Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam tải hộ 0984985060

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.31 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích nghiên cứu 1
NỘI DUNG 2
1. Những quy định chung 2
2.Quy định về kết hôn 3
3.Quan hệ giữa vợ và chồng 3
4.Quan hệ giữa cha mẹ và con 4
5. Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em và giữa các thành viên
trong gia đình 5
6. Nghĩa vụ cấp dưỡng 5
7. Xác định cha, mẹ, con 6
8. Quy định về con nuôi 6
9. Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình 7
10. Những quy định về ly hôn 8
11. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài 9
12. Xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY 12
1. Thực trạng về hôn nhân và gia đình 12
2. Gia đình Việt Nam, thực trạng và giải pháp 13
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập, nhiệm vụ làm bài tiểu luận của mỗi sinh viên trong
mỗi môn học là rất cần thiết, đó là một phương pháp học tập mà nhà trường đề
ra, tạo cho chúng em có những kỹ năng kiến thức tự học, tìm tòi … đó là tiền đề


để sau này chúng em tiếp xúc với những đề tài khó hơn, luận văn, luận án hay
những chuyên đề nghiên cứu.
Nhận thức điều đó, em chọn cho mình đề tài “Tìm hiểu về luật hôn nhân
và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vì trong môn học,
vấn đề này dù đã được cô giảng dạy nhiệt tình nhưng những kiến thức này em
còn chưa hiểu hết, qua nhiệm vụ làm tiểu luận này là cơ hội để em tìm hiểu
them, bổ sung những kiến thức con thiếu trong môn học này.
2.Mục đích nghiên cứu
Với đề tài đã chọn, em xác định mục đích nghiên cứu gồm những vấn đề
sau:
Tìm hiểu về khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh,
những nguyên tắc cơ bản của luật hôn nhân và gia đình.
Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của luật hôn nhân và gia đình.
1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH
1. Những quy định chung.
Chương này có 8 điều, quy định về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của
Luật hôn nhân và gia đình, những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia
đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình…
Về nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh, luật này quy định như sau: Luật hôn
nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ
hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của
các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên
trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình
Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền
vững. Luật hôn nhân và gia đình quy định chế độ hôn nhân và gia đình, trách
nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ
hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Chương này còn quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân
và gia đình, gồm có
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng,
chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan
tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình: Nhà
nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình;
2
tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động
nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy
truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây
dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ.
2.Quy định về kết hôn.
Quy định về điều kết hôn: Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám
tuổi trở lên, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Các trường hợp bị cấm kết hôn: Người đang có vợ hoặc có chồng, người
mất năng lực hành vi dân sự, Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa
người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa
những người cùng giới tính.
Về việc đăng kí kết hôn: Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn); nam, nữ

không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được
pháp luật công nhận là vợ chồng, vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau
cũng phải đăng ký kết hôn.
Về việc tổ chức đăng kí kết hôn : Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt
hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho
biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan
đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên.
3.Quan hệ giữa vợ và chồng.
Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau,
cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt
trong gia đình. Nơi cư trú của vợ, chồng do vợ chồng lựa chọn, không bị ràng
buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Tôn trọng danh dự, nhân
3
phẩm, uy tín của vợ, chồng. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Vợ, chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn,
nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo nguyện
vọng và khả năng của mỗi người.
Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt các
giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ chồng;
việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi
một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người
giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được
Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc

được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản
chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản
chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
4.Quan hệ giữa cha mẹ và con.
Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo
việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo
đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không
được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
4
Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng
nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống
tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm
giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Cha mẹ phải bồi thường
thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
gây ra theo quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự.
5. Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em và
giữa các thành viên trong gia đình.
Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo
dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
Cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà
ngoại.
Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ

và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc
cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Các thành viên cùng sống
chung trong gia đình đều có nghĩa vụ quan tâm, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm
lo đời sống chung của gia đình, đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để duy
trì đời sống chung phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mình. Các thành
viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau. Quyền, lợi
ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ.
6. Nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con, giữa anh chị em
với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa vợ và chồng, nghĩa vụ cấp
dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho
5
người khác.
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa
năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức
cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp
dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
7. Xác định cha, mẹ, con.
Xác nhận cha, mẹ: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có
thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký
kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong
trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà
án xác định. Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa
học do Chính phủ quy định.
Xác nhận con: Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể
yêu cầu Toà án xác định người đó là con mình. Người được nhận là cha, mẹ của
một người có thể yêu cầu Toà án xác định người đó không phải là con mình.

Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án
xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Mẹ, cha
hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự
mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha,
mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự. Cơ quan, tổ chức
sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu
Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con
chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định
con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
8. Quy định về con nuôi.
6
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi
con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm
con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức
xã hội. Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi. Giữa người
nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi có các quyền, nghĩa vụ
của cha mẹ và con theo quy định của Luật này.
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị
tàn tật làm con nuôi. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao
động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác
Người được nhận làm con nuôi: Người được nhận làm con nuôi phải là
người từ mười lăm tuổi trở xuống. Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận
làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân
sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn. Một người chỉ có thể làm con
nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi: Có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên, Có tư cách đạo đức tốt, Có điều

kiện thực tế bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi
9. Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình.
Cha mẹ giám hộ cho con: trong trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì họ đều phải thực hiện quyền và
nghĩa vụ của người giám hộ. Cha, mẹ thoả thuận với nhau về việc đại diện theo
pháp luật cho con trong các giao dịch dân sự vì lợi ích của con.
Cha mẹ cử người giám hộ cho con: trong trường hợp cha mẹ còn sống
nhưng không có điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ
có thể cử người khác giám hộ cho con; cha mẹ và người giám hộ thoả thuận về
việc người giám hộ thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc giám hộ.
Con riêng giám hộ cho bố dượng, mẹ kế: trong trường hợp bố dượng, mẹ
kế không có người giám hộ theo quy định tại Điều 72 của Bộ luật dân sự thì con
7
riêng đang sống chung với bố dượng, mẹ kế làm người giám hộ, nếu có đủ điều
kiện làm người giám hộ.
Giám hộ giữa anh, chị, em: Trong trường hợp anh, chị, em ruột cần được
giám hộ thì anh, chị, em đã thành niên có năng lực hành vi dân sự thoả thuận cử
một người trong số họ có đủ điều kiện làm người giám hộ. Khi quyết định các
vấn đề liên quan đến nhân thân, tài sản của em chưa thành niên thì anh, chị là
người giám hộ của em phải tham khảo ý kiến của những người thân thích và ý
kiến của em, nếu em từ đủ chín tuổi trở lên.
Giám hộ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: Trong trường hợp cháu
cần được giám hộ mà ông bà nội, ông bà ngoại có đủ điều kiện làm người giám
hộ thì những người này thoả thuận cử một bên làm người giám hộ. Cháu có đủ
điều kiện làm người giám hộ thì phải giám hộ cho ông bà nội, ông bà ngoại, nếu
ông bà không có con phụng dưỡng.
10. Những quy định về ly hôn.
Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn: Vợ, chồng hoặc cả hai người
có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, trong trường hợp vợ có thai

hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu
xin ly hôn.
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có
yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà
giải ở cơ sở.
Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà
án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại
khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này. Sau khi đã thụ lý
đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.
Căn cứ cho ly hôn: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng
8
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt
được thì Toà án quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.
Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn: Sau
khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi
dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi
dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người
không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vợ, chồng thoả thuận
về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối
với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên
trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi
trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi
được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Quyền thăm nom con sau khi ly hôn: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp
nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện
quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc

thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc,
giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án
hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
11. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp
với các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong quan hệ hôn nhân và gia
đình với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các
quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt
Nam có quy định khác.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài: Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam
9
với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều
kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của
Luật này về điều kiện kết hôn. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với
nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo
các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn. Nghiêm cấm lợi dụng việc kết
hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ
nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Quy định về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài: Việc ly hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này. Trong trường hợp bên là
công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn
thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung
của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt
Nam. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án

hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
12. Xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành.
Xử lý vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân và gia đình: Người nào vi
phạm các điều kiện kết hôn; cản trở việc kết hôn đúng pháp luật; giả mạo giấy tờ
để đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi; hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh
dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia
đình; lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi; không thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng, nghĩa vụ giám hộ hoặc có các hành vi khác vi phạm pháp luật về hôn
nhân và gia đình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
Xử lý vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn: Người nào lợi
10
dụng chức vụ, quyền hạn để đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, xác định
cha, mẹ, con trái pháp luật; vi phạm thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn, đăng
ký nuôi con nuôi; không thực hiện yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
các thành viên trong gia đình hoặc có các hành vi khác lợi dụng chức vụ, quyền
hạn vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường.
Các điều khoản thi hành: Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2001. Luật này thay thế Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Pháp lệnh
hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày 02
tháng 12 năm 1993 hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Luật này.
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1. Thực trạng về hôn nhân và gia đình
Trên thực tế ở Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày
càng phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có
chiều hướng tăng cao, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng
của con người xảy ra hàng ngày chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em. Cụ thể có thể
dẫn chứng như:
Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình.
Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,
hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn.
Riêng trong năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ
bạo hành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ
60,3%
25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần, 23% gia đình có bạo lực về thể
chất, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục, tại đồng
bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đó
khoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong.
Gần 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ trong đó có
nhiều vụ việc thương tâm và gây phẫn nộ dư luận như như vụ người chồng do
bực tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ
vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần
đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu.
Đến 82% hộ dân nông thôn và 80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực, 9-
10% trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm chính là
người vợ.
Một cuộc điều tra khác cũng cho biết có 21,2% cặp vợ chồng đã kết hôn
cho biết đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị đánh,
mắng, nhục mạ Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở
1/5 các cặp vợ chồng. Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái trong gia
12
đình. Tình trạng bạo lực xuất hiện ở các cặp vợ chồng từ 31 đến 40 tuổi phổ biến

hơn các nhóm tuổi khác.
Bạo hành gia đình để lại một hậu quả nghiêm trọng, có thể các vết thương
về thể xác sẽ nhanh chóng phục hồi và lành lặn nhưng những vết thương về tình
thần rất khó để xóa nhòa. Thực tế đó cho thấy cần một thể chế pháp lý đủ mạnh
để có thể góp phần phòng và chống bạo hành gia đình bảo vệ các đối tượng yếu
thế bên cạnh các phương pháp như kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, thuyết
phục
2. Gia đình Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Có thể nói trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều
vấn đề mới nảy sinh mang tính toàn cầu, nạn đói, dịch bệnh, thiên tai,… trong
đó vấn đề gia đình đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của nhân loại.
Liên hiệp quốc đã lấy năm 1994 là “năm quốc tế về gia đình” sự kiện đó đã tác
động tới tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Điều đó cho thấy gia đình đã trở
thành vấn đề thời sự cần được thảo luận và quan tâm một cách thoả đáng.
Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề gia đình và đã lấy ngày
28/6/2001 là “ngày gia đình Việt Nam”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh “phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của
quá trình CNH – HĐH. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc
và bền vững thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là
môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người,
bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Ngày 10/5/2005 Thủ tướng Chính phủ đã
ra Quyết định số 106/2005/QĐ - TTG về việc phê duyệt chiến lược xây dựng gia
đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 khẳng định “gia đình là một trong những
nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công
của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Như chúng ta đã biết gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt,
được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân và huyết
13

thống đồng thời gia đình cũng là “tế bào của xã hội”. Gia đình và xã hội có mối
quan hệ mật thiết, khăng khít, nó tác động qua lại với nhau. Vì vậy xã hội tốt sẽ
là cơ sở hình thành gia đình tốt. Mỗi gia đình hạnh phúc, hoà thuận sẽ tác động
tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển.
Gia đình hạnh phúc không chỉ có sự “no ấm, bình đẳng, tiến bộ mà còn là
nơi hội tụ tổng thể những nét đẹp văn hoá của mỗi gia đình, cộng đồng và xã
hội, nó được thể hiện qua thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình, trong đó
phải đảm bảo các nguyên tắc: Đối với người trên phải bộc lộ thái độ tôn kính, lễ
độ, khiêm tốn và quan tâm, chăm sóc. Đối với người dưới phải biểu lộ thái độ
thông cảm, nhường nhịn, giúp đỡ, vị tha. Đối với người cùng thế hệ phải hết sức
tôn trọng nhau, chân thành,bác ái. Trong quan hệ vợ chồng phải hoà thuận trên
cơ sở tình yêu thương chung thuỷ và sự hiểu biết lẫn nhau. Người chồng phải là
trụ cột vững chắc, là nơi nương tựa tin tưởng của “vợ yếu con thơ” biết thương
vợ, quý con. Người vợ cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, quán
xuyến gia đình “tề gia nội trợ” thật thà, đoan trang, hiền dịu, biết nhường nhịn
chồng con, biết giáo dục con cái trở thành người công dân có ích cho gia đình và
xã hội.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…xã hội tốt thì gia đình càng tốt,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì vậy
muốn xây dựng CNXH là phải chú ý xây dựng hạt nhân cho tốt”.
Thực tiễn đã chứng minh, gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền đề
quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách và bảo đảm cho lao động
sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi thành viên đều có trách nhiệm vun đắp tổ
ấm gia đình, đều phải tham gia vào thực hiện chức năng của gia đình, trách
nhiệm đó, trước hết phải kẻ đến vai trò của những bậc làm cha mẹ, đặc biệt là
của người phụ nữ, người vợ, người mẹ đồng thời phải kết hợp chặt chẽ môi
trường “ Gia đình- nhà trường- xã hội ” thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Tuy
nhiên chúng ta không nên “ tuyệt đối hoá” giáo dục trong gia đình mà xem nhẹ
giáo dục ở nhà trường và xã hội, hoặc “phó mặc” sự giáo dục con cái cho nhà
trường và xã hội

14
Cùng với những thành tựu chung của đất nước, sau khi có đường lối đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, trên lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng
có nhiều tiến bộ tích cực như :ý thức xây dựng gia đình được nâng cao, các chức
năng gia đình từng bước thực hiện đầy đủ; lợi ích gia đình dần được đảm bảo.
Hoạt động kinh tế gia đình từng bước được phát triển, đời sống vật chất và tinh
thần gia đình được cải thiện rõ rệt, trong đó có một bộ phận gia đình trở nên
giàu có. Các mối quan hệ trong gia đình ngày càng được tôn trọng, bình đẳng và
dân chủ. Quyền trẻ em, quyền tự do và bình đẳng trong hôn nhân của các thành
viên được khẳng định và tôn trọng. Kết cấu và quy mô gia đình ngày càng thu
hẹp để hình thành các gia đình “hạt nhân” và sinh đẻ ít con hơn, tạo cơ hội chăm
sóc và nuôi dạy con tốt hơn
Xây dựng gia đình mới XHCN phải trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp
nhất của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về
gia đình đó là, phải biết “gạn đục khơi trong” gạt bỏ và hạn chế những yếu tố
tiêu cực nhằm tạo sự phát triển của từng gia đình và xã hội, phải dựa trên cơ sở
“Hôn nhân tiến bộ” coi tình yêu chân chính là cơ sở tinh thàn chủ yếu. Hôn nhân
“một vợ một chồng” đồng thời phải xây dựng mối quan hệ bình đẳng, thương
yêu, có trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình. Xây dựng mối quan hệ
giữa gia đình và cộng đồng với các tổ chức chính trị, xã hội khác, đảm bảo các
quyền lợi cho người phụ nữ và bảo đảm sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành
viên trong gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên các gia đình mới ở nước
ta hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục như: Quy mô gia đình
vẫn còn lớn , mức tăng dân số còn cao, đặc biệt ở nông thôn ảnh hưởng đến mức
sống gia đình và gây sức ép về nhà ở, việc làm, chăm sóc y tế Sự phân hoá
giàu – nghèo giữa các gia đình có xu hướng tăng, số hộ gia đình nghèo còn
nhiều đặc biệt là ở các xã ngoại thành. Mối quan hệ trong và ngoài gia đình bị
giảm sút. Hiện tượng phục hồi các hủ tục và tiếp thu lối sống thực dụng, tiêu cực
ngoại lai có chiều hướng phát triển. Chỉ thị 27 – BCH TW Đảng K8 đã khẳng

định: “nhiều gia đình, trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền, vì động cơ hiếu
15
danh vụ lợi, tổ chức đám cưới, đám tang linh đình, phô trương, có trường hợp
thực chất là “bán cỗ lấy tiền” mê tín dị đoan cùng nhiều hủ tục kể cả một số hủ
tục mới hình thành do thói quen đua đòi và do cách học theo người ngoài, thiếu
sự phê phán chọn lọc đang có khuynh hướng phục hồi khá phổ biến ở nhiều
nơi ”. Tình trạng ly thân, ly hôn có xu hướng tăng, tình trạng trẻ em hư hỏng,
tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, thiếu được chăm
sóc còn nhiều, người vợ, người mẹ phải gánh vác quá nhiều công việc ở cơ quan
và gia đình nhưng vẫn còn bị phân biệt đối xử. Mâu thuẫn, bạo lực gia đình có
xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó về
nguyên nhân khách quan là : do sự tác động của mặt trái xu thế toàn cầu hoá, do
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội trong nước kéo dài và nền kinh
tế kém phát triển, hậu quả của chiến tranh và sự phá hoại của các thế lực từ bên
ngoài
Về mặt chủ quan: do chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của gia đình vì
thế mà những giá trị của gia đình truyền thống chưa thật sự được quan tâm ,
chưa thấy hết và khai thác tốt tiềm lực kinh tế gia đình .
Vì vậy tiếp tục vận dụng sáng tạo các định hướng xây dựng gia đình văn
hoá mới trong chủ nghĩa xã hội, là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, của các
gia đình và của toàn xã hội. Trong đó các kế hoạch xây dựng củng cố gia đình
phải gắn với kế hoạch xây dựng và phát triển KT-XH ở từng địa phương cũng
như trên phạm vi toàn quốc, đồng thời cần quan tâm một cách thiết thực và toàn
diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất,
tinh thần, thực hiện bình đẳng giới , tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò
người công dân người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để
xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững”.
16
KẾT LUẬN
Luật hôn nhân và gia đình ra đời góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ

chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng
xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các
thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của
gia đình Việt Nam nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh
phúc, bền vững. Luật bao gồm các quy phạm pháp luật về những cách ứng xử
trong quan hệ gia đình, giữa các thành viên trong gia đình, mang tính chất đạo
đức con người. Tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình giúp chúng tôi và các bạn
có được những kiến thức sâu rộng về hôn nhân, gia đình và từ đó có những cách
ứng xử tốt hơn trong xã hội, để trở thành những công dân có ích cho gia đình và
xã hội.
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Pháp luật đại cương – Trang 130 – trang 136 giáo trình pháp luật đại
cương – Trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh
2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986
4.Các trang web, các diễn đàn, các trang báo khác
5.Các tài liệu tham khảo tại thư viện của trường ĐHCN TP. Hồ Chí Minh.
18

×