Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

lịch sử hình thành và phát triển Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.28 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…
Quốc hội nước ta có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Nhà nước pháp
quyền XHCN. Quốc hội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, đã khẳng
định vai trò, vị trí của mình là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất. Hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát tối
cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng được tăng
cường. Bước đường trưởng thành của Quốc hội là bằng chứng của việc thực
hiện thắng lợi chủ trương của Đảng không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy
nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Bởi vậy,
để tìm hiểu rõ hơn về Quốc hội em đã quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức và hoạt
động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành – thực trạng và giải pháp”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với bề dày lịch sử mấy nghìn năm, với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động,
anh dũng trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun
đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và
xây dựng nền văn hiến Việt Nam.
Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16-8-1945 "Ðại hội đại biểu
quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt
toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản
Ðông Dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá
đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền),
cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân
giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng


những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà
Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình
thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng
tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946),
hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .
2
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản
Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh
khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.
Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân
Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn
giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại
diện cho mình vào Quốc hội.
Ngày 9-11-1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Do hoàn cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm
đầu (1946- 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương
chính sách, tổ chức và động viên toàn dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng
lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chế độ
dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hoàn thiện. Trên nền tảng tư tưởng
cốt lõi của Hiến pháp năm 1946 "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu
trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước
do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Nhiều đạo luật quan
trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân

và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã đề ra các
chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về
ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, về chính
sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại.
2. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
2.1. Tổ chức của Quốc hội.
Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn
mô hình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Mô
hình đó phải đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân,
vì dân.
3
Ðiều 4 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:
"Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; làm việc
theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp
của Quốc hội, hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ
ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội."
Các cơ quan của Quốc hội gồm có: Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân
tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội Quốc
hội quyết định số lượng Uỷ ban và bầu các thành viên của Hội đồng dân tộc và
các Uỷ ban của Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm
thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định.
Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:
Quốc hội thành lập Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban sau đây:
Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban tư pháp; Uỷ ban kinh tế; Uỷ ban tài chính, ngân sách;
Uỷ ban quốc phòng và an ninh; Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên
và nhi đồng; Uỷ ban về các vấn đề xã hội; Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường; Uỷ ban đối ngoại.

Trong đó:
Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội; Các phó chủ tịch
Quốc hội; Các ủy viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được quy định tại điều 91
Hiến pháp 1992
Hội đồng dân tộc: Tham mưu cho quốc hội về vấn đề dân tộc, ban lanh đạo của
hội đồng dân tộc được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng dân tộc được quy định điều 26 Luật tổ chức
quốc hội
Các uy ban Quốc hội: Được thành lập để giúp Quốc hội thực hiện tốt các nhiệm
vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội thành lập ra hai Uỷ ban: Uỷ ban thường trực
được thành lập bảy Uỷ ban thành viên, phụ trách những vấn đề nhất định của xã
hội và Uỷ ban lâm thời được thành lập khi xét thấy cần thiết và sẽ giải thể khi
vấn đề được giải quyết xong
2.2. Hoạt động của Quốc hội.
Lịch sử phát triển của Quốc hội trong những năm qua chứng tỏ rằng: càng
ngày, Quốc hội càng cố gắng vươn lên, đáp ứng những yêu cầu cuộc sống đặt ra
4
đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện rõ khả năng của mình trong việc thực hiện chức
năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Đồng thời, Quốc hội cũng đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong cơ chế
quyền lực theo nguyên tắc: “Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân
công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp”.
a. Hoạt động lập pháp.
Lập pháp là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội,
nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của Nhà
nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật đã từng
bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào “việc giữ vững” ổn định chính

trị, đổi mới kinh tế và mọi mặt cuộc sống. Do đó Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến và lập pháp, Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.
Việc soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục,
trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định. Căn cứ vào Hiến pháp,
Quốc hội ban hành luật, nghị quyết.
Căn cứ vào Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội ban hành pháp lệnh, nghị quyết.
Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật của Quốc hội bao gồm
các giai đoạn như: Xây dựng và thông qua chương trình xây dựng văn bản pháp
luật; giai đoạn soạn thảo; giai đoạn thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Uỷ
ban; giai đoạn xem xét tại Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giai đoạn thảo luận tại
các kỳ họp của Quốc hội và; giai đoạn thông qua tại Quốc hội… Như vậy hoạt
động lập pháp của Quốc hội là vô cùng quan trọng nó quyết định các chính sách
phát triển chung của đất nước.
b. Hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Điều 83 Hiến pháp 1992 đã quy định: “ Quốc hội quyết định những chính sách
cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh
của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ maý
Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân…”
Phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, Quốc hội đã thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Những quyết định của quốc hội bao gồm:
5

×