Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu về luật hình sự và tố tụng hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.08 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật Hình sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu Hình sự, tạo
môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. luật Hình sự nói
về những luật có chung tính chất là đề ra những Hình phạt riêng biệt và nặng nề hơn
bình thường nếu phạm vào.
Tùy theo loại tội và thẩm quyền, sự trừng phạt (về mặt) Hình sự bao gồm tử Hình ,
giam giữ, bị quản thúc hoặc bị phạt vạ. Những tội cổ xưa như sát nhân (giết người),
phản quốc .v.v. luật Hình sự nơi nào cũng có. Nhưng cũng có nhiều tội ở nước này
đưa vào luật Hình sự mà nước khác thì không. Ngay cả trong các bộ luật đôi khi cũng
không rõ ràng về ranh giới giữa Hình sự và Hình sự.
Luật Hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi chính quyền, không giống như
luật Hình sự thường được tiến hành khởi tố bởi người Hình hay các pháp nhân
khác.
Để tìm hiểu sâu hơn về pháp luật Hình sự Việt Nam em chọn đề tài “ Tìm hiểu về
luật Hình sự và tố tụng Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
làm nhiệm vụ cho bài tiểu luận.
NỘI DUNG
Chương 1: LUẬT HÌNH SỰ
1.1.Khái quát chung về luật Hình sự
1.1.1.Khái niệm Luật Hình sự
Luật Hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, bao

gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành quy định những
hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm và Hình phạt với các tội phạm.
1.1.2.Đối tượng điều chỉnh của luật Hình sự :
Là những quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và người phạm tội khi người
này thực hiện một hành vi mà nhà nước qui định là tội phạm
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh của luật Hình sự :
Là phương pháp quyền uy. Trong đó nhà nước có quyền tối cao trong việc định
đoạt số phận củangười phạm tội, buộc họ phải chịu trách nhiệm Hình sự về tội phạm
mà họ đã gây ra. Trách nhiệmHình sự về tội phạm đã gây ra là trách nhiệm thuộc về


cá nhân người phạm tội, phải do chính người phạm tội trực tiếp gánh chịu, mà không
thể “chuyển” hoặc “ủy thác” cho người khác.
1.1.4.Một số nguyên tắc cơ bản của ngành luật Hình sự
Nguyên tắc pháp chế XHCN.
Nguyên tắc mọi công Hình đều bình đẵng trước pháp luật.
Nguyên tắc nhân đạo.
Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân.
1.2.Một số nội dung cơ bản của luật Hình sự năm 1999
Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm hai phần: phần chung và phần các tội phạm cụ
thể.
1.2.1.Phần chung của Bộ luật hình sự
1.2.1.1.Khái niệm về tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hộ được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có nănglực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công Hình , xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật XHCN”. (Điều 8 Bộ luật hình sự)
Từ định nghĩa đầy đủ trên, có thể đưa ra định nghĩa Tội phạm một cách khái quát:
Tội phạm làhành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu

hình phạt.
1.2.1.2.Các dấu hiệu của tội phạm
Tính nguy hiểm cho xã hội: Là thuộc tính khách quan, là dấu hiệu vật chất của tội
phạm. Hành vi nguy hiểm cho xã hội đượccoi là tội phạm phải là hành vi gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ XHđược luật hình sự bảo vệ.
Tính có lỗi của tội phạmLỗi: là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy
hiểm cho XH của mình và đối với hậuquả do hành vi đó gây ra.Trong Bộ luật hình sự,
tính có lỗi là một dấu hiệu độc lập với tính nguy hiểm cho XH. Không thể buộc tội

một người mà chỉ căn cứ vào hành vi khách quan họ đã thực hiện.
Tính trái pháp luật hình sự: Hành vi nguy hiểm cho XH chỉ được coi là tội phạm
nếu nó được quy định trong luật hình sự.
Tính phải chịu hình phạt: Bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng đều bị đe dọa phải
chịu hình phạt. Chỉ có hành vi phạm tộimới phải chịu hình phạt, tội càng nghiêm trọng
thì hình phạt áp dụng càng nghiêm khắc.
1.2.1.3. Phân loại tội phạm
Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như đã trình bày, nhưng những hành vi phạm
tội cụ thể có tínhchất và mức độ nguy hiểm cho XH rất khác nhau. Chính vì vậy mà
vấn đề phân hóa trách nhiệmhình sự và cá thể hóa hình phạt được coi là một nguyên
tắc quan trọng của luật hình sự. Quán triệtnguyên tắc này, Bộ luật hình sự đã phân loại
tội phạm thành 4 loại:
Tội phạm ít nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này
là đến 3 năm tù.
Tội phạm nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này là
đến 7 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội này
là đến 15năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội
này làtrên15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
1.2.1.4.Hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước, do Toà án áp

dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoạc hạn chế, quyền, lợi ích của người
phạm tội(Điều 26). Việc áp dụng hình phạt nhằm mục đích vừa trừng trị người phạm
tội, đồng thời giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tôn trọng pháp
luật và các quy tắc của cuộc sống : vừa thể hiện ý nghĩa giáo dục chung đối với mọi
người trong xã hội về ý thức tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm.
1.2.2. Các tội phạm cụ thể

Các tội phạm cụ thể được quy định trong “Phần các tội phạm” của Bộ luật hình sự,
bao gồm cácnhóm tội phạm cơ bản sau đây:
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia (chương 11)
Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
(chương 12)
Các tội xâm phạm quyền tự do, Hình chủ của công Hình (chương 13)
Các tội xâm phạm sở hữu (chương 14)
Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình (chương 15)
Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (chương 16)
Các tội phạm về môi trường (chương 17)
Các tội phạm về ma túy (chương 18)
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (chương 19)
Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính (chương 20)
Các tội về chức vụ (chương 21)
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (chương 22)
Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (chương 23)
Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (chương 24)
1.3.Khái niệm hình phạt, các loại hình phạt
1.3.1.Khái niệm hình phạt
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong
luật hình sự doTòa án quyết định nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người
phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.
Đặc điểm của hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất, nó có thể tước bỏ
những quyền và lợi ích của người bị kết án như: quyền tự do, quyền về tài sản, quyền
về chính trị, thậm chí cảquyền sống
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình

sự và chỉ được ápdụng cho chính cá nhân người đã thực hiện tội phạm.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước do Tòa án áp dụng với người phạm tội

và được tuyên bố công khai bằng 1 bản án.
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc biệt đảm bảo cho luật hình sự có
thể thực hiệnđược nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục.
1.3.2.Các loại hình phạt
Hình phạt có 2 loại: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung- Hình phạt chính là:
Hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập; đốivới mỗi
tội phạm tòa án chỉ có thể tuyên độc lập 1 hình phạt chính, bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Cải tạo không giam giữ;
+ Trục xuất;
+ Tù có thời hạn;
+ Tù chung thân;
+ Tử hình.
Hình phạt bổ sung là:
Hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể tuyên kèm theo hình phạt chính.
Đối với mỗi tội phạm tòa án có thể tuyên một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu
điềuluật có quy định các hình phạt này,bao gồm:
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
+ Cấm cư trú;
+ Quản chế;
+ Tước một số quyền công Hình ;
+ Tịch thu tài sản;
+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
+ Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
1.4.Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam
Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam là những biện pháp cưỡng chế
hình sự được ápdụng đối với những người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có dấu
hiệu của tội phạm. Trong nhiềutrường hợp các biện pháp tư pháp được áp dụng với
người không có năng lực trách nhiệm hình sựđã thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH.

Bao gồm:
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm;

Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi;
Bắt buộc chữa bệnh;
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn. (đối với người chưa thành niên)
Đưa vào trường giáo dưỡng (đối với người chưa thành niên)
Chương 2: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
2.1.Khái niệm luật tố tụng hình sự
2.1.1.Khái niệm tố tụng hình sự
Luật tố tụng hình sự Là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (cơ
quan điều tra, VKS, tòa án), người tiếnhành tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và
tổ chức XH góp phần vào việc giải quyết vụ ánhình sự theo quy định của luật tố tụng
hình sự.
Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia hoạt động giải quyết vụ án hình sự thành các
giai đoạn sau:
Khởi tố vụ án hình sự.
Điều tra, truy tố.
Xét xử.
Thi hành án hình sự.
Giai đoạn đặc biệt của tố tụng hình sự.
Khái niệm luật tố tụng hình sự Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và chấphành án hình sự.Đối tượng điều
chỉnh của luật tố tụng hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
giảiquyết vụ án hình sự giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự.
2.1.2.Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm:
Mang tính chất quyền lực nhà nước
Liên quan mật thiết tới quan hệ pháp luật hình sự.

Liên quan hữu cơ tới các hoạt động tố tụng hình sự.
Phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự là phương pháp quyền uy và phối
hợp, chế ướclẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để điều chỉnh các quan hệ
pháp luật tố tụng hình sự.
2.1.3.Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự
Các nguyên tắc chung
Nguyên tắc pháp chế XHCN: Mọi trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự phải
được thực hiệntheo đúng qui định của luật tố tụng hình sự.
Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công Hình trước pháp luật
Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công Hình .
Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công Hình
Bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, và nhân phẩm của công Hình
Bảo đảm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín của công Hình .
Các nguyên tắc riêng
Xác định sự thật khách quan của vụ án
Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp
luật
Thẩm phán và hội thẩm nhân Hình xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số; Có hội thẩm nhân Hình tham gia.
Nguyên tắc xét xử công khai.
Bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công Hình trước tòa án
2.2.Các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự
2.2.1 Khởi tố vụ án hình sự
Là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền xác
định sự việc xảy racó hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố
hay không khởi tố vụ án hình sự.Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có

thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định

khởi tố vụ án hình sự.
Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, tòa án, thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực
luợng cảnh sát biển và thủtrưởng các cơ quan khác của công an nhân Hình (điều 104
BLTTHS năm 2003).
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố hoặc không lhởi tố vụ
án hình sự. Trong trường hợpcó nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài hơn
nhưng không quá 2 tháng.
2.2.2. Điều tra vụ án hình sự
Cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để
thu thập cácchứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và người phạm tội làm cơ sở
cho việc xét xử của tòa án.
Các cơ quan điều tra hình sự:
Cơ quan điều tra trong công an ND điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm
thuộc thẩmquyền điều tra của cơ quan điều tra trong QĐND và cơ quan điều tra của
VKSND tối cao.
Cơ quan điều tra trong quân đội ND
Cơ quan điều tra của VKSND.
Ngoài ra luật còn qui định một số cơ quan khác được tiến hành 1 số hoạt động điều
tra: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan
khác của CAND,QĐND
Ngoài ra luật còn qui định một số cơ quan khác được tiến hành 1 số hoạt động
điều tra: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ
quan khác của CAND,QĐND.
Các hoạt động điều tra:
Khởi tố bị can và hỏi cung bị can. Tạm đình chỉ chức vụ mà bị can đang đảm
nhiệm.
Lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại…
Đối chất, nhận dạng, giám định, thực nghiệm điều tra;

Khám xét người, nhà ở, đồ vật, thư tín; thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản;

Khám nghiệm hiện truờng, khám nghiệm tử thi…
Đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra. Căn cứ để đình chỉ điều tra (như căn cứ không
khởi tố vụ án(K2 điều 105; điều 107BLHS), đã hết thời hạn điều tra mà không chứng
minh được bị can đãthực hiện tội phạm); Căn cứ để tạm đình chỉ điều tra (bị can mắc
bệnh tâm thần, bị can bỏ trốnkhông biết ở đâu - ra lệnh truy nã)
Kết thúc điều tra, đề nghị truy tố.(Thời hạn điều tra được qui định tại điều 119
BLTTHS)Các biện pháp ngăn chặn:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm
giam được quy định tại điều 80, 81 BLTTHS; Thời hạn tạm giam để điều tra được
quiđịnh tại điều 120BLTTHS.
Tạm giữ người (đối với người bị bắt khẩn cấp hoặc bị bắt quả tang). Thời hạn tạm
giữ khôngđược quá 3 ngày kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Trong trường
hợp cần thiết có thểgia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày; trong trường hợp đặc
biệt có thể gia hạn lần thứ 2nhưng không quá 3 ngày (điều 87 BLTTHS) (Đ 92).
Cấm đi khỏi nơi cư trú
Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam (người bảo lĩnh có
thể là cá nhân - phải có ít nhất 2 người; tổ chức)
Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện
pháp tạm giam (Đ 93).
2.2.3.Truy tố bị can ra trước tòa án
Truy tố bị can ra trước tòa án vừa là quyền, là nhiệm vụ của VKSND khi thực hiện
quyền công tốđược nhà nước giao.Thời hạn quyết định truy tố; Trong thời hạn 20
ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạmnghiêm trọng, 30 ngày đối với tội
phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từngày nhận được hồ sơ
vụ án và bản kết luận điều tra, VKS phải ra một trong những quyết định sau:
Truy tố bị can bằng bản cáo trạng;
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có

thể gia hạn nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm
nghiêm trọng, Không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêmtrọng, không quá 30
ngày tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2.2.4.Xét xử
Việc xét xử thuộc thẩm quyền của các tòa án. Là giai đoạn tố tụng hình sự, trong
đó tòa án xử lý sựviệc phạm tội và người phạm tội và quyết định áp dụng hình phạt
đối với người phạm tội bằng các bản án và quyết định của mình
Các cấp tòa án và thẩm quyền xét xử
Tòa án nhân Hình cấp huyện và tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội
phạm màBLHS quy định hình phạt đến 15 năm tù (cũ là từ 7 năm tù trở xuống). Tuy
nhiên việc thựchiện qui định này đang được chuẩn bị theo lộ trình của cơ quan chức
năng trong việc xác địnhtòa án cấp huyện nào đủ điều kiện mới giao thẩm quyền.
Tòa án nhân Hình cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những
vụ án hình sựvề những tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân Hình cấp
huyện và tòa án quân sựkhu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của tòa án cấp
dưới mà mình lấy lên để xét xử.
Chuẩn bị xét xử – xét xử sơ thẩm
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nghiên cứu
hồ sơ.Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội
phạm nghiêmtrọng, 2 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 3 tháng đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên
tòa phải quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, hoặc
quyết định tạm đình chỉ hay đình chỉ vụán.
Trong thời hạn 15 ngày (hoặc 30 ngày nếu có lý do chính đáng) kể từ ngày có
quyết định đưavụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa. Thủ tục tố tụng tại phiên tòa
được quy định cụ thểtrong BLTTHS.Xét xử phúc thẩm: Là việc tòa án cấp trên trực
tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩmmà bản án, quyết định sơ thẩm
đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Thời hạn kháng cáo là 15
ngày, kể từ ngày tòa tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòathì thời

hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Nếu đơn
khángcáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện
nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua ban giám thị

trại giam, thì ngày kháng cáođược tính căn cứ vào ngày ban giám thị trại giam nhận
được đơn. Thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực
tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.Xét xử giám đốc thẩm: Là xét lại bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị khángnghị vì phát hiện có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án. Như:
Việc điều tra xét hỏi tại phiến diện hoặc không đầy đủ.
Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của
vụ án .
Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử.
Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS. Người có quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Chánh án TANDT và viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị bản án, quyết
định đã cóhiệu lực pháp luật của toà án các cấp trừ quyết định của hội đồng
TPTANDTC.
Chánh án tòa án quân sự trung ương và viện trưởng VKSQSTW có quyền kháng
nghị bản ánhoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp dưới.
Chánh án TAND tỉnh và viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Chánh án TAQS cấp quân
khu và việntrưởng VKSQS cấp quân khu kháng nghị bản án hoặc quyết định có hiệu
lực pháp luật của tòaán cấp dưới.Tái thẩm: Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản
án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luậtnhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dungcủa bản án hoặc quyết định
mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.1.4.5.Thi hành bản án
hình sự
Cơ quan công an thi hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân; tham gia hội đồng
thi hành ántử hình;
Chính quyền xã, phường, thị trấn, hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú

hoặc làmviệc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được
huởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ;
Cơ sở y khoa thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh đối với người mắc bệnh
tâm thần cóhành vi nguy hiểm cho xã hội.

Chấp hành việc thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại, phải
có cơ quancông an phối hợp khi áp dụng biện pháp cưỡng chế
KẾT LUẬN
Bộ Luật Hình sự và tố tụng Hình sự là 2 Bộ Luật căn bản nhất của hệ thống pháp
luật Việt Nam, nó là tiền đề cho các bộ luật khác ra đời. Hai Bộ luật có nhiệm vụ bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ Hình sự, góp phần tạo
điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân Hình , thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền làm chủ và tự quyết của công Hình , giải quyết các vấn
đề xã hội, các mâu thuẫn cá nhân cũng như cộng đồng. Tạo nên một hành lang pháp lý
giúp xã hội đi đúng hướng, duy trì trật tự xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng,
dân ch , v n minh.ủ ă
l m c b i ti u lu n n y chúng em xin chân th nh c m n cô giáo b môn c ng nhĐể à đượ à ể ậ à à ả ơ ộ ũ ư
các th y cô trong t b môn pháp lu t i c ng ã nhi t tình giúp chúng em ho n th nhầ ổ ộ ậ đạ ươ đ ệ đỡ à à
b i ti u lu n n y.à ể ậ à

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Chương 1: LUẬT HÌNH SỰ 2
1.1.Khái quát chung về luật Hình sự 2
1.1.1.Khái niệm Luật Hình sự 2
1.1.2.Đối tượng điều chỉnh của luật Hình sự : 2
1.1.3. Phương pháp điều chỉnh của luật Hình sự : 2
1.1.4.Một số nguyên tắc cơ bản của ngành luật Hình sự 2

1.2.Một số nội dung cơ bản của luật Hình sự năm 1999 2
1.2.1.Phần chung của Bộ luật hình sự 3
1.2.1.1.Khái niệm về tội phạm 3
1.2.1.2.Các dấu hiệu của tội phạm 3
1.2.1.3. Phân loại tội phạm 3
1.2.1.4.Hình phạt 4
1.2.2. Các tội phạm cụ thể 4
1.3.Khái niệm hình phạt, các loại hình phạt 5
1.3.1.Khái niệm hình phạt 5
1.3.2.Các loại hình phạt 6
1.4.Các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam 7
Chương 2: LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 8
2.1.Khái niệm luật tố tụng hình sự 8
2.1.1.Khái niệm tố tụng hình sự 8
2.1.2.Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có các đặc điểm: 8
2.1.3.Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự 9
2.2.Các giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự 9
2.2.1 Khởi tố vụ án hình sự 9
2.2.2. Điều tra vụ án hình sự 10
2.2.3.Truy tố bị can ra trước tòa án 12
2.2.4.Xét xử 12
KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật Hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005
2.Bộ luật tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2004 và sửa đổi năm 2011
3.Giáo trình pháp luật đại cương
4.Trang web tailieu.vn


×