhiều công nhân lành
nghề và tạo ra nguồn thu từ xuất khẩu, Lawrence Wolfe, Giám đốc phát triển kinh
doanh tại công ty Chứng khoán Đông Á tại TP. Hồ Chính Minh, nói.
“Đó chính là doanh nghiệp mà chính phủ muốn giải cứu,” ông nói. “Đó cũng là
một ví dụ về sự cần thiết phải tư nhân hoá.”
II – TƯ NHÂN HÓA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1 – Vì sao phải tư nhân hóa
Cổ phần hóa và tư nhân hoá đôi khi được xử dụng lẫn lộn, ngay cả trên các tài
liệu nghiên cứu chuyên môn, gây ngộ nhận không ít rằng doanh nghiệp cổ phần hoá
cũng là doanh nghiệp tư nhân. Về phương diện vốn, khoảng 12% trên tổng số vốn
các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, trong đó vốn nhà nước ước chiếm
46%. Như vậy, chỉ hơn 6% vốn của các doanh nghiệp nhà nước đã được “tư nhân
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 21
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
hoá”. Song cốt lõi của vấn đề còn là ai nắm quyền chi phối cổ đông. Fredrik lưu ý:
ngoài việc nắm giữ đa số cổ phần của 30% doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước còn
giữ khoảng 40% cổ phần của 40% doanh nghiệp cổ phần hóa. Vì vậy, trên thực tế,
“chỉ có nhà nước là cổ đông có khả năng thu góp đủ cổ phiếu để chi phối các doanh
nghiệp” . Số 30% doanh nghiệp cổ phần hóa còn lại hoàn toàn không có cổ phần
nhà nước, thực sự đã được tư nhân hóa. Tuy nhiên, các cuộc điều tra cũng cho thấy
thành phần nhân sự cũ vẫn tiếp tục điều hành tại hầu hết các doanh nghiệp sau khi
cổ phần hóa, kể cả các doanh nghiệp đã được hoàn toàn tư nhân hoá. Những hạn
chế của vấn đề “bình mới rượu cũ” này sẽ được thảo luận sâu rộng hơn trong phần
tới.
Thực ra, chính sách cải cách kinh tế nhà nước nhầm vào mục tiêu củng cố và cải
thiện doanh nghiệp nhà nước hơn là chủ trương tư nhân hóa, như chính phủ đã luôn
nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế công trong tiến trình kỷ nghệ
hóa. Khi tái cơ cấu doanh nghiệp năm 1994, 18 tổng công ty và 64 doanh nghiệp
đặc biệt của nhà nước đã tiếp nhận khoảng 2000 doanh nghiệp trong tổng số 6300
doanh nghiệp nhà nước, chiếm phân nửa tổng số lao động trong khu vực kinh tế
công, được Fredrik nêu lên như một minh chứng.
2 – Thành quả và bài học kinh nghiệm
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ thành
quả của chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, ngoại trừ các tường trình của

Bộ Tài chính. Dù vậy, theo Fredrik, hầu hết các quan sát viên ghi nhận đã có những
cải thiện về hiệu năng của doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, nhờ những
biện pháp khuyến khích mới, việc giảm chế các quy định - ví dụ như qui chế lương
bổng, và nới rộng quyền tự chủ cho các công ty thành viên. Cuộc điều tra của
UNDP tại thành phố Hải Phòng cũng đã xác nhận quyền tự chủ được mở rộng tại
các doanh nghiệp cổ phần hoá . Tuy nhiên, nói chung, những thành quả mang lại từ
chương trình cổ phần hóa vẫn còn rất hạn hẹp vì từ cơ bản những chuyển đổi trên
hai phương diện quan trọng - kỹ thuật và nhân sự điều hành - hầu như vẫn chưa xảy
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 22
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
ra . Các phân tích và đối chiếu các chính sách cải cách khu vực kinh tế công của
Việt Nam với các quốc gia đã và đang trải qua quá trình chuyển đổi kinh tế của
Fredrik có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những đặc điểm và hiện trạng của chính
sách cải cách doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam.
Một trong những cơ chế kiểm soát và chế tài quan trọng được sử dụng trong nền
kinh tế thị trường tại các quốc gia kỹ nghệ hiện nay là khả năng có thể bị tước
quyền (hostile takeovers): “Việc điều hành kém hiệu quả sẽ thể hiện qua sự sụt giá
chứng khoán. Hệ quả là các nhà đầu tư mới có thể mua lại công ty (qua cổ phiếu),
tiến hành cải thiện quản lý và giá cổ phiếu bằng cách thay thế nhân sự quản lý. Sự
tồn tại của một thị trường chứng khoán phát triển rất cần thiết cho một cơ chế như
vậy hoạt động hiệu quả” . Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã bắt đầu phát
triển nhanh trong thời gian gần đây, song vẫn còn non trẻ và thiếu ổn định. Hơn thế
nữa, chừng nào nhà nước còn giữ vai trò chi phối các doanh nghiệp cổ phần hoá,
việc hoạch toán kinh doanh vẫn còn thiếu minh bạch và chưa tuân theo các tiêu
chuẩn kế toán, thì các cơ chế được sử dụng rất hiệu quả của nền kinh tế thị trường
nói trên vẫn chưa thể áp dụng thành công vào Việt Nam.
Phần III – VẤN ĐỀ CÔNG TY HÓA
I – CÔNG TY HÓA DOANH NHGIỆP NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG RÀO

CẢN
Dự thảo Nghị định chuyển đổi DNNN, DN của các tổ chức chính trị - xã hội
thành công ty TNHH một thành viên đã được đặt lên cân nhắc khá lâu, song theo
các nhà soạn thảo, phải đến năm 2005 mới có thể cơ bản hoàn tất quá trình này. Lý
do là việc “công ty hóa” gặp phải nhiều khó khăn: nợ đọng của DNNN, phân định
quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu, rào cản của pháp luật hiện hành.
Các nhà soạn thảo nghị định này đang đề nghị thực hiện “công ty hóa”, khâu
quan trọng của chương trình sắp xếp và đổi mới DNNN, theo hướng năm đầu tiên
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 23
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
chỉ áp dụng thí điểm ở mỗi bộ, ngành, địa phương 1-2 DN để rút kinh nghiệm trước
khi triển khai ở diện rộng. Sở dĩ thận trọng như vậy là vì tính chất mới mẻ, phức tạp
của công việc, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhiều cơ quan nhà nước cũng
như bộ máy quản lý hiện thời của các DN.
Khó khăn hàng đầu của việc chuyển đổi là công nợ chồng chất của khối DNNN:
ước tính đến năm 2000 là 288.000 tỷ đồng, trong đó nợ phải thu là 86.000 tỷ đồng,
bằng 70% tổng vốn Nhà nước trong khối này. Mặc dù về nguyên tắc, chuyển đổi
không thay đổi quyền sở hữu, nhưng nếu để DN tiếp tục mang khối công nợ như
vậy sang mô hình mới thì sẽ khó có bước phát triển tốt hơn. Nhóm soạn thảo dự
kiện phải xử lý theo hướng làm rõ các khoản công nợ phải thu hồi, rồi hạch toán
giảm vốn cho DN ở phần tổn thất. Thế nhưng quy định hiện thời lại không cho phép
thực hiện việc này. Tương tự, dự kiến cho phép DN hạch toán giảm vốn phần kinh
phí trả cho người lao động theo chế độ tự nguyện thôi việc khi thực hiện “công ty
hóa” cũng không phù hợp với pháp luật hiện hành.
Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu cũng còn nhiều vấn đề cần tiếp tục bàn. Dự
thảo giao trách nhiệm chủ sở hữu của DN thành viên sau chuyển đổi cho tổng công
ty, nhưng Luật Doanh nghiệp nhà nước lại không định cho tổng công ty thứ quyền
này. Hàng loạt các thẩm quyền khác của đại diện chủ sở hữu, như quyết định

chuyển đổi sở hữu DN, quyết định đơn giá tiền lương, tăng giảm khấu hao tài sản cố
định, quyết định sử dụng lợi nhuận cũng mâu thuẫn với văn bản pháp quy hiện
hành, và thực tế đây là rào cản cho tiến trình đổi mới khu vực DNNN. Thêm vào đó
vẫn có nhiều ý kiến băn khoăn rằng giao quyền cho đại diện chủ sở hữu nhưng khả
năng giám sát của chủ sở hữu đối với HĐQT, chủ tịch, giám đốc công ty sẽ rất khó
khăn, nhất là vấn đề tài chính. Điều này dễ dẫn đến tình trạng không quản lý được
đồng vốn của Nhà nước.
II – DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC – CÔNG TY MỘT THÀNH VIÊN
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 24
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Đối với các DNNN hoạt động độc lập khi thực hiện công ty hóa, thì việc xác định
chủ sở hữu đang là mối quan tâm đặc biệt. Bởi cho đến nay, Dự thảo Nghị định về
chuyển đổi DNNN, DN của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thành công ty
TNHH một thành viên đã được trình Chính phủ, nhưng Đề án thành lập công ty
Đầu tư tài chính với vai trò là chủ sở hữu các công ty TNHH một thành viên vẫn
đang trên bàn thảo luận. Như vậy, nếu Nghị định được Chính phủ thông qua trước,
thì khả năng thành lập kịp thời một công ty Đầu tư tài chính ở dạng thí điểm cũng là
không khả thi. Vì vậy, theo ông Cường, “phương án có thể sẽ là giao vai trò chủ sở
hữu tạm thời cho các bộ, UBND cấp tỉnh. Khi công ty Đầu tư tài chính được thành
lập thì sẽ thực hiện chuyển giao”.
Dù phương án này được nhiều người đồng tình nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế.
Theo ông Hòe, nhiều bộ, UBND tỉnh sẽ nghĩ mình chỉ chịu “trách nhiệm tạm thời”
khi gánh vai trò là chủ sở hữu trong một thời hạn không rõ ràng.
Theo đánh giá chung, việc dự thảo quy định giao tổng công ty nhà nước làm chủ
sở hữu doanh nghiệp thành viên cũng gây ra những xung đột pháp lý. Bà Lê Minh
Thư - Phó Ban Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Tổng công ty Điện lực Việt Nam nhận
xét: “Theo quy định hiện hành, các tổng công ty 91 không phải là chủ sở hữu với tài
sản của mình. Vậy làm sao nó có thể là chủ sở hữu công ty TNHH một thành

viên?”. Nhưng theo nguồn tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dự
thảo quy định tách bạch giữa chủ sở hữu với người quản lý doanh nghiệp, giữa quản
lý giá trị và quản lý tài sản đối với công ty TNHH một thành viên đang được các
chuyên gia soạn thảo.
GVHD: Trần Thị Thúy Hằng Lớp:
CDQT13TH
SVTH: Hoàng Ngọc Tới Trang 25

×