Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng và giải pháp của nghành nông nghiệp ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.11 KB, 15 trang )

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Lời mở đầu
Trong những năm qua với sự nỗ lực cao của chính phủ và các bộ nghành kinh tế
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta đã đạt được những thanh tựu nhất định, nhất là
giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu tang trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch
tích cực đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên mặc dù đến nay đã là
năm cuối thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
giai đoạn 2001-2010 nhưng phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn vẫn còn chậm
nhất là nông trưởng nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, năng lực cạnh tranh
yếu, chất lượng nông sản thấp, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn chậm
phát triển, thể chế nông thôn chậm đổi mới… Thực tế đó đòi hỏi cần phải có các
giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế nông
nghiệp và nông thôn.
Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề kinh tế trên nhóm chúng tôi xin chọn đề tài “ Thực
trạng và giải pháp của nghành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài này rất
rộng mang tính thời sự, tuy nhiên do hiểu biết của nhóm còn hạn chế nên chúng tôi
chỉ xin đống góp một phần nhỏ hiểu biết của mình. Mong thầy cô và các nhóm góp
ý thêm.
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 1
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
NỘI DUNG
Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới khu vực nông thôn Việt Nam đã có sự
thay đổi rõ rệt cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, hoạt động dịc vụ phát
triển mạnh, hình thành và phát triên các mô hình kinh tế mới (Khu công nghiệp,
trang trại, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân) hoạt động có hiệu quả
thu hút nhiều lao động nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm cho nền kinh tế. Kết cấu
kinh tế – xã hội ở nông thôn có nhiều thay đổi, hệ thống điện, đường, trường, trạm,
cơ sở y tế, nước sạch, môi trường được quan tâm và đẩy mạnh. Công tác xóa đói
giảm nghèo đạt thành tích đáng kể tỉ lệ hộ nghèo giảm. Măc dù việc xây dựng và
thực hiện các chương trình phát triển đối với một số nghành nông nghiệp mới được


tiến hành trong thời gian chưa lâu nhưng kết quả đã cho thấy tốc độ phát triển
nhanh, mang hiệu quả cao và càng lúc càng đạt được nhiều mục tiêu như cải thiện
đời sống nông thôn tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần phủ xanh đát trống đồi trọc…
Nghành nông nghiệp tiếp tục phát triển khá với nhiều điểm đáng chu ý như:
Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4.8% liên tục trong 10 năm. Nhiều lĩnh
vưc sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượng như
gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một số lượng hàng hóa lớn phục vụ cả
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như nghành lúa gạo từ một nước nhập
khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Sản
lượng gạo tăng lien tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm
(2009) tăng gấp 2,4 lần sau 20năm đổi mới. Tinh riêng trong các năm 2008 và
2009 sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc biệt là những cây tạo nguồn
nguy,ên liệu cho xuất khẩu: Cà phê tăng 40,4%, cao su tăng 37%, chè tăng 33.3%,
điều tăng 28,3% so với năm 2005. Tỉ trọng của nghành nông, lâm và thủy sản trong
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 2
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
GDP luôn chiếm trên 30% trong giai đoạn 1986 – 1990 và giảm dần trong các giai
đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nông nghiệp đã đóng góp phàn không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị
xuất khẩu tăng bình quân trên 10% năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chr đạt 2,5triệu USD thì đến
cuối năm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995 trong 24 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của các nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 măt
hàng , chiếm gần 1/2 số măt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặt
hàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1
tỷ USD. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản ra
tăng và chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới, như hạt điều ,hạt tiêu chiếm vị trí
thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng ở vị trí thứ 2, cao su đứng thứ 4, chè đứng thứ 5 và
thủy sản đứng thứ 7 trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này.

Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn viêc làm cho hàng triệu
lao động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập chính cho người nghèo. Tính đến
cuối năm 2009, khu vực nông nghiệp nông thôn có 15,57 triệu hộ ra đình (chiếm
69.37% tổng số hộ gia đình của cả nước) và dân số là 60,41 triệu người (chiếm
70,37% tổng số dân cả nước) có trên 24 triệu lao động đang làm việc trên lĩnh vực
nông nghiệp, chiếm tỷ trọng gần 60% tổng số lao động đang làm việc trong các
khu vực kinh tế của cả nước.
Một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành.
Diện tích tích gieo trông các loại cây trông mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho
xuất khẩu hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như
diệ tích các loại cây rau quả, cây công nghiệp ngằn ngày có hướng tăng nhẹ
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 3
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
khoảng 2 - 4%/năm. Diên tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha, riêng trong
năm 2009 do giá xuất khẩu một số nông sản này tăng. Những dịch chuyển này đã
tạo ra sự hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây
rau quả, quả xuất khẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài… cùng với sự hình thành
các mô hình sản xuất hành hóa nông sản lớn. Bên cạnh đó thì những cây trồng có
địng hướng phục vụ cho các ngành nông nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu
dùng nội địa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía
đường, bông, gia súc…
Một số nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ
chức sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiêu điền, cà phê nhân dân, tổ
hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tính đến năm
2009 cả nước đã có 135,437 trang trại, trong đó có 39,769 trang trại trồng cây hàng
năm, 23,880 trang trại trồng cây lâu năm, 20,809 trang trại chăn nuôi và 35,489
trang trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bào Sông Cửu
Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét
mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu khủng hoảng lương thực và
năng lượng dã trở thành các vấn đề nghiêm trọng như hiện nay, khu vực nông
nghiệp, nông thôn nhất là tại các quốc gia có số dân sống dựa nhiều vào nông
nghiệp như Việt Nam tiếp tục được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong
đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn Đảng ta vẫn xác định:” Hiện nay và trong nhiều năm tới ,
vấn đề nông nghiệp, nông đân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng, phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hướng
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 4
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
tới xây dựng vững mạnh phát triển nhanh và bền vững có năng xuất, chất lượng và
khả năng cạnh tranh cao đảm bảo vững chắc an ninh…Gồm phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành
thị và giữa các vùng miền trên cả nước góp phần giữ vững ổn định chính chị xã
hội.
Những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam hiện nay: vì Việt Nam đang ở giai
đoạn đầu của quá trình chuyển dịch từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển
sang nền nông nghiệp hàng hóa đã tồn tại nhiều vấn đề bất cập như:
Cơ cấu nông nghiệp chậm chuyển dịch,còn tồn tại nhiều yếu tố mất cân đối.
Năm 1990 cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta (tính theo giá trị sản xuất theo giá
thực tế) bao gồm trông trọt chiếm 79,3%, tiếp đó là chăn nuôi chiếm 17,9% và dịc
vụ 2,8% thì đến năm 2009, ước tính sơ bộ giá trị sản xuất các ngành trồng trọt vẫn
chiếm tới 71,4% chăn nuôi có tăng lên 2,8% nhưng dịc vụ giảm xuông còn 1,7%
(theo số liệu từ tổng cục thống kê). Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ngành
nông nghiệp thuần là các nông sản do phân ngành trồng trọt làm ra như gạo, cà
phê, cao su. Sản phẩm chăn nuôi hầu như chưa xuất khẩu hoặc rất ít. Cơ cấu nông
lâm nghiệp, thủy sản năm 2000 lần lượt là 79%, 16% và 5% thì đến năm 2009
nông nghiệp vẫn chiếm 74%, thủy sản tăng lên 23% và lâm nghiệp giảm xuống
còn 3%. Sự mất cân đối còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nguyên liệu sản xuất

và nhà máy chế biến. Như đối với ngành hạt điều , từ chỗ mới có vài chục ngàn ha
với sản lượng đáp ứng tiêu dùng nội địa, đến nay nhà nước đã có trên 400.000 ha
điều, tuy nhiên công suất của các nhà máy chế biến đã vươt quá khả năng cung ứng
nguyên liệu điều thô trong nước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong lĩnh vực
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 5
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
thủy sản. Trong 3 năm trở lai đây, năng lực của các nhà máy chế biến thủy sản tăng
tới 20% trong khi sản lượng khai thác và nuôi trông chỉ tăng 7,6%.
Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún.
Ví dụ như đối với ngành cà phê, cho tới nay, cà phê thuộc các gia đình nông dân
quản lí đã chiếm trên 90% tong diện tích cà phê cả nước, trong đó có tới 53% chủ
vườn có diện tích cà phê dưới 1 ha và 85% chủ vườn có diện tích cà phê dưới 2 ha.
Diện tích cà phê của các nông trường nhà nước đã ngày càng thu hẹp do chính sách
khoán đến hộ công nhân và bán vườn cây của các nông trường. Đối với cây cao su
đến năm 2009 diện tích cao su tiểu điền chiếm khoảng 50,2% tổng diện tích cao su
cả nước, tương đương với 338.480 ha. Do quy mô sản xuất nhỏ vốn đầu tư ít điều
kiện kinh tế nhiều hộ nông dân còn nghèo nên công nghiệp sau thu hoạch như phơi
sấy, chế biến và bao quản còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp.
Cơ cấu giống cây trồng và con vật nuooin còn nhiều điểm chưa hợp lí dẫn tới
cơ cấu sản phẩm nông nghiệp chưa hợp lí theo cả cung và cầu.
Ví dụ như diện tích cà phê như hiện nay chiếm tới 92,9% chủ yếu trồng bằng
hạt, diện tích cà phê, chè chỉ đạt trên 31.000 ha, chiếm khoảng 7% trong khi nhu
cầu tiêu dùng thì chủ yếu tập trung vào cà phê, chè. Hiện tượng này diễn ra tương
tự với nhiều loại cây trồng và vật nuôi khác. Cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn
thiếu đa dạng, tồn tại nhiều giống cây cho hiệu quả và naeng xuất thấp, nhiều
giống vật nuôi có chất lượng kém hơn so với sản phẩm cùng loại của cả nước.
Năng xuất lao động chưa cao, chất lượng sản phẩm còn thấp, khả năng cạnh
tranh yếu do đó chưa hình được các chuỗi giá trị nông sản mạnh và bền vững.
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH

Trang 6
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Mặc dù năng xuất lao động của ngành nông nghiệp có tang trong nhiều năm trở
lại đây, tuy nhiên, theo báo cáo khoa học ngành nông nghiệp Việt Nam 2011 –
2015 (Bộ NN – PTNT) thì năng xuất lao động bình quân của ngành nông nghiệp ở
nước ta chỉ bằng 0,16% đến 0,22% so với ngành nông nghiệp từ năm 2006 đến
nay. Chất lượng sản phẩm thấp cũng là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm
trọng. Do chất lượng sản xuất thấp dẫn đến giá trị xuất khẩu không cao, làm giảm
thu nhập cũng như hiệu quả lao động của người nông dân làm giảm hiệu quả khai
thác đất đai và các tài nguyên khác. Theo thong báo mới nhất của ICO ( Tổ chức cà
phê thế giới) tỉ lệ cà phê dưới chuẩn CQP của Việt Nam lên đến 75% trong khi
Indonesia chỉ ở mức 9% đây cũng là lí do khiến tỉ lệ cà phê của Việt Nam bị loại ở
sàn giao dịch LIFFE năm 2008 lên tới 60%. Người nông dân phần lớn vẫn chú
trọng nâng cao năng xuất lớn hơn là chất lượng sản phẩm. Khi giá lên cao, để đạt
được năng xuất tối đa, người trông cà phê sản sàng dùng phân hóa học, nước tưới
thuốc bảo vệ thực vật với mức cao hơn mức khuyến cáo, tiếp giảm các loại cây che
bóng mát, hái vcaf phê quả xanh hoặc hái lẫn quả xanh và quả chín để nâng cao
sản lượng. Cà phê hái về ủ đống chờ đủ sản lượng mới để ra phơi trên sân đất gây
nên tình trạng cà phê bị ủ, phơi lâu khô, nhiễm nấm mốc trong khi phơi… Tình
trạng tương tự cũng sảy ra với các loại cây trông khác.
Thị trường thiếu ổn định còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất, tiêu
thụ đặc biệt là vấn đè giá cả.
Bên cạnh những yếu tố rủi do về thời tiết, mùa vụ trong một nền nông nghiệp
hàng hóa thì người nông dân lại phả đối mặt nhiều hơn với các rủi do về thị trường
giá cả, cung cầu cả đầu vào và đầu ra. Do các yếu tố về cung cầu không ổn định
dẫn đến sự biến động về giá trở nên phức tạp và khó đoán trước, ảnh hưởng trực
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 7
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
tiếp đén lợi ích của người nông dân. Đặc biệt là đối với trường hợp của Việt Nam,

khi các mặt hàng nông sản của chung ta chưa làm chủ được thị trường thì sự thụ
động về mặt cung cầu càng tang lên đồng nghĩa với việc rủi do về giá cả càng trở
nên nghiêm trọng đối với người nông dân. Sự khó khan về vốn, sự yếu kém về kỹ
thuật trong các khâu phơi sấy, bảo quản dân đến người nông dân không làm chủ
được thời điểm tiêu thụ, buộc phải bán ngay vào thời điểm giá thấp. Sự bất ổn về
giá còn có nguyên nhân xuất phát từ chính người nông dân. Khi giá một loại nông
sản tăng lên trong một năm thì ngay mùa vụ sau, người nông dân lại đổ xô đi trồng
hoặc chăn nuôi loại nông sản đó, dẫn đến nguồn cung tăng đột biến, giá thành lập
tức hạ xuống.
Một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện nay.
+ Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được thực hiện tốt, thiếu
những chiến lược và giải pháp nhằm qui hoạch ổn định, lâu dài đối với từng cây,
con, sản xuất phần nào còn mang tính phong trào tự phát gây ảnh hưởng tiêu cực
đối với các nguồn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước.
Ví dụ như đối với cây cà phê, mặc dù thủ tướng chính phủ đã có quyết định số
150/QĐ-TT của việc phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông lâm
nghiệp và thủy sản cả nước đến năm 2015 và tầm nhìn 2020, quy mô cả nước duy
trì từ 450.000 đến 500.00 ha, nhưng thực tế hiện nay cả nước có khoảng trên
525.000 ha, nhiều diện tích trồng mới không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là
trồng trên những nới không thích hợp với đặc điểm sinh lí, sinh thái của cây cà
phê, do đó không những không đủ bù đắp sản lượng thiếu hụt của những diện tích
cà phê già cỗi mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 8
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
phê còn lại do môi trường bị hủy hoại. Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh
Đắc lắc, diện tích cà phê ở đây có lúc lên tới 270.000 ha, trong đó có đến hơn ½
phải tưới bằng ngồn nước ngầm. Tình trạng khai thác nước ngầm quá mức để phục
vụ tưới nước cho cây cà phê không tuân thủ theo đúng quy trình đã dẫn đến hiện

tượng chảy tầng, hụt mạch nước ngầm. Theo điều tra khảo sát của đoàn qui hoạch
và điều tra tài nguyên nước 704 thì lượng nước ngầm hiện đã sụt xuống từ 3 đến
5m những địa bàn có nguồn nước ngầm giảm mạnh đều rơi vào các địa phương đã
“ cơ bản phá xong rừng “ ngay cả đối với ngành chế biến nông sản, tuy phát triển
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, phân tán,
thiếu liên kết chưa tiếp cận đầy đủ nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất chế
biến.
Việc thiếu quy hoạch hợp lí trong sản xuất cũng dẫn đến hoạt động sản xuất mất
cân đối, chạy theo thị trường nhiều hơn là đón trước thị trường, do đó, rủi do về giá
cả, tiêu thụ đối với người nông dân lại càng tăng lên.
Cũng do thiếu công tác quy hoạch nên quy mô sản xuất manh mún, khó hình
thành các nền sản xuất tập trung, do đó việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ
thuật hiện đại cũng trở nên khó khăn hơn.
Điều kiện khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức
thấp.
Các biện pháp canh tác, thu hoạch còn nhiều bất cập. Điều kiện phơi sấy, cơ
chế, chế biến còn nhiều hạn chế. Trong quá trình sản xuất vẫn còn nhiều khâu
người nông dân thực hiện một cách thủ công dẫn đến năng suất lao động không
cao. Việc nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống cây, con mới cho năng suất chất
lượng cao vẫn còn hạn chế
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 9
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển sản xuất nông sản
quy mô lớn, nhất là ở các vùng miền núi, đặc biệt la gia thong, thủy lợi thong tin
liên lạc…
Vẫn còn 5% số xã chưa có đường ô tô, 28% xã chưa có trạm bưu điện và 17%
trụ sở xã chưa có điện thoại, 11% xã chưa có điện và 90% xã chư có đường phổ
thong, 40% dân sống ở nông thôn chưa có nước sạch sinh hoạt. Ngay cả đối với hệ
thống thủy lợi việc đầu tư lớn, nhưng hiệu quả sử dụng thấp và quản lí yếu. Cơ sở

hạ tầng tại các vùng nông thôn chậm đươch xây dựng và nâng cấp gây khó khăn
cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nông thôn. Có tới 21%
doanh nghiệp nông thôn cho rằng chất lượng giao thong nông thôn còn rất kém và
là vấn đề nghiêm trọng cản trở phát triển.
Khó khăn về vốn cho sản xuất
Khi đa số hộ nghèo tập trung ở nông thôn và hầu hết người đan sống ở nông
thôn có thu nhập thấp thì vốn cho phát triển sản xuất là một vấn đề dặc biệt quan
trọng. Do không có vốn người nông dân không thể mở rộng sản xuất cũng như
không thể đẩu tư áp dingj các phương thức sản xuất tiên tiến, từ đó dẫn tới không
thể nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất. Việc thiếu vốn cũng dẫn đến người
nông dân bị thụ động trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bị thương lái
ép giá. Tính tới cuối năm 2008, tổng dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt 248
nghìn tỉ dồng tăng, 15,1% so với năm 2007 nhưng chỉ chiếm 20% tổng dư nợ tín
dụng của nền kinh tế. Người nông dân không tiếp cận được với nguồn vốn từ khu
vực tài chính. Chính thức do thủ tục vay ngân hàng còn dườm dà trong khi giá trị
khoản vay thấp, dẫn tới chi phí vay cao. Hơn nữa, các yêu cầu cho vay từ phía các
ngân hàng là khá chặt chẽ, hông thường đòi hỏi có tài sản thế chấp( mà chủ yếu là
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 10
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
bất động sản) nên người nông đân không thể vay đươc do không có tài sản thế
chấp. Do đó người nông đân thường phải chấp nhân vay từ khu vực phi chính thức
với lãi suất cao hơn so với lãi xuất của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng với
của thống ngân hàng cũng chưa có một hệ thống đánh giá rủi do hợp lí đẻ có thể
tiến hành các hoạt động cho vay quy mô, bản than các ngân hàng cũng không
muốn mở rộng cho người nông dân vay cho hoạt động sản xuất của họ mang nhiều
yếu tố rủi do dãn đén mất khả năng thanh toán

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
1: chính phủ cần sớm xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể đối

với các phân ngành nông nghiệp, đăc biệt là đối với các ngành có ưu thế, tạo ra
nhiều giá trị xuất khẩu như sản xuất gạo, cà phê, cao su, chè, nuôi trồng và chhees
biến thủy sản. Trên cơ sở đó từng địa phương phải chỉ đạo kiên quyết, không đẻ
tồn tại các hiện tượng phát triển ngoài quy hoạch đồng thời chính phư cũng cần có
các biện pháp hỗ trợ người nông dân thong qua các ưu đãi về sử dụng đất tín dụng
đầu tư…
2: xây dựng cơ sở hạ tầng các vung nông thôn. Đặc biệt cần chú trọng đầu tư
vào hệ thống giao thông thủy lợi, điện nước sạch bên cạnh việc sử dụng vốn nhà
nước cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng tại các vùng nông thôn, càn có thể kêu gọi sự
tài trợ từ các tổ chức, dự án quốc tế, đặc biệt là cần huy động sức mạnh từ trong
chính cộng đồng người dân sống ở nông thôn, kết hợp nhà nước và nhân dân cùng
làm để xây dựng và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng nông thôn.
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 11
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
3: tăng cường công tác trồng rừng và bảo vệ rừng. Việc duy trì diện tích rừng có
ý nghĩa đặc biệt trong việc bảo tồn các
4. Đầu tư cho nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, tăng cường các giai pháp
kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Tăng cường cho hoạt động kinh tế nghiên cứu
phát triển giống cây trồng, vật nuôi, phát triển các biện pháp thâm canh, nuôi trồng
mới cho năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc biệt hoạt động nghiên cứu gắn liền với
sản xuất rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết khoa học và xản xuất thực tế.
5.Tăng cường công tác khuyến nông có thể đưa giồng cây trồng và vật nuôi mới
có năng suất chất lượng cao hơn đi vào sản xuất. Phổ biến các phương pháp canh
tác chăn nuôi, các biện pháp thu hoạch bảo quản hiện đại, hiệu quả đến người nông
dân để nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển đang dạng san xuất nông nghiệp
theo hướng phát triển kinh tế, sinh thái vườn ao chuồng để cải thiện đời sống nông
dân.
6.Nâng cao dân trí cho vùng nông thôn, phát triển thêm hệ thống trường
học,nâng cao chất lượng trường lớp tai các vùng nông thôn. Đẩy mạnh công tác

khuyến nông, hướng dẫn và đào tạo ngắn hạn cho người nông dân. Tăng cường
công tác đào tạo cho đội ngũ khuyến nông và nâng cao chất lượng hệ thống cán bộ
quản lý tại các vùng nông thôn.
7.Đẩy mạnh tạo lập thương hiệu cho hang hóa nông sản Việt Nam. Đối với các
nghành sản phẩm tạo ra giá trị xuất khẩu cao, đã chiếm linh được vị thế trên thị
trường thế giới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và nâng cao
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 12
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
thương hiệu hang hóa. Nhà nước và doanh nghiệp cùng phối hợp trong việc quảng
bá hình ảnh nông sản Việt Nam đến người tiêu dùng thế giới,có thể lồng khép
trong các hoạt động quảng bá du lịch. Tăng cường tham gia các sàn giao dịch nông
sản quốc tế, người nông dân cũng phải tham gia quá trình tạo lập thương hiệ bằng
cách tranh thủ nghiệm ngặt các quy trình đmr bảo chất lượng sản phẩm. Chỉ những
sản phẩm có chất lượng tôt mới có hình thành thương hiệu và định vị lâu dài trên
thị trường quốc tế. việc tạo lập thương hiệu cho hang hóa nông sản cần có sự tham
gia phối hợp của cả người nông dân, doanh nghiệp, các hiệp hội nghành nghề và
các cơ quan quản lý nhà nước.
8.Hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy hơn nữa mối liên
kết “4 nhà”đặc biệt là mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Cần xây dựng
các mô hình tổ chức quản lý từ khâu trông trọt, chăn nuôi đến khâu thu hoạch, bảo
quản, chế biến và tiêu thụ tạo thành một chu trình khép kín hợp lý, giúp người
nông dân có thể liên minh với doanh nghiệp, sử dụng nhiều biện pháp như ký gửi
để có thể tiêu thụ theo kế hoạch lưu trữ sản phẩm để bvans khi có giá cao.
9.Xây dựng và phát triển các sàn giao dịch hành hóa nông sản tập trung là đầu
mối để người nông dân tiếp cận thi trường cũng như các doanh nghiệp tiếp cận với
nguồn sản xuất, giãm thiểu các khâu trung gian. Trên cơ sở phát triển của các sàn
giao dịch tập trung còn có thể hình thành thị trường các tài sản phát sinh như hợp
đồng giao sau, tang cường cơ hội lựa chọn cũng như tính ổn định trong khâu tiêu
thụ hang hóa cho người nông dân.

10.Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị
trường tài chính nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tang tài chính nông thôn, phát triển
mạnh lưới các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm tín dụng nông nghiệp, nông
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 13
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
thôn, xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định trong quá trình cấp
tín dụng nông nghiệp, nông thôn, từ đó giảm thiểu các yêu cầu thủ tục cho người
nông dân. Phát triển các sản phẩm tài chính như là chứng chỉ lưu kho, hợp đồng
giao sau để cho phép người nông dân có tài sản thế chấp khi tiếp cận nguồn chính
thức. Tăng chường vốn cho vay nông nghiệp bằng cách huy động nguồn tiền tiết
kiệm từ chính khu vực nông thôn thông qua đa dạng hóa các loại tiền gửi tiêt kiệm.
11.Nâng cao vai trò của các hiệp hội và hội nông dân Việt Nam. Các hội ngành
nghề ( Hiệp hội cao su, cà phê… ) đóng vai trò quan trọng làm cầu nối giữa người
nông dân và các cơ quan chức năng, phản ánh nhu cầu của người nông dân đến cơ
quan quản lí, đông thời định hướng người nông dân phát triển theo dịnh hướng
chung của chính phủ. Hội nông dân cần bảo vệ lợi ích của người nông dân, và thúc
đây xây dựng nông thôn mới.
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 14
Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Kết bài
Nông nghiệp là ngành có lịch sử lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ
hàng nghìn năm nay kể từ khi con người có nền săn bắn hái lượm. Do lịch sử lâu
đời nay mà nên kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như là nền kinh tế truyền
thống. Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất tạo ra cho con người.
Lương thực là sản phẩm chỉ có ngành nông nghiệp sản xuất ra con người có thể
sống mà không cần đến sắt, thép, than, điện, nhưng không thể thiếu lương thực vì
vậy nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển. Bởi vì ở các nước này đã có số người dân đã sống dựa vào

nghề nông. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp có độ rủi do cao do hoạt đọng sản xuất
của nó dựa vào yếu tố khách quan như dựa vào thời tiết, nguồn nước… Mặt khác,
do đặc điểm về sự co giãn cung cầu sản phẩm nông nghiệp thường làm cho giá sản
phẩm có nhiều biến động lớn. Vậy hiện nay nền nông nghiệp nước ta đang có
nhiều thuận lợi vào khó khăn gì những giải pháp nào đã và đang được chính phủ
nước ta đã được chính phủ nước ta đưa ra để thúc đẩy nâng cao sự phát triển cho
nền nông nghiệp.
GVHD: PHẠM VĂN THẮNG Lớp: CDTN12TH
Trang 15

×