Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÀI 1 tìm hiểu về luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.68 KB, 22 trang )

Trng H Cụng Nghiờp TP HCM
LI M U
1.Lý do chn ti
Trong quá trình học tập, nhiệm vụ làm tiểu luận môn học là rất cần thiết, đó là hình
thức tự học tập sau mỗi giờ lên lớp, nhằm phát huy tính tự chủ, năng động sáng tạo của
mỗi sinh viên. Tuy nhiên, chọn một đề tài tìm hiểu để đạt đợc những mục đích, hiu
qu cao thì trong nội dung của cả môn học chọn phần nội dung mà bản thân còn cha
đợc hiểu rõ ràng, sâu sắc.
T nhng lý do ú em chn ti tỡm hiu lut dõn s v phỏp lut dõn s ca
nc CHXHCN Vit Nam. tỡm hiu
2.Mc ớch nghiờn cu
Phỏp lut dõn s Vit Nam l cụng c phỏp lý thỳc y giao lu dõn s, to mụi
trng thun li cho s phỏt trin kinh t - xó hi ca t nc. K tha v phỏt trin
phỏp lut dõn s Vit Nam t trc n nay, c th hoỏ Hin phỏp nm 1992, B lut
dõn s cú v trớ quan trng trong h thng phỏp lut nc nh, to c s phỏp lý nhm
tip tc gii phúng mi nng lc sn xut, phỏt huy dõn ch, bo m cụng bng xó
hi, quyn con ngi v dõn s. B lut dõn s gúp phn bo m cuc sng cng
ng n nh, lnh mnh, gi gỡn v phỏt huy truyn thng on kt, tng thõn,
tng ỏi, thun phong m tc v bn sc vn hoỏ dõn tc hỡnh thnh trong lch s lõu
di xõy dng v bo v T quc Vit Nam, gúp phn xõy dng nn kinh t hng hoỏ
nhiu thnh phn theo c ch th trng cú s qun lý ca Nh nc theo nh hng
xó hi ch ngha, thc hin mc tiờu dõn giu, nc mnh, xó hi cụng bng, vn
minh.
Nh vy mc ớch nghiờn cu ca ti l:
- Tỡm hiu v i tng v phm vi iu chnh ca lut dõn s
- Tỡm hiu Cỏc nguyờn tc c bn ca Lut Dõn s

- Tỡm hiu ch th ca Lut dõn s

- Tỡm hiu Phm vi iu chnh v nhim v ca B lut t tng dõn s
- Tỡm hiu cỏc ni dung ca B lut t tng dõn s



Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
NỘI DUNG
PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ LUẬT DÂN SỰ
I. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự
1. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là nhóm quan hệ tài sản vàquan hệ nhân
thân phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụsản phẩm hàng
hoá nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên trong xã hội.
a. Quan hệ tài sản
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng
tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ chuyển, sửa chữa tài sản đó trong
quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng. Vì vậy, quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với
một tài sản.
Tài sản trong Luật Dân sự bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền
tài sản.Tài sản trong Luật Dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là vật thuộc về
ai do ai chiếmhữu, sử dụng và định đoạt mà còn bao gồm cả các quyền tài sản. Quan
hệ tài sản rấtđa dạng và phức tạp bởi các yếu tố cấu thành của nó - chủ thể tham gia,
khách thểđược tác động cũng như nội dung đa dạng và phong phú.
Quan hệ tài sản trong Luật dân sự có những đặc điểm như sau:
+ Quan hệ tài sản được phát sinh giữa các chủ thể trong những quan hệ kinhtế cụ
thể của quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng và
cung ứng dịch vụ xã hội.
+ Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hoá, tiền tệ, biểu
hiện bằng việc các tài sản được thể hiện dưới dạng hàng hoá và được quy thành tiền.
Sự trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể theo qui luật giá trị thông qua hình thức tiền -
hàng.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
+ Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa - tiền tệ

là đặc trưng của quan hệ dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả sự chuyển dịch tài sản,
dịch vụ có sự đền bù tương đương như: hợp đồng tặng cho, thừa kế theo di chúc…
b. Quan hệ nhân thân
Quan hệ nhân thân là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích phi vật
chất, không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và không thể chuyển giao
và nó gắn liền với cá nhân, tổ chức nhất định. Quan hệ này ghi nhận đặc tính
riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức.
Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm quan hệ
nhân thân liên quan đến tài sản và quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách thức biện pháp mà nhà
nước tác động đến các các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ
này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt theo ý chí của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tất cả các đơn vị kinh tế
không phân biệt hình thức sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, cạnh
tranh và hợp tác với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Các chủ thể tham gia quan hệ tài
sản có địa vị pháp lý như nhau, độc lập với nhau về tổ chức và tài sản nên
phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là bình đẳng, thoả thuận và quyền tự định
đoạt của các chủ thể.
II. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự

1. Nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự
* Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thoả thuận (Điều 4 Luật Dân sự 2005): Đặc
trưng của giao lưu dân sự mang tính chất ý chí và quyền tự định đoạt của cácchủ thể
tham gia được pháp luật thừa nhận, bảo hộ.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
* Nguyên tắc bình đẳng (Điều 5 Luật Dân sự 2005).Bình đẳng về địa vị pháp lý, chủ
thể này không phụ thuộc vào chủ thể khác, không bên nào có quyền ra lệnh cho bên
nào.

* Nguyên tắc chí thiện, trung thực ( Điều 6 Luật Dân sự).
* Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự ( Điều 7 Luật Dân sự).
2. Nguyên tăc thể hiện tính pháp chế
* Nguyên tắc tôn trọng lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và nghĩa vụ
hợp pháp của người khác ( Điều 10 Luật Dân sự).
* Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 11 Luật Dân sự)
* Nguyên tắc tôn trọng bảo vệ quyền dân sự (Điều 9 Luật Dân sự)
3. Những nguyên tắc thể hiện bản sắc, truyền thống dân tộc trong giao lưu
dân sự
* Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 8)
* Nguyên tắc hoà giải (Điều 12).
III. Chủ thể của Luật Dân sự
1. Cá nhân
a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân được hưởng các
quyền và gánh vác các nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng, là tiền
đề và là điều kiện cần thiết để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
b. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự mà pháp luật quy định cho cá nhân. Nội
dung của năng lực pháp luật dân sự cá nhân được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp
luật khác nhau, tập trung chủ yếu trong Hiến pháp và trong Bộ luật Dân sự. Có thể liệt
kê một số quyền và nghĩa vụ như sau:

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Cá nhân có quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, thu nhập
hợp pháp, nhà ở, của cải để giành.
- Cá nhân có quyền tham gia các hợp đồng dân sự, có quyền thừa kế và để lại di
sản thừa kê.
- Cá nhân có quyền lựa chọn nơi cư trú.
- Cá nhân có các quyền nhân thân và tài sản, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nướccó

thẩm quyền bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của mình.
- Cá nhân có các quyền về sử dụng đất.
- Cá nhân có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, làm tròn nghĩa vụ đối
với Nhà nước,
2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Điều 14 Bộ luật Dân sự qui định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là những
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân
sự.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không chỉ bao gồm khả năng tạo ra các
quyềnvà gánh vác các nghĩa vụ dân sự bằng chính hành vi của mình mà còn phải tự
chịu trách nhiệm về những hậu quả pháp lý do chính hành vi của họ mang lại.
3. Pháp nhân
a. Khái niệm pháp nhân
Ngoài cá nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách chủ thể độc lập còn
có các tổ chức, cơ quan Nhà nước. Các tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật
với tư cách là chủ thể riêng biệt trong các quan hệ pháp luật nói chung và pháp luật
dân sự nói riêng, pháp luật dân sự đưa ra khái niệm pháp nhân để phân biệt với cá
nhân.
Vấn đề đặt ra là tại sao lại có pháp nhân, có thể đưa ra một số lý do sau:

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Có nhu cầu tập hợp nhiều người thành một tập thể để hành động vì một mục tiêu
nhất định.
- Có sự cần thiết phải đảm bảo sự an toàn, sự ổn định nhất định cho các quan hệ xã
hội mà các tập đoàn người đó tham gia, hay nói cách khác muốn cho quan hệ xã hội
ổn định thì trước hết chủ thể tham gia phải ổn định nghĩa là phải hợp pháp, chặt chẽ về
tổ chức và tài sản.
b. Các điều kiện của pháp nhân:
Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ chức có tư cách
là chủ thể của quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp nhân được qui định tại Điều 84

của BLDS bao gồm:
- Được thành lập hợp pháp;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với tài sản cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó.
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
4. Hộ gia đình và tổ hợp tác
- Hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự , đây là qui định mới trong
Bộ luật dân sự.
- Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của
UBND xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức
để thực hiện một công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ
thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
5. Đại diện
Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh một người khác (người
đượcđại diện) thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
Quan hệ đại diện được xác lập theo qui định của pháp luật hoặc theo uỷ quyền.
Trường hợp pháp luật qui định phải tự mình thực hiện giao dịch dân sự thì cá nhân
không được uỷquyền cho người khác đại diện cho mình.
IV. Tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế
1. Tài sản
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
- Vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của
con người. Không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất cũng được coi là
khách thể của quan hệ pháp luật dân sự như nước dưới sông, không khí, nhưng khi
con người đóng chai, bình khí đem bán coi là khách thể của quan hệ pháp luật.
- Tiền là một loại hàng hoá, một vật cùng loại đặc biệt trong lưu thông dân sự.
Tiền là phương tiện lưu thông và thanh toán, tiền được xác định bằng số lượng biểu

hiện
tiền tệ giấy bạc chứ không phải là số tờ giấy bạc. Với tư cách là khách thể của
QHPLDS tiền chủ yếu đóng vai trò thanh toán các khoản nợ, có thể thay thế các vật
khác. Tuy nhiên với tư cách là đại diện cho chủ quyền quốc gia người sở hữu tiền phải
tuân thủ nghiêm ngặt những qui định của pháp luật.
- Giấy tờ có giá như: các loại séc, cổ phiếu, công trái, sổ tiết kiệm,
- Các quyền tài sản: quyền tài sản là quyền tự giá được bằng tiền và có thể
chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tài sản có thể là:
quyền đòi nợ, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền sở hữu đối
với phát minh, sáng chế,
2. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và
địnhđoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
a. Quyền chiếm hữu
Là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợpchủ
sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình
thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lýtài sản.
Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật bị hạn chếgiai đoạn
thời gian.
Quyền chiếm hữu bao gồm hai loại:
- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp):
- Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật (chiếm hữu bất hợp pháp).

b. Quyền sử dụng
Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nghĩa là chủ sở
hữu có quyền khai thác giá trị tài sản theo ý chí của mình bằng những cách thức khác
nhau nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân miễn là không gây thiệt

hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác.
c. Quyền định đoạt
Điều 195 Bộ luật Dân sự qui định: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền
sở hữu tài sản hoặc bỏ quyền sở hữu đó“. Như vậy chủ sở hữu thực hiện quyền định
đoạt của mình thông qua việc quyết định “số phận“ pháp lý hoặc “số phận“ thực tế
của tài sản. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền định đoạt tài sản theo uỷ
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Quyền thừa kế
a. Khái niệm
Quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật dân sự (chế định thừa kế) bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về thừa kế,về

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
việc bảo vệ và điều chỉnh, chuyển tài sản của người đã chết cho những người còn
sống.
Quyền thừa kế của cá nhân là quyền dân sự được pháp luật ghi nhận bao
gồmquyền hưởng thừa kế và quyền để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp
luật. Như vậy, quyền thừa kế của cá nhân là quyền để lại tài sản của mình theo di chúc
hoặc cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật
b. Thời điểm mở thừa kế
Khoản 1 Điều 633 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản
chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế
là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật Dân sự.
. Người thừa kế
Đối với người thừa kế theo pháp luật là cá nhân được hưởng thừa kế theo hàng
thừa kế quy định tại Điều 676 hoặc thừa kế thế vị theo Điều 677 Bộ luật dân sự.
Người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người thừa kế phải đảm
bảo điều kiện sau:

* Người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sảnchết.
* Người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế, nghĩa là chưa bị giải thể, phá sản, theo quy định của pháp luật.
V. Pháp luật về hợp đồng
1. Khái niệm
Pháp lệnh Hợp đồng dân sự được ban hành (có hiệu lực từ 01.7.1991) thì khái
niệm hợp đồng dân sự được quy định như sau: "Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên 2.
2. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Hình thức của hợp đồng:
Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì các bên tham gia hợp đồng có thể lựa chọn
những hình thức khác nhau (trừ trường hợp pháp luật có quy định về hình thứcthì phải
tuân theo quy định của pháp luật).
+ Hợp đồng bằng lời nói (hợp đồng miệng):
+ Hợp đồng bằng văn bản (thường):
+ Hợp đồng có công chứng, chứng thực, trong trường hợp pháp luật có quy
định hoặc các bên có thỏa thuận thì hợp đồng dân sự phải được công chứng, chứng
thực.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Điều 405 Bộ Luật Dân sự quy định: "Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao
kết, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác". Khi hợp đồng có
hiệu lực buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng các điều khoản theo hợp đồng đã
cam kết thỏa thuận, trong các bên không được tự ý sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng. Hợp
đồng dân sự có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định.
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

I. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự;
trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân
sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân
sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
dân sự) tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia
tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có
liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng,
chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
II. Những nguyên tắc cơ bản
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thoả thuận
- Nguyên tắc bình đẳng
- Nguyên tắc chí thiện, trung thực
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
III. Thẩm quyền của tòa án
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
(sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của
Bộ luật này;

- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h
và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
- Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có
đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.
2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Toà
án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc
sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 33
của Bộ luật này;
- yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy
định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 33 của Bộ
luật này;
- Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật này.
IV. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người
tiến hành tố tụng.
Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
- Toà án nhân dân;
- Viện kiểm sát nhân dân.
Những người tiến hành tố tụng gồm có:
- Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án;
- Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên


Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án
Chánh án Toà án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án;
- Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân
tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thư ký Toà án tiến
hành tố tụng đối với vụ việc dân sự;
- Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án trước khi mở
phiên toà;
- Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà;
- Ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của
Bộ luật này;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;
-Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án theo quy định của Bộ luật này.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán
- Tiến hành lập hồ sơ vụ án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự.
- Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án
theo quy định của Bộ luật này; ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương
sự.
- Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
- Quyết định triệu tập những người tham gia phiên toà.
- Tham gia xét xử các vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định
của Bộ luật này.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà.
- Đề nghị Chánh án Toà án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm
quyền.
- Tham gia xét xử các vụ án dân sự.
- Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Hội đồng xét xử khi xét xử vụ án dân sự.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát
- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tố tụng dân sự;
- Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động tố tụng, tham gia phiên toà xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết
việc dân sự theo quy định của Bộ luật này;
- Kiểm tra hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng của
Kiểm sát viên;
- Quyết định thay đổi Kiểm sát viên;
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định
của Toà án theo quy định của Bộ luật này;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này.
V. Thành phần giải quyết vụ việc dân sự
Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
quy định tại khoản 5 Điều 26, khoản 6 Điều 28, khoản 2 và khoản 3 Điều 30, Điều 32

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
của Bộ luật này hoặc việc xét kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định giải quyết
việc dân sự do một tập thể gồm ba Thẩm phán giải quyết.
Những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động
không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do một Thẩm phán giải quyết.
Thành phần giải quyết những yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại
khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng

tài thương mại.
VI. Người tham gia tố tụng
1. Đương sự trong vụ án dân sự :
Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án
dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm
2. Những người tham gia tố tụng khác
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự
nhờ và được Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự.
- Người làm chứng: Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án có thể
được Toà án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất
năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
- Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thoả thuận
lựa chọn hoặc được Toà án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một
hoặc các bên đương sự.
- Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt
và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng
Việt. Người phiên dịch được các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và được Toà án
chấp nhận hoặc được Toà án yêu cầu để phiên dịch.
- Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và
người đại diện theo uỷ quyền.

VII. Chứng minh và chứng cứ
Nghĩa vụ chứng minh : Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và
hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh
sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Cá nhân, cơ quan
tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải đưa ra chứng cứ để chứng
minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự có
nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không
đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc
chứng minh không đầy đủ đó.
Chứng cứ: Trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự,
thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay
sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình
tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
VIII. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông
báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ
quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Bộ luật này.
Các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt hoặc thông báo
- Bản án, quyết định của Toà án.
- Đơn khởi kiện, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị.
- Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự.
- Biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và các chi phí
khác.
- Các văn bản tố tụng khác mà pháp luật có quy định.
IX. Thời hạn tố tụng

Thời hạn tố tụng là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời
điểm khác để người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan,
tổ chức có liên quan thực hiện hành vi tố tụng do Bộ luật này quy định.
Cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết
thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của
Bộ luật dân sự.

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
KẾT LUẬN
Bộ Luật Dân sự là Bộ Luật cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bộ luật
dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều
kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong khuôn khổ một bài tiểu luận không thể truyền tải hết được nội dung của Bộ Luật dân sự
cũng như luật tố tụng Dân sự, chúng tôi chỉ nêu ra những khái niệm cơ bản nhất của 2 bộ luật này.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế trong quá trình làm tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót, chúng
tôi rất mong được sự góp ý của cô giáo và các bạn để bài tiểu luận thành công hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
2. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 và sửa đổi năm 2011
3. Giáo trình pháp luật đại cương
4. Trang web tailieu.vn
Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
PHẦN I : TÌM HIỂU VỀ LUẬT DÂN SỰ 2
I.Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự ………………. 2
1. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
II. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự………………………………… 3
1. Nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự
2. Nguyên tăc thể hiện tính pháp chế
3. Những nguyên tắc thể hiện bản sắc, truyền thống dân tộc trong giao lưu dân sự
III. Chủ thể của Luật Dân sự…………………………………………. 4
1. Cá nhân
2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
3. Pháp nhân
4. Hộ gia đình và tổ hợp tác
5. Đại diện
III. Tài sản, quyền sở hữu và quyền thừa kế……………………… 7
1. Tài sản
2. Quyền sở hữu
3. Quyền thừa kế
1. Khái niệm
V. Pháp luật về hợp đồng ……………………………………… 9
1. Khái niệm
2. Hình thức và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
PHẦN II: TÌM HIỂU VỀ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ…….10
I. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự…… 10
II. Những nguyên tắc cơ bản …………………………………………. 11

Trường ĐH Công Nghiêp TP HCM
III. Thẩm quyền của tòa án…………………………………………….11
1. Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
2. Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
IV. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người
tiến hành tố tụng………………………………………………… … 12
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát
V. Thành phần giải quyết vụ việc dân sự………………………… 14
VI. Người tham gia tố tụng……………………………………… 15
1. Đương sự trong vụ án dân sự :
2. Những người tham gia tố tụng khác
VII. Chứng minh và chứng cứ………………………………… ….16
VIII. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng………………… 17
IX. Thời hạn tố tụng…………………………………………… 17

×