Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về đạo đức TRONG bảo vệ môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.46 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CN TP. HỒ CHÍ MINH
(CƠ SỞ THANH HÓA)
KHOA KINH TẾ
d&c
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: ĐẠO ĐƯC KINH DOANH
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ ĐẠO
ĐỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
GVHD : PHẠM VĂN THẮNG
THỰC HIỆN : NHÓM 02
LỚP HỌC PHẦN : CDKT13CTH
Thanh Hóa, tháng 06 năm 2012
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 1
1.Tìm hiểu khái niệm về đạo đức kinh doanh 1
2.Lý do chọn đề tài 1
3.Đóng góp của đề tài 1
4.Phương pháp nghiên cứu 2
5.Hạn chế của đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1.Đạo đức là gì 3
1.2.Hình thái ý thức xã hội 3
1.3.Phương thức điều chỉnh hành vi 4
1.4.Tự nguyện, tự giác ứng xử 4
2.1.Các yếu tố của môi trường kinh doanh 5
2.2.Môi trường vĩ mô 7
2.3.Môi trường tác nghiệp 7
3.ĐẠO ĐỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


THIÊN NHIÊN 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 11
1.Khái niệm về đạo đức môi trường 11
2. Các tiêu chí của đạo đức môi trường 12
2.1.Đạo đức môi trường là hành vi thực hiện các chuẩn mực môi trường
12
2.2. Ý thức về nghĩa vụ của con người đối với bảo vệ môi trường 14
2.3. Sự tác động của lương tâm chủ thể đố với việc bảo vệ môi trường. 15
2.4. Bảo vệ môi trường gắn liền với lợi ích giữa con người và tự nhiên 16
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
2.5.Chia sẽ trách nhiệm để duy trì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu
21
3.Thực trạng đạo đức môi trường nước ta hiện nay 24
4.Các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức môi trường ở nước ta hiện nay 29
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
MỞ ĐẦU
1.Tìm hiểu khái niệm về đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh là gì? Đó là một khái niệm trìu tượng tuỳ thuộc vào nhận
thức của mỗi người. Nhưng có một khái niệm khá đầy đủ cho diện mạo của
nền kinh tế hiện nay là: Đạo đức kinh doanh là sự tôn trọng luân lý nghề
nghiệp, có thể đảm bảo trách nhiệm của mình đối tác xã hội, đối tác tài chính
cũng như đối với xã hội. Muốn được yêu, trước hết phải tạo được niềm tin,
đó là nguyên lý trong kinh doanh mà để tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải

làm được điều đó, xét về nghĩa thương hiệu thì đạo đức kinh doanh là nền
tảng của sự tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp.
2.Lý do chọn đề tài
Môi trường là một khách thể có vai trò rất quan trọng và không thể
thiếu trong cuộc sống cũng như sự tồn tại của con người. Nói đến môi truòng
sống trên trái đất này là nói đến một môi trường mà trong đó co: không gian,
bầu trời, không khí, đất, nước, sông, suối, hồ, biển, mưa, nắng, gió, thời tiết
nóng lạnh, có ngàn cây và ngàn loài động vật lớn nhỏ … chúng đang chung
sống trên hành tinh này trong đó có con người. Đó là cuộc sống xủa con
người và giờ tất cả đang biến đổi xấu đi như biến đổi khí hậu toàn cầu, môi
trường bị ô nhiễm, suy thoái, gây ra những hậu quả xấu, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống xã hội loài người chúng ta.
Vấn đề về môi trường là chủ đề gây nhiều chí ý nhất trong xã hội hiện
nay. Nó liên quan trực tiếp đến sự sống và phát triển của loài người. Thực
trạng và giải pháp về đạo đức trong bảo vệ môi trường cần phải đặt lên hang
đầu và mọi người cần phải chung tay nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp.
3.Đóng góp của đề tài
Thực trạng và giải pháp về đạo đức trong bảo vệ môi trường cung cấp
đầy đủ thong tin về thực trạng của môi trường hiện nay, đồng thời tuyên
truyền thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường của mọi người, cung cấp đầy đủ
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 1
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
thông tin để mỗi người chúng ta có trách nhiệm hơn trong cuộc sống hiện tại
và tương lai.
4.Phương pháp nghiên cứu
Phân tích, tổng hợp
Diễn giải, quy nạp
Trình bày, liệt kê
5.Hạn chế của đề tài
Bài làm được thực hiện trong thời gian ngắn, với những kiến thức còn

hạn hẹp, thời gian tìm hiểu về thực tế chưa được nhiều …đó là những nguyên
nhân mà bài làm sẽ không thể tránh được những sai sót. Nhóm rất mong được
thầy và các bạn góp ý, bổ sung cho nhóm để bài được hoàn thiện hơn.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 2
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1.Đạo đức là gì
Đạo đức là toàn bộ các quy tắc, chuẩn mực xã hội nhờ con người tự
giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã
hội và tự nhiên .
Trong đời sống xã hội đòi hỏi tất yếu mỗi người phải có ý ngĩa, mục
đích hoạt động của mình trong quá khứ , hiện tại, tương lai. Những hoạt động
bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa các cá nhân, cá nhân và
xã hội. Những mối quan hệ đó quy định giới hạn nhất định nhằm đảm bảo lợi
ích của cộng đồng và xã hội. Những quy định này tự giác tạo thành động lực
cho phát triển xã hội. Đó là các quy tắc, chuẩn mực hoàn toàn tự giác trong
hành động của mỗi cá nhân và trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Đạo là đường đi, là đường sống của con người, Đức là đức tính, nhân
đức là các nguyên tắc, luân lý. Đạo đức được xem như là các nguyên tắc, luân
lý căn bản và phổ biến mà mỗi người phải tuân theo xã hội, đạo đức hợp
thành hệ thống giá trị xã hội, làm chuẩn mực đánh giá các hành vi, sinh hoạt,
phân biệt rõ các đúng sai trong quan hệ con người nói chung và về môi trường
nói riêng … là tổng thể các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ con
người với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân – cá nhân và cá nhân – xã hội.
1.2.Hình thái ý thức xã hội
Hình thái ý thức xã hội phản ánh hiện tại và hiện thực đời sống của xã
hội. Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất
sớm trong lịch sử, ngày từ đạo đức nguyên thuỷ đã xuất hiện những mầm

mống đặc điểm như sự kính trọng người già, tôn trọng phụ nữ, yêu mến trẻ
em và đã có cảm giác xấu hổ …
Sự ý thức về lương tâm, danh dự và long tự trọng … phản ánh khả
năng tự chủ của con người là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là một nét cơ
bản quy định gương mặt đặc điểm của con người, cũng là biểu hiện bản chất
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 3
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
xã hội của con người. Với ý nghĩa đó sự phát triển ý thức đạo đức là nhân tố
biểu hiện tiến bộ xã hội.
Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đặc
điểm mang tính nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức
khác nhau. Đó là những quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con
người, cần thiết cho việc gìn giữ trật tự xã hội chung và sinh hoạt tháng ngày
của mọi người. Sự phát sinh, phát triển của đạo đức là quá trình của phương
thức sản xuất và chế độ kịnh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm của con
người trong lịch sử.
1.3.Phương thức điều chỉnh hành vi
Sự tự điều chỉnh theo chuẩn mực đạo đức biểu hiện thành những khái
niệm về nhân phẩm, danh dự, đúng sai, thiện ác… là các yêu cầu của xã hội
do hành vi của mỗi cá nhân mà nếu không tuân theo có thể sẽ bị xã hội lên án,
bị lương tâm cắn rứt.
Chuẩn mực đạo đức xã hội như mệnh lệnh bản thân định hướng cho
hoạt động con người luôn biết hướng tới điều “thiện” tránh điều “ác”. Chuẩn
mức đạo đức là phương thức tự điều chỉnh ưu việt và đặc thù của xã hội loài
người, giúp con người có khả năng tự hoàn thiện và phát triển ngày một văn
minh, tiến bộ hơn.
1.4.Tự nguyện, tự giác ứng xử
Về bản chất, đạo đức là do sự lựa chọn của con người, khác với luật
pháp có tính cưỡng chế bắt buộc, về mặt đạo đức con người chỉ khuyên giải
hay can ngăn. Sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, tự giác cao.

Tự giác, tự nguyện là một trong những tiêu chí quan trọng trong quá
trình xây dựng môi trường.
2.VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA THỊ TRƯỜNG
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc
tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm
nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả
cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 4
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có
khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Sự phát triển có hiệu quả và bền vững vủa toàn bộ nền kinh tế quốc
sân, suy cho cùng phụ thuộc vào kết quả của các phần tử cấu thành – các
doanh nghiệp. Mức độ đạt được hệ thống mục tiêu kinh tế - xã hội của mỗi
doanh nghiệp lại phụ thộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng
của doanh nghiệp với hoàn cảnh của môi trường kinh doanh.
Từ quan niệm chung: Môi trường là tập hợp các yếu tố, các điều kiện
thiết lập nên khung cảnh cuộc sống của một chủ thể, người ta thường cho rằng
môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có
quan hệ tương tác với nhau đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều
kiện lại khác nhau. Trong cùng một thời điểm với cùng một đối tượng có các
yếu tố tác động thuận, nhưng lại có các yếu tố tạo thành lực cản đối với sự
phát triển của doanh nghiệp.
Các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp không cố định một cách tĩnh tại mà thường xuyên vận động, biến đổi.
Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị
phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo tác động của doanh nghiệp, Các

nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sự thay
đổi của môi trường kinh doanh
2.1.Các yếu tố của môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh được cấy thành từ nhiều yếu tố khác nhau, xét
theo cấp độ tác động đến sản xuất và quản trị doanh nghiệp, có các cấp độ nền
kinh tế quốc dân vả cấp độ ngành.
Oqr cấp độ nền kinh tế quốc dân (còn được gọi là môi trường vĩ mô, môi
trường tổng quát) các yếu tố môi trường bao gồm:
- Các yếu tố chính trị - luật pháp
- Các yếu tố kinh tế
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 5
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
- Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ
- Các yếu tố văn hoá- xã hội
- Các yếu tố tự nhiên
Ở cấp độ ngành (còn gọi là môi trường tác nghiệp), các yếu tố môi
trường bao gồm:
- Sức ép và yêu cầu của khách hang
- Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn
- Mức độ phát triển của thị trường các yếu tố
- Các sản phẩm thay thế sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất
- Các quan hệ liên kết.
Môi trường tác nghiệp đước xác định đối với một ngành công ngiệp cụ
thể, với tất cả các doanh nghiệp trong nhành chịu ảnh hưởng của môi trường
tác nghiệp trong ngành đó.
Xét theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp có thể phân chia môi
trường kinh doanh thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
- Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức
kỹ thuật nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp kết hợp các yếu tố sản
xuất để tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao. Môi trường bên trong bao

gồm các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp nhất định, trong thực
tế doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó.
- Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị xã
hội, quan, tác động hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều khi môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp kết hợp với nhau
và được gọi là môi trường bên ngoài.
Các doanh nghiệp cần nhận biết hai yếu tố khác nhau khi phân tích các
ảnh hưởng của môi trường. Thứ nhất là tính phức tạp của môi trường được
đặc trưng bởi một loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến các nổ lực của doanh
nghiệp, Môi trường càng phức tạp thì càng khó đưa ra quyết định hữu hiệu.
Thứ hai. Tính biến động của môi trường, bao hàm tính năng động hoạc mức
độ biến đổi trong điều kiện môi trường liên quan, Trong một môi trường ổn
định mức độ biến đổi có thể tương đối thấp và có thể dự đoán được. Môi
trường biến động đặc trưng bởi những vấn đề diễn ra nhanh chóng và khó mà
dự báo trước được. Tính phức tạp và biến động của môi trường đặc biệt hệ
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 6
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
trong khi tiến hành phân tích các điều kiện môi trường vĩ mô và môi trường
tác nghiệp vì cả hai đều là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp.
Mục đích nghiên cứu xác định và hiểu rõ các điều kiện môi trường liên
quan là để làm rõ các yếu tố môi trường nào có nhiều khả năng ảnh hưởng
đến các biệc ra quyết định của doanh nghiệp, đang tạo ra cơ hội hay đe doạ
đối với doanh nghiệp.
2.2.Môi trường vĩ mô
Các yếu tố vĩ mô bao gồm: các yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị và luật
pháp, yếu tố xã hội, yếu tố tự nhiên và yếu tố công nghệ, yếu tố môi trường
quốc tế. Mỗi yếu tố môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức
một cách độc lập hoạc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
2.3.Môi trường tác nghiệp
Môi trường tác nghiệp bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố

ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh
trong ngành kinh doanh đó. Có 5 yếu tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người
mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.
Vì ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một sự miễn cưỡng
đối với tất cả các doanh nghiệp, nên chìa khoá để ra được một chiến lược
thành công là phải phân tích từng yếu tố chủ yếu đó. Sự am hiểu các nguồn
sức ép cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nhận ra mặt mạnh và mặt yếu của
mình liên quan đế các cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó gặp phải.
3.ĐẠO ĐỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN.
Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của
con người như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể
chế. Do đó bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Hiện
nay vấn đề môi trường là một vấn đề cấp thiết không chỉ riêng nước ta mà
trên toàn thế giới.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 7
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
Phát triển kinh tế là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ô nhiễm của môi
trường. Trái đất đang nóng dần lên, băng tan dần ra, khí hậu ngày càng khắc
nghiệt, bệnh tật ngày một phát sinh nó đang đe doạ cuộc sống của chúng ta.
Vì vậy vấn đề cấp thiết đã được đạt ra để hạn chế và khắc phục sự ô nhiễm
môi trường và vấn đề đạo đức kinh doanh cũng là một vấn đề mà tất cả các
doanh nghiệp cần phải đặt lên hàng đầu.
Đạo đức môi trường là một hệ thống quan điểm, tư tưởng , tình cảm,
cùng những quy tắc chuẩn mực được dùng để điều chỉnh đánh giá hành vi của
con người trong quá trình tác động, cải tạo, biến đổi tự nhiên nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển của con người. Vì vậy mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
phải tuyên truyền giáo dục đạo đức môi trường cho từng nhân viên. Gíao dục
môi trường nhằm hình thành ở mỗi cá nhân, mỗi con người các chuẩn mực

hành vi đạo đức môi trường thể hiện ở tháo độ và sự ứng xử tích cực đối với
đạo đức và vấn đề môi trường cụ thể xây dựng tình yêu thiên nhiên, sống thân
thiện với môi trường thiên nhiên, bồi dưỡng lòng yêu thương con người, đảm
bảo sự hài hoà giữa quền lợi ích của chính mình với quyền lợi của người khác
và cộng đồng. Môi trường nước ta bị xuống cấp nhanh chóng, có nơi co lúc
đã lên mức báo động, đất đai biọ xói mòn thoái hoá, chất lượng các nguồn
nước bị suy giảm mạnh, không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm
nặng. Tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức
không có quy hoạch, đa dạng sinh học bị đe doạ nghiêm trọng, điều kiện vệ
sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo…
Sở dĩ có thực trạng như vậy là do bản thân của mỗi cá nhân, mỗi gia
đình, mỗi tổ chức, và các doanh nghiệp chưa nhận thức một cách đúng đắn về
tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, phát triển và gìn giữ môi
trường, trách nhiệm của bản thân đối với bảo vệ, phát triển và gìn giữ môi
trường, trách nhiệm của bản thân đối với bảo vệ môi trường thành hành động
cụ thể, chưa đảm bảo được sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường. Do vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 8
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
nhân dân, đặc biệt là các doanh nhân, doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Giaó
dục môi trường chính là giáo dục cho con người những tri thức khoa học, hiểu
biết đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, về sự thích nghi
của con người với những biến đổi của môi trường tự nhiên, về sự thích nghi
của con người với những biến đổi của môi trường tự nhiên nhằm đảm bảo sự
thống nhất biện chứng giữa con người với tự nhiên, hướng tới mục tiêu phát
triển bền vững vì cả thế giới tự nhiên, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
cả giới tự nhiên và con người, giúp con người có được tri thức đúng đắn về
giá trị của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chính mình, đồng thời,
giáo dục con người những tình cảm yêu quý, tôn trọng tự nhiên, thân thiện với
thiên nhiên, có thái độ trách nhiệm và lối sống văn hoá đối với tự nhiên, sống

hoà thuận với thiên nhiên. Để làm được điều trên thì chúng ta không những
cần giáo dục đối với các cơ quan tổ chức mà cần phải giáo dục các tầng lớp
dân cư, các học sinh sinh viên. Đối với các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp thì
giáo dục qua các hội nghị, hội thảo … qua đó không ngừng nâng cao nhận
thức và ý thức về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các cơ quan tổ chức,
doanh nghiệp đó về việc gìn giữ và bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái
… mà vai trò nòng cốt là những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý. Ngoài ra các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các tổ chức kinh tế cũng cần phải hoàn
thiện và áp dụng công nghệ sản xuất khép kín để giảm tối đa việc thải vào
môi trường các chất độc hại đến môi trường sinh thái, khai thác và sử dụng tài
nguyên thiên nhiên cũng cần thiết phải hợp lý tiết kiệm để không làm cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với học sinh, sinh viên thì giáo dục
thông qua môn học bà các hoạt động ngoại khoá ở các bậc học. Những tri
thức kho học mà các môn học trang bị cho các em sẽ đặt nền móng cho việc
xây dựng tình cảm và hành vi đạo đức môi trường cho chính bản thân và các
em, chẳng hạn, các môn như sinh học, lịch sử, đạo đức, địa lý,văn học … sẽ
giúp các em có các tri thức về đa dạng sinh học, về nguồn tài nguyên thiên
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 9
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
nhiên, về sự phong phú và đa dạng của thế giới tự nhiên về mối quan hệ giữa
con người với con người, về mối tương quan giữa con người với thế giới tự
nhiên. Việc giáo dục giúp các em nhận thức được mọi dạng sống đều xứng
đáng được tôn trọng, bảo tồn và phát triển cho hài hoà với tự nhiên. Đối với
các tầng lớp dân cư giáo dục thông qua các lớp ập huấn, tự học và truyền
thông, qua đó vó thể sẽ tang cường nhận thức của người dân về bảo vệ môi
trường xanh, sạch, đẹp làm những điều có ích cho môi trường, không làm gì
gây hại tổn hại đến môi trường. Vì mục tiêu phát triển bền vững, vì sức khoẻ
cộng đồng việc giáo dục đạo đức môi trường trong giai đoạn hiện nay cần đặt
lên hang đầu, thực hiện thường xuyên và liên tục cho mọi tầng lớp dân cư
giúp cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn về tầm quan trọng công tác

bảo vệ môi trường và có trách nhiệm với môi trường.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 10
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1.Khái niệm về đạo đức môi trường
Theo quan điểm truyền thống thì con người trung tâm, là thượng đẳng,
là nguồn gốc của mọi giá trị, còn mọi vật chỉ có giá trị thực dụng. Do vậy, con
người có toàn quyền trong việc khai thác và sử dụng tự nhiên, thống trị tự
nhiên và kể cả huỷ hoại tự nhiên.
Những hậu quả mà tự nhiên đem lại do con người huỷ hoại môi trường
đã buộc chúng ta phải xem xét lại những quan điểm, cách nhìn nhận về tự
nhiên. Theo quan điểm hiện đại, quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối
quan hệ bình đẳng, hài hòa. Chúng ta thừa nhận, vạn vật có giá trị tồn tại, lợ
ích cưa các vật thể trong tự nhiêncos giá trị lợi ích của conn người. có thể nói,
con ngườ ngày nay đã và đang ý thức về tầm quan trọng và giá trị của môi
trường một cách sâu sắc. chúng ta nhận thấy rằng, các quốc gia cần thay đơi
chính sách và mô hình phát triển kinh tếdder đảm bảo sự cân bằng giữa con
người, xã hội và tự nhiên. Nhận thức mới về môi trường là cơ sở để ra đời
lĩnh vực mới, một cách ứng xử mới đối với môi trường – lĩnh vực đạo đức
môi trường.
Đạ đức môi trường là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực,
nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho
phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự
phát triển của môi trường một cách bêbf vững,thể hiện sự tôn trọng của con
người đối với môi trường.
Từ định nghĩa về đạo đức về môi trường ta cần chs ý một số điểm sau:
1. đạo đức môi trường là toàn bộ những quy tắc,chuẩn mực nhằm điều
chỉnh và đánh giá hành vi, cách ứng xử của con người đối với môi trường
nhằm đem lại lơi ích và hạnh phúc cho con người và đảm bảo sự phát triển

môi trường một cách bền vững
2. nhờ các quy tắc và chuẩn mực này mà con người tự giác điều chỉnh
hành vi của mình với môi trường .
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 11
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
3. đạo đức môi trường thể hiện mối quan hệ của con người với môi
trường tự nhiên (tài nguyen, đất đai, thực vật, động vật, không khí…). Đây là
mối quan hệ đè cao tôn trọng và có trách nhiệm của con người đối với môi
trường.
Nó mang tính bắt buộc vì đó là những chuẩn mực và quy tắc và quy tắc
của xã hội (những chuẩn mực dành cho mọi người). Mặt khác, môi trường
liên quan đến mọi người trong cộng đồng và xã hội. Do vậy, thực hiện các
chuẩn mực đối với môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ và lương tâm của mọi
cá nhân và tổ chức xã hội.
Nó mang tính tự giác vì khi cá nhân và cộng đồng thực hiện các quy tắc
và chuẩn mực đối với môi trường là do bị thôi thúc của lương tâm, do tự ý
thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với môi trường. Họ nhận
thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường vì cuộc sống của mình, của
cộng đồng và xã hội. Đây là sự khác biệt của đạo đức môi trường với các
hành vi đối với môi trường do yêu cầu của các quy chuẩn pháp luật – những
hành vi đối với môi trường mang tính bắt buộc.
2. Các tiêu chí của đạo đức môi trường
Từ những lý luận về đạo đức và những yêu cầu bảo vệ môi trường
trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể chỉ ra một số tiêu chí cơ bản để đánh
giá đạo đức môi trường của con người như sau:
2.1.Đạo đức môi trường là hành vi thực hiện các chuẩn mực môi trường
Trước tiên là chúng ta phải nói đến những hành vi ứng xủa của con
người đối với môi trường. Bởi vì, đạo đức của con người được thể hiện qua
các hành vi, ứng xử hàng ngày của con người. Do vậy, nghiên cứu đạo đức
môi trường là nghiên cứu hành vi ứng xử của con người đối với môi trường

xung quanh.
Điều đáng nói ở đây là những hành vi ứng xử của con người đối với
môi trường phải là những hành vi mang tính chuẩn mực. Ở nước ta các chuẩn
mực này là:
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 12
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
-Các công ước quốc tế về môi trường đã được chính phủ chấp nhận. Từ
giữa những năm 1980 Việt Nam đã bắt đầu hiện đại hóa hệ thống pháp luật
của mình và đi vào tuyến với các quốc gia khu vực châu Á.
- Các luật và đạo luật về bảo vệ môi trường
+Luật đất đai (14/07/1993)
+Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/08/1991)
+Pháp lệnh tài nguyên khoáng sản (28/7/1986)
- Các nghị định của chính phủ, các chỉ thị, quyết định của các bộ
ngành về vấn đề bảo vệ môi trường.
- Các quy định của UBND các tỉnh, thành phố và của các cơ sở tài
nguyên môi trường ở các địa phương.
Có thể nói các ý kiến về chuẩn mực luật pháp về bảo vệ môi trường là
rất đa dạng. Trên đây là những tiêu chí do nhà nước dề ra nên có tính pháp lý
rất cao được áp dụng cho mọi tổ chức và cá nhân
Đạo đức môi trường không chỉ là những hành vi mang tính chuẩn mực
đơn thuần, mà nó khác với các hành vi chuẩn mực được thực hiện một các bắt
buộc là nó được cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách tự giác, thực hiện
với tinh thần trách nhiệm. Chẳng hạn, một người trong công việc ăn quà xong
bỏ rác vào thùng rác vì anh ta nhìn thấy tấm biển “nếu vứt rác bừa bãi sẽ bị
phạt 100.000 nghìn đồng” đây chỉ là hành vi mang tính đạo đức môi truonwgf
vì nó thực hiện môt cách bắt buộc nhưng, hành vi vứt rác vào thùng của anh
ta rác của anh ta sẽ được coi là hành vi mang tính đạo đức khi anh ta không
nhìn thấy tấm biển phạt, khi anh ta tự ý thức được sự cần thiết phải bỏ rác vào
thùng, nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường và anh ta thực hiện hành vi này

hoàn toàn mang tính tự giác
Ở nước ta hiện nay trước yêu cầu bảo vệ môi trường và thực hiện các
chuẩn mực chung của quốc tế và các chuẩn mực của việt nam, các hành vi
đạo đức môi trường cần hướng tới thực hiện chuẩn mực cụ thể sau:
- Tạo môi trường xanh.
Môi trường xanh là một môi trường đảm bảo cân bằng về sinh thái,
không bị ô nhiễm. không khí trong lành, đây cũng là một điều kiện quan trọng
để phát triển một cách bền vững của các quốc gia.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 13
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
Để có môi trường xanh chúng ta cần: Chính sách xanh, công nghệ sạch,
sản xuất xanh, tăng trưởng xanh, đời sống xanh, môi trường trong lành, không
ô nhiễm
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá đạo đức môi trường trong
sản xuất và phát triển của chúng ta hiện nay.
Sự phát triển của môi trường có tính bền vững những hành vi đạo đức
môi trường là những hành vi hướng tới sự phát triển môi trường có tính bền
vững, phát triển môi trường bền vững là phát triển phải đảm bảo hoài hòa
giữa kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường.
Để phát triển môi trường có tính bền vững chúng ta cần có ý thức trong
việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này được
thể hiện quan tâm của con người đối với môi trường khi con người khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, xã hội. Nghĩa vụ đối với
hành vi bảo vệ môi trường còn thể hiện ở chỗ con người luôn ý thức được về
mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân, cộng đồng, xã hội với yêu cầu bảo
vệ môi trường. Chính các hành vi có ý thức này của con người đã tạo nên các
hành vi đạo đức môi trường.
Hành động của con người vì môi trường tự nhiên đã có một thời chúng
ta cho rằng con người là trung tâm là đứng trên tự nhiên. Con người có quyên
khai thác kể cả là phá hủy môi trường tự nhiên để phục vụ lợi ích của mình.

Điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống con
người( bão lụt, động đất, sóng thần, bênh tật….) ngày nay chúng ta đã và
đang thay đổi mối quan hệ của mình với tự nhiên. Đó là mối quan hệ phải tôn
trọng và vì môi trường tự nhiên. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng.
Điều này sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái.
2.2. Ý thức về nghĩa vụ của con người đối với bảo vệ môi trường
Tiêu chí quan trọng thứ hai để xác định đạo đức môi trường của con
người là tự ý thức của con người về nghĩa vụ của mình đối với việc bảo vệ
môi trường trong các hoạt động thực tiền của mình.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 14
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
Thực hiện nghĩa vụ đạo đức của con ngườ đối với môi trường có ý
nghĩa là trong ý thức và tình cảm của con người phải thực hiện sự tự nguyện,
tự giác thực hiện chuẩn mực bảo vệ môi trường. Ở đây, con người ý thức
được trách nhiệm, sự cần thiết, những việc mình cần phải làm để bảo vệ môi
trường.
Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức của con người đối với môi trường
nghĩa là con người phải thực hiện sự tự nguyện, tự giác thực hiện các chuẩn
mực bảo vệ môi trường. Việc thực hiện nghĩa vụ đối với việc bảo vệ môi
trường còn được thể hiện ở chỗ con người luôn ý thức được về mối quan hệ
hài hòa giữa nhu cầu và lợi ích của cá nhân, cộng đồng, xã hội với các yêu
cầu của bảo vệ môi trường.
Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của con người không hình thành một cách
tự nhiên, nhất thời mà nó còn được hình thành và hoàn thiện trong cả quá
trình giáo dục , tự giáo dục, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn của mỗi cá
nhân, thậm chí qua quá trình đấu tranh và thử thách của cuộc sống.
2.3. Sự tác động của lương tâm chủ thể đố với việc bảo vệ môi trường.
Một trong các phạm trù cơ bản của chủ thể con người là lương tâm. Đối
với hành vi đạo đức môi trường thì lương tâm là một tiêu chí cơ bản khác để
đánh giá. Sự tác động của lương tâm trong hành vi đạo đức môi trường thể

hiện ở những khía cạnh khác nhau.
Tự ý thức của chủ thể về những điều cần làm để bảo vệ môi trường
Sự lo sợ, sợ hãi, xấu hổ của chủ thể khi có hành vi trái với những quy
định về bảo vệ môi trường.
Sự tự nhận xét, tự đánh giá của chủ thể về những hành vi của mình đối
với việc bảo vệ môi trường.
Trên thực tế ở nước ta trong thời gian qua đã có những hành vi của các
nhân và doanh nghiệp đối với môi trường có tính lương tâm. Chẳn hạn hành
vi xả nước ra song Thị Vải – Đồng Nai suốt hơn mười năm, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng cho dòng song và đời sống của người dân khu vực này là
hành động vô lương tâm. Nó là vô lương tâm vì nó là hành vi lệch chuẩn, là
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 15
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
hành vi được thể hiện một cách cố ý giấy diếm và có chủ đích không chỉ thế
mà còn có nhiều hành động sai trái của con người nhưng lại không bị pháp
luật truy tố, xử lý. Thế nhưng những hành động đó lạ bị tòa án nhân dân kết
tội, tuy lương tâm là một tòa án vô hình nhưng nó lại có sức mạnh vô cùng
lớn đối với con người.
Đối với việc bảo vệ môi trường đó cũng là ý thức, là lương tâm đối với
mỗi người. Một sức mạnh lương tâm đã thôi thúc ý chí của con người làm
việc tốt, nên sự tác động của lương tâm đối với việc bảo vệ môi trường cũng
chính là sự tác động của lương tâm nhờ vào ý thức con người với những việc
tốt như bảo vệ môi trường chung. Vì vây lương tâm đã tác động mạnh mẽ tới
việc bảo vệ môi trường. Có thể nói lương tâm là một tiêu chí đánh giá hành vi
đạo đức của con người nhờ có lương tâm mà con người mới thực hiện các
chuẩn mực một cách tự giác đối với tinh thần và trách nhiệm cao.
2.4. Bảo vệ môi trường gắn liền với lợi ích giữa con người và tự nhiên
Con người khai thác thiên nhiên rồi sử dụng một cách vô tội vạ mà
không nhận ra rằng: Thiên nhiên là bạn tốt và đang cần chúng ta yêu mến, bảo
vệ.

Nhưng trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa: "Thế nào là thiên
nhiên?". Tôi dám chắc ngày nào bạn cũng gặp người bạn thiên nhiên bởi một
lẽ rất đơn giản: Đó là thiên nhiên luôn có mặt trong nhịp sống của chúng ta, là
trăng, gió, trời, mây… Còn môi trường sống mang ý nghĩa rộng hơn, bao gồm
cả thiên nhiên và những thứ gọi là nhân tạo. Chúng ảnh hưởng, tác động đến
đời sống của loài người. Nói chung, thiên nhiên là kho tàng quý giá giúp con
người tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, chúng không vô tận còn con người vẫn
cứ khai thác đến khi cạn kiệt. Việc tàn phá môi trường sống cũng là tàn phá
chính cuộc sống chúng ta.
Trước tiên là rừng, “lá phổi xanh” của nhân loại - cung cấp oxy cho
hoạt động hô hấp sinh tồn của mỗi con người. Nhờ có rừng mà phần nào làm
chậm lại dòng nước lũ ở những vùng đồi núi, kéo dài thời gian để người dân
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 16
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
sắp xếp công việc của mình. Rừng còn là nguồn khai thác lâm sản, tạo ra
những bộ bàn ghế gỗ sang trọng trong phòng khách, những bàn học chắc chắn
hay gần gũi hơn là vở chứa đựng kiến thức của thầy cô. Ngoài lâm sản, thảo
dược cũng là một nguồn khai thác quý giá - liều thuốc của mẹ thiên nhiên,
dùng để chữa nhiều căn bệnh trong cuộc sống. Chắc chúng ta ai cũng đã từng
được nghe về sách Đỏ - ghi danh những động vật quý hiếm. Đấy, ích lợi của
rừng chỉ thế thôi! Rừng giúp cho chúng ta sống khỏe, chặn dòng chảy của
thần chết, cứu sống hàng trăm người trong gang tấc, mang ý nghĩa kinh tế,
xuất khẩu cao từ những các loại lâm sản… Vậy mà, có ai đã từng thầm cảm
ơn rừng chưa?
Tiếp đến là nơi mà ta đứng và sống ngày qua ngày đến “mòn” - đất đai.
Con người dù có di cư hay nhập cư thì vẫn phải biết rằng nơi ở luôn là đất. Kể
cả động vật trên cạn cũng vậy. Chúng sống thế nào nếu thiếu đất? Đất đai còn
là nơi lao động sản xuất của nông dân. Nhờ có đất đai nên trồng trọt, chăn
nuôi luôn phát triển. Nhiều vùng đất còn “giấu” trong mình khoáng sản quý
giá như: vàng, bạc, đồng… kể cả kim cương để chế tạo thành những nữ trang

làm đẹp. Nhà nước còn có thể phát triển kinh tế bằng nguồn tài nguồn khoáng
sản, chỉ cần không quá lạm dụng vào nó. Đất đai rộng lớn bao nhiêu thì chứa
đựng nhiều điều quý giá bấy nhiêu…
Yếu tố thứ ba cần được nhắc đến là sông ngòi, biển cả. Biển cung cấp
muối - gia vị tất yếu trong bữa ăn. Sông ngòi, biển còn mang trong mình thủy,
hải sản để chế biến thành những thứ bổ dưỡng như: tôm hùm hấp, cua rang
me… Giữa đất đai và sông ngòi luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: trồng
trọt trên cạn cung cấp thức ăn cho các loại cá dưới sông và ngược lại, sông
ngòi bù đắp phù sa đế việc trồng trọt đạt hiệu quả. Thay vì có “cộng sinh”
trong giới động vật thì trong các yếu tố tự nhiên có “cộng phát triển”. Nước
sử dụng nhiệt điện để cung cấp điện. Dưới biển cả bí ẩn chứa đựng những mỏ
dầu mang giá trị kinh tế cao.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 17
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
Cuối cùng là nguồn năng lượng tự nhiên “mạnh mẽ” nhất của thế giới:
mặt trời. Thử tưởng tượng đến một ngày thiếu mặt trời, thế giới xung quanh ta
chỉ là một màu đen. Lúc đó, con người trở nên u mê, yếu ớt bởi mặt trời giúp
con người, động thực vật - nói chung là vạn vật phát triển nhưng ít ai biết điều
đó. Trong những năm công nghiệp hóa toàn cầu, có lẽ năng lượng mặt trời là
năng lượng sạch nhất và đồng thời là phương pháp tối ưu nhất cho năng lượng
của trái đất.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt vật chất, thiên nhiên còn mang ý nghĩa quan
trọng về giá trị tinh thần. Chúng khơi gợi ý tưởng cho các nhà khoa học như
Newton: nhờ có quả táo “vĩ đại” mà ông tìm ra được trọng lực; là nguồn cảm
hứng của mọi bức tranh, bài tình ca của những nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng thế
giới Thiên nhiên đem đến cho con người vật chất, niềm vui. Vậy mà con
người chỉ trả lại bằng những hậu quả đau thương…
Khí độc gây ô nhiễm môi trường và ra đủ thứ bệnh, từ nhẹ đến tử vong.
Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay vẫn là hiệu ứng nhà kính. Các khối lạnh, khí
nóng buộc phải di chuyển để rồi làm biến đổi khí hậu đột ngột, điển hình là

bão Elmino. Việt Nam nằm trong top 5 nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến
đổi khí hậu, một phần là do đặc điểm tự nhiên nhưng phần còn lại cũng là do
con người.
Môi trường ô nhiễm do nhà máy, rác thải sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm
trọng nhất hiện nay là bao bì nilon, gây tắc nghẽn cống rãnh. Nilon cần một
thời gian rất lâu mới tiêu hủy nên con người phải tìm giải pháp tối ưu hơn. Họ
đốt nhưng cũng để lại khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dịch bệnh cũng sẽ
phát triển mạnh. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất trong tình trạng lúc này là
hạn chế không sử dụng bao nilon, khái quát hơn là bảo vệ môi trường. Vậy
chúng ta cần bảo vệ như thế nào và bằng cách nào?
Bảo vệ môi trường không có nghĩa là quá “keo kiệt” trong sử dụng
khoáng sản cũng như những nguồn tài nguyên của sông ngòi biển - thủy hải
sản. Chúng ta chỉ cần đạt được sự hợp lý trong việc khai thác. Còn đối với cây
rừng, con người có thể chặt phá “thoải mái” nhưng cần phải có sự cân bằng
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 18
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
giữa số cây khai thác và trồng, đồng nghĩa với câu tục ngữ “trồng cây gây
rừng”. Trong sinh hoạt, y tế chắc chắn không tránh khỏi từ rác, vì vậy chúng
ta cần phải xử lý triệt để, dứt khoát. Như đã nói trên, bao nilon được sử dụng
quá phổ biến mà hại lại nhiều hơn lợi nên cần có giải pháp. Ngược lại với rác
sinh hoạt, y tế, chúng ta phải hạn chế sử dụng thay vì sử dụng rồi xử lý. Một
số chất liệu có thể thay được bao nilon như: bao sinh thái, bao giấy, vải…
Đây là những giải pháp được coi là tối ưu trong tình trạng tạm thời.
Tóm lại, hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên. Khi ta còn tồn
tại thì môi trường sống còn nắm một vai trò quan trọng trong đời sống. Thiên
nhiên bằng một phép màu nào đó giúp ta cảm nhận được từng nhịp đập cuộc
sống, trao giây phút vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng cần phải có ý
thức bảo vệ chúng để thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên. Chúng ta có thể bắt
đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất: không bẻ cành, nhặt rác và những
chiếc lá rơi…

Con người ta sinh sống được là nhờ có môi trường thiên nhiên-nhờ có
bầu không khí trong lành, nguồn nước mát và sắc xanh kì diệu của rừng-của
muôn ngàn cây lá.Môi trường thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới sự sống và
sự phát triển của con người. Vì vậy, bảo vệ con người đấy các bạn ạ!
Không ít lần chúng ta đặt ra câu hỏi rằng:" môi trường thiên nhiên là
gì?".Rất đơn giản : Môi trường thiên nhiên la toàn bộ các điều kiện tự nhiên
xung quanh con người- là bầu trời, không khí; là biển bạc, rừng xanh
Thế nhưng, ví sao chúng ta cần bảo vệ môi trường thiên nhiên, trong khi nó
chỉ bao gồm những yếu tố đơn giản như thế? Không đâu các bạn ơi, dù là đơn
giản nhưng bầu trời, rừng cay, biển hồ dều là nguồn sống vô cùng quý giá
và quan trọng của con người. Cuộc sống của chúng ta bây giờ luôn được coi
là một minh chứng khá rõ về sự bức thiết của môi trương thiên nhiên. Những
gì chúng ta có đều do thiên nhiên cung cấp: từ khí thở, nguồn nước uống, sinh
hoạt hàng ngày cho tới thịt cá, rau quả-thực phẩm mỗi bữa ăn Con người
chúng ta đã dựa vào những gì có sẵn trong thiên nhiên để tự mình làm nên
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 19
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
những sản phẩm có ích. Trong những bước tiến hiện đại hoá về sản xuất công
nghiệp, con ngươi đã sử dụng năng lượng chiếu sáng và sưởi ấm của Mặt trời
để tạo nên những thiết bị sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời tiên tiến để áp
dụng vào đời sống. Đối với những con suối, những dòng sông, hồ nước, trước
đây chỉ đơn thuần là phong cảnh thiên nhiên, cung cấp nguồn nước, tôm cá;
nhưng giờ đây, với những con đập thuỷ điện thì đó là cả một mạng lưới điện
năng khổng lồ. Một yếu tố còn bức thiết không kém chính là rừng. Rừng
cung cấp cho con người nguồn lâm sản dồi dào-là nơi những loại cây gỗ quý,
những loài động vật quý hiếm sinh sống và phát triển. Không những thế, cánh
rừng đầu nguồn chính là nguồn cản lũ, là " lá phổi xanh" điều hoà khí hậu,
đem lại cho con người bầu không khí trong lành.
Không chỉ giúp ich cho con người về mặt vật chất, thiên nhiên đối với
con người còn là một món quà tinh thần đầy ý nghĩa. Sau mỗi ngày học tập và

làm việc căng thẳng, bận rộn, được trở về đắm mình trong thiên nhiên, con
người ta dường như yên bình, thư thái và mộng mơ hơn. Mọi u buồn, mệt mỏi
đều như được gột rửa. Tách biệt ra khỏi bốn bức tường của căn phòng làm
việc, rời xa những con đường ồn ã, đầy xe cộ để thả hồn vào không gian bao
la; đứng giữa rừng thông trên một ngọn đồi để hưởng thụ cơn gió lồng lộng
thổi mát vào lòng, nằm dài trên một bãi cỏ bên một con suối chảy róc rách
hay ngồi trên cát nghe sóng biển vỗ rì rào thì khi ấy, ta mới thực sụ cảm thấy
một cuộc sống thực sự- Một cuộc sống chỉ với thiên nhiên rộng lớn. Thiên
nhiên đem đến cho con người sự sảng khoái, tươi trẻ- Một sức sống tươi mới
và mạnh mẽ.
Đó, thiên nhiên quan trọng với con người như thế, chúng ta cần phải
bao vệ cuộc sông của chính bản thân mình. Nhưng trái với điều này, 1 sự thật
đáng thất vọng rằng:" Ngày nay, môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá trầm
trọng. Và chính con người là những tác nhân huỷ hoại thiên nhiên". Khí thải
từ các nhà máy, khói bụi xe cộ đang làm ô nhiễm , như vậy thư hỏi sức khoẻ
của con người ra sao đây? Những dòng sông là nơi cung cấp nước sinh hoạt
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 20
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
cho con người cũng bị chính con người làm ô nhiễm. Giờ đây, sông hồ là nơi
hứng chịu tất cả nguôn nước thải từ các xí nghiệp- là nơi chât chứa rác thải
của con người. Ô nhiễm thế thì nguồn nước con người sử dụng hàng ngày co
trong sach không đây? Đời sống con người co đảm bảo vệ sinh hay không?
Chúng ta chặt cây, phá huỷ những cánh rừng bạt ngàn, tiêu diệt nhiều giống
sinh vật quý. Để tồi mùa mưa lũ, nước mưa ào ạt trút xuống, không co rừng
cản lũ, con người đã phải gánh chịu những trận lụt lớn. Lụt lội kéo theo nhà
cửa, tài sản , hàng ngàn người đã bị dòng lũ cuốn trôi. Vậy đo, con người
huỷ hoại môi trường thiên nhiên nhưng cuối cùng, cũng chính con người phải
gánh chịu hậu quả nặng nề về của cải, vật chất và tinh thần. Như vậy khác nào
ta đã huỷ hoại đi cuộc sống của chính bản thân mình? do đó, bảo vệ môi
trường thiên nhiên là một vấn đề rất cần thiết.

Vậy trách nghiệm của con người là bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bởi
có một môi trường thiên nhiên xanh-sạch-đẹp cũng đồng nghĩa rằng chúng ta
được sống trong một cuộc sống an toàn, không khói bui, lụt lội quanh năm.
Khả năng phá hoại của loài người là rất tàn khốc, họ không để ý tới xã hội
hay tương lai chỉ quan tâm tới những lợi ích riêng tư trước mắt. Cho nên,
phần lớn các tài nguyên địa cầu đã bị tiêu diệt và do đó làm ảnh hưởng tới
nền kinh tế trên thế giới. Nếu một trận mưa lớn xảy ra mà không có ai cố
gắng bảo trì đất đai và nước thì sẽ không có cây cối để hút nước mưa thấm
trong lòng đất, sau đó nước chày đi dần dần thành một con sông. Kết quả là
một trận lụt.
2.5.Chia sẽ trách nhiệm để duy trì sự toàn vẹn của môi trường toàn cầu
Môi trường là vấn đề liên quan đến mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, mỗi
quốc gia. Môi trường là vấn đề xã hội và vấn đề có tính toàn cầu. Do vậy, bảo
vệ môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu.
Hành vi đạo đức môi trường phải là hành vi mang tính cộng đồng, quốc
gia và toàn cầu. Vì hành vi gây ô nhiễm môi trường của một cá nhân hay tổ
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 21
Đề tài: Đạo đức trong bảo vệ Môi trường GVHD: Phạm Văn Thắng
chức nào đó, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức đó mà còn ảnh hưởng
đến nhiều người khác, đến các khu vực khác.
Chẳng hạn, hành vi đốt phá rừng, chặt phá rừng đầu nguồn không chỉ
phá huỷ môi trường, dẫn tới hiện tượng xói mòn đất ở khu vực đó, mà còn
gây lũ quét cho cho các khu vực khác. Ví dụ, hành vi xả nước thải ra sông Thị
Vải, Đồng Nai của Công ty Vedan làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến
sản xuất, sinh hoạt của dân cư nhiều địa phương dọc theo dòng sông này.
Trái lại, hành vi bảo vệ môi trường của một cá nhân hay tập thể nào đó
không chỉ đảm bảo môi trường tốt tại khu vực của cá nhân hay tổ chức đó, mà
còn đảm bảo môi trường cho những người dân khác hay cộng đồng dân cư
trong khu vực.
Chính vì môi trường có tính toàn cầu mà các quốc gia đã tổ chức nhiều

hội nghị quốc tế về vấn đề môi trường. Các hội nghị này nhằm thúc đẩy các
quốc gia cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ trái đất - ngôi nhà chung
của nhân loại. Có thể nêu ra một số Hội nghị quốc tế quan trọng về bảo vệ
môi trường toàn cầu như :
- Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người Stockholm, Thụy
Điển từ ngày 6-16/6/1972. Hội nghị đã ra Tuyên bố Stockholm về Môi trường
con người và đã nêu ra quan điểm chung, nguyên tắc chung hướng mọi dân
tộc trên thế giới trong quá trình gìn giữ và làm tốt đẹp môi trường của con
người.
- Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và phát triển Rio de Janeiro,
Brazil, ngày 3-4/6/1992. Hội nghị nhằm thiết lập sự chung sức toàn cầu và
bình đẳng giữa các quốc gia nhằm tôn trọng quyền lợi của mọi người và bảo
vệ tính toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu.
- Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững Johannesburg,
Nam Phi ngày 26/8/2002. Hội nghị tập trung tìm các giải pháp giải quyết
những vấn đề chung của các quốc gia như: nước và vệ sinh, năng lượng, sức
khoẻ, đa dạng sinh học, nghèo đói, sức khoẻ và phát triển bền vững.
Thực hiện: Nhóm 02 Lớp học phần: CDKT13CTH 22

×